DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 3/9 ĐầuĐầu 12345 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 86
  1. #21
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 20: Naropa - Con người bất khuất



    Tựa như vua ba cõi
    Cai quản khắp nơi nơi
    Nhà Du-già nếm được
    Vị giải thoát thanh tịnh
    Chinh phục địch luân hồi
    Hưởng lạc thú thanh tịnh



    Truyền thuyết


    Naropa sinh trưởng ở vùng Đông Ấn. Mặc dù thân phụ làm nghề nấu rượu nhưng Naropa lại không thích nối nghiệp cha.


    Hằng ngày, ngài vào rừng kiếm củi để sinh nhai. Tuy vậy, ngài không tìm thấy niềm vui nào trong cuộc sống tẻ nhạt này.


    Nghe đại danh của sư Tilopa, ngài quyết định rời Patalaputra để tầm sư học đạo. Khi ngài đến xu Visnunagar thì đại sư Tilopa đã rời khỏi chốn này.


    Không gặp được chân sư, Naropa buộc lòng phải du hành giong ruổi khắp nước Ấn để tìm cho ra sư Tilopa.


    Cuối cùng ngài cũng gặp được sư Tilopa trên bước đường đi quảng bá chánh pháp. Mừng rỡ, Naropa rạp mình giữa bụi đường đảnh lễ Đại sư Tilopa và cung kính thưa ngài: “Đệ tử lâu nay hằng nghe đại danh của thầy, nay đã gặp được thật thoả lòng mong đợi.”


    Nghe qua, sư Tilopa đùng đùng nổi giận: “Ta nào phải là sư phụ của ngươi. Ngươi cũng chẳng là môn đồ của ta. Chớ có hồ đồ.”


    Sư vừa quát tháo vừa thuận tay chân đấm đá vào người Naropa.
    Dù mới hội ngộ lần đầu đã bị xử bạc, nhưng Naropa vẫn điềm nhiên không lộ một chút oán hận, lại càng quyết tâm đi theo sư Tilopa.


    Hằng ngày, Naropa đi khất thực để cúng dường sư Tilopa. Mỗi lần như thế, Sư vẫn nhận vật thực do Naropa hiến cúng nhưng ăn xong Sư lại đánh đập, la mắng Naropa.


    Tuy thế, Naropa vẫn một lòng phụng dưỡng thầy, hứng chịu những cơn thịnh nộ vô cớ, và ăn các thức ăn thừa của thầy.


    Naropa kề cận bên thầy trải qua 12 năm, nhưng sư Tilopa không hề quan tâm ngó ngàng đến. Nhân một hôm, Naropa xin được món cà-ri rất ngon ở một tiệc cưới, mang về dâng lên sư phụ.


    Ăn xong, sư Tilopa hỏi: “Này con, món cà-ri ở đâu mà ngon quá! Hãy kiếm thêm cho ta một ít.”


    Lần đầu tiên được thầy sai bảo, lại nghe Tilopa gọi là “con” khiến Naropa bồi hồi sung sướng khác nào một Bồ Tát vào ngôi sơ địa. Ngài thầm nghĩ: “Ta ở bên chân thầy ròng rã 12 năm. Từ trước đến nay, thầy chưa hề hỏi ta: “Ngươi là ai?” Nay thầy gọi ta là “con”. Ôi! Thật sung sướng biết dường nào!”


    Thế là Naropa đi đến chỗ tiệc cưới bốn lần để xin món cà-ri mà thầy mình ưa thích.


    Sư Tilopa lấy làm hài lòng về Naropa, Sư truyền pháp và làm lễ quán đảnh cho ngài. Sáu tháng sau đó, Naropa đạt thần thông Đại thủ ấn.


    Ngài vân du khắp nơi để hoằng pháp.


    Tương truyền, ánh sáng từ thân ngài phát ra xa hàng trăm dặm.




  2. The Following User Says Thank You to caydendau For This Useful Post:

    Phúc Hạnh (08-04-2015)

  3. #22
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 21: Syalipa - Linh cẩu đại sư



    Người họa sĩ thiên tài
    Vẽ những bức tranh có hình ảnh khủng khiếp
    Khi ngắm nhìn các tác phẩm này
    Lòng ta dâng lên một nỗi kinh hoàng
    Nhưng hãy nhìn lại đi!
    Hãy nhìn cho rõ
    Những hình ảnh ấy
    phản ánh những điều không thật
    Rồi cuối cùng ta cũng phát hiện ra



    Truyền thuyết


    Syalipa là một nông dân nghèo sống gần kề một bãi tha ma. Về đêm, có một đàn linh cẩu thường đến để lùng sục những mẩu xương thừa của người chết trong đám tro tàn.


    Tiếng tru gào của chúng dường như ma kêu quỉ khóc, như xé toạt cả bóng đêm tịch mịch, quyện vào không gian đen nghịt, khiến người nghe phải rùng mình sởn gáy. Chúng là nỗi kinh hoàng của Syalipa, ám ảnh trong tâm trí của chàng ngày lẫn đêm.


    Cho đến một hôm, tình cờ có một đạo sư đến khất thực vùng này, Syalipa vội mang thức ăn cúng dường. Nhà sư lấy làm hoan hỷ và giảng thuyết về lợi ích của công đức cúng dường, nhưng Syalipa buồn rầu nói: “Thưa thầy! Bài thuyết pháp của thầy thật hay. Nhưng nếu được, mong thầy dạy tôi làm cách nào có thể vượt qua nỗi sợ.”


    “Này hiền hữu! Ngươi sợ gì? Già? Chết? Hay luân hồi sáu nẻo?”


    “Thưa, đó chỉ là những lo sợ thông thường. Tôi có một nỗi sợ đặc biệt hơn. Tôi sợ tiếng tru của loài linh cẩu thường đến kiếm mồi ở bãi tha ma gần đây. Xin thầy từ bi dạy tôi cách trừ nỗi sợ ấy.”


    “Thôi được’ Vì ngươi chẳng sợ gì khác ngoài tiếng tru của loài linh cẩu. Vậy cách hay nhất là ngươi nên dựng lều trong bãi tha ma, sống chung với loài thú này. Đồng thời, hãy luôn tâm niệm rằng tất cả âm thanh trên thế gian này đồng với tiếng tru của chúng. Lâu dần, nỗi sợ sẽ tự huỷ diệt.”


    Syalipa vâng lời dạy, tu tập trong 9 năm thì đạt được tâm vô uý, đắc Đại thủ ấn, tự xưng là Pháp sư Linh cẩu, thường đắp một tấm da linh cẩu trên thân.




  4. #23
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 22: Tilopa - Kẻ xuất thế



    Con chim ấy ngụ trên núi Tu-di
    Dường như nó được làm bằng vàng
    Bậc trí giả biết rằng
    Năng lực thanh tịnh là tất cả
    Nên ngài từ bỏ thế giới vật chất
    Để bước vào cảnh giới Niết-bàn



    Truyền thuyết


    Tilopa vốn là quốc sư của xứ Visnuagar vào thế kỷ thứ 10. Ngài được đức vua và triều đình rất mực tôn kính. Nhưng ngài tỏ ra chán chường những biệt đãi của nhà vua. Ngài thường bảo: “Đời ta thật vô nghĩa?”


    Sau đó ngài xin từ chức quốc sư nhưng triều đình không thuận. Cuối cùng, ngài phải âm thầm ra đi.


    Rời khỏi triều đình trong một đêm khuya, Tilopa đi về vùng Kanci, trú thân nơi một bãi tha ma hẻo lánh. Ngày đi khất thực, đêm về tu tập thiền định bên cạnh những thây ma.


    Đại sư Tilopa thường cho rằng thế gian ô trược này chính là cõi thanh tịnh của ngài.




  5. #24
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 23: Catrapa - Hành khất gặp may



    Bất cứ cái gì mà nhà Du-già nhìn thấy
    Đều hiển lộ giáo pháp của chân sư.
    Tất cả
    Mà người nhìn thấy là thực thể bất sinh
    Thực thể bất sinh là vị Đạo sư cao cả nhất
    Vô tư là cách nhận biết “không hai”
    Bởi thế, đức lành hay thói xấu cũng là một



    Truyền thuyết


    Catrapa là một người hành khất nhưng lúc nào trên lưng cũng mang theo một số kinh sách. Một ngày nọ, do phước duyên nên ngài tình cờ gặp được một nhà sư thông thái khai thị tri kiến giải thoát và truyền cho giáo pháp.


    Sư nói:


    Xấu ác bởi vô minh.
    Thân này do nghiệp trước.
    Hiện tại tức vị lai
    Nỗ lực tu thiền định
    Chứng đắc trong đời này.



    Nghe thoáng qua bài kệ, Catrapa không hiểu được ý. Sư bèn giảng: “Sai lầm là do không có tri kiến. Thiếu tri kiến thì tà vạy trong tâm khởi lên. Tâm tà vạy khởi lên dẫn theo hành động sai lầm. Cứ thế mà xoay chuyển lún sâu vào ác nghiệp. Chỉ có thực chứng các pháp vốn hư huyễn, do duyên sanh mà có, tu tập thiền định vào Tam-ma-địa thì mới hết sai lầm. Lại thấy chúng sanh trôi lăn trong sáu nẻo mà khởi tâm thương xót, dùng Bi quán mà phổ độ. Nhưng không để tâm hướng về quá khứ, vướng mắc ở hiện tại, trù tính về tương lai. Khổ lạc vốn do tâm sinh. Tu tập miên mật lâu ngày thì Phật tính tự hiển lộ.”


    Catrapa lưu lại Sendhonagra để tu tập thiền định, sau 6 năm ngài đắc thần thông Đại thủ ấn.




  6. #25
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 24: Bhadrapa - Kẻ độc nhất vô nhị



    Ngộ được tánh không
    thì vô minh là thanh tịnh
    Chiêm nghiệm lòng từ
    thì hành vi hoàn thiện
    Hiểu được tính nhất quán
    của vô số phương tiện
    Ấy là thiền định
    Mục đích rốt ráo
    thuần một vị giải thoát mà thôi



    Truyền thuyết



    Xứ Manidhara có một người bà-la-môn giàu có, sống cuộc sống hết sức xa hoa. Dù vậy, trong tâm anh ta lúc nào cũng âu lo.


    Thường ngày, anh ta giao du quen biết với rất nhiều người, nên trong nhà lúc nào cũng đông đúc bạn bè.


    Một bữa nọ, trong lúc anh ta ở nhà một mình vì tất cả bạn bè đã đi dự lễ tẩy trần, có một nhà sư Du-già đến khất thực.


    Khi thấy nhà sư rách rưới bước vào sân, anh ta vội vã kêu lên: “Bất tịnh, bất tịnh! Ngươi làm ô uế nhà ta. Hãy rời khỏi đây trước khi bạn bè ta trở về trông thấy, kẻo họ trách ta đã cho ngươi vào.”


    “Ngài nói bất tịnh nghĩa là sao, thưa ngài?”


    “Không tắm rửa, không thay y phục, mang bình bát bằng đầu lâu, ăn thức ăn không sạch, sinh ở giai cấp hạ tiện là bất tịnh. Giờ thì đi nhanh đi!”


    Nhà sư nghe xong vẫn đứng yên, khẽ đáp: “Như thế không phải là bất tịnh như ngài nghĩ. Uế tạp do thân, khẩu, ý mới thực là bất tịnh. Làm thế nào ngài có thể tẩy rửa sự uế tạp trong tâm của ngài bằng lễ tẩy trần? Chỉ có tắm trong giáo pháp của chân sư, ngài mới có thể hoàn toàn thanh tịnh, không còn cấu nhiễm.”


    Người bà-la-môn nghe thấy có lý bèn xin Sư dạy thêm. Sư nói: “Hãy cúng dường thức ăn cho ta.”


    “Nhưng ngài không thể lưu lại đây lâu được. Vì người nhà và bạn bè của tôi không tin ngài. Tôi sẽ đến nơi ngài ở để nghe pháp.”


    “Ta sống nơi bãi tha ma. Khi đến gặp ta nhớ mang theo rượu thịt.”


    “Rượu thịt ư? Người bà-la-môn chúng tôi cấm không được nhắc đến những thứ ấy.”


    “Tùy ngươi. Nếu muốn học giáo pháp thì phải làm theo lời ta dặn.”


    “Nhưng tôi không thể gặp ngài vào lúc ban ngày vì mọi người sẽ nhìn thấy tôi. Vì vậy tôi sẽ đến với ngài vào lúc ban đêm.”


    Sau khi nhà sư bỏ đi, người bà-la-môn cải trang rồi đi ra chợ để mua rượu thịt. Khi đêm đến, y tìm đường đến nơi mộ địa. Đến nơi, y gặp nhà sư, bèn dâng thức ăn cho sư và được điểm đạo.


    Để hoán cải tâm kiêu mạn về giai cấp, Bhadrapa hằng ngày phải quét dọn hố xí và làm vệ sinh quanh nơi sư ở.


    Sau 6 năm tu tập thiền định, Bhadrapa đắc thần thông Đại thủ ấn.




  7. #26
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 25: Dukhandhi - Phu quét đường



    Kết hợp quá trình sáng tạo tương đối
    Với phép thành tựu rốt ráo
    Đó là phép thiền định Đại thủ ấn
    Khởi lên trong ta thức thanh tịnh
    Đó là trí tuệ của Ba thân.



    Truyền thuyết


    Dukhandhi sinh trưởng ở vùng Gandhapur, thường ngày đi lượm giẻ rách đem về giặt sạch, rồi vá lại thành từng tấm áo quần để mặc.


    Một ngày nọ, ngài gặp được một nhà sư Du-già truyền cho tâm ấn.


    Ngài cố gắng tu tập, nhưng tâm trí luôn luôn bị chi phối bởi việc lượm giẻ và may vá, nên ngài khởi tâm nghi hoặc cho rằng không thể tu hành thành tựu.


    Đầu óc ngài lúc nào cũng vẩn vơ với công việc thường ngày khiến không thể nhất tâm quán tưởng hay trì tụng chân ngôn.
    Dukhandhi đem trở ngại ấy trình bày với tôn sư của mình. Sư dạy:


    Chân pháp không ngằn mé.
    Không có pháp may,
    không có pháp người may.
    Chân ngôn là như thị.
    Hãy quán tưởng vị thần.
    Trì tụng chú miên mật
    Tự nhiên tâm thuần thục
    Thấy các pháp đều không.



    Nương theo lời dạy của chân sư, Dukhandhi tu tập 12 năm thì đạt thần thông Đại thủ ấn.




  8. #27
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 26: Ajogi - Người bị ruồng rẫy



    Vâng lời dạy của bậc thánh tăng
    Ta quán một điểm không nơi chóp mũi
    Buộc chặt tâm này vào vũ trụ
    Một vũ trụ trong một vũ trụ.



    Truyền thuyết


    Ở thành phố Pataliputra có một gia đình giàu có, sinh được đứa con trai độc nhất, vì thế mọi người rất yêu quí.


    Tuy nhiên, khi đứa bé lớn lên, ngày càng trở nên mập béo đến nỗi không thể ngồi dậy để ăn uống, tiểu tiện hay đi lại bình thường như những đứa trẻ khác.


    Bố mẹ của đứa bé cảm thấy quá thất vọng bèn đem nó ra bỏ giữa bãi tha ma.


    Một mình ở nơi hoang vắng, đứa bé sợ hãi kêu khóc một hồi lâu thì có một nhà sư tình cờ đi ngang qua. Thấy hoàn cảnh tội nghiệp của nó, liền cho nó một ít thức ăn.


    Nhưng thậm chí nó không ngồi dậy được để đưa thức ăn vào miệng.


    “Ngươi không thể tự ngồi dậy ăn thì còn làm được cái gì?”


    “Tôi thật là vô tích sự. Đó là lý do tại sao bố mẹ tôi đem bỏ tôi ở đây cho đến chết.”


    “Ta không chắc rằng nằm ngửa như ngươi có thể tu thiền được hay chăng?” Vị sư đắn đo nói.


    “Thưa thầy! Tôi nghĩ tôi có thể tu tập được nếu có người bằng lòng dạy tôi.”


    Nghe đứa bé nói, sư hoan hỷ truyền tâm pháp cho nó, khiến nó có thể nhập vào Đàn pháp của Thủ thần Hevajra.


    Sư dạy: “Hãy quán tưởng một quả cầu chỉ bằng hạt cải nằm ngay trên chóp mũi của ngươi. Sau đó quán tưởng có một trăm triệu thế giới trong hạt cải ấy.”


    “Thưa thầy, tu tập như vậy sẽ mang lại kết quả gì?”


    “Hãy làm theo ta dạy, ngươi sẽ thấy.”


    Sau 9 năm thiền định, cậu bé đắc thần thông Đại thủ ấn và được mọi người gọi là chân sư Ajogi, theo Phạn ngữ (Sanskrit) có nghĩa là Vô tác.




  9. #28
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts
    Đại sư thứ 27: Kalapa - Người điên phong nhã



    Những con người vô minh từ nguyên thủy
    Ngu ngơ cho ta kẻ điên rồ
    Giáo pháp của chân sư là đề-hồ
    Thuốc chuyên chữa trị bệnh hồ đồ



    Truyền thuyết


    Kalapa vốn là một con người có hình dung cực kỳ tuấn tú, do đời trước ngài tu phép nhẫn nhục và thiền định cho nên thân thể của ngài cường tráng và có những nét đẹp đầy sức thu hút, khiến bất cứ ai gặp ngài cũng đều muốn dừng lại ngắm nhìn.


    Ngài cảm thấy rất khó chịu vì sự chú ý quá mức của mọi người, bèn từ bỏ phố thị để ẩn cư ở một nơi gần khu mộ địa.


    Tại đây, ngài gặp được một nhà sư Du-già truyền cho tâm ấn.
    Sau một thời gian tu tập, ngài ngộ được chân lý, thường vân du đây đó, và có tài xuất khẩu thành thơ, nhưng hành vi kỳ bí nên mọi người đều gọi là “Phật khùng”.




  10. #29
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 28: Dhobipa - Người thợ giặt




    Chẳng biết từ thuở nào
    Ta từng giặt sạch bao vết bẩn
    Nhưng không thể nào giặt than đen thành trắng
    Chỉ có giáo pháp của chân sư
    mới gột rửa được tâm ta


    Truyền thuyết


    Thuở nọ, tại vương quốc Pataliputra có một gia đình làm nghề giặt ủi.


    Một hôm, anh thợ giặt đang bận bịu với công việc thường ngày thì một nhà sư Du-già chợt đến để khất thực.


    Anh thợ trẻ dù đang bận rộn cũng tỏ ra hoan hỷ cúng dường vật thực cho vị sư, đồng thời hỏi nhà sư có cần giặt hộ thứ gì không.


    Sư bèn đưa ra một mẩu than: “Hiền hữu có thể giặt tẩy cái này chăng?”


    “Thưa ngài, tôi không thể làm cho cục than đen thành trắng được.”


    “Hiền hữu nói chí phải. Cũng thế, không thể dùng thứ gì để tẩy sạch vết nhơ trong tâm. Nhưng ta có một bí quyết chỉ cần giặt một lần là tinh khiết mãi mãi.”


    Nghe sư nói thế, người thợ giặt lấy làm vui mừng khẩn khoản xin sư truyền cho bí quyết ấy.


    Sư làm phép điểm đạo rồi truyền phép Tam mật (Mật ấn, Mật chú và Mật tưởng) cho chàng.


    Trải qua 12 năm tu tập, dùng Mật ấn (Mudra) để thanh tịnh thân, dùng Mật chú (Mantra) để thanh tịnh khẩu, và dùng Mật tưởng (Samadhi) để thanh tịnh ý, người thợ giặt chứng đắc thần thông Đại thủ ấn (Mahamudra).


    Sư dạy:


    Nước hoả ấn tẩy trừ thân nghiệp
    Nuớc chân ngôn tịnh hoá khẩu phàm.


    Từ đó về sau, ai đưa giặt thứ gì, người thợ ấy đều giặt sạch một cách nhanh chóng, và lạ thay, vật ấy không hề bị vướng bẩn trở lại, khiến mọi người lấy làm ngạc nhiên.


    Mãi về sau, mọi người mới phát hiện ra người thợ giặt ấy đã chứng quả thánh và thường được người gọi là Chân sư Dhobipa.





  11. #30
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 29: Kankana - Nhà vua tu sĩ



    Viên ngọc như ý Chân đế
    Phát ra ánh sáng giác ngộ
    Thoả đáp tất cả nhu cầu
    Thông qua hành vi ảo diệu
    Kẻ nào nếm được vị này
    Tức thời thành tựu viên mãn


    Truyền thuyết


    Đức vua xứ Visnunagar cai trị một vương quốc giàu có, thịnh vượng. Nhà vua luôn tìm cách để thoả mãn những thú vui ngũ dục.


    Một ngày nọ, có một nhà sư Du-già đến hoàng cung để khất thực, nhà vua cúng dường vật thực cho sư một cách rất hào phóng.


    Đáp lại tấm lòng hào hiệp của nhà vua, sư khuyên: “Tâu bệ hạ! Vua và vương quốc thực ra chỉ là những danh từ rỗng tuếch. Cho dù địa vị thế tục của ngài như thế nào đi nữa cũng vô ích. Bởi vì tất cả chúng sinh đều phải chịu đau khổ như nhau. Tử rồi sinh, sinh rồi tử nối tiếp nhau không dứt, nỗi khổ đau lại có vô số muôn vàn hình tướng. Ngay cả các vua ở cõi trời, một khi phước báo đã cạn còn phải chịu khổ đau sinh tử, huống chi địa vị phàm phu của ngài. Mong bệ hạ từ bỏ thú vui ảo ảnh vì chúng giống như những giọt sương mai, và hãy tu tập thiền định.”


    “Thầy nói chí phải! Nhưng ta không thể mặc giẻ rách đi xin ăn. Thầy có cách gì khiến ta có thể tu tập thiền định mà không cần từ bỏ thú vui ngũ dục và ngai báu hay không?”


    “Cách tốt nhất là bệ hạ nên từ bỏ tất cả.”


    “Không! Không! Cái cảnh tượng ăn cơm bằng bình bát đầu lâu, mặc giẻ rách, ăn thức ăn thừa làm ta phát khiếp.”


    “Nếu bệ hạ không thay đổi thái độ, niềm tự hào và sự lạm dụng quyền lực sẽ tạo nên nghiệp báo khiến về sau bệ hạ phải tái sinh nơi hạ tiện. Cách sống phạm hạnh đã mang lại cho tôi một niềm vui vô tận. Tuy nhiên, tôi có một phương pháp đặc biệt giúp ngài có thể tu tập thiền định mà không cần phải từ bỏ những thú vui thường ngày.”


    “Nếu vậy, xin thầy từ bi chỉ giáo cho quả nhân.”


    “Bệ hạ hãy quán tưởng ánh sáng của viên ngọc được đeo ở cổ tay bệ hạ và tâm không tham dục của bệ hạ là một.


    Hãy chăm chú nhìn
    Ánh sáng nơi mặt ngọc
    Để thấy được
    Niềm vui chân thật
    Sẵn có trong tâm ngươi
    Tất cả trang phục
    Của báu ngọc ngà
    Nhà cửa đền đài
    Vô số màu sắc
    Đều hiện ra trong mặt ngọc
    Nhưng bản chất của ngọc
    Không hề thay đổi
    Tất cả các pháp
    Vạn tượng sum la
    Tất cả sắc ý
    Khởi lên trong ngươi
    Đều vọng Tự tâm ngươi không lay động
    Vẫn sáng chói như mặt ngọc kia.



    Nhà vua thực hành thiền định bằng cách chú mục vào mặt ngọc và ngộ được chân lý. Sáu tháng sau đó, nhà vua đạt được thần thông Đại thủ ấn.


    Một hôm, những người hầu cận nhà vua nhìn qua cửa phòng thấy nhà vua đang thiền định trên ngai vàng và quanh ngài là vô số các thiên nữ.


    Triều thần biết rằng nhà vua đã tu hành thành tựu bèn đến cầu pháp. Nhà vua dạy rằng:


    Niềm vui thanh tịnh là vương quốc
    Thấy biết chân lý là đức vua
    Các ngươi cũng sẽ là hoàng đế
    Nếu như tu pháp thiền định này.



    Từ đó vua lấy pháp hiệu là Kankanapada, độ cho dân chúng vùng Visnunaga tu tập pháp thiền định và thọ đến 500 tuổi.




Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •