DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 11/67 ĐầuĐầu ... 9101112132161 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 101 tới 110 của 663
  1. #101
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 8 _ PHẨM NHƯ LAI TÁNH THỨ MƯỜI HAI
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện nam-tử ! Kinh Đại-thừa Phương-đẳng như chất cam lồ, cũng có lúc như thuốc độc.

    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Do nhơn duyên gì mà Đức Như-Lai nói kinh Đại-thừa Phương-Đẳng như chất Cam lồ, cũng có lúc như thuốc độc”.

    -Nầy Thiện-nam-tử ! Nay ông muốn biết nghĩa chơn thật của Tạng Như-Lai chăng ?


    Ca- Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Tôi nay thiệt muốn biết nghĩa của Tạng Như-Lai”.

    Bấy giờ Đức Thế-Tôn nói kệ rằng :

    Hoặc có người uống Cam lồ.
    Hại thân mạng mà chết sớm.
    Hoặc có người uống Cam lồ.
    Thêm tuổi thọ sống được lâu,
    Hoặc uống thuốc độc được sống,
    Có người uống độc mà chết.
    Trí vô ngại như Cam lồ,
    Đó chính là kinh Đại thừa.
    Kinh điển Đại thừa như vậy,
    Cũng gọi là chất thuốc độc.
    Như bơ, Đề-hồ v.v…
    Nhẫn đến các thứ đường phèn.
    Uống vào tiêu hóa là thuốc .
    Chẳng tiêu hoá thời thành độc.
    Kinh Đại-thừa cũng như vậy,
    Nơi người trí là Cam lồ,
    Kẻ ngu chẳng biết Phật tánh.
    Nghe Đại-thừa thành thuốc dộc.
    Với bực Thanh-Văn, Duyên-Giác.
    Pháp Đại thừa là Cam lồ.
    Cũng như trong các mùi vị.
    Chất sữa là hơn tất cả.
    Những người siêng năng tinh tấn.
    Nhờ nương nơi pháp Đại-thừa.
    Đặng đến nơi Đại-Niết-bàn.
    Thành bực vua trong loài người.
    Chúng sanh chứng biết Phật tánh.
    Được chất Cam lồ vô thượng.
    Thời không sanh cũng không tử.
    Như Ca-Diếp Bồ-Tát thảy.

    Nầy Ca-Diếp ông nên phải.
    Khéo phân biệt pháp Tam-quy,
    Thật tánh của pháp Tam-quy.
    Thời là chơn tánh của Ngã.
    Nếu có thể gẫm xét kỹ.
    Tánh của Ngã có tánh Phật.
    Nên biết những người như vậy.
    Đặng chứng nhập tạng Như-Lai.
    Biết Ngã cùng biết Ngã sở.
    Người nầy đã được xuất thế.
    Tánh Phật, Pháp, Tăng Tam-Bảo.
    Là bực Đệ nhứt vô thượng.
    Kệ trên đây của ta nói.
    Phật tánh đó nghĩ như vậy.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  2. #102
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 8 _ PHẨM NHƯ LAI TÁNH THỨ MƯỜI HAI
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ca-Diếp Bồ-Tát nói kệ bạch Phật :

    Tôi nay đều chẳng biết.
    Quy y nơi Tam-Bảo.
    Thế nào sẽ về đến.
    Vô thượng vô-sở-úy ?
    Chẳng biết chỗ Tam-Bảo.
    Thế nào là Vô ngã ?
    Quy y Phật thế nào,
    Mà đặng nơi an ổn ?
    Quy y Pháp thế nào,
    Xin Phật vì tôi nói.
    Thế nào đặng tự tại ?
    Thế nào chẳng tự tại ?
    Quy y Tăng thế nào,
    Lại đặng lợi vô thượng ?
    Thế nào thuyết chơn thật,
    Đời sau thành Phật đạo ?
    Đời sau nếu chẳng thành,
    Thế nào quy Tam-Bảo ?
    Nay tôi không dự biết,
    Nên tuần tự quy y.
    Thế nào chưa thai nghén,
    Mà tưởng sẽ sanh con?
    Nếu biết ở trong thai,
    Thời gọi là có con,
    Con nếu ở trong thai,
    Chắc sẽ sanh chẳng lâu,
    Đây gọi là nghĩa con,
    Nghiệp chúng sanh cũng vậy.
    Như lời Phật đã nói,
    Người ngu chẳng biết được.
    Do vì họ chẳng biết,
    Luân hồi ngục sanh tử,
    Giả danh Ưu-bà-tắc,
    Chẳng biết nghĩa chơn thật.
    Xin Phật rộng phân biệt,
    Dứt trừ lưới nghi cho.
    Đức Phật trí huệ lớn,
    Xin thương vì phân biệt,
    Xin nói nơi Như-Lai,
    Tạng báu rất bí mật.

    _ Ca-Diếp ông nên biết,
    Ta nay sẽ vì ông,
    Khéo mở tạng bí mật,
    Cho ông đặng dứt nghi,
    Nay phải hết lòng nghe :
    Ông trong hàng Bồ-Tát,
    Thời đồng một danh hiệu,
    Với Đức Phật thứ bảy.
    Người quy y nơi Phật,
    Thiệt là Ưu-Bà-Tắc,
    Trọn chẳng lại quy y.
    Những Thiên Thần nào khác.
    Người quy y nơi Pháp,
    Thời lìa sự sát hại.
    Người quy y Thánh-Tăng,
    Chẳng cầu các ngoại đạo,
    Quy Tam-Bảo như vậy,
    Thời đặng vô-sở-úy.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  3. #103
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 8 _ PHẨM NHƯ LAI TÁNH THỨ MƯỜI HAI
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ca-Diếp bạch Phật rằng :

    Tôi cũng quy Tam-bảo,
    Đây gọi là đường chánh,
    Cảnh giới của chư Phật,
    Tướng Tam-bảo bình đẳng.
    Thường có tánh trí huệ,
    Tánh Ngã và tánh Phật,
    Không hai không sai khác,
    Đạo nầy Phật khen ngợi,
    Thẳng đến chỗ ở an.
    Cũng gọi Chánh biến tri.
    Nên được Phật tán thán.
    Tôi cũng đến Phật đạo.
    Của Đức Phật ngợi khen.
    Là Cam lồ tối thượng.
    Các cõi chỗ không có.

    Đức Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “Nầy Thiện-nam-tử ! Nay ông chẳng nên như hàng Thanh-văn, cùng hàng phàm phu phân biệt ngôi Tam-bảo. Nơi Đại-thừa đây không có tướng Tam-quy sai khác, vì trong Phật tánh bèn có Pháp và Tăng. Nhơn muốn hóa độ hàng Thanh-văn và Phàm phu, nên phân biệt nói tướng Tam-quy sai khác.

    Nầy Thiện nam-tử ! Nếu muốn tùy thuận pháp thế gian, thời nên phân biệt có ba pháp quy y.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Bồ-Tát nên suy nghĩ như thế nầy, nay thân của ta đây quy y nơi Phật, nếu chính nơi thân nầy đặng thành Phật đạo, đã thành Phật rồi, chẳng nên cung kính lễ bái cúng dường các đức Thế-Tôn. Vì chư Phật đều bình đẳng. Khắp vì chúng sanh mà làm chỗ quy y. Nếu muốn tôn trọng Pháp thân Xá lợi, thời nên lễ kính tháp miếu của chư Phật, vì muốn hóa độ chúng sanh, cũng làm cho chúng sanh đối với thân của ta tưởng là tháp miếu mà lễ bái cúng dường. Những chúng sanh đó, lấy Pháp thân của ta làm chỗ quy y.

    Tất cả chúng sanh đều nương theo pháp tà ngụy chẳng chơn thật, ta sẽ tuần tự vì chúng sanh nói pháp chơn thật.

    Nếu lại có chúng sanh nương theo phái chẳng phải Chơn Tăng, ta sẽ vì chúng sanh làm chỗ Chơn Tăng để chúng quy y.

    Nếu có người phân biệt ba pháp quy y ta sẽ vì họ mà làm chỗ quy y duy nhứt, không ba pháp sai khác.

    Đối với hạng sanh-manh (49), ta vì họ làm nhãn-mục.

    Ta lại sẽ vì hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác mà làm chỗ chơn quy.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Như vậy, Bồ-tát vì vô lượng chúng sanh ác và những người trí mà làm Phật sự.


    Lần sửa cuối bởi socnho; 04-09-2017 lúc 09:28 AM
    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  4. #104
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 8 _ PHẨM NHƯ LAI TÁNH THỨ MƯỜI HAI
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như người lúc ra trận chiến đấu, tự nghĩ rằng trong đội ngũ đây, ta là người thứ nhứt, tất cả binh sĩ đều nương cậy nơi ta.

    Cũng như Vương-tử suy nghĩ thế nầy, ta sẽ điều-phục các Vương-tử khác, nối ngôi đại vương giữ gìn nghiệp bá chủ, để đặng tự tại, khiến các Vương tử đều phải quy y. Vì thế nên chẳng được sanh tâm hạ liệt. Như Vương tử, vua và các quan cũng như vậy. Nầy Thiện-nam-tử ! Bồ-Tát cũng suy nghĩ như vầy : Thế nào ba sự cùng ta đồng một thể ?

    Nầy Thiện-nam-tử ! Đức Phật nói ba sự tức là Niết-bàn. Như-Lai đó gọi là Vô-Thương-Sĩ. Ví như thân người, đầu là trên tất cả, chẳng đồng với tay chơn lóng đốt. Phật cũng như vậy, là bực Tôn thượng, chẳng phải Pháp cùng Tăng. Vì muốn hóa độ các thế gian, nên thị hiện những tướng sai khác, ví như bực thang kia.

    Vì thế, nay ông chẳng nên như hàng phàm phu, nhận biết tướng ba pháp quy y sai khác. Đối với Đại-thừa, ông phải như dao bén mạnh mẽ quyết đoán.


    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Thế-Tôn ! Tôi vẫn biết, nhưng cố ý hỏi, chẳng phải là không biết, tôi vì các vị Bồ-Tát đại dõng mãnh, mà bạch hỏi chỗ thật hành thanh tịnh không nhơ, muốn đức Như-Lai vì các Bồ-Tát tuyên nói những việc kỳ-đặc, tuyên dương Kinh điển Đại-thừa Phương-đẳng. Đức Đại-Bi Thế-Tôn hôm nay đã khéo giải thuyết. Tôi cũng đã an trụ trong pháp đó. Chỗ thật hành thanh tịnh của Bồ-Tát mà Phật đã nói đó, tức là tuyên thuyết Kinh Đại Niết- Bàn.

    Thế-Tôn ! Nay tôi cũng sẽ rộng vì chúng sanh diễn dương tạng Như-Lai bí mật như vậy, cũng sẽ chứng biết chỗ tam-quy chơn thật.

    Nếu có chúng sanh nào có thể tin Kinh Đại-Niết-Bàn nầy, người đó thời có thể tự nhiên rõ thấu chỗ ba pháp quy y. Vì tạng Như-Lai có Phật tánh vậy.

    Có người tuyên nói Kinh điển nầy, thời đều nói rằng trong thân vẫn có Phật tánh. Người nầy bèn chẳng cầu ba pháp quy y nơi đâu xa. Vì đời vị lai đây, thân ta bèn sẽ thành tựu ngôi Tam-Bảo. Vì thế nên hàng Thanh-Văn, Duyên-giác và những chúng sanh khác đều nương nơi ta mà cung kính lễ bái. Do nghĩa đó nên phải khéo học Kinh điển Đai thừa.

    Phật tánh như vậy chẳng thể nghĩ bàn, ba mươi hai tướng, tám mươi thứ tốt cũng chẳng thể nghĩ bàn”.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  5. #105
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 8 _ PHẨM NHƯ LAI TÁNH THỨ MƯỜI HAI
    __________________________________________________ ______________________________________


    Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “Lành thay ! Lành thay ! Nầy Thiện-nam-tử ! Ông đã thành tựu trí huệ rất sâu.

    Nay ta sẽ lại vì ông nói pháp chứng nhập Tạng Như-Lai.

    Nếu ngã là có, thời là pháp thường chẳng rời nơi khổ. Nếu không có ngã, thời tu hạnh thanh tịnh không được lợi ích.

    Nếu cho rằng các pháp đều không có ngã, đó là đoạn kiến, nếu cho rằng có ngã thời là thường kiến.

    Nếu cho rằng tất cả hành pháp là vô thường, thời là đoạn kiến, cho rằng các hành pháp là thường, thời lại là thường kiến.

    Nếu nói là khổ, thời là đoạn kiến, nếu nói là lạc, thời lại là thường kiến.

    Như bước đi, cần phải do chưn trước, mới dời đặng chưn sau. Người tu pháp thường, pháp đoạn, cũng lại như vậy, cần phải do nơi đoạn và thường.

    Do nghĩ nầy, nên người tu các pháp khổ đều gọi là chẳng lành, người tu các pháp lạc, thời gọi là lành. Người tu các pháp vô ngã, thời thuộc về phiền não, người tu các pháp thường, thời gọi là tạng Như-Lai.

    Niết-bàn, không có nơi chốn. Tu những pháp vô thường, thời là tài vật, tu những pháp thường, gọi là Phật, Pháp, Tăng, và chánh giải thoát.

    Nên biết Phật pháp trung đạo như vậy, xa lìa hai bên mà nói pháp chơn thật. Người phàm phu ngu mê đối trong pháp đó không nghi, như người gầy yếu, được uống thuốc bổ, thời khí lực khỏe khoắn.

    Những pháp hữu, vô, thể tánh chẳng nhứt định. Ví như tứ đại tánh nó chẳng đồng, đều trái phản nhau. Lương y khéo biết tùy món đại nào phát bịnh mà điều chỉnh đó.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Cũng vậy, đức Như-lai đối với các chúng sanh, cũng như vị lương y, rõ biết thể tướng sai khác của các phiền não mà dứt trừ, khai-thị tạng Như-Lai bí mật, Phật tánh thanh tịnh thường trụ chẳng biến đổi. Nếu cho rằng có, thời lẽ ra trí chẳng nhiễm. Nếu nói là không, bèn thành vọng ngữ. Nếu nói là có, lẽ ra chẳng nên nín lặng. Lại cũng chẳng nên hý luận cãi cọ, chỉ nên cầu được rõ biết chơn tánh của các pháp.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  6. #106
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 8 _ PHẨM NHƯ LAI TÁNH THỨ MƯỜI HAI
    __________________________________________________ ______________________________________


    Người phàm phu hý luận cãi cọ vì chẳng hiểu tạng Như-Lai. Nếu nói pháp khổ, người ngu bèn cho thân là vô thường, chẳng có thể biết nơi thân có tánh lạc.

    Nếu nói vô thường, người phàm phu chấp tất cả thân đều là vô thường, như ngói chưa hầm chín.

    Nếu là người trí nên phải quan sát, chẳng nên nói tất cả đều vô thường, vì nơi thân của ta có chủng tử Phật tánh.

    Nếu nói vô ngã, người phàm phu sẽ cho là tất cả Phật, Pháp đều không có ngã. Người trí nên phải quan sát vô ngã là giả danh chẳng thật, rõ biết như vậy chẳng nên sanh nghi.

    Nếu nói tạng Như-Lai là không tịch, người phàm phu nghe như thế sanh kiến chấp đoạn diệt. Người trí nên phải quan sát Như-Lai là thường, không có biến đổi.

    Nếu nói giải thoát dụ như huyễn hoá, người phàm phu sẽ cho rằng chứng đặng giải thoát tức là dứt mất. Người trí nên phải quan sát đức Như-Lai giải thoát, dầu có đến đi, nhưng vẫn thường trụ không biến đổi.

    Nếu nói vô minh làm nhơn duyên mà có các hành pháp, người phàm phu liền phân biệt tưởng rằng có hai pháp : “minh” đến “vô minh”. Người trí rõ biết tánh đó vốn không có hai. Tánh không hai đó tức là Thật Tánh.

    Nếu nói các hành làm nhơn duyên có ra thức, người phàm phu cho rằng có hai : “hành” cùng “thức”.

    Người trí rõ biết tánh đó không hai. Tánh không hai đó tức là Thật Tánh.

    Nếu nói thập thiện, thập ác có thể tạo tác, không thể tạo tác, đường lành, đường dữ, pháp lành, pháp dữ, người phàm phu nghe đó cho là có hai, người trí rõ biết tánh đó không hai. Tánh không hai đó tức là Thật Tánh.

    Nếu nói nên tu tất cả pháp khổ, phàm phu cho rằng có hai, người trí rõ biết tánh kia không hai, tánh không hai đó tức là Thật Tánh.

    Nếu nói tất cả hành pháp là vô thường thời tạng Như-Lai cũng là vô thường, phàm phu cho rằng có hai, người trí rõ biết tánh đó không hai, tánh không hai đó tức là Thật Tánh.

    Nếu nói tất cả pháp vô ngã, tạng Như-Lai cũng không có ngã, phàm phu cho rằng có hai, người trí rõ biết tánh đó không hai, tánh không hai đó tức là Thật Tánh.

    Ngã với Vô ngã nơi tánh không có hai thứ.

    Tạng Như-Lai, nghĩa tánh vô lượng vô biên như vậy, là chỗ mà chư Phật đều tán thán, hôm nay ta ở nơi trong Kinh thành-tựu tất cả công đức này đều đã nói rồi.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Ngã cùng Vô ngã tánh và tướng không có hai thứ, ông phải trân trọng thọ trì như vậy, ông cũng phải ghi nhớ giữ gìn Kinh điển nầy. Như ta ngày trước trong Kinh Đại-Bát-Nhã cũng nói Ngã và Vô ngã không có hai thứ.

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  7. #107
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 8 _ PHẨM NHƯ LAI TÁNH THỨ MƯỜI HAI
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện-nam-tử ! Như do sữa thành lạc, do lạc thành sanh-tô, do sanh-tô thành thục-tô, do thục-tô đặng chất đề-hồ. Chất lạc đó là từ sữa sanh ra, hay là nó tự sanh, hoặc do cái khác sanh ư, nhẫn đến đề-hồ cũng lại như vậy. Nếu từ cái khác sanh, thời là lẽ ra chẳng phải do sữa mà thành. Nếu chẳng phải từ nơi sữa sanh, thời sữa thành vô dụng đối với lạc, bởi sữa vốn không có lạc. Nếu lạc, tự nó sanh lấy nó, lẽ ra chẳng từ sữa lần lần biến thành lạc. Nếu lần lần biến thành, thời là chẳng sanh chung. Nếu chẳng sanh chung thời cả năm thứ không đồng một thời. Dầu chẳng đồng một thời nhưng quyết định chẳng phải từ nơi chỗ khác mà có

    Phải biết trong chất sữa đã có tướng của chất lạc. Vì nhiều vị ngọt nên chẳng thể tự biến, Nhẫn đến chất đề-hồ cũng lại như vậy.

    Do con bò cái ăn cỏ, uống nước, huyết mạch chuyển biến mà đặng có sữa. Nếu nó ăn cỏ ngọt thời sữa nó nhiều vị ngọt. Nếu nó ăn cỏ đắng, thời sữa nó có lẫn vị đắng. Núi Tuyết có thứ cỏ tên là Phì-Nhị. Bò cái ăn cỏ Phì-Nhị, thời đặng thuần chất đề-hồ, không có những màu xanh, vàng, đỏ, trắng, đen.

    Do cỏ lúa làm nhơn duyên mà sữa bò có màu vị khác nhau. Cũng vậy, các chúng sanh do minh cùng vô minh, vì nghiệp làm nhơn duyên mà sanh có hai tướng. Nếu vô minh chuyển thời biến làm minh. Tất cả những pháp thiện, bất thiện, v.v…, cũng lại như vậy, không có hai thứ.”


    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Thế-Tôn ! Như lời Phật nói, trong sữa có tướng lạc, nghĩa đó như thế nào ? Thế-Tôn ! Nếu nói rằng trong sữa quyết định có tướng lạc, do vì vi tế chẳng thấy được, thế sao lại nói từ nơi sữa mà thành lạc. Phàm trước vốn không mà nay có thời gọi đó là sanh. Như lạc đã vốn có, sao lại nói là sanh. Nếu nói trong sữa quyết định có tướng lạc, thời trong cỏ lúa lẽ ra cũng có sữa, và trong sữa lẽ ra cũng có cỏ lúa.

    Nếu nói trong sữa quyết định không có lạc, thế sao nhơn sữa mà đặng thành lạc. Nếu trước vốn không, sau mới sanh ra có, thời cớ gì trong sữa chẳng sanh ra cỏ lúa ?

    _ Thiện-nam-tử ! Chẳng nên nói quyết định trong sữa có lạc hay trong sữa không lạc, cũng chẳng nên nói từ nơi khác mà sanh.

    Nếu nói trong sữa quyết định có lạc, thời chất và vị của hai thứ sao lại khác nhau. Vì thế nên chẳng nên nói trong sữa quyết định có chất lạc.

    Nếu nói trong sữa quyết định không có lạc, cớ sao trong sữa chẳng sanh vật khác. Đem chất độc pha vào trong sữa, lúc sữa đó thành lạc, thời chất lạc đó giết chết người, vì thế nên chẳng nên nói rằng trong sữa quyết định không có chất lạc.

    Nếu nói chất lạc từ nơi khác mà sanh, thời cớ gì trong nước lã chẳng sanh chất lạc, mà phải từ nơi sữa, vì thế nên chẳng nên nói chất lạc từ nơi khác mà sanh.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Bò cái kia ăn cỏ tiêu hoá biến thành bạch huyết, do phước lực của chúng sanh, cỏ huyết biến thành sữa. Sữa nầy dầu từ nơi cỏ huyết mà ra, nhưng chẳng đặng nói là hai thứ, chỉ đặng gọi là từ nhơn duyên mà sanh. Chất lạc, nhẫn đến đề-hồ cũng lại như vậy.

    Do nhơn duyên nên sau khi sữa mất biến thành chất lạc, ủ đông, hâm nóng, đó là nhơn duyên. Nhẫn đến đề-hồ cũng lại như vậy. Vì thế nên chẳng đặng nói quyết định rằng trong sữa không có tướng lạc.

    Nếu nói từ nơi khác mà sanh, thời ngoài sữa không do đâu để có chất lạc.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  8. #108
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 8 _ PHẨM NHƯ LAI TÁNH THỨ MƯỜI HAI
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện-nam-tử ! “Minh” cùng “vô minh” cũng lại như vậy. Nếu chung với phiền não thời gọi là vô minh, nếu chung với tất cả pháp lành thời gọi là minh. Do đó nên ta nói không có hai tướng. Vì thế nên trước kia ta nói bò cái ăn cỏ Phì-Nhị ở núi Tuyết, thời sanh thuần chất đề-hồ. Phật tánh cũng vậy.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Do vì phiền não che đậy nên chúng sanh chẳng thấy Phật tánh, như người phước bạc chẳng thấy được cỏ Phì-Nhị.

    Như trong biển lớn, dầu đồng một vị mặn, nhưng trong đó cũng có nước ngọt ngon, vị đồng như sữa. Như nơi núi Tuyết, dầu sanh nhiều cỏ thuốc, nhưng cũng có cỏ độc.

    Thân của các chúng sanh cũng lại như vậy, dầu có giống rắn độc tứ đại, nhưng trong đó cũng có diệu dược, tức là Phật tánh. Phật tánh chẳng phải là pháp tạo tác làm ra, chỉ vì phiền não khách trần che khuất, nếu chúng sanh nào dứt trừ được phiền não, thời liền thấy được Phật tánh thành đạo vô thượng.

    Ví như giữa hư không, giăng mây nổi sấm, trên ngà của tất cả voi đều sanh bông. Nếu không có sấm nổ, thời bông không sanh.

    Phật tánh của chúng sanh cũng lại như vậy, thường bị tất cả phiền não che khuất nên chẳng thấy được. Vì thế nên ta nói chúng sanh không có ngã.

    Nếu được nghe Kinh điển Đại-Niết-Bàn vi diệu nầy, thời được thấy Phật tánh như bông hiện trên ngà voi.

    Dầu nghe tất cả Tam muội trong khế Kinh, mà chẳng nghe Kinh Đại-Niết-Bàn nầy, thời chẳng biết được tướng Như-Lai vi diệu. Như lúc không có tiếng sấm, thời chẳng thấy được bông trên ngà voi.

    Nếu được nghe Kinh nầy rồi, liền biết tạng Phật tánh của tất cả Như-lai nói. Như trời sấm thấy bông trên ngà voi. Được nghe Kinh nầy liền biết tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

    Do nghĩa trên đây, nên nói Đại-Niết-Bàn là tạng Như-Lai thêm lớn Pháp thân, như lúc trời sấm, bông trên ngà voi nhờ đó mà được sanh thêm.

    Nếu có thiện-nam, tín-nữ, có thể tập học Kinh điển vi diệu Đại-Niết-Bàn nầy, nên biết những người đây có thể báo được ân Phật, thật là đệ tử của Phật.


    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật rằng : “Thế-Tôn ! Phật tánh như đã nói rất sâu, khó thấy, khó vào, hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác không thể đến được.”

    Phật nói : “Nầy Thiện nam-tử ! Đúng như lời ông vừa khen, chẳng trái lời nói của ta”.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  9. #109
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 8 _ PHẨM NHƯ LAI TÁNH THỨ MƯỜI HAI
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Thế-Tôn ! Phật tánh ấy rất sâu, khó thấy, khó vào như thế nào ?”

    Phật nói : “Nầy Thiện-nam-tử ! Như trăm người mù đến lương y để trị bịnh mắt. Lúc đó lương y dùng kim vàng lột màng mắt của họ, lột xong, giơ một ngón tay hỏi rằng : Thấy không ? Người mù đáp rằng : Tôi vẫn chưa thấy. Lương y lại giơ hai ngón, ba ngón ; người mù mới nói rằng thấy mờ mờ.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Kinh điển Đại-Niết-Bàn vi diệu nầy, lúc đức Như-Lai chưa nói cũng lại như vậy. Vô lượng Bồ-tát dầu đầy đủ thật hành các Ba-la-mật, nhẫn đến bậc Thập-Trụ vẫn còn chưa thấy được Phật tánh. Lúc Như-Lai đã nói, mới thấy được chút ít. Lúc Bồ-Tát nầy đã được thấy, đều nói rằng : “Thế-Tôn ! Lạ lùng thay, chúng tôi lưu chuyển thọ vô lượng sanh tử, thường bị vô ngã làm mê lầm.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Bồ-tát nầy lên bực Thập-Địa còn chưa thấy được Phật tánh rõ ràng, huống là hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác mà có thể thấy đặng.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như có người ngước mặt nhìn đàn chim nhạn trên hư không, nhìn kỹ phưởng phất thấy dạng bầy nhạn. Bực Thập Trụ Bồ-tát đối nơi Phật tánh, thấy biết được chút ít cũng lại như vậy, huống là hàng Thanh- Văn, Duyên-Giác mà thấy biết được !

    Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như người say, đi trên đường xa, ngó thấy mập mờ. Bực Thập Trụ Bồ-tát đối với Phật tánh thấy biết được ít phần cũng như vậy.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Như người khát nước, đi trong đồng trống, khắp nơi tìm nước, thấy có lùm cây, trong lùm có chim Bạch hạc, người đó bị cơn khát bức ngặt, mê muội chẳng phân biệt được là cây hay là nước. Đến lúc nhìn kỹ mới biết là chim Bạch hạc cùng với lùm cây. Bực Thập Trụ Bồ-Tát, đối với Phật tánh, thấy biết phần ít cũng như vậy.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như có người ở trong biển lớn, nhẫn đến trăm ngàn do tuần, trông thấy chiếc thuyền lớn ở ngoài khơi xa, liền nghĩ rằng : Đó là chiếc thuyền hay là khoảng không. Nhìn lâu, trong tâm quyết định biết là thuyền lớn. Bực Thập Trụ Bồ-Tát, ở trong tự thân, thấy Phật tánh cũng như vậy.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như vị Vương-tử, thân rất yếu đuối, dạo chơi suốt đêm, đến sáng ngày sau, mắt mờ thấy không được rõ. Bực Thập-Trụ Bồ-Tát dầu ở nơi thân mình thấy được Phật tánh nhưng chưa được rõ ràng cũng như vậy.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như quan lại, vì công sự suốt đêm trở về nhà chớp nhoáng thấy bầy trâu, liền nghĩ rằng : Đó là trâu ư, hay là dãy nhà, nhìn lâu, dầu nhận là trâu mà còn chưa định chắc. Bực Thập-Trụ Bồ-Tát, dầu ở nơi thân mình thấy Phật tánh, chưa có thể định chắc cũng như vậy.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  10. #110
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Kinh Đại Bát Niết Bàn
    Quyển 8 _ PHẨM NHƯ LAI TÁNH THỨ MƯỜI HAI
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nầy Thiện-nam-tử ! Như Tỳ-kheo trì giới, nhìn trong bát nước không có trùng, mà thấy tướng trùng, liền nghĩ rằng : Trong nước đây là trùng hay bụi đất, nhìn lâu, dầu biết là bụi nhưng chẳng rõ ràng. Bực Thập-Trụ Bồ-tát, ở trong thân mình thấy Phật tánh chẳng được rõ ràng lắm cũng như vậy.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như có người, xa thấy đứa trẻ đứng trong bóng tối, liền nghĩ rằng : Đó là con vật, là chim, hay là người ? Nhìn lâu, dầu nhận thấy là đứa trẻ, nhưng vẫn chẳng rõ ràng. Bực Thập-Trụ Bồ-tát ở nơi thân mình thấy Phật tánh chẳng rõ ràng lắm cũng như vậy.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như có người ở trong đêm tối, thấy bức họa tượng Bồ-Tát liền nghĩ rằng : Đây là tượng Bồ-Tát hay là tượng Thiên-thần , nhìn lâu dầu nhận là tượng Bồ-Tát, nhưng chẳng rõ ràng. Bực Thập-Trụ Bồ-Tát ở nơi thân mình thấy Phật tánh chẳng rõ ràng lắm cũng như vậy.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Phật tánh ấy rất sâu như vậy, khó biết khó thấy, chỉ Phật biết rõ, chẳng phải hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác đến được. Người trí phải quan sát như vậy để rõ biết Phật tánh.


    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Phật tánh vi-tế khó thấy như vậy, thế sao nhục nhãn mà có thể thấy được.”

    Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “Nầy Thiện-nam-tử ! Như trời Phi-tưởng Phi-Phi-Tưởng kia, cũng chẳng phải hàng Nhị thừa biết được, chỉ tin theo Khế-Kinh mà biết.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Hàng Thanh-Văn Duyên Giác tin thuận theo Kinh Đại-Niết-Bàn nầy tự biết thân mình có Phật tánh.

    Nầy Thiện-nam-tử ! Vì thế nên phải tinh tấn tu tập Kinh Đại-Niết-Bàn. Phật tánh đó chỉ Phật biết rõ, chẳng phải hàng Thanh-Văn Duyên-Giác đến được.”

    Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Thế-Tôn ! Hàng chúng sanh phàm phu chẳng phải Thánh đều nói có ngã”.

    Phật nói : “Ví như hai người làm bạn thân nhau : Một người là vương tử, một người là dân hèn, hai người đó thường qua lại nhau, lúc đó người nghèo thấy vương tử có một con dao tốt, trong lòng thích muốn; thời gian sau, vương tử mang dao trốn qua nước khác. Một hôm, người dân hèn ngủ nhờ nhà người khác, giữa giấc ngủ mơ nói "con dao ! con dao !" Người nhà nghe được bắt nộp cho vua. Vua gạn hỏi : Nhà ngươi nói con dao, nay ở đâu ? Người dân bèn thuật rõ việc trước. Nay nhà vua dầu giết thần, banh xẻ tay chân cũng không thể tìm được dao. Thần cùng vương tử vốn là bạn thân, trước kia, dầu mắt được thấy con dao, nhưng còn không dám chạm đến, huống lại cố ý lấy.

    Vua lại hỏi : “Lúc nhà ngươi thấy dao, hình dạng giống thứ gì ?” .

    Người dân bèn thưa : “Tâu Đại-Vương, thần thấy con dao ấy giống như sừng dê đen”.

    Vua nghe xong, vui mừng cả cười, bảo rằng : “Nhà ngươi chớ sợ, ta tha cho ngươi, trong kho tàng của ta, đều không có thứ dao ấy, huống là ngươi thấy con dao nơi vương tử”.

    Lúc đó nhà vua lại hỏi các quan : “Các khanh từng thấy con dao đó chăng ?” Nói xong vua liền băng. Triều thần liền lập vương tử khác lên làm vua.

    Tân Vương lại hỏi các quan : “Các khanh từng thấy con dao đó chăng ? Hình dáng nó như thế nào ?”

    Các quan đồng tâu : “Chúng thần từng thấy hình nó như sừng dê đen”.

    Vua nói : “Trong kho tàng của ta, chỗ nào mà có thứ dao hình dạng như vậy ?”

    Lần lượt bốn vị Tân Vương tra tìm con dao ấy đều chẳng đặng.


    Lấy buông xả làm đạo hạnh

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
    Gửi bởi Mây trắng trong mục Kinh
    Trả lời: 219
    Bài cuối: 04-06-2017, 08:30 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •