DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 13/67 ĐầuĐầu ... 311121314152363 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 121 tới 130 của 663
  1. #121
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 8 _ PHẨM ĐIỂU DỤ THỨ MƯỜI BỐN
    __________________________________________________ ______________________________________


    Cũng thế, hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác chỉ biết ngang chừng bực của mình. Đức Như-Lai thời không phải như vậy, đều biết rõ bực của mình và cả những bực khác. Vì thế nên đức Như-Lai gọi là đấng vô-ngại-trí, tùy thuận theo thế gian mà hoá hiện. Kẻ phàm phu nhục nhãn cho là chơn thật, mà muốn biết hết trí vô- thượng vô-ngại của Như-Lai, quan niệm nầy không đúng.

    Đức Như-Lai có ưu-bi cùng không ưu-bi chỉ Phật biết được. Do nhơn duyên nầy, pháp có ngã khác, pháp vô ngã khác. Đây gọi là điều dụ chim Oan- ương, chim La- lân-Đề.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Phật pháp dường như chim Oan-ương đồng nhau bay đi. Chim Ca-lân-Đề và chim Oan-ương nầy, mùa thạnh hạ nườc dưng lên, lựa chọn gò cao làm ổ cho con chúng ở, rồi sau chúng nó mới trở về chốn cũ ưu-du an ổn.

    Cũng vậy, Đức Như-Lai xuất thế giáo hóavô lượng chúng sanh, làm cho đều được trụ nơi chánh pháp. Như chim kia lựa gò cao lót ổ cho con chúng nó ở.

    Đức Như-Lai làm cho các chúng sanh đều được giải thoát, chỗ làm đã xong, bèn nhập Đại-Niết-Bàn.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Đây gọi là pháp khổ khác, pháp vui khác. Những hành pháp là khổ. Niết-Bàn là vui vi-diệu thứ nhứt, vì đã phá hoại các hành pháp”.


    Ca-Diếp bồ-tát bạch Phật : “Thế-tôn ! Thế nào chúng sanh chứng đặng Niết- Bàn gọi là an-lạc đệ nhứt ?.

    _ Nầy Thiện-nam-tử ! Như lời ta đã nói các hành pháp hòa hiệp gọi đó là lão- tử.

    Cẩn thận chẳng phóng dật, Đây gọi là cam lộ. Phóng dật chẳng cẩn thận, Đây gọi là tử-cú. Nếu người chẳng phóng dật, Thời đặng chỗ bất tử, Như kẻ phóng dật kia, Thường đến nơi tử lộ.

    Nếu phóng dật gọi là Pháp hữu-vi. Pháp hưu-vi nầy là khổ đệ nhứt. Nếu chẳng phóng dật thời gọi là Niết-Bàn. Niết-Bàn đó gọi là cam lộ an vui đệ nhứt. Nếu xu hướng các hành pháp, thời gọi là chổ chết thọ khổ đệ nhứt. Nếu đến Niết-Bàn thời gọi là bất tử thọ vui vi-diệu. Nếu chẳng phóng dật, dầu nhóm họp các hành pháp, cũng gọi là thường lạc bất tử, thân chẳng phá hoại.

    Thế nào là phóng dật, thế nào là chẳng phóng dật ? Hàng phàm phu chẳng phải Thánh thời gọi là phóng dật, là pháp thường tử. Bực Thánh xuất thế là chẳng phóng dật không có lão tử, vì chứng nhập nơi Niết-Bàn thường lạc đệ nhứt.

    Do nghĩa nầy nên pháp khổ khác, pháp lạc khác, pháp ngã khác, pháp vô ngã khác.

    Như người đứng dưới đất, ngước mặt nhìn lên hư không chẳng thấy dấu chim bay.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Chúng sanh không có thiên nhãn, ở trong phiền não mà chẳng tự thấy có Như-Lai tánh. Cho nên ta nói giáo pháp vô ngã bí mật, vì người không có thiên nhãn, chẳng biết được chơn-ngã, mà vọng chấp nơi ngã.



    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  2. #122
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 8 _ PHẨM ĐIỂU DỤ THỨ MƯỜI BỐN
    __________________________________________________ ______________________________________


    Do các phiền não tạo nghiệp hữu-vi, chính đó là vô thường. Cho nên ta nói pháp thường khác, pháp vô thường khác.

    Người tinh tấn dõng mãnh. Hoặc ở nơi đảnh núi. Đất bằng cùng đồng trống, Thường thấy những phàm phu, Lên điện đại-trí-huệ. Đài Vô-thượng vi diệu. Đã tự trừ ưu-khổ. Cũng thấy khổ chúng sanh.

    Đức Như-Lai dứt hết vô lượng phiền não ở núi trí huệ, thấy hàng chúng sanh thường ở trong vô lượng phiền não”.


    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Thế-Tôn ! Ý nghĩa như bài kệ vừa nói không đúng.

    Vì người nhập Niết-Bàn không ưu không hỷ, thế nào đặng lên điện đài trí huệ, và thế nào ở nơi đảnh núi mà thấy chúng sanh ?”

    _ Nầy Thiện-nam-tử ! Điện trí huệ đó chính là nói Niết-Bàn, người không ưu-khổ là nói đức Như-Lai vậy. Người có ưu sầu gọi là phàm phu. Bởi phàm phu ưu khổ, nên Như-Lai không ưu khổ.

    Đảnh núi Tu-Di là nói chánh giải thoát. Người tinh tấn dõng mãnh như núi Tu-Di không động chuyển. Đất là nói công hạnh hữu vi. Hàng phàm phu nầy, đứng trên đất đây tạo tác những hành nghiệp. Người trí huệ kia thời gọi là chánh giác, lìa hữu lậu, thường trụ, nên gọi là Như-Lai.

    Đức Như-Lai thương xót vô lượng chúng sanh thường bị trúng tên độc các cõi, nên nói rằng đức Như-Lai có ưu-bi.”

    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Thế-Tôn ! Giả sử nếu Như-Lai có ưu-bi, thời chẳng đặng gọi là bực Chánh đẳng Chánh giác “.

    _ Nầy thiện-nam-tử ! Đều có nhân duyên cả. Tùy chỗ nào có chúng sanh đáng được hóa độ, thời đức Như-Lai thị hiện thọ sanh ở trong đó. Dầu thị hiện thọ sanh, nhưng thiệt không có sanh, nên đức Như-Lai gọi là pháp thường trụ. Như chim Oan-ương, chim Ca-Lân-Đề vậy.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  3. #123
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 9 _ PHẨM NGUYỆT DỤ THỨ MƯỜI LĂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    15. PHẨM NGUYỆT DỤ THỨ MƯỜI LĂM

    (Hán bộ phần đầu quyển thứ chín)


    Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “Ví như có người thấy mặt trăng lặn, cho rằng mặt trăng đã mất, nhưng thiệt ra mặt ttăng không mất, đang hiện ra ở phương khác. Chúng sanh xứ kia lại nói là mặt trăng mọc, nhưng thật ra mặt trăng không có mọc, vì bị che chướng không thấy, nên cho rằng mặt trăng có mọc, có lặn, nhưng thật ra mặt trăng không mọc không lặn.

    Cũng vậy, đức Như-Lai chánh biến tri hiện ra nơi Đại-Thiên-Thế-Giới, hoặc sanh tại Diêm-Phù-Đề, có cha, có mẹ, chúng sanh đều cho rằng đức Như-Lai giáng sanh trong Diêm-Phù-Đề . Hoặc thị hiện Niết-Bàn, chúng sanh cho rằng đức Như-Lai nhập Niết-Bàn. Nhưng thật ra, Như-Lai tánh không sanh không diệt. Vì giáo hóa chúng sanh nên thị hiện sanh diệt.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Như xứ nầy thấy mặt trăng tròn, phương khác thấy mặt trăng khuyết, phương nầy thấy mặt trăng khuyết, phương khác thấy mặt trăng tròn. Người Diêm-Phù-Đề nều thấy bắt đầu có mặt trăng nói là ngày mùng một, tưởng là đầu tháng. Lúc thấy trăng tròn, nói là ngày rằm. Nhưng mặt trăng thiệt không có khuyết với tròn, vì bị che chướng mà có thêm bớt.

    Cũng vậy, ở trong Diêm-Phù-Đề, Đức Như-Lai hoặc hiện giáng sanh, hoặc hiện Niết-Bàn. Lúc mới giáng sanh như mặt trăng đầu tháng. Đi bảy bước, như mặt trăng ngày mùng hai. Vào học đường, như mặt trăng ngày mùng ba. Lúc xuất gia như mặt trăng ngày mùng tám. Phóng ánh sáng trí huệ vi diệu, phá vô lượng chúng ma như trăng tròn ngày rằm. Thị hiện ba mươi hai tướng, tám mươi thứ tốt để tự trang nghiêm. Rồi thị hiện nhập Niết-Bàn, như cuối tháng mặt trăng ẩn.

    Chỗ thấy của chúng sanh chẳng đồng : Hoặc thấy trăng nửa, hoặc thấy trăng tròn, hoặc thấy trăng ẩn, nhưng thật ra mặt trăng không có thêm bớt, vẫn luôn là mặt trăng đầy đủ.

    Cũng vậy, thân của đức Như-Lai vẫn luôn là thường trụ chẳng biến đổi.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Như mặt trăng tròn chiếu sáng, tất cả thành ấp, xóm làng, trong nước suối, nước đầm, trong giếng, trong ao, trong nước bồn nước chậu, tất cả đều có mặt trăng hiện. Có người đi trăm do tuần, ngàn do tuần vẫn thấy mặt trăng luôn đi theo mình. Phàm phu ngu mê tưởng rằng ta trước kia ở trong thành ấp nhà cửa thấy mặt trăng như vậy, giờ đây ở nơi đầm trống nầy thấy mặt trăng. Đây là mặt trăng trước kia hay là mặt trăng khác. Mỗi người tự nghĩ tưởng hình dáng mặt trăng lớn nhỏ, hoặc nói như miệng chậu, hoặc cho rằng lớn như bánh xe vân vân. Mặt trăng nầy vốn có một, mà chúng sanh nhận thấy hình dáng khác nhau.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  4. #124
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 9 _ PHẨM NGUYỆT DỤ THỨ MƯỜI LĂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Cũng vậy, đức Như-Lai xuất hiện ra đời, có người hay trời nghĩ rằng nay đây đức Như-Lai ở trước mặt chúng tôi. Cũng có những chúng sanh khác cho rằng hiện nay đức Như-Lai ở trước mặt họ. Hoặc có kẻ điếc câm cũng thấy đức Như- Lai có tướng điếc câm. Muôn loài chúng sanh nói tiếng khác nhau, đều cho rằng đức Như-Lai đồng tiếng với mình. Cũng đều nghĩ rằng đức Như-Lai đang thọ cúng dường tại nhà tôi.

    Có chúng sanh thấy thân Như-Lai rộng lớn vô lượng, có loài thấy thân Phật nhỏ bé. Có kẻ thấy Phật là hình dáng Thanh-Văn, hoặc là hình dáng Duyên- Giác.

    Cũng có hàng ngoại đạo lại cho rằng hiện nay Đức Như-Lai xuất gia học đạo ở trong giáo phái chúng ta.

    Hoặc có chúng sanh nghĩ rằng, nay Đức Như-Lai riêng vì chúng ta mà xuất hiện nơi đời.

    Thiệt tánh của Như-Lai tức là pháp thân, là thân vô sanh, là thân phương tiện, tùy thuận nơi thế gian thị hiện vô lượng nghiệp dụng, thị hiện sanh ra nơi nầy nơi khác. Như mặt trăng kia hiện ra trong tất cả chỗ có nước.

    Do nghĩa nầy nên Như-Lai là thường trụ không có biến đổi.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Như La-Hầu-La Tu-La-Vương lấy tay che mặt trăng, người đời cho rằng mặt trăng bị nuốt. Nhưng mặt trăng vẫn luôn đầy đủ không có sứt mẻ, vì tay A-Tu-La che nên ánh sáng chẳng hiện. Lúc A-tu-La thâu tay, người đời cho rằng mặt trăng sanh trở lại, và cho rằng mặt trăng chịu nhiều sự khổ não. Nhưng mặt trăng vẫn không có những sự ấy, giả sử trăm ngàn A-Tu-La- Vương cũng chẳng làm khổ não được mặt trăng.

    Cũng vậy, đức Như-Lai thị hiện, có chúng sanh đối với đức Như-Lai sanh tâm hung ác, hại thân Phật chảy máu thành tội ngũ nghịch, hoặc hủy báng Chánh pháp thành hạng nhứt-xiển-đề. Vì các chúng sanh mà thị hiện những sự phá hoại Tăng đoàn dứt diệt Chánh pháp, làm những điều chướng nạn. Nhưng thật ra, giả sử trăm ngàn vô lượng loài Ma cũng không thể làm thân Như-Lai chảy máu. Vì thân Như-Lai không có huyết, nhục, gân mạch, xương tủy, Như-Lai chơn thật, thiệt không có sự não hoại. Chúng sanh đều cho rằng Pháp và Tăng bị hủy hoại, Như-Lai dứt diệt. Nhưng Như-Lai tánh chơn thật không biến đổi, không có phá hoại. Vì tùy thuận thế gian mà thị hiện như vậy.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  5. #125
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 9 _ PHẨM NGUYỆT DỤ THỨ MƯỜI LĂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện-nam-tử ! Như hai người đấu võ, hoặc dùng dao gậy chém đập tuôn máu, dầu đánh nhau đến chết mà chẳng nghĩ tưởng là giết nhau, thời nghiệp tướng ấy nhẹ mà chẳng nặng. Đối với đức Như-Lai vốn không có tâm giết hại, dầu làm cho thân Phật ra máu, thời nghiệp nầy cũng nhẹ mà chẳng nặng. Vì giáo hoá chúng sanh đời vị lai, nên đức Phật thị hiện nghiệp báo.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Như lương y đem những phương thuốc căn bản ân cần truyền dạy cho người con, người con kính vâng lời của cha, chuyên cần học tập, hiểu rành các phương thuốc. Thời gian sau, lương y chết. Người con kêu khóc mà nói thế nầy : Cha tôi dạy cho tôi những phương thuốc như vậy như vậy.

    Cũng vậy, đức Như-Lai vì giáo hoá chúng sanh mà thị hiện chế-giới luật : Phải thọ trì như vậy, chớ phạm tội ngũ nghịch, chê bai chánh pháp và nhứt-xiển- đề. Vì đời vị lai chúng sanh khởi các tội ấy nên thị hiện như vậy, để cho các Tỳ-Kheo sau khi Phật diệt độ, rõ biết những điều như vậy : Đây là nghĩa rất sâu của khế kinh, đây là tướng nhẹ nặng của giới luật, đây là luận phân biệt những pháp cú. Như người con của lương y.

    Loài người hoặc sáu tháng một lần thấy mặt trăng bị nuốt , mà chư Thiên trong khoảng giây lát đã nhiều lần thấy mặt trăng bị nuốt. Vì thời gian của nhơn loại ngắn, còn ngày giờ của chư Thiên dài.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Trời và người đều cho rằng đức Như-Lai thọ mạng ngắn ngủi. Như chư Thiên trên trời trong khoảng giây lát thấy mặt trăng bị nuốt nhiều lần. Trong khỏang giây lát, đức Như-Lai thị hiện trăm ngàn muôn ức lần nhập Niết-Bàn, dứt ma phiền não, ma ngũ ấm, ma chết. Vì vậy nên trăm ngàn muôn ức Thiên ma đều biết đức Như-Lai nhập Niết-Bàn. Đức Như-Lai lại thị hiện vô lượng trăm ngàn nhơn duyên nghiệp báo tiền thân.

    Vì tùy thuận theo chủng tánh của thế gian mà thị hiện vô lượng vô biên chẳng thể nghĩ bàn như vậy, nên Như-Lai là thường trụ không biến đổi.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  6. #126
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 9 _ PHẨM NGUYỆT DỤ THỨ MƯỜI LĂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện-nam-tử ! Như mặt trăng tròn sáng chúng sanh ưa thấy, nên gọi mặt trăng là lạc-kiến.

    Chúng sanh nếu có tham, sân, si thời chẳng đặng gọi là lạc-kiến.

    Tánh Như-Lai thuần thiện thanh tịnh không cấu nhiễm, thời rất đáng gọi là lạc-kiến. Những chúng sanh ưa thích Chánh pháp nhìn ngó đức Như-Lai không nhàm. Những người tâm ác chẳng ưa nhìn ngó. Vì thế nên đức Như-Lai dụ như mặt trăng tròn sáng.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như mặt trời mọc có ba thời kỳ khác nhau, tức là Xuân, Hạ, và Đông. Ngày mùa Đông thời ngắn, ngày mùa Xuân thời vừa, ngày mùa Hạ thời rất dài.

    Cũng vậy, ở nơi Đại-thiên thế-giới nầy, đối với người thọ mạng ngắn ngủi và hàng Thanh-Văn, đức Như-Lai thị hiện tuổi thọ ngắn. Những hạng người trên đây thấy như vậy đều cho rằng đức Như-Lai thọ mạng ngắn ngủi, dụ như ngày mùa Đông.

    Đối với hàng Bồ-tát đức Như-Lai thị hiện tuổi thọ bực trung, hoặc một kiếp, hoặc dưới một kiếp, dụ như ngày mùa Xuân.

    Chỉ Phật thấy Phật thọ mạng vô lượng, dụ như ngày mùa Hạ.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Giáo pháp Phương đẳng Đại-thừa vi-mật của Như-Lai nói là đức Như-Lai thị hiện rưới mưa đại pháp nơi thế gian.

    Đời vị lai nếu có người nào có thể thọ trì Kinh điển nầy, giảng nói khai-thị lợi ích cho chúng sanh, nên biết những người nầy thiệt là Bồ-Tát. Dụ như ngày thạnh-hạ rưới mưa cam-lồ.

    Nếu có hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác nghe giáo pháp vi mật của Như-Lai thời dụ như ngày mùa Đông gặp nhiều lạnh lẽo.

    Hàng Bồ-Tát nếu nghe giáo pháp vi-mật : Như-Lai tánh thường trụ không biến đổi như vậy, thời dụ như ngày mùa Xuân nẩy mầm, nở hoa.

    Thiệt ra Như-Lai tánh không có dài ngắn, vì thuận theo thế gian mà thị hiện như vậy. Đó chính là Pháp-tánh chơn thật của chư Phật.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như ban ngày các ngôi sao chẳng hiện ra, mà mọi người cho rằng ban ngày các ngôi sao lặn mất, kỳ thiệt chẳng phải lặn mất, vì ánh sáng mặt trời chói sáng nên sao chẳng hiện.

    Cũng vậy, hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác chẳng thấy được Như-Lai, như người đời ban ngày chẳng thấy sao.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như lúc tối tăm, mặt trời mặt trăng chẳng hiện ra, kẻ ngu cho rằng mặt trời mặt trăng lặn mất, nhưng thiệt ra mặt trời mặt trăng chẳng phải lặn mất.

    Lúc chánh pháp của Như-Lai diệt hết. Tam-bảo chẳng còn, cũng chẳng phải là dứt hẳn, lệ như mặt trời mặt trăng lúc lặn mất kia. Vì thế nên biết Như-Lai là thường trụ không có biến đổi. Vì chơn tánh của Tam-bảo chẳng bị những cấu nhơ làm ô nhiễm.

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  7. #127
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 9 _ PHẨM NGUYỆT DỤ THỨ MƯỜI LĂM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như đêm không trăng, sao chổi hiện ra, chiếu sáng giây lát rồi lặn mất, chúng sanh ngó thấy cho đó là điềm chẳng lành.

    Cũng vậy, hàng Bích-Chi-Phật hiện ra đời trong thời kỳ không Phật, chúng sanh ngó thấy đều cho rằng đức Như-Lai thiệt diệt độ, nên sanh lòng buồn khổ. Nhưng thân Như-Lai thiệt chẳng diệt mất như mặt trời mặt trăng kia không có diệt mất.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Như lúc mặt trời mọc lên, sương mù đều tan. Kinh Đại- Niết-Bàn vi diệu nầy cũng như vậy. Lúc kinh nầy xuất hiện ra đời, nếu có chúng sanh nào một lần được nghe, đều có thể dứt trừ tất cả tội nghiệp vô gián, tất cả những điều ác. Kinh Đại-Niết-Bàn nầy cảnh giới rất sâu chẳng thể nghĩ bàn, khéo nói lên được tánh Như-Lai vi-mật.

    Do nghĩa nầy nên Thiện-nam-tử , Thiện-nữ-nhơn đối với Như-Lai phải có tâm tin nhận là thường trụ không biến đổi, chánh pháp chẳng dứt, Tăng bảo chẳng diệt. Nên phải dùng nhiều phương tiện siêng năng học tập kinh điển nầy. Người nầy chẳng bao lâu sẽ đặng thành vô thượng chánh đẳng chánh giác. Vì thế nên kinh nầy gọi là do vô lượng công đức kết thành, cũng gọi là Chánh giác chẳng cùng tận, do vì chẳng cùng tận, nên đặng gọi là Đại-Niết-Bàn.

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  8. #128
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 9 _ PHẨM BỒ TÁT THỨ MƯỜI SÁU
    __________________________________________________ ______________________________________


    16. PHẨM BỒ TÁT THỨ MƯỜI SÁU

    (Hán bộ phần sau quyển thứ chín)


    Nầy Thiện-nam-tử ! Như ánh sánng mặt trời mặt trăng hơn hết trong các ánh sáng. Ánh sáng Đại-Niết-Bàn rất là thù-thắng đối với ánh sáng của các khế Kinh. Ánh sáng của các khế Kinh không thể kịp được. Vì ánh sáng Đại-Niết-Bàn có thể chiếu vào các lỗ chơn lông của chúng sanh. Chúng sanh dầu không có Tâm Bồ-đề, nhưng có thể làm nhơn duyên cho Bồ-đề, vì thế nên gọi là Đại-Niết-Bàn.

    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Như lời Phật vừa nói “ánh sáng Đại- Niết-Bàn chiếu vào các lỗ chơn lông của chúng sanh, chúng sanh dầu không Tâm Bồ-đề, nhưng có thể làm nhơn duyên cho Bồ-đề”. Xét ra, nghĩa trên đây chẳng đúng.

    Bạch Thế-Tôn ! Người phạm bốn giới trọng, người tạo tội ngũ nghịch và hạng nhứt-xiển-đề, ánh sáng chiếu vào thân họ làm nhơn Bồ đề, thời những hạng nầy có khác gì người trì giới thanh tịnh, tu tập các hạnh lành, nếu không khác, cớ sao đức Như-Lai nói nghĩa tứ-y.

    Bạch Thế-tôn ! Lại như lời Phật nói, nếu có chúng sanh một lần được nghe Kinh Đại-Niết-Bàn, thời dứt trừ đặng các phiền não. Trước kia đức Như-Lai lại nói có người ở nơi hằng hà sa chư Phật mà phát tâm, nghe Kinh Đại-Niết-Bàn chẳng hiểu được nghĩa, sao lại có thể dứt tất cả phiền não ?

    Nầy Thiện-nam-tử ! Trừ hạng nhứt-xiển-đề, những chúng sanh khác được nghe Kinh nầy, thảy đều có thể làm nhơn duyên cho Bồ-đề. Ánh sáng của tiếng pháp chiếu vào lỗ chơn lông quyết định sẽ đặng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì người đã có thể cúng dường cung kính vô lượng chư Phật mới đặng nghe Kinh Đại-Niết-Bàn. Người phước bạc thời chẳng được nghe. Việc lớn như đây người đại-phước mới có thể được nghe, kẻ tiểu nhơn thời chẳng được nghe. Những gì là việc lớn ? Chính là chỉ cho tạng bí mật rất sâu của chư Phật, tức là Phật tánh.

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  9. #129
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 9 _ PHẨM BỒ TÁT THỨ MƯỜI SÁU
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Thế-tôn ! Những gì làm nhơn Bồ-đề cho người chưa phát Tâm Bồ-đề?

    Nầy Thiện-nam-tử ! Nếu có người nghe Kinh Đại-Niết-Bàn nầy, không tin nói rằng tôi chẳng cần phát Bồ-đề Tâm. Người đó thường ở trong chiêm bao thấy hình La-Sát, lòng rất kinh sợ. La Sát bảo rằng : Nếu ngươi chẳng phát Bồ-đề Tâm, ta sẽ giết ngươi. Vì sợ sệt nên khi thức giấc người nầy liền phát Tâm Bồ đề. Sau khi chết, nếu người nầy hoặc đọa trong ba đường ác, cùng sanh trong loài Trời, loài người tiếp tục nhớ lại Tâm Bồ đề đã phát. Nên biết người nầy là bực Bồ- tát.

    Do nghĩa trên đây, nên oai thần của Kinh Đại-Niết-Bàn nầy có thể làm nhơn Bồ đề cho người chưa phát tâm.

    Đây gọi là Bồ-Tát có nhơn duyên mà phát tâm, chẳng phải không nhơn duyên. Do vì nghĩa nầy nên Kinh điển Đại-Thừa vi diệu thiệt là của Phật nói.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Như trên hư không kéo mây mưa xuống, nơi cây khô, núi đá, gò nổng, cao nguyên nước không đọng lại. Ruộng thấp hồ cao đều đầy chúng sanh nơi đó được lợí ích. Cũng vậy, Kinh Đại-Niết-Bàn vi diệu nầy khắp nhuần chúng sanh, làm cho nẩy nở Tâm Bồ đề. Còn hàng Nhứt-xiển-đề chẳng phát Tâm Bồ đề không được lợ ích.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như hột giống đã cháy, dầu có gặp mưa trọn chẳng mọc mầm. Cũng vậy, hàng Nhứt-xiển-đề dầu nghe Kinh Đại-Niết-Bàn vi diệu nầy, trọn không phát Tâm Bồ đề. Vì hạng nầy đoạn diệt tất cả căn lành như hột giống đã cháy.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như ngọc minh châu để trong nước đục, thế lực của minh châu làm cho nước liền trong. Nhưng để minh châu trong bùn lầy không thể làm cho trong. Kinh Đại-Niết-Bàn vi diệu nầy cũng như vậy, có thể làm cho chúng sanh phạm tội vô gián, tứ trọng, tiêu tội được thanh tịnh phát Tâm Bồ đề. Không thể làm cho Nhứt-xiển-đề phát Bồ đề Tâm, vì Nhứt-xiển-đề dứt hết căn lành không phải pháp khí.

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  10. #130
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 9 _ PHẨM BỒ TÁT THỨ MƯỜI SÁU
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như cây thuốc Dược Vương là vua trong những thứ thuốc. Nếu đem Dược Vương hòa với lạc, hoặc tô, hoặc mật, hoặc nước, sữa, hoặc thuốc bột, thuốc huờn, hoặc dùng thoa ghẻ, thoa mắt, hoặc uống, hoặc xông, hoặc nhìn, hoặc ngửi, đều có thể làm cho chúng sanh được lành tất cả bịnh. Dược Vương ấy chẳng nghĩ rằng chúng sanh nếu lấy rễ của ta, thời chẳng nên lấy hết, cũng chẳng nghĩ rằng, nếu lấy lá chẳng nên lấy rễ, nếu lấy thân chẳng nên lấy võ, nếu lấy võ chẳng nên lấy thân. Dược Vương ấy dầu chẳng tưởng niệm mà có thể trừ tất cả bịnh khổ.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Kinh Đại-Niết-bàn vi diệu nầy có thể diệt trừ tất cả ác nghiệp, bốn tội trọng, năm tội vô gián của chúng sanh. Người chưa phát bồ đề tâm nhơn Kinh nầy thời đặng phát Bồ đề Tâm. Vì Kinh nầy là vua trong các thứ Kinh, như cây thuốc Dược Vương là vua trong các thứ thuốc. Nếu có người tu tập cùng chẳng tu tập Kinh Đại-Niết-Bàn nầy, nếu nghe được danh tự của Kinh nầy, nghe rồi sanh lòng kính tin, thời đều trừ diệt được tất cả phiền não. Nhưng chỉ chẳng thể làm cho hạng Nhứt-xiển-đề an trụ nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như Dược Vương kia dầu có thể chữa lành tất cả bịnh nặng, nhưng không thể cứu chữa người quyết định chết.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Như người tay có ghẻ lở, bốc nắm thuốc độc, thời chất độc thấm vào thịt. Người tay không ghẻ lỡ, dầu có cầm nắm chất độc cũng chẳng thấm vào được. Hạng Nhứt-xiển-đề không có nhơn Bồ đề, như người tay không ghẻ không thể thấm chất độc. Chất độc dụ cho Diệu nghĩa đệ nhứt.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như Kim cương không gì phá vỡ được, mà Kim cương có thể phá vỡ tất cả vật khác , chỉ trừ mu rùa và sừng bạch dương. Kinh Đại-Niết-Bàn vi diệu nầy có thể làm cho vô lượng chúng sanh trụ nơi đạo Bồ đề, chỉ không thể khiến hạng Nhứt-xiển-đề thành lập nhơn Bồ đề.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Như cỏ Mã-Xỉ, cây Ta-La-Xí, cây Ni-Ca-La, dầu chặt nhánh, đốn cây, nhưng rồi đâm chồi mọc lên như cũ, chẳng phải như cây Đa-la đốn rồi không thể mọc lại.

    Cũng vậy, những chúng sanh đặng nghe kinh Đại-Niết-Bàn nầy, dầu phạm bốn tội nặng và năm tội Vô gián, vẫn có thể sanh nhơn Bồ đề, hạng Nhứt- xiển-đề thời chẳng như vậy, dầu đặng nghe Kinh điển vi diệu, nhưng không thể sanh nhơn Bồ đề.

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
    Gửi bởi Mây trắng trong mục Kinh
    Trả lời: 219
    Bài cuối: 04-06-2017, 08:30 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •