DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 3/3 ĐầuĐầu 123
Hiện kết quả từ 21 tới 29 của 29

Chủ đề: Kinh Duy Ma Cật

  1. #21
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    ..........

    Xá Lợi Phất hỏi:

    -Chẳng cần lìa tham sân si mà được giải thoát ư?

    Đáp:

    -Phật vì đối với kẻ tăng thượng mạn mà nói lìa tham sân si là giải thoát mà thôi. Nếu kẻ chẳng phải tăng thượng mạn thì Phật nói tánh tham sân si tức là giải thoát vậy.

    Xá Lợi Phất nói:

    -Lành thay! Lành thay! Nàng đắc được gì, chứng được gì mà biện tài như thế?

    Thiên nữ đáp:

    -Tôi vô đắc vô chứng nên biện tài như thế. Tại sao? Vì kẻ có đắc có chứng ở nơi Phật pháp gọi là tăng thượng mạn.

    Xá Lợi Phất hỏi:

    -Nàng ở nơi tam thừa có chí cầu gì?

    Đáp:

    -Dùng pháp Thanh Văn hóa độ chúng sanh thì tôi làm Thanh Văn. Dùng pháp nhân duyên hóa độ chúng sanh thì tôi làm Duyên Giác. Dùng pháp đại bi hóa độ chúng sanh thì tôi làm Đại Thừa.

    Xá Lợi Phất! Như người vào rừng huỳnh hoa, chỉ ngửi mùi hương huỳnh hoa, chẳng ngửi mùi hương khác. Cũng thế, nếu vào phòng này, chỉ ngửi mùi hương của công đức Phật, chẳng ưa ngửi mùi hương của công đức nhị thừa.

    Xá Lợi Phất! Những vị Thích Phạm Tứ Thiên Vương và Thiên Long, quỷ, thần, v.v... vào trong phòng này, được nghe Thượng nhơn giảng thuyết chánh pháp, đều ưa mùi hương công đức Phật mà phát tâm Đại Thừa.

    Xá Lợi Phất! Tôi ở phòng này mười hai năm, chưa từng nghe pháp nhị thừa, chỉ nghe Phật pháp đại từ đại bi bất khả tư nghì của Bồ tát.

    Xá Lợi Phất! Phòng này thường hiện tám thứ pháp khó đắc, chưa từng có. Tám thứ ấy là:

    1) Trong phòng thường có ánh sáng màu vàng ngày đêm chiếu soi, chẳng nhờ ánh sáng nhật nguyệt.

    2) Kẻ vào phòng này chẳng bị các cấu bẩn làm cho phiền não.

    3) Trong phòng này thường có Thích Phạm Tứ Thiên Vương và Bồ Tát ở nơi phương khác đến tụ hợp chẳng gián đoạn.

    4) Phòng này thường thuyết sáu Ba La Mật và pháp bất thối chuyển.

    5) Phòng này thường trỗi âm nhạc bậc nhất của trời người, vang ra vô lượng pháp âm.

    6) Phòng này có bốn kho tàng lớn chứa đầy bửu vật, cứu giúp kẻ nghèo, hễ cầu liền được.

    7) Phòng này vô lượng chư Phật nơi mười phương như Phật Thích Ca, Phật A Di Đà cho đến Phật Sư Tử Hưởng, Phật Nhất Thiết Lợi Thành v.v... Khi Thượng nhơn khởi niệm, liền đền rộng thuyết pháp tạng bí mật của chư Phật, thuyết xong trở về.

    8) Phòng này tất cả cung điện của chư Thiên và cõi Tịnh độ của chư Phật đều hiện trong đó.

    Ấy là tám thứ pháp chưa từng có.

    Xá Lợi Phất! Phòng này thường hiện tám pháp như thế. Người thấy việc bất khả tư nghì này, đâu còn ưa pháp Thanh Văn nữa!

    Xá Lợi Phất hỏi:

    -Nàng sao chẳng chuyển biến thân nữ đi?

    Thiên nữ đáp:

    -Tôi từ mười hai năm cầu tướng người nữ trọn bất khả đắc mà chuyển cái gì? Ví như nhà huyễn thuật hóa ra huyễn nữ. Nếu có người hỏi sao chẳng chuyển biến thân nữ đó đi, vậy người hỏi đó có đúng không?

    Xá Lợi Phất nói:

    -Không ạ! Huyễn chẳng tướng nhất định, làm sao mà chuyển.

    Thiên nữ nói:

    -Tất cả pháp chẳng có tướng nhất định cũng như thế, sao lại hỏi chẳng chuyển biến thân nữ đi!

    Tức thì thiên nữ dùng sức thần thông biến Xá Lợi Phất thành Thiên nữ, tự mình hóa thân như Xá Lợi Phất mà hỏi rằng:

    -Sao chẳng chuyển biến thân nữ đi?

    Xá Lợi Phất mang tướng thân nữ mà đáp rằng:

    -Nay tôi chẳng biết tại sao chuyển biến làm thân nữ?

    Thiên nữ nói:

    -Nếu Xá Lợi Phất chuyển được thân nữ này, thì tất cả thân nữ cũng chuyển được. Như Xá Lợi Phất chẳng phải người nữ mà hiện thân nữ, tất cả người nữ cũng như thế, dù hiện thân nữ mà chẳng phải người nữ. Cho nên phật thuyết: Tất cả pháp phi nam, phi nữ.

    Tức thì Thiên nữ thu nhiếp thần lực lại, thân Xá Lợi Phất trở lại như cũ. Thiên nữ hỏi Xá Lợi Phất rằng:

    -Tướng thân nữ của ông nay còn đâu?

    Xá Lợi Phất nói:

    -Tướng thân nữ chẳng còn, chẳng không còn.

    Thiên nữ nói:

    -Tất cả pháp cũng như thế, chẳng còn, chẳng không còn. Sự chẳng còn, chẳng không còn đó là do Phật sở thuyết.

    Xá Lợi Phất hỏi Thiên nữ:

    -Nàng diệt nơi đây, rồi sẽ sanh nơi nào?

    Đáp:

    -Phật biến hóa sở sanh. Tôi cũng theo đó sanh.

    Nếu Phật biến hóa sở sanh thì chẳng phải diệt và sanh. Chúng sanh cũng chẳng phải diệt và sanh.

    Xá Lợi Phất hỏi:

    -Nàng bao lâu sẽ đắc Vô Thượng Bồ Đề?

    Đáp:

    -Khi Xá Lợi Phất trở lại phàm phu thì tôi sẽ thành Vô Thượng Bồ Đề.

    Xá Lợi Phất nói:

    -Tôi làm phàm phu thì chẳng có chỗ đúng.

    -Tôi đắc Vô Thượng Bồ Đề cũng chẳng có chỗ đúng. Tại sao? Bồ Đề chẳng nơi trụ, nên chẳng có kẻ đắc.

    Xá Lợi Phất nói:

    -Nay chư Phật đắc Vô Thượng Bồ Đề, đã đắc, sẽ đắc như hằng sa. Những việc này gọi là gì?

    -Ấy là dùng văn tự, số lượng của thế tục mà nói có tam thế, chứ chẳng phải Bồ Đề có quá khứ, hiện tại, vị lai.

    -Xá Lợi Phất! Ông đắc đạo A La Hán ư?

    Đáp:

    -Vì vô sở đắc mà đắc.

    Thiên nữ nói:

    -Chư Phật Bồ Tát cũng thế. Vì vô sở đắc mà đắc.

    Bấy giờ Duy Ma Cật nói với Xá Lợi Phất rằng:

    -Thiên nữ này đã từng cúng dường chín mươi hai ức chư Phật. Đã đắc du hí thần thông của Bồ Tát, nguyện lực đầy đủ, đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, trụ nơi chẳng thối chuyển. Vì theo bổn nguyện, nên tùy ý thị hiện để giáo hóa chúng sanh.







  2. The Following 2 Users Say Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    hoatihon (01-15-2021),lavinhcuong (09-10-2015)

  3. #22
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    Duy Ma Cật Sở Thuýêt Kinh

    Dịch giả Thích Huệ Hưng

    Phẩm Phật Đạo thứ 8



    Kính Quý Phật tử !

    cunconmocoi không hiểu sự nhầm lẫn này bắt nguồn từ đâu mà Phẩm Phật Đạo chỉ được đọc phần Chú Thích. Để sửa sai chỗ này, chúng tôi xin trích đăng nguyên văn, mời quý Phật tử đọc :


    Phẩm Phật Đạo
    thứ 8



    Bấy giờ, Văn Thù hỏi Duy Ma Cật rằng:
    -Thế nào là Bồ Tát thông đạt Phật đạo?
    Duy Ma Cật nói:
    -Nếu Bồ Tát hành nơi phi đạo gọi là thông đạt Phật đạo.
    Hỏi:
    -Thế nào là Bồ Tát hành nơi phi đạo?
    Đáp:
    -Nếu Bồ Tát gây tội ngũ ngịch mà chẳng có buồn giận, đến nơi địa ngục mà chẳng có tội cấu, đến nơi súc sanh mà chẳng có vô minh kiêu mạn, đến nơi ngạ quỷ mà đầy đủ công đức, đến cõi sắc giới và vô sắc giới mà chẳng cho là thù thắng, thị hiện tham dục mà lìa các nhiễm đắm, thị hiện sân hận mà đối với chúng sanh chẳng có quái ngại, thị hiện ngu si mà dùng trí huệ điều phục tâm mình, thị hiện tham lam bỏn xẻn mà bỏ tất cả của cải, chẳng tiếc thân mạng. Thị hiện phá giới mà an trụ tịnh giới, cho đến có tội nhỏ cũng rất sợ hãi. Thị hiện giận dữ mà thường từ bi nhẫn nhục, thị hiện giãi đãi mà siêng tu công đức, thị hiện tán loạn mà thường niệm chánh định, thị hiện ngu si mà thông đạt trí huệ thế gian và xuất thế gian, thị hiện siểm khúc giả dối mà khéo dùng phương tiện tùy theo nghĩa kinh, thị hiện kiêu mạn mà xem chúng sanh cũng như cầu đò độ người. Thị hiện phiền não mà tâm thường thanh tịnh, thị hiện nhập ma mà tùy thuận trí huệ Phật chẳng theo đạo khác. Thị hiện Thanh Văn mà vì chúng sanh thuyết những pháp chưa từng nghe, thị hiện Duyên Giác mà thành tựu đại bi giáo hóa chúng sanh, thị hiện nghèo nàn mà có công đức vô tận, thị hiện tàn tật mà đầy đủ tướng tốt để tự trang nghiêm, thị hiện hạ tiện mà sanh trong chủng tánh Phật, đầy đủ công đức. Thị hiện ốm yếu xấu xí mà được thân Na La Diên (tướng đoan trang hùng mãnh) tất cả chúng sanh đều ham gặp, thị hiện già bệnh mà dứt hẳn gốc bệnh, siêu việt sanh tử. Thị hiện giàu sang mà quán pháp vô thường thật chẳng lòng tham, thị hiện có thê thiếp tỳ nữ mà thường xa lìa bùn lầy ngũ dục, thị hiện nơi ngu độn mà thành tựu biện tài, chẳng mất Tổng trì, thị hiện vào tà đạo mà dùng tà đạo cứu độ chúng sanh, thị hiện vào khắp các đạo mà đoạn dứt các nhân duyên, thị hiện nơi Niết Bàn mà chẳng dứt sanh tử. Văn Thù! Bồ Tát hành nơi phi đạo như thế gọi là thông đạt Phật đạo.

    Bấy giờ, Duy Ma Cật hỏi Văn Thù:

    -Thế nào là hạt giống Như Lai?

    Đáp:

    -Có thân là hạt giống Như Lai. Vô minh có ái là giống, tham sân si là giống, tứ điên đảo là giống, ngũ cái (ngũ dục) là giống, lục nhập là giống, thất thức xứ là giống, bát tà pháp là giống, cửu não là giống, thập bất thiện đạo ... là giống. Nói tóm lại, sáu mươi hai kiến chấp vá tất cả phiến não đều là hạt giống Phật.

    Hỏi:

    -Tại sao?

    Đáp:

    -Nếu kẻ thấy vô vi vào chánh vị thì chẳng thể còn phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề nữa. Ví như chỗ gò cao chẳng thể sanh hoa sen, mà nơi bùn lầy ẩm thấp mới sanh hoa sen. Cũng thế, kẻ thấy pháp vô vi vào chánh vị thì chẳng còn có thể sanh khởi Phật pháp, trong bùn lầy phiền não mới có chúng sanh sanh khởi Phật pháp thôi. Như gieo giống nơi hư không thì chẳng thể sanh khởi, ở đất phân bùn mới tốt tươi được. Cũnh thế, kẻ vào vô vi chánh vị chẳng sanh khởi Phật pháp, kẻ có ngã kiến như núi Tu Di còn có thể phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, sanh khởi Phật pháp. Nên biết tất cả phiền não là hạt giống Như Lai, ví như chẳng xuống biển cả thì chẳng được bữu châu vô giá. Cũng thế, chẳng vào biển phiền não thì chẳng thể đắc ngọc báu Nhất Thiết Trí vậy.

    Lúc ấy Đại Ca Diếp tán thán rằng:

    -Lành thay! Lành thay! Văn Thù! Lời này rất đúng. Thật như lời ông nói, bọn trần lao mới là hạt giống của Như Lai, nay chúng tôi chẳng còn có thể phát tâm Vô Thượng Bồ Đề. Người mang tội ngũ vô gián còn có thể phát tâm sanh nơi Phật pháp, mà chúng tôi đây trọn chẳng thể phát, ví như những người ngũ căn đã hư, đối với ngũ dục chẳng còn cảm xúc. Cũng thế, hàng Thanh Văn đã dứt phiền não trói buộc, xem Phật pháp chẳng còn ích lợi gì nên chẳng phát nguyện nữa.

    Cho nên, Văn Thù! Phàm phu ở nơi Phật pháp có biến chuyển mà Thanh Văn thì không. Tại sao? Phàm phu nghe Phật pháp dược sanh khởi đạo tâm vô thượng, chẳng dứt hạt giống Tam Bảo. Dẫu cho Thanh Văn suốt đời nghe Phật pháp và được sức vô úy v.v... chung qui chẳng thể phát đạo tâm vô thượng.

    Khi ấy, trong Hội có vị Bồ Tát tên Phổ Hiện Sắc Thân hỏi Duy Ma Cật rằng:

    -Cha mẹ, vợ con, thân nhân, quyến thuộc, thầy trò, tri thức của cư sĩ mỗi mỗi là ai? Tỳ nữ, tôi tớ, voi ngựa, xe cộ nay ở nơi nào?

    Duy Ma Cật dùng bài kệ đáp rằng:

    TRÍ là mẹ Bồ Tát,

    PHƯƠNG TIỆN gọi là cha,

    Đạo sư tất cả chúng,

    Đều từ đó sinh ra.

    PHÁP HỈ chính là vợ,

    TÂM TỪ BI là gái,

    TÂM THÀNH THẬT là trai,

    KHÔNG TỊCH là nhà cửa.

    TRẦN LAO là đệ tử,

    Tùy ý để giáo hóa,

    Đạo phẩm thiện tri thức.

    Do đó thành chánh giác.

    PHÁP LỤC ĐỘ là bạn,

    TỨ NHIẾP là ca nữ,

    Xướng ngâm tụng lời pháp,

    Lấy đó làm âm nhạc.

    TỔNG TRÌ là vườn bông,

    VÔ LẬU là rừng cây,

    GIÁC TÂM là diệu hoa,

    Giải thoát trí huệ quả.

    BÁT GIẢI là ao tắm,

    Nước Định lặng trong đầy.

    Bảy thứ hoa trong sạch,

    Để tắm người không nhơ.

    Ngũ thông voi ngựa chạy,

    Đ€I THỪA là xe cộ,

    NHẤT TÂM là phu xe,

    Dạo nơi BÁT CHÁNH Đ€O.

    Tướng tốt để nghiêm thân,

    Và trang điểm dung mạo,

    HỔ THẸN làm quần áo,

    THÂM TÂM làm tràng hoa,

    Giàu sang đầy thất bửu.

    Giáo thọ sanh lợi tức,

    Tu hành theo sở thuyết,

    Hồi hướng là lợi lớn.

    TỨ THIỀN làm sàng tọa,

    Từ nơi Tịnh mạng sanh.

    Đa văn thêm trí huệ.

    Ấy là tiếng tự giác.

    Món ăn: Pháp cam lồ,

    Nước uống : vị giải thoát,

    Tắm rửa là TỊNH TÂM,

    HƯƠNG HOA là GIỚI PHẨM,

    Trừ dẹp phiền não tặc,

    Dũng cảm chẳng ai bằng.

    Hàng phục bốn thứ ma,

    Phướn thắng dựng đạo tràng, (1)

    Dù biết chẳng sanh diệt,

    Phương tiện hiện có sanh.

    Hiện khắp các quốc độ,

    Như mặt trời soi khắp.

    Cúng dường khắp mười phương,

    Vô lượng ức Như Lai,

    Chư Phật và thân mình,

    Chẳng có phân biệt tưởng.

    Ghi chú :

    Phướn thắng : Ở Ấn Độ, hễ biện luận Phật pháp được thắng lợi thì dựng lập phướng thắng. Ở nơi đạo tràng hàng ma cũng dựng lập phướng thắng để tỏ sự thắng lợi.

    Dù biết các cõi Phật,

    Và chúng sanh tánh không,

    Mà thường tu tịnh độ.

    Giáo hóa khắp mỗi loài,

    Bồ Tát vô úy lực,

    Oai nghi và sắc thinh,

    Cùng hiện trong nhất thời.

    Biết rõ việc ma chúng,

    Mà theo hành của họ.

    Khéo dùng trí phương tiện,

    Mà tùy ý thị hiện.

    Hoặc hiện già, bệnh, chết,

    Thành tựu cho chúng sanh.

    Liễu tri như huyễn hóa,

    Thông đạt chẳng chướng ngại.

    Hiện kiếp hỏa cháy tan,

    Trời đất đều trống rỗng,

    Nếu chúng sanh chấp thường,

    Thì cho biết vô thường.

    Vô số ức chúng sanh.

    Cùng nhau thỉnh Bồ Tát,

    Nhất thời đến nhà họ,

    Dạy cho hướng đạo Phật,

    Phép chú và kinh sách,

    Với công thương - kỹ nghệ,

    Đều hiện làm việc này.

    Lợi ích cho chúng sanh,

    Các đạo pháp thế gian,

    Thảy xuất gia trong đó,

    Được giải mê cho người,

    Mà chẳng đọa tà kiến.

    Hoặc làm Nhựt nguyệt thiên,

    Phạm Vương chúa thế giới,

    Hoặc địa thủy hỏa phong,

    Hoặc gặp có bệnh dịch,

    Hiện làm các dược thảo,

    Người được uống thuốc đó,

    Bệnh trừ, độc cũng tiêu.

    Trong đời có đói khát,

    Hiện làm đò ăn uống,

    Trước cứu đói khát họ,

    Sau giảng dạy Phật pháp.

    Trong đời có chiến tranh,

    Khiến khởi tâm từ bi,

    Hóa độ những chúng sanh,

    Trụ nơi đất vô tranh.

    Hai trận đang đánh nhau,

    Mà giúp bên sức yếu,

    Hiện oai thế Bồ Tát,

    Hàng phục khiến giải hòa.

    Trong tất cả quốc độ,

    Chỗ nào có địa ngục,

    Thì đi đến nơi đó,

    Cứu vớt khổ não họ,

    Trong tất cả quốc độ,

    Súc sinh ăn nuốt nhau,

    Thị hiện sanh nơi đó,

    Giải oán thù cho họ.

    Dù thọ nơi ngũ dục,

    Mà cũng hiện tu thiền,

    Khiến tâm ma rối loạn,

    Chẳng có dịp khuấy phá,

    Trong lửa sanh hoa sen,

    Ấy là việc hy hữu.

    Thọ dục mà thành Thiền,

    Hy hữu cũng như thế.

    Hoặc hiện làm dâm nữ,

    Dụ kẻ mê sắc đẹp,

    Trước dùng dục lôi kéo,

    Sau khiến vào trí Phật.

    Hoặc làm chủ trong ấp,

    Hoặc làm thầy khách buôn,

    Quốc sư và đại thần,

    Để lợi ích chúng sanh.

    Chỗ nào có kẻ nghèo,

    Hiện làm kho vô tận,

    Nhân đó khuyên dạy họ,

    Khiến phát Bồ Đề Tâm.

    Gặp kiêu căng ngã mạn,

    Thì hiện làm lực sĩ,

    Để hàng phục cống cao,

    Khiến trụ vô thượng đạo.

    Những người hay sợ sệt,

    Trước thí pháp vô úy,

    Sau khiến phát đạo tâm,

    Cho họ được an ủi.

    Hoặc hiện lìa dâm dục,

    Mà làm tiên ngũ thông,

    Dẫn dắt cho chúng sanh,

    Khiến trụ giới nhẫn từ.

    Thấy người cần hầu hạ,

    Hiện làm kẻ tôi tớ,

    Cho họ được vui lòng,

    Nhân đó phát đạo tâm.

    Khéo dùng sức phương tiện,

    Tùy theo nhu cầu họ,

    Để giúp cho đầy đủ,

    Để được vào Phật đạo.

    Đạo pháp nhiều vô lượng,

    Sở hành chẳng bờ bến,

    Trí huệ lớn vô biên,

    Độ thoát vô số chúng.

    Giả sử tất cả Phật,

    Nơi vô số ức kiếp,

    Tán thán công đức ấy,

    Cũng chẳng thể hết được,

    Ai nghe pháp như thế,

    Chẳng phát Bồ Đề Tâm!

    Trừ Xiển Đề chẳng tin,

    Và ngu si vô trí.




  4. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    lavinhcuong (09-10-2015)

  5. #23
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    Duy Ma Cật Sở Thuýêt Kinh

    Dịch giả Thích Huệ Hưng

    Phẩm Vào Pháp Môn Không Hai thứ 9





    Kính Quý Phật tử !

    cunconmocoi không hiểu sự nhầm lẫn này bắt nguồn từ đâu mà Phẩm Vào Pháp Môn Không Hai chỉ được đọc phần Chú Thích. Để sửa sai chỗ này, chúng tôi xin trích đăng nguyên văn, mời quý Phật tử đọc :


    Phẩm Vào Pháp Môn Không Hai
    thứ 9

    (dịch giả Thích Duy Lực)

    Bấy giờ, Duy Ma Cật bảo các Bồ Tát rằng:
    -Các nhơn giả! Bồ Tát làm sao nhập pháp môn bất nhị? Hãy tùy sở ngộ của mình mà nói ra.
    Trong hội có Bồ Tát tên là Pháp Tự Tại nói:
    -Các nhơn giả! Sanh diệt là nhị. Pháp vốn chẳng sanh, nay cũng chẳng diệt. Đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn này, gọi là nhập pháp môn bất nhị.
    Đức Thủ Bồ Tát rằng:
    -Ngã với sở là nhị. Vì có ngã mới có sở. Nếu chẳng có ngã thì chẳng ngã sở. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
    Bất Thuấn Bồ Tát rằng:
    -Thọ với chẳng thọ là nhị. Nếu pháp chẳng thọ thì bất khả đắc, vì bất khả đắc nên vô thủ xả, vô tác, vô hành. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
    Đức Đảnh Bồ Tát rằng:
    -Cấu với tịnh là nhị. Nếu thấy thật tánh của cấu, thì tướng chẳng tịnh, cũng là thuận theo tướng diệt. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
    Thiện Túc Bồ Tát rằng:
    -Động với niệm là nhị. Bất động thì vô niệm, vô niệm thì chẳng phân biệt. Thông đạt lý này là nhập pháp môn bất nhị.
    Thiên Nhãn Bồ Tát rằng:
    -Nhất tướng vô tướng là nhị. Nếu biết nhất tướng tức là vô tướng, cũng chẳng chấp vô tướng, vào nơi bình đẳng. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
    Diệu Tý Bồ Tát rằng:
    -Tâm Bồ Tát, tâm Thanh Văn là nhị. Kẻ quán tâm tướng vốn không, như huyễn hóa, thì chẳng có tâm Bồ Tát, tâm Thanh Văn. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.

    Phất Sa Bồ Tát rằng:

    -Thiện với bất thiện là nhị. Nếu chẳng khởi thiện, bất thiện thì vào nơi vô tướng. Kẻ thông đạt lý này là nhập pháp môn bất nhị.

    Sư Tử Bồ Tát rằng:

    -Tội với phước là nhị. Nếu thông đạt tánh tội, thì với tánh phước chẳng khác. Kẻ dùng trí huệ Kim Cang thấu liễu tướng này vốn chẳng trói mở. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.

    Sư Tủ Ý Bồ Tát rằng:

    -Hữu lậu vô lậu là nhị. Nếu chứng được các pháp bình đẳng thì chẳng khởi niệm lậu và vô lậu, chẳng chấp nơi tướng, cũng chẳng trụ nơi vô tướng. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.

    Tịnh Giải Bồ Tát rằng:

    -Hữu vi vô vi là nhị. Nếu lìa tất cả số lượng, tâm như hư không, thì trí hụệ trong sạch, chẳng có chướng ngại. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.

    Na La Diên Bồ Tát rằng:

    -Thế gian xuất thế gian là nhị. Thế gian tánh không tức là xuất thế gian, ở trong đó chẳng nhập chẳng xuất, chẳng trào chẳng tan. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.

    Thiện Ý Bồ Tát rằng:

    -Sanh Tử Niết Bàn là nhị. Nếu thấy tánh sanh tử thì chẳng có sanh tử, chẳng trói chẳng mở. Vậy chẳng sanh tử cũng chẳng Niết Bàn. Kẻ hiểu như thế là nhập pháp môn bất nhị.

    Hiện Kiến Bồ Tát rằng:

    -Tận với bất tận là nhị. Pháp nếu cứu cánh, thì tận và bất tận đều là tướng vô tận. Tướng vô tận tức là không. Không thì chẳng có tướng tận và bất tận. Ngộ nhập như thế, là nhập pháp môn bất nhị.

    Phổ Thủ Bồ Tát rằng:

    -Ngã với vô ngã là nhị. Ngã còn bất khả đắc, phi ngã làm sao đắc. Kẻ thấy thật tánh của ngã thì chẳng khởi nhị pháp. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.

    Điện Thiên Bồ Tát rằng:

    -Minh với vô minh là nhị. Thật tánh của vô minh tức là minh. Minh cũng bất khả đắc, lìa tất cả số lượng. Ở trong đó bình đẳng chẳng khác. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.

    Hỷ Kiến Bồ Tát rằng:

    -Sắc với không là nhị. Sắc tức là không. Chẳng phải sắc diệt rồi mới không. Tánh sắc tự không. Thọ, tưởng, hành, thức cũng thế. Ngũ uẩn với không là nhị. Ngũ uẩn tức là không. Chẳng phải ngũ uẩn diệt rồi mới không. Tánh ngũ uẩn tự không. Thấu đạt lý này là nhập pháp môn bất nhị.

    Minh Tướng Bồ Tát rằng:

    -Tứ đại khác với không đại là nhị. Tánh tứ đại tức là tánh không đại. Như quá kứ, vị lai tánh không, thì hiện tại cũng không. Nếu biết thật tánh chư đại như thế, là nhập pháp môn bất nhị.

    Diệu Ý Bồ Tát rằng:

    -Nhãn với sắc là nhị. Nếu ngộ biết tánh nhãn, nơi sắc chẳng khởi tham sân si gọi là tịch diệt. Cũng thế, nhĩ - thanh, tỷ - hương, thiệt - vị, thân - xúc, ý - pháp là nhị. Nếu ngộ biết tánh lục căn, nơi lục trần chẳng khởi tham sân si gọi là tịch diệt. An trụ trong đó là nhập pháp môn bất nhị.

    Vô Tận Ý Bồ Tát rằng:

    -Bố thí với hồi hướng nhất thiết trí là nhị. Tánh bố thí tức là tánh hồi hướng nhất thiết trí. Cũng thế, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí huệ với hồi hướng nhất thiết trí là nhị. Tánh của sáu Ba La Mật tức là tánh hồi hướng nhất thiết trí. Kẻ ở trong đó ngộ nhập nhất tướng là nhập pháp môn bất nhị.

    Thâm Huệ Bồ Tát rằng:

    -Không với Vô tướng, Vô tác là nhị. Không tức vô tướng, vô tướng tức vô tác. Ba cửa giải thoát này: không với vô tướng, vô tác nghĩa là vô tâm, ý, thức. Một cửa giải thoát tức ba cửa giải thoát. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.

    Tịch Căn Bồ Tát rằng:

    -Phật Pháp Tăng là nhị. Phật tức Pháp, Pháp tức Tăng. Tam bảo đều là tướng vô vi, bằng như hư không. Tất cả pháp cũng thế. Kẻ hành theo pháp này là nhập pháp môn bất nhị.

    Tâm Vô Ngại Bồ Tát rằng:

    -Thân với thân diệt là nhị. Thân tức là thân diệt. Tại sao? Kẻ thấy thật tướng của thân thì chẳng thấy có thân và thân diệt. Thân và thân diệt chẳng hai chẳng khác. Đối với pháp chẳng khác này chẳng khiếp sợ. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.

    Thượng Thiện Bồ Tát rằng:

    -Thân khẩu ý nghiệp là nhị. Tam nghiệp ấy đều là tướng vô tác. Vậy thân vô tác, tức khẩu vô tác. Khẩu vô tác, tức ý vô tác. Tướng vô tác của tam nghiệp này là tướng vô tác của tất cả pháp. Kẻ có trí huệ tùy thuận tướng vô tác như thế, là nhập pháp môn bất nhị.

    Phước Điền Bồ Tát rằng:

    -Phước hạnh, tội hạnh, bất động hạnh là nhị. Thật tánh của ba hạnh tức là tánh không. Tánh không thì chẳng phước hạnh, tội hạnh và bất động hạnh. Vậy, chẳng sanh khởi ba hạnh là nhập pháp môn bất nhị.

    Hoa Nghiêm Bồ Tát rằng:

    -Do ngã khởi nhị là nhị. Kẻ thấy được thật tướng của ngã thì chẳng khởi nhị pháp. Chẳng trụ nơi nhị pháp thì chẳng có năng biết và sở biết. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.

    Đức Tạng Bồ Tát rằng:

    -Có tướng sở đắc là nhị. Nếu vô sở đắc thì chẳng thủ xả, cũng chẳng kẻ thủ xả. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.

    Nguyệt Thượng Bồ Tát rằng:

    -Tối với sáng là nhị. Chẳng tối chẳng sáng thì chẳng có nhị. Tại sao? Như nhập định Diệt Thọ Tưởng thì chẳng có tối sáng. Tất cả pháp tướng cũng thế. Kẻ nhập nơi bình đẳng là nhập pháp môn bất nhị.

    Bảo Ấn Thủ Bồ Tát rằng:

    -Ưa Niết Bàn, chán thế gian là nhị. Nếu chẳng ưa Niết Bàn, chẳn chán thế gian thì chẳng có nhị. Tại sao? Hễ có trói mới có mở. Nếu vố chẳng trói thì ai cần mở? chẳng trói chẳng mở, thì chẳng ưa chẳng chán. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.

    Châu Đảnh Vương Bồ Tát rằng:

    -Chánh đạo tà đạo là nhị. Kẻ trụ nơi chánh đạo thì chẳng nên phân biệt tà chánh. Lìa hai thứ này là nhập pháp môn bất nhị.

    Lạc Thập Bồ Tát rằng:

    -Thật với chẳng thật là nhị. Kẻ thấy thật tướng còn chẳng thấy có thật, huống là chẳng thật. Tại sao? Thật tường chẳng phải là sở thấy của nhục nhãn, có huệ nhãn mới thấy được. Mà huệ nhãn này thì chẳng có thấy với chẳng thấy. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.

    Các Bồ Tát mỗi mỗi đã nói xong như trên, rồi hỏi Văn Thù: Thế nào là nhập pháp môn bất nhị của Bồ Tát?

    Văn Thù đáp:

    -Theo ý tôi, nơi tất cả pháp vô ngôn vô thuyết, vô thị vô thức, lìa nơi vấn đáp. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.

    Khi đó Văn Thù hỏi Duy Ma Cật rằng:

    -Chúng tôi mỗi mỗi đã tự nói xong. Nay đến lượt Nhơn giả nói: "Thế nào là nhập pháp môn bất nhị của Bồ Tát?"

    Duy Ma Cật im lặng. Văn Thù tán thán rằng:

    -Lành thay! Lành thay! Cho đến chẳng có văn tự, lời nói mới là chơn nhập pháp môn bất nhị.

    Khi thuyết phẩm này rồi, ở trong chúng có năm ngàn vị Bồ Tát đều nhập pháp môn bất nhị, đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn.




  6. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    lavinhcuong (09-10-2015)

  7. #24
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    Duy Ma Cật Sở Thuýêt Kinh

    Dịch giả Thích Huệ Hưng

    Phẩm Phật Hương Tích thứ 10





    Kính Quý Phật tử !

    cunconmocoi không hiểu sự nhầm lẫn này bắt nguồn từ đâu mà Phẩm Phật Hương Tích chỉ được đọc 28 giây Chú Thích. Để sửa sai chỗ này, chúng tôi xin trích đăng nguyên văn, mời quý Phật tử đọc :


    Phẩm Phật Hương Tích
    thứ 10

    (dịch giả Thích Huệ Hưng)

    http://www.tangthuphathoc.net/kinhtang/475-10.html

    Bấy giờ, Xá Lợi Phất nghĩ rằng:

    - Sắp đến giờ ăn. Các Bồ Tát sẽ thọ thực ở đâu? Duy Ma Cật biết ý, nên nói rằng:

    - Phật thuyết bát giải thoát. Nhơn giả đã thọ hành. Há có xen cái tâm muốn ăn mà nghe pháp ư! Nếu muốn ăn, hãy đợi giây lát, tôi sẽ cho ông được bữa ăn chưa từng có. Duy Ma Cật liền nhập chánh định. Dùng sức thần thông thị hiện cho đại chúng thấy cõi phương trên, cách bốn mươi hai hằng sa quốc độ, có Phật Hương Tích hiện ở cõi Chúng Hương. Mùi hương cõi ấy bậc nhất, siêu việt mùi hương trời người của các cõi Phật mười phương. Cõi ấy chẳng có tên gọi nhị thừa. Chỉ có chúng đại Bồ Tát trong sạch, đang nghe Phật thuyết pháp. Sự vật trong đó, tất cả đều dùng hương làm thành. Lầu các, vườn tược cho đến đất kinh hành đều có mùi hương. Mùi hương của cơm lan tràn khắp mười phương thế giới. Lúc ấy, Phật cùng các Bồ Tát đang ngồi ăn. Có các thiên tử cùng một danh hiệu gọi là Hương Nghiêm, đều phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề, cúng dường Phật và các Bồ Tát. Ðại chúng nơi cõi này đều thấy rõ cả.

    Duy Ma Cật hỏi các Bồ Tát rằng:

    - Các nhơn giả! Vị nào có thể đến thỉnh cơm của Ðức Phật ấy? Do sức oai thần của Văn Thù, nên cả chúng đều im lặng.

    Duy Ma Cật nói:

    - Này các nhơn giả! Chẳng tự hổ thẹn sao?

    Văn Thù nói:

    - Như lời Phật dạy, chớ khinh sơ học.

    Khi đó, Duy Ma Cật chẳng rời chỗ ngồi. Trước mặt đại chúng hóa ra vị Bồ Tát tướng tốt rực rỡ, oai đức thù thắng hơn cả chúng trong hội, mà bảo rằng:

    - Ông hãy đến cõi Phật Chúng Hương, bạch như lời tôi đây:

    "Duy Ma Cật đảnh lễ dưới chân Thế Tôn, và vô cùng cung kính tỏ lời hỏi thăm sự ăn ở hằng ngày, ít bệnh, ít phiền não, khỏe mạnh chăng? Mong được cơm thừa của Phật, đem về cõi Ta Bà thí làm Phật sự. Khiến kẻ ưa pháp tiểu thừa được vào đại thừa. Cũng khiến cho tiếng tăm của Như Lai ai cũng được nghe."

    Khi ấy, đại chúng trong hội đều thấy hóa thân Bồ Tát bay lên phương trên, đến cõi Chúng Hương đảnh lễ chân Phật và lập lại lời Duy Ma Cật như trên. Các đại sĩ cõi ấy thấy hóa thân Bồ Tát, tán thán việc chưa từng có, liền hỏi Phật:

    - Thượng nhơn này từ đâu đến? Cõi Ta Bà ở chỗ nào? Thế nào gọi là kẻ ưa pháp tiểu thừa?

    Phật bảo:

    - Nơi phương dưới cách bốn mươi hai hằng sa cõi Phật, có thế giới Ta Bà là ngũ trược ác thế. Hiện có Phật Thích Ca, đang vì những chúng sanh ưa pháp tiểu thừa, diễn giảng Phật pháp. Ở đó, có vị Bồ Tát tên là Duy Ma Cật, trụ nơi giải thoát bất khả tư nghì. Vì thuyết pháp cho các Bồ Tát, nên sai hóa thân đến khen ngợi danh hiệu ta, và tán thán quốc độ này, khiến các Bồ Tát ấy tăng thêm công đức.

    Các Bồ Tát hỏi:

    - Vị đó như thế nào, sao có sức công đức vô úy hóa ra Bồ Tát thần túc như thế?

    Phật bảo:

    - Thần lực của Duy Ma Cật rất lớn. Thường sai hóa thân đến khắp cõi mười phương thí làm Phật sự để lợi ích chúng sanh.

    Tức thì Hương Tích Như Lai dùng bát Chúng Hương đựng đầy cơm hương trao cho hóa thân Bồ Tát.

    Khi ấy, chín triệu Bồ Tát kia đều nói:

    - Chúng con muốn đến cõi Ta Bà cúng dường Phật Thích Ca và muốn gặp Duy Ma Cật với các Bồ Tát cõi ấy.

    Phật bảo:

    - Ðược thôi! Nhưng phải thu nhiếp mùi hương của các ngươi. Chớ khiến chúng sanh cõi kia khởi lòng mê đắm. Lại nữa, hãy bỏ hình dạng của các ngươi. Chớ khiến những người cầu Bồ Tát thừa cõi kia sanh lòng hổ thẹn. Và các ngươi đối với cõi ấy chớ khởi tâm khinh chê mà tự chướng ngại. Tại sao? Mười phương quốc độ đều như hư không. Chư Phật vì muốn hóa độ những kẻ ưa pháp tiểu thừa, nên chẳng hiện cõi thanh tịnh ấy thôi.

    Khi hóa thân Bồ Tát thọ lãnh bát cơm xong, cùng với chín triệu Bồ Tát thừa oai thần Phật và thần lực của Duy Ma Cật, ở nơi cõi ấy bỗng nhiên biến mất, chốc lát đến nhà Duy Ma Cật. Lúc đó, Duy Ma Cật liền hóa ra chín triệu tòa sư tử tốt đẹp như trước, các Bồ Tát đều an tọa.

    Hóa thân Bồ Tát đưa bát cơm hương cho Duy Ma Cật. Mùi hương của cơm tỏa khắp thành Tỳ Da Ly và đại thiên thế giới. Các Bà La Môn và cư sĩ trong thành Tỳ Da Ly ngửi được mùi hương, thân tâm khoan khoái, tán thán việc chưa từng có.

    Trưởng giả Nguyệt Cái cùng với tám mươi bốn ngàn người đến nhà Duy Ma Cật, thấy trong phòng đông đảo các Bồ Tát và những tòa sư tử cao rộng trang nghiêm, đều rất vui mừng, đảnh lễ các Bồ Tát và đại đệ tử rồi đứng qua một bên.

    Các địa thần, hư không thần và chư thiên cõi dục giới, sắc giới ngửi được mùi hương cũng đều đến nhà Duy Ma Cật.

    Bấy giờ, Duy Ma Cật bảo Xá Lợi Phất và các vị đại Thanh Văn rằng:

    - Các nhơn giả cứ tùy ý dùng cơm cam lồ của Như Lai, vì cơm nầy do đại bi sở huân, nếu có ý hạn lượng mà ăn thì chẳng thể tiêu.

    Có hàng Thanh Văn lại nghĩ rằng:

    - Cơm này ít thế làm sao đủ cho đại chúng ăn?

    Hóa thân Bồ Tát rằng:

    - Chớ dùng tiểu đức, tiểu trí của Thanh Văn mà đo lường vô lượng phước huệ của Như Lai. Nước bốn biển có thể hết, chứ cơm này thì vô tận. Dẫu cho tất cả mọi người đều ăn từng nắm cơm to bằng núi Tu Di, ăn mãi cho đến một kiếp cũng chẳng thể hết. Tại sao? Vì cơm dư của Người đầy đủ các công đức như vô tận giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến v.v... thì ăn mãi cũng không thể hết được.

    Vì thế, một bát cơm cho tất cả chúng trong hội ăn đều no đủ, mà cơm vẫn còn dư. Các Bồ Tát, Thanh Văn, Trời người ăn cơm này rồi, thân thể an vui giống như các Bồ Tát ở cõi Nhất Thiết Lạc Trang Nghiêm, và từ lỗ chân lông phát ra mùi hương cũng như cây hương của cõi Phật Chúng Hương vậy.

    Bấy giờ, Duy Ma Cật hỏi các Bồ Tát cõi Chúng Hương rằng:

    - Hương Tích Như Lai lấy gì để thuyết pháp?

    Các Bồ Tát đáp:

    - Ðức Như Lai cõi chúng tôi chẳng dùng lời nói, văn tự. Chỉ dùng Chúng Hương khiến các Trời người được vào luật hạnh. Bồ Tát mỗi mỗi ngồi dưới gốc cây hương, ngửi được mùi diệu hương ấy liền đắc Nhất Thiết Ðức Tạng Tam Muội. Kẻ đắc Tam muội này đều đầy đủ tất cả công đức của Bồ Tát.

    Các Bồ Tát ấy hỏi Duy Ma Cật rằng:

    - Phật Thích Ca ở đây lấy gì để thuyết pháp?

    Duy Ma Cật nói:

    - Chúng sanh cõi này cang cường khó dạy, nên Phật thuyết pháp những lời cang cường để điều phục họ. Nào là địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, là chỗ tai nạn, là nơi sanh của kẻ ngu. Hễ thân khẩu ý hành việc tà, thì bị quả báo hành việc tà của thân khẩu ý. Tạo mười ác nghiệp thì bị quả báo của mười thứ ác nghiệp. Hành sáu pháp bất thiện như bỏn xẻn, phá giới, sân hận, giãi đãi, loạn ý, ngu si thì bị quả báo của sáu pháp bất thiện (Bồ Tát có sáu Ba La Mật để đối trị). Cho đến các việc kiết giới, trì giới, phạm giới, nên làm hay chẳng nên làm, chướng ngại hay chẳng chướng ngại, đắc tội hay lìa tội, tịnh hay cấu, hữu lậu hay vô lậu, chánh đạo hay tà đạo, hữu vi hay vô vi, thế gian hay Niết Bàn v.v... Vì những người khó dạy tâm như khỉ vượn, nên dùng đủ thứ pháp kềm chế tâm họ mới có thể điều phục. Ví như voi ngựa chứng điều phục không được, phải đánh đập dữ tợn cho đến thấu xương rồi mới điều phục được. Cũng thế, chúng sanh cang cường khó dạy, phải dùng những lời đau khổ thiết tha mới khiến được họ đi vào luật hạnh.

    Các Bồ Tát cõi kia nghe rồi đều nói:

    - Thật chưa từng có! Như Phật Thích Ca ẩn náu sức vô lượng tự tại của mình, mà tùy theo sở thích của kẻ nghèo nàn, độ thoát chúng sanh. Các Bồ Tát cũng chịu khổ nhọc, nhún nhường dùng vô lượng đại bi sanh vào cõi Phật này.

    Duy Ma Cật nói:

    - Bồ Tát cõi này đối với chúng sanh, lòng đại bi kiên cố như lời các ông nói. Hạnh lợi ích chúng sanh trong một đời, nhiều hơn cõi khác trăm nghìn kiếp. Tại sao? Vì cõi Ta Bà này có mười pháp lành mà các cõi Tịnh độ khác không có. Thế nào là mười pháp lành? Ấy là:

    1) Dùng Bố Thí để nhiếp độ nghèo nàn.

    2) Dùng Tịnh Giới nhiếp độ phá giới.

    3) Dùng Nhẫn Nhục nhiếp sân hận.

    4) Dùng Tinh Tấn nhiếp giãi đãi.

    5) Dùng Thiền Ðịnh nhiếp loạn ý.

    6) Dùng Trí Huệ nhiếp ngu si.

    7) Dùng Thuyết Pháp trừ nạn để độ bát nạn.

    8) Dùng pháp Ðại Thừa để độ kẻ ưa pháp tiểu thừa.

    9) Dùng Thiện Căn để cứu giúp kẻ vô đức.

    10) Thường dùng Tứ Nhiếp Pháp để thành tựu cho chúng sanh. Gọi là mười pháp lành.


    Các Bồ Tát cõi kia hỏi:

    - Bồ Tát nơi thế giới này thành tựu mấy pháp, thì được sanh vào nơi Tịnh độ mà hạnh chẳng tỳ vết?

    Duy Ma Cật đáp:

    - Bồ Tát thành tựu tám pháp thì được sanh nơi Tịnh độ mà hạnh chẳng tỳ vết. Tám pháp ấy là:

    1) Lợi ích chúng sanh mà chẳng mong phước báo.

    2) Thay cho chúng sanh chịu mọi khổ não. Ðược tất cả công đức, rồi bố thí lại hết.

    3) Dùng tâm khiêm nhường. Ðối với chúng sanh bình đẳng vô ngại, xem các Bồ Tát cũng như Phật.

    4) Những Kinh chưa từng nghe, nghe rồi chẳng nghi.

    5) Cùng với hàng Thanh Văn mà chẳng trái nhau.

    6) Chẳng đố kỵ sự cúng dường của người. Chẳng khoe khoang lợi lộc của mình. Do đó mà tự điều phục tâm.

    7) Thường xét lỗi mình, chẳng nói lỗi người.

    8) Thường nhất tâm cầu các công đức.


    Khi Duy Ma Cật cùng Văn Thù thuyết pháp này rồi, trong chúng có trăm ngàn trời người đều phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề, mười ngàn Bồ Tát đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn.




  8. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    lavinhcuong (09-10-2015)

  9. #25
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    Duy Ma Cật Sở Thuýêt Kinh

    Dịch giả Thích Huệ Hưng

    Phẩm Hạnh Bồ Tát thứ 11





    Kính Quý Phật tử !

    cunconmocoi không hiểu sự nhầm lẫn này bắt nguồn từ đâu mà Phẩm Phật Hương Tích chỉ được đọc 1 phút 24 giây Chú Thích. Để sửa sai chỗ này, chúng tôi xin trích đăng nguyên văn, mời quý Phật tử đọc :


    Phẩm Hạnh Bồ Tát
    thứ 11

    (dịch giả Thích Huệ Hưng)

    http://www.tangthuphathoc.net/kinhtang/475-11.html

    Khi đó, Phật đang thuyết pháp nơi vườn Am La Thọ, vườn ấy bỗng nhiên rộng rãi trang nghiêm. Cả chúng trong hội đều hiện sắc vàng. A Nan bạch Phật rằng:

    - Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà có điềm lành ứng hiện như thế?

    Phật bảo A Nan:

    - Ấy là Duy Ma Cật và Văn Thù cùng đại chúng cung kính vây quanh, khởi ý muốn đến, nên báo hiệu điềm lành trước.

    Lúc ấy Duy Ma Cật nói với Văn Thù rằng:

    - Hãy cùng đi gặp Phật để các Bồ Tát được cúng dường lễ bái thỉnh pháp.

    Văn Thù nói:

    - Lành thay! Nay chính là lúc nên đi.

    Duy Ma Cật liền dùng thần lực đem cả chúng cùng tòa sư tử để trên bàn tay phải, đến nơi Phật ở, rồi để xuống đất, đảnh lễ chân Phật, đi nhiễu theo hướng tay phải bảy vòng, nhất tâm hiệp chưởng đứng sang một bên. Các Bồ Tát, đại đệ tử và Thích Phạm Tứ Thiên Vương v.v... Cả thảy liền xuống tòa, đảng lễ chân Phật, cũng đi quanh bảy vòng rồi đứng sang một bên.

    Bấy giờ, Thế Tôn y theo lễ thường, hỏi thăm các Bồ Tát xong, bảo ngồi lại chỗ cũ. Cả chúng đều vâng lời. Khi đại chúng an tọa, Phật bảo Xá Lợi Phất:

    - Ngươi có thấy thần lực tự tại của Bồ Tát đại sĩ làm đó chăng?

    - Vâng! Con đã thấy.

    - Ý ngươi thế nào?

    - Bạch Thế Tôn! Con thấy những việc làm ấy bất khả tư nghì. Chẳng phải ý thức suy nghĩ có thể làm được.

    Lúc ấy A Nan bạch Phật rằng:

    - Thế Tôn! Nay con ngửi mùi hương xưa nay chưa từng có, là hương gì?

    Phật bảo A Nan:

    - Là mùi hương từ lỗ chân lông của Bồ Tát cõi kia.

    Khi ấy, Xá Lợi Phất nói với A Nan rằng:

    - Lỗ chân lông của chúng tôi cũng ra mùi hương này.

    - Nan hỏi:

    - Mùi hương này từ đâu đến?

    Ðáp:

    - Ðấy là trưởng giả Duy Ma Cật xin cơm thừa của Phật từ cõi Chúng Hương đem về. Ðại chúng ăn nơi nhà Ngài, tất cả lỗ chân lông đều ra mùi huơng như thế.

    Nan hỏi Duy Ma Cật:

    - Mùi hương này giữ được bao lâu?

    Ðáp:

    - Ðến khi tiêu cơm.

    Hỏi:

    - Cơm này bao lâu mới tiêu?

    Ðáp:

    - Thế lực của cơm này đến bảy ngày mới tiêu. Lại nữa, A Nan, nếu là Thanh Văn chưa vào chánh vị, ăn cơm này rồi, đến khi vào chánh vị mới tiêu. Người đã vào chánh vị, ăn cơm này rồi, đến khi tâm được giải thoát mới tiêu. Chưa phát tâm đại thừa, ăn cơm này rồi, đến khi phát tâm đại thừa cơm mới tiêu. Ðã phát tâm đại thừa, ăn cơm này rồi, đến khi đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn mới tiêu. Ðã đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, ăn cơm này rồi, đến khi được một đời kế vị Phật mới tiêu. Ví như có thuốc gọi là Thượng Vị, kẻ uống thuốc này, những độc trong thân diệt hết rồi mới tiêu. Cơm này cũng thế, khi diệt hết tất cả độc phiền não rồi mới tiêu.

    A Nan bạch Phật rằng:

    - Thế Tôn! Cơm hương này hay làm Phật sự như thế, thật chưa từng có.

    Phật bảo:

    - Ðúng thế! Ðúng thế! Ðúng thế! A Nan. Có cõi Phật hoặc dùng ánh sáng của Phật mà làm Phật sự. Hoặc nhờ các Bồ Tát mà làm Phật sự. Hoặc dùng người huyễn của Phật hóa ra mà làm Phật sự. Hoặc dùng quần áo, ngọa cụ của Phật mà làm Phật sự. Hoặc dùng cây Bồ Ðề mà làm Phật sự. Hoặc dùng cơm ăn mà làm Phật sự. Hoặc dùng vườn tược, lâu đài mà làm Phật sự. Hoặc dùng ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẽ đẹp mà làm Phật sự. Hoặc nhờ thân Phật mà làm Phật sự. Hoặc dùng hư không mà làm Phật sự. Như thế, tùy sự nhân duyên cảm ứng của mọi chúng sanh đều được vào luật hạnh.

    Hoặc dùng các thí dụ như mộng huyễn, bóng vang, tượng trong gương, trăng dưới nước, dương diệm v.v... mà làm Phật sự. Hoặc có cõi Phật trong sạch tịch lặng, chẳng nói năng, chẳng khai thị, vô thức vô tác, vô vi mà làm Phật sự.
    .......
    .......




  10. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    lavinhcuong (09-10-2015)

  11. #26
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts
    .......
    ........
    Như thế, A Nan! Oai nghi và cử chỉ của chư Phật, phàm tất cả việc làm đều là Phật sự. A Nan! Vì có bốn loại ma và tám mươi bốn ngàn cửa phiền não khiến chúng sanh bị lao nhọc, nên chư Phật dùng những pháp này mà làm Phật sự. Ấy gọi là pháp môn Nhập Nhất Thiết Chư Phật. Bồ Tát nhập pháp môn này, thấy tất cả cõi Phật nghiêm tịnh chẳng cho là vui mừng, chẳng ham, chẳng khen. Thấy tất cả cõi Phật bất tịnh cũng chẳng lo buồn, chẳng ngại, chẳng chê. Ðối với chư Phật sanh tâm trong sạch vì sự hoan hỉ cung kính chưa từng có. Công đức bình đẳng của chư Phật, vì giáo hóa chúng sanh nên thị hiện những cõi Phật như trên.

    A Nan! Ngươi thấy quốc độ của chư Phật, đất đai có số lượng, chứ hư không thì chẳng có số lượng. Cũng thế, sắc thân của chư Phật có số lượng, chứ trí huệ vô ngại thì chẳng có số lượng. A Nan! Những sắc thân của chư Phật như oai tướng, chủng tánh, giới, định, huệ, giải thoát tri kiến, sức vô sở úy, pháp bất cộng, đại từ đại bi, oai nghi, sở hành và thọ mạng thuyết pháp giáo hóa thành tựu chúng sanh nghiêm tịnh cõi Phật, đầy đủ Phật pháp v.v... thảy đều chẳng khác. Nên gọi là Chánh Biến Tri, cũng gọi là Như Lai, cũng gọi là Ðại Giác.

    A Nan! Vô Thượng Bồ Ðề của chư Phật, trí huệ biện tài bất khả tư nghì chẳng có hạn lượng. Nếu ta rộng thuyết nghĩa ba câu này, dù ngươi được thọ mạng bằng số kiếp cũng chẳng thể lãnh thọ hết. Dẫu cho tất cả chúng sanh trong đại thiên thế giới đều được đa văn bậc nhất như A Nan, đắc niệm tổng trì, những người đó thọ mạng bằng số kiếp cũng chẳng lãnh thọ hết.

    A Nan bạch Phật rằng:

    - Từ nay về sau, con chẳng dám tự cho là đa văn nữa.

    Phật bảo A Nan:

    - Chớ nên khởi tâm thối lui. Tại sao? Ta nói ngươi đa văn bậc nhất trong hàng Thanh Văn, chứ chẳng phải trong hàng Bồ Tát. Hãy thôi, A Nan! Người có trí chẳng nên so sánh với bậc Bồ Tát. Biển sâu, vực thẳm còn có thể đo lường, chứ thiền định, trí huệ, tổng trì biện tài, tất cả công đức của Bồ Tát thì chẳng thể lường được. A Nan! Các ngươi hãy bỏ qua sở hành của Bồ Tát, sức thần thông biến hóa trong nhất thời của Duy Ma Cật, tất cả hàng nhị thừa dầu trãi qua trăm nghìn kiếp tận sức biến hóa cũng chẳng làm được.

    Bấy giờ, Bồ Tát cõi Chúng Hương chắp tay bạch Phật rằng:

    - Thế Tôn! Chúng con khi mới thấy cõi này, sanh tâm cho là thấp kém, nay tự hối trách, lìa bỏ tư tưởng ấy. Tại sao? Phương tiện của chư Phật bất khả tư nghì. Vì độ chúng sanh mà tùy cơ ứng hiện cõi Phật chẳng đồng. Bạch Thế Tôn! Xin ban ít pháp cho chúng con, để khi trở về cõi kia được tưởng nhớ Như Lai.

    Phật bảo các Bồ Tát:

    - Có pháp môn Hữu tận, vô tận giải thoát các ngươi nên học.

    Sao gọi là Hữu tận? Ấy là pháp Hữu vi.

    Sao gọi là Vô tận? Ấy là pháp Vô vi.

    Bồ Tát thì chẳng tận hữu vi, chẳng trụ vô vi.

    Thế nào là chẳng tận hữu vi? Ấy là chẳng lìa đại từ, chẳng bỏ đại bi, thân tâm phát khởi nhất thiết trí mà chẳng tạm quên, giáo hóa chúng sanh mà chẳng nhàm chán. Thường tùy thuận nơi hạnh tứ nhiếp, hộ trì chánh pháp chẳng tiếc thân mạng, vun trồng thiện căn chẳng có nhàm mỏi, nguyện thường an trụ nơi phương tiện hồi hướng, cầu pháp chẳng giãi đãi, thuyết pháp chẳng bỏn xẻn, siêng năng cúng dường chư Phật, vào nơi sanh tử mà vô sở úy. Ðối với những việc vinh nhục tâm chẳng buồn vui, kính người học như Phật mà chẳng khinh sơ học, khiến kẻ đọa nơi phiền não phát khởi chánh niệm. Ðối với sự xa lìa lợi lạc chẳng cho là quý, chẳng thích vui của mình, tùy hỉ vui của người. Nơi thiền định tưởng như địa ngục, nơi sanh tử tưởng như vườn hoa. Gặp kẻ cầu xin tưởng như bậc thầy. Xả bỏ tất cả tưởng như đầy đủ nhất thiết trí. Gặp kẻ phá giới khởi tâm cứu độ. Xem pháp Ba La Mật tưởng như cha mẹ mình, xem pháp trợ đạo tưởng như quyến thuộc mình. Phát khởi thiện căn chẳng có ngằn mé. Dùng những việc nghiêm tịnh của các cõi Phật để thành tựu cõi Phật mình. Ðầy đủ tướng tốt, pháp thí vô hạn, tịnh thân khẩu ý,trừ tất cả ác, đầy đủ trí dũng nên chẳng sợ sanh tử lâu dài. Nghe vô lượng công đức của Phật mà chí nguyện chẳng mỏi. Dùng gươm trí huệ phá giặc phiền não. Ra vào sanh tử gánh vác chúng sanh khiến được giải thoát. Dùng đại tinh tấn hàng phục bọn ma. Thường cầu vô niệm trí huệ thật tướng. Hành thiểu dục tri túc mà chẳng bỏ pháp thế gian. Tùy thuận thế tục mà chẳng hoại oai nghi. Dùng thần thông trí huệ dẫn dắt chúng sanh. Ðắc niệm tổng trì, việc nghe chẳng quên, khéo phân biệt căn cơ, đoạn dứt nghi hoặc của chúng sanh, dùng biện tài thuyết pháp, diễn thuyết vô ngại, hành nơi thập thiện, thọ phước trời người, tu tứ vô lượng, khuyến thỉnh thuyết pháp, mở đường Phạm Thiên. Tùy ý tán thán, đắc âm thanh Phật, thân khẩu ý thiện, đắc Phật oai nghi, thâm nhập thiện pháp, tăng hạnh thù thắng, dùng giáo pháp đại thừa thành tựu Bồ Tát tăng, tâm chẳng buông lung, việc thiện chẳng mất. Hành pháp như thế gọi là Bồ Tát chẳng tận hữu vi.

    Thế nào là Bồ Tát chẳng trụ vô vi? Ấy là tu học quán không mà chẳng chứng pháp không. Tu học vô tướng vô tác mà chẳng chứng vô tướng vô tác. Quán vô khởi mà chẳng chứng vô khởi. Quán pháp vô thường mà chẳng chán pháp thiện. Quán thế gian khổ mà chẳng ghét sanh tử. Quán pháp vô ngã mà dạy người chẳng thôi. Quán pháp tịch diệt mà chẳng diệt hẳn. Quán pháp xa lìa mà thân tâm tu thiện. Quán pháp chẳng chỗ về mà về nơi thiện pháp. Quán pháp vô sanh mà dùng pháp sanh gánh vác tất cả. Quán pháp vô lậu mà chẳng dứt tập lậu. Quán vô sở hành mà dùng pháp hành giáo hóa chúng sanh. Quán pháp hư vô mà chẳng bỏ đại bi. Quán ngôi pháp chánh mà chẳng theo tiểu thừa thủ chứng. Quán pháp hư vọng chẳng bền, vô nhân, vô chủ, vô tướng, vì bổn nguyện chưa mãn mà vẫn tu phước đức, thiền định. trí huệ. Tu pháp như thế gọi là Bồ Tát chẳng trụ vô vi.

    Lại nữa, vì sẵn đủ phước đức nên chẳng trụ vô vi, sẵn đủ trí huệ nên chẳng tận hữu vi. Vì đại từ đại bi nên chẳng trụ vô vi, vì thỏa mãn bản nguyện nên chẳng tận hữu vi. Vì tu tập pháp thuốc nên chẳng trụ vô vi, tùy bệnh cho thuốc nên chẳng tận hữu vi. Biết bệnh chúng sanh nên chẳng trụ vô vi, diệt bệnh chúng sanh nên chẳng tận hữu vi. Các Chánh sĩ! Bồ Tát tu theo pháp này thì chẳng tận hữu vi, chẳng trụ vô vi. Ấy gọi là pháp môn Tận, Vô Tận Giải Thoát, các ngươi nên học.

    Bấy giờ, những Bồ Tát cõi kia nghe được pháp này đều rất vui mừng, dùng diệu hoa đủ các màu sắc và mùi hương rãi khắp cõi đại thiên thế giới, cúng dường Phật và kinh pháp này, cùng các Bồ Tát rồi đảnh lễ chân Phật, tán thán việc chưa từng có rằng Phật Thích Ca khéo hành phương tiện nơi cõi này.

    Nói xong bỗng biến mất, trở về cõi Chúng Hương.



    Lần sửa cuối bởi Admin; 02-04-2017 lúc 05:50 PM

  12. The Following 2 Users Say Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    lavinhcuong (09-10-2015),nguoi ao lam (02-04-2017)

  13. #27
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    Duy Ma Cật Sở Thuýêt Kinh

    Dịch giả Thích Huệ Hưng

    Phẩm thấy Phật A Súc







  14. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    lavinhcuong (09-10-2015)

  15. #28
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    Duy Ma Cật Sở Thuýêt Kinh

    Dịch giả Thích Huệ Hưng

    Phẩm Pháp Cúng Dường thứ 13







  16. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    lavinhcuong (09-10-2015)

  17. #29
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    Duy Ma Cật Sở Thuýêt Kinh

    Dịch giả Thích Huệ Hưng

    Phẩm Pháp Chúc Lụy thứ 14






    HẾT



  18. The Following User Says Thank You to cunconmocoi For This Useful Post:

    lavinhcuong (09-10-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •