DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/10 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 93
  1. #1
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts

    Cùng tìm hiểu Như Lai Thiền

    Kính lạy Chư vị Đại Giác Ngộ !

    Con vốn không biết gì hết, nhưng thấy có một bài hình như không đúng, gây bức xúc cho các bạn của con, cho nên con không không quản ngại "tài sơ trí siễn" xin "góp nhặt hoa vàng" kết tràng hoa cúng dường chư Phật vị lai :

    Như Lai Thiền (Thiền Tiểu Thừa)


    (Dành cho những người có một tinh thần khoa học cao không tin vào những điều huyền bí viển vong, vốn là một người rất nhân hậu và có rất nhiều phước báu điển hình: Họ kiếm tiền rất dể mà không cần lừa dối ai chỉ dựa vào sự nhân hậu của họ mà thôi).
    Vì tự mình đi tìm chân lý nên họ thường gặp rất nhiều trở ngaị và phản ứng phụ khi tu tập. Vì quá tự tin, họ sẽ bị thế giới vô hình lừa dối họ bằng cách:
    - Cầm chân họ lại, không cho họ tiến tu mà họ không hề hay biết! Như:


    * Tạo những linh ảnh rất đẹp để họ ngắm nhìn mà quên mục đích chính của mình là tu giải thoát.


    * Báo mộng và nhất là dùng giấc mộng để lung lạc niềm tin của họ.


    * Tạo những sự việc gần đúng với luận đoán của họ để họ tăng bản ngã lên và quên mục đích chính là giải thoát.


    * Tập hợp những người lạ lại rồi tuyên xưng họ là Thầy này, Thánh kia.
    - Họ rất lanh lợi trong đời sống hằng ngày nhưng lại rất ngay thơ trong đời sống tu hành. Thật ra chúng ta nên làm ngược lại thì đúng hơn.


    Vì kết quả của việc tu tập một cách sai lầm chỉ xảy ra cho họ sau một thời gian rất lâu (từ 6 tới 12 năm): Nên họ không cách gì mà biết được. Quả thật là phức tạp.
    Kính quý Trưởng Bối, quý Phật tử thành viên !

    Người viết bài trên chỉ nhận xét căn cứ vào một hai hành giả tự xưng tu Như Lai Thiền rồi phê phán. Người viết bài đó không hiểu gì về Như Lai Thiền.

    Để tránh tình trạng những người chỉ rờ đuôi voi rồi nói "con voi như cây chổi", Ngọc Quế xin được phép trình bày với tất cả sự hiểu biết hạn hẹp của mình.

    _ Như Lai Thiền là gì ?
    _ Như Lai Thiền là môn Thiền đã từng được Phật Thích Ca truyền dạy cho chư Tăng.

    _ Vậy còn Tổ Sư Thiền thì sao ?
    _ Cũng từ Phật Thích Ca _ là Sơ Tổ _ đời đời tương truyền đến nay hầu như mất dấu _ chỉ còn Tông phái, chứ không còn TÂM ẤN.

    _ Như Lai Thiền (NLT) và Tổ Sư Thiền (TST) khác biệt ra sao ?
    _ NLT thuộc Thông Giáo (dạy chung cho mọi người) có bài bản thứ lớp (Giáo Án) hẳn hoi, gọi là Viên Giáo (cách dạy tròn đủ) cũng được.
    TST thuộc Biệt Giáo _ Giáo ngoại biệt truyền _ không có bài bản thứ lớp gì cả.

    _ Đức Phật Thích Ca có dạy Biệt Giáo hay không ?
    _ Có, câu chuyện "Niêm Hoa Vi Tiếu" (Phật truyền Tâm ấn cho Ngài Đại Ca Diếp), và câu chuyện Ngài Bàn Đặc (quá dốt đến độ Phật dạy 2 từ "chổi - quét" mà cũng quên tới quên lui) là 2 dẫn chứng Phật TC có dạy Biệt Giáo.

  2. #2
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    _ NLT thuộc Thông Giáo (dạy chung cho mọi người) có bài bản thứ lớp (Giáo Án) hẳn hoi, gọi là Viên Giáo (cách dạy tròn đủ) cũng được.

    Vâng ! Ngọc Quế xin mạn phép trình bày những điều được học lóm, kính xin chư vị Đại Giác Ngộ thương tình dạy dỗ sửa sai lại.

    Cùng các bạn : những lời thô thiển của Ngọc Quế chỉ có thể dùng để tham khảo, chứ không thể thay thế một vị Thầy, xin các bạn đừng tự ý ngồi Thiền mà không có bậc Chân sư bên cạnh, khi hiện tượng huyền bí xảy ra không biết thưa hỏi ai thì có thể điên loạn, lạc đường Tà, "tẩu hỏa nhập ma" không ai cứu nổi.

    1. Thiền là gì ? (Như Lai Thiền)

    Thiền định là phương pháp khóa căn trần (mắt, tai, mủi, lưỡi, thân, ý _ hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, cảm thọ, vọng tưởng) chận đứng cái sống thô, để cho cái sống vi tế bên trong được hiễn lộ (được gọi là hiện tượng Thiền) có thể là đau nhức, ngứa ngái cùng khắp, cũng có thể là những hiện tượng huyền bí khó hiểu.

    Tại sao phải cho nó hiễn lộ ?

    _ Các bạn có đồng ý với Ngọc Quế rằng "Tu là Giải Nghiệp" hay không ?

    Nghiệp nó nằm ở đâu ?

    _ Chìm sâu trong Mạt Na Thức, cũng gọi là Ý thức, Nghiệp Thức, Thức thứ bảy.

    Nếu nó nằm im trong đó làm sao mà giải ?!

    _ Thiền chính là phương pháp hữu hiệu nhất để mời dụ nó ra, nhận biết, hóa giải Nghiệp Thức (ngoài ra hãy còn nhiều cách khác).

    Khi Nghiệp Thức đã được hóa giải hết thì Thức không còn là Thức nữa mà là Bình Đẳng Tánh Trí.

    Nếu có điều kiện các bạn hãy đọc lại chuyện Ngài Milarepa Con người siêu việt, một hành giả đã dùng Thiền Định mà giải sạch Nghiệp Thức, thực chứng Bình Đẳng Tánh Trí.

  3. #3
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Kính bác Ngọc Quế !

    1._ Há không phải Thiền là để định Tâm hay sao ?
    2._ Xin bác nói sơ về những cách trừ nghiệp khác là những cách nào ?

    Kính !


    1.
    Vâng ! Thiền là để định tâm, nhưng định tâm để làm gì cơ chứ ?

    Để thành công trong cuộc sống như những khóa Thiền ở Tây phương hiện nay chăng ?
    Sao chúng ta thấy gần quá như vậy ?

    Mục đích của định tâm là để giải bớt nghiệp chướng, có giải nghiệp thì trí tuệ mới phát sinh, với sự góp sức của công hạnh vẹn toàn thì "lưỡi gươm" trí tuệ mới đủ bén mà cắt đứt mọi phiền não nghiệp chướng.

    Chớ không phải định tâm để đi sâu vào những huyền bí, xuất hồn xuất vía, trừ ma trục quỷ, hay cao hơn nữa là để đắc các môn thần thông. Không, những điều đó không phải là mục đích tu thiền của Phật đạo.

    Mục đích tu thiền của Phật đạo là để hóa giải nghiệp chướng cho trí tuệ được rực sáng đến khôn cùng _ là sự Giác Ngộ.

    2.
    Phật pháp có rất nhiều pháp môn phương tiện để trừ nghiệp, có những người vì hoàn cảnh (bất khả kháng) không thể tu Thiền được như bà hoàng hậu Vi Đề Hi thì Phật dạy cho pháp môn niệm Phật.

    Một ông lão đã trăm tuổi xin xuất gia thì không thể xếp chân ngồi thiền thẳng lưng được thì Phật dạy tu cách khác (biệt giáo).
    Rồi những câu Thần chú _ thí dụ như Thất Phật Diệt Tội Chơn Ngôn,.....v....v..._ những ấn quyết, những Mạn Đà La (Pháp tràng) cũng nhằm mục đích GIẢI NGHIỆP.

  4. #4
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Kính bác Ngọc Quế !

    Như vậy "Sự cần thiết của Thiền Định trong đạo Phật như thế nào ? Người tu Phật có thể không tu Thiền Định hay không ?"

    Kính !

    Chào các bạn !

    Thiền định thật là cần thiết cho người tu Phật, nhưng không phải là "độc đạo" con đường duy nhất để đến được Chân lý giải thoát.

    _ Người chuyên trì niệm Phật cũng có thể từ từ mà thành đạo được vậy, chỉ phải cái tội "sau khi được vãng sanh, phải nhập thai trong hoa sen vài kiếp" (mỗi kiếp bằng 16 triệu 8 trăm ngàn năm của chúng ta) tùy theo nghiệp chướng mang theo nặng hay nhẹ.

    _ Đức Lục Tổ Huệ Năng chỉ đứng đạp chày giả gạo suông trong 8 tháng mà cũng Ngộ được Đạo.

    _ Ngài Bhusuku chỉ trì tụng chân ngôn (thần chú) Văn Thù trong một đêm mà lọt vào cửa Phật được đấy thôi :

    Bhusuku, thầy tu giải đãi


    Dưới thời kỳ trị vì của vua Devapala . Bảy trăm đồ chúng Đại tu viện Nalanda được cung cấp đầy đử các vật thực , y phục , thuốc men và những thứ cần thiết khác . Trong số tăng chúng này có một ông hoàng cũng theo tu học . Ngài tu viện trưởng thường lấy làm hài lòng về sự tiến bộ trong việc tu học của tăng chúng . Tuy nhiên , trong khi các bạn đồng môn tu tập nghiêm túc . Vị tu sĩ vốn dòng hoàng tộc chỉ lo ăn ngủ và đi dạo chơi loanh quanh chẳng làm gì .

    Theo nội qui của tu viện , mỗi tu sĩ đều phải luân phiên tụng niệm những bài kinh mà họ đã học thuộc từ trước . Nhưng Bhusuku không hề nhớ một đoạn kinh nào , lại thường trễ nãi trong viêc công phu . Tu viện trưởng bèn cảnh cáo Bhusuku và bảo rằng nếu ông còn vi phạm Thiền qui thì sẽ bị trục xuất .

    Bhusuku không nhận lỗi lầm lại còn chống chế : “ Bạch thầy ! . Tôi nào có phạm lỗi gì . Nếu bị đuổi thì thật là điều bất công . Lý do đơn giản chỉ là tôi không phải người nhai lại như con vẹt ” . Tuy nhiên , ngài tu viện trưởng vẫn kiên quyết Nếu Bhusuku còn tái phạm sẽ bị trục xuất ngay . Sự giải đãi của Bhusuku từ lâu đã bị các tăng chúng phê phán . Nên lần này họ rất mong đợi cái giây phút mà Bhusuku nhận lãnh hình phạt .

    Một đêm trước khi đến thời công phu của Bhusuku . Ngài tu viện trưởng đến chỗ của Bhusuku khuyên bảo : “ Lâu nay ngươi ăn ngủ quá nhiều , lẽ ra ngươi phải tinh tấn tu tập mới là điều tốt . Nếu ngươi không thể học thuộc kinh để cầu nguyện . Buộc lòng ta phải bị trục xuất ra khỏi thiền môn . Nhưng ta sẽ giúp ngươi lần cuối . Đêm nay ngươi nên trì tụng chân ngôn Văn-thù . Thần chú của vị Bồ Tát Đại trí và không được ngủ nghỉ . Nói xong , ngài truyền Mật pháp Văn Thù thiền định cho Bhusuku .

    Sau khi ngài viện trưởng lui về , Bhusuku cột cổ áo lên trần nhà để khỏi bị ngã và để khỏi ngủ quên . Bhusuku khởi sự trì chú Văn-thù suốt đêm . Đến gần sáng liêu phòng của ông tràn ngập ánh hào quang rưc rỡ . Bồ Tát Đại trí Văn-thù Sư lợi hiện ra hỏi :

    “ Mục đích cầu nguyện của ngươi là gì ? ” . “ Ngày mai đến lượt công phu của tôi nhưng tôi không thuộc dòng kinh nào . Vì vậy tôi trì chú này để mong được Bồ Tát cứu giúp ” .

    “ Ngươi không nhận ra ta ? ” . “ Thưa , thật sự tôi không nhận biết ngài là ai ” . “ Ta chính là Văn-thù ” . “ Cúi xin Bồ tát ban cho tôi trí huệ thiện xảo của ngài ” . “ Ta chấp nhận . Vậy , ngày mai ngươi cứ thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ của mình ” . Nói xong , Bồ Tát Văn thù biến mất .

    Sáng hôm sau , đến lượt Bhusuku hành lễ . Theo lệ thường đức vua Devapala cùng quần thần và dân chúng mang hương hoa đến để dâng cúng trong buổi lễ . Mọi người đều thấp thỏm chờ xem sự thất thố của ông tăng , ngày thường vốn tỏ ra giải đãi . Khi Bhusuku đến nơi , sư yêu cầu mọi người mang đến cho sư chiếc lọng cái để che đầu rồi bước lên pháp tòa một cách hoàn toàn tự tin .

    Khi sư vừa nhớm chân bước , toàn thân tự nhiên bay bổng và phát ra ánh sáng . Đồng thời cửa chánh điện tự động khép lại . Khiến mọi người đều rúng động tinh thần . Sư quay hỏi đức vua : “ Các ngươi muốn ta đọc kinh nhật tụng hay muốn nghe ta thuyết pháp ? ” . Các nhà thông thái , đức vua cùng quần thần nghe sư hỏi như thế liền bật cười . Vua phán : “ Thói quen ăn uống , ngủ nghỉ của đại sư thật lạ thường . Quả nhân cho rằng ngài nên đọc bài kinh riêng của ngài ” . Bhusuku liền đọc một hơi mười phẩm trong bộ kinh Con đường giác ngộ ( Boddhicanjavatra ) . Khi đọc xong, toàn thân bay bổng giữa không trung .

    Mọi người tung hoa tán thán công đức của sư . Họ bảo nhau : “ Đây không phải là một Bhusuku giải đãi , lười biếng , ham ăn , mê ngủ . Đây chính là một vị thánh tăng . Chúng ta nên tôn vinh ngài làm tu viện trưởng ” . Nhưng Bhusuku từ chối lời đề nghị. Sư cúng dường những thứ mình có cho tu viện . Rồi bỏ đi lang thang đến thành phố khác .

    Đến Dhokiri , một thành phố có hai trăm năm chục ngàn hộ dân cư . Sư tự làm cho mình một thanh gươm bằng gỗ . Bên ngoài mạ vàng trông giống như một bảo kiếm thực sự . Sư đến hoàng thành xin được làm lính canh . Vua đồng ý và trả cho ngài tám đồng tiền vàng mỗi ngày . Vào thời ấy , số tiền lương này rất có giá trị và ngài lưu lại cung điện này suốt mười hai năm . Mặc dù ở địa vị lính canh nhưng Bhusuku vẫn luôn luôn tu tập .

    Bấy giờ trời đã vào thu , cũng là lúc dân chúng trong vùng đón mừng lễ hội Đại mẫu Umadevi . Nên Bhusuku cùng các đồng liêu đi tuần canh để giữ gìn trật tự . Một hôm đám lính canh đang lau chùi vũ khí . Một người trong bọn họ phát hiện ra vũ khí của Bhusuku nay có tên là Shantideva dường như được làm bằng gỗ . Họ trình tấu mối nghi ngờ của họ lên nhà vua .

    Nhà vua cho vời Shantideva đến và ra lệnh : “ Tên lính canh kia ! . Hãy đưa gươm của ngươi cho ta xem ” . “ Tâu bệ hạ , điều này rất nguy hiểm ” . “ Hãy làm theo lệnh của ta . Ta sẽ chịu trách nhiệm nếu có điều gì xảy ra ” . Cuối cùng Santideva đành phải tuân lệnh . Ngài nói : “ Vậy xin bệ hạ và tất cả mọi người hãy dùng tay che một con mắt ” .

    Mọi người lấy làm lạ nhưng đều nghe theo . Santideva đưa tay tuốt gươm . Tức thì , một luồng ánh sáng rực rỡ chói lòa phát ra từ thanh kiếm . Làm cho tất cả mọi người có mặt ở đó đều mù đi một mắt . Bọn họ kinh hãi , khóc lóc quì xuống trước Santideva cầu xin ngài tha tội . Santideva dùng tay xoa nhẹ lên mắt họ , lập tức họ trông thấy như cũ . Nhà vua lấy làm cảm kích , thỉnh cầu ngài ở lại hoàng cung làm quốc sư . Nhưng một lần nữa nhà sư chối từ địa vị cao quí ấy và giã từ xứ Dhokiri để đi đến trú ngụ tại một hang động xa xôi hẻo lánh trên một dãy núi cao .

    Một hôm , những người đốn củi bắt gặp ngài đang giết những con nai để ăn thịt . Nên về tâu lại với nhà vua . Lấy làm ngạc nhiên , vua cùng một số quân hầu đến nơi Santideva trú ngụ để tìm hiểu sự tình . Đức vua hỏi : “ Ngài là bậc đạo hạnh , cớ sao lại còn ra tay sát hại chúng sinh ? ” . “ Ta không phải là kẻ hàng thịt . Ta chỉ chữa bệnh cho chúng mà thôi ” . Nói xong , sư mở cửa hang . Bầy thú chạy ùa ra ngoài nắng ấm , trông chúng to lớn gấp bội những con nai bình thường . Chúng chạy nhảy tung tăng khắp nơi rồi biến mất sau dãy đồi .

    Sư quay lại bảo : “ Các ngươi nên hiểu rằng , tất cả những gì các ngươi thấy biết . Cảm thọ cũng chỉ là mộng huyễn và ảo tưởng . Các pháp không có tự thể . Nếu các ngươi thông đạt lý ấy thì được giải thoát ” . Và Santideva cất tiếng hát :

    Con thú mà ta giết lấy thịt ,
    Không hề hiện hữu trên thế gian này .
    Không hề đến cũng không hề đi ,
    Cũng như các hiện tượng khác .
    Thực tướng của người săn và con mồi là gì ? ,
    Than ôi ! ;
    Các ngươi thật tội nghiệp ;
    Nên gọi ta là ông sư giải đãi .

    Santideva làm lễ quy y cho nhà vua và đoàn tùy tùng . Dạy phép thiền định và truyền cho họ chân ngôn Văn-thù .



    http://dobatnhi.wordpress.com/2011/1...nhan-an-do-11/

  5. #5
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Kính bác Ngọc Quế !

    Cái " bài bản thứ lớp của thiền" (hay còn gọi là Giáo án đó) là như thế nào ?

    Bác có thể chia sẻ với mọi người được không ?
    Cám ơn bạn đã hỏi !

    Trước tiên chúng ta hãy nói về :

    CÁC ĐIỀU KIỆN HỔ TRỢ :

    Không phải nói "tui muốn ngồi thiền" liền ngồi (bất kể ở đâu)

    1. Phải phát Bồ Đề Tâm , nếu không có Thầy _ chưa từng thề trong lễ quy y _ hành giả phải quỳ trước bàn thờ Phật vái nguyện :"Con thành tâm phát nguyện chỉ tu theo Phật đạo không tu theo ngoại đạo tà ma. Con quyết tu cho đến thành Chánh Giác _Vô thượng Chánh đẳng Chánh Giác _ chứ không phải chỉ Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi là đủ. Con nguyện cùng tất cả chúng sanh đều thành Phật đạo (chớ không phải chỉ một mình con thành đạo)"

    2. Chọn vị trí thích hợp .

    Phật có dạy những người muốn quán "Bạch Cốt", quán "Tử Thi" thì nên đến nghĩa địa, gò mả.

    Nhưng người tu thiền nên tránh xa những nơi đó, lại nữa gần nhà vệ sinh, trong nhà bếp, trong phòng ngủ (có sinh hoạt vợ chồng), nơi chợ cá, lò giết mổ, trong phòng bệnh, gần nhà xác ....v...v...đều không thích hợp cho Thiền giả (vì ồn ào, có nhiều mùi uế tạp).

    Trong vườn tràm, vườn cây khuynh diệp, vườn Tùng, Bách, Trắc thì được (cây khuynh diệp, bạch đàn thì những vị Thần Biển ưa lui tới; Tùng Bách Trắc, cây Ngọc Lan thì những vị Thần Núi thích đến. Chư Thần đến thì Ma quỷ tránh xa. Ma quỷ đến thì khó ngồi, ngồi thiền không có kết quả.

    Trong vườn nhà không nên trồng những loại hoa có mùi thơm nồng và hắc (hoa sen hoa quỳnh thì được), nên có chỗ thờ Phật trang nghiêm sạch sẽ, ngồi thiền trước bàn Phật rất tốt, nếu trời nóng nực có thể để quạt điện (với sức gió vừa phải), nếu vẫn nóng nực có thể ra hành lang, nếu ngồi trên sân thượng phải có mái che sương (nếu sân thượng thường có gió mạnh thì phải che chắn). Khi ngồi thiền có thể thắp nhang trầm (nhang tẩm dầu thơm thì không được), đốt lò trầm nếu có thể.
    .......

  6. #6
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Kính bác Ngọc-Quế !

    Thưa bác ! các vị Thần Biển - Thần Núi thích những loại cây mà bác kể trên mà đến - hay các cây đó có liên quan đến sự sống của các vị đó vậy ? xin bác dạy cho con được biết thêm - vì vấn đề nầy từ hồi nào đến giờ con mới được nghe - thì ra chổ ngồi tu tập quan trọng như vậy .
    Vâng, Đúng vậy !

    Những vị Thần Biển thì thích mùi cây Khuynh diệp, Thần Núi thì thích những cây Tùng, Bách, Trắc và có thể "tạm trú" ở đó để chơi hay để nghe Kinh (nếu chúng ta có tụng hay mở Audio tụng Kinh mỗi ngày).

    3. Sự sạch sẽ :

    Đây là điều kiện hỗ trợ thứ ba (theo Ngọc Quế), nên nhớ những bài nầy viết riêng cho hàng cư sĩ sơ cơ chúng ta (chứ không viết cho Chư Tăng Ni vì những vị ấy đã có Thầy, có Giáo Hội dạy cặn kẻ rồi).

    Nên tắm rửa sạch sẽ trước giờ ngồi thiền, sau những giờ lao động thường chúng ta đổ mồ hôi, bụi bám làm bít lỗ chân lông, nên tắm rửa sạch sẽ (nhớ đánh răng nạo lưỡi nữa), phụ nữ ở nhà thì vương mùi hành tỏi, mùi thức ăn, điều này sẽ thu hút các loài ngạ quỷ nó đến nó liếm.

    Nếu không thể tắm nước lạnh thì pha nước ấm mà tắm, Ngọc Quế có biết một vị lớn tuổi mà một ngày tắm 2 lần bằng nước lạnh (sáng và chiều) kể cả những sáng mùa Đông, nhưng nhớ không để cơ thể tiếp xúc đột ngột với nước lạnh, mà nên uống một hớp nước lạnh trước, kế đó thong thả xối nước từ dưới chân lần lên đùi, bụng ngực vai, sau cùng mới lên tới đầu, như vậy mới không bị nhiễm lạnh, nếu tắm được vài lần như thế này thì "nghe cũng ghiền" cứ đến "cử" là thèm tắm, vì sau đó cơ thể toát hơi ấm ra nghe sảng khoái dễ chịu lắm _ một sự kích thích sức đề kháng của cơ thể chăng ? (Người này ít bịnh vặt).

    Quần áo ngồi thiền, nếu có điều kiện thì nên sắm riêng vài bộ bằng vải thoáng mát để thay đổi (bộ đồ lam của cư sĩ đó), đồ "bà ba" hay pijama cũng được, (đồ "bà ba" thì phải mở dây lưng trước khi ngồi thiền, pijama thì thun quần không nên chật), không nên mặc quần tây, nếu "lở đường" (không thể thay đồ) thì phải mở móc quần, kéo dây kéo (fermeture) xuống cho thoãi mái.
    Khi chọn màu vải nhớ chọn màu lam, vàng lợt hay trắng, tránh màu đỏ tươi, màu đen, không chọn những hoa văn sặc sỡ. Màu đà của chư vị Lạt Ma, màu vàng tươi của chư Tăng chúng ta cũng không nên dùng.
    Nếu thời tiết lạnh, người ít đổ mồ hôi thì tối đa là một tuần phải bỏ bộ đồ đó ra giặt, bình quân là ba ngày, còn người ra mồ hôi ướt áo thì phải mỗi ngày thay một bộ .

    Chỗ ngồi phải sạch sẽ, không có sâu bọ kiến mối, phải có tọa cụ (cái gối ngồi) dày từ 5 đến 10 phân (2 inch đến 4 inch) để có thể ngồi được lâu và cách điện với nền gạch, nếu "lở đường" thì kiếm giấy carton cũng được.

    Xin mời các bạn tham khảo thêm :


    http://tranhphat.com.vn/n/tin-tuc/ph...thich-thanh-tu
    .....

  7. #7
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi hoatihon
    Kính bác Ngọc Quế !

    Phụ nữ chúng con thì mỗi tháng bị "trời hành" mấy ngày, như vậy những ngày đó chúng con không nên ngồi thiền chăng ?

    Kính !

    Chào hoatihon !
    Sự đều đặn trong thiền định rất quan trọng vì cơ thể chúng ta có nhịp sinh học, nếu giữ đều đặn thì mới tiến bộ tốt được.
    Cho nên con gái vẫn phải ngồi thiền đúng giờ, chỉ cần vệ sinh kỹ là được.
    Hôm nay N/Q xin trình bày về ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ thứ 4.

    4. Sự ĐỀU ĐẶN :

    Các bạn cũng biết rồi đó, khi nấu cơm thì chúng ta nấu liên tục cho đến cơm sôi, cạn nước rồi để lửa riu riu cho tới chín. Nếu chúng ta nhắc nồi cơm xuống khi chưa sôi nhiều lần thì cơm sẽ “sình” _ không bao giờ chín nữa.
    Cũng thế, ngồi thiền thì ngày nào cũng phải đều đặn như thế _ dù nắng dù mưa hay trong người cảm cảm, đau mình nhức mẩy, cũng phải cứ “đến hẹn lại lên”. Hạn chế tối đa sự ngắt khoảng.
    Vì thế chúng ta phải suy nghĩ kỹ, chọn thời điểm phù hợp nhất với cuộc sống bận bịu của chúng để lên lịch ngồi thiền.

    Trong một ngày 24 giờ thì thích hợp nhất cho nhịp sinh học của chúng ta trong việc ngồi thiền là 4 thời khắc Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu.
    Giờ Tý nhắm lúc nửa đêm tức từ 11 giờ đêm (hay 23 giờ) đến 1 giờ sáng, giờ Ngọ là từ 11 giờ trưa cho đến 13 giờ (hay còn gọi là 1 giờ chiều), giờ Mẹo là lúc “ông mặt trời” thức giấc tức từ 5 đến 7 giờ sáng, Giờ Dậu là giờ “gà lên chuồng” tức từ 5 đến 7 giờ chiều (hay nói khác đi là từ 17 giờ đến 19 giờ).

    Tuy nhiên chỉ có những tu sĩ ở trên non cao động vắng hay những vị sư nhập thất mới có thể thiền định đúng vào những giờ đã nói trên, còn hoàn cảnh chúng ta thì không cho phép.

    Nên nhớ khi ăn no không được ngồi thiền (ít nhất phải 3 tiếng đồng hồ sau, cơm đã tiêu thì ngồi mới được, nếu ăn no mà ngồi liền thì hơi thở sẽ không thông ngồi không có kết quả gì mà lại thêm bịnh đau bao tử nữa), bụng quá đói cũng không nên (vì ngồi mà cái bụng nó cứ kêu ọt ọt, rồi cứ mơ tưởng đến sự được ăn riết thì “thuyền - bè cái nỗi gì ?”), trong trường hợp này bạn nên pha một ly sữa hay là ăn một cái bánh lót dạ rồi hẵn ngồi.

    Vì thế chọn giờ cho phù hợp với hoàn cảnh sống của mỗi người là cả một sự cân nhắc.
    Cư sĩ chúng ta thường bận bịu, vì thế N/Q đề nghị nên chọn từ 10 đến 11 giờ đêm (tức là 22 đến 23 giờ). Nếu chọn giờ Tý thì có thể chúng ta sẽ bị thiếu ngủ, “lâu ngày chày tháng” cố gắng, chúng ta sẽ có cảm giác như “đi trên mây” (không tốt cho việc lái xe hơi)
    Nếu có thể thì ngồi thêm buổi sáng từ 5 đến 6 giờ, như vậy chúng ta mỗi ngày hành thiền được 2 giờ.

    Đã chọn rồi thì cố gắng giữ đúng, giả sử hôm đó bạn có tham dự thiền tập thể (đột xuất _ không thường xuyên) từ 19 giờ đến 20 giờ thì cũng không thể thay thế cử 22 đến 23 giờ của chúng ta.

  8. #8
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Kính bác Ngọc Quế !

    Giả sử có người vì kế sinh nhai mà ngày nào cũng phải 11 giờ khuya mới về đến nhà thì sao ?

    Kính !
    Xin chào và cám ơn bạn đã hỏi !

    Cho N/Q được hỏi lại "Người ấy có thường hay say rượu (bia) hay không ?, người ấy có làm nghề hầu rượu hay không ?"

    Nếu có, thì trong 2 chỉ được chọn một mà thôi.
    Hoặc là người ấy kiếm nghề khác, hoặc là người ấy đừng mơ tới chuyện ngồi thiền nữa.

    Nếu không say (dù có uống rượu bia) _ tức là luôn tỉnh táo _ hành xử luôn chừng mực _ thì chỉ cần nghỉ ngơi và ăn nhẹ trong khoảng từ 20 phút đến 30 phút là có thể ngồi thiền được, giờ Tí rất tốt. Dù có thức khuya nhưng sáng cũng nên dậy sớm _ không nên ngủ bù đến 9 - 10 giờ sáng _ mà chỉ ngủ bù sau bửa ăn trưa.

    ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ thứ 5 :

    5. Vấn đề nghề nghiệp :

    Các bạn ơi ! Vấn đề nghề nghiệp rất quan trọng với người Phật tử thì lại càng quan trọng hơn với người muốn tu thiền định. Ở đây có 2 chọn lựa, một là bạn chuyển đổi nghề, hai là bạn đừng nghĩ đến chuyện tu thiền định.

    * _ Những nghề nghiệp có liên quan đến SÁT SINH.

    _ Nếu bạn mở nhà hàng hải sản thì nên động não tìm mặt hàng khác, loại bỏ từ "hải sản" ra khỏi thực đơn, vì nói đến hải sản là nói đến "tươi, sống" _ khách hàng không chấp nhận mình bán tôm cua đông lạnh bao giờ.

    _ Nghề "mua sống bán sống" _ ta thường gọi là "lái" (lái heo, lái gà, lái trâu bò) _ nghề "mua sống bán chết" (giết mổ) đều không nên cả. Vừa mang nghiệp sát, vừa làm thương tổn đến lòng từ bi (ta phải vô cảm với những đau đớn của con vật ta mới làm được những nghề đó).

    _ Nghề săn thú, đánh bắt cá.

    *_ Những nghề nghiệp xấu, trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến Games (xấu), cá độ, cờ bạc, đánh đề, ma túy, vủ khí ta đều tìm cách chuyển đổi qua những nghề lương thiện.

    * _ Những nghề GIAN DỐI _ quảng cáo sai sự thật _ viết bài đơm đặt .....Nghề Luật Sư nếu bạn đã lỡ chọn thì chỉ nên lảnh bào chửa cho những thân chủ mà bạn biết chắc là oan ức, tuyệt đối không lảnh bào chửa cho những vụ mà bạn biết rõ là SAI TRÁI, khi phát hiện sai trái thì hủy hợp đồng ngay....

    * _ .....

    Các bạn đừng nghĩ rằng "tui sẽ trích lợi nhuận ra để cúng chùa, làm việc thiện" là hết tội.

    Khi lương tâm của bạn cứ mãi thấp thỏm, áy náy thì làm sao mà yên tâm ngồi thiền được.

  9. #9
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ thứ 6

    6. Vấn đề sinh hoạt, giải trí :

    Nếu bạn là vận động viên thì chỉ nên dùng hết sức khi tập luyện, còn ngoài ra phải từ tốn khoan thai, không có gì phải bộp chộp vội vàng cả, điều này là sự chuẫn bị tốt cho buổi ngồi thiền (có thể xem là "thiền trong cuộc sống" cũng được).

    Nếu bạn là nhà thơ (hay nhà văn) thỉ phải xua đuổi "tứ thơ" ra khỏi đầu óc trước giờ ngồi thiền khoảng nửa tiếng đồng hồ, những công việc nghệ thuật khác cũng cần 20 phút thư giản trước giờ ngồi thiền.

    Hàng ngày không chơi Games, xem phim sex, phim hành động, phim kinh dị, ....., những thứ này sẽ làm hỏng buổi ngồi thiền của chúng ta.

    Không chơi nhạc kích động, nhảy hip hop, .....

    Không ăn hành, tỏi sống trước buổi ngồi thiền (nén, kiệu cũng thế).

    Nếu không thật sự cần thiết, không dùng các loại thuốc có chất an thần.

  10. #10
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Cùng các bạn ! Hôm nay Ngọc Quế xin trình bày về HẠ THỦ CÔNG PHU các bạn nhé !

    II. HẠ THỦ CÔNG PHU

    (Xin nhắc lại, bạn nào có Thầy mà Thầy bảo khác với lời Ngọc Quế nói thì các bạn hãy vâng lời Thầy của mình, vì mỗi người có căn cơ hoàn cảnh khác nhau, vị Thầy trực tiếp biết rõ về bạn, còn ở đây chỉ trình bày "chung chung" mà thôi.)

    A. Điều thân :

    _ Ít nhất bạn nên có 15 phút thư giản trước giờ ngồi thiền.
    _ Trước bàn Phật, hay ngồi thiền tập thể thì hướng ngồi không do mình quyết định.
    _ Khi ngồi riêng lẻ các bạn nên ngồi xoay mặt về hướng Bắc. (Khi bạn dùng tay mặt chỉ hướng Đông _ hướng mặt trời mọc _, tay trái chỉ hướng Tây _ hướng mặt trời lặn _ , thì hướng phía trước mặt bạn là hướng Bắc đó, sau lưng bạn là hướng Nam). Hướng Bắc thuận với chiều đi của từ tường trái đất dễ tịnh, định.
    _ Không ngồi trực tiếp xuống nền xi măng hay gạch, mà phải có lót chiếu, thùng giấy hoặc tọa cụ.
    _ Nếu ngồi kiết già được thì tốt nhất (hai lòng bàn chân lật ngữa lên như cách ngồi theo hình tượng Phật Thích Ca), vì cơ thể được "căng" ra buộc xương sống lưng phải thẳng, nhưng với người mới thì vì chưa quen cơ nên gây đau đớn.
    Người lớn tuổi không nên cố ngồi kiết già, ngồi bán già cũng được (chân mặt dưới, chân trái lên trên).
    _ Hai bàn tay để ngữa trên đôi chân cũng tay mặt dưới tay trái trên, các ngón thẳng, hai đầu ngón tay cái khẻ chạm vào nhau.
    _ Khẻ nghiêng người qua trái, qua phải vài lần để ổn định cơ bắp.
    _ Mắt nhắm vừa (lim dim, khép hờ).
    _ Nếu chỗ có nhiều muỗi thì nên giăng mùng.
    _ Không nên ngồi chỗ cheo leo gành đá, chỗ có gió lớn,...

    Các bạn tham khảo thêm :


    http://tranhphat.com.vn/n/tin-tuc/ph...thich-thanh-tu

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •