DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 8/67 ĐầuĐầu ... 6789101858 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 71 tới 80 của 663
  1. #71
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 5 _ PHẨM TỨ TƯỚNG THỨ BẢY
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại giải thoát hay trừ vô minh. Như thứ tô thượng hạng lọc sạch cả cạn nhơ bèn gọi là đề-hồ. Cũng vậy, giải thoát trừ sạch vô minh sanh ra chơn minh. Chơn minh ấy tức là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

    Lại giải thoát gọi là tịch-tịnh, thuần một không hai. Như voi nơi đồng hoang trống, riêng một mình không bạn bầy. Cũng vậy, giải thoát thuần một không hai, thuần một không hai là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

    Lại giải thoát gọi là cứng đặc. Như tre, lau, thầu dầu, cọng cây rỗng bộng mà hột thời cứng đặc. Trừ Phật Như-Lai, tất cả trời người đều không cứng đặc. Chơn giải thoát xa lìa tất cả các dòng hữu lậu. Giái thoát như vậy tức là Như-Lai.

    Lại giải thoát gọi là bỏ các hữu-lậu, như có người ăn rồi mà ói ra. Bỏ các hữu lậu là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

    Lại giải thoát gọi là quyết định, như mùi thơm hoa bà-sư không có trong hoa thất-diệp. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

    Lại giải thoát gọi là thủy-đại. Ví như thủy-đại thắng hơn các đại khác, hay nhuận hột giống của tất cả cỏ cây. Cũng vậy, giải thoát hay nhuận tất cả loài có sự sanh sống. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

    Lại giải thoát gọi là vào. Như có cửa nẻo thời thông vào hầm vàng, có thể được vàng. Cũng vậy, giải thoát như cửa nẻo kia. Người tu vô ngã thời được vào trong. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

    Lại giải thoát gọi là hay giỏi. Ví như học trò theo bên thầy, làm đúng theo chỗ thầy dạy bão thời được gọi là hay giỏi. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

    Lại giải thoát gọi là pháp xuất-thế, ra khỏi hơn nơi tất cả pháp. Như vị của sữa và tô hơn vị của các thứ khác. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

    Lại giải thoát gọi là bất động. Như ngạch cửa gió không làm động được. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

    Lại giải thoát gọi là không sóng dợn. Như nước biển cả luôn có sóng dợn. Giải thoát không phải như vậy. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

    Lại giải thoát gọi là có chỗ dùng. Như vàng Diêm-phù-đàn dùng được nhiều việc. Không ai nói được chỗ xấu dở của vàng nầy. Cũng vậy, giải thoát không có xấu dở. Không có xấu dở là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

    Lại giải thoát bỏ hạnh anh-nhi, như người lớn bỏ hạnh trẻ nít. Cũng vậy, giải thoát trừ bỏ năm ấm. Trừ bỏ năm ấm là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

    Lại giải thoát gọi là rốt ráo. Như người bị trói, được mở thả, tắm rửa sạch sẽ rồi về nhà. Cũng vậy, giải thoát là rốt ráo thanh tịnh. Rốt ráo thanh tịnh là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

    Lại giải thoát gọi là sự vui vô-tác, vì đã ói sạch tham dục, sân hận cùng ngu si. Ví như có người uống nhầm thuốc độc, phải uống thuốc ói, khi ói hết chất độc thời thân được an vui. Giải thoát cũng vậy, ói các độc phiền não kiết phược, thân được an-vui gọi là sự vui vô-tác. Sự vui vô-tác tức là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

    Lại giải thoát gọi là đoạn tất cả pháp hữu-vi xuất sanh tất cả vô-lậu thiện-pháp. Đoạn bít các đạo : Hoặc là ngã, vô-ngã, phi-ngã, phi vô-ngã. Chỉ đoạn sự chấp lấy, chớ không đoạn ngã-kiến. Ngã kiến đó gọi là Phật tánh. Phật tánh tức là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  2. #72
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    [QUOTE=socnho;19140]Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 5 _ PHẨM TỨ TƯỚNG THỨ BẢY
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lại giải thoát gọi là chẳng không mà không. Phàm không – không gọi là vô-sở-hữu, vô-sở-hữu là sự vọng chấp – giải thoát của các nhà ngoại đạo Ni-kiền-tử, mà thật ra không có giải thoát nên gọi là không-không. Chơn giải thoát thời không như vậy nên gọi là chẳng không mà không. Chẳng không mà không là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

    Lại giải thoát gọi là không mà chẳng không. Như bình đựng nước đựng sữa, dầu không nước không sữa nhưng vẫn được gọi là bình nước, bình sữa. Các thứ bình đây không thể gọi là không hay chẳng không được. Nếu nói là không thời không được có sắc, hương ,vị, xúc. Nếu nói là chẳng không thời lại không có nước sữa. Giải thoát cũng vậy không thể nói là sắc cùng với chẳng phải sắc. Chẳng thể nói là không cùng với chẳng không. Nếu nói là không thời chẳng được có thường, lạc, ngã, tịnh. Nếu nói là chẳng không thời ai thọ thường, lạc, ngã, tịnh nầy. Vì những nghĩa ấy nên không thể nói là không cùng với bất không. Không là nói không hai mươi lăm cõi và các phiền não, tất cả sựï khổ, tất cả tướng, tất cả hạnh hữu-vi. Như bình không nước thời gọi là không. Chẳng không là nói chơn thiệt thiện sắc : thường lạc, ngã, tịnh, chẳng động, chẳng biến. Như sắc, hương, vị, xúc của cái bình, thời gọi là chẳng không. Vì vậy nên giải thoát dụ như cái bình kia. Cái bình kia gặp duyên thời bị bể hư. Giải thoát không hề bị hư hoại. Không thể hư hoại là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

    Lại giải thoát gọi là lìa ham muốn. Ví như có người lòng ham muốn ngôi Thiên-Đế, Phạm-Vương, Tự-Tại-Thiên-vương. Giải thoát không như vậy. Khi đã thành bực Vô-thượng Chánh-giác rồi thời không ai không nghi. Không ai không nghi là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

    Lại giải thoát đoạn sự ham muốn của ba cõi, đoạn tất cả tướng, tất cả hệ phược, tất cả phiền não, tất cả sanh tử, tất cả nhơn duyên, tất cả quả báo. Giải thoát như vậy tức là Như-lai. Như-Lai tức là Niết-bàn.

    Tất cả chúng sanh vì sợ phiền não sanh tử nên thọ tam quy-y. Ví như bầy nai sợ thợ săn, nhảy khỏi một nhảy dụ cho một quy-y, nhảy ba nhảy dụ ba quy-y. Do nhảy khỏi ba nhảy mà đuợc thoát nạn an vui. Chúng sanh cũng vậy vì sợ bốn loài ma mà thọ tam quy-y. Do tam quy-y nên được an vui. Được an vui tức là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai. Như-Lai tức là Niết-bàn. Niết-bàn tức là vô tận. Vô tận tức là Phật tánh. Phật tánh tức là quyết định. Quyết định tức là Vô-thượng Chánh-Giác.”


    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Bạch Thế-Tôn ! Nếu Niết-bàn, Phật tánh, quyết định và Như-Lai là một nghĩa, thế sao nói rằng có ba quy-y ?”
    Phật dạy : “Nầy Ca-Diếp ! Tất cả chúng sanh sợ sanh tử nên cầu tam quy-y.
    Vì do tam quy-y ,mà biết Phật tánh, quyết định, Niết-bàn.

    Nầy Ca-Diếp ! Có pháp , tên thời một mà nghĩa thời khác. Có pháp, tên cùng nghĩa đều khác. Tên một nghĩa khác như Phật thường, Pháp thường, Tăng thường, Niết-bàn, hư không cũng đều thường. Tên cùng nghĩa đều khác: Như Phật gọi là giác, pháp gọi là bất giác, Tăng gọi là hòa hiệp, Niết-bàn gọi là giải thoát, hư không gọi là phi-thiện cũng gọi là vô-ngại.

    Nầy Ca-Diếp ! Tam quy-y danh nghĩa đều khác, thế nên Như-Lai bảo Ma-Ha-Ba-Xà-Ba-Đề rằng: Nầy Kiều Đàm-Di chớ cúng dường Như-Lai, nên cúng dường Tăng, nếu cúng dường Tăng thời được cúng dường Tam quy đầy đủ. Ma-Ha-Ba-Xà-Ba-Đề thưa rằng trong chúng Tăng không Phật không Pháp, sao cho rằng cúng dường Tăng thời được đầy đủ cúng dường Tam-quy ? Như-Lai dạy : Bà tuân lời Như-Lai đó là cúng dường Phật. Vì giải thoát là cúng dường Pháp. Chúng Tăng nhận lãnh là cúng dường Tăng.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  3. #73
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 5 _ PHẨM TỨ TƯỚNG THỨ BẢY
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Ca-Diếp 1 Thế nên tam quy chẳng được là một.
    Nầy Ca-Diếp ! Hoặc có lúc Như-Lai nói một làm ba, nói ba làm một. Nghĩa ấy là cảnh giới của Chư Phật, chẳng phải là hàng Thanh-Văn cùng Duyên-Giác biết được.


    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Như lời Thế-Tôn nói rốt ráo an vui gọi là Niết-bàn, nghĩa nầy như thế nào ? Luận về Niết-bàn thời bỏ thân, bỏ trí, nếu bỏ thân trí ai sẽ thọ vui ?”

    Phật dạy : “Nầy Ca-Diếp ! Ví như có người ăn xong buồn nôn, bèn đi ra ngoài mà ói, ói rồi trở vào nhà. Bạn bè hỏi anh đã lành mạnh chưa mà trở vào nhà. Người ấy đáp đã lành, thân tôi được an vui. Như-lai cũng vậy, rốt ráo xa lìa hai mươi lăm cõi, trọn được chỗ Niết-bàn an lạc không thể động chuyển, không có diệt tận, dứt tất cả thọ, gọi là sự vui không thọ. Không thọ như vậy gọi là sự vui thường trụ. Nếu nói Như-Lai có thọ sự vui thời là không đúng. Thế nên rốt ráo vui tức là Niết-bàn, Niết-bàn tức là chơn giải thoát, chơn giải thoát tức là Như-Lai.

    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Bạch Thế-Tôn ! Bất sanh bất diệt là giải thoát ư ?”

    Phật nói : “Phải ! Bất sanh bất diệt tức là giải thoát, giải thoát như vậy tức là Như-Lai.”

    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Nếu bất sanh bất diệt là giải thoát, thời tánh hư-không cũng không sanh diệt lẽ ra là Như-Lai. Như tánh Như-Lai tức là giải thoát”.

    Phật nói : “Nầy Ca-Diếp ! Việc ấy không phải vậy. Như tiếng hót rất thanh diệu của chim Ca-Lăng-Tần-Già cùng chim Mạng-Mạng, chừng có đồng với tiếng hót của chim quạ, chim khách chăng ?”

    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật: “Bạch Thế-Tôn ! Trăm ngàn muôn lần tiếng hót của chim quạ, chim khách sánh cũng không bằng tiếng hót của chim Ca-Lăng-Tần-Già cùng chim Mạng-Mạng.

    Bạch Thế-Tôn ! Tiếng của chim Ca-Lăng-Tần-Già rất thanh diệu, thân cũng khác, sao đức Thế-Tôn lại đem so sánh với chim quạ, chim khách. Khác nào đem hột đình lịch sánh với núi Tu-Di. Phật sánh cùng hư-không cũng lại như vậy. Tieng của chim Ca-Lăng-Tần-Già có thể dụ cho tiếng nói của Phật. Không thể đem dụ với tiếng của chim quạ, chim khách.”


    Phật khen : “Hay thay ! Hay thay ! Nay ông khéo hiểu được pháp rất sâu khó hiểu.

    Có lúc vì một nhơn duyên mà Như-Lai dẫn như không để dụ cho giải thoát. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.
    Chơn giải thoát, tất cả trời người không ai có thể sánh ví được. Mà hư không kia thiệt cũng chẳng phải là ví dụ. Nhưng vì giáo hoá chúng sanh nên đem sự chẳng phải ví dụ để làm dụ. Phải biết giải thoát tức là Như-Lai. Tánh Như-Lai tức là giải thoát. Giải thoát cùng Như-Lai không hai, không khác.

    Nầy Ca-Diếp ! Chẳng phải ví-dụ, như vật không gì sánh không thể dẫn làm dụ. Vì có nhơn duyên có thể dẫn làm dụ. Như trong khế-kinh có nói diện mạo đoan chánh dường như mặt trăng tròn. Voi trắng sạch sẽ như núi tuyết. Trăng tròn không đồng với gương mặt. Núi tuyết chẳng được tức là voi trắng.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  4. #74
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 5 _ PHẨM TỨ TƯỚNG THỨ BẢY
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Ca-Diếp ! Chẳng thể đem dụ nào để ví dụ cho chơn giải thoát. Chỉ vì giáo hoá chúng sanh mà làm ví dụ thôi. Do nơi ví dụ mà biết các pháp-tánh cũng lại như vậy”.

    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Cớ sao đức Như-Lai nói hai thuyết như thế ?”

    Phật nói : “Nầy ca-Diếp ! Ví như có người lòng giận tức tay cầm dao gươm muốn hại Như-Lai. Như-Lai vẫn hòa vui không có vẻ giận hờn. Người ấy có thể hại được Như-Lai để thành tội nghịch chăng ?”

    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Bạch Thế-Tôn ! Không thể được. Vì thân Như-Lai không thể phá hại. Bởi thân Như-Lai vốn không thân chỉ có pháp-tánh. Tánh của pháp-tánh chẳng thể phá hoại. Người ấy đâu hại được thân Phật. Do vì có lòng ác hại mà người ấy thành tội vô-gián.
    Do nhơn duyên nầy dẫn các thứ ví dụ để được biết pháp chơn thiệt.


    Phật khen : “Hay thay ! Hay thay ! Lời ông vừa nói chính là chỗ Như-Lai muốn nói .
    Nầy Ca-Diếp ! Lại như đứa con ác muốn hại mẹ nó. Nhằm lúc nó ở bên đống thóc, mẹ nó đem cơm đến. Nó thấy mẹ liền đi mài dao để giết mẹ. Mẹ nó biết ý bèn chui vào đống thóc để trốn. Nó cầm dao chém khắp đống thóc, tự cho là đã giết được mẹ nên rất vừa lòng. Lát sau mẹ nó lén chui ra khỏi đống thóc và trở về nhà.
    Ông nghĩ thế nào, đứa con ấy có thành tội vô gián không ?”


    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Bạch Thế-Tôn ! Không quyết định được. Nếu nói là thành tội thời mẹ nó chưa bị giết chết. Nếu nói là không tội, thời chính nó tự cho là đã giết được mẹ và rất vừa lòng. Người ấy dầu chẳng đầy đủ tội nghịch, mà cũng là nghịch. Do nhơn duyên nầy, nên dẫn các ví dụ để được biết pháp chơn thiệt.”

    Phật khen : “Hay thay ! Hay thay ! Nầy ca-Diếp ! Vì nhơn duyên ấy nên Như-Lai nói các phương tiện ví-dụ để dụ giải thoát. Dầu nói vô-lượng vô số ví-dụ, mà thiệt không thể đem dụ để sánh được. Hoặc có nhơn duyên cũng nói ví dụ. Hoặc có nhơn duyên chẳng nói ví dụ. Thế nên giải thoát thành tựu vô lượng công đức như vậy, thẳng đến Niết-bàn. Niết-bàn Như-Lai cũng có vô lượng công đức như vậy. Do vì thành tựu viên-mãn vô lượng công đức như vậy nên gọi là Đại-Niết-Bàn.”

    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Bạch Thế-Tôn ! Nay con mới biết chỗ đến của Như-Lai là không có cùng tận. Nếu chỗ đã không cùng tận, phải biết thọ mạng cũng phải không cùng tận.”

    Phật nói : “Hay thay ! Hay thay ! Nầy Ca-Diếp ! Nay ông khéo hay hộ trì chánh pháp. Nếu có người nào muốn đoạn trừ phiền não kiết-phược, phải nên hộ trì chánh pháp như vậy.”


    -----------

    THÍCH NGHĨA

    (43)- NAM-CĂN : bộ phận sanh dục của đàn ông. NỮ CĂN : bộ phận sanh dục của đàn bà.
    (44)- BỐN GIAI CẤP ở xứ Thiên-Trúc thời kỳ đức Thích-Ca xuất thế 1- Ba-La-Môn : giai cấp bực thầy của quốc dân, gồm những dòng trí thức thông thái, nắm chủ quyền về văn hóa lễ nghi trong nước. 2- Sát-Đế-Lợi : giai cấp vua chúa hoàng tộc. 3-Tỳ-xá : giai cấp thương mãi, thợ thuyền. 4- Thủ-Đà : giai cấp lao công, cần vụ.
    (45)-TRƯỞNG-GIẢ : Danh từ tôn gọi hạng giàu sang cũng có đức hạnh.
    (46)– “ BÁN TƯ” chỉ cho những học thuyết sơ cấp, phổ thông, chưa đến trình độ rốt ráo viên mãn.
    (47)– PHƯƠNG ĐẲNG : rộng lớn cùng khắp.
    (48)– THANH VĂN : Nghe thanh âm; hàng Tiểu-Thừa nghe thanh âm thuyết pháp của Phật rồi y theo đó tu tập mà đoạn hoặc-nghiệp, chứng chơn-quả. Không phải như Đại-Thừa Bồ-Tát tự-ngộ bổn tâm, tự-chứng bổn tánh.

    HẾT PHẨM TỨ TƯỚNG THỨ BẢY

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  5. #75
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 6 _ PHẨM TỨ Y THỨ TÁM
    __________________________________________________ ______________________________________


    08. PHẨM TỨ Y THỨ TÁM

    (Hán bộ trọn quyển thứ sáu)


    Phật dạy : “Nầy Ca-Diếp : Trong kinh Đại-Niết-Bàn vi diệu nầy có bốn hạng người hay hộ trì chánh pháp, kiến-lập chánh pháp, ức-niệm chánh pháp. Thương xót và làm lợi ích an lạc nhiều cho thế gian và làm chỗ nương tựa cho thế gian.

    Một là bực xuất thế đủ tánh phiền não.
    Hai là bực Tu-Đà-Hoàn và Tư-Đà-Hàm.
    Ba là bực A-Na-Hàm.
    Bốn là bực A-La-Hán.

    Bốn hạng người trên đây hiện ra nơi đời có thể xót thương làm nhiều điều lợi ích an-lạc cho thế gian, cho trời, cho người, làm chỗ y chỉ cho thế gian.

    Thế nào gọi là đủ tánh phiền não ? Nếu có người hay phụng trì giới cấm, đầy đủ oai nghi, kiến lập chánh pháp. Nghe hiểu lời Phật dạy, rồi đem phân biệt tuyên thuyết cho người khác. Chỗ gọi rằng thiểu dục là đạo, đa dục không phải đạo. Rộng giảng nói tám điều giác ngộ của bực đại nhơn như vậy. Có ai phạm tội thời chỉ bảo cho phát lồ sám hối để trừ tội. Khéo biết pháp bí mật của Bồ-Tát phương tiện ra làm. Hạng người nầy gọi là phàm phu chớ không phải người bực thứ tám. Người bực thứ tám không phải phàm phu gọi là Bồ-Tát, không gọi là Phật.

    Hạng thứ hai là bực Tu-Đà-Hoàn và bực Tư-Đà-Hàm. Hạng nầy nếu được Chánh pháp thời thọ trì Chánh pháp. Nghe pháp nơi Phật, đúng theo chỗ đã được nghe bèn biên chép thọ-trì đọc tụng, rồi nói lại cho người khác. Không bao giờ hạng người nầy nghe pháp rồi mà không chép không thọ không nói, và cũng không bao giờ nói Phật cho chứa vật bất-tịnh như tôi tớ v.v…Hạng thứ hai đây chưa được bực thứ ba. Trụ nơi bực thứ ba gọi là Bồ-tát, đã được thọ ký.

    Hạng người thứ ba gọi là bực A-Na-Hàm. Bực nầy không có những việc phỉ báng Chánh pháp, cho chứa tôi tớ các vật bất-tịnh , thọ trì sách luận Ngoại đạo; cũng không bị khách trần phiền não làm chướng, cựu phiền não che ngăn; cũng không dấu chơn thiệt Xá lợi của Như-Lai; không bị bịnh ngoài làm não hại, không bị bốn thứ rắn độc xâm nhiễu mà luận nói là Ngã. Thường nói lý vô-ngã. Không bao giờ nói tham luyến thế pháp, mà thường nói pháp Đại thừa nối luôn không dứt. Thân thể của vị nầy không có tám vạn hộ-trùng, đã lìa hẳn dâm dục, nhẫn đến trong giấc mộng chẳng chảy bất tịnh. Lúc sắp chết không sợ hãi. A-Na-Hàm nghĩa là gì ? Vị nầy không còn trở lại, những sụ lỗi lầm không làm nhơ nhớp được người, là bực Bồ-Tát đã được thọ ký, sắp sẽ thành bực Vô thượng Chánh giác. Đây gọi là hạng thứ ba.

    Hạng người thứ tư là bực A-La-Hán. Bực nầy dứt hẳn phiền não, giải thoát sanh tử, việc làm đã xong là Bồ-Tát trụ-địa thứ mười, đặng trí huệ tự tại, có thể hiện bất cứ thân hình nào mà mọi loài ưa thích. Muốn thành Phật liền có thể được thành. Trọn nên vô lượng công đức như vậy nên gọi là A-La-hán.

    Trên đây là bốn hạng người xuất hiện nơi đời, xót thương người đời, đem nhiều lợi ích an vui cho thế gian, là chỗ thế gian nương tựa, là bực rất tôn quý của cõi Trời cõi Người, không khác gì đức Như-Lai.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  6. #76
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 6 _ PHẨM TỨ Y THỨ TÁM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Bạch Thế-Tôn ! Nay con không nương tựa nơi bốn hạng người ấy. Vì rằng trong kinh Cù-Sư-La, đức Phật từng bảo ông Xà-Sư-Lê : Nếu có Thiên ma vì muốn phá hoại Chánh pháp mà biến ra hình Phật, đủ cả tướng tốt oai nghiêm, cũng viên quang, cũng bạch hào, ông phải kiểm giảo là giả hay thật. Đã rõ là Ma thời phải hàng phục.

    Bạch Thế-Tôn ! Bọn Ma còn biến làm thân Phật được huống là thân của bốn hạng người trên với những thần thông : Nằm ngồi giữa hư không, nách bên tả tuôn nước, nách bên hữu phun lửa, cả thân ra khói lửa v.v… Vì lẽ ấy nên lời tuyên nói của các hạng người trên đây, lòng con không dám tin cùng bẩm thọ, con cũng không có quan niệm kính mến để nương tựa theo.


    Đức Phật dạy : “Nầy Ca-Diếp ! Cho đến đối với lời nói của Như-Lai mà có lòng nghi ngờ còn không nên thọ trì, huống là lời của các hạng người ấy. Vì thế nên phải khéo phân biệt cho rõ là lành hay chẳng lành, nên làm hay chẳng nên làm. Được như vậy mới có kết quả an lạc lâu dài. Nầy Ca-Diếp Ví như con chó gian trộm, đêm tối lén vào nhà người, người trong nhà nếu hay được phải liền la đuổi, chó ấy sợ bỏ đi không dám trở lại. Cũng thế , từ nay các ông phải theo cách ấy mà trị loài Thiên ma. Bảo Thiên ma rằng : Nầy Ba-tuần, nhà ngươi không được dối hiện ra các thân hình ấy, nếu còn hiện, ta sẽ dùng năm món trói buộc để trói nhà ngươi. Ma nghe rồi sẽ bỏ đi không trở lại phá nữa.

    Ca-Diếp bạch Phật : “Bạch Thế-Tôn ! Như Phật vì ông Cù-Sư-La mà dạy rằng : Nếu có thể hàng phục Thiên ma như vậy thời cũng có thể được gần Đại-Niết-Bàn. Thế thời đức Như-Lai cần gì nói bốn hạng người trên đây là chỗ quy-y của mọi người. Lời nói của bốn hạng người trên đây chưa ắt đáng tin.”

    Phật dạy : “Nầy Ca-Diếp ! Như-Lai vì hàng Thanh-Văn nhục nhãn mà nói là hàng phục loài Thiên ma, chớ chẳng phải vì người tu học Đại thừa mà nói. Hàng Thanh-Văn dầu có Thiên nhãn, nhưng vẫn gọi là nhục nhãn. Người tu học Đại-thừa dầu có nhục nhãn nhưng gọi là Phật nhãn. Vì Kinh điển Đại-thừa gọi là Phật-thừa, là trên tất cả và hơn tất cả.

    Nầy Ca-Diếp ! Ví như vị đại-kiện-sĩ khuyên bảo những người nhút nhát theo mình rằng : Các ngươi phải học tập bắn cung múa kiếm như thế nầy, phải có dạn dỉ đừng khiếp sợ, xem ai cũng yếu kém chỉ có mình là mạnh mẽ. Nếu có kẻ vốn hèn yếu giả là lực sĩ mang cung đeo kiếm đến dọa nạt hò hét, ngươi chớ lo sợ, kẻ dối giả ấy thấy ngươi không có vẻ kinh hãi tất sẽ tự rút lui không dám khuấy phá, như con chó gian trộm kia.

    Nầy Ca-Diếp, cũng thế, đức Như-Lai bảo hàng Thanh-Văn chớ sợ ma Ba-Tuần. Nếu ma Ba-Tuần hiện hình Phật đến trước các ông, thời các ông phải tinh tấn gìn chánh niệm cho vững chắc, Ma kia tất lo sầu mà bỏ đi.

    Nầy Ca-Diếp ! Như vị đại kiện sĩ không bắt chước ai, người học Đại-Thừa cũng vậy. Khi được nghe các Kinh điển thâm-mật, lòng họ vui thích không hề kinh sợ. Vì người tu học Đại-Thừa ấy từ trước đã từng cúng dường, cung kính, lễ bái vô-lượng muôn ức đức Phật. Dầu có vô số loài Ma muốn đến phá khuấy, cũng không chút kinh sợ.

    Ví như người được thuốc A-già-đà thời không sợ tất cả rắn độc, và sức thuốc ấy cũng trừ được tất cả chất độc. Kinh điển Đại-Thừa cũng vậy, không sợ tất cả loài Ma độc mà lại có thể hàng phục loài Ma, không cho nó làm quấy.

    Nầy Ca-Diếp ! Ví như loài Độc long lúc muốn hại ai, hoặc lấy mắt độc nhìn, hoặc dùng miệng hà hơi độc. Tất cả muông thú sư tử, cọp, sói đều kinh sợ Độc long, nếu suông nhằm hơi độc thời đều bị hại. Có người giỏi thần chú có thể điều phục loài Độc long cùng các ác thú, dùng làm con vật để cỡi. Cũng vậy, người học Đại-Thừa thấy hàng Thanh-Văn sợ những sự làm hại của Ma Ba-Tuần, đối với pháp Đại-Thừa, không chịu tin, bèn dùng phương tiện hàng phục loài Ma trước, rồi nhơn đó rộng nói các môn diệu-pháp. Hàng Thanh-Văn kia thấy đã hàng phục được loài Ma nên hết sợ, mới có lòng tin đối với Chánh pháp vô thượng của Đại-Thừa, và bảo nhau rằng : Từ nay trở đi, ở trong pháp Đại-Thừa chúng ta chớ có làm chướng ngại.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  7. #77
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 6 _ PHẨM TỨ Y THỨ TÁM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Ca-Diếp ! Hàng Thanh-Văn cùng Duyên-Giác rất sợ phiền não. Người học Đại-Thừa đều không sợ phiền não. Vì người học Đại-Thừa có oai lực như vậy, nên lời ta nói thuở trước chính là để khuyến khích hàng Thanh-Văn cùng Duyên-Giác điều phục các loài Ma, chớ chẳng phải nói với người học Đại-Thừa.

    Kinh điển vi diệu Đại-Niết-Bàn đây rất kỳ lạ, rất đặc biệt. Nếu có người được nghe mà kính tin thọ trì cùng tin chắc Như-Lai là pháp thường trụ thời người nầy rất là hi hữu như hoa Ưu-Đàm. Sau khi Như-Lai vào Niết-bàn, nếu có người được nghe Kinh điển vi diệu Đại-Thừa nầy mà sanh lòng kính tin, nên biết người nầy trăm ngàn ức kiếp về sau không bị sa vào ác đạo.

    Nầy Ca-Diếp ! Sau khi ta vào Niết-bàn, sẽ có vô lượng chúng sanh chẳng tin và chê bai Kinh điển vi diệu Đại-Niết-Bàn nầy.”


    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Bạch Thế-Tôn ! Sau khi Phật diệt độ chừng bao lâu sẽ có hạng người chê bai ấy ? Và có bực thuần-thiện nào cứu vớt dược kẻ chê bai ấy chăng ?”.

    Phật dạy : “Nầy Ca-Diếp ! Sau khi ta vào Niết-bàn trong khoảng bốn mươi năm, Kinh nầy sẽ được lưu bố rộng trong cõi Diêm-Phù-Đề, rồi sau sẽ ẩn mất trong đất.

    Nầy Ca-Diếp ! Như xứ nào có gạo thơm, mía, đường, sữa, đề-hồ, người xứ ấy tất cho các thực phẩm ấy là món ăn ngon nhứt. Nếu chốn nào mà người bổn xứ chỉ ăn ròng những gạo hẩm, hột cỏ, tất họ cũng sẽ cho món họ ăn là ngon nhứt, vì đây là những người bạc phước, nghiệp báo của họ khiến như vậy. Nếu là người có phước đức lớn thì chỉ hưởng những thực phẩm qúy : Cơm ngon, mía, đường, sữa, đề-hồ, trọn đời nghe đến tên cơm hẩm hột cỏ. Cũng vậy, đối với kinh điển vi diệu Đại-Niết-Bàn đây, hàng nhị thừa độn căn bạc phước chẳng ưa chẳng thích, còn người học Đại thừa thời kính tin vui mừng khi đã nghe được.

    Nầy Ca-Diếp ! Ví như có một vị Quốc-vương ở trong núi hiểm trở, dầu có mía, đường, gạo nếp, nhưng vì khan hiếm nên không dám ăn, cứ lo chứa cất, mà chỉ ăn những rau cỏ. Vua nước láng giềng nghe biết vừa thương vừa cười, bèn cho xe chở gạo, nếp, mía, đường sang biếu tặng. Quốc-vương được tặng phẩm liền phân phát cho nhơn dân cả nước cùng ăn. Nhơn dân được ăn đều vui mừng và nói rằng nhờ vua láng giềng mà chúng ta được món ăn rất ngon lạ.

    Nầy Ca-Diếp ! Bốn hạng người y-chỉ trên đây cũng vậy, là đại tướng của pháp Đại-thừa vô thượng. Trong bốn hạng người nầy, hoặc có một người thấy xứ khác có vô-lượng Bồ-Tát dầu học Kinh điển Đại-thừa, hoặc biên chép, hoặc khuyên bảo người biên chép, nhưng vì lợi dưỡng, vì danh vị, vì tự-độ, vì y-chỉ, nên đem đổi các Kinh điển khác, mà không đem pháp Đại-thừa tuyên dạy cho mọi người, bèn đem kinh Đại-Niết-Bàn gởi tặng cho các vị Bồ-tát ấy, cho các vị nầy phát tâm và an trụ nơi đạo Bồ-đề vô-thượng. Vị Bồ-Tát ấy khi được Kinh nầy rồi, liền đem tuyên dạy lại mọi người, làm cho vô lượng chúng sanh đặng lảnh thọ pháp vị Đại-thừa, mọi người đều nhờ nơi sức của một vị Bồ-Tát nầy mà được nghe thứ Kinh vi diệu chưa từng nghe. Như nhơn dân trong nước kia, nhờ sức vua mà được hưởng các thức ăn ngon lạ.

    Nầy Ca-Diếp ! Phàm chỗ nào có Kinh điển vi diệu Đại-Niết-Bàn nầy lưu-bố, phải biết chốn ấy là Kim-cang, người ở chỗ ấy cũng như Kim cang. Người được nghe Kinh nầy thời chẳng thối chuyển nơi đạo Vô thượng Chánh giác, đều được thành tựu những điều mong muốn. Như những điều mà Như-Lai đã tuyên nói đây, chư Tỳ-Kheo phải khéo thọ trì. Chúng sanh nào không nghe được Kinh điển nầy thời thật là hạng đáng thương hại, vì họ không thọ trì được nghĩa lý sâu xa của Kinh điển Đại-thừa như thế nầy.”


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  8. #78
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 6 _ PHẨM TỨ Y THỨ TÁM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Bạch Thế-Tôn ! Sau khi Như-Lai diệt độ, trong khỏang bốn mươi năm, kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bàn nầy sẽ rộng truyền ở cõi Diêm-Phù-Đề, qua thời gian ấy sẽ ẩn mất vào đất.Vậy chẳng biết chừng nào Kinh nầy sẽ lại xuất hiện ?”

    Phật dạy : “Nầy Ca-Diếp ! Lúc Chánh pháp của Như-Lai còn thừa tám mươi năm, bốn mươi năm đầu là thời gian mà Kinh nầy lại được thạnh truyền”.

    Ca-Diếp Bồ-Tát lại thưa : “Bạch Thế-Tôn ! Lúc Chánh pháp diệt, chánh giới hư, phi pháp tăng trưởng, chúng sanh tệ ác, thời ai là người có thể nghe hiểu thọ trì đọc tụng nhuần thuộc, cùng cúng dường cung kính biên chép giải nói Kinh điển Đại-thừa nầy. Mong Như-Lai xót thương chỉ bảo, cho các hàng Bồ-Tát được bực Bất thối tâm vô-thượng Bồ-đề.”

    Phật khen : “Lành thay ! Lành thay ! Nầy Ca-Diếp ! Chúng sanh nào đã từng Phát tâm Bồ-đề ở chỗ chư Phật nhiều bằng số cát của một sông Ni-Liên mới có thể nơi đời ác thọ trì Kinh điển như thế nầy mà không phỉ báng.

    Chúng sanh nào được Phát tâm Bồ-đề nơi chư Phật bằng số cát của một sông Hằng,vậy sau mới có thể ở trong đời ác ưa thích pháp Đại-thừa nầy, nhưng chẳng thể giảng giải cho mọi người. Chúng sanh nào từng ở trước chư Phật bằng số cát của hai sông Hằng Phát tâm Bồ-đề, mới có thể ở trong đời ác chẳng phỉ báng Kinh nầy, mà tin hiểu chơn chánh cùng ưa thích thọ trì đọc tụng, nhưng cũng chẳng thể giảng rộng cho người. Chúng sanh Phát tâm Bồ-đề nơi chư Phật bằng số cát của ba sông Hằng, mới có thể ở đời ác tin hiểu thọ-trì đọc tụng và giảng nói Kinh nầy, nhưng chưa hiểu thâm nghĩa. Chúng sanh Phát tâm Bồ-đề nơi chư Phật bằng số cát của bốn sông Hằng, mới có thể ở đời ác tin ưa đọc tụng Kinh nầy và giảng nói một phần trong mười sáu phần thâm nghĩa. Chúng sanh Phát tâm Bồ-đề nơi chư Phật bằng số cát của năm sông Hằng, mới có thể ở đời ác giảng nói tám phần trong mười sáu phần thâm nghĩa của Kinh nầy. Chúng sanh Phát tâm Bồ-đề nơi chư Phật bằng số cát trong sáu sông Hằng, mới có thể ở đời ác giảng nói mười hai phần trong mười sáu phần thâm nghĩa của Kinh nầy. Chúng sanh Phát tâm Bồ-đề nơi chư Phật bằng số cát trong bảy sông Hằng, mới có thể ở đời ác giảng nói mười bốn phần trong mười sáu phần thâm nghĩa của Kinh nầy.. Và chúng sanh Phát tâm Bồ-đề nơi chư Phật bằng số cát của tám sông Hằng, ở đời ác, mới có thể tự mình và khuyên người đối với Kinh nầy tin ưa đọc tụng biên chép thọ trì, cúng dường cung kính, và hiểu thấu tất cả nghĩa vị, tức là Như-Lai thường trụ chẳng dời, rốt ráo an vui, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, người nầy khéo biết các Pháp tạng của Như-Lai, cúng dường vô lượng chư Phật, kiến lập Chánh pháp Vô thượng và thọ trì ủng hộ.

    Nếu có người mới Phát tâm Vô-thượng Bồ- đề, phải biết rằng đời vị lai, người nầy ắt có thể kiến lập và thọ trì ủng hộ Chánh pháp như thế nầy.

    Nầy Ca-Diếp ! Có hạng ác Tỳ-kheo nghe Như-Lai vào Niết-Bàn chẳng những không lo buồn mà còn mừng rỡ : Rằng từ nay về sau không ai ngăn chế kiềm thúc, ngày Như-Lai còn ở đời thời cấm giới cao nghiêm, nay đã vào Niết-Bàn sẽ giải bỏ tất cả, Cà Sa vốn là pháp thức nay cũng sẽ dẹp bỏ như lá phan trên cây. Hạng Tỳ-kheo ấy chê bai chống cự Kinh điển Đại thừa nầy.

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  9. #79
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 6 _ PHẨM TỨ Y THỨ TÁM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Ca-Diếp ! Nay ông phải ghi nhớ như vậy. Nếu có chúng sanh trọn nên đầy đủ vô lượng công đức, mới có thể tin Kinh điển Đại-thừa nầy, tin rồi thọ trì.
    Những chúng sanh nào ưa thích pháp Đại-thừa, nên vì họ mà giảng giải Kinh nầy. Họ được nghe Kinh nầy, thời bao nhiêu nghiệp ác đã tạo ra từ vô lượng kiếp trước thảy đều tiêu trừ. Nếu kẻ nào không tin Kinh điển nầy, thời hiện thân sẽ bị vô lượng bịnh khổ não hại, phần nhiều bị người trách mắng, sau khi chết, sẽ thọ thân hình xấu xí, nghèo thiếu, bị người khinh tiện, đời đời sanh trong nhà bần cùng hạ tiện tà kiến, thường bị tai nạn đao binh, hình pháp, giặc cướp, oán thù làm hại, không được gặp gỡ bạn lành, hằng ngày đói khát, không chịu tin nghe lời chơn chánh, lời hay phải. Những kẻ ấy, không bao giờ được đến chỗ lành ở cõi trời, cõi người, như chim gãy cánh không bay cao được.

    Nếu người nào kính tin Kinh điển nầy, thời dầu đã mang thân hình thô kệch xấu xa, do công đức của Kinh, sẽ được xinh tốt, sắc lực oai nhan ngày ngày thêm hơn, thường được Trời Người mến ưa. Người nầy có nói ra lời chi, ai nghe đến đều kính tin cả. Trong hàng Thanh-Văn đệ tử của Như-Lai, nếu vị nào muốn thi hành việc hi hữu nhứt, thời nên tuyên rộng Kinh điển Đại-thừa như đây.

    Nầy Ca-Diếp ! Như sương mù kia chỉ có thể tồn tại đến lúc mặt trời mọc. Khi mặt trời đã mọc, sương mù sẽ tiêu tan. Bao nhiêu nghiệp ác của chúng sanh, thế lực nó sẽ phải tiêu diệt khi được thấy mặt trời Đại-thừa Đại-Niết-Bàn nầy.

    Nầy Ca-Diếp ! Như có người mới xuất gia cạo tóc đắp ca-sa vẫn chưa thọ mười giới Sa-di, có tín thí Trưởng giả đến thỉnh chúng Tăng, người ấy cùng đại chúng đồng đi thọ trai, dầu chưa thọ giới mà đã vào số chư Tăng.

    Cũng vậy, nếu có chúng sanh nào phát tâm mới học Kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bàn biên chép đọc tụng, người nầy dầu chưa đầy đủ công đức bằng bực Thập-Địa Bồ-tát, nhưng đã được dự trong số các bực Thập-Trụ Bồ-Tát. Nếu có chúng sanh nào hoặc là đệ tử Phật, hoặc không phải đệ tử Phật, hoặc vì tham vì sợ, hoặc vì lợi dưỡng mà nghe học thọ trì Kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bàn nầy nhẫn đến một bài kệ, kính tin không hủy báng, phải biết người nầy thời là đã được gần Vô-thượng Bồ-đề.

    Nầy Ca-Diếp ! Vì nhơn duyên trên đây, nên Như-lai nói bốn hạng người trước kia là chỗ nương tựa của thế gian. Bốn hạng người ấy không bao giờ đem lời Phật dạy, nói là không phải của Phật. Vì thế nên Như-Lai nói bốn hạng người ấy là chổ nương tựa của thế gian. Ông phải cúng dường bốn hạng người ấy.”


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  10. #80
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 6 _ PHẨM TỨ Y THỨ TÁM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ca-Diếp Bồ-Tát thưa : “Bạch Thế-Tôn ! Con làm thế nào biết được hạng người ấy để cúng dường ?”

    Phật dạy : “Nếu có người nào kiến lập hộ trì Chánh pháp, thời phải thỉnh hỏi và xả thân cúng dường người ấy. Như ta từng nói nơi Kinh Đại-thừa nầy :

    Có ai biết Chánh-pháp
    Không luận già hay trẻ
    Đều nên phải cúng dường
    Cung kính và lễ lạy
    Như hàng Bà-La-Môn
    Chí thành thờ Thần lửa
    Và như các Thiên-thần
    Cung kính trời Đế-Thích.


    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Bạch Thế-Tôn ! Như lời Phật dạy cúng dường bực Sư-trưởng chính phải như vậy. Nay con có chỗ nghi, xin Như-Lai giảng giải. Nếu có vị trưởng-túc giới-hạnh tinh nghiêm đến học hỏi với người trẻ tuổi, thời có phải lễ kính chăng ? Nếu lễ kính thời đâu gọi là trì giới. Hoặc người tuổi trẻ tinh nghiêm giới luật đến học với vị trưởng-túc phá giới, có nên lễ kính chăng ? Hoặc người xuất gia đến học với người tại gia thời có nên làm lễ chăng ? Nhưng người xuất gia không nên lễ kính người tại gia. Và trong giáo pháp của Phật, người trẻ tuổi phải cung kính bực trưởng túc cao niên, vì bực trưởng túc thọ giới cụ túc trứơc, đã thành tựu oai nghi. Như-Lai từng bảo rằng người phá giới không được dung thọ ở trong Phật pháp, như đám cỏ ở trong thửa ruộng tốt. Như-Lai lại nói có ai biết Chánh pháp, không luận là già trẻ, phải cúng dường người ấy như Thiên-thần kính thờ trời Đế-Thích. Các lời dạy trên có chỗ trái nhau, xin Như-Lai giải thích cho. Như Phật từng nói thầy Tỳ-kheo trì giới cũng có chỗ sai phạm. Duyên cớ gì mà Như-Lai nói lời ấy. Trong các Kinh khác, Thế-Tôn cũng có nói cho trị tội kẻ phá giới. Những lời dạy ấy chưa được trọn nghĩa.”

    Phật dạy : “Nầy Ca-Diếp ! Bài kệ vừa rồi là Như-Lai vì chư Bồ-Tát học Đại-thừa sau nầy mà nói, chớ chẳng phải nói với hàng Thanh-Văn đệ tử.

    Nầy Ca-Diếp ! Như lời của Như-Lai đã nói, lúc Chánh pháp diệt, thời kỳ chánh giới bị hủy hoại tăng trưởng sự phá giới, chớ chẳng phải lúc Chánh pháp hưng thạnh. Lúc mà tất cả Thánh-nhơn không hiện, lúc mà hạng xuất gia nhận và chứa tôi trai tớ gái cùng vật bất tịnh, trong bốn hạng người trên sẽ có một người hiện ra nơi đời cạo bỏ râu tóc xuất gia học đạo, thấy chư Tỳ-kheo không biết vật tịnh cùng bất tịnh, cũng không hiểu là luật hay phi luật, vì muốn điều phục họ nên cùng họ hòa quang, nhưng không tội lỗi như họ. Người nầy khéo phân biệt chỗ làm của mình cùng chỗ làm của Phật. Dầu thấy các người phạm tội Ba-la-di, vẫn im lặng không cử tội.

    Nầy ca-Diếp ! Người nầy vì hộ trì Chánh pháp nên dầu có chỗ phạm luật mà không gọi là phá giới. Như có vị Quốc-vương phải bịnh chết, Thái-tử còn thơ ấu chưa có thể nối ngôi. Có người Chiên-đà-la giàu có, quyến thuộc đông, thừa dịp soán ngôi, tự lên làm vua. Trong nước, các hàng Cư-sĩ, Bà-la-môn, phần nhiều trốn sang nước khác. Người ở lại cũng ẩn tránh không muốn thấy mặt vua ấy. Vua Chiên-đà-la hay nhiều người trong nước bỏ sang nước khác, bèn truyền lịnh rằng nếu có vị Bà-La-Môn nào có thể vì nhà vua mà làm thầy chủ lễ tôn vương, thời nhà vua sẽ chia đôi cõi nước cho cai trị. Mọi người nói với nhau bao giờ có người dòng Bà-La-Môn lại đi chủ lễ tôn vương cho một gã Chiên-đà-la. Vua thấy không có vị Bà-La-Môn nào ra mặt cả, bèn xuống lịnh nếu trong hàng Bà-La-Môn không một ai chịu ra làm thầy cho nhà vua, thời nhà vua tất sẽ buộc các người Ba-La-Môn cùng ở chung, làm việc chung với người Chiên-đà-la. Còn nếu ai chịu chủ lễ tôn vương thời nhà vua quyết chia đôi cõi nước để phong thưởng, cho đến thuốc cam-lộ bất tử của cõi Trời Đao-Lợi do sức thần chú cầu được, nhà vua cũng sẽ chia đều cho người ấy.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
    Gửi bởi Mây trắng trong mục Kinh
    Trả lời: 219
    Bài cuối: 04-06-2017, 08:30 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •