DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 17/20 ĐầuĐầu ... 71516171819 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 161 tới 170 của 196
  1. #161
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Sứ giả về tâu vua như lời nói trên. Phạm Vương đồng ý, định ngày để gặp.

    Ngày hẹn đã tới, hai ông đều đem quân ra bờ sông giáp ranh giới, lên thuyền ra giữa sông để tương kiến.

    Vua Phạm Thiên thấy vua Cái Sự thân sáng rực như núi vàng, tóc mềm mượt như lụa, mắt sáng tợ sao ngôi, mồm tươi như hoa nở, mũi thẳng, mặt vuông, tai chùng, oai phong lẫm liệt, tự phát sinh lòng kính trọng, cho rằng: - Một ông Trời Đại Phạm, hai người gặp nhau bàn luận về việc đời nước sông!

    Cái Sự nói: - Nhân dân nước tôi sự ăn dùng tự nhiên có, không phải tạo tác mệt nhọc, và cũng không phải thâu thuế phạt tiền, tôi không bao giờ bắt dân công làm việc cho nhà vua.

    Đương đàm luận thì tới giờ ăn, quân gia của vua Cái Sự đánh trống. Vua Phạm Thiên run sợ! Cho rằng họ bắt mình để giết, liền đứng dậy tạ lỗi, chân tay lẩy bẩy.

    Vua Cái Sự đứng lên đỡ ông ngồi xuống và nói rằng:

    - Nhà vua làm sao sợ hãi như vậy? Đó là tới giờ ăn, quân đội của tôi đánh trống báo! Vì theo đúng giờ ăn của tôi, thì dân chúng sẽ được nhiều thức ăn ngon!

    Vua Phạm Thiên chắp tay thưa rằng:

    - Muôn xin Đại Vương thương đến quốc dân chúng tôi, cũng được các món ăn tự nhiên và từ nay chúng tôi xin hàng phục.

    Từ đó vua Cái Sự cai trị tất cả nhân dân các nước Châu Diêm Phù Đề.

    Sau ngày đăng vị ngồi trên bảo điện, bách Quan đứng hầu túc trực suốt ngày đêm.

    Buổi sớm ấy, khi mặt trời mới mọc, có xe Kim Luân bảo, bay từ phương Đông tới, vua Cái Sự từ trên tòa bước xuống, quỳ thẳng chắp tay hướng lên, lấy tay với, xe ấy dừng lại ngay, đẹp đẽ có quang minh chiếu ra bốn mặt.

    Nhà vua nói rằng: - Nếu tôi được làm Chuyển Luân Vương, thì xin xe này ở lại đây!

    Nói xong, xe Kim Luân ấy đứng trên hư không trước điện nhà Vua, cách đất bảy cây Đa La, rồi đó tượng bảo, thần châu, ngọc nữ, điển binh, điện tạng, lần lượt bay tới.

    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  2. #162
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Vua Cái Sự từ đó được làm Chuyển Luân Vương, thất bảo đầy đủ, cai trị bốn thiên hạ, tất cả chúng sinh nhờ đức hóa an vui sung sướng. Theo chính sách của nhà Vua nhân dân tu theo mười điều lành:

    1 - Không sát sinh
    2 - Không trộm cướp
    3 - Không tà dâm
    4 - Không nói dối
    5 - Không nói lưỡi đôi chiều
    6 - Không nói ác
    7 - Không nói đơm đặt
    8 - Không tham lam
    9 - Không giận tức
    10 - Không si mê.

    Sau khi mạng chung được sinh lên cõi Trời tất cả.

    Nói tới đây, Phật nhắc lại rằng:

    - A Nan! Ông nên biết: vua Cái Sự thuở đó, há phải là ai đâu, chính là tiền thân của ta đấy; vua Kim Cương Tụ là thân phụ ta ngày nay (vua Tịnh Phạn), và sinh ra vua Cái Sự, nay là mẫu thân ta (Ma Gia).

    Bởi ta có từ tâm thương chúng sinh, thường cho của cải, cho đạo pháp, để dắt dẫn họ, vì nhân duyên ấy đến nay thành Phật, đặc tôn trong ba cõi, không ai sánh kịp. Cũng vì thế chúng sinh biết tu tập lòng từ bi rộng lớn, lợi ích vô biên.

    Tôi lại thưa rằng: - Kính lạy Ðức Thế Tôn! Không hay đời quá khứ, vua Cái Sự làm Chuyện Luân Vương, tại nhân duyên gì mà được? Và khi nhập thai đã có tán thất bảo che theo, kính xin nói cho chúng con được rõ?

    Phật dạy: - A Nan! Đời quá khứ cách nay đã lâu lắm, tính số kiếp A Tăng Kỳ có đến vô lượng, cũng Châu Diêm Phù Đề này, trong quả núi Tiên có vị Bích Chi Phật, mắc chứng bệnh phong, thầy thuốc nói phải dùng sữa bò mới khỏi.

    Bấy giờ người lái buôn tên là A Lợi Gia Mật La (Tàu dịch: Thánh Hữu). Ngài Bích Chi Phật nói bệnh cho ông nghe và để ông cúng dàng sữa.

    Ông lài buôn Thánh Hữu hoan hỷ cúng dàng. Ngài dùng được ba tháng thì khỏi bệnh. Cảm ơn ấy muốn cho thí chủ được ích lợi lớn nên Ngài bay lên hư không đi, đứng, nằm, ngồi, thân phun ra nước lửa, lúc hiện thân lớn đầy hư không, rồi thu nhỏ lại như chiếc lông mùa Thu; cứ như thế biến hiện ra mười tám lần.

    Ông Thấnh Hữu thấy thế rất vui mừng! Và từ trên hư không hạ xuống để nạp thụ sự cúng dàng. Qua một thời gian ngài nhập Niết Bàn.

    Ông Thánh Hữu thương nhớ, làm lễ hỏa thiêu cúng dàng, thu lấy Xá Lợi đựng vào bình vàng, và xây một bảo tháp, để bình vàng Xá Lợi vào trong, lại làm một cái tán che trên, hàng ngày đem hương hoa âm nhạc cúng dàng, suốt đời thờ phụng.

    Nói tới đây Phật nhắc lại rằng:

    - A Nan! Ông nên biết: ông Thánh Hữu do công đức cúng dàng vị Bích Chi Phật, nên được phúc báo vô lượng kiếp, sinhl lên cõi Trời hoặc cõi nhân gian, đều được tôn vinh sung sướng, khi ở thai có tán báu che trên. Ông nên biết: Thánh Hữu thuở đó chính là tiền thân ta đấy. Vậy tất cả chúng sinh bất luận xuất gia hay tại gia cũng nên tu phúc làm sự nhiệp, đời đời kiếp kiếp sẽ được lợi ích vô lượng vô biên như thế đó.

    Bấy giờ tôi và mọi người trong cuộc thuyết pháp này, ai nấy đều vui sướng phát tâm tu phúc cúng dàng, cúi đầu tạ lễ lui ra.

    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  3. #163
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Phẩm XXXIX. ĐẠI THÍ TÁT BIỂN



    Chính tôi được nghe: Một thời Ðức Phật ở nước La Duyệt Kỳ, tại núi Linh Thứu, với các Tôn đệ tử, cùng một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỷ Khưu ở đó. Khi ấy Ðức Thế Tôn muốn dùng một người Thị Giả.

    Các vị Tôn đệ tử đều biết ý của Ngài như vậy. Khi đó ông Kiều Trần Như mặc áo trễ vai hữu, tới trước quỳ thẳng chắp tay bạch rằng.

    - Kính lạy Ðức Thế Tôn! Con xin nguyện suốt đời làm Thị Giả hầu hạ Ngài, cúi xin từ bi hoan hỷ, chấp thuận cho con được ân triêm công đức!

    Phật dạy: - Ông nay tuổi đã già yếu, việc hầu hạ không nỡ phiền ông!

    Ông lễ tạ lui ra. Tiếp đến Ngài Ma Ha Ca Diếp, Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên, và năm trăm đệ tử lần lượt ra tác lễ cầu xin làm Thị Giả. Nhưng Phật không cho ai.

    Khi đó, Ngài A Nan Luật xem biết ý Phật muốn dùng ông A Nan, và các bậc đại để tử cũng đều hiểu như thế.

    Ngài Xá Lợi Phất và Ngài Mục Kiền Liên đứng dậy lại bên tôi nói sẽ rằng:

    - Này ông A Nan! Ý Phật muốn dùng ông làm Thị Giả đấy! Riêng ông được diễm phúc hơn chúng tôi! Vậy ông mau mau đứng lên làm lễ bạch Phật xin thân thừa Ngài, để cho toàn thể Tăng chúng cũng được nhờ ông một phần lớn!

    Tôi nghe lời hai Thượng Tọa nói rồi, chắp tay thưa rằng:

    - Kính thưa hai Thượng Tọa! Thế Tôn đức rộng, tuệ sâu, tôi thân cận hầu hạ sợ sơ xuất phải tội, và chiêu họa thì sao?

    Ngài Xá Lợi Phất nói:

    - Chúng tôi xem biết Ðức Thế Tôn chú ý đến ông nhiều hơn, vì xét có thể kham năng được, nên Ngài muốn dùng ông làm Thị Giả!

    Tôi thấy hai Thượng Tọa nói như vậy, chẳng biết làm thế nào! Tôi thưa rằng:

    - Dạ! Nếu hai Thượng Tọa, thưa với Phật cho được ba điều nguyện này, thì tôi xin làm Thị Giả:

    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  4. #164
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    1. - Áo cũ của Ðức Thế Tôn xin Ngài đừng cho tôi dùng.

    2. - Ðức Thế Tôn ăn thừa xin chớ cho tôi ăn.

    3. - Thời tiết tiến hiện (Chỉ), tùy tôi lo liệu, được như thế thì tôi xin làm.

    Hai Thượng Tọa đem ý kiến của tôi lên bạch Phật, Phật bảo rằng:

    - Ông A Nan sở dĩ không muốn mặc áo cũ của ta, là do lòng ông nghĩ xa, sợ các đệ tử sinh tâm hiềm khích. Vua quan nhân dân cúng Phật, những cái áo quý đẹp, cho rằng ông tham cầu mà làm Thị Giả. Hai là chuyện không ăn cơm của ta, là lo các đệ tử sinh lòng như vầy: Trong bát của Như Lai ăn thừa, trăm mùi ngon bổ, trên đời hiếm có, cho rằng ông tham cầu những món ấy mà thân cận Phật hay sao? Còn nguyện thứ ba, tự lo lượng thời tiết tiến hiện, là sợ các đệ tử, và các ngoại đạo lại nạn vấn, trong những thời giờ không hợp pháp, làm xúc não ta. Song làm Thị Giả, phải xem thời tiết mà dâng các món ăn cho thích hợp, để lợi ích thân thể Như Lai, mỗi mỗi việc đều phải có chế độ. Vì thế mà ông nguyện xin ba điều ấy. Nhưng cũng không cứ gì thời nay ông tự biết thời tiết mà xin thế đâu! Thời quá khứ ông đã hầu ta, và cũng khéo biết sự tiến hiện (Chỉ) như vậy:

    Khi đó Ngài Xá Lợi Phất thưa rằng:

    - Kính lạy Ðức Thế Tôn! Không hay đời quá khứ, ông A Nan hầu hạ Ngài, khép biết thời tiết, việc ấy thế nào xin nói cho chúng con được biết nguyên do?

    Phật dạy: - Xá Lợi Phất! Ông muốn biết, hãy để ý nghe, ta sẽ nói cho ông hay!

    - Dạ, lạy Ðức Thế Tôn! Con xin chú ý nghe!

    - Xá Lợi Phất! Đời quá khứ cách đây tính theo số A Tăng Kỳ có đến vô lượng, thuở đó có một ông vua nước lớn cai trị tám vạn bốn ngàn nước nhỏ, tám mươi ức tụ lạc, tại Châu Diêm Phù Đề, vua ngự ở thành Bà Lâu Thi Xá. Trong thành ấy có một người Bà La Môn, có trí thông sáng, nhà vua tôn kính như một ông thầy, tám vạn bốn ngàn ông vua nước nhỏ đều mến mộ khâm phục, bốn phương hiến tặng, và thường sai Sứ sang thăm viếng, nói tóm lại cũng như bầy tôi thờ vua không khác. Nhà giàu ngang với nước, nhưng không có con để nối nghiệp nên lúc nào ông cũng buồn! Không biết nơi đâu có thể cầu nguyện được. Bấy giờ ông lên miếu thờ Phạm Thiên "Thiên Đế", Tứ Vương Ma Hê Thu La và tất cả chư Thiên khác, cầu đạo ròng rã mười hai năm, do sự cầu nguyện thành kính ấy, nên bà vợ lớn của ông có thai. Ông cho gọi người về xem trai hay gái; có một thiếu phụ đến xem nói: - Bà có mang con trai. Ông mừng thầm! Giao cho các cô con gái hầu hạ bà một cách chăm chỉ cẩn thận, không được làm trái ý.

    Đủ tháng sinh được cậu con trai mình sắc vàng, tóc xanh mượt, trán cao, mũi thẳng, tai dày, mắt sáng, mồm tươi rộng, nhân tướng đầy đủ, ông vui mừng quá! Cho mời thầy về coi tướng.

    Tướng Sư xem xong nói:

    - Cậu đầy đủ phúc đức, thiên hạ chưa từng có, sau này có thể làm đến Quốc Sư!

    Nghe Tướng Sư nói, ông rất hoan tâm, và nhờ đặt tên giùm. Lệ đặt tên bao giờ cũng y vào hai điều kiện:

    - Tinh tú.

    - Biến điềm lạ.

    Tướng Sư hỏi: - Thưa ông! Trong khi bà có mang cậu bé này, thì có điềm gì lạ không?

    - Thưa Ngài! Bà ác nghiệp lắm, ít lòng nhân, lại không chăm tu phước tuệ gì, từ khi có thai cháu, thì tâm tính cải đổi, thương xót kẻ nguy nạn, hay giúp đỡ kẻ nghèo đói, chăm bố thí, không tham lam tích cóp như xưa!

    Tướng Sư hoan hỷ nói:

    - Đó là trí lý của cậu con trai sử nhiên như vậy. Tôi xin đặt tên là Ma Ha Sà Ca Phàn (Tàu dịch: Đại Thí).

    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  5. #165
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Sau khi lớn tuổi, ông bà quý lắm! Làm riêng cho một lâu đài chia làm ba cung, để tùy theo thời tiếc nóng lạnh của một năm: mùa Đông ở cung ấm áp, mùa hạ ở cung mát, mùa Xuân mùa Thu ở cung giữa, sự nóng lạnh thuần hòa, cắt đặt những thiếu nữ hầu hạ, đêm ngày cho cậu vui chơi! Cậu có tính ham học, lại sẵn có trí thông minh, đọc thuộc mười tám bộ kinh của thế tục, học các kỹ thuật đều tinh xảo. Một hôm cậu thưa với ông rằng:

    - Thưa cha! Con ở trong cung điện này đã lâu, xin cho con du ngoạn ngoài thôn quê, để xem dân chúng làm ăn.

    - Ừ! Con đi chơi, cha cho con đi.

    Ông sai người sửa sang đừơng sá, vảy nước thơm, dựng cờ treo phan đốt hương, một con voi trắng lớn, trên lưng đặt bành bằng thất bảo phủ vải gấm, treo chuông trang nghiêm cho cậu cỡi. Những người đi trước gảy các đồ âm nhạc, đánh trống thổi kèn; đi sau có hàng ngàn người cỡi voi cỡi ngựa theo cậu đi, trên một con đường lớn bằng phẳng, bầu trời mát mẻ, bóng tinh quang chiếu thành năm sắc, không khác một ông Chuyển Luân Vương giáng thế. Nhân dân nô nức ra xem, nhìn không chán mắt, ai nấy đều khen rằng:

    - Thực là hiếm có, oai phong vòi vọi, lẫm liệt như một ông trời Phạm Thiên!

    Một lát gặp bọn khất nhi, áo quần tả tơi, chân đi thất thểu, cầm cái bát vỡ kêu xin một chút món ăn, hoặc tiền. Đại Thí hỏi:

    - Các ngươi tại sao mà khổ cực như vậy?

    - Thưa cậu! Chúng tôi không có cha mẹ, anh em, vợ con, nghèo khổ không có chỗ nương thân!

    Cũng có người nói rằng: - Chúng tôi mắc bệnh liên miên, không làm ăn gì được, hết lối sinh sống!

    Cũng có người nói rằng: - Chúng tội gặp lúc cơ nguy, gia đình phá tán, nợ nần nhiều quá hết lối làm ăn, phải hành khất để nuôi thân trốn nợ!

    Đại Thí nghe họ nói xong, trong lòng chua xót, than lòng mà bước đi! Đi được vài dặm, thấy lũ đồ tể mổ giết súc sinh.

    Đại Thí hỏi: - Chao ôi, các ông làm gì thế?

    - Thưa cậu! Tổ Phụ chúng tôi chỉ làm nghề sát sinh, để nuôi sống gia đình, nay nếu bỏ nghề này thì hết lối!

    Đại Thí than thở rồi bước đi. Đi một quãng thấy các người cày ruộng: những sá cày lật đất, các con giun, con dế, con vi trùng chui lên, lại bị những con ếch, con chẫu bắt ăn; lại thấy những con rắn bắt ếch, bắt chẫu ăn, tiếng kêu thảm thiết; lại thấy giống chim khổng tước bắt rắn tha lên cành cây ăn.

    Đại Thí hỏi: - Đây là họ làm gì?

    - Thưa cậu! Họ cày ruộng để trồng lúa, đến mùa được thóc ăn và nộp thuế cho nhà Vua.

    Đại Thí nghe xong, thương chúng sinh, than thở trong lòng mà đi. Đi một quãng thấy những người đi săn, giăng lưới, đặt cạm, giật bẫy, để bắt cầm thú, thấy chúng bị sa lưới, quằn mình quại thể, dãy dụa hết sức, gào kêu! Sợ hãi! Trông rất đau lòng.

    Đại Thí hỏi: - Các ông làm gì đó?

    - Thưa cậu! Chúng tôi chỉ chuyên nghề đi săn bắn, nếu không làm việc này, thì cũng không có nghề gì sinh sống!

    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  6. #166
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Đại Thí nghe nói vừa thương, vừa ngậm ngùi! Rồi bước đi. Đi được một lúc thấy một con sông lớn, trên những chiếc thuyền lênh đênh, các anh thuyền chài, tung lưới kéo lên được rất nhiều cá, đổ lên bờ, con dãy, con ngáp, ngổn ngang.

    Đại Thí hỏi: - Các ông làm gì thế?

    - Thưa cậu! Từ cha ông chúng tôi, đến chúng tôi không có nghề gì khác, chỉ có nghề bắt cá để sinh sống.

    Đại Thí nghe nói, để lòng thương! Và thầm nghĩ rằng:

    - Tất cả người dân vì thiếu thốn áo mặc cơm ăn, nên tạo những ác nghiệp sát hại chúng sinh, sau chết đọa xuống Địa Ngục, Ngạ Quỉ, Bàng Sinh, từ chỗ mê tối lại sa vào chỗ mê tối hơn, thực đáng thương thay!

    Tới đây Đại Thí bảo với mọi người rằng:

    - Thôi, các ông cho tôi về an nghỉ.

    Vì thương đời lầm lạc, tạo áo nghiệp, nên Đại Thí không lúc nào được vui! Tìm cách để cứu tế chúng sinh khỏi sự đói thiếu về thể xác lẫn tinh thần, rồi lên thưa với cha rằng:

    - Thưa cha, vừa rồi con đi về các miền thôn quê, thấy nhân dân vì sự ăn mặc, phải lao hình khổ trí sát hại muôn sinh để nuôi đời sống, lường gạt dối trá, lẫn nhau, tạo ác nghiệp ấy sau chết phải đọa vào ba đường ác, con rất thương họ! Vậy cho con một kho gạo để bố thí cho những kẻ nghèo đói.

    - Tùy ý, của cha là của con, ý con muốn bố thí thì cha cũng vui lòng!

    Được cha đồng ý, Đại Thí bá cáo cho nhân dân rằng:

    - Tất cả nhân dân, ai thiếu thốn về cơm ăn áo mặc, tiền xài; xin lại nhà lấy, tùy theo ý muốn, tôi sẽ cấp giúp đầy đủ!

    Quốc dân hay tin ông Đại Thí mở cuộc bố thí, tất cả những người nghèo khổ, bệnh tật, cô cùng, kéo nhau đến đông như hội; cũng có người ở xa từ trăm dặm, người hai, ba trăm ngàn dặm tới, có người từ ba ngàn, năm ngàn dặm tới; kẻ mạnh cõng người yếu, kẻ sáng dắt người mù, muốn cơm được cơm, muốn áo được áo, tất cả ai muốn gì cũng được toại ý.

    Bố thí trong một thời gian, các kho ba phần đã hết một, người coi kho đến thưa với ông chủ rằng:

    - Thưa ông, cậu Đại Thí ban phát cho dân các kho tàng ba phần đã hết một. Vua quan khách khứa đi lại còn đâu mà thết đãi! Ông nghĩ kỹ, kẻo hết rồi lại trách tôi không thưa trước!

    Ông nghĩ như vầy: - Thà để kho không, chứ không làm trái ý con ta!

    Bố thí trong một thời gian nữa thì ba phần đã hết hai. Người coi kho lại lên thưa với ông rằng:

    - Thưa ông chủ! Kho tàng ba phần đã hết hai, nếu ông không đình chỉ việc bố thí lại, thì không còn cái gì mà ăn dùng nữa!

    Ông nói: - Ta nặng tình yêu con quí của ta, nên không muốn làm trái ý. Vậy anh có phương tiện gì, giả thác ra một cách khác, nếu kẻ lại xin làm cho họ ít đến nữa may ra còn chút nào để dùng chăng!

    Anh coi kho được ông cho phép, đóng luôn cửa lại rồi đi nơi khác.

    Vì kho đóng nên những người xin đều đến chỗ cậu Đại Thí; cậu dẫn họ đến kho, thì anh coi kho đi vắng. Cậu sai người tìm mãi mới thấy, anh về mở kho cho, nhưng cũng không cho được bao nhiêu.

    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  7. #167
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Đại Thí thầm nghĩ như vầy:

    - Việc đình chỉ bố thí không phải kẻ giữ kho dám tự quyền, chắc là thừa lệnh của cha ta. Song phép làm con cũng không nên làm khánh kiệt kho tàng của cha mẹ, vả trong kho bây giờ cũng không còn được bao nhiêu nữa. Vậy ta phải làm thế nào, có tiền của cấp tế cho nhân dân, được no nê sung sướng! Mới mãn bổn nguyện bố thí của ta.

    Khi đó Đại Thí hỏi mọi người rằng:

    - Ở thế gian này, làm nghề nghiệp gì được nhiều tiền của?

    Cáo người mách rằng:

    - Thưa cậu! Bây giờ chỉ trồng cấy năm giống thóc thì được nhiều của.

    Có người nói rằng:

    - Nuôi thú vật bán có thể được nhiều tiền.

    Cũng có người nói:

    - Nếu không sợ tai nạn nguy hiểm, đi xa buôn bán có thể được nhiều tiền của.

    Lại có người giới thiệu rằng:

    - Thưa cậu! Mọi kế nói trên đều không kết quả được bao nhiêu, muốn cho tất cả chúng sinh trên cõi Diêm Phù Đề, được đầy đủ cơm áo mặc, chỉ vào biển tìm châu bảo là một diệu kế hơn hết!

    Đại Thí nói: - Trồng cây, nuôi thú, đi xa buôn bán, không được lợi mấy, có lẽ vào biển tìm ngọc châu là một diệu kế hơn. Vậy tôi quyết định đi tìm ngọc châu.

    Nói xong lên thưa với cha mẹ rằng:

    - Thưa cha mẹ! Con xin ra biển tìm ngọc châu về cấp tế cho dân, xin cha mẹ vui lòng?

    Ông bà lo quá, nói rằng:

    - Con ơi! Những người ra biển là những người nghèo khổ vô kế sinh sống, không hòng đời sống của mình. Con nghèo khổ chi mà vào biển? Để cha mẹ lo sợ thân mạng của con! Muốn bố thí, thì trong kho còn bao nhiêu con cứ việc bố thí. Đi biển có nhiều tai nạn, sóng to, gió lớn, Cá Ma Kiệt, Rồng Độc, Quỷ La Sát, núi, nước khó mà qua nổi! Con đem thân vào chỗ tai nạn ấy làm chi? Không thể đi được đâu, thôi đừng giở hơi nữa.

    Đại Thí buồn quá! Tự nghĩ như vầy:

    - Ta muốn gây một đại nghiệp cho tương lai, mà tham tiếc thân sống thì sao thành?

    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  8. #168
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Nghĩ xong, phục mình xuống trước cha mẹ mà thưa rằng:

    - Kính lạy Song thân! Nếu Song thân ngăn chí nguyện của con, không cho con đi biển tìm ngọc châu để cứu dân, thì con nằm ở đây không đứng lên nữa!

    Ông bà nghe câu nói ấy, tâm can não nhiệt như lửa đốt! Cùng với mọi người khuyên bảo rằng:

    - Đương biển xa xôi nhiều hiểm trở, đi nhiều về ít, con nên nghĩ đến cha mẹ cầu đảo thành kính, trong mười hai năm ở miếu thần tiên mới có con ngày nay. Bây giờ lớn khôn lại bỏ cha mẹ đi thì không nên! Dậy đi con, ăn uống để cha mẹ vui lòng!

    Cậu một lòng thưa rằng:

    - Cha mẹ cho con đi thì con dậy, không thì con không dậy!

    Cậu nằm mãi đến sáu ngày không ăn uống, ông bà luôn luôn khuyên bảo, dỗ dành, nhưng cậu quyết định không dậy, chịu nhịn đói.

    Ông bà lo sợ quá! Bàn với nhau rằng:

    - Con ta trước sau khăng khăng một mực không hề thoái tâm. Thôi, ta cũng nhắm mắt cho đi, còn mong có ngày về, nếu nằm quá bảy ngày chết lại đây, thực là vô ích.

    Bàn xong, ông bà đến đỡ cậu dậy, và nói rằng:

    - Thôi, con dậy ăn cơm, rồi cha mẹ cho con đi.

    Đại Thí mừng quá! Đứng dậy đi ăn cơm, ăn xong, viết bảng cáo thị rằng:

    - Tôi đi ra biển tìm ngọc châu, ai muốn đi thì cùng đi, tôi xin cung cấp đầy đủ hành lý.

    Bấy giờ có năm trăm người đồng ý theo cậu. Giữa hôm lên đường ra đi, cha mẹ, vua, quan, dân chúng, số ngàn muôn người đưa chân đem tặng lương thực và tiền bạc để ăn đường. Cuộc tiễn đưa này, rất vui vẻ! Mọi người đều cầu chúc: "Cậu đi được bình an mau trở về".

    Đi chừng vài ngày, tới một bãi cát rộng mênh mông, mọi người đều lên đó nghỉ, không may gặp bọn cướp đông quá, biết sức không chống nổi, nên Đại Thí đem tiền của lương thực cho họ hết rồi lại bắt đầu đi, đi tới một cái thành, gọi là thành Phóng Bát. Thành này có ông Trưởng Giả tên là Ca Tỳ Lệ dòng Bà La Môn, ông có cô con gái, mình sắc vàng, tóc xanh như ngọc lưu ly, xinh đẹp nhất thời, tám vạn bốn ngàn vương tử, ở các nước đến hỏi cô không ưng.

    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  9. #169
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Đại Thí định đến vay tiền, đứng ngoài gõ cửa, cô thấy người gọi chạy ra, nhìn cậu, tự nhiên cảm động, vui mừng; vào nhà thưa với cha rằng:

    - Thưa cha! Bên ngoài có người gõ cửa gọi, người đó chính là chồng con đấy!

    Ông Ca Tỳ Lê mở cửa bước ra, thấy cậu tướng mạo oai nghi phi thường, mừng thầm hỏi rằng:

    - Cậu tới đây có việc chi?

    - Thưa Trưởng giả! Tôi vì lòng thương dân đói khát, đi ra biển tìm ngọc châu về phân cấp cho họ, không may đi nữa đường gặp bọn cướp lấy hết lương thực, muốn phiền Trưởng Giả cho vay ba ngàn lạng vàng, lúc trở về xin trả!

    Ông vui vẻ nói:

    - Mời cậu vào chơi, không khó, tôi xin cho cậu mượn ba ngàn hoặc mười ngàn, nhà tôi cũng sẵn.

    Ông vào kho lấy vàng, dắt con gái đi theo, vừa cười vừa nói:

    - Tôi xin tặng số vàng này cho cậu; đây là con gái tôi, nhiều Vương Tử đến hỏi nhưng tôi không gả. Hôm nay gặp cậu tôi rất vui lòng! Con gái tôi nó đồng ý kết duyên với cậu. Vậy cậu có nhận lời nói đây? Xin cho biết.

    - Dạ! Thưa Trưởng Giả, hiện nay tôi đi ra biển, tai nạn nguy hiểm nhiều, có ngày đi không biết có ngày về, giờ nhận lời với ông, một ngày gần đây bị tai nạn, băng mình trong biển cả! Sai lời hẹn thì làm thế nào?

    - Không sao! Nếu cậu được tốt lành trở về, thì xin nhận lời hứa!

    Ông vui vẻ đưa cho cậu ba ngàn lạng vàng, và rất nhiều các thực phẩm khác. Cậu cảm ơn ông, rồi từ biệt lên đường đi.

    Đưa vàng về, cậu bảo các người theo, đi mua thuyền tốt, dày bảy lần ván, để chống đỡ với sóng gió.

    Mua thuyền xong, cột bằng bảy cái dây.

    Đại Thí lắc chuông, lớn tiếng nói:

    - Các bạn lắng tai nghe! Chú ý! Chú ý, đi biển nhiều nguy hiểm, nào hắc phong, quỷ La Sát, ác phong, độc khí, thuỷ hắc, núi đá, cá Ma Kiệt, tai nạn rất nhiều. Các bạn đi cùng tôi! Tới đây, ai muốn về, thì ở lại, kẻo đến khi gặp tai nạn, lúc ấy dầu có hối cũng không được; còn ai vững lòng bền chí, không tiếc thân mạng, vợ con, anh em, cha mẹ thì đi. Trái lại, nếu được an toàn trở về, tiền của con cháu bảy đời ăn không hết.

    Nói xong, cắt một dây; cứ như thế, mỗi ngày tuyên bố một lần, lại cắt một dây; bảy ngày cắt hết bảy dây, thuyền bắt đầu đi, trương buồm thuận gió, thuyền chạy như bay.

    Qua một thời gian khá lâu, mới đến chỗ có nhiều ngọc châu và vàng bạc.

    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  10. #170
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Đại Thí là người tinh anh, học rộng, biết rành các thứ ngọc châu: thứ nặng, thứ nhẹ, hạng quý, hạng thường, hình sắc tốt hay xấu, để chỉ bảo cho mọi người lấy, và dặn lấy vừa phải đừng tham, sợ nặng bị đắm thuyền; nếu lấy ít thì không bõ công đi.

    Anh em chăm chú lấy xong, khi sắp ra về, Đại Thí không muốn lên thuyền, anh em hỏi:

    - Thưa cậu! Các thứ ngọc châu, bảo vật, chúng tôi lấy cho xuống thuyền đã đầy đủ, mời cậu lên thuyền đi về!

    - Các bạn hãy về trước! Giờ đây tôi muốn đến điện vua Long Vương, để xin ngọc Như Ý, thì có thể bố thí cho chúng sinh toàn cõi Diêm Phù Đề được. Tôi cương quyết đi, nếu không xin được tôi quyết không về!

    - Thưa cậu! Chúng tôi nhờ sự mạo hiểm và cương quyết của cậu mà ra tới đây, lấy được nhiều bảo vật, châu ngọc, mong được hoàn toàn trở về, bây giờ cậu lại bỏ rơi lũ chúng tôi mà đi một mình, chúng tôi rất không bằng lòng! Yêu cầu cậu trở về cùng chúng tôi.

    - Thôi, các bạn cứ an tâm, tôi sẽ cầu nguyện cho các bạn được an lành trở về nước nhà, sung sướng cùng cha mẹ vợ con, riêng tôi các bạn không lo!

    Toàn thể anh em ai cũng buồn! Họ đều chắp tay, cầu chúc cậu đi được tốt lành, và xin giã biệt trở về.

    Buồm đã trương, những chiếc thuyền từ từ quay mũi. Anh em đứng trên thuyền nhìn cậu mà rớt nước mắt!

    Thuyền đã chạy xa xa, bóng mờ mờ ngoài biển. Đại Thí dâng hương lễ mười phương chư Phật lập thề rằng:

    - Kính lạy thập phương Đại Giác từ bi chứng giám! Con không quản đường xa dặm thẳm, nguy hiểm khó khăn, vào biển tìm châu để cứu tế quần sinh, qua khỏi nạn đói khát, khốn khổ! Nguyện đem công đức này, cầu thành Phật, xin dốc một lòng thành kính, cho lời thề nguyện của con được thành tựu, và những người này được an lành, về không gặp các tai nạn.

    Đại Thí ra đi ngày thứ nhất, nước ngập đến đầu gối; đi trong bảy ngày nước sâu đến tận mông; đi bảy ngày nước đến ngang lưng; bảy ngày nữa nước ngập tới cổ; bơi bảy ngày nữa tới một quả núi. Đại Thí bẻ hai cành cây làm gậy chống, để leo núi; leo bảy ngày tới ngọn, đi bảy ngày trên đỉnh núi ấy, rồi lại trở xuống; suốt bảy ngày đến chân núi, tới một ven nước, dưới nước có hoa sen sắc vàng, lại có các con rắn độc nằm trên hoa, hoặc trên ngó.

    Đại Thí thấy vậy, ngồi kết vòng tròn ngay ngắn, hệ tâm nhiếp niệm, nhập phép quán từ bi tam muội. Nghĩ tới những con rắn này, do kiếp trước tạo nghiệp sân nộ ghét ghen, nên đọa sinh ở nơi đây, chịu thân hình độc ác xấu xa. Bởi lòng từ bi của Đại Thí giao cảm, nên những con rắn đó, được hết nọc đọc.

    Đại Thí đứng dậy đi trên những bông hoa ấy suốt bảy ngày thoát nạn rắn độc, nhìn trước mặt xa xa, thấy những con quỷ La Sát, vì chúng ngửi thấy hơi người mà tìm lại. Thấy thế, Đại Thí nhiếp tâm niệm nhập phép Từ Bi quán; nhờ phép quán ấy, nên các con quỷ tự phát tâm cung kính, vui vẻ tới gần hỏi:

    - Bồ tát ở đâu tới đây?

    - Thưa Ngài, tôi đi tìm ngọc Như Ý!

    Quỷ vui vẻ, nghĩ như vầy:

    - Người này có phúc đức đi đến chỗ vua Long Vương, nhưng hãy còn xa, làm sao đi nổi? Vậy chúng ta hãy đưa giúp, qua chỗ nguy hiểm này.

    Nghĩ rồi, chúng dùng lực thần của quỷ, đưa Đại Thí qua bốn trăm do tuần, rồi trở về.

    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •