DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 41/67 ĐầuĐầu ... 31394041424351 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 401 tới 410 của 663
  1. #401
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nhà vua truyền đem đờn đến trước mặt, rồi bảo cây đờn "kêu đi ! Kêu đi !" Cây đờn vẫn không kêu. Nhà vua bèn bứt dây, rọc da, chẻ cây, tìm mãi vẫn không có tiếng. Nhà vua nổi giận trách đại thần là tâu dối.

    Đại thần phân trần : Nếu muốn cho đờn kêu ra tiếng thời phải khéo khảy đánh, chớ không phải làm cách như vậy.

    Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, vốn không chỗ trụ. Dùng phương tiện khéo thời thấy được. Vì được thấy nên được vô thượng Bồ Đề.

    Hạng Nhứt xiển đề không thấy Phật tánh, làm thế nào ngăn được tội ba ác đạo !

    Nầy Thiện nam tử ! Nếu Nhứt xiển đề tin có Phật tánh, nên biết rằng người nầy không bị sa vào ba ác đạo, cũng chẳng còn gọi là Nhứt xiển đề.

    Nầy Thiện nam tử ! Như lời ông gạn, nếu trong sữa không có tánh của chất lạc thời lẽ ra chẳng có lạc ; nếu trong hột Ni Câu Đà không có tánh cao năm trượng thời lẽ ra không mọc lên cây cao năm trượng ?

    Kẻ ngu si mới nói như thế, người trí không bao giờ nói như thế, vì là không có tánh vậy.

    Nầy thiện nam tử ! Nếu trong sữa có tánh của chất lạc lẽ ra chẳng cần nhờ công lực các duyên. Như nước và sữa trộn lộn, rồi nằm chờ đến mãn tháng trọn không thành lạc. Nếu dùng một giọt sữa rồi tìm nước cây nhễu vào bèn thành lạc. Nếu vốn đã có lạc sao lại phải nhờ duyên.

    Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, nhờ các duyên thời được thấy, nhờ các nhơn duyên thành Vô thượng Bồ Đề. Nếu phải chờ các nhơn duyên rồi sau mới thành thời chính là vô tánh vậy. Do vô tánh nên có thể thành Vô thượng Bồ Đề.

    Nầy Thiện nam tử ! Do cớ trên đây nên Đại Bồ Tát thường tán thán điều lành của người, chẳng rao nói lỗi xấu của kẻ khác, đây gọi là chất trực tâm.

    Lại thế nào là Bồ Tát có tâm chất trực ? Bồ Tát thường không phạm lỗi ác. Thiết sử có lầm lỗi thời liền sám hối với thầy, với bạn đồng học, trọn chẳng che giấu. Tự hổ thẹn, tự trách, chẳng dám tái phạm. Nơi tội khinh xem dường rất nặng. Nếu người gạn hỏi liền đáp rằng thiệt có phạm, là chẳng tốt, là chẳng lành, tội nầy là quả ác, là chính tôi gây tạo đây là do phiền não cấu tập. Do trực tâm nên tin có Phật tánh, vì tin Phật tánh nên không gọi là Nhứt xiển đề. Do trực tâm nên gọi là đệ tử Phật. Nếu lãnh thọ đồ cúng dường của người, dầu mỗi thứ cả ngàn muôn cũng chẳng đủ làm nhiều.

    Đây gọi là Bồ Tát tâm chất trực.

    Thế nào là Bồ Tát tu trì giới luật ?

    Bồ Tát tu trì cấm giới, chẳng cầu sanh Thiên, chẳng vì khủng bố, nhẫn đến chẳng thọ cẩu giới, kê giới, ngưu giới, trĩ giới. Chẳng thật hành phá giới, giới khuyết điểm, giới tỳ vết, giới tạp, giới Thanh Văn, mà thọ trì giới Đại Bồ Tát, thọ trì giới Thi La Ba La Mật được giới đầy đủ chẳng sanh kiêu mạn.

    Đây gọi là Bồ Tát tu Đại Niết Bàn trọn nên công hạnh thứ ba là Giới.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  2. #402
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thế nào là Bồ Tát gần gũi thiện hữu ?

    Đại Bồ Tát thường vì chúng sanh nói thiện đạo chẳng nói ác đạo. Nói ác đạo chẳng phải quả báo lành tốt.

    Nầy Thiện nam tử ! Thân của Phật đây là chơn thiện tri thức của tất cả chúng sanh, vì thế nên có thể dứt tà kiến của Bà La Môn Phú Dà La. Nếu có chúng sanh nào gần gũi Phật, dầu có tội Địa ngục cũng liền được sanh Thiên, như gã Tu Na Sát Đa La v.v… đáng lẽ đọa Địa ngục, do gặp được Phật tội liền tiêu trừ mà sanh lên Trời cõi Sắc.

    Dầu có các ông Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên v.v…, nhưng chẳng gọi là chơn thiện tri thức của chúng sanh, vì các ông ấy là nhơn duyên sanh tâm Nhứt xiển đề vậy.

    Nầy Thiện nam tử ! Ngày trước lúc Phật ở nước Ba La Nại, ông Xá Lợi Phát có dạy hai đệ tử : Một người tu bạch cốt quán, một người tu sổ tức quán. Trải qua nhiều năm tu tập, cả hai người đều không được Chánh định bèn sanh tà kiến cho rằng "không Niết Bàn vô lậu, giả sử có thời chúng tôi đã được, vì chúng tôi khéo trì giới, tinh tấn tu".

    Phật rõ việc nầy bèn gọi Xá Lợi Phất mà quở rằng : Ông không khéo dạy dổ. Sao ông thuyết pháp điên đảo cho hai đệ tử như vậy. Hai đệ tử của ông đó, căn tánh đều khác nhau : Một người vốn là thợ giặt, một người vốn là thợ kim hoàn. Thợ kim hoàn nên truyền pháp sổ tức quán, người thợ giặt phải dạy bạch cốt quán. Vì ông dạy lầm nên làm cho cả hai sanh tà kiến.

    Quở xong, Phật chỉ dạy cho hai người đệ tử tu quán như đã bảo với ông Xá Lợi Phất. Sau đó hai người đều chứng quả A La Hán. Vì thế nên Phật là Chơn thiện tri thức của tất cả chúng sanh.

    Giả sử có chúng sanh nào kiết sử cực trọng mà được gặp Phật, Phật liền dùng phương tiện dứt trừ được cả.

    Như em Phật, ông Nan Đà, có dục vọng rất nặng, Phật dùng phương tiện khéo làm cho Nan Đà hết dục vọng.

    Như gã Ương Quật Ma La có lòng sân rất nặng, do gặp Phật mà hết sân.

    Vua A Xà Thế có ngu si dày, đến ra mắt Phật liền hết ngu si.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  3. #403
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Như trưởng giả Bà Hi Dà từ vô lượng kiếp quen tập phiền não rất nặng, quy y với Phật liền sạch phiền não.

    Giả sử có kẻ tệ ác hèn hạ, được gần gũi Phật làm đệ tử, thời tất cả Trời Người đều cung kính mến tưởng.

    Ông Thi Hội Cúc Đa tà kiến rất nặng, nhơn gặp Phật mà hết tà kiến.

    Do gặp Phật nên tiêu tội Địa ngục thành duyên sanh Thiện, như gã Chiên đà la Khí Hứ.

    Do gặp Phật, nên lúc sắp chết trở lại được sống lâu, như Thiên Đế Kiều Thi Ca.

    Do gặp Phật, nên hết điên cuồng, như Sấu Cù Đàm Di.

    Do gặp Phật, nên bỏ nghề giết thịt, như Tỳ Kheo Xiển Đề.

    Do gặp Phật, nên thà chết chớ không phạm cấm giới, như các Tỳ Kheo bị trói bằng dây cỏ tươi.

    Do nghĩa trên đây, nên A Nan nói nửa phần Phạm hạnh là Thiện tri thức, Phật bảo là không phải. Đầy đủ Phạm hạnh mới gọi là Thiện tri thức.

    Đây là Bồ Tát tu Đại Niết Bàn trọn nên điều thứ tư là gần gũi Thiện tri thức.

    Thế nào là Bồ Tát đầy đủ đa văn ?

    Đại Bồ Tát vì Đại Niết Bàn, mười hai bộ Kinh mà biên chép, đọc tụng, giải thuyết, thời gọi là Bồ Tát đầy đủ đa văn.

    Trừ mười một bộ Kinh, chỉ thọ trì , đọc tụng, biên chép, giải thuyết bộ Tỳ Phật Lược, cũng gọi là Bồ Tát đầy đủ đa văn.

    Trừ cả mười hai bộ Kinh, nếu có thể thọ trì, đọc tụng, biên chép, giải thuyết Kinh điển vi diệu Đại Niết Bàn nầy thời gọi là Bồ Tát đầy đủ đa văn.

    Không đợi thọ trì toàn bộ Kinh nầy, chỉ thọ trì một bài kệ bốn câu, hoặc chỉ có thể thọ trì câu Như Lai thường trụ tánh không biến đổi ; đây gọi là Bồ Tát đầy đủ đa văn.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  4. #404
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Không đợi như trên, hoặc chỉ biết rằng Như Lai thường không thuyết pháp, cũng gọi là Bồ Tát đầy đủ đa văn, vì pháp vốn vô tánh. Như Lai dầu giảng nói tất cả pháp nhưng thường không chỗ nói.

    Đây gọi là Bồ Tát tu tập Đại Niết Bàn trọn nên điều thứ năm là đầy đủ đa văn.

    Nầy Thiện nam tử ! Nếu có nam tử cùng nữ nhơn nào vì Đại Niết Bàn mà trọn nên năm điều như trên thời làm được việc khó làm, nhẫn được việc khó nhẫn, thí được việc khó thí.

    Thế nào Bồ Tát làm được việc khó làm ?

    Nếu nghe có người mỗi ngày ăn một hột mè mà được thành Vô thượng Bồ Đề, vì tin theo đây, Bồ Tát có thể trong vô lượng vô số kiếp, mỗi ngày thường ăn một hột mè.

    Nếu nghe rằng vào lửa mà được thành Vô thượng Bồ Đề, Bồ Tát có thể trong vô lượng kiếp vào trong lửa dữ ở ngục A Tỳ.

    Thế nào là Bồ Tát nhẫn được việc khó nhẫn ?

    Nếu nghe rằng chịu những đau khổ : Tay đánh gậy đập, đá ném, dao chém mà được Đại Niết Bàn, Bồ Tát có thể chịu đủ tất cả sự khổ ấy trong vô lượng kiếp mà không thấy là đau khổ.

    Thế nào là Bồ Tát thí được việc khó thí ?

    Nếu nghe rằng đem vợ con, nhà nước, đầu mắt tủy não bố thí cho người thời được thành Vô thượng Bồ Đề, Bồ Tát liền ở trong vô lượng vô số kiếp đem những thứ ấy bố thí cho người, không một niệm hối tiếc.

    Bồ Tát dầu làm, dầu nhẫn, dầu bố thí như vậy, song trọn không có quan niệm rằng tôi làm, tôi nhẫn, tôi bố thí.

    Ví như cha mẹ chỉ có một con trai, rất mến yêu con, cho con ăn ngon mặc đẹp. Nếu bị con khinh khi mắng hỗn, cha mẹ cũng không hờn giận, cũng chẳng nghĩ công nuôi dưỡng.

    Cũng vậy, Bồ Tát xem chúng sanh như con một.

    Nếu con phải bịnh, thời cha mẹ cũng bịnh, lo tìm thầy chạy thuốc ; khi con đã được lành mạnh, cha mẹ cũng chẳng nghĩ rằng "ta lo chạy chữa cho con".

    Cũng vậy, Bồ Tát thấy chúng sanh bị mắc bịnh phiền não, thương xót đem Chánh pháp dạy cho. Nhờ nghe Chánh pháp mà chúng sanh dứt được phiền não. Bồ Tát trọn không nghĩ rằng ta làm cho chúng sanh hết phiền não. Nếu có quan niệm chúng sanh được độ thời không thể thành Vô thượng Bồ Đề. Chỉ có quan niệm rằng không có một chúng sanh nào được nghe ta thuyết pháp mà dứt phiền não.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  5. #405
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bồ Tát đối với chúng sanh không có lòng sân hận, không có lòng hỷ lạc, vì Bồ Tát khéo tu tập Không Tam muội. Nếu là tu tập Không Tam muội, thời Bồ Tát còn sanh sân, sanh hỷ đối với ai ?

    Ví như cụm rừng kia bị người chặt đốn, bị lửa cháy, bị nước ngập, cụm rừng sẽ sanh sân hỷ với ai ? Cũng vậy, đối với chúng sanh Bồ tát không có lòng sân hỷ , vì đã khéo tu tập Không Tam muội vậy .


    Cao Quý Đức Vương Bồ Tát bạch Phật : “Thế Tôn ! tất cả các pháp là tánh nó tự không, hay là vì không, không nên không ?

    Nếu tánh nó tự không thời chẳng nên tu không rồi sau mới thấy được không. Tại sao đức Như Lai nói do tu không mà được thấy không?

    Nếu tánh nó tự chẳng không , thời dầu có tu không, cũng chẳng thể làm cho nó thành không ?


    Phật bảo : “Nầy Thiện nam tử ! Tất cả các pháp tánh của nó tự không, vì tánh của tất cả pháp vốn là bất khả đắc vậy .

    Như sắc tánh bất khả đắc. Thế nào là sắc tánh ? Xét nơi sắc, chẳng phải là địa, thủy , hỏa , phong, cũng chẳng rời ngoài địa, thủy, hỏa, phong ; chẳng phải xanh, vàng, đỏ, trắng, cũng chẳng rời ngoài xanh, vàng, đỏ, trắng ; chẳng phải có, chẳng phải không, đâu có thể nói là sắc có tự tánh. Vì tánh bất khả đắc nên gọi là không.

    Tất cả pháp khác cũng như vậy.

    Bởi tương tợ tương tục nên phàm phu theo kiến thức của mình mà cho là các pháp tánh chẳng không tịch. Còn Đại Bồ Tát nhờ đầy đủ năm công hạnh nên thấy tất cả pháp, tánh vốn không tịch.

    Nầy Thiện nam tử ! Nếu có Sa Môn hay Bà La Môn nào thấy tất cả pháp, tánh chẳng không, phải biết rằng người đó không phải là Sa Môn, Bà La Môn, người đó không tu tập Bát Nhã Ba La Mật, chẳng được vào Đại Niết Bàn, chẳng được hiện tiền thấy Phật, Bồ Tát ; người đó là quyến thuộc của ma.

    Nầy Thiện nam tử ! tất cả các pháp tánh nó vốn tự không, cũng do Bồ Tát tu tập không mà thấy các pháp là không.

    Nầy Thiện nam tử ! Như tất cả pháp vì tánh nó vô thường nên diệt có thể diệt được. Nếu chẳng phải là vô thường thời diệt chẳng thể diệt được.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  6. #406
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Pháp hữu vi, vì có sanh tướng nên sanh có thể sanh nó, vì có diệt tướng nên diệt có thể diệt nó. Các pháp vì có tướng khổ nên khổ có thể làm cho khổ ?

    Như tánh muối là mặn nên có thể ướp mặn vật khác. Vì tánh mật là ngọt nên có thể ướp ngọt vật khác. Vì tánh giấm là chua nên có thể ướp chua vật khác. Vì tánh gừng là cay nên có thể ướp cay vật khác. Vì A Lê Lặc đắng nên có thể ướp đắng vật khác. Vì trái Am La lạt nên có thể ướp lạt vật khác. Tánh chất độc có thể làm hại, nên ướp vật khác thành độc có thể làm hại. Tánh cam lộ làm cho người không chết, nếu đem hiệp với vật khác cũng có thể thành vị bất tử ?

    Bồ Tát tu không cũng như vậy. Vì tu không nên thấy tất cả pháp, tánh của nó đều không tịch.


    Cao Quý Đức Vương Bồ Tát lại bạch : “Thế Tôn ! Nếu như muối có thể làm cho vật không phải mặn thành ra mặn. Tu Không Tam muội cũng như vậy, thời chánh định nầy không lành, không diệu, tánh cách điên đảo. Nếu Không Tam muội chỉ thấy không, không là không có pháp thời là thấy những gì ?”

    Phật bảo : “Nầy Thiện nam tử ! Không Tam muội nầy thấy nơi pháp chẳng phải không, mà có thể làm thành không tịch, nhưng vẫn chẳng phải là điên đảo. Như muối làm vật không mặn thành mặn. Cũng vậy, Không Tam muội làm pháp chẳng không thành không.

    Nầy Thiện nam tử ! Tham là tánh có chẳng phải tánh không. Nếu tham là tánh không thời lẽ ra chúng sanh chẳng vì tham mà phải đọa Địa ngục. Nếu bị đọa Địa ngục, thời tham tánh đâu phải là không !

    Nầy Thiện nam tử ! Sắc tánh là có. Gì là sắc tánh ? Chính là điên đảo. Do điên đảo nên chúng sanh tham đắm. Nếu sắc tánh chẳng phải điên đảo thời đâu có thể làm cho chúng sanh tham đắm ! Vì sanh tham nên biết rằng sắc tánh chẳng phải là không có. Do cớ trên đây nên tu Không Tam muội chẳng phải là điên đảo vậy.

    Nầy Thiện nam tử ! Tất cả phàm phu nếu thấy người nữ liền sanh tướng nữ.

    Bồ Tát thời không như vậy, dầu thấy người nữ nhưng không sanh tướng nữ, vì không sanh tướng nữ nên không sanh tham ; tham không sanh chẳng phải là điên đảo vậy.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  7. #407
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Vì người đời thấy có người nữ, nên Bồ Tát tùy thuận nói có người nữ. Nếu lúc thấy người nam mà nói là nữ, thời là điên đảo.

    Do đây nên Phật bảo Xa Đề rằng : Nầy Bà La Môn ! Nếu cho ngày là đêm, thời là điên đảo. Cho đêm là ngày cũng là điên đảo.

    Nầy Thiện nam tử ! Tất cả Bồ Tát trụ bực cửu địa thấy pháp có tánh, do đây nên không thấy Phật tánh, nếu đã thấy Phật tánh thời chẳng còn thấy tánh tất cả pháp. Do tu tập không tam muội nên chẳng thấy pháp tánh. Vì không thấy Pháp tánh nên thấy Phật tánh.

    Chư Phật và Bồ Tát có hai thuyết : Một là có tánh, hai là không tánh.

    Vì chúng sanh nên nói có Pháp tánh, vì các bực hiền thánh nên nói không Pháp tánh.

    Vì muốn người không thấy được pháp không, nên tu Không Tam muội khiến thấy được không. Người không thấy pháp tánh cũng do tu không nên không. Do nghĩa nầy nên tu không thời thấy được không.

    Nầy Thiện nam tử ! Ông gạn rằng : Người thấy không đó, không là không có pháp thời thấy những gì ?

    Nầy Thiện nam tử ! Đúng như vậy, Đại Bồ Tát thiệt không chỗ thấy, không chỗ thấy chính là không chỗ có, không chỗ có chính là tất cả pháp. Đại Bồ tát tu Đại Niết Bàn nơi tất cả pháp đều không chỗ thấy. Nếu có chỗ thấy thời không thấy Phật tánh, không thể tu tập Bát Nhã Ba La Mật. Chẳng được vào nơi Đại Niết Bàn. Vì thế nên Bồ Tát thấy tất cả pháp, tánh vô sở đắc.

    Nầy Thiện nam tử ! Bồ Tát chẳng những nhơn tu Tam muội mà thấy không, Bát Nhã Ba La Mật cũng không, thiền Ba La Mật cũng không, Tỳ Lê Gia Ba La Mật cũng không, Sằn Đề Ba La Mật cũng không, Thi La Ba La Mật cũng không, Đàn Ba La Mật cũng không, sắc cũng không, nhãn cũng không, thức cũng không, Như Lai cũng không, Đại Niết Bàn cũng không. Vì thế nên Bồ Tát thấy tất cả pháp đều là không.

    Do đây nên lúc ở thành Ca Tỳ La, Phật bảo A Nan : Ông chớ sầu não khóc lóc ! _ A Nan bạch : Thế Tôn ! Nay quyến thuộc của tôi đều bị giết chết cả, làm sao tôi không sầu não khóc lóc được ! Như Lai cùng tôi đồng sanh trưởng tại thành nầy, đồng là thân thích của dòng Thích Ca, tại sao chỉ riêng có Như Lai là không sầu não, dung nhan lại tươi sáng như vậy ?

    _ Nầy A Nan ! Ông thấy thành Ca Tỳ La là có thật, còn Phật thời thấy là không tịch trọn không chỗ có. Ông thấy dòng Thích Ca là thân thích, còn Phật vì tu Không nên đều không chỗ thấy. Vì thế nên ông sanh lòng sầu khổ, còn dung nhan của Phật càng thêm tươi sáng.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  8. #408
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện nam tử ! Vì chư Phật và Bồ Tát tu tập Không Tam muội như vậy nên chẳng sanh sầu não.

    Đây gọi là Bồ Tát tu tập Kinh Đại Niết Bàn, thành tựu đầy đủ phần công đức thứ chín.

    Nầy Thiện nam tử ! Thế nào là Bồ Tát tu tập Kinh Đại Niết Bàn, thành tựu đầy đủ phần công đức thứ mười rốt sau cả ?

    Bồ Tát tu tập ba mươi bảy phần trợ đạo vào Đại Niết Bàn thường, lạc, ngã, tịnh. Vì các chúng sanh phân biệt gỉai thuyết Kinh Đại Niết Bàn hiển thị Phật tánh.

    Nếu Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật, Bồ Tát tin lời trên đây thời được vào Đại Niết Bàn. Nếu người không tin thời luân hồi sanh tử .


    Cao Quý Đức Vương Bồ Tát bạch Phật : “Thế Tôn ! Những chúng sanh nào ở trong kinh nầy chẳng sanh lòng cung kính ?

    Phật bảo : “Nầy Thiện nam tử ! Sau khi ta nhập Niết Bàn có hàng Thanh Văn đệ tử ngu si phá giới ưa sanh sự đấu tranh, bỏ mười hai bộ Kinh, mà đi đọc tụng văn kệ sách vở của ngoại đạo, nhận chứa tất cả vật bất tịnh, nói rằng Phật cho phép. Những người ngu si nầy đem Chiên đàn tốt đổi lấy gỗ tạp, đem vàng đổi lấy thau, đem bạc đổi lấy nhôm, hàng lụa đổi lấy bố gai, đem vị Cam lộ đổi lấy chất độc.

    Thế nào là Chiên đàn đổi lấy gỗ tạp ?

    Như các đệ tử vì cúng dường mà thuyết Kinh pháp cho hàng bạch y. Hàng bạch y phóng dật không thích nghe pháp. Bạch y ngồi cao, Tỳ Kheo ngồi thấp. Nhẫn đến đem những đồ ăn uống ngon để cung cấp mà họ vẫn chẳng bằng lòng nghe. Đây gọi là đem Chiên đàn đổi lấy gỗ tạp.

    Thế nào là đem vàng đổi lấy thau ?

    Thau là dụ cho sắc thinh, hương, vị, xúc năm dục trần, vàng là dụ cho giới. Đệ tử của ta vì sắc mà phá giới đã thọ. Đây là đem vàng đổi lấy thau.

    Thế nào là đem bạc đổi lấy nhôm ?

    Bạc dụ cho thập thiện, nhôm dụ cho thập ác. Đệ tử của ta vất bỏ mười hạnh lành mà làm mười điều ác. Đây gọi là đem bạc đổi lấy nhôm vậy ?


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  9. #409
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ 22
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thế nào là đem lụa đổi gai bố ?

    Gai bố dụ cho vô tàm vô quý. Lụa dụ cho tàm quý. Đệ tử của ta bỏ tàm quý quen tập vô tàm vô quý. Đây là đem lụa đổi gai vậy ?

    Thế nào là vị Cam lồ đổi chất độc ?

    Chất độc dụ cho các thứ lợi dưỡng. Cam lồ dụ cho pháp vô lậu. Đệ tử của ta vì lợi dưỡng mà tự khen tự khoe với hàng bạch y rằng mình được Vô lậu. Đây là Cam lồ đổi chất độc.

    Sau nầy Kinh Đại Niết Bàn lưu hành ở Diêm Phù Đề, có các đệ tử Phật thọ trì, đọc tụng, biên chép, diễn thuyết sẽ bị các ác Tỳ Kheo đây giết hại.

    Lúc đó các ác Tỳ Kheo nhóm họp nhau lập chế ước nghiệm rằng : Vị nào đọc tụng thọ trì biên chép diễn thuyết Kinh Đại Niết Bàn, đều chẳng được cùng ở, cùng ngồi, cùng đàm luận chuyện trò. Vì Kinh Đại Niết Bàn chẳng phải của Phật nói, do người tà kiến tạo ra. Người tà kiến là Lục sư, Kinh điển của Lục sư chẳng phải Kinh điển của Phật. Vì tất cả chư Phật đều nói các pháp là vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh. Nếu nói các pháp là thường, lạc, ngã, tịnh thời đâu phải là Kinh do Phật nói.

    Chư Phật cho các đệ tử chứa các thứ vật, còn lục sư chẳng cho các đệ tử cất chứa tất cả vật. Nếu cấm chứa thời thế nào lại là lời của Phật ?

    Chư Phật chẳng cấm đệ tử dứt hẳn năm vị sữa bò và ăn thịt. Còn Lục sư chẳng cho ăn năm thứ muối, năm thứ vị sữa bò và huyết mỡ. Nếu cấm những thứ nầy thời đâu phải là Kinh điển chánh của Phật !

    Chư Phật nói ba Thừa, mà Kinh nầy thuần nói Nhứt thừa và Đại Niết Bàn, thời đâu gọi là Kinh điển chánh của Phật được !

    Chư Phật rốt ráo nhập Niết Bàn, còn Kinh nầy nói Phật là thường, lạc, ngã, tịnh, chẳng nhập Niết Bàn.

    Kinh nầy không ở trong số mười hai bộ, chính là ma thuyết, chẳng phải Phật thuyết.

    Nầy Thiện nam tử ! Người như trên đây dầu là đệ tử Phật mà chẳng thể tin thuận Kinh Đại Niết Bàn nầy.

    Nầy Thiện nam tử ! Trong thời kỳ như vậy, nếu có chúng sanh tin Kinh điển nầy nhẫn đến nửa câu, phải biết rằng người nầy thiệt là đệ tử của Phật, do sự tin nầy mà thấy Phật tánh nhập Đại Niết Bàn.


    Cao Quý Đức Vương Bồ Tát nói : “Lành thay ! Lành thay ! Ngày nay đức Như Lai khéo khai thị Kinh Đại Niết Bàn.

    Thế Tôn ! Tôi nhơn việc nầy bèn được giải ngộ Kinh Đại Niết Bàn một câu nửa câu. Do hiểu một câu đến nửa câu nên thấy chút phần Phật tánh. Cứ như lời Phật nói, tôi cũng sẽ được vào Đại Niết Nàn.

    Đây gọi là Bồ Tát tu tập Kinh Đại Niết Bàn thành tựu đầy đủ phần công đức thứ mười.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  10. #410
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ 23
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT

    THỨ HAI MƯƠI BA


    Bấy giờ Đức Phật bảo tất cả đại chúng : “Nầy các Thiện nam tử ! Các người nếu nghi là có Phật không Phật, có Pháp không Pháp, có Tăng không Tăng, có khổ không khổ, có tập không tập, có diệt không diệt, có đạo không đạo, có thiệt không thiệt, có ngã không ngã, có lạc không lạc, có tịnh không tịnh, có thường không thường, có thừa không thừa, có tánh không tánh , có chúng sanh không chúng sanh, có hữu không hữu, có chơn không chơn, có nhơn không nhơn, có quả không quả, có tác không tác, có nghiệp không nghiệp, có báo không báo, giờ đây tha hồ cho các người hỏi, ta sẽ phân biệt giải thuyết cho.

    Ta thiệt chẳng thấy hoặc có Trời, Người, hoặc có Ma, Phạm, hoặc có Sa Môn hay Bà La Môn nào đến hỏi mà ta không giải đáp được.

    Trong pháp hội có Bồ Tát hiệu Sư Tử Hống đứng dậy nghiêm chỉnh y phục đảnh lễ đức Phật chấp tay quì bạch rằng : “Thế Tôn ! Tôi vừa muốn hỏi, đức Như Lai đại từ lại đã hứa cho.

    Phật bảo đại chúng rằng : “Các người nên cung kính Bồ Tát nầy, cũng nên tôn trọng tán thán cùng đem các thứ hoa hương kỹ nhạc, anh lạc, phan lọng, y phục, đồ ăn uống, đồ nằm , thuốc men, phòng nhà, điện đường để cúng dường Bồ Tát. Vì Bồ Tát nầy từ quá khứ chư Phật đã sâu trồng thiện căn phước đức đã đầy đủ, vì thế nên muốn ở trước ta mà thưa hỏi.

    Như Sư Tử chúa tự biết sức lực nanh răng nhọn bén, bốn chưn chống đất đứng trong hang vẩy đuôi gầm ra tiếng. Nếu có người nào đủ những tướng như vậy phải biết rằng có thể rống như Sư Tử, thiệt là Sư Tử chúa sáng sớm ra khỏi hang vươn vai ngáp nhìn ngó bốn phương, cất tiếng rống to. Làm như thế là vì mười một điều : Một là vì muốn phá dẹp những loài chẳng phải thiệt Sư Tử mà dối làm Sư Tử ; hai là vì muốn thử sức mình ; ba là vì muốn khiến chỗ ở thanh tịnh ; bốn là vì muốn bầy Sư Tử con biết chỗ nơi ; năm là vì muốn đoàn Sư Tử không tâm kinh sợ ; sáu là vì muốn kẻ ngủ được thức tỉnh ; bảy là vì muốn tất cả những thú phóng dật được siêng năng chẳng phóng dật ; tám là vì muốn những thú khác đến chầu hầu ; chín là vì muốn điều phục Đại Hương Tượng ; mười là vì muốn dạy bảo các con cái ; mười một là vì muốn trang nghiêm quyến thuộc của mình.

    Tất cả loài cầm thú nghe tiếng hống của Sư Tử, loài lội dưới nước liền lặn xuống vực sâu, loài chạy trên bờ nép trốn trong hang, loài chim bay thời rơi rớt, các Đại Hương Tượng kinh hãi chạy té phẩn.

    Như loài chồn cáo kia dầu đi theo Sư Tử trọn trăm năm nhưng chẳng thể rống lên tiếng như Sư Tử. Nếu là con Sư Tử, mới đầy ba năm thời có thể kêu rống như Sư Tử chúa.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
    Gửi bởi Mây trắng trong mục Kinh
    Trả lời: 219
    Bài cuối: 04-06-2017, 08:30 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •