Duyên Và Số Phận
Kính thưa quí vị,
- Trí Từ hôm nay xin được chia sẽ cái biết về chữ Duyên và cái gọi là Số Phận dựa trên giáo lý nhà Phật với hi vọng các vị sẽ có thêm một thông tin để đối chiếu với những gì đang có, đang nghĩ...
- Duyên là gì: là những cái trung gian để đưa đến quả. Nhân quả nghiệp báo trong nhà Phật không thể có nếu không có cái Duyên này. Gieo Nhân gặp Duyên sẽ trổ Quả. Cho nên không chắc cứ gieo nhân là sẽ được gặp quả nếu thiếu duyên.
- Trí Từ được nghe nhiều ý kiến cho rằng "ăn ở hiền lành sao mà chết sớm, ăn ở ác sao mà sống dai quá". Người mang tư tưởng này có lẻ đang mang nhiều nỗi niềm chua xót, xót cho người hiền chết sớm, oán hận kẻ ác sống dai sống dài làm khổ người ta... Với hiểu biết này thì cũng bình thường, bình thường so với tư tưởng của người đời của người không hề biết đạo Phật là gì cả.
. Theo góc độ đạo Phật thì Trí Từ có cách hiểu này, Trí Từ nhớ lại chuỵên đức Phật ở đoạn sau khi hoàng hậu Ma-ja hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa thì 7 ngày sau hoàng hậu mất đi. Sự việc này được hiểu là do hoàng hậu đã tạo 1 cái duyên phước đức vô cùng cao cả, to lớn cho nên cảnh khổ trần gian đã không thể chi phối hoàng hậu nữa mà sau khi mất đi hoàng hậu đã sanh thiên về cõi an lành.
. Câu nói trên tương tự với 1 câu hỏi: Người đang làm điều thiện lành bổng nhiên chết bất ngờ thì sẽ ra sao. Đức Phật hỏi lại người Bà la môn đó: Một cây được trồng nhưng bị nghiên về hướng Tây thì khi cây bị bật gốc hoặc bị đốn ngã thì sẽ ngã về hướng nào? Bà la môn đáp: dĩ nhiên là hướng Tây, Phật nói cũng vậy, người đang có tâm thiện lành cái chết đến đột ngột thì sẽ về nơi thiện lành.
- Vậy thấy rằng vạn sự đều có cái Duyên nào đó nếu ta có trí tuệ, tâm tỉnh lặng thì đều có thể giải thích phân tích nhièu vấn đề gặp phải mà không hẳn lúc nào cũng đổ thừa do Duyên, tại duyên, tại số phận đã an bày.
- Số phận cũng là mặt chữ khác của từ Duyên, ngẫm thấy ý nghĩa cũng tương đồng. Với những câu than thở như số phận đã an bày, số trời đã định vậy... hay chắc tại do số phận trớ trêu...
Ta kiểm soát Duyên hay Số phận được không ?
- Được Đấy Chứ. Được ở đây ở mặt suy nghĩ tích cực. Ví dụ như thất bại hay sai lầm cái gì đó người ta hay đổ thừa cho chữ Duyên. Tại sao chúng ta lại phải nói do Duyên khi gặp điều không như ý, vì rằng để cho nguôi ngoai nỗi buồn thất bại, để tránh đi cái trách nhiệm chưa tròn và cũng có khi đã cố gắng hết mình... đủ lý do để sử dụng chữ Duyên trong nhà Phật nhưng để hiểu Duyên học Phật thì không mấy ai mặn mà... chỉ đến khi có chuỵên thì lại đổ cho Duyên, suy nghĩ tiêu cực là chính.
- Gieo nhân gặp quả thông qua duyên, vậy ta muốn có quả được không, cũng được xét theo vài khía cạnh như vài ví dụ răng:
. Học hành muốn thi đậu thì phải cố gắng học và hiểu chứ không học vẹt, học phải tập trung để nhớ lâu nhớ kỷ, học phải tự tin mạnh dạn, tâm lý sợ rớt, sợ đủ thứ thì khi đi thi sao mà đậu cho được đối với 1 người cố gắng học hành... Học tài thi phận thì không hẳn vậy, nếu sự học đã cố gắng mà gặp nhiều điều trắc trở dẫn đến công danh không thành thì cũng nên xét lại thời gian qua đã gieo trồng nhân gì....
. Gặp chuỵên gì không như ý thì nên xét lại quá trình mình đã thật sự cố gắng chưa, có đi đúng hướng không, quá trình gieo nhân có tạo nên sự thiện lành trong đó không...
. Tích cực gieo nhân lành, cùng với sự nổ lực hết sức mình thì quả tốt nào lại không đến.
. Có nhiều trường hợp kể rằng cầu nguỵên được chư Phật gia hộ và thành công. Ở đây nên biết rằng duyên đã đủ và được thành công cũng đồng nghĩa phước lành đã sử dụng. Dỉ nhiên là quả gặt được lại là một điều lợi mình lợi người thì phước lành này chẳng những còn mà được tăng lên bội phần.
Đôi điều bày tỏ, kính chúc mọi người được bình an, cẩn trọng trong mọi điều, tỉnh thức trong mọi lúc !!!