DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 8/10 ĐầuĐầu ... 678910 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 71 tới 80 của 93
  1. #71
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Chào gaiden !

    Chuyện ấy tốt chứ không sao cả, khi ta định tâm thì cơ thể nhạy cảm hơn lúc bình thường.

    Điều gaiden cảm nhận được đó là vì có chư Thần đến ủng hộ mình, hãy yên chí ngồi, không có gì quan ngại. Có Thần hộ pháp thì Ma Quỷ nào dám đến chứ ! (mấy ổng đập nát đầu chứ không có hiền đâu)

    Vì thế cho nên ở bài trước N/Q có khuyên hành giả phải sạch sẽ từ trong người đến ngoại cảnh, nếu cơ thể ta dơ, môi trường tanh hôi thì chỉ có ma quỷ nó đến mà thôi (Thần không ưa đến chỗ đó). Ma quỷ đến thì làm cho nôn nao khó ngồi yên được.

    * _ Khi nào bạn nghe lạnh toàn thân (lạnh như là nước đá) đó là QUỶ (chúa Quỷ) đến.
    * _ Hai bên hông mà nghe như có gió lay động là loài Yêu Tinh nó đến.
    * _ Nếu sau lưng hay dưới bàn chân mà nghe lạnh, đó là Ngạ Quỷ đến. (loài này đói khát và không có thế lực như QUỶ (chúa Quỷ).
    Khi Ma Quỷ đến thì niệm danh hiệu trừ Tà nào mà bạn nhớ :


    1. Nam Mô Phật Mẫu Chuẫn Đề Vương Bồ Tát
    2. Nam Mô cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát.
    3. Nam Mô Oai Âm Vương Bồ Tát.
    4. Nam Mô Chư Long Thần Hộ Pháp, Hộ Pháp Bồ Tát Ma Ha Tát.


    Xong có thể đứng dậy đi thắp nhang trầm hay là xông trầm lên.
    Trên bàn thờ mình cúng những bông hoa trái cây. chư Thần thích đến mà Ma Quỷ không ưa.

    Còn trên hai vai như có gió mát _ có thể là từ nửa lưng trở lên đến đầu _ là Thần đến.

    (Riêng trường hợp của socnho thì có lẻ socba hay socme đang cầm nhánh cây quơ quơ trên đầu)


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  2. The Following 5 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    cát bụi (06-28-2015),gaiden (06-29-2015),Ngọc Tuấn (06-27-2015),Phúc Hạnh (07-01-2015),Tuấn Kiệt (07-06-2015)

  3. #72
    MẦM Avatar của Ngọc Tuấn
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    27
    Thanks
    212
    Thanked 87 Times in 17 Posts
    Kính bác Ngọc Quế !

    Khi con ngồi mơ mơ tỉnh tỉnh, thỉnh thoảng có tư tưởng thoáng đến _ con không để ý đến chúng, song không hề bị khuấy động. Không biết có phải con đã nhập thiền được rồi hay không ?

    Xin bác chỉ dạy.
    Một câu nhịn, chín câu lành


    1000 T + 1 A = 0

  4. The Following User Says Thank You to Ngọc Tuấn For This Useful Post:

    gaiden (06-29-2015)

  5. #73
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Ngọc Tuấn Xem bài viết
    Kính bác Ngọc Quế !

    Khi con ngồi mơ mơ tỉnh tỉnh, thỉnh thoảng có tư tưởng thoáng đến _ con không để ý đến chúng, song không hề bị khuấy động. Không biết có phải con đã nhập thiền được rồi hay không ?

    Xin bác chỉ dạy.
    Chào Ngọc Tuấn !

    Trước đây Ngọc Quế đã có nói về Nhập Thiền rồi (bài 47) :

    Quote Nguyên văn bởi Ngọc Quế Xem bài viết


    Thưa các bạn, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Giai đoạn NHẬP THIỀN nhé !

    D. NHẬP THIỀN (hay Chính Danh Thiền Định) :

    Thưa các bạn, các giai đoạn mà chúng ta đã bàn qua chỉ là phần dạo đầu của người sơ học muốn tu Thiền. Sau khi tập trung tư tưởng đếm hơi thở, Dứt tư tưởng (nhưng vẫn thở đều, chứ không phải ngưng thở) một thời gian, hành giả sẽ lần nhập Thiền định.

    Kể từ khi Nhập Thiền trở đi mới gọi là Nhập Môn, còn mang tiếng ngồi thiền mà không nhập thiền được thì chỉ là "ngồi chơi" mà thôi, hành giả vẫn còn là kẻ "đi lòng vòng bên ngoài thiền đường".

    Các môn thiền khác _ Thiền Minh Sát (Vipasana), Thiền Chỉ Quán, Thiền theo Lục Diệu Pháp Môn .... đều hơi giống nhau về trạng thái Nhập Thiền. Kể từ khi Nhập Thiền được thì Thiền Sinh mới thực biết "thế nào là Thiền định ?!".

    Nhập Thiền là lúc CÁI SỐNG CỦA TA HÒA TAN VỚI VŨ TRỤ, mơ mơ tỉnh tỉnh, biết người biết mình mà vẫn thông, không phải mơ hồ lý thuyết suông nữa.

    Trong cơn thiền, các cõi lần mở, sức nhập thiền càng cao, cảnh hiện càng rõ ràng.
    Thường thấy, đều đặn hay không là bởi nơi ta cả...

    Kể chung các môn thiền, từ đây huyền bí lần hiện ra, tâm tư cảm thông vũ trụ, lưỡi đã nếm được mùi Tiên vị Thánh; Đạo lý cụ thể lần, ta dần dần thực biết là mặn ngọt hay nồng đượm.

    Từ đó Huệ Tâm, Huệ Nhãn lần tỏ sáng, ta biết việc phải tránh, ta rõ việc nên làm, Giới Luật Phật giáo ta không phải cố gắng gượng ép mà giữ được tròn đủ cả (như đức Lục Tổ đã nói "Tâm bình hà lao trì giới, Hạnh trực hà dụng tu thiền").



    http://www.phatphapthuchanh.com/show...ull=1#post1142

    Nay nhân câu hỏi của N/T, Ngọc Quế xin bổ sung thêm về "Phân biệt Nhập Thiền và Hôn Trầm".

    NHẬP THIỀN :

    Khi ta dứt tư tưởng để nhập vào yên lặng, bổng nhiên thấy trong người khác lạ, thân thể nhẹ nhàng hẵn lên, người mơ mơ tỉnh tỉnh.
    Cũng có khi thấy người lâng lâng từ dưới lưng lên đỉnh đầu, rồi toàn thân nhẹ nhàng hẵn cùng trạng thái nửa mê nửa tỉnh.
    Tạm gọi là mê vì cảm giác chung quanh đều thay đổi mới lạ, có lúc không biết là ngồi trong nhà hay ngoài sân, ban đêm hay ban ngày, nhưng cũng là tỉnh, vì khi ấy ta biết là ta đang ngồi thiền, nếu có tiếng động mạnh hay có người lớn tiếng ta đều nghe rõ ràng nhưng nghe qua rồi quên, chứ không vì sự nghe ấy mà tán loạn, sinh tâm phân biệt.

    Giữa cơn nhẹ nhàng vô phân biệt ấy là ta đã Nhập Thiền rồi.

    Ghi nhớ : Người Nhập Thiền thì có tác ý xả thiền, rồi người từ từ tỉnh lại, vẫn ngồi ngay ngắn, nghe trong người khoẻ khoắn.

    HÔN TRẦM :

    Còn trường hợp của Ngọc Tuấn có lẻ là Hôn trầm : "ngồi im lìm mơ mơ tỉnh tỉnh, thỉnh thoảng có tư tưởng thoáng đến _ song không hề bị khuấy động."

    Rõ rệt nhất là một chặp sau hoặc là có tiếng động bên ngoài ta bổng giật mình choàng tỉnh hẵn.

    Ngọc Tuấn nhớ lại xem "Có phải sau khi tỉnh lại, bạn thấy mình đang ngồi khòm lưng chăng ?"

    Thế là ta đã "Nhập ngủ", hay còn gọi là HÔN TRẦM.

    Nên nhớ ngồi mà không biết gì, nghe tiếng động giật mình choàng tỉnh là HÔN TRẦM.

    Mến !


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  6. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    cát bụi (06-28-2015),gaiden (06-29-2015),Phúc Hạnh (07-01-2015),Tuấn Kiệt (07-06-2015)

  7. #74
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    Kính bác Ngọc Quế !

    Có phải ai cũng nhập thiền một kiểu như bác đã nói ở trên hay không ?

    Kính !
    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  8. The Following 4 Users Say Thank You to cát bụi For This Useful Post:

    gaiden (06-29-2015),socnho (07-07-2015),Thế Hùng (07-01-2015),Tuấn Kiệt (07-06-2015)

  9. #75
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi cát bụi Xem bài viết
    Kính bác Ngọc Quế !

    Có phải ai cũng nhập thiền một kiểu như bác đã nói ở trên hay không ?

    Kính !
    Chào cát bụi !

    Không phải ai cũng nhập thiền như thế.

    Người căn cơ Phàm Phu Thiền thì khi có những hiện tượng lạ (thấy ánh sáng, đốm sáng, thấy người khác, nghe âm thanh thế này thế khác ..........(như bài trên đã nói) thì được xem là đã nhập thiền. Khoảng thời gian có những hiện tượng này, nếu hành giả không tham đắm và hành trì đều đặn thì 7 tháng sau (ít nhất) sẽ mất, mất để tiến lên giai đoạn 2 (giai đoạn Ngoại đạo thiền hoặc là giai đoạn Tiểu Thừa Thiền).

    Người căn cơ Ngoại đạo thiền thì khi xuất hồn được, được tính là đã nhập thiền. Nếu không tham đắm và hành trì đều đặn thì 7 tháng sau (điều kiện tốt nhất) sẽ chuyển qua giai đoạn 2 (Tiểu Thừa Thiền _ nghĩa là không còn xuất hồn nữa).

    Thiền sư P.T (xin lỗi không dẫn chứng trang web của vị này) vì tham đắm xuất hồn và thần thông mà dừng đứng ở Ngoại đạo thiền cho đến ngày lâm chung, không hề tiến lên được Tiểu Thừa thiền. Lên được Tiểu thừa Thiền mới thực sự là Thiền của Phật giáo.

    Diễn giải về Nhập Thiền như bài trên (đã nói) là giai đoạn Tiểu Thừa Thiền đó.

    Người có căn cơ Đại Thừa, hay hành giả đang ở vào giai đoạn Đại Thừa Thiền thì khi nhập thiền không được tịch tịnh, tỉnh biết như Tiểu Thừa thiền, mà mơ màng thực sự hay nói cho đúng hơn là trạng thái Mê Thần. Nhưng khác với hôn trầm là hành giả sau cơn thiền thì từ từ trở về thực tại chớ không hoảng hốt, giật mình.

    Có những trường hợp Người có duyên với Mật pháp thì ngủ vùi khi đến giờ thiền _ trong khoảng một tuần lễ _ cũng được xem là đã nhập thiền.

    Nói chung Nhập Thiền là thời điểm cải tạo Nghiệp chướng tích cực nhất. Còn hàng ngày dầu chúng ta tích cực làm thiện, gieo tạo nghiệp thiện, hiệu quả giải nghiệp không mau chóng. Chỉ có nhập thiền là tích cực giải nghiệp mà thôi.



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  10. The Following 8 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimsese (07-03-2015),gaiden (06-29-2015),Ngọc Tuấn (07-02-2015),nguoi ao lam (06-30-2015),Phúc Hạnh (07-01-2015),socnho (07-07-2015),Thế Hùng (07-01-2015),Tuấn Kiệt (07-06-2015)

  11. #76
    HOA Avatar của gaiden
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.095
    Thanks
    558
    Thanked 227 Times in 51 Posts
    Kính bác Ngọc Quế !
    Sao trong bài trên con không thấy bác nói đến trường hợp "Tối Thượng Thừa nhập thiền như thế nào ?"
    Kính !

  12. The Following 3 Users Say Thank You to gaiden For This Useful Post:

    Ngọc Quế (06-30-2015),socnho (07-07-2015),Thế Hùng (07-01-2015)

  13. #77
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi gaiden Xem bài viết
    Kính bác Ngọc Quế !
    Sao trong bài trên con không thấy bác nói đến trường hợp "Tối Thượng Thừa nhập thiền như thế nào ?"
    Kính !
    Xin chào bạn gaiden !

    Ngọc Quế chỉ học lỏm từ một quyển sách cỗ, nhưng bị mất trang cuối, cho nên không biết Tối Thượng Thừa nhập thiền như thế nào (để mà trả lời cho bạn), nhưng cũng xin trích dẫn một đoạn Kinh văn mời các bạn tham khảo :

    Kinh Duy-ma-cật Sở Thuyết

    Cưu-ma-la-thập dịch Hán

    HT. Thích Huệ Hưng dịch Việt

    III. PHẨM ĐỆ TỬ

    XÁ LỢI PHẤT

    Lúc bấy giờ, Trưởng giả Duy Ma Cật nghĩ thầm rằng:

    - Nay ta bịnh nằm ở giường, Thế Tôn là đấng Đại từ, lẽ đâu không đoái lòng thương xót !

    Phật đã biết ý ông, liền bảo Xá Lợi Phất rằng:

    - Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.

    Xá Lợi Phất bạch Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Vì sao? - Nhớ lại trước kia, con từng ở trong rừng ngồi yên lặng (tọa thiền) dưới gốc cây, khi ấy ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng: "Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Bất tất ngồi sững đó mới là ngồi yên lặng. Vả chăng ngồi yên lặng là ở trong ba cõi mà không hiện thân ý, mới là ngồi yên lặng; không khởi diệt tận định mà hiện các oai nghi, mới là ngồi yên lặng; không rời đạo pháp mà hiện các việc phàm phu, mới là ngồi yên lặng; tâm không trụ trong cũng không ở ngoài mới là ngồi yên lặng; đối với các kiến chấp không động mà tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo mới là ngồi yên lặng, không đoạn phiền não mà vào Niết bàn mới là ngồi yên lặng. Nếu ngồi được như thế là chỗ Phật ấn khả (chứng nhận) vậy".

    Bạch Thế Tôn, lúc ấy con nghe nói những lời đó rồi, im lặng không trả lời đặng, nên con không dám đến thăm bịnh ông.

    http://www.buddhismtoday.com/viet/ki...chhuehung3.htm

    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  14. The Following 6 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimsese (07-03-2015),Ngọc Tuấn (07-02-2015),Phúc Hạnh (07-01-2015),socnho (07-07-2015),Thế Hùng (07-01-2015),Tuấn Kiệt (07-06-2015)

  15. #78
    CHỒI Avatar của Thế Hùng
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    57
    Thanks
    200
    Thanked 90 Times in 26 Posts
    Kính bác Ngọc Quế !
    Xin cho con hỏi :

    Vì sao Tiểu Thừa Thiền khi nhập thiền thì tịch tỉnh , tỉnh biết , còn căn cơ Đại Thừa Thiền khi nhập thiền thì "Mê thần" (không biết gì hết )?
    Đáng lẻ Tiểu Thừa tĩnh biết một thì Đại thừa phải tỉnh táo 2 hay 3 chứ ?

    Không biết con hỏi như vậy có được không ? Nếu không , xin bác hoan hỉ bỏ quá cho.

    Kính !
    Đời người như giấc mộng con,
    Trăm năm một thoáng, có còn chi đâu !

  16. The Following 2 Users Say Thank You to Thế Hùng For This Useful Post:

    Phúc Hạnh (07-01-2015),socnho (07-07-2015)

  17. #79
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Thế Hùng Xem bài viết
    Kính bác Ngọc Quế !
    Xin cho con hỏi :

    Vì sao Tiểu Thừa Thiền khi nhập thiền thì tịch tỉnh , tỉnh biết , còn căn cơ Đại Thừa Thiền khi nhập thiền thì "Mê thần" (không biết gì hết )?
    Đáng lẻ Tiểu Thừa tĩnh biết một thì Đại thừa phải tỉnh táo 2 hay 3 chứ ?

    Không biết con hỏi như vậy có được không ? Nếu không , xin bác hoan hỉ bỏ quá cho.

    Kính !
    Ồh ! Chào Thế Hùng !

    Chuyện này thì trong "tài liệu cỗ" không có nói tới.

    Tuy nhiên bạn đã hỏi thì Ngọc Quế cũng xin thưa (theo sự vọng tưởng của mình):

    _ "Chỉ Tịnh lánh động" là còn ngăn ngại. là chưa thông suốt, cho nên con đường Đại Thừa được mở ra, mở ra để giúp hành giả "vượt qua, vượt qua đến bờ bên kia". Cũng như SÓNG và NƯỚC, Đại Thừa muốn chỉ cho Phật tử biết SÓNG đó là NƯỚC đó, NƯỚC đó là SÓNG đó, đổi Tướng nhưng không đổi Thể.

    Cho nên Đại Thừa không chủ trương xuất thế mà là "nhập thế độ sinh", chuyện giúp chúng sinh bên ngoài chỉ là việc làm tượng trưng, quan trọng là chúng sinh tâm bên trong, phải tận độ "chúng sinh tâm" bên trong (vi tế hoặc) mới thành Chánh Giác.

    Tương tác với chúng sinh bên ngoài, mượn chúng sinh bên ngoài làm phương tiện để diệt sạch mê lầm bên trong là Chính Danh Đại Thừa.

    Không còn ngăn ngại với mọi hiện tướng thế gian mới là Đại, thấu suốt bản chất mọi hiện tượng đều hư huyễn mới là Đại, chữ Đại trong Đại Thừa không có nghĩa là lớn hơn mà là sâu sắc hơn.

    Vì thế Đại Thừa nói (Lục Tổ Huệ Năng) :

    Phật pháp tại thế gian
    Bất ly thế gian giác
    Ly thế mịch Bồ đề
    Cáp như tầm thố giác.


    Phật pháp có trong tất cả mọi hiện tượng Động hay là Tịnh, Thiện hay là Ác, Thanh hay là Trược.
    Hãy nương theo (quán sát) vạn pháp mà Giác Ngộ.
    Chui vào chỗ tịch tịnh, cắt đứt mọi quan hệ thế gian để tìm Đạo lớn,
    khác nào tìm sừng thỏ.


    Cũng ý đó Luận Bảo Vương Tam Muội nói :

    10 ĐIỀU TÂM NIỆM

    1- Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không tật bệnh, vì không tật bệnh thì tham dục dễ sanh.
    2- Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kiêu sa nổi dậy.
    3- Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
    4- Sự nghiệp đừng mong không bị chông gai chướng ngại, vì không bị chông gai thì chí nguyện không kiên cường.
    5- Làm việc đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng thị thường kiêu ngạo.
    6- Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.
    7- Với người đừng mong tất cả thuận chiều theo ý mình, vì được thuận chiều ý mình thì tất sanh tự kiêu.
    8- Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đáp trả là thi ân mà có mưu đồ.
    9- Thấy lợi đừng nhúng tay, vì nhúng tay thì hắc ám tâm trí.
    10- Oan ức không cần bày tỏ (biện bạch), vì bày tỏ là hèn nhát mà oán thù kéo dài ra.


    Bởi vậy, Phật Đà thiết lập Chánh Pháp, lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai gốc làm giải thoát, lấy ma quân làm đạo bạn, lấy khó khăn làm sự tác thành, lấy bạn tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy kẻ chống nghịch làm người giao du, lấy sự thi ân như đôi dép bỏ, lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm đà tiến thủ. Thế nên, ở trong chướng ngại mà vượt qua tất cả.


    Đức Thế Tôn được giác ngộ chính trong mọi sự chướng ngại, Ương quật hành hung, Đề Bà khuấy phá, mà Phật Đà giáo hóa cho thành đạo tất cả. Như vậy há không phải sự tác nghịch là sự tác thành mà sự khuấy phá là sự giúp đỡ cho ta.


    Ngày nay những người học đạo, trước hết không dấn mình vào mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại xáp tới thì không thể nào đối phó. Chánh Pháp chí thượng vì vậy mà mất cả, đáng tiếc đáng hận biết bao.


    Vì đi vào "vạn nẽo đường phù sa" cho nên hành giả đâu có trong trắng như tờ giấy, mà cũng "lấm bụi trần" như sáu loại chúng sinh. Mà lấm lem bụi trần thì đâu có tịch tịnh, tỉnh biết được nữa. Mê thần là hiệu ứng tất nhiên để tiêu hóa nhiễm ô của 6 cõi.

    (Hỏng biết có phải như vậy không nữa ? )


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  18. The Following 5 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    chimsese (07-03-2015),Ngọc Tuấn (07-02-2015),socnho (07-07-2015),Thanh Trúc (07-02-2015),Tuấn Kiệt (07-06-2015)

  19. #80
    MẦM Avatar của Ngọc Tuấn
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    27
    Thanks
    212
    Thanked 87 Times in 17 Posts
    Kính bác Ngọc Quế !
    Con thắc mắc (Theo như bác nói) :
    _ Vậy người có căn cơ Đại Thừa có cần ngồi Thiền hay không ?
    Kính !
    Một câu nhịn, chín câu lành


    1000 T + 1 A = 0

  20. The Following 2 Users Say Thank You to Ngọc Tuấn For This Useful Post:

    Ngọc Quế (07-03-2015),socnho (07-07-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •