DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 51/67 ĐầuĐầu ... 41495051525361 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 501 tới 510 của 663
  1. #501
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ 23
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ví như trong đời dầu có vườn rừng thanh tịnh xinh đẹp, nhưng trong nhà chứa tử thi thời là bất tịnh, mọi người đều lìa bỏ chẳng ưa thích. Cõi sắc cũng như vậy, dầu là thanh tịnh tốt đẹp, nhưng vì có thân nên bị chư Phật cùng Bồ Tát lìa bỏ đó.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu người chẳng thể quan sát như vậy thời chẳng thể gọi là tu thân.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu chẳng thể quan sát giới luật là thần thang của tất cả pháp lành, cũng là cội gốc của tất cả pháp lành, như mặt đất là chỗ dựa nương của tất cả cây cối, là đạo thủ của các thiện căn, như thương chủ dẫn dắt đoàn người buôn. Giới là thắng tràng của tất cả pháp lành như thắng tràng của Thiên Đế Thích dựng. Giới có thể dứt hẳn tất cả nghiệp ác và ba ác đạo, có thể trị lành những bịnh dữ như dược thọ. Giới là tư lương trên con đường hiểm sanh tử. Giới là giáp trượng đánh dẹp những giặc phiền não hung ác. Giới là thần chú hay diệt rắn độc kiết sử. Giới là cây cầu đi qua khỏi nghiệp ác. Nếu chẳng thể quan sát như vậy thời gọi là chẳng tu giới.

    Nếu không thể quan sát tâm niệm động chuyển lăng xăng, khó nắm lấy khó điều phục, lung chạy như voi dữ, nệm niệm mau chóng như chớp nháng, nhảy nhót chẳng dừng như khỉ vượn, như huyễn, như dương diệm, tâm niệm nầy là cội gốc của tất cả điều ác, ngũ dục khó vừa lòng như lửa thêm củi, như biển cả nuốt hết các giòng sông, như núi Mạn Đà cỏ cây quá nhiều, chẳng thể thấy biết sanh tử hư vọng, mê lầm say đắm đến nỗi thành bịnh, như cá nuốt lưỡi câu. Thường đi trước dẫn theo những tội nghiệp như con bối mẫu dắt đàn con. Tham đắm ngũ dục chẳng thích Niết Bàn, như lạc đà ăn mật nhẫn đến chết chẳng đoái cỏ non. Quá tham đắm sự vui hiện tại chẳng nhìn đến lỗi lầm ngày sau, như bò tham ăn lúa mạ chẳng sợ roi gậy. Chạy khắp hai mươi lăm cõi, như giùo mạnh thổi bông nâu la. Chỗ chẳng đáng tìm cầu mà cầu đó không nhàm đủ như người vô trí cầu lửa không nóng. Thường thích sanh tử chẳng ưa giải thoát, như trùng nhiệm bà thích cây nhiệm bà. Mê lầm tham đắm sanh tử hôi nhơ, như kẻ ngục tù thích gái ngục tốt, cũng như heo trong chuồng ưa chỗ bất tịnh. Nếu có người không thể quan sát như vậy thời gọi là chẳng tu tâm.

    Người chẳng tu huệ, chẳng quan sát trí huệ có thế lực lớn, như kim sí điểu có thể hoại nghiệp ác, như ánh sáng mặt trời phá tan tối tăm, trí huệ có thể nhổ cây ngũ ấm như nước đẩy trôi đồ vật, đốt cháy tà kiến như lửa hừng trí huệ là cội gốc của tất cả pháp lành, là chủng tử của Phật và Bồ Tát. Nếu không thể quan sát như vậy thời gọi là chẳng tu trí huệ.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Trong đệ nhứt nghĩa, nếu thấy thân, thân tướng, thân nhơn, thân quả, nhiều thân, thân một, thân hai, thân đây, thân kia, thân diệt, thân bình đẳng, thân tu, người tu, nếu có thấy như vậy thời gọi là chẳng tu thân.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  2. #502
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ 23
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu thấy giới, giới tướng, giới nhơn, giới quả, giới thượng, giới hạ, giới tụ, giới một, giới hai, giới đây, giới kia, giới diệt, giới bình đẳng, giới tu, người tu, giới Ba La Mật, nếu có thấy như vậy thời gọi là chẳng tu giới.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu thấy tâm, tâm tướng, tâm nhơn, tâm quả, tâm tu, tâm vương, tâm sở, tâm một, tâm hai, tâm đây, tâm kia, tâm diệt, tâm bình đẳng, tâm tu, người tu, tâm thượng trung hạ, tâm thiện, tâm ác, nếu có thấy như vậy thời gọi là chẳng tu tâm.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu thấy huệ, huệ tướng, huệ nhơn, huệ quả, huệ tu, huệ một, huệ hai, huệ đây, huệ kia, huệ diệt, huệ bình đẳng, huệ thượng trung hạ, huệ lợi, huệ độn, huệ tu, người tu, nếu có thấy như vậy thời gọi là chẳng tu huệ.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu chẳng tu thân giới tâm huệ, những người như vậy ở nơi nghiệp ác nhỏ mà mắc phải quả báo lớn. Do vì khủng bố nên thường nghĩ rằng : Tôi thuộc người Địa ngục làm hạnh địa ngục. Dầu nghe người trí nói khổ, Địa ngục, thường nghĩ rằng như sắt đập sắt, như đá trở lại đập đá, như gỗ tự đập gỗ, như vi trùng lửa thích lửa, thân Địa ngục trở lại giống Địa ngục, nếu giống Địa ngục thời có gì là khổ.

    Ví như con lằn xanh bị dính nơi nước miếng chẳng thể bay được, người nầy cũng vậy ở trong tội nhỏ không thể thoát khỏi, trọn không lòng ăn năn, chẳng thể tu pháp lành, che giấu tội lỗi, dầu có tất cả nghiệp lành thuở quá khứ, nhưng đều bị tội nầy làm cấu nhơ, người nầy có báo nhẹ đáng lẽ hiện đời thọ lấy mà trở lại thành quả báo rất nặng nơi Địa ngục.

    Như trong chậu nước nhỏ để vào một thăng muối, nước đó mặn, chát khó uống được, tội nghiệp của người nầy cũng như vậy.

    Ví như có người mắc nợ một tiền chẳng trả được nên thân bị trói buộc chịu nhiều sự khổ, tội nghiệp của người nầy cũng như vậy.


    Sư Tử Hống Bồ Tát bạch rằng : “Thế Tôn ! Cớ gì người nầy làm cho quả báo nhẹ hiện đời trở thành quả Địa ngục ?

    Phật nói : “Nầy Thiện Nam Tử ! Tất cả chúng sanh nếu đủ năm việc thời làm cho quả báo nhẹ hiện đời trở thành quả Địa ngục : Một là vì ngu si, hai là vì căn lành kém ít, ba là vì ác nghiệp sâu nặng, bốn là vì chẳng sám hối, năm là vì chẳng tu nghiệp lành hiện đang tu tập.

    Lại có năm việc : Một là vì tu tập nghiệp ác, hai là vì không giới đức, ba là vì xa lìa căn lành, bốn là vì chẳng tu thân giới tâm huệ, năm là vì gần gũi bạn ác.

    Nầy Thiện nam Tử ! Do vì đủ những việc trên đây, nên chúng sanh làm cho quả báo nhẹ hiện đời thành quả báo Địa ngục.

    _ Bạch Thế Tôn ! Những người nào có thể chuyển báo Địa ngục thành quả báo nhẹ hiện đời ?


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  3. #503
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ 23
    __________________________________________________ ______________________________________


    _ Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu có người tu tập thân giới tâm huệ như đã nói ở trên, có thể thấy các pháp đồng với hư không, chẳng thấy trí huệ cũng như chẳng thấy người trí, chẳng thấy ngu si cũng như chẳng thấy kẻ ngu, chẳng thấy tu tập và người tu tập, đây gọi là người trí. Người nầy có thể tu tập thân giới tâm huệ. Người nầy có thể làm cho báo Địa ngục trở thành quả nhẹ hiện đời : Giả sử người nầy gây tạo ác nghiệp rất nặng, nhờ tư duy quan sát có thể làm cho nghiệp nặng thành nhẹ. Người nầy nghĩ rằng : Nghiệp của ta dầu nặng nhưng chẳng bằng nghiệp lành. Như bông vải dầu nhiều nặng cả trăm cân, nhưng chẳng thể sánh bằng một lượng vàng ròng. Như đem một thăng muối ném vào trong sông hằng, nước sông không vị mặn người uống chẳng biết. Như người giàu to dầu thiếu người ngàn muôn vật báu cũng không ai bắt bớ làm khổ được. Như đại hương tượng có thể bức dây xích sắt mà đi tự tại. Người trí huệ cũng như vậy, thường suy nghĩ rằng công đức lành của tôi nhiều, nghiệp ác yếu kém, tôi có thể phát lồ sám hối trừ hết tội ác, tôi có thể tu tập trí huệ làm cho sức trí huệ nhiều, sức vô minh ít.

    Nghĩ như vậy rồi, gần gũi bạn lành tu tập chánh kiến, thọ trì đọc tụng biên chép giải thuyết mười hai bộ Kinh. Sanh lòng cung kính đối với những người trì tụng biên chép giải thuyết mười hai bộ Kinh, và đem những y phục, đồ uống ăn, phòng nhà , giường nệm, thuốc men, hoa hương mà cúng dường, thường tôn trọng tán thán, đi đến đâu cũng đều khen ngợi hạnh lành của người đó, chẳng nói đến việc kém dở của người đó. Thường cúng dường Tam bảo kính tin pháp Đại Thừa Kinh Đại Niết Bàn. Tin đức Như Lai thường hằng không có biến đổi. Tin tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Người nầy có thể làm cho báo nặng Địa ngục trở thành quả nhẹ hiện đời.ï

    Nầy Thiện Nam Tử ! Do những nghĩa trên đây nên chẳng phải tất cả nghiệp đều quyết định có quả, cũng chẳng phải tất cả chúng sanh đều quyết định thọ báo.

    Bạch Thế Tôn ! Nếu tất cả nghiệp chẳng quyết định có quả, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, lẽ ra phải tu tập Tám Thánh Đạo, cớ gì tất cả chúng sanh đều chẳng được Đại Niết Bàn nầy ?

    Bạch Thế Tôn ! Nếu tất cả chúng sanh đều có Phật tánh thời sẽ quyết định được Vô thượng Bồ Đề, cần gì phải tu tập Tám Thánh Đạo?

    Bạch Thế Tôn ! Như trong Kinh nầy nói người có bịnh nếu gặp đặng thuốc hay và người khám bịnh tùy theo bịnh mà cho ăn uống, hoặc chẳng được như vậy tất cả cũng đều được lành mạnh. Tất cả chúng sanh cũng như vậy, nếu gặp Thanh Văn, Bích Chi Phật, Chư Phật , Bồ Tát những bực thiện tri thức, nghe chánh pháp, tu tập Thánh đạo hoặc chẳng được gặp được nghe, được tu tập, cũng đều sẽ được thành Vô thượng Bồ Đề. Tại sao vậy ? Vì do Phật tánh vậy .

    Bạch Thế Tôn ! Ví như không ai có thể ngăn mặt trời, mặt trăng đi vòng khắp bốn châu thiên hạ, tất cả chúng sanh cũng như vậy, không ai có thể ngăn trở làm cho có thể được đến Vô thượng Bồ Đề. Tại sao vậy ? Vì do Phật tánh vậy.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  4. #504
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ 23
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bạch Thế Tôn ! Cứ theo nghĩa nầy thời tất cả chúng sanh chẳng cần tu hành, do năng lực của Phật tánh đều đáng được Vô thượng Bồ Đề.

    Bạch Thế Tôn ! Nếu Nhứt Xiển Đề phạm bốn tội trọng năm tội nghịch chẳng được Vô thượng Bồ Đề lẽ ra cần phải tu tập, vì do Phật tánh quyết định sẽ được, chẳng phải do tu tập rồi sau mới được.

    Bạch Thế Tôn ! Ví như đá nam châm dầu cách xa sắt, nhưng do sức của nó mà sắt bị hút dính. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, nên chẳng cần siêng năng tu tập Thánh đạo.


    Phật nói : “Lành thay ! Lành thay ! Nầy Thiện Nam Tử ! Như bên sông Hằng có bảy hạng người hoặc vì tắm rửa, hoặc vì sợ giặc cướp, hoặc vì hái hoa mà vào trong sông :

    Người thứ nhứt vào nước thời chìm, vì yếu đuối lại chẳng biết lội.

    Người thứ hai dầu bị chìm lại nổi lên nổi rồi lại chìm, vì người nầy có sức mạnh nên có thể nổi lên, vì chẳng biết lội nên lại chìm.

    Người thứ ba chìm rồi liền nổi lên, nổi lên chẳng chìm nữa, vì người nầy thân nặng nên chìm, do sức mạnh nên nổi lên, vì biết lội nên không bị chìm nữa.

    Người thứ tư vào nước bèn chìm, chìm rồi lại nổi lên, nổi lên rồi bèn chẳng chìm nữa mà ngó khắp bốn phương, vì người nầy thân nặng nên chìm, sức mạnh lại nổi lên, biết lội nên không chìm nữa, chẳng biết lên phía nào nên ngó khắp bốn phương.

    Người thứ năm vào nước liền chìm, lại nổi lên rồi không chìm nữa, nhìn ngó phương hướng mà lội đi, vì có lòng sợ sệt.

    Người thứ sáu vào nước liền lội đi, đến chỗ cạn thời đứng lại, vì để xem giặc cướp gần hay xa.

    Người thứ bảy đã qua đến bờ kia leo lên núi lớn không còn sợ sệt, thoát khỏi giặc cướp lòng rất vui sướng .”

    Nầy Thiện Nam Tử ! Sông lớn sanh tử cũng như vậy, có bảy hạng người vì sợ giặc phiền não mà muốn lội qua sông sanh tử, nên xuất gia cạo tóc thân mặc pháp phục. Đã xuất gia rồi gần gũi bạn ác nghe theo lời của họ mà lãnh thọ tà pháp. Họ bảo rằng thân chúng sanh tức là năm ấm, năm ấm gọi là năm đại, chúng sanh nếu chết thời năm đại dứt hẳn, đã dứt hẳn cần gì tu tập những hạnh nghiệp lành dữ, do đây nên biết rằng không có lành dữ cũng như không có quả báo lành dữ. Hạng ngừoi nầy gọi là Nhứt Xiển Đề, gọi là dứt căn lành, vì căn lành đã dứt nên chìm trong sông sanh tử không thể ra được, vì nghiệp ác của họ quá nặng, vì họ không có đức tin, như người thứ nhứt bên bờ sông Hằng.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  5. #505
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ 23
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện Nam Tử ! Nhứt Xiển Đề có sáu nhơn duyên phải chìm trong ba đường ác không thể thoát được : Một là vì tâm ác quá thạnh, hai là vì chẳng thấy đời sau, ba là vì ưa huân tập phiền não, bốn là vì xa lìa căn lành, năm là vì nghiệp ác ngăn cách, sáu là vì gần gũi bạn ác. Lại có năm điều khiến họ chìm trong ba đường ác : Một là làm việc phi pháp đối với các Tỳ Kheo, hai là làm việc phi pháp đối với các Tỳ Kheo Ni, ba là tự do dùng của vật của chúng Tăng, bốn là làm việc phi pháp với mẹ, năm là sanh sự thị phi đối với năm bộ tăng. Lại có năm điều làm cho họ chìm trong ba đường ác : Một là nói không quả báo thiện ác, hai là giết chúng sanh phá Bồ Đề tâm, ba là ưa nói lỗi lầm của pháp sư, bốn là chánh pháp nói là phi pháp, còn phi pháp nói là chánh pháp, năm là vì tìm lỗi của chánh pháp mà đến nghe học. Lại có ba điều làm cho họ chìm trong ba đường ác : Một là nói Đức Như Lai vô thường nhập diệt vĩnh viễn, hai là nói Chánh pháp vô thường dời đổi, ba là nói chúng Tăng thiệt có thể hoại diệt.

    Người thứ hai muốn qua khỏi sông lớn sanh tử, vì dứt mất căn lành nên chìm không thoát được. Nói rằng thoát khỏi tức là gần gũi bạn lành thời được tín tâm, chính là tin bố thí và quả bố thí, tin nghiệp lành và quả lành, tin nghiệp ác và quả ác, tin sanh tử là khổ, là vô thường hư hoại. Do được tín tâm nên tu tập tịnh giới, trì tụng, biên chép giải thuyết mười hai bộ Kinh, thường thích bố thí, khéo tu trí huệ. Vì độn căn nên lại gặp bạn ác, do đây nên không thể tu tập thân giới tâm huệ, trở lại thọ lấy tà pháp, hoặc gặp thời kỳ ác ở nơi cõi nước ác, nên dứt mất những căn lành mà phải chìm luôn trong sanh tử, như người thứ hai bên sông Hằng.

    Người thứ ba muốn qua khỏi sông sanh tử, vì dứt mất căn lành nên chìm đắm ở trong sông. Người nầy gần gũi bạn lành nên được nổi lâu, tin Đức Như lai là bực Nhứt thiết trí thường hằng không biến đổi, vì chúng sanh mà nói đạo Vô thượng, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, Như lai chẳng phải diệt độ, Pháp và Tăng cũng không hoại diệt. Nhứt Xiển Đề nếu chẳng dứt ác pháp của họ thời trọn không thể được Vô thượng Bồ Đề. Phải biết rằng cần phải xa lìa rồi sau mới đặng. Do tín tâm nên tu tịnh giới, tu tịnh giới rồi thọ trì đọc tụng biên chép giải thuyết mười hai bộ Kinh, vì chúng sanh mà rộng tuyên dương lưu bố, ưa bố thí, tu tập trí huệ, do căn trí lanh lợi nên trụ vững nơi tín huệ không thối chuyển, như người thứ ba bên sông Hằng.

    Người thứ tư muốn qua khỏi sông sanh tử, vì dứt căn lành nên chìm trong sông, vì gần gũi bạn lành nên được tín tâm đây gọi là nổi lên. Vì được tín tâm nên được thọ trì đọc tụng biên chép giải thuyết mười hai bộ Kinh, rồi vì chúng sanh mà rộng tuyên dương lưu bố, ưa bố thí, tu tập trí huệ, do lợi căn nên đứng vững nơi tín huệ tâm không thối chuyển, quán sát khắp bốn phương, quán sát bốn phương đây là nói bốn quả Sa Môn, như người thứ tư bên sông Hằng.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  6. #506
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ 23
    __________________________________________________ ______________________________________


    Người thứ năm muốn lội qua sông sanh tử, vì dứt mất căn lành nên phải chìm trong sông, nhờ gần gũi bạn lành nên được tín tâm đây gọi là nổi lên, do tín tâm nên thọ trì đọc tụng biên chép giải thuyết mười hai bộ kinh, rồi vì chúng sanh mà rộng tuyên dương lưu bố, ưa bố thí, tu tập trí huệ vì lợi căn nên đứng vững nơi tín huệ không thối chuyển, không thối chuyển rồi bèn thẳng đến trước, thẳng đến trước, đây là nói quả Bích Chi Phật, dầu có thể tự độ nhưng chẳng độ đến chúng sanh, đây gọi là đi, như người thứ năm bên sông Hằng.

    Người thứ sáu muốn qua khỏi sông sanh tử, vì mất thiện căn nên chìm trong sông, nhờ gần gũi bạn lành mà được tín tâm, đây gọi là nổi lên, do tín tâm nên thọ trì đọc tụng biên chép giải thuyết mười hai bộ kinh, rồi vì chúng sanh mà rộng tuyên dương lưu bố, ưa bố thí, tu tập trí huệ cho lợi căn nên đứng vững nơi tín huệ không thối chuyển, rồi bèn thẳng đến trước gặp chỗ cạn đứng lại chẳng đi nữa. Đứng lại chẳng đi là nói Bồ Tát vì muốn độ chúng sanh nên trụ lại quán sát phiền não, như người thứ sáu bên sông Hằng.

    Người thứ bảy muốn thoát khỏi sông sanh tử vì mất căn lành nên chìm trong sông, nhờ gần gũi bạn lành mà được tín tâm đây gọi là nổi lên, do tín tâm nên thọ trì đọc tụng biên chép giải thuyết mười hai bộ kinh, rồi vì chúng sanh mà rộng tuyên dương lưu bố, ưa bố thí , tu tập trí huệ, do lợi căn nên đứng vững nơi tín huệ không thối chuyển, liền thẳng đến bờ kia, leo lên núi cao, lìa khỏi những sự khủng bố, hưởng nhiều sự an vui.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Núi cao bên bờ kia dụ cho đức Như Lai, hưởng sự an vui dụ cho Phật thường trụ, núi cao lớn dụ cho Đại Niết Bàn.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Những người ở bên bờ sông Hằng kia đều có đủ tay chân mà không thể qua được. Tất cả chúng sanh cũng như vậy, thiệt có Phật, Pháp, Tăng, Tam Bảo, đức Như Lai thường nói pháp yếu, có Tám Thánh đạo, có Đại Niết Bàn, mà chúng sanh đều chẳng thể được, đây chẳng phải lỗi của Như Lai cũng chẳng phải lỗi của Thánh đạo và chúng sanh, nên biết rằng đều là lỗi ác của phiền não, do đây nên tất cả chúng sanh chẳng được Đại Niết Bàn.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Như lương y biết rõ bịnh nói phương thuốc, người bịnh chẳng chịu uống, đây chẳng phải là lỗi của Lương Y.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  7. #507
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ 23
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện Nam Tử ! Như có thí chủ đem tiền của bố thí cho mọi người, có người chẳng chịu nhận lấy, đây chẳng phải là lỗi của thí chủ.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Như mặt trời mọc lên những chỗ tối tăm đều tỏ sáng, mà người mù lòa kia chẳng thấy đường sá, đây chẳng phải là lỗi của mặt trời.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Như nước sông Hằng có thể giải trừ sự khát nước, có kẻ khát nước chẳng chịu uống, đây chẳng phải là lỗi của nước.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Như mặt đất bình đẳng nuôi sống tất cả cây cỏ, có nông phu kia chẳng chịu gieo trồng, đây chẳng phải là lỗi của mặt đất.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Đức Như Lai khắp vì tất cả chúng sanh mà rộng mở bày phân biệt mười hai bộ Kinh, chúng sanh chẳng chịu tin thọ, đây chẳng phải là lỗi của Như Lai.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu người tu tập Thánh đạo thời được Vô thượng Bồ Đề.

    Nầy Thiện nam Tử ! Vừa rồi ông nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh đáng được Vô thượng Bồ Đề , như đá nam châm hút sắt.

    Lành thay ! Lành thay ! Do có năng lực nhơn duyên của Phật tánh nên chúng sanh được Vô thượng Bồ Đề.

    Nhưng nếu nói rằng chẳng cần tu tập Thánh đạo thời không đúng.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Như có người đi trong đồng hoang vắng khát nước gặp giếng, giếng nầy sâu thẳm tối đen, người nầy dầu chẳng thấy nước nhưng biết rằng chắc có nước, người nầy tìm dây gầu múc lên thời thấy nước. Phật tánh cũng vậy, tất cả chúng sanh mặc dầu đều có, nhưng cần phải tu tập vô lậu Thánh đạo rồi sau mới đặng thấy.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Như người có hột mè thời tất được thấy dầu, nhưng rời bỏ phương tiện thời chẳng thấy được. Nơi mía thấy đường cũng như vậy.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Như cung trời Đao Lợi và Bắc Cu Lô Châu dầu là có, nhưng nếu không nghiệp lành, hoặc thần thông, hoặc đạo lực, thời chẳng thấy được.

    Như rễ cỏ trong đất, như mạch nước dưới đất, vì đất che nên chúng sanh chẳng thấy. Phật tánh cũng vậy, vì chẳng tu tập thánh đạo nên chẳng thấy được.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Như vừa rồi ông nói trong đời có người bịnh nếu gặp được lương y, thuốc hay, người khám bịnh giỏi, ăn uống phải cách, hoặc chẳng gặp, đều được lành mạnh.

    Nầy Thiện Nam Tử 1 Đó là ta vì bực lục trụ Bồ Tát mà nói nghĩa ấy.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Như hư không đối với chúng sanh, nó chẳng phải trong, chẳng phải ngoài, vì không phải trong ngoài nên cũng không trở ngại. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Như có người để tài sản ở xứ khác, dầu của cải không hiện có, nhưng người nầy vẫn được tùy ý thọ dụng. Có người hỏi đến tiền của, người nầy đáp rằng tôi hứa cho. Tại sao vậy ? Vì người nầy quyết định có của. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, chẳng phải đây chẳng phải kia, vì quyết định được nên ta nói tất cả chúng sanh đều có.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  8. #508
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ 23
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện Nam Tử ! Như chúng sanh gây tạo các nghiệp, hoặc nghiệp lành, hoặc nghiệp ác, chẳng phải trong chẳng phải ngoài, nghiệp tánh nầy chẳng phải có chẳng phải không, lại cũng chẳng phải là trước không mà nay có, cũng chẳng phải không nhơn mà có ra, chẳng phải đây làm rồi đây thọ, chẳng phải đây làm mà kia thọ, chẳng phải kia làm mà kia thọ, nghiệp tánh nầy không tác giả không thọ giả, lúc thời tiết hòa hiệp thời có quả báo. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, chẳng phải là trước không mà nay có, chẳng phải trong chẳng phải ngoài, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng phải đây chẳng phải kia, chẳng phải chỗ khác đến, chẳng phải không nhơn duyên, cũng chẳng phải là tất cả chúng sanh chẳng thấy, có những Bồ Tát lúc thời tiết nhơn duyên hòa hiệp mà được thấy. Thời tiết đây là nói bực Thập Trụ Bồ Tát tu Tám Thánh Đạo được tâm bình đẳng đối với chúng sanh, lúc bấy giờ được thấy Phật tánh, chẳng gọi là tạo tác.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Ông nói rằng như đá nam châm hút sắt, cứ nơi nghĩa thời chẳng đúng. Tại sao vậy ? Vì đá ấy chẳng hút sắt, bởi đá ấy không tâm nghiệp. Nầy Thiện Nam Tử ! Do pháp kia có nên pháp nầy sanh ra, do pháp kia không nên pháp nầy diệt hoại không có tác giả cũng không có hoại giả.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Như ngọn lửa mạnh chẳng thể đốt cháy củi, lửa ra củi hư gọi đó là cháy củi.

    Như bông quì xoay theo mặt trời, dầu vậy nhưng bông quì nầy không có tâm cung kính, không thức cũng không nghiệp, vì tánh chất riêng của nó mà tự xoay chuyển.

    Như cây chuối nhơn tiếng sấm mà được tăng trưởng, cây nầy không lỗ tai, không có tâm ý thức, do vì có pháp kia nên pháp nầy tăng trưởng, vì không pháp kia nên pháp nầy hư hoại.

    Như cây A thúc ca, người nữ rờ đụng đến thời cây nầy trổ bông, cây nầy không tâm ý, cũng không giác xúc, do vì có pháp kia nên pháp nầy sanh ra, vì không pháp kia nên pháp nầy hư hoại.

    Như cây quít được tử thi thời trái thêm nhiều, cây quít nầy không tâm ý cũng không giác xúc, vì có pháp kia nên pháp nầy thêm nhiều, vì không pháp kia nên pháp nầy hư hoại.

    Như cây An thạch lựu do phân gạch xương thời trái thêm nhiều, cây An thạch lựu nầy cũng không tâm ý không giác xúc, vì có pháp khác nên pháp nầy thêm nhiều, vì pháp khác không nên pháp nầy hư hoại.

    Như đá nam châm hút sắt cũng như vậy, do pháp nầy có nên pháp kia sanh, vì pháp nầy không nên pháp kia hư hoại.

    Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, chẳng thể đến được Vô thượng Bồ Đề.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  9. #509
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ 23
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện Nam Tử ! Vô minh chẳng thể hút lấy hành nghiệp, hành cũng chẳng thể hút lấy thức, dầu vậy nhưng cũng gọi là vô minh duyên hành, hành duyên thức.

    Hoặc có Phật hay không Phật, pháp giới vẫn thường trụ. Nếu nói rằng Phật tánh ở trong chúng sanh, nên biết rằng pháp thường hằng thời vô trụ, nếu có chỗ ở thời là vô thường. Như mười hai nhơn duyên không chỗ ở nhứt định, nếu có chỗ ở thời mười hai nhơn duyên chẳng được gọi là thường. Pháp thân của Như lai cũng không chỗ ở. Pháp giới, pháp nhập, pháp ấm, hư không đều không chỗ ở. Phật tánh cũng không chỗ ở như vậy.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Như tứ đại dầu thế lực đồng nhau, nhưng có cứng, có nóng, có ướt, có động, có nặng, có nhẹ, có đỏ, có trắng, có vàng, có đen, mà tứ đại nầy cũng không có nghiệp, vì pháp giới khác nên đều chẳng giống nhau. Phật tánh cũng như vậy vì pháp giới khác đến thời kỳ thời hiện.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Vì tất cả chúng sanh chẳng thối mất Phật tánh nên gọi là có, vì bất thối chuyển, vì sẽ có, vì quyết định được, vì quyết địnhh sẽ thấy, nên gọi là tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

    Ví như có Quốc Vương bảo một đại thần dắt một con voi đem chỉ cho người mù. Đại thần được lịnh Quốc Vương liền họp bọn người mù đến bên con voi. Lúc đó bọn người mù đều lấy tay rờ voi. Đại thần trở về tâu với Quốc Vương đã đem voi chỉ cho bọn người mù rồi. Quốc Vương liền kêu bọn người mù đến hỏi riêng từng người. Con voi hình dạng như thế nào ? Trong bọn người mù kia, kẻ rờ ngà bèn nói voi hình như củ cải ; kẻ rờ tai nói rằng voi giống như cái ki ; kẻ rờ đầu nói rằng voi giống như khối đá, kẻ rờ vòi nói rằng voi giống như cái chày ; kẻ rờ chân nói rằng voi giống như cái cối gỗ ; kẻ rờ lưng nói rằng voi như cái giường ; kẻ rờ bụng nói rằng voi như cái lu ; kẻ rờ đuôi nói voi như sợi dây.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Bọn người mù kia chẳng nói trúng thân hình của voi, nhưng cũng chẳng phải là chẳng nói, các hình tướng đó đều chẳng phải hình voi, nhưng rời ngoài những hình nầy lại không có voi.

    Nầy Thiện Nam Tử ! Quốc Vương là dụ cho Như Lai đấng Chánh biến tri vậy. Đại thần dụ cho Kinh Đại Thừa Đại Niết bàn. Voi dụ cho Phật tánh. Bọn mù dụ cho tất cả chúng sanh vô minh.

    Những chúng sanh nầy cho rằng Phật đã nói xong, hoặc có kẻ nói sắc là Phật tánh, vì sắc nầy dầu diệt, nhưng tuần tự nối luôn do đây được ba mươi hai tướng tốt vô thượng của Như Lai, sắc tướng Như Lai là thường, vì sắc tướng Như Lai thường hằng chẳng dứt, do đây nên nói sắc là Phật tánh, như vàng thật, chất vàng dầu thay đổi nhưng màu sắc vẫn thường chẳng đổi khác, hoặc làm vòng, làm roi, làm mâm, màu vàng vẫn không đổi khác. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, tánh chất dầu vô thường mà sắc là thường, do đây nên nói sắc là Phật tánh.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  10. #510
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ 23
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hoặc có kẻ nói thọ là Phật tánh, vì do thọ mà được chơn lạc của Như Lai, thọ của Như Lai là thọ rốt ráo, là thọ đệ nhứt nghĩa. Tánh thọ của chúng sanh dầu là vô thường nhưng nó tuần tự nối nhau chẳng dứt, nên được lạc thọ chơn thường của Như Lai. Như người họ Kiều Thi Ca thân người dầu vô thường mà họ vẫn thường, trãi qua ngàn muôn đời không đổi khác. Phật tánh chúng sanh cũng như vậy. Do đây nên nói thọ ấm là Phật tánh.

    Lại có kẻ nói tưởng ấm là Phật tánh, vì do tưởng mà được chơn thật tưởng của Như Lai. Tưởng của Như Lai gọi là tưởng mà không tưởng chẳng phải tưởng của chúng sanh, chẳng phải tưởng của nam của nữ, chẳng phải tưởng trong sắc thọ tưởng hành thức, chẳng phải tâm tưởng dứt tưởng như tưởng của chúng sanh. Dầu tưởng nầy vô thường nhưng do tuần tự nối nhau chẳng dứt, nên được tưởng thường hằng của Như Lai. Như mười hai nhơn duyên của chúng sanh, dầu chúng sanh diệt mất mà nhơn duyên vẫn rthường. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, do đây nên nói tưởng là Phật tánh.

    Lại có kẻ nói hành ấm là Phật tánh, vì hành gọi là thọ mạng. Thọ mạng làm nhơn duyên nên được thọ mạng thường trụ của Như Lai. Thọ mạng của chúng sanh dầu là vô thường, nhưng vì tuần tự nối nhau chẳng dứt, nên được thọ mạng chơn thường của Như Lai. Như mười bộ kinh, người nói người nghe dầu là vô thường, nhưng kinh điển nầy thường còn chẳng biến đổi. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy. Do đây nên nói hành là Phật tánh.

    Lại có kẻ nói thức ấm là Phật tánh. Do thức làm nhơn duyên mà được tâm bình đẳng của Như Lai. Ý thức của chúng sanh dầu là vô thường, nhưng thức tuần tự nối nhau chẳng dứt, nên được tâm chơn thường của Như Lai. Như lửa tánh nóng dầu ngọn lửa vô thường, nhưng tánh nóng chẳng phải vô thường. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy. Do đây nên nói thức là Phật tánh.

    Lại có kẻ nói rời năm ấm có ngã, ngã nầy là Phật tánh, vì ngã làm nhơn duyên mà được ngã tự tại của Như Lai. Có các nhà ngoại đạo nói rằng : Đứng đi thấy nghe buồn vui nói năng chính đó là ngã, ngã tướng ấy dầu vô thường nhưng ngã của Như Lai chơn thiệt thường trụ. Như ấm nhập giới dầu là vô thường nhưng vẫn gọi là thường. Phật tánh của chúng sanh cũng vậy.

    Nầy Thiện Nam Tử !Như bọn mù kia mỗi người tự nói hình tướng của voi, dầu chẳng được đúng, nhưng chẳng phải là chẳng nói tướng của voi.

    Những người nói Phật tánh cũng như vậy, Phật tánh chẳng phải tức sáu pháp, nhưng cũng chẳng ly sáu pháp. Vì thế nên ta nói Phật tánh của chúng sanh chẳng phải sắc chẳng phải ly sắc, nhẫn đến chẳng phải ngã, chẳng phải ly ngã.

    Có các nhà ngoại đạo dầu nói có ngã, nhưng thiệt ra không có ngã. Ngã của chúng sanh chính là ngũ ấm, rời ngoài ngũ ấm không có ngã riêng biệt.

    Ví như cọng, cánh, tua, gương hiệp lại làm hoa sen, lìa ngoài những thứ nầy thời không có hoa sen riêng biệt. Ngã của chúng sanh cũng như vậy.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
    Gửi bởi Mây trắng trong mục Kinh
    Trả lời: 219
    Bài cuối: 04-06-2017, 08:30 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •