DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1
  1. #1
    Nguyên Chiếu
    Avatar của Nguyên Chiếu

    Xin lỗi mang đến hạnh phúc

    Kinh Pháp Cú :

    Phẩm Hoa, câu kệ số 50
    "Không nên nhìn lỗi người,
    Người làm hay không làm.
    Nên nhìn tự chính mình.
    Có làm hay không làm."

    Phẩm An Lạc, câu kệ số 197
    "Vui thay, chúng ta sống,
    Không hận, giữa hận thù!
    Giữa những người thù hận,
    Ta sống, không hận thù!"

    Hai câu kệ này Đức Phật dạy rằng: Sự hận thù và cố chấp sẽ không đem lại sự an vui, chỉ có lòng vị tha, tâm từ bi mới có thể tạo chúng ta sự an lạc tự tại. Vậy hãy luôn tha thứ, hãy luôn bao dung để có những hạnh phúc mà chúng ta cần có, hãy mạnh dạn từ bỏ cái Tôi, cái Ngã để đón nhận niềm vui.

    Trong cuộc sống khi chúng ta hay một ai đó lỡ làm sai một việc gì, thì sự hối hận và xấu hổ khiến chúng ta khó chịu bần thần. Xin lỗi và chịu trách nhiệm về hành động của mình thì chúng ta có thể gọt bỏ được mặc cảm tự trách móc và có tội. Xin lỗi có khả năng làm “dịu” đi những bản tính xấc xược nhất. Khi chúng ta có can đảm nhìn nhận là chúng ta sai và vượt qua cái “vướng vướng” ngang tàn khi muốn xin lỗi tạm gọi là Bản Ngã thì chúng ta đã phát triển được tính tự trọng.

    Xin lỗi làm chúng ta hòa hợp trở lại trên bình diện cảm xúc với bạn bè và người thân. Khi làm lỗi ta có thể thấy giữa mình và nạn nhân của ta có một khoảng cách. Nhưng khi xin lỗi xong, chúng ta cảm thấy thanh thản hơn và lại thân thiện với nạn nhân như xưa. Và xin lỗi có tác dụng như “vũ khí phòng ngừa từ xa”, vì xin lỗi khiến ta cảm thấy khiêm tốn hơn, nên nó có thể nhắc nhở chúng ta đừng có tái phạm lỗi khiến ta... có thể lại phải đi xin lỗi nữa.

    Và đó là lý luận từ thực tiễn cuộc sống dựa trên giáo lý Nhân Thừa. Còn trong giáo lý đạo Phật lời xin lỗi còn gọi là lời Sám Hối của người Phật tử, nó khác với lời xin lỗi của đời sống , lời xin lỗi của người Phật tử là thể hiện sự sám hối từ trong tâm, nó xuất phát từ sự giác ngộ của họ, lời xin lỗi của người Phật tử nó mang đậm tính chất khiêm hạ, nhẫn nhịn, từ bi và trí tuệ.

    Lời xin lỗi theo quan điểm đạo Phật là còn muốn nhắc đến người được xin lỗi rằng, nếu mình muốn nhận lời xin lỗi là mình đã không có tâm Từ Bi và Chấp Ngã vẫn tồn tại trong tâm mình.

    Vì vậy lời xin lỗi và sự tha thứ tượng trưng cho trí tuệ và từ bi trong cuộc sống sẽ là con đường đưa chúng ta đến gần sự hạnh phúc hơn.

    Tùy bút.

  2. The Following User Says Thank You to Nguyên Chiếu For This Useful Post:

    Phúc Hạnh (07-19-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •