Chúng ta sống luôn luôn cần chỗ dựa :
Hoặc nhớ nhung về quá khứ, về những kỹ niệm vui buồn đã in đậm trong tiềm thức, hối tiếc chuyện này, ăn năn chuyện khác. Hoặc mơ tưởng về tương lai, về những việc sẽ làm, những mộng ước, những lý tưởng hoài bảo. Hoặc thả hồn theo tiếng nhạc du dương, bức tranh mỹ thuật đẹp; thấp hơn một nấc là sống với những cãm giác, những khoái lạc nhất thời; thậm chí sự ngúc ngoắc, lanh chanh ngồi đứng không yên, gải đầu gải tai, rung đùi, hắng giọng…tất cả đều là chỗ dựa cho tâm hồn.
Cái tôi vốn yếu đuối như cây lau cọng sậy, vốn không thật như sương như khói cho nên nó cần dựa vào bất cứ cái gì, càng nhiều chỗ dựa càng tốt để cãm thấy mình hiện hữu .
Cái tôi ví như 1 nguyên tử, vốn không là một vật thể gì cả, mà là một tổ hợp gồm một nhân và nhiều proton quay quanh với một vận tốc rất lớn; nếu không có một trong ba điều kiện trên sẽ không có nguyên tử.
Trẻ sơ sinh lần lần nhận biết: Thân thể tôi, tình cảm tôi, lớn lên mới biết tư tưởng tôi. Nhưng không ai biết rằng tất cả những thứ đó chỉ là bèo giạt hoa trôi, nó tụ rồi tan, luôn thay đổi không bao giờ dừng đứng, không bao giờ thực sự hiện hữu.
Nếu có người sống mà không dựa vào cái gì cả thì chỉ có 3 hạng:
1) _ người mất trí.
2) _ người thực vật (người thất tình, thất chí, họ cũng có cách sống không dựa vào cái gì nữa nhưng thực ra họ có dựa, dựa vào cái tình, cái chí mà họ đã mất hẳn).
3) Người Giác-ngộ :
“Sống với vô-tư sống sạch trong,
Sóng đời chẳng gợn mảy may lòng,
Siêu-nhiên an hưởng xuôi bờ bến,
Còn chi ngày tháng luống chờ mong.
Sống giữa vô-tư tự chủ ta,
Bóng hình muôn cảnh chẳng mê lòa,
Cùng ta cùng vật cùng xuôi thuận,
Nào phải tìm đâu Thánh Phật xa”.
A