DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 5/9 ĐầuĐầu ... 34567 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 41 tới 50 của 86
  1. #41
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 40: Nalinapa - Kẻ tự lực cánh sinh



    Đoá sen nơi đỉnh đầu
    Ẩn chứa mầm tịnh lạc
    Ở luân xa nơi cổ
    là niềm vui siêu tuyệt
    Ở luân xa nơi tim
    là niềm vui xa bỏ
    Luân xa nơi đan điền
    là niềm vui tự tại
    Và ta đã đạt tới
    Cái bất khả đạt.



    Truyền thuyết


    Nalinapa là một ông hoàng bị thất sủng nên cuộc sống trở nên khó khăn, đến nỗi ông phải kiếm sống bằng cách nhặt củ sen ở một cái hồ.


    Một ngày nọ, Nalinapa tình cờ gặp một nhà sư Du-già và được sư giảng giải về nỗi khổ sinh tử, cùng chỉ rõ sự vi diệu của cảnh giới Niết-bàn, Nalinapa động tâm liền cầu sư dạy cho con đường giải thoát. Sư hoan hỷ nhận Nalinapa làm môn đệ và truyền cho tâm pháp.


    Hãy quán chữ ham
    Một màn trắng thanh tịnh
    Xuất hiện trên vương miện
    Và ở yết hầu một chữ bam
    Sáng chói làm tan chảy chữ ham trên đầu.
    Và hành giả tắm mình
    trong niềm an lạc vô biên,
    Bỏ lại cấu uế của sáu cõi,
    Và chỉ còn là niềm vui thanh tịnh
    Đầy giải thoát mà thôi.


    Nalinapa tu tập trong 9 năm thì đắc đại thần thông, tâm trí không còn bị phiền não khuấy động, giống như một đoá sen đã vươn lên khỏi mặt hồ.


    Ngài hóa độ vô số chúng sinh ở thành Pataliputra, thọ 400 năm, sau đó cùng 450 môn đệ đến trụ ở cảnh giới của nữ kim cương Du-già.




  2. The Following User Says Thank You to caydendau For This Useful Post:

    minhquang (08-17-2015)

  3. #42
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 41: Bhusuku - Thầy tu giải đãi



    Ta nếm mùi cay đắng
    Cho đến khi nhận ra sự thật này
    Trong luân hồi, ta cách xa Phật vô vàn
    Nay tỏ ngộ biết Niết-bàn cũng là nơi ấy
    Từ đấy ta trở thành viên ngọc quí
    Tỏa sáng trong lòng đại dương mênh mông



    Truyền thuyết


    Dưới thời kỳ trị vì của vua Devapala, bảy trăm đồ chúng của đại tu viện Nalanda được nhà vua cung cấp đầy đủ các vật thực, y phục, thuốc men và những thứ cần thiết khác. Trong số tăng chúng này có một ông hoàng cũng theo tu học.


    Ngài tu viện trưởng thường lấy làm hài lòmg về sự tiến bộ trong việc tu học của tăng chúng. Tuy nhiên, trong khi các bạn đồng môn tu tập nghiêm túc thì vị tu sĩ vốn dòng hoàng tộc chỉ lo ăn ngủ và đi dạo chơi loanh quanh chẳng làm gì.


    Theo nội qui của tu viện, mỗi tu sĩ đều phải luân phiên tụng niệm những bài kinh mà họ đã học thuộc từ trước. Nhưng Bhusuku không hề nhớ một đoạn kinh nào, lại thường trễ nãi trong việc công phu.


    Tu viện trưởng bèn cảnh cáo Bhusuku và bảo rằng nếu ông còn vi phạm Thiền qui thì sẽ bị trục xuất.


    Bhusuku không nhận lỗi lầm lại còn chống chế: “Bạch thầy! Tôi nào có phạm lỗi gì. Nếu tôi bị đuổi thì thật là điều bất công. Lý do đơn giản chỉ là tôi không phải người nhai lại như con vẹt.”


    Tuy nhiên, ngài tu viện trưởng vẫn kiên quyết rằng nếu Bhusuku còn tái phạm sẽ bị trục xuất ngay.


    Sự giải đãi của Bhusuku từ lâu đã bị các tăng chúng phê phán nên lần này họ rất mong đợi cái giây phút mà Bhusuku nhận lãnh hình phạt.


    Một đêm trước khi đến thời công phu của Bhusuku thì ngài tu viện trưởng đến chỗ của Bhusuku khuyên bảo: “Lâu nay ngươi ăn ngủ quá nhiều, mà lẽ ra ngươi phải tinh tấn tu tập mới là điều tốt. Nếu ngươi không thể học thuộc kinh để cầu nguyện thì ắt phải bị trục xuất ra khỏi thiền môn. Ta giúp ngươi lần cuối. Đêm nay ngươi nên trì tụng chân ngôn Văn-thù, thần chú của vị Bồ Tát Đại Trí, không được ngủ nghỉ.”


    Nói xong, ngài truyền mật pháp Văn Thù thiền định cho Bhusuku.


    Sau khi ngài viện trưởng lui về, Bhusuku cột cổ áo lên trần nhà để khỏi bị ngã và để khỏi ngủ quên. Bhusuku khởi sự trì chú Văn-thù suốt đêm, đến gần sáng thì liêu phòng của ông tràn ngập ánh hào quang rực rỡ và Bồ Tát Đại Trí Văn-thù-sư-lợi hiện ra hỏi ông: “Mục đích cầu nguyện của ngươi là gì?”


    “Ngày mai đến lượt công phu của tôi nhưng tôi không thuộc dòng kinh nào. Vì vậy tôi trì chú này để mong được Bồ Tát giúp tôi.”


    “Ngươi không nhận ra ta sao?”


    “Thưa, thật tình tôi không nhận biết ngài là ai.”


    “Ta chính là Bồ Tát Văn-thù.”


    “Cúi xin Bồ Tát ban cho tôi trí huệ thiện xảo của ngài.”


    “Ta chấp nhận. Vậy, ngày mai ngươi cứ thực hiện nhiệm vụ của mình.”


    Nói xong, Bồ Tát Văn-thù biến mất.


    Sáng hôm sau, đến lượt Bhusuku hành lễ. Theo lệ thường đức vua Devapala cùng quần thần và dân chúng mang hương hoa đến để dâng cúng trong buổi lễ. Mọi người đều thấp thỏm chờ xem sự thất thố của ông tăng thường ngày vốn tỏ ra giải đãi.


    Khi Bushuku đến nơi, sư yêu cầu mọi người mang đến cho sư một cái lọng cái để che đầu rồi bước lên pháp toà một cách tự tin.


    Ngay khi sư vừa nhớm chân bước, toàn thân tự nhiên bay bổng và phát ra ánh sáng, đồng thời cửa chánh điện tự động khép lại khiến mọi người đều rúng động tinh thần.


    Sư xoay người hỏi đức vua: “Các ngươi muốn ta đọc kinh nhật tụng hay muốn nghe ta thuyết pháp?”


    Các nhà thông thái, đức vua cùng quần thần nghe sư hỏi như thế liền bật cười. Vua phán: “Thói quen ăn uống, ngủ nghỉ của đại sư thật lạ thường. Quả nhân cho rằng ngài nên đọc bài kinh riêng của ngài.”


    Bhusuku liền đọc một hơi mười phẩm trong bộ kinh Con đường giác ngộ (Boddhicanjavatra). Đọc xong, toàn thân sư bay bổng giữa không trung.


    Mọi người tung hoa tán thán công đức của sư. Họ bảo nhau: “Đây không phải là một Bhusuku giải đãi, lười biếng, ham ăn, mê ngủ. Đây là một vị thánh tăng. Chúng ta nên tôn vinh ngài làm tu viện trưởng.”


    Nhưng Bhusuku từ chối lời đề nghị. Sư cúng dường những thứ mình có cho tu viện, rồi bỏ đi đến một thành phố khác.


    Đến Dhokiri, một thành phố có hai trăm năm chục ngàn hộ dân cư, sư tự làm cho mình một thanh gươm bằng gỗ, bên ngoài mạ vàng trông giống như một bảo kiếm thực sự. Sư dến hoàng thành xin được làm lính canh, nhà vua đồng ý và trả cho ngài tám đồng tiền vàng mỗi ngày. Vào thời ấy, số tiền lương này rất có giá trị, và ngài lưu lại cung điện này suốt mười hai năm.


    Mặc dù ở địa vị lính canh nhưng Bhusuku vẫn luôn luôn tu tập.


    Bấy giờ trời đã vào thu, là lúc dân chúng trong vùng đón mừng lễ hội Đại Mẫu Umadevi nên Bhusuku thường cùng các đồng liêu đi tuần canh để giữ gìn trật tự.


    Một hôm, đám lính canh đang lau chùi vũ khí, một người trong bọn họ phát hiện ra vũ khí của Bhusuku, nay có tên là Shantideva, dường như được làm bằng gỗ.


    Họ trình tấu mối nghi ngờ của họ lên nhà vua. Nhà vua cho vời Shantideva đến và ra lệnh: “Tên lính canh kia! Hãy đưa gươm của ngươi cho ta xem.”


    “Tâu bệ hạ! Điều này rất nguy hiểm.”


    “Hãy làm theo lệnh của ta. Ta sẽ chịu trách nhiệm nếu có điều gì xảy ra.”


    Cuối cùng Santideva đành phải tuân lệnh. Ngài nói: “Vậy xin bệ hạ và tất cả mọi người hãy dùng tay che một con mắt.”


    Mọi người lấy làm lạ nhưng đều nghe theo, Santideva đưa tay tuốt gươm. Tức thì, một luồng ánh sáng rực rỡ chói lòa phát ra từ thanh kiếm làm cho tất cả mọi người có mặt ở đó đều mù đi một mắt.


    Bọn họ kinh hãi, khóc lóc quì xuống trước Santideva, cầu xin ngài tha tội.


    Santideva dùng tay xoa nhẹ lên mắt họ, lập tức họ trông thấy như cũ. Nhà vua lấy làm cảm kích, thỉnh cầu ngài ở lại hoàng cung làm quốc sư.


    Nhưng một lần nữa nhà sư chối từ địa vị cao quí ấy và giã từ xứ Dhokiri để đi đến trú ngụ tại một hang động xa xôi hẻo lánh trên một dãy núi cao.


    Một hôm, những người đốn củi bắt gặp ngài đang giết những con nai để ăn thịt bèn về tâu lại với nhà vua.


    Lấy làm ngạc nhiên, vua cùng một số quân hầu đến nơi Santideva trú ngụ để tìm hiểu sự tình.


    “Ngài là bậc đạo hạnh, cớ sao lại còn ra tay sát hại chúng sinh.”


    “Ta không phải là kẻ hàng thịt. Ta chỉ chữa bệnh cho chúng mà thôi.”


    Nói xong, sư mở cửa hang, bầy thú chạy ùa ra ngoài nắng ấm, trông chúng to lớn gấp bội những con nai bình thường.


    Chúng chạy nhảy tung tăng khắp nơi rồi biến mất sau dãy đồi. Sư quay lại bảo: “Các ngươi nên hiểu rằng, tất cả những gì các ngươi thấy biết, cảm thọ cũng chỉ là mộng huyễn và ảo tưởng. Các pháp không có tự thể. Nếu các ngươi thông đạt lý ấy thì được giải thoát.”


    Đoạn Santideva cất tiếng hát:


    Con thú mà ta giết lấy thịt
    Không hề hiện hữu trên thế gian này
    Không hề đến, không hề đi
    Cũng như các hiện tượng khác
    Thực tướng của kẻ đi săn và con mồi là gì?
    Than ôi! Các ngươi thật tội nghiệp
    Đã gọi ta là ông sư giải đãi



    Santideva làm lễ quy y cho nhà vua và đoàn tùy tùng, dạy phép thiền định và truyền cho họ chân ngôn Văn-thù.




  4. The Following User Says Thank You to caydendau For This Useful Post:

    minhquang (08-17-2015)

  5. #43
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 42: Indrabhuti - Ông hoàng giác ngộ



    Ngay lúc thuận duyên nhất
    Y cũng không thể giác ngộ
    Nếu như không có sự cứu độ
    Của một bậc đạo sư
    Không có một vật gì ở trong hay ở ngoài
    Có thể làm cho một nhà Du-già tỉnh thức
    Không có sự phân biệt giữa Niết-bàn và Phật
    Hãy cắt đứt những hệ phược
    Thì nhận ra bản chất của Niết-bàn.



    Truyền thuyết


    Vùng Oddiyana thời ấy chia làm hai vương quốc: Sambhola và Lankapuri. Đức vua Indrabhuti đứng đầu xứ Sambhola, còn xứ Lankapuri do đức vua Jalendra cai trị.


    Vua Indrabhuti có người em gái lên bảy tuổi, tên gọi là Laksminkara. Tuy cô còn bé nhưng dung nhan mỹ miều nên ông vua xứ láng giềng Jalendra muốn xin cưới cho con trai của mình.


    Jalendra gửi sứ điệp sang vương quốc Sambhola nói rõ ý định của mình. Sau khi tiếp nhận điệp văn của vua xứ Lankapuri, cả triều đình luận bàn rằng trở ngại duy nhất của cuộc hôn nhân là sự khác biệt về tín ngưỡng: một bên thờ Phật còn bên kia thì thờ Phạm Thiên, cho nên cách tốt nhất là để đôi bên trai gái có cơ hội tìm hiểu và cần có thời gian để san bằng các dị biệt.


    Tuy nhiên, Indrabhuti vẫn cho phép họ đính hôn với nhau.


    Năm năm sau, hoàng tử xứ Sambhola đến viếng thăm hôn thê của mình, Laksminkara. Trước khi vị hoàng tử trở lại cố quốc, vua Indrabhuti ban cho chàng rất nhiều vàng, bạc, ngựa, voi.


    Vua Jalendra lấy làm ngạc nhiên khi không thấy cô dâu theo về cùng, nhưng ngài cũng tỏ ra hài lòng khi hoàng tử giải thích rằng cô dâu còn quá nhỏ để có thể rời bỏ gia đình.


    Vua Indrabhuti có rất nhiều thê thiếp và tất cả các bà phi này đều là tín đồ đạo Phật.


    Nhân một hôm chân sư Kambala du hành đến xứ Sambhola, các bà phi cùng quận chúa Laksminkara ra đón tiếp ngài để được thụ pháp.


    Sau khi được điểm đạo, quận chúa tu tập rất miên mật cho tới tuổi mười sáu thì vua Janlendra sai người sang đón về nhà chồng.


    Nhưng khi đến xứ Lankapuri, quận chúa đã tìm cách thoát thân và trốn vào một hang động để tu tập cho tới lúc hoàn toàn chứng đắc.


    Vua Indrabhuti nghe tin em gái bỏ trốn, ngài tự nhủ thầm: “Em gái ta non dại mà còn giác ngộ Phật pháp một cách sâu sắc như vậy. Ta nghĩ thật là hổ thẹn cho bản thân.”


    Suy nghĩ như thế, vua bèn thoái ngôi, giao lại ngai vàng và công việc triều chính cho người con cả, còn bản thân ngài đi đến một lâu đài nhỏ để tu tập trong 12 năm thì đắc thần thông Đại thủ ấn, nhưng không một ai biết được sự thành tựu này.


    Một ngày nọ hoàng tử cùng đoàn tùy tùng đến vấn an vua cha, khi họ định mở cửa thì một giọng nói từ trên cao vọng xuống: “Không cần vào! Ta ở trên này.”


    Mọi người nhìn lên, thấy đức vua ngự trên ngai vàng ở giữa hư không.


    Họ sung sướng rạp mình đảnh lễ. Ngài Indrabhuti ngự giữa không trung suốt bảy ngày để thuyết giảng diệu pháp cho con trai và đoàn tùy tùng.




  6. #44
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 43: Mekopa – Người có tia nhìn dữ dội



    Chân sư truyền:
    “Hãy nhận ra bản chất của tâm ngươi”
    Đoạn ngài nói: Chớ phân biệt các pháp
    Hãy kết bạn với “kẻ không hai”
    Hãy sống nơi mộ địa
    Ngươi sẽ nhận ra nguyên lý “nhất như”
    Hãy đi vào cuộc đời
    Khật khùng như bậc thánh



    Truyền thuyết


    Mekopa làm nghề bán cơm, nhưng ông tốt bụng và thường ngày hay cúng dường cho một nhà sư du-già.


    Một ngày nọ, nhà sư du-già hỏi lý do vì sao Mekopa đối xử với ông như vậy. Mekopa đáp: “Tôi đang tích lũy công đức để mong đời sau được khá hơn.”


    “Nếu muốn thế, ngươi nên tu tập thiền định.”


    Rồi Sư làm phép hoán nghiệp, điểm đạo cho Mekopa và truyền tâm pháp. Sư nói:


    Tâm ngươi là ngọc như ý
    Niết-bàn, địa ngục là đây.
    Biết và không biết là hai,
    Cả hai vốn từ đâu tới?
    Kìa! Vũ trụ trong tâm ngươi
    Không tăng không giảm
    Vì các pháp là ảo ảnh
    Mê muội cho là thật
    Nên bị trói buộc mãi.



    Mekopa liền nhận ra rằng tất cả các hiện tượng chỉ là những mảnh vụn trong tâm, mà tâm của ngài là không gian bao la vô tận, không một vật đến và không một vật đi.


    Ngài trụ trong trạng thái định tưởng như thế suốt sáu tháng.
    Sau khi xuất định, Mekopa đi lang thang khắp nơi, khi ở mộ địa, khi ở trong nội thành, hành vi bí hiểm, đôi mắt lúc nào cũng lấp lánh ánh sáng dữ dội.


    Ngài hoằng pháp khắp nơi và hóa độ vô số đệ tử.




  7. #45
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 44: Kotalipa – Người bán rong



    Tất cả niềm vui và đau khổ phát xuất từ tâm
    Hãy vâng lời chân sư đào xới mảnh đất tâm
    Ngay cả một bậc trí còn khổ nhọc
    Lao động quên mình trên núi đá
    Nhưng chẳng hề nhận ra Niết-bàn nơi tâm mình
    Giác thức nằm một góc trong tâm
    Sáu trần cảnh là một dòng lạc thú
    Các ảnh tượng mơ hồ là vô ích
    Chúng chỉ là nguyên nhân của âu lo
    Vì vậy hãy xả thiền
    Và nghỉ ngơi trong gió mát của thiên nhiên



    Truyền thuyết


    Kotalipa gặp được chân sư Santipa trong khi ông đang khai hoang vỡ đất ở một vùng núi cao. Lúc ấy đại sư Santipa đang trên đường từ Śrỵ Lanka trở về quê nhà ở Ma-kiệt-đà.


    Rời khỏi vùng Ramesvaram bốn ngày đường thì Santipa gặp Kotalipa. Ông này dừng tay làm việc, nhìn vị đại sư đi ngang qua.


    Santipa cũng nhìn thấy, liền gọi Kotalipa đến gần và hỏi thăm. Kotalipa chắp tay vái chào và đáp: “Tôi là người dân nghèo, vì chiến tranh nên trôi dạt đến vùng này. Ngày ngày khai hoang vỡ đất để trồng trọt sống qua ngày.”


    Đại sư nói: “Ta có một câu thần chú dùng để đào núi, lấp sông. Ngươi có muốn nhận lấy để tu tập không?” Kotalipa vui sướng nhận lời.


    Sư ngửa mặt lên trời nói: “Bởi vì tất cả khổ vui đều từ tâm ngươi sinh ra, nên phải luôn giữ cho tâm được thanh tịnh. Bản chất thanh tịnh trong tâm ngươi cũng không hề thay đổi như ngọn núi kia vậy. Niềm vui và nỗi buồn chỉ là những chức năng của tâm. Ngươi có thể xẻ núi, lấp sông, nhưng có thể không bao giờ ngươi nhận ra được bản chất thanh tịnh an lạc của tâm.”


    Kotalipa thiền định theo lời dạy của sư sau 12 năm thì chứng đắc.




  8. #46
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 45: Kamparipa – Người thợ rèn



    Thân ta là bể rèn
    Đốt hòn than vọng tưởng
    Thổi hơi vào hai ống
    Nhâm mạch và đốc mạch
    Nhóm lửa thanh tịnh thức
    Đốt chảy sắt ba độc
    Ta rèn được pháp giới
    Chân lý là đây rồi.



    Truyền thuyết


    Đối với Kamparipa, nghề rèn vốn là một công việc cha truyền con nối, nên từ khi lớn lên ông đã kiếm sống bằng nghề ấy.


    Nhân một hôm có nhà sư Du-già đến viếng thăm, Kamparipa tâm sự: “Tôi đang làm công việc mà từ đời ông đến đời cha tôi đã làm.”


    Vị sư hỏi: “Ngươi có cảm thấy sung sướng và hài lòng với công việc thường ngày không?”


    “Làm thế nào mà sung sướng được! Suốt ngày sức nóng của than hồng làm rát bỏng cả mặt mũi tay chân. Tôi chẳng qua bất đắc dĩ phải làm nghề này để kiếm sống qua ngày mà thôi.”


    “Vậy ngươi có thể cho ta một ít thức ăn được chăng?”


    Hai vợ chồng người thợ rèn cảm thấy ngạc nhiên khi thấy vị sư xin thức ăn từ những người ở giai cấp hạ tiện như họ, nhưng họ cũng vui vẻ cúng dường cho sư.


    Ăn xong, sư hỏi họ có muốn nhận lãnh Phật pháp hay không. Họ cung kính thưa: “Không ai hạ mình truyền trao giáo pháp cho những người dân nghèo khổ bần cùng như chúng tôi, thưa đại sư.”


    “Không sao, nếu các ngươi phát nguyện tu tập, ta sẽ truyền cho giáo pháp Đại thừa.”


    Nghe nói, hai vợ chồng vui mừng đảnh lễ vị đạo sư của họ. Sư làm phép khai tâm điểm đạo, truyền cho họ phương pháp thiền định và cách thức để khai mở các luân xa.


    Sư nói: “Các ngươi có thể sử dụng các vật thường ngày làm đối tượng thiền định. Hai ống thụt là hai luồng hỏa hầu. Tim là trung tâm lực, ý thức là thợ rèn, giác thức thanh tịnh là lửa, sắc ý là than. Đập sắt ba độc cho đến khi chúng trở nên niềm vui thanh tịnh.


    Hãy lấy việc làm thường ngày làm thiền định
    Hai ống thụt là hai luồng hoả hầu
    Lalana nằm bên phải
    Rasana nằm bên trái
    Đốt sắc ý cho tan chảy
    Rót vào huyệt đạo Avadhuti
    Lửa giác ngộ làm tan chảy ba thanh sắt độc
    Tan vào pháp giới vô tận




  9. #47
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 46: Jalandhara - Người được chọn


    Hãy tự ban phép lành
    Gom cả ba thế giới
    Nhốt vọng tưởng vào trong
    Lalana bên phải
    Rasana bên trái
    Dưới cùng Avadhuti



    Truyền thuyết


    Jalandhara là người thuộc giai cấp bà-la-môn, vì chán ghét cảnh đời nên thường hay ra nơi mộ địa ngồi trầm tư về cuộc đời.


    Một hôm, trong lúc mãi tư duy trong một trạng thái thanh tịnh, Jalandhara chợt nghe giọng nói của Kim Cương Thánh Nữ từ trên không vọng xuống: “Này con! Ta chúc con có thể hiểu được chân lý rốt ráo.”


    Jalandhara lấy làm vui mừng, liền nỗ lực niệm danh hiệu của Thánh Nữ cho đến lúc bà hiện ra trước mặt và truyền cho ngài tâm pháp.


    Thánh nữ dạy rằng: “Trước hết con hãy gom ba cõi và tất cả các pháp hữu vi cũng như vô vi, có tướng và không tướng, nhốt chúng trong cái lồng làm bằng ba nghiệp (thân, khẩu, ý). Biến tất cả thành một khối tan chảy vào các luân xa. Chuyển hai luồng hỏa hầu (lalana và rasana) vào trung tâm lực (Avadhuti) và cho thoát ra ở cổng thanh tịnh trên đỉnh đầu. Sau đó, quán tánh bất khả phân ly của các pháp và không tánh, như tánh ướt không lìa khỏi nước.”


    Những lời dạy ẩn dụ thật là khó hiểu đối với một người bình thường, nhưng Jalandhara được thiên nữ khai quang điểm nhãn nên ngài mau chóng hiểu nghĩa của pháp môn.


    Sau 7 năm tu tập miên mật thì ngài chứng đắc thần thông Đại thủ ấn.




  10. #48
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 47: Rahula - Con người lẩn thẩn



    Rahula, con người kỳ diệu
    Là hành tinh rồng che khuất ánh sáng trăng
    Rahula của tri kiến giải thoát và bất nhị
    Che khuất vầng sáng của hiện tượng tương đối



    Truyền thuyết



    Rahula sinh ra và lớn lên ở vùng Kamarupa. Tuổi già khiến Ông trở nên lẩm cẩm và thường đau yếu. Điều này khiến mọi người trong gia đình thường phàn nàn và xem ông như một gánh nặng.


    Rahula cảm thấy khốn khổ và lo lắng về việc hậu sự. Ông thường hay lang thang ở khu mộ địa với hy vọng tìm được một chân sư để giúp ông tu tập hầu sau khi tái sinh có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.


    Và dịp may đã đến, Rahula thố lộ nỗi lòng với vị sư Du-già: “Thưa thầy! Thời thanh xuân của tôi đã qua, cái già sồng sộc kéo đến, bệnh tật lúc nào cũng đe doạ, cái chết chưa biết đến lúc nào. Đám con cháu của tôi lại tỏ ra khinh nhờn, láo xược. Giờ tôi chỉ mong được bình yên đón chờ cái chết.”


    Vị sư nói: “Đúng vậy! Đúng vậy! Nay ông đã già. Ba dòng thác sinh, già, bệnh đã cuốn ông đi. Không bao lâu nữa, cơn bão chết sẽ dứt mạng sống của ông. Chẳng hay ông có muốn đem theo gì vào cõi chết?”


    “Thưa thầy, nếu được thì điều con muốn là sự bình an.”


    Vị sư liền đọc kệ:

    Tâm không già, không chết
    Tâm không mất, không còn
    Tâm không đến, không đi
    Muốn ngộ được bản tâm
    Y pháp ta tu tập



    Rồi sư khai tâm cho Rahula và dạy: “Hãy vận tâm quán tưởng một chữ A ngay trên đỉnh đầu của ngươi. Từ chữ A ấy lưu xuất một vầng sáng như trăng rằm và hãy tưởng tượng các pháp đều đi vào vầng sáng ấy.”


    Rahula nghe xong cung kính đảnh lễ sư.


    Từ đó, ông siêng năng tu tập cho đến khi đạt thần thông Đại thủ ấn.


    (Ở đây nói đến chữ A trong Phạn ngữ _ Sanskrit).




  11. #49
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 48: Dharmapa - Học giả uyên bác



    Hãy rót dầu cảm xúc
    Vào ngọn đèn hiện tượng
    Thắp ngọn bấc sáu trần
    Lửa thanh tịnh bất nhị
    Đốt ý tưởng vu vơ



    Truyền thuyết


    Dharmapa là một nhà hiền triết xứ Bhodhinagar, đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu và quảng bá phương pháp thiền định của riêng ông.


    Nhưng khi tuổi đã xế chiều, ông cảm thấy hình như bản thân ông vẫn còn thiếu sót một điều gì. Và có lẽ đó là một vị chân sư.
    Ông cứ ưu tư mãi về chuyện ấy. Một đêm nằm mộng, Dharmapa thấy một vị Kim Cương Thánh Nữ dạy cho phương cách thiền định.


    Từ điềm lành ấy, ông nỗ lực cầu nguyện và quán tưởng hảo tướng của vị thánh nữ ấy cho đến lúc bà hiện hình trước mặt ông.


    Vị thánh nữ làm lễ quán đảnh cho ông và đọc bài kệ như sau:


    Các pháp là ngọn đèn
    Sắc ý là dầu,
    Cảm thọ là bấc
    Đốt ngọn lửa trí huệ
    Rót dầu vọng tưởng vào đèn ý
    Đốt bấc cảm thọ bằng lửa huệ
    Ngọc như ý là đây



    Sau sáu năm tu tập thì Dharmapa chứng đắc thần thông Đại thủ ấn.




  12. #50
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 49: Dhokaripa - Người mang bình bát



    Trời đất mênh mông
    Chứa đầy trong bình bát
    Tri giác là các pháp
    Các pháp bất khả phân
    Chân như là tuệ giác.



    Truyền thuyết


    Dhokaripa là hành khất ở thành Hoa Thị (Pataliputra). Ông luôn mang theo bên mình một chiếc bình bát. Mỗi khi xin được thứ gì, Dhokaripa đều bỏ vào trong ấy.


    Một hôm, đi khất thực suốt buổi nhưng Dhokaripa vẫn không có gì để bỏ vào bình bát. Ông chán chường, dừng chân ngồi nghỉ đưới một gốc cây. Nơi đây xuất hiện một nhà Du-già đến gần yêu cầu ông chia sẻ một ít vật thực để lót dạ, nhưng Dhokaripa lấy làm tiếc vì không có gì để cúng dường. Dù vậy, nhà sư vẫn hoan hỷ dạy:


    Này Dhokaripa!
    Hãy bỏ tất cả kiến thức của ngươi
    Vào trong bình bát rỗng
    Và quán tưởng
    Cả hai là một.



    Dhokaripa nhận được chân lý ấy. Ngài tu tập theo lời dạy trong 3 năm thì chứng đắc. Từ đó, ngài vẫn luôn mang theo bên mình chiếc bình bát, và mỗi khi có ai hỏi đến, ngài đều đáp:


    Đây là chiếc bình bát rỗng
    Ta chỉ nhận của cúng dường thanh tịnh
    Vì thanh tịnh là niềm vui của ta
    Lành thay! Người biết được bí mật
    Bí mật của Dhokaripa
    Chỉ là chiếc bình bát rỗng




Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •