Nhân sự kiện "Phân Biệt Ngoại Đạo và Phật Đạo", Trí Từ xin được góp chút hiểu biết của mình vào vấn đề vô cùng quan trọng này trên bước đường tu học với nguỵên vọng về với đất Phật.
1. Định nghĩa Phật đạo:
- Là những gì đức Phật dạy, mà đức Phật dạy những gì thì ta dựa trên 2 điều cơ bản chính là Từ Bi và Trí Tuệ và điểm cuối của các lời dạy này là Giải Thoát hay nói dể hiểu là Thoát Khổ Được Vui Thật Sự.
2. Định nghĩa Ngoại đạo:
- Người theo đạo nào thì khác với đạo của họ gọi là Ngoại đạo chứ không có gì hơn, Ngoại đạo chỉ là đạo bên ngoài khác với đạo họ đang theo.
* Chúng ta lưu ý rằng khi theo học đạo ở bất kỳ tôn giáo nào đi chăng nữa thì chúng ta phải nhìn nhận và phải tin cũng như chấp nhận rằng đạo Phật là Tốt Nhất, bằng chứng được mọi tôn giáo công nhận: (http://www.daophatngaynay.com/vn/tin...The-Gioi-.html)
- Đạo nào cũng có chân lý, nên lưu ý chân lý này là đa phần họ tự đặt ra qua các thời kỳ còn đạo Phật thì chân lý là tuỵêt đối đơn cử như Lý Nhân Quả..., nếu bạn có kiến thức Phật giáo vững vàng cũng như thông tạo Tam Tạng kinh điển thì nếu có xảy ra chấp vấn với các đạo khác thì bạn sẽ thấy rằng chân lý mà Phật dạy sẽ bao trùm lên tất cả và thuýêt phục được tất cả. Ví dụ hiện nay có kinh Mi Tiên Vấn Đáp vậy.
- Bạn học theo Ngoại đạo rồi cảm thấy tốt, thấy hạnh phúc ở đạo đó thì do bạn chỉ nhìn thấy được nhiêu đó. Ví dụ như có đạo dạy sống trên đời này được sinh ra, lớn lên học hành rồi phải có vợ, có chồng và sinh được con trai đó là hạnh phúc nhất, hay đạo nào đó dạy rằng sinh ra được sống sung sướng giàu sang hạnh phúc là điểu tốt nhất... hay sống được quyền uy tốt thượng là tốt nhất... thì đó là cách nhìn rất gần chứ họ không nhìn được Lý Vô Thường, Lý Nhân Duyên trong nhà Phật và tận cùng của hạnh phúc thật sự phải là Giải Thoát.
- Đạo Phật bây giờ bị hổn tạp rất nhiều, người học đạo Phật thấy hay rồi muốn truỳên đạo cho người khác nhưng lại thích pha tạp cái mà Trần Gian cũng gọi là hay cũng như lấy lại luôn những tư tưởng của Bà La môn giáo du nhập vào đạo Phật vậy, điều này sinh ra một hệ luỵ là người theo học tưởng rằng đó cũng là của đạo Phật. Ví dụ như "14 điều Phật dạy" vẫn đang rất phổ biến cho rằng Phật dạy...
- Tuy nhiên có 1 điều cần suy xét là: với mức độ tiếp cận đạo Phật khác nhau sẽ sinh ra cách học hiểu khác nhau. Nếu người chỉ muốn tiếp cận đạo Phật để cầu hạnh phúc Trần Gian thì nói pháp sanh tử luân hồi với họ sẽ không tác dụng, người cần quyền lực, giàu có mà nói pháp sanh tử, vô thường thì không nên.
- Học thuýêt Phật giáo luôn không tách rời Từ Bi và Trí Tuệ, vậy nên khi dùng Phật Pháp chia sẽ phải biết uỷên chuỷên không cứng nhắt vì rằng trong nhà Phật còn 1 chữ DUYÊN để thấu hiểu.
- Trên đường học Phật có rất nhiều khía cạnh tiếp xúc như qua internet, con người, kinh sách... cho nên nếu không hiểu rõ thì cùng nhau vấn đáp chứ cứ ôm khư khư cái mình học cho rằng đúng nhất rồi thì sẽ là điều không nên cho người tự xưng là Phật tử.
- Chúc vui cho tất cả !!!