PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Đức Phật A Đề



Gia Bảo
09-07-2018, 10:45 AM
Dạ, các Trưởng Bối cho con hỏi :

Con có nghe nói về Phật A Đề, nhưng con không biết rõ về vị Phật này, con có hỏi Google nhưng không có câu trả lời.

Các Trưởng Bối, ai biết xin chia sẻ dùm, con cám ơn !

Thanh Trúc
09-07-2018, 11:17 AM
Dạ, các Trưởng Bối cho con hỏi :

Con có nghe nói về Phật A Đề, nhưng con không biết rõ về vị Phật này, con có hỏi Google nhưng không có câu trả lời.

Các Trưởng Bối, ai biết xin chia sẻ dùm, con cám ơn !

Chào anh Gia Bảo !

Thanh Trúc có nhờ yahoo tìm thì thấy Từ Điển Đạo Uyển võn vẹn chỉ mấy dòng sau :

阿提佛 nghĩa là Phật bản sơ 本初佛, theo nghĩa đen là vị Phật đầu tiên, Phật cội nguồn.

Thực ra, theo Giáo lý đạo Phật thì "Pháp giới trùng trùng duyên khởi" không hề có vị nào là Phật đầu tiên cả.

Danh hiệu này có ra là dạy chúng ta hướng tâm về thể PHÁP THÂN PHẬT, 1000 hay 10.000 vị Phật khác đều là bóng dáng, những Hóa ảnh trong các cõi, từ thể Pháp Thân Phật hiện ra mà thôi.

Thân !

Gia Bảo
09-07-2018, 05:05 PM
Chào anh Gia Bảo !

Thanh Trúc có nhờ yahoo tìm thì thấy Từ Điển Đạo Uyển võn vẹn chỉ mấy dòng sau :

阿提佛 nghĩa là Phật bản sơ 本初佛, theo nghĩa đen là vị Phật đầu tiên, Phật cội nguồn.

Thực ra, theo Giáo lý đạo Phật thì "Pháp giới trùng trùng duyên khởi" không hề có vị nào là Phật đầu tiên cả.

Danh hiệu này có ra là dạy chúng ta hướng tâm về thể PHÁP THÂN PHẬT, 1000 hay 10.000 vị Phật khác đều là bóng dáng, những Hóa ảnh trong các cõi, từ thể Pháp Thân Phật hiện ra mà thôi.

Thân !



Em cám ơn chị Thanh Trúc !

Chị có thể giải thích tiếp cho em được không ?

_ Có khi nào Phật A Đề mang nhân thân trong cõi ngũ trược ác thế này (như Thái tử Tất Đạt Ta bên Ấn Độ xưa) hay không ?

Kính !

Thanh Trúc
09-08-2018, 07:36 AM
Em cám ơn chị Thanh Trúc !

Chị có thể giải thích tiếp cho em được không ?

_ Có khi nào Phật A Đề mang nhân thân trong cõi ngũ trược ác thế này (như Thái tử Tất Đạt Ta bên Ấn Độ xưa) hay không ?

Kính !

Chào anh Gia Bảo !

Mọi vị Phật tuy đã nhập Đại Niết Bàn, vẫn có thể mang nhân thân để âm thầm độ sinh, nhưng Phật A Đề thì KHÔNG THỂ !

Vì sao :
_ Phật A Đề là "Phật hóa" Thể Pháp Thân, Thể Pháp Thân thì không bao giờ vào cõi vô minh để trực tiếp độ sinh.

Ví dụ như :
Bóng Mặt Trời có thể xuất hiện trong thau nước, trong ao hồ, trong sông biển. Nhưng Mặt Trời thực thì lớn hơn trái đất nhiều, giả sử vì lệch quỷ đạo, trái đất đến gần Mặt trời, lập tức biến thành tro bụi, cho nên Mặt Trời thực không thể nào nhẩy vào trái đất được. Mặt trời thực dụ cho Pháp Thân, Bóng mặt trời dụ cho Hóa thân. Hóa thân thì có thể xuất hiện bất cứ cõi nào trong Vô minh, nhưng Pháp thân thì KHÔNG ĐỒNG CỘNG với Vô minh.

Kết luận : TUYỆT ĐỐI không có Phật A Đề mang nhân thân !

Gia Bảo
09-08-2018, 09:13 AM
Chào anh Gia Bảo !

Mọi vị Phật tuy đã nhập Đại Niết Bàn, vẫn có thể mang nhân thân để âm thầm độ sinh, nhưng Phật A Đề thì KHÔNG THỂ !

Vì sao :
_ Phật A Đề là "Phật hóa" Thể Pháp Thân, Thể Pháp Thân thì không bao giờ vào cõi vô minh để trực tiếp độ sinh.

Ví dụ như :
Bóng Mặt Trời có thể xuất hiện trong thau nước, trong ao hồ, trong sông biển. Nhưng Mặt Trời thực thì lớn hơn trái đất nhiều, giả sử vì lệch quỷ đạo, trái đất đến gần Mặt trời, lập tức biến thành tro bụi, cho nên Mặt Trời thực không thể nào nhẩy vào trái đất được. Mặt trời thực dụ cho Pháp Thân, Bóng mặt trời dụ cho Hóa thân. Hóa thân thì có thể xuất hiện bất cứ cõi nào trong Vô minh, nhưng Pháp thân thì KHÔNG ĐỒNG CỘNG với Vô minh.

Kết luận : TUYỆT ĐỐI không có Phật A Đề mang nhân thân !




Cám ơn chị Thanh Trúc đã giải rất rõ !

Lúc trước em có đi chùa bên Thái Lan, gặp một Trưởng lão trên 100 tuổi đang nằm ghế bố, em chỉ chắp tay nghiêng mình xá xá, có một chị đang đứng bên cạnh nói nhỏ "Đức Phật A Đề đấy, có phúc lắm mới gặp được Ngài, sao em không quỳ mọp xuống lạy, để được phước báo ?"

Chị xem em có phải cứng đầu quá hay không ?

Kính !

homeless
09-08-2018, 09:26 AM
Chào Gia Bảo ! Con không phải cứng đầu, mà là cứng cái xương sống !

Còn cái con nhỏ đứng cạnh con lúc đó, nó thấy con, nó có cảm tình nên mới muốn "lấy điểm" để làm quen. Lần sau rủi có gặp nó, con hãy chạy cho xa, kẻo bị lây nhiễm virut "lở mồm ..........." đó !

Hì ....hì !

colaihi
09-24-2018, 09:02 PM
Cái lão "vô gia cư" này !

Lão không sợ chết hay sao ? Con nhỏ đó nó có "gốc bự" lắm đó !

:o :o :o

homeless
09-25-2018, 07:46 AM
Cái lão "vô gia cư" này !

Lão không sợ chết hay sao ? Con nhỏ đó nó có "gốc bự" lắm đó !

:o :o :o

Xin chào bà bà, đã lâu không gặp !

Người gần đất xa trời như chúng ta, há lại sợ cái chuyện "gốc bự" hay gốc nhỏ hay sao ? Bất quá cũng chỉ là Ngưu Ma Vương đã từng được Thái Thượng Lão Quân cởi, nay nhân lúc Thầy đi vắng, hắn "chôm bữu bối" của sư phụ xuống trần tái oai, tác quái mà thôi.

Người học Phật chỉ kính trọng người có Phật pháp trong lòng, người nói đúng Giáo lý Phật, thì bất luận hình tướng là ai, cũng là Thiện Tri Thức, đáng cho ta lễ bái cầu học hỏi (Kinh Hoa Nghiêm _ phẫm Nhập Pháp Giới _ Thiện Tài Đồng Tử đi khắp mười phương cầu học với rất nhiều Thiện Tri Thức _ có khi là Đồng Nam, có khi là đồng Nữ, có khi là Trú Dạ Thần, ..v...v..).
Còn người HOANG TƯỞNG nói bậy nói bạ, nói nhăng nói cuội, thì tại sao Phật tử chân chính lại phải sợ cô ta chứ ?

Bậc Giác dạy chúng ta phải có con mắt "trạch pháp nhãn", có chỗ nào các Ngài dạy chúng ta MÊ TÍN, CUỒNG TÍN hay không ? Chúng ta đâu phải "người mới", chúng ta cũng "thâm niên công vụ" mà sao "gần đèn lại không sáng" tí nào vậy ?

dieunghiem
09-25-2018, 10:14 PM
Xin chào bà bà, đã lâu không gặp !

Người gần đất xa trời như chúng ta, há lại sợ cái chuyện "gốc bự" hay gốc nhỏ hay sao ? Bất quá cũng chỉ là Ngưu Ma Vương đã từng được Thái Thượng Lão Quân cởi, nay nhân lúc Thầy đi vắng, hắn "chôm bữu bối" của sư phụ xuống trần tái oai, tác quái mà thôi.

Người học Phật chỉ kính trọng người có Phật pháp trong lòng, người nói đúng Giáo lý Phật, thì bất luận hình tướng là ai, cũng là Thiện Tri Thức, đáng cho ta lễ bái cầu học hỏi (Kinh Hoa Nghiêm _ phẫm Nhập Pháp Giới _ Thiện Tài Đồng Tử đi khắp mười phương cầu học với rất nhiều Thiện Tri Thức _ có khi là Đồng Nam, có khi là đồng Nữ, có khi là Trú Dạ Thần, ..v...v..).
Còn người HOANG TƯỞNG nói bậy nói bạ, nói nhăng nói cuội, thì tại sao Phật tử chân chính lại phải sợ cô ta chứ ?

Bậc Giác dạy chúng ta phải có con mắt "trạch pháp nhãn", có chỗ nào các Ngài dạy chúng ta MÊ TÍN, CUỒNG TÍN hay không ? Chúng ta đâu phải "người mới", chúng ta cũng "thâm niên công vụ" mà sao "gần đèn lại không sáng" tí nào vậy ?



Kính chào ông anh "vô gia cư", ông anh không còn gì để mất nên mới mạnh miệng như thế. Sao ông anh không nghĩ cho những vị "thâm niên công vụ" nhiều khi nghi mà vẫn làm bộ tin, do vì có lời dạy phải phá ngã chấp cho nên đối với "con khỉ mặc áo long bào", vẫn làm bộ xin hôn tay của nó, (mặc dầu trong bụng không thích _ dĩ nhiên là nó từ chối, vì tay của nó chưa xịt dầu thơm !). Xin hãy khoan dung, thấu hiểu cho những nỗi niềm thầm kín của những người "thâm niên công vụ".

Gia Bảo
10-02-2018, 08:10 AM
Chào anh Gia Bảo !

Mọi vị Phật tuy đã nhập Đại Niết Bàn, vẫn có thể mang nhân thân để âm thầm độ sinh, nhưng Phật A Đề thì KHÔNG THỂ !

Vì sao :
_ Phật A Đề là "Phật hóa" Thể Pháp Thân, Thể Pháp Thân thì không bao giờ vào cõi vô minh để trực tiếp độ sinh.

Ví dụ như :
Bóng Mặt Trời có thể xuất hiện trong thau nước, trong ao hồ, trong sông biển. Nhưng Mặt Trời thực thì lớn hơn trái đất nhiều, giả sử vì lệch quỷ đạo, trái đất đến gần Mặt trời, lập tức biến thành tro bụi, cho nên Mặt Trời thực không thể nào nhẩy vào trái đất được. Mặt trời thực dụ cho Pháp Thân, Bóng mặt trời dụ cho Hóa thân. Hóa thân thì có thể xuất hiện bất cứ cõi nào trong Vô minh, nhưng Pháp thân thì KHÔNG ĐỒNG CỘNG với Vô minh.

Kết luận : TUYỆT ĐỐI không có Phật A Đề mang nhân thân !




Kính chị Thanh Trúc !

Có thể nào chị cho em biết:

Đức Phật Thích Ca _ vị Đại Giác Ngộ _ có thực sự nhập Đại Niết Bàn hay không ?

Kính !

colaihi
10-02-2018, 09:06 PM
Kính chị Thanh Trúc !

Có thể nào chị cho em biết:

Đức Phật Thích Ca _ vị Đại Giác Ngộ _ có thực sự nhập Đại Niết Bàn hay không ?

Kính !

Chào bạn nhỏ Gia Bảo ! Xin phép Thanh Trúc cho mụ già này chen lời :

_ Theo các bạn, buổi chiều muộn chúng ta thấy mặt trời dần khuất ở sườn núi phía Tây, sáng hôm sau chúng ta thấy một mặt trời khác ló dạng ở phương Đông. Vậy mặt trời thứ nhất có mất tiêu ở phía Tây, mặt trời thứ hai có sinh ra ở phương Đông hay không ?

Colaihi chờ nghe câu trả lời của các bạn.

Phúc Hạnh
10-02-2018, 09:18 PM
Chào bạn nhỏ Gia Bảo ! Xin phép Thanh Trúc cho mụ già này chen lời :

_ Theo các bạn, buổi chiều muộn chúng ta thấy mặt trời dần khuất ở sườn núi phía Tây, sáng hôm sau chúng ta thấy một mặt trời khác ló dạng ở phương Đông. Vậy mặt trời thứ nhất có mất tiêu ở phía Tây, mặt trời thứ hai có sinh ra ở phương Đông hay không ?

Colaihi chờ nghe câu trả lời của các bạn.



Kính bà bà colaihi ! Con xin trả lời câu quá dễ này :

_ Không có mặt trời thứ nhất có mất tiêu ở phía Tây, mặt trời thứ hai không có sinh ra ở phương Đông ! Thực ra chỉ có một mặt trời chạy từ đông sang tây, rồi chạy vòng ra sau lưng trái đất, để sáng hôm sau xuất hiện ở hướng đông.

Kính !

colaihi
10-03-2018, 09:20 AM
Kính bà bà colaihi ! Con xin trả lời câu quá dễ này :

_ Không có mặt trời thứ nhất có mất tiêu ở phía Tây, mặt trời thứ hai không có sinh ra ở phương Đông ! Thực ra chỉ có một mặt trời chạy từ đông sang tây, rồi chạy vòng ra sau lưng trái đất, để sáng hôm sau xuất hiện ở hướng đông.

Kính !



Cám ơn Phúc Hạnh ! Con gái trả lời chỉ đúng có một nửa :

Chúng ta thật là ngây thơ khi tưởng rằng : có hai mặt trời (một trước một sau), mỗi ngày trôi qua lại có thêm một mặt trời khác nữa xuất hiện, như thế từ quá khứ đến nay, đã có vô lượng mặt trời xuất hiện. Nhưng chúng ta đã lầm, từ xưa đến nay quả đất chúng ta chỉ duy nhất có một mặt trời.

Điều con gái nói sai là : "mặt trời chạy quanh trái đất", trong khi sự thật thì ngược lại, trái đất tự xoay theo một quỷ đạo quanh mặt trời.

Nói đúng nói sai về mặt trời là để ví dụ cho chuyện : Chúng ta thấy đức Phật này nhập Đại Niết Bàn, một thời gian sau một vị Phật khác xuất thế, với danh hiệu khác; nhưng thực ra chỉ một TÁNH GIÁC khi ẫn khi hiện mà thôi !

Chúng ta có thể kết luận rằng Chư Phật không hề thực sự nhập Đại Niết Bàn !

Mến !

Gia Bảo
10-03-2018, 03:35 PM
Cám ơn Phúc Hạnh ! Con gái trả lời chỉ đúng có một nửa :

Chúng ta thật là ngây thơ khi tưởng rằng : có hai mặt trời (một trước một sau), mỗi ngày trôi qua lại có thêm một mặt trời khác nữa xuất hiện, như thế từ quá khứ đến nay, đã có vô lượng mặt trời xuất hiện. Nhưng chúng ta đã lầm, từ xưa đến nay quả đất chúng ta chỉ duy nhất có một mặt trời.

Điều con gái nói sai là : "mặt trời chạy quanh trái đất", trong khi sự thật thì ngược lại, trái đất tự xoay theo một quỷ đạo quanh mặt trời.

Nói đúng nói sai về mặt trời là để ví dụ cho chuyện : Chúng ta thấy đức Phật này nhập Đại Niết Bàn, một thời gian sau một vị Phật khác xuất thế, với danh hiệu khác; nhưng thực ra chỉ một TÁNH GIÁC khi ẫn khi hiện mà thôi !

Chúng ta có thể kết luận rằng Chư Phật không hề thực sự nhập Đại Niết Bàn !

Mến !



Con cám ơn lão bà bà ! Và con cũng đã tìm thấy một câu nói xác tín của đức Phật Thích Ca :



https://thuvienhoasen.org/images/file/4nWRmptG0QgBABtv/w600/12-908072944.jpg

Mây trắng
10-04-2018, 08:53 AM
Chào bạn nhỏ Gia Bảo ! Xin phép Thanh Trúc cho mụ già này chen lời :

_ Theo các bạn, buổi chiều muộn chúng ta thấy mặt trời dần khuất ở sườn núi phía Tây, sáng hôm sau chúng ta thấy một mặt trời khác ló dạng ở phương Đông. Vậy mặt trời thứ nhất có mất tiêu ở phía Tây, mặt trời thứ hai có sinh ra ở phương Đông hay không ?

Colaihi chờ nghe câu trả lời của các bạn.



Dạ, con là Mây trắng xin góp bài.

Con nhớ trong Kinh Pháp Hoa, Phẩm Như lai Thọ Lượng có ghi :

3. - Bấy giờ, Phật bảo các chúng Bồ-tát: "Các Thiện-nam-tử! Nay ta sẽ tuyên nói rành-rõ cho các ông. Các thế-giới đó, hoặc dính vi-trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi-trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức Na-do-tha A-tăng-kỳ kiếp. Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức Na-do-tha A-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh.
.....
.....

Các thiện-nam-tử! Ta xưa tu-hành đạo Bồ-tát, cảm thành thọ-mệnh, nay vẫn chưa hết, lại còn hơn số trên, nhưng nay chẳng phải thực diệt-độ, mà bèn xướng nói sẽ diệt-độ. Đức Như-Lai dùng phương-tiện đó, giáo-hóa chúng-sinh.
Vì sao? - Vì nếu Phật ở lâu nơi đời, thời người đức mỏng, chẳng trồng gốc lành, nghèo cùng hèn-hạ, ham ưa năm món dục, sa vào trong lưới nhớ tưởng vọng-kiến. Nếu thấy đức Như-Lai thường còn chẳng mất, bèn sinh lòng buông-lung nhàm trễ, chẳng có thể sinh ra ý tưởng khó gặp-gỡ cùng lòng cung-kính, cho nên đức Như-Lai dùng phương-tiện nói rằng: "Tỷ-khiêu phải biết, các đức Phật ra đời, khó có thể gặp gỡ".
......
......
Ta cũng như thế, từ khi thành Phật đến nay đã vô-lượng vô-biên trăm nghìn muôn ức Na-do-tha A-tăng-kỳ kiếp, vì chúng sinh dùng sức phương-tiện nói: "sẽ diệt độ", cũng không ai có thể đúng như pháp mà nói ta có lỗi hư dối.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/111-Kinh-Di%E1%BB%87u-Ph%C3%A1p-Li%C3%AAn-Hoa/page18

.

choconxauxi
10-04-2018, 09:13 PM
https://thuvienhoasen.org/images/file/4nWRmptG0QgBABtv/w600/12-908072944.jpg


"nếu có ai chỉ thấy thân xác ta, thì kẻ ấy đã không trông thấy ta; chỉ có những ai hiểu thấu những lời giáo huấn của ta mới thật sự nhìn thấy ta vậy."

Kính quý tiền bối ! Nếu có vị thân cận với bậc Đại Giác Ngộ, mà không hiểu gì về những giáo huấn của bậc Giác (như Ngài A Nan xưa) thì liệu chúng ta có nên tin những gì vị ấy phát biểu (thí dụ như nói "tui đã gặp Phật trong cơn Thiền") hay không ?

Kính hỏi !

duyngudocton
10-05-2018, 07:36 AM
"nếu có ai chỉ thấy thân xác ta, thì kẻ ấy đã không trông thấy ta; chỉ có những ai hiểu thấu những lời giáo huấn của ta mới thật sự nhìn thấy ta vậy."

Kính quý tiền bối ! Nếu có vị thân cận với bậc Đại Giác Ngộ, mà không hiểu gì về những giáo huấn của bậc Giác (như Ngài A Nan xưa) thì liệu chúng ta có nên tin những gì vị ấy phát biểu (thí dụ như nói "tui đã gặp Phật trong cơn Thiền") hay không ?

Kính hỏi !

Trời ơi ! Tui tưởng tui ngu nhất thiên hạ, vậy mà cũng còn có những kẻ ngu hơn tui.

Dù trong cơn Thiền hay ngoài cơn Thiền, cái mà vị đó thấy chỉ là HOANG TƯỞNG cá nhân _ do Ý thức mơ màng phóng rọi _ chứ Phật thì "có đâu trong mơ màng vọng tưởng".

Nếu thật vị đó có Nhập Thiền thì cái thấy trong cơn Thiền vẫn là những phóng tưởng của Ý Thức, hà huống chi chỉ là "nằm mộng giữa ban ngày".

:cool:

Tuấn Kiệt
10-05-2018, 07:23 PM
Trời ơi ! Tui tưởng tui ngu nhất thiên hạ, vậy mà cũng còn có những kẻ ngu hơn tui.

Dù trong cơn Thiền hay ngoài cơn Thiền, cái mà vị đó thấy chỉ là HOANG TƯỞNG cá nhân _ do Ý thức mơ màng phóng rọi _ chứ Phật thì "có đâu trong mơ màng vọng tưởng".

Nếu thật vị đó có Nhập Thiền thì cái thấy trong cơn Thiền vẫn là những phóng tưởng của Ý Thức, hà huống chi chỉ là "nằm mộng giữa ban ngày".

:cool:

Dạ con có hơi thắc mắc :

vì sao kẻ "nằm mộng giữa ban ngày" lại được nhiều vị "thâm niên công vụ" ngoan ngoản nghe theo như là "sấm truyền" vậy ?

Kính hỏi !

homeless
10-06-2018, 07:48 AM
Dạ con có hơi thắc mắc :

vì sao kẻ "nằm mộng giữa ban ngày" lại được nhiều vị "thâm niên công vụ" ngoan ngoản nghe theo như là "sấm truyền" vậy ?

Kính hỏi !

Chào Tuấn Kiệt và quý đạo hữu !

Vấn đề là ba chữ TIN VÂNG KÍNH đã đặt sai chỗ. Đối với bậc Đại Giác Ngộ thì chúng ta nên TIN VÂNG KÍNH tuyệt đối, nhưng đối với kẻ giả mạo ("con khỉ mặc áo long bào") thì cái Trí Tuệ _ dầu là Trí Tuệ Phàm _ của chúng ta để ở đâu ? Tại sao chúng ta không trắc nghiệm, thử thách, mà "vừa nghe đã tin" ?. Cái này gọi là MÊ TÍN, CUỒNG TÍN đó.

Khi "con khỉ" này chưa chứng minh được cái Trí Tuệ Giải Thoát Phàm Trần, cái Trí Đại Bát Nhã của một vị Đại Giác Ngộ thì NÓ chỉ là kẻ giả mạo, một tên bịp bợm. Không TIN, không KÍNH, không VÂNG đối với con khỉ này không hề có lỗi gì cả !

dieunghiem
10-06-2018, 09:51 PM
Chào Tuấn Kiệt và quý đạo hữu !

Vấn đề là ba chữ TIN VÂNG KÍNH đã đặt sai chỗ. Đối với bậc Đại Giác Ngộ thì chúng ta nên TIN VÂNG KÍNH tuyệt đối, nhưng đối với kẻ giả mạo ("con khỉ mặc áo long bào") thì cái Trí Tuệ _ dầu là Trí Tuệ Phàm _ của chúng ta để ở đâu ? Tại sao chúng ta không trắc nghiệm, thử thách, mà "vừa nghe đã tin" ?. Cái này gọi là MÊ TÍN, CUỒNG TÍN đó.

Khi "con khỉ" này chưa chứng minh được cái Trí Tuệ Giải Thoát Phàm Trần, cái Trí Đại Bát Nhã của một vị Đại Giác Ngộ thì NÓ chỉ là kẻ giả mạo, một tên bịp bợm. Không TIN, không KÍNH, không VÂNG đối với con khỉ này không hề có lỗi gì cả !



Kính bác homeless ! dieunghiem nghĩ :

_ Rủi "con khỉ" thực ra là vị Đại Giác Ngộ, mà chúng ta bất kính, há không phải là đại tội hay sao ?

homeless
10-07-2018, 08:41 AM
Kính bác homeless ! dieunghiem nghĩ :

_ Rủi "con khỉ" thực ra là vị Đại Giác Ngộ, mà chúng ta bất kính, há không phải là đại tội hay sao ?



Kính bà dieunghiem và quý Chân Phật Tử !

Vậy là chúng ta đã quên rồi câu Y PHÁP BẤT Y NHÂN. Trong đạo Phật, CHÁNH PHÁP PHẬT là TÔN QUÝ hơn hết, hơn cả nhục thân Phật hay Xá Lợi Phật !

Giả sử người có Chánh Pháp Phật mang hình tướng con Quỷ, chúng ta cũng lễ bái cầu được nghe CHÁNH PHÁP PHẬT từ vị ấy. Với đạo Phật dù ta có lễ bái 1000 vị Phật, công đức cũng không bằng được nghe một câu "Tứ cú kệ" (trong Kinh Kim Cang) y giáo tu hành.

Còn "con khỉ" này, khi chưa nói được một câu Pháp Ngữ ra hồn, thì vẫn là Phàm phu. Nói được Pháp Ngữ mà do copy (sao chép), học lóm, thì không có giá trị gì, thà chúng ta nghe lại "băng", đĩa cũ của Bậc Giác còn chính xác hơn.

Còn nói về chữ RỦI mà bà dieunghiem đã dùng. Giả sử một vị Tổng Thanh Tra giao thông (thứ thiệt) mặc thường phục (vi hành) mà lái xe phạm luật. Chúng ta là Công an giao thông bình thường, chúng ta theo luật mà "xé" vé phạt (không nhận hối lộ mà cho qua), thì vị Thanh Tra ấy sẽ khen chúng ta hay là trách mắng chúng ta ?

Người "chí công vô tư" _ không vì một lý do nể nang gì khác _ mà ứng xử, thì không ai bắt tội được.

Gia Bảo
11-12-2018, 07:52 AM
Kính các vị Trưởng bối !

Hôm nay con xin được phép hỏi thêm về một vị Phật khác.

Số là, hôm ấy con vô tình gặp lại cái chị đã từng nói nhỏ với con về Phật A Đề (mà con đã kể), chị ấy mừng rỡ nắm tay con (như người thân lâu ngày chưa gặp) :

- Hôm nay, em có rảnh không ? Chị dẫn em đi đảnh lễ một Hóa thân của Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Như Lai.

Con cũng tò mò đi theo, thì ra lại là một Sư Ông Thái Lan (Phật Giáo Nguyên Thủy) khác.

Kính các Trưởng bối, lâu nay con chỉ nghe Chuẫn Đề Vương Bồ tát, chứ chưa từng thấy ở đâu ghi là Chuẫn Đề Vương Như Lai cả, có phải vì con ít biết quá hay không ?

Các Trưởng bối vị nào biết xin nói giùm.

Kính cám ơn !

cunconmocoi
11-12-2018, 05:19 PM
Kính anh Gia Bảo ! Em có sưu tầm được về Ngài Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ tát như sau :

Trong kinh Chuẩn Đề Đại Minh Đà La Ni có ghi Bồ tát Chuẩn Đề là hóa thân của Đức Quán Thế Âm, thị hiện vào trong sáu đường sanh tử để hóa độ chúng sanh. Bồ tát Chuẩn Đề có thệ nguyện hộ trì Phật pháp và hộ mạng cho những chúng sanh nghiệp chướng sâu dày, thân nhiều tật bệnh…

Phật Mẫu Chuẩn Đề tên Phạn là Cundì, tên Hán văn là Thất Câu Chi Phật Mẫu hay Thất Câu Đê Phật Mẫu, Chuẩn Đề Bồ tát. Ngài là một trong lục Quan Âm của Phật giáo, trong Tạng Giới Mạn Đà La ghi Chuẩn Đề là một trong 3 vị Phật Mẫu thuộc Biến Tri Viện.



https://giacngo.vn/userimages/2012/04/10/12/cun%20di.jpg


Thân Bồ tát Phật Mẫu Chuẩn Đề có màu vàng trắng hay màu vàng lợt, ngồi kiết già trên đài sen, có hào quang tỏa sáng xung quanh, mình mặc thiên y, trên đầu trang điểm ngọc anh lạc. Đầu đội mão báu có ngọc lưu li rũ treo, có 18 tay đều đeo vòng xuyến khảm xà cừ và mỗi tay đều cầm các loại khí cụ biểu thị cho các Tam muội gia. Phật Mẫu Chuẩn Đề có 3 mắt, chuyên hộ trì Phật pháp và bảo hộ những chúng sinh có mạng sống ngắn ngủi được thọ mạng lâu dài. Pháp môn tu hành của vị Bồ tát này là trì tụng Phật Mẫu Chuẩn Đề thần chú:

“Khể thủ quy y Tô tất đế.
Đầu diện đảnh lễ Thất cu chi.
Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề.
Duy nguyện từ bi thùy gia hộ.

(Cúi đầu lạy pháp Tô tất đế
Chân thành đảnh lễ bảy ức Phật
Con nay ca ngợi Đức Đại Chuẩn Đề
Xin Ngài duỗi lòng từ bi gia hộ).

Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà câu chi nẫm, đát diệt tha. Án, chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha”.

Hiện thân của Chuẩn Đề Bồ tát có nhiều hình hài, nhưng nhưng thường được minh họa như sau:

- Bửu tượng của Ngài có nhiều vẻ quang minh tốt đẹp, đều chiếu diệu cả mình, còn thân tướng thì sắc vàng mà có lằn điển quang trắng.

Ngài ngồi kiết già, trên thì đắp y, còn dưới thì mặc xiêm đều trọn một sắc trắng mà có bông, lại có đeo chuỗi anh lạc và trên ngực có hiện ra một chữ “Vạn”.

Còn hai cườm tay có đeo hai chiếc vòng bằng ốc trắng, hai bên cánh tay có xuyến thất châu trông rất xinh lịch, lại hai trái tai có được ngọc bửu đương và trong các ngón tay đều có đeo vòng nhỏ.

Trên đầu Ngài thì đội mão Hoa quang, trên mão ấy có hóa hiện ra 5 vị Như Lai.

Nơi mặt Ngài có 3 con mắt, trong mỗi con mắt ấy lại rất sắc sảo, dường như chăm chú ngó vào chúng sanh mà có ý sanh lòng từ mẫn.

Toàn thân của Ngài có mười tám cánh tay, mỗi bên chín cánh.
Hai bàn tay ở trên hết thì kiết ấn Chuẩn đề, như tướng đương lúc thuyết pháp.
Tay trái thứ hai cầm lá phướn như ý, còn tay mặt cầm cái thí vô úy.
Tay trái thứ ba cầm một bông sen đỏ, còn tay mặt cầm cây gươm.
Tay trái thứ tư cầm một bình nước cam lồ, còn tay mặt cầm một xâu chuỗi Ni ma bửu châu.
Tay trái thứ năm cầm một sợi dây Kim cang, còn tay mặt cầm một trái la ca quả.
Tay trái thứ sáu cầm một xa luân, còn tay mặt cầm một cái búa.
Tay trái thứ bảy cầm pháp loa, còn tay mặt cầm cái thiết câu.
Tay trái thứ tám cầm một bình như ý, còn tay mặt cầm một cái chày kim cang.
Tay trái thứ chín cầm một cuốn kinh Bát nhã Ba la mật, còn tay mặt cầm một xâu chuỗi dài.

Ngài ngồi trên tòa sen, dưới có hai vị Long Vương ủng hộ. Đó là bửu tượng của Ngài đại lược như vậy, nếu ai có lòng trì niệm, muốn chiêm vọng và quán tưởng, thì vọng niệm chẳng sanh mà chơn tâm hiển hiện.

Nếu công phu thuần thục lâu rồi, chẳng có chút gì gián đoạn, thì sẽ đặng phước quả rất rộng lớn, có ngày đạt tới nơi cực quả bồ đề.

Trong Kim Cương Giới thì Chuẩn Đề được nhận biết dưới danh hiệu Kim Cương Hộ Bồ tát (Ràksïa Bodhisatva) là một trong 4 vị Bồ tát thân cận của Đức Phật Thích Ca ở phương Bắc.

“Nam mô tát đa nẫm tam miệu tam bồ đà câu chi nẫm đát điệt tha. Án, chiết lệ, chủ lệ, Chuẩn Đề ta bà ha”.

Đức phật chỉ rõ: Nếu có Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di nào thọ trì đọc tụng thần chú này mãn 80 vạn biến thì những tội Ngũ vô gián đã tạo từ vô lượng kiếp đến nay hết thảy đều được tiêu diệt. Sanh ra chỗ nào cũng gặp chư Phật và Bồ tát, đời sống tùy ý đầy đủ, đời đời thường được xuất gia, trì đủ luật nghi tịnh giới của Bồ tát, thường sanh nhơn thiên, không đọa ác thú, thường được chư Thiên thủ hộ. Nếu có những người tại gia nam nữ thường trì tụng, thì nhà kẻ ấy không có khổ não tai ương, bịnh khổ. Ra làm việc gì đều được hanh thông, nói ra lời gì đều được tín thọ.

Nếu tụng thần chú này mãn 10 vạn biến trong chiêm bao thấy được chư Phật, Bồ tát, Thanh Văn, Duyên Giác tự thấy trong miệng mửa ra vật đen. Nếu có ngũ nghịch tội thì không được thấy những hảo mộng như vậy. Nên tụng mãn 70 vạn biến thì sẽ được thấy những tướng như trước cho đến mộng thấy mửa ra sắc trắng như sữa, cơm, vân vân thời phải biết người đó tội diệt, được tướng thanh tịnh.

Chúng ta sinh trong thời mạt pháp, pháp nhược, ma cường, Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề là một trong các vị Bồ tát phát nguyện hộ trì người tu tập gặp nhiều chướng duyên trở ngại. Vì thế, mỗi hành giả trên bước đường tu học cần đặt chánh tín trọn vẹn và tâm thành đảnh lễ, một lòng trì niệm Thần chú Phật Mẫu Chuẩn Đề cầu Bồ tát gia hộ, ngõ hầu vượt thoát mọi chướng duyên, ma nghiệp là điều không thể thiếu của người con Phật chúng ta.


Trí Bửu

Ngọc Quế
11-13-2018, 08:00 AM
Kính các vị Trưởng bối !

Hôm nay con xin được phép hỏi thêm về một vị Phật khác.

Số là, hôm ấy con vô tình gặp lại cái chị đã từng nói nhỏ với con về Phật A Đề (mà con đã kể), chị ấy mừng rỡ nắm tay con (như người thân lâu ngày chưa gặp) :

- Hôm nay, em có rảnh không ? Chị dẫn em đi đảnh lễ một Hóa thân của Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Như Lai.

Con cũng tò mò đi theo, thì ra lại là một Sư Ông Thái Lan (Phật Giáo Nguyên Thủy) khác.

Kính các Trưởng bối, lâu nay con chỉ nghe Chuẫn Đề Vương Bồ tát, chứ chưa từng thấy ở đâu ghi là Chuẫn Đề Vương Như Lai cả, có phải vì con ít biết quá hay không ?

Các Trưởng bối vị nào biết xin nói giùm.

Kính cám ơn !



Kính chào quý Chân Phật tử ! Chào Gia Bảo !

Cám ơn bạn cunconmocoi đã góp tư liệu về Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ Tát.

Để giải vấn nạn của Gia Bảo, trước tiên NQ có vài câu hỏi, bạn nào biết bao nhiêu xin góp ý, để chúng ta cùng suy tư học hỏi nhau. Những vị Trưởng Bối nào thấy sai xin lên tiếng sửa sai dùm, rất cám ơn :

1) Thế nào là Phật Mẫu ? Có phải vị này mang hình tướng người nữ chăng ? Có phải vị này là Mẹ đẻ của Chư Phật hay không ?

2) Thế nào là Bồ Tát ? Thế nào là Đại Bồ Tát ?

3) Thế nào là Như Lai ?

4) Có khi nào Đại Bồ Tát hiện hình Phật hay không ?

5) Có khi nào một vị Đại Bồ Tát thay đổi Danh Hiệu thành Như Lai hay không ?

Xin kính mời quý Chân Phật tử cùng góp ý !

Kính !

Tuấn Kiệt
11-13-2018, 10:11 AM
Kính chào quý Chân Phật tử ! Chào Gia Bảo !


1) Thế nào là Phật Mẫu ? Có phải vị này mang hình tướng người nữ chăng ? Có phải vị này là Mẹ đẻ của Chư Phật hay không ?




Dạ Kính bác Ngọc Quế ! Cùng các Trưởng bối ! Theo con :

Kinh thường hay nói Trí Tuệ là Mẹ đẻ Chư Phật, mà Bồ tát Văn Thù _ tượng trưng cho Trí Tuệ _ cho nên đã có chỗ ghi Văn Thù là Mẹ Chư Phật. Đây là ẫn dụ, muốn nói rằng "Chính Trí Tuệ sinh ra Giác Ngộ !".

Nay ta đang bàn về danh hiệu Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ tát, vị Bồ tát này là Hóa thân của Bồ tát Quán Thế Âm, mà Bồ tát Quán Thế Âm tượng trưng cho lòng TỪ BI. Chính TỪ BI là điều tất yếu _ rất quan trọng _ để đưa Phật tử đến TOÀN GIÁC. Chúng ta vẫn thường thấy họa ảnh Tây Phương Tam Thánh luôn có đức Đại Trí Đại Thế Chí và đức Đại Bi Quán Thế Âm đứng hai bên Phật A Di Đà, mang ý nghĩa là phải có Từ Bi và Trí Tuệ mới trọn vẹn Giác Ngộ được.

Vậy, Phật Mẫu không có nghĩa là người nữ _ woman hay lady _ mà chỉ là ẫn dụ.


http://tranhphat.com.vn/uploads/files/tam-thanh.jpg

.

Ngọc Quế
11-14-2018, 07:47 AM
Bạn Tuấn Kiệt trả lời hay lắm ! Không hỗ là thành viên của diễn đàn này.

Người thế gian thì thường hay mắc kẹt trong hình tướng, mà nhiều nhà chùa cũng vẫn chưa hiểu được như Tuấn Kiệt đã trình bày. (Ngọc Quế thấy có nhiều chùa khoác chiếc áo đỏ cho tượng Quán Thế Âm Bồ tát, hì...hì ... đó là hình ảnh thường được miêu tả bà Địa Mẫu).

Về vấn đề người nữ, thì chỉ có từ tầng Trời thứ 6 _ Tha Hóa Tự Tại của Dục Giới _ trở xuống mới có Tiên nữ, Tiên cô. Lên đến các tầng Trời trên _ Sắc giới, Vô Sắc giới _ thì không còn tướng nữ. (Do bởi không còn Dục _ chuyện Nam Nữ _ nên tướng nữ không còn).

Những vị Đại Bồ tát khi độ sinh thì tùy duyên có thể hóa hiện tướng nữ nhân, nhưng đó chỉ là hóa ảnh, chứ không có Đại Bồ tát nào là nữ nhân cả ! Mời quý vị thưởng thức lại trích đoạn trong Kinh Duy Ma Cật :

Xá Lợi Phất hỏi:

-Nàng sao chẳng chuyển biến thân nữ đi?

Thiên nữ đáp:

-Tôi từ mười hai năm cầu tướng người nữ trọn bất khả đắc mà chuyển cái gì? Ví như nhà huyễn thuật hóa ra huyễn nữ. Nếu có người hỏi sao chẳng chuyển biến thân nữ đó đi, vậy người hỏi đó có đúng không?

Xá Lợi Phất nói:

-Không ạ! Huyễn chẳng tướng nhất định, làm sao mà chuyển.

Thiên nữ nói:

-Tất cả pháp chẳng có tướng nhất định cũng như thế, sao lại hỏi chẳng chuyển biến thân nữ đi!

Tức thì thiên nữ dùng sức thần thông biến Xá Lợi Phất thành Thiên nữ, tự mình hóa thân như Xá Lợi Phất mà hỏi rằng:

-Sao chẳng chuyển biến thân nữ đi?

Xá Lợi Phất mang tướng thân nữ mà đáp rằng:

-Nay tôi chẳng biết tại sao chuyển biến làm thân nữ?

Thiên nữ nói:

-Nếu Xá Lợi Phất chuyển được thân nữ này, thì tất cả thân nữ cũng chuyển được. Như Xá Lợi Phất chẳng phải người nữ mà hiện thân nữ, tất cả người nữ cũng như thế, dù hiện thân nữ mà chẳng phải người nữ. Cho nên Phật thuyết: Tất cả pháp phi nam, phi nữ.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/208-Kinh-Duy-Ma-C%E1%BA%ADt?p=3791&viewfull=1#post3791

.

socnho
11-14-2018, 10:18 AM
2) Thế nào là Bồ Tát ? Thế nào là Đại Bồ Tát ?




Dạ, con xin trả lời câu này. Con có copy được bức minh họa này :



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/46191346_275197899867384_1070345217833435136_n.jpg ?_nc_cat=109&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=82162eb84c3ef0d7317f2f4a8f01fb58&oe=5C702014


Theo đây thì chữ BỒ nghĩa là Bồ Đề (Giác Ngộ), chữ TÁT là nói gọn chữ TÁT ĐỎA (Hữu tình). Tóm lại là vị đã có chứng ngộ Chân lý, nhưng lòng thì chẳng bỏ chúng hữu tình (để nhập Niết Bàn).

Còn Đại Bồ tát (con không biết) con đoán là những vị này tu nhiều, tu cao hơn những vị Bồ tát.

Con xin được nghe các bác dạy thêm !

Kính !
Socnho

colaihi
11-15-2018, 07:40 AM
Dạ, con xin trả lời câu này. Con có copy được bức minh họa này :



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/46191346_275197899867384_1070345217833435136_n.jpg ?_nc_cat=109&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=82162eb84c3ef0d7317f2f4a8f01fb58&oe=5C702014


Theo đây thì chữ BỒ nghĩa là Bồ Đề (Giác Ngộ), chữ TÁT là nói gọn chữ TÁT ĐỎA (Hữu tình). Tóm lại là vị đã có chứng ngộ Chân lý, nhưng lòng thì chẳng bỏ chúng hữu tình (để nhập Niết Bàn).



Kính chào Quý Chân Phật tử ! Xin cho bà già này góp lời :

Trước đây bác Ngọc Quế có viết rằng :




.........

Trước tiên chúng ta bàn về phàm tâm trong mỗi một.

Giả sử chúng ta định mức một chúng sinh bình thường là 100% phàm, thì một vị Tu Đà Hoàn còn 95% phàm (khi được trợ giúp). Riêng những vị tự tu tự chứng thì phàm tính chỉ còn 75% (như Ngài Hư Vân Hòa Thượng).

Một vị A La Hán, Kinh Nguyên Thủy nói là CÁC LẬU ĐÃ TẬN, nhưng thực tế các Ngài còn khoảng 50% phàm. (Nói điều này những vị theo PG Nguyên thủy ắt là kịch liệt phản đối). Còn phàm tính thì làm sao nhập Niết Bàn được ? Ấy là do Diệt Tận Định ! Ví dụ khi bạn đạp côn (đạp pédale ambrayage) thì dẫu máy đang nổ, xăng còn nhiều mà xe vẫn không nhúc nhích; thế đấy Diệt Tận Định có thể tạm ví dụ như là Bộ Ly Hợp của ô tô.

....

Khi vị A La Hán PHÁT BỒ ĐỀ TÂM _ nghĩa là phát tâm muốn theo Phật cho đến Hoàn Toàn Giác Ngộ _ thì không nhập Diệt Tận Định. Bấy giờ vị A La Hán được gọi là Bồ tát Sơ Phát Tâm. Bồ tát Sơ Phát Tâm thì 50% phàm này sẽ lần lượt "hiện nguyên hình".

Công việc của những vị Sơ Phát Tâm Bồ tát là Hành Nguyện Độ Sinh, là dấn thân vào mọi nẽo đường phù sa để tận độ phàm tâm của đương sự. Khi phàm tâm của hành giả được gột lần từ 50% tuột xuống 40%, 30%, 20% thì có thể định danh vị này đã tiến lên Nhị Địa, Tam Địa, Tứ Địa, Ngũ Địa, Lục Địa Bồ tát.


http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/838-L%C3%B2ng-con-b%E1%BA%A5t-an-!?p=28322&viewfull=1#post28322

Colaihi cũng đồng tình với bác Ngọc Quế, tức là những vị Bồ tát tuy có phần Giác ngộ _ gọi là PHẦN GIÁC _ nhưng chưa hết Phàm, chẳng phải là LẬU TẬN. Chữ TÁT ĐỎA _ HỮU TÌNH _ có nghĩa là PHÀM TÍNH hãy còn, vì còn PHÀM cho nên còn LÀM. Bồ tát không lìa chúng sinh để hành nguyện, Nguyện độ sinh cũng là nguyện tương tác với chúng sinh để trừ phàm cho đương sự, trừ sạch phàm mới TOÀN GIÁC được. Ngày nào còn PHÀM thì ngày đó còn LÀM ! Cho nên Bồ tát phải cám ơn chúng sinh, nhờ chúng sinh mà Bồ tát mới tiến bộ lên từng bậc.

Tóm lại, theo colaihi chữ TÁT ĐỎA _ HỮU TÌNH _ là khoảng trên hoặc dưới 50% PHÀM TÍNH còn sót lại của mỗi vị Bồ tát.

Xin góp lời !

dieunghiem
11-15-2018, 09:58 PM
Colaihi cũng đồng tình với bác Ngọc Quế, tức là những vị Bồ tát tuy có phần Giác ngộ _ gọi là PHẦN GIÁC _ nhưng chưa hết Phàm, chẳng phải là LẬU TẬN. Chữ TÁT ĐỎA _ HỮU TÌNH _ có nghĩa là PHÀM TÍNH hãy còn, vì còn PHÀM cho nên còn LÀM. Bồ tát không lìa chúng sinh để hành nguyện, Nguyện độ sinh cũng là nguyện tương tác với chúng sinh để trừ phàm cho đương sự, trừ sạch phàm mới TOÀN GIÁC được. Ngày nào còn PHÀM thì ngày đó còn LÀM ! Cho nên Bồ tát phải cám ơn chúng sinh, nhờ chúng sinh mà Bồ tát mới tiến bộ lên từng bậc.

Tóm lại, theo colaihi chữ TÁT ĐỎA _ HỮU TÌNH _ là khoảng trên hoặc dưới 50% PHÀM TÍNH còn sót lại của mỗi vị Bồ tát.

Xin góp lời !



Quả là mới mẻ ! Lâu nay Diệu Nghiêm chỉ được tiếp xúc với Quý Thầy, Quý Sư Ni, DN thấy vị nào cũng đi đứng khoan thai, nói năng từ tốn, hầu như DN chưa bao giờ thấy quý Tăng Ni biểu lộ một chút Tham Sân Si nào. Chư Tăng Ni chưa đắc quả mà đã tuyệt vời như vậy, thì những vị đã đắc quả (phải gọi là Thánh Tăng) thì ắt sẽ tuyệt tuyệt vời gấp trăm ngàn lần hơn lên, DN tưởng tượng rằng nếu mình có duyên may được gặp các Ngài ắt sẽ được ân triêm công đức không sao kể xiết, hào quang các Ngài sẽ sưỡi ấm cho những Phật tử ngu dốt như DN, có thể làm cho DN thông minh hơn, sáng suốt trí tuệ hơn.

Nhưng hôm nay được nghe bác Ngọc Quế và bà bà Colaihi, DN thấy hụt hẫng và phân vân nhiều lắm !

duyngudocton
11-16-2018, 07:44 AM
Quả là mới mẻ ! Lâu nay Diệu Nghiêm chỉ được tiếp xúc với Quý Thầy, Quý Sư Ni, DN thấy vị nào cũng đi đứng khoan thai, nói năng từ tốn, hầu như DN chưa bao giờ thấy quý Tăng Ni biểu lộ một chút Tham Sân Si nào. Chư Tăng Ni chưa đắc quả mà đã tuyệt vời như vậy, thì những vị đã đắc quả (phải gọi là Thánh Tăng) thì ắt sẽ tuyệt tuyệt vời gấp trăm ngàn lần hơn lên, DN tưởng tượng rằng nếu mình có duyên may được gặp các Ngài ắt sẽ được ân triêm công đức không sao kể xiết, hào quang các Ngài sẽ sưỡi ấm cho những Phật tử ngu dốt như DN, có thể làm cho DN thông minh hơn, sáng suốt trí tuệ hơn.

Nhưng hôm nay được nghe bác Ngọc Quế và bà bà Colaihi, DN thấy hụt hẫng và phân vân nhiều lắm !



Bà Diệu Nghiêm ơi ! Thánh Tăng hay không là do nội hàm (chứng ngộ) bên trong, chứ không phải hình tướng biểu lộ bên ngoài.

Đó, như bà đã thấy đó ! Cái thằng cha đi đứng khoan thai, nói năng từ tốn _ khi xuất hiện trước Phật tử _ cái thằng cha tự xưng mình là cháu ruột bác Hồ đó. Bề ngoài đạo mạo trang nghiêm (chỉ là diễn kịch) nhưng bên trong thì "thúi hoắc", cả đời nó chỉ nghĩ đến làm thế nào để tồn tại, để phát triễn sự nghiệp thế gian (chùa to Phật lớn), hành sự luôn có ý mưu đồ cá nhân, nhưng hắn luôn tự trấn an mình là "mình đang làm Phật sự". Bà đến với nó, bà chắp tay cung kính xá nó, thì nó nghĩ: Tốt lắm, đây là một "con chiên ngoan đạo" dễ cho ta phỉnh phờ lừa gạt đây !

Thôi không nói nữa, tui càng chữi nó chỉ làm miệng tui càng dơ thêm mà thôi !

Thanh Trúc
11-16-2018, 09:49 AM
Kính bà Diệu Nghiêm !

Những vị Bồ tát là người đã có chứng ngộ Bản Thể Tâm (Giác), nhưng chưa dừng lại mà muốn đi tiếp cho đến TOÀN GIÁC (Phát Bồ Đề Tâm) cho nên nhập thế độ sinh. Mượn sự cọ xát với cõi Ác trược để hóa độ Phàm tính của mình.

Tổ Nam Nhạc Hoài Nhượng có câu "Nhược đạt tâm địa, sở tác vô ngại" nghĩa là "Người có Chân Lý thì làm gì cũng được"



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/46272887_275592103161297_9082255590650019840_n.jpg ?_nc_cat=107&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=8723d9326f64eeb0bf421d434ba7002c&oe=5C855C85

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/846-S%C6%B0u-t%E1%BA%A7m-TH%C6%A0?p=28842&viewfull=1#post28842


Còn những vị "làm bộ làm tịch" khi đi thuyết pháp giáo hóa Phật tử thì có HỮU TÌNH nhưng không có GIÁC NGỘ; có TÁT nhưng không có BỒ thì không phải là Bồ Tát, mà chỉ là những kẻ phàm phu nhiều thủ đoạn để "ăn mày lộc Phật" mà thôi. Những "con khỉ mặc áo long bào" thời nay nhiều vô số kể, chúng ta chớ nhận lầm người qua hình tướng bên ngoài.

Cung kính với những kẻ giả mạo cũng được thôi ! nhưng như kẻ mang nặng lội bùn mà chúng ta lại ký gởi thêm vài bao nghiệp chướng của chúng ta, kẻ giả mạo kia ắt sẽ muôn vạn kiếp không ngóc đầu lên được.

socnho
11-16-2018, 04:51 PM
Dạ, con cám ơn các tiền bối !

Con còn chưa hiểu thế nào là Đại Bồ tát, Đại Bồ tát khác biệt với Bồ tát ở những điểm nào ?

Kính !

socnho

Thanh Trúc
11-18-2018, 04:33 PM
Dạ, con cám ơn các tiền bối !

Con còn chưa hiểu thế nào là Đại Bồ tát, Đại Bồ tát khác biệt với Bồ tát ở những điểm nào ?

Kính !

socnho



Em kính chào chị socnho ! Theo em biết khi hành giả phát tâm Bồ Đề thì được gọi là Bồ tát Sơ phát Tâm. Trải qua nhiều năm tháng, nhiều kiếp sống với vô vàn sự kiên trì hành nguyện, hành giả sẽ từng bước tiến lên, Nhị địa Tam địa Tứ địa Ngũ địa Lục địa Thất địa. Khi Bồ tát vượt qua Thất địa, là Bồ tát đã đến Bực Bất Thối Chuyển. Từ bực Bất Thối Chuyển trở lên được gọi là Đại Bồ tát.

Kính !

socnho
11-18-2018, 05:21 PM
Em kính chào chị socnho ! Theo em biết khi hành giả phát tâm Bồ Đề thì được gọi là Bồ tát Sơ phát Tâm. Trải qua nhiều năm tháng, nhiều kiếp sống với vô vàn sự kiên trì hành nguyện, hành giả sẽ từng bước tiến lên, Nhị địa Tam địa Tứ địa Ngũ địa Lục địa Thất địa. Khi Bồ tát vượt qua Thất địa, là Bồ tát đã đến Bực Bất Thối Chuyển. Từ bực Bất Thối Chuyển trở lên được gọi là Đại Bồ tát.

Kính !



Dạ, em cám ơn chị Thanh Trúc, em thắc mắc Bất Thối Chuyển là gì ? Có phải là sẽ không bao giờ bị đọa trở lại vô minh hay không ?

Chúng ta _chúng sinh vô minh _ có thể nào tu hành lên đến bực Đại Bồ tát hay không ? Có điều kiện gì đặc biệt hay không ?

Kính

socnho

Thanh Trúc
11-18-2018, 05:59 PM
Dạ, em cám ơn chị Thanh Trúc, em thắc mắc Bất Thối Chuyển là gì ? Có phải là sẽ không bao giờ bị đọa trở lại vô minh hay không ?

Đúng vậy ! Vì những vị Đại Bồ tát này qua quá trình độ sinh đã chứng ngộ ra rằng CÁC PHÁP ĐỀU HUYỄN HÓA, cõi Vô minh chỉ là hoạt cảnh trong phim hoạt hình. Bậc đại tu hành có thể còn thuơng cảm cho nhân vật, nhưng không thể đọa vào trong phim được.


Chúng ta _chúng sinh vô minh _ có thể nào tu hành lên đến bực Đại Bồ tát hay không ? Có điều kiện gì đặc biệt hay không ?

Chúng ta có thể ! Điều kiện chỉ là giữ mãi tâm ý luôn "Hướng về chúng sinh mà làm Phật sự không đối đải" !

homeless
11-19-2018, 08:13 AM
Dạ, con cám ơn các tiền bối !

Con còn chưa hiểu thế nào là Đại Bồ tát, Đại Bồ tát khác biệt với Bồ tát ở những điểm nào ?

Kính !

socnho



Kính quý Chân Phật tử ! Chào con sóc nhỏ ! Homeless xin có vài lời góp ý, chuyện đúng được bao nhiêu phần trăm hay sai chỉ là "hên xui" thôi !

_ Trên cõi Ta Bà Ngũ Trược Ác Thế này hiện đang có vô vàn Đại Bồ tát _ hoặc hiện hoặc ẫn _ nhưng chúng ta nên biết là có 2 loại :

1). Từ chúng sinh vô minh Phát Bồ Đề Tâm, hành nguyện độ sinh gỡ lần từng mê lầm, tự hóa giải phàm tâm nghiệp chướng, tiến lên từng bậc, cho đến vượt qua địa thứ 7 làm Đại Bồ tát. Đại Bồ tát là những vị đã biết rõ "đường đi lối về", tùy thuận chúng sinh mê mà phương tiện giáo hóa, cùng chư vị Đại Giác Ngộ khác "Diễn Tuồng Độ Sinh".

2). Từ Thể Pháp Thân Bất Nhị hóa thân vào 6 cõi mê lầm để "Diễn Tuồng Độ Sinh", các Ngài có thể mang mọi hình tướng, nhưng có một điểm chung là cùng đều mang "ánh sáng từ mặt trời Giác Ngộ" đem soi rọi cho những ngóc ngách tối tăm giả tưởng, để "biến Vô Minh Quốc thành Phật Quốc", danh hiệu gì cũng được (không quan trọng).

Ngài Cư sĩ Duy Ma Cật, Đức Địa Tạng Vương, Đức Văn Thù, Đức Phổ Hiền, Đức Quán Thế Âm, đức Đại Thế Chí, Ngài Chuẫn Đề Vuơng, .....v...v..; các Ngài đều là DỤNG ĐỘ CỦA CHÂN LÝ. Dù đã đến Chân Lý Tuyệt Đối các Ngài vẫn mang danh hiệu Đại Bồ tát.

Xin góp lời chia sẻ !

tinhnghiep
11-19-2018, 04:29 PM
3) Thế nào là Như Lai ?




Dạ, theo con thì Như Lai là vị Phật lớn hơn hết _ Phật Tổ Như Lai. Những vị Phật khác đều không bằng, Như Lai thì có từ khi tạo thiên lập địa, không do tu chứng từng bậc mà lên.

Kính !

nguoidien
11-19-2018, 06:01 PM
Dạ, theo con thì Như Lai là vị Phật lớn hơn hết _ Phật Tổ Như Lai. Những vị Phật khác đều không bằng, Như Lai thì có từ khi tạo thiên lập địa, không do tu chứng từng bậc mà lên.

Kính !

Bớ làng xóm ơi ! Ở đây có kẻ ngoại đạo, học đòi theo Ngô Thừa Ân nói "chiện" Phật tổ Như lai, câu sau thì nói như Ngọc Hoàng Thượng Đế, hoặc Diêu Trì Kim Mẫu.

Ái cha ! Bạn Tịnh Nghiệp có bà con với con bé hoang tưởng đã rù quến bạn Gia Bảo hay không ? Không biết có cùng gen hay là cùng ADN với con nhỏ đó hay không ?

colaihi
11-20-2018, 09:04 AM
Dạ, theo con thì Như Lai là vị Phật lớn hơn hết _ Phật Tổ Như Lai. Những vị Phật khác đều không bằng, Như Lai thì có từ khi tạo thiên lập địa, không do tu chứng từng bậc mà lên.

Kính !

Chào Quý Chân Phật tử ! Chào bạn tinhnghiep !

Bạn bị nguoidien chữi mà không hiểu vì sao mình bị chữi phải không ?

Này nhé ! Đạo Phật là đạo VÔ NGÃ _ Giáo lý căn bản của đạo Phật _ người tu theo đạo Phật, sẽ được dạy rằng CÁI TÔI _ NGÃ _ là một sự hiểu lầm, thực chất không có một CÁI TÔI thực sự bất biến (như các giáo phái khác chủ trương).

Vị A La Hán được gọi là đã Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, vì vị ấy đã thực chứng biết KHÔNG CÓ NGÃ, KHÔNG THỰC SỰ CÓ MỘT CÁI TÔI GIẢ TƯỞNG, dòng đi của Ý Thức đã bị cắt đứt từ đây, cho nên không còn Sinh Tử Luân Hồi nữa.

Vị đã đắc quả TOÀN GIÁC được gọi là Phật, cái SỐNG của vị ấy là cái SỐNG của CHÂN NHƯ, cái SỐNG này vốn dĩ không có hình tướng gì, nhưng có thể hóa hiện ra mọi hình tướng tương ứng với Vô Minh _ gọi Hóa Thân.

Phật thật thì VÔ HÌNH VÔ TƯỚNG, cho nên không hề có Phật A khác với Phật B, không hề có Phật Thích Ca khác với Phật Tỳ Bà Thi, không hề có Phật lớn Phật nhỏ, không hề có Phật trước Phật sau, không hề có Phật Tổ hay Phật "đàn em" !

Cái cụm từ PHẬT TỔ NHƯ LAI là do Ông Ngô Thừa Ân _ một người tu theo Tiên đạo, thường được gọi là ĐẠO GIA _ vẽ vời ra, dĩ nhiên Đạo gia thì chỉ biết phơn phớt về đạo Phật.

Còn chúng ta để xứng đáng là Phật tử thì phải hiểu rõ Giáo lý của đạo Phật, không để cho những kẻ cơ hội, kẻ bịp bợm tha hồ phỉnh phờ lường gạt.

caydendau
11-21-2018, 05:18 PM
Dạ, kính quý Tiền Bối !

Về câu hỏi : Thế nào là Như Lai ?, con xin góp một định nghĩa trong Kinh Kim Cang _ do chính đức Phật nói :


如 來 者 無 所 從 來 亦 無 所 去 故 名 如 來。

Như Lai giả, vô sở tòng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai.

Vì Như Lai không từ đâu đến, cũng không đi về đâu, nên gọi là Như Lai.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/4-Kinh-Kim-Cang-%E1%BA%A3nh-h%C3%B3a?p=28563&viewfull=1#post28563

socnho
11-21-2018, 09:22 PM
Kính sư huynh caydendau !

Sao sư huynh bỏ qua định nghĩa này cũng trong Kinh Kim Cang :

何以故。如 來 者 即 諸 法 如 義。

Hà dĩ cố ? Như Lai giả tức chư pháp NHƯ nghĩa 。

Vì sao ? Vì Như Lai là nghĩa NHƯ của vạn pháp.


http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/4-Kinh-Kim-Cang-%E1%BA%A3nh-h%C3%B3a?p=28502&viewfull=1#post28502

tinhnghiep
11-22-2018, 08:09 AM
Phật thật thì VÔ HÌNH VÔ TƯỚNG, cho nên không hề có Phật A khác với Phật B, không hề có Phật Thích Ca khác với Phật Tỳ Bà Thi, không hề có Phật lớn Phật nhỏ, không hề có Phật trước Phật sau, không hề có Phật Tổ hay Phật "đàn em" !

Dạ con cám ơn bà bà Colaihi đã giúp con sáng mắt, nhưng con còn chưa hiểu câu phát biểu sau, có đúng được chút nào không ?


Như Lai thì có từ khi tạo thiên lập địa, không do tu chứng từng bậc mà lên.

colaihi
11-22-2018, 08:45 AM
Dạ con cám ơn bà bà Colaihi đã giúp con sáng mắt, nhưng con còn chưa hiểu câu phát biểu sau, có đúng được chút nào không ?

"Như Lai thì có từ khi tạo thiên lập địa, không do tu chứng từng bậc mà lên".

Chào tinhnghiep ! Câu bạn phát biểu đúng được vế sau (màu xanh), còn vế tô màu tím thì sai, vì đó là ý tưởng của Ngoại Đạo.

Cụm từ "tạo thiên lập địa" là quan điểm của Ngoại đạo rằng : vũ trụ là thật có _ có thời điểm bắt đầu _ do một vị nào đó tạo tác mà nên (Thiên Chúa, Địa Mẫu, ...), hoặc do TỰ NHIÊN (Lão giáo, Nho giáo, Bà La Môn, ...). Dĩ nhiên là sẽ có ngày kết thúc, thường được gọi là TẬN THẾ.

Còn đạo Phật thì dạy rằng do NHÂN DUYÊN hội tụ đầy đủ mà có ra vũ trụ pháp giới chúng sinh. Khi hành giả mở thông HUỆ NHÃN thì sẽ thấy tất cả _ bao gồm vũ trụ pháp giới chúng sinh _ đều như sương như khói, vốn không thực có. Do vì không có gì thực có, nên thuyết NHÂN DUYÊN cũng không còn chỗ để giả lập.

Ngọc Tuấn
11-22-2018, 11:02 AM
"Như Lai thì có từ khi tạo thiên lập địa, không do tu chứng từng bậc mà lên".

Chào tinhnghiep ! Câu bạn phát biểu đúng được vế sau (màu xanh), còn vế tô màu tím thì sai, vì đó là ý tưởng của Ngoại Đạo.

Cụm từ "tạo thiên lập địa" là quan điểm của Ngoại đạo rằng : vũ trụ là thật có _ có thời điểm bắt đầu _ do một vị nào đó tạo tác mà nên (Thiên Chúa, Địa Mẫu, ...), hoặc do TỰ NHIÊN (Lão giáo, Nho giáo, Bà La Môn, ...). Dĩ nhiên là sẽ có ngày kết thúc, thường được gọi là TẬN THẾ.

Còn đạo Phật thì dạy rằng do NHÂN DUYÊN hội tụ đầy đủ mà có ra vũ trụ pháp giới chúng sinh. Khi hành giả mở thông HUỆ NHÃN thì sẽ thấy tất cả _ bao gồm vũ trụ pháp giới chúng sinh _ đều như sương như khói, vốn không thực có. Do vì không có gì thực có, nên thuyết NHÂN DUYÊN cũng không còn chỗ để giả lập.



Kính bà bà Colaihi !

Con xin phép thắc mắc : Kinh Phật có nói Thành Trụ Hoại Không, khi vũ trụ bắt đầu tượng hình có ra, gọi là thời kỳ Thành và kết thúc mất tiêu hết gọi là thời kỳ Không. (Tức là cũng có thời điểm bắt đầu)

Vậy lý giải này có trùng khớp với Ngoại Đạo hay không ?

Kính !

homeless
11-23-2018, 08:57 AM
Kính bà bà Colaihi !

Con xin phép thắc mắc : Kinh Phật có nói Thành Trụ Hoại Không, khi vũ trụ bắt đầu tượng hình có ra, gọi là thời kỳ Thành và kết thúc mất tiêu hết gọi là thời kỳ Không. (Tức là cũng có thời điểm bắt đầu)

Vậy lý giải này có trùng khớp với Ngoại Đạo hay không ?

Kính !



Kính chào quý Chân Phật tử ! Chào Bà bà và Ngọc Tuấn ! Homeless xin mạn phép góp bài :

_ Kinh Phật giải thích : 1 Thế giới gồm có mặt trời, mặt trăng và ......(Thái Dương Hệ của chúng ta), 1000 Thế giới là một Tiểu Thiên Thế Giới, 1000 Tiểu Thiên Thế Giới được tính là một Trung Thiên Thế Giới, 1000 Trung Thiên Thế Giới gọi là một Đại Thiên Thế Giới, mà Kinh thường nói là một Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới (tức là ba lần nhân nghìn _ 1.000.000.000 thế giới). Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới này là cõi Ta Bà do đức Phật Thích Ca giáo hóa, nhiếp độ. Với số lượng 1 tỉ Thế giới thì chúng ta có thể tin rằng cả dãy Thiên Hà có tên là Ngân Hà này là cõi Ta Bà.

PHÁP GIỚI : Bao gồm ngoài dãy Ngân Hà này hãy còn có vô số Thiên Hà khác, mà Kính viễn vọng Hubble sẽ không đời nào thấy hết được.

Trong Kinh Pháp Hoa Phẩm Như Lai Thọ Lượng tuy Phật giảng về tuổi thọ của Như Lai, nhưng gián tiếp chúng ta ghi nhận được sự mênh mông vô cùng tận của pháp giới :

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/111-Kinh-Di%E1%BB%87u-Ph%C3%A1p-Li%C3%AAn-Hoa/page18

Bốn giai đoạn Thành Trụ Hoại Không chỉ nói sự hình thành và mất đi của một Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, chứ không phải của cả Pháp Giới (tức là vô lượng vô số vũ trụ).

Thế nào là một thời kỳ _ Trung kiếp ?

Kinh diễn tả : thí dụ trên một dặm vuông đất chứa đầy hạt mè vun lên hình Kim Tự Tháp, giả sử có người mỗi một trăm năm lấy đi một hạt mè, thì bao giờ lấy hết chỗ hạt mè ấy được tính là MỘT TIỂU KIẾP. Ngày nay những nhà toán học đã tính ra 1 Tiểu kiếp khoảng 16 triệu 800 ngàn năm (hãy tạm cho là như thế).

Mỗi một thế giới đều có bốn thời kỳ hay bốn trung kiếp : Thành - Trụ - Hoại - Không; mỗi trung kiếp có hai mươi tiểu-kiếp, mỗi tiểu kiếp có 16.800.000 năm. Như thế một thế giới từ khi thành lập, đến khi tiêu diệt, phải trải qua: 4x20x16.800.000 = 1.344.000.000 năm.

Kết luận : Thành - Trụ - Hoại - Không chỉ là 4 giai đoạn của một Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, chứ không phải của cả PHÁP GIỚI.

Vũ Trụ Quan của đạo Phật thì nói PHÁP GIỚI DUYÊN KHỞI, nói A LẠI DA DUYÊN KHỞI, nói CHÂN NHƯ DUYÊN KHỞI..... Nói nôm na là TÂM giả sinh ra PHÁP, trùng trùng điệp điệp, không đầu không cuối. Có thể nói :

TUỒNG THIÊN DIỄN mãi tiến về vô chung.

tinhnghiep
11-23-2018, 04:58 PM
Dạ, con cám ơn các tiền bối đã giải thích cặn kẻ, nhưng con vẫn chưa có được khái niệm đúng đắn :

Thế nào là Như Lai ?

Kính xin được nghe giải thích thêm !

Ngọc Quế
11-24-2018, 05:03 AM
Ngọc Quế xin kính chào quý Chân Phật Tử ! Cám ơn các vị đã góp ý rôm rả, bây giờ chúng ta cùng bàn đến :

THẾ NÀO LÀ NHƯ LAI ?

Trước tiên, xin mời quý Chân Phật tử góp ý cho câu này :




Dạ, kính quý Tiền Bối !

Về câu hỏi : Thế nào là Như Lai ?, con xin góp một định nghĩa trong Kinh Kim Cang _ do chính đức Phật nói :


如 來 者 無 所 從 來 亦 無 所 去 故 名 如 來。

Như Lai giả, vô sở tòng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai.

Vì Như Lai không từ đâu đến, cũng không đi về đâu, nên gọi là Như Lai.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/4-Kinh-Kim-Cang-%E1%BA%A3nh-h%C3%B3a?p=28563&viewfull=1#post28563



Kính !

trantu
11-24-2018, 05:26 AM
Ngọc Quế xin kính chào quý Chân Phật Tử ! Cám ơn các vị đã góp ý rôm rả, bây giờ chúng ta cùng bàn đến :

THẾ NÀO LÀ NHƯ LAI ?

Trước tiên, xin mời quý Chân Phật tử góp ý cho câu này :

"如 來 者 無 所 從 來 亦 無 所 去 故 名 如 來。

Như Lai giả, vô sở tòng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai.

Vì Như Lai không từ đâu đến, cũng không đi về đâu, nên gọi là Như Lai".

Kính !



Dạ theo con, thì câu này đức Phật muốn nói : Như Lai là Chân Lý, không phải đi tìm ở đâu xa xôi, vì Như lai đã ở đây cùng ta và sẽ mãi mãi như vậy !

Kính !

duyngudocton
11-24-2018, 05:36 AM
Dạ theo con, thì câu này đức Phật muốn nói : Như Lai là Chân Lý, không phải đi tìm ở đâu xa xôi, vì Như lai đã ở đây cùng ta và sẽ mãi mãi như vậy !

Kính !

Trần Tú ơi Trần Tú !

Sao tui nghe câu giải thích của bạn tuy không sai, nhưng quá trùng khớp với câu nói của Thiên Chúa "CHÚA Ở CÙNG ANH CHỊ EM !"

trantu
11-24-2018, 06:59 AM
Trần Tú ơi Trần Tú !

Sao tui nghe câu giải thích của bạn tuy không sai, nhưng quá trùng khớp với câu nói của Thiên Chúa "CHÚA Ở CÙNG ANH CHỊ EM !"

Kính bác duyngudocton ! Xin bác giải thích dùm :

Giữa câu "CHÚA Ở CÙNG ANH CHỊ EM !" và câu "Như Lai không đi đâu cả !" (chưa bao giờ rời xa ta) có gì khác biệt ?

Kính !

duyngudocton
11-24-2018, 07:19 AM
Kính bác duyngudocton ! Xin bác giải thích dùm :

Giữa câu "CHÚA Ở CÙNG ANH CHỊ EM !" và câu "Như Lai không đi đâu cả !" (chưa bao giờ rời xa ta) có gì khác biệt ?

Kính !

Có gì đâu, anh bạn trẻ !

CHÚA là một cá thể (có thể là cao quý tột bậc), Ở CÙNG ANH CHỊ EM là luôn gần gủi, cứu giúp các con chiên ngoan đạo. ANH CHỊ EM là đối tượng được cứu giúp.

NHƯ LAI không là một cá thể, NHƯ LAI là Chân Như Tâm. Chân Như Tâm không cứu giúp ai cả !

votichsu
11-24-2018, 07:59 AM
NHƯ LAI không là một cá thể, NHƯ LAI là Chân Như Tâm. Chân Như Tâm không cứu giúp ai cả !



Dạ kính bác duyngudocton !

Theo con thấy thì người theo đạo Chúa, khi lâm nguy cần cứu giúp thì họ kêu "Chúa ơi ! cứu con với !"; người theo đạo Phật, khi lâm nguy cần cứu giúp thì chúng ta kêu "Mẹ Quán Âm ơi ! cứu con !". Sao bác lại nói Như Lai không cứu giúp ai ?

Kính !

duyngudocton
11-24-2018, 08:10 AM
Dạ kính bác duyngudocton !

Theo con thấy thì người theo đạo Chúa, khi lâm nguy cần cứu giúp thì họ kêu "Chúa ơi ! cứu con với !"; người theo đạo Phật, khi lâm nguy cần cứu giúp thì chúng ta kêu "Mẹ Quán Âm ơi ! cứu con !". Sao bác lại nói Như Lai không cứu giúp ai ?

Kính !

Đúng là votichsu !

Tui nói "Như Lai không cứu giúp ai !" chứ tui không có nói "Những vị Bồ tát, Đại Bồ tát không cứu giúp ai !". Bạn trẻ nhập nhằng giữa Như Lai và Bồ tát giống y như con nhỏ friend của Gia Bảo (đã lên chức cho Chuẫn Đề Vương Bồ tát thành Như Lai).

Ngọc Quế
11-24-2018, 04:14 PM
Rất cám ơn sự đóng góp nhiệt tình của quý Chân Phật tử ! Bây giờ xin mời quý vị cho biết ý kiến về định nghĩa này :





Kính sư huynh caydendau !

Sao sư huynh bỏ qua định nghĩa này cũng trong Kinh Kim Cang :

何以故。如 來 者 即 諸 法 如 義。

Hà dĩ cố ? Như Lai giả tức chư pháp NHƯ nghĩa 。

Vì sao ? Vì Như Lai là nghĩa NHƯ của vạn pháp.


http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/4-Kinh-Kim-Cang-%E1%BA%A3nh-h%C3%B3a?p=28502&viewfull=1#post28502

Tuấn Kiệt
11-24-2018, 04:52 PM
Rất cám ơn sự đóng góp nhiệt tình của quý Chân Phật tử ! Bây giờ xin mời quý vị cho biết ý kiến về định nghĩa này :

何以故。如 來 者 即 諸 法 如 義。

Hà dĩ cố ? Như Lai giả tức chư pháp NHƯ nghĩa 。

Vì sao ? Vì Như Lai là nghĩa NHƯ của vạn pháp.



Dạ, con nghĩ câu này có lẻ là "Như Lai có trong tất cả núi sông cây cảnh !". Thường thì chúng ta chỉ thấy cái bề ngoài khác biệt của vạn vật, chớ chúng ta không thấy được cái chung cùng của vạn vật, đó là NĂNG LƯỢNG vô cùng lớn trong mỗi nguyên tử. Có lẻ đức Phật muốn nói NGUỒN NĂNG LƯỢNG khủng khiếp này chính là Như Lai chăng ?

Kính !

minh thức
11-24-2018, 05:33 PM
Dạ, còn con thì nghĩ khác.

Như Lai là Chân Lý, chỉ cần chúng ta không hồi ức tiếc nuối về quá khứ, không mơ màng vọng tưởng tương lai, thì ngay đó chúng ta đã là Một với Như Lai rồi.

Kính trình !

colaihi
11-25-2018, 07:14 AM
Dạ, con nghĩ câu này có lẻ là "Như Lai có trong tất cả núi sông cây cảnh !". Thường thì chúng ta chỉ thấy cái bề ngoài khác biệt của vạn vật, chớ chúng ta không thấy được cái chung cùng của vạn vật, đó là NĂNG LƯỢNG vô cùng lớn trong mỗi nguyên tử. Có lẻ đức Phật muốn nói NGUỒN NĂNG LƯỢNG khủng khiếp này chính là Như Lai chăng ?

Kính !

Chào con trai Tuấn Kiệt !


何以故。如 來 者 即 諸 法 如 義。

Hà dĩ cố ? Như Lai giả tức chư pháp NHƯ nghĩa.

Vì sao ? Vì Như Lai là nghĩa NHƯ của vạn pháp.

Theo Già thì cụm từ "vạn pháp" là nói cả 2 loại: TÂM PHÁP (buồn vui thương ghét muốn, tham sân si, thấy nghe hiểu biết, ...v....v....) và SẮC PHÁP (tủ bàn ghế giường, núi sông cây cảnh ...v...v...). Điều con trai nói chỉ là SẮC PHÁP ! Dĩ nhiên SẮC PHÁP vẫn là do A Lai Da Duyên Khởi mà có ra, tuy nhiên TÂM PHÁP cũng không ngoại lệ.

Điều này thể hiện rõ trong Kinh Lăng Nghiêm, khi đa số những vị Bồ tát, Đại Bồ tát do quán sát những TÂM PHÁP mà nhận ra _ chứng ngộ _ Chân Lý A Lại Da. (Pháp môn Viên Thông). Đó, há không phải là "lặn sâu" vào một pháp bất kỳ nào, hành giả cũng đều có thể tìm được NHƯ LAI hay sao ?

Lại nữa, trong 84 vị Đại Thành Tựu cũng có rất nhiều vị, do kiên trì quán sát một pháp mà mình dính mắc (thí dụ như tham đắm ngũ dục lạc) sau 12 năm liền chứng ngộ.


Nghe qua lời đạo sĩ nói, nhà vua bồi hồi than rằng: “Bạch thầy, làm thế nào quả nhân có thể bắt chước nếp sống rày đây mai đó cơ cực như thầy. Cúi xin thầy từ bi ban cho diệu pháp. Có cách tu nào phù hợp với hoàn cảnh của quả nhân, không lìa ngôi báu, vợ đẹp con xinh, cung điện nguy nga mà vẫn tu thành chánh quả được chăng? ”

Bạch xong, vua phủ phục năm vóc sát đất khẩn cầu đạo sĩ truyền pháp.

Đạo sĩ hoan hỷ nhận lời, bèn trao tâm pháp cho nhà vua. Nghe xong pháp từ, vua liền vào định.

Kể từ đó, nhà vua thường tu tập thiền định ngay trên ngai vàng và thậm chí trong khi cùng các phi tử thưởng thức vũ nhạc. Nhà vua được mệnh danh là Lilapa vì tính ưa lạc thú và yêu thanh sắc của ngài.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/105-84-v%E1%BB%8B-%C4%90%E1%BA%A1i-Th%C3%A0nh-T%E1%BB%B1u

nguoidien
11-25-2018, 10:12 AM
Dạ, còn con thì nghĩ khác.

Như Lai là Chân Lý, chỉ cần chúng ta không hồi ức tiếc nuối về quá khứ, không mơ màng vọng tưởng tương lai, thì ngay đó chúng ta đã là Một với Như Lai rồi.

Kính trình !



Cho hỏi "Có phải bạn là học trò của Thiền sư Nhất Hạnh _ ở bên Pháp _ đó không ?" Chủ trương "bây giờ và ở đây" (Now and here) chỉ nhằm giúp hành giả tạm an ổn, tăng định lực, chớ không phải ngay đó hành giả đã thông cảm với Chân Lý _ NHƯ LAI.

Kinh Kim Cang nói "Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc".
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/4-Kinh-Kim-Cang-%E1%BA%A3nh-h%C3%B3a?p=28523&viewfull=1#post28523
Cho nên, nếu chúng ta còn ôm cái tâm hiện tại (thực chất vẫn là Ý Thức vọng tưởng) thì chuyện tiếp tục lầm mê là điều không thể tránh khỏi.

Thôi, cơn bảo số 9 sắp vào rồi, tui phải mau chân tuột xuống thôi !

Tạm biệt bạn nhỏ.

votichsu
11-25-2018, 08:46 PM
Đúng là votichsu !

Tui nói "Như Lai không cứu giúp ai !" chứ tui không có nói "Những vị Bồ tát, Đại Bồ tát không cứu giúp ai !". Bạn trẻ nhập nhằng giữa Như Lai và Bồ tát giống y như con nhỏ friend của Gia Bảo (đã lên chức cho Chuẫn Đề Vương Bồ tát thành Như Lai).

Kính bác duyngudocton ! Kính các bậc trưởng bối ! Con vẫn chưa hết thắc mắc :

Bác nói ""Như Lai không cứu giúp ai !", mà theo sử chép lại thì đức Phật đã từng cứu giúp rất nhiều người (Phật đã độ cho anh chàng Vô não đắc quả A La Hán, độ cho ông già đã trăm tuổi xuất gia và đắc quả, rồi nàng Ma Đăng Già cũng thế, ...V...V...rất nhiều kể không xiết).

Lại nữa, Phật dạy tứ chúng là phải cứu độ chúng sinh, vị nào không phát tâm cứu độ chúng sinh mà chỉ lo cho riêng minh thì Phật gọi là "chồi khô mộng lép".

Lẽ nào Phật dạy đệ tử như thế, mà đến khi thành Như Lai rồi lại "Không có cứu giúp ai" cả ?

Kính !

duyngudocton
11-26-2018, 10:55 AM
Kính bác duyngudocton ! Kính các bậc trưởng bối ! Con vẫn chưa hết thắc mắc :

Bác nói ""Như Lai không cứu giúp ai !", mà theo sử chép lại thì đức Phật đã từng cứu giúp rất nhiều người (Phật đã độ cho anh chàng Vô não đắc quả A La Hán, độ cho ông già đã trăm tuổi xuất gia và đắc quả, rồi nàng Ma Đăng Già cũng thế, ...V...V...rất nhiều kể không xiết).

Lại nữa, Phật dạy tứ chúng là phải cứu độ chúng sinh, vị nào không phát tâm cứu độ chúng sinh mà chỉ lo cho riêng minh thì Phật gọi là "chồi khô mộng lép".

Lẽ nào Phật dạy đệ tử như thế, mà đến khi thành Như Lai rồi lại "Không có cứu giúp ai" cả ?

Kính !

Chào bạn votichsu !

Lần này bạn đã nhập nhằng giữa cụm từ NHƯ LAI & PHẬT. Trong Kinh Phật những bài dạy Thông Giáo thì vẫn thường xài chung 2 cụm từ này như một nghĩa. Nhưng ở Kinh Kim Cang Bát Nhã này, nhằm giảng về yếu lý Phật pháp, cho nên Phật và Như Lai khác nhau.

PHẬT (Thích Ca) là một nhân vật đã 3 A Tăng Kỳ Kiếp tu hành, để gột lần từ Mê đến Tỉnh, khi Toàn Giác gọi là thành Phật. Theo nghĩa Bát Nhã, Phật này "có tu, có hành, có nguyện, có chứng đắc".

NHƯ LAI theo nghĩa Bát nhã, không phải là một nhân vật, không phải là một cá thể. NHƯ LAI là Biển Giác, là CHÂN NHƯ TÂM, là thể Pháp Thân Bất Nhị, đầy đủ 4 yếu tính Thường Lạc Ngã Tịnh.

Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương có câu :

Phạn thiên ức Tam thế chư Phật, bất như phạn nhất Vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng chi giả.

(Cúng dường ngàn ức vị Phật ba đời, chẳng bằng cúng dường một (vị) Vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng).
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/269-Kinh-T%E1%BB%A9-Th%E1%BA%ADp-Nh%E1%BB%8B-ch%C6%B0%C6%A1ng?p=4911&viewfull=1#post4911

Quý vị có ai thắc mắc : Ủa ! Tại sao "Cúng dường ngàn ức vị Phật ba đời" lại "chẳng bằng cúng dường một (vị) Vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng" ? Câu trả lời "Vị Vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng" chính là NHƯ LAI. Vì sao lạ vậy ?

Vì "Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, ....". Những vị Phật có tên tuổi, có lịch sử đều là PHÁP HỮU VI mà PHÁP HỮU VI thì NHƯ MỘNG HUYỄN. Còn NHƯ LAI không phải là pháp hữu vi, cho nên không nằm trong Tuồng Mộng Huyễn.

Hướng tâm về NHƯ LAI là hướng tâm về Chân Lý Tuyệt Đối, là hướng tâm về Bản Thể Chân Như _ là CÁI THẬT DUY NHẤT. Với Chân Lý Tuyệt Đối thì mọi Hoa đốm lăng xăng khác, từ Chúng sinh Vô minh đến bực Phật, từ Sanh Tử đến Niết Bàn, đều là GIẢ ẢNH, đều là huyễn hóa.

CÁI GIẢ THÌ KHÔNG THỂ GIÁ TRỊ như CÁI THẬT.

Chân Lý Tuyệt Đối thì không thấy có Chúng sinh Vô Minh triền miên trong đau khổ, mà chỉ thấy có những búp sen hồng chưa nở, đang nở, đã nở đang phe phẩy chào đón gió Xuân. Vậy thì cứu giúp cái gì !

Cho nên tui nói NHƯ LAI KHÔNG CÓ CỨU GIÚP CHÚNG SINH !

Lập luận cuối của bạn :

Lẽ nào Phật dạy đệ tử như thế, mà đến khi thành Như Lai rồi lại "Không có cứu giúp ai" cả ?

còn sai ở từ THÀNH, NHƯ LAI thì không có từ ai hay cái gì mà thành được. NHƯ LAI vốn dĩ là Biển Giác THƯỜNG TRỤ.

socnho
11-26-2018, 04:32 PM
Dạ, con cám ơn bác duyngudocton ! Nghe bác nói con đã hiểu ra, vì sao trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Như Lai Thọ Lượng lại nói : "Từ ta thành Phật nhẫn đến nay lại lâu xa hơn số đó (1000000000000000000000000000000000000000000000000 00000000000000....) rất nhiều" Thì ra chữ Phật này là Như Lai, tuổi thọ của Như Lai thì vô thủy vô chung, bất cứ một con số nào, dù lớn đến đâu vẫn là hữu hạn, trong khi Như Lai là vô hạn, là THƯỜNG TRỤ.

Con cám ơn các bác nhìu nhìu lắm !
Kính !
socnho

trantu
11-26-2018, 05:32 PM
2). Từ Thể Pháp Thân Bất Nhị hóa thân vào 6 cõi mê lầm để "Diễn Tuồng Độ Sinh", các Ngài có thể mang mọi hình tướng, nhưng có một điểm chung là cùng đều mang "ánh sáng từ mặt trời Giác Ngộ" đem soi rọi cho những ngóc ngách tối tăm giả tưởng, để "biến Vô Minh Quốc thành Phật Quốc", danh hiệu gì cũng được (không quan trọng).

Ngài Cư sĩ Duy Ma Cật, Đức Địa Tạng Vương, Đức Văn Thù, Đức Phổ Hiền, Đức Quán Thế Âm, đức Đại Thế Chí, Ngài Chuẫn Đề Vuơng, .....v...v..; các Ngài đều là DỤNG ĐỘ CỦA CHÂN LÝ. Dù đã đến Chân Lý Tuyệt Đối các Ngài vẫn mang danh hiệu Đại Bồ tát.



Kính bác Homeless ! Bác nói những vị Đại Bồ tát này là những Hóa thân từ Chân lý đến, vậy những vị này có cùng cái thấy của NHƯ LAI hay không:




Chân Lý Tuyệt Đối thì không thấy có Chúng sinh Vô Minh triền miên trong đau khổ, mà chỉ thấy có những búp sen hồng chưa nở, đang nở, đã nở đang phe phẩy chào đón gió Xuân. Vậy thì cứu giúp cái gì !

Cho nên tui nói NHƯ LAI KHÔNG CÓ CỨU GIÚP CHÚNG SINH !



Nếu đã cùng cái thấy thì tại sao "Như Lai thì không cứu giúp chúng sinh", còn Đại Bồ tát thì vẫn mãi cứu giúp chúng sinh ?

homeless
11-27-2018, 08:49 AM
Kính bác Homeless ! Bác nói những vị Đại Bồ tát này là những Hóa thân từ Chân lý đến, vậy những vị này có cùng cái thấy của NHƯ LAI hay không:
....
....

Nếu đã cùng cái thấy thì tại sao "Như Lai thì không cứu giúp chúng sinh", còn Đại Bồ tát thì vẫn mãi cứu giúp chúng sinh ?



Chào bạn trantu ! Cùng quý Chân Phật tử !

Bạn hỏi "Vì sao Đại Bồ tát thì vẫn mãi cứu giúp chúng sinh ?" Theo "kẻ không nhà" này được học :

Bực Đại Bồ tát đương nhiên là cũng thấy "Chúng sinh chỉ là những hoa đốm lăng xăng", nhưng đã hóa thân vào TUỒNG THIÊN DIỄN thì mỗi vị mang một HẠNH NGUYỆN (vai tuồng) khác nhau. Phải nói HẠNH NGUYỆN MÃI MÃI LÀ SINH MẠNG CỦA ĐẠI BỒ TÁT, cho nên chuyện Độ sinh _ cứu giúp chúng sinh _ không thể không làm. "Đào kép" thì có thể "ra đi" nhưng "vai diễn" thì mãi còn (một đào khác kép khác sẽ đóng vai diễn ấy).

Bởi chúng sinh VÔ NGÃ, Đại Bồ tát VÔ NGÃ, cho nên một chúng sinh Vô minh học Hạnh Nguyện của Địa Tạng Vương Bồ tát, thì sẽ là Địa Tạng Vương Bồ tát, học Hạnh Nguyện của Quán Thế Âm Bồ tát thì sẽ là Quán Thế Âm Bồ tát.

NGUYỆN CÒN ĐẠI BỒ TÁT CÒN, NGUYỆN MẤT ĐẠI BỒ TÁT MẤT.

socnho
11-27-2018, 10:07 PM
Chào bạn trantu ! Cùng quý Chân Phật tử !

Bạn hỏi "Vì sao Đại Bồ tát thì vẫn mãi cứu giúp chúng sinh ?" Theo "kẻ không nhà" này được học :

Bực Đại Bồ tát đương nhiên là cũng thấy "Chúng sinh chỉ là những hoa đốm lăng xăng", nhưng đã hóa thân vào TUỒNG THIÊN DIỄN thì mỗi vị mang một HẠNH NGUYỆN (vai tuồng) khác nhau. Phải nói HẠNH NGUYỆN MÃI MÃI LÀ SINH MẠNG CỦA ĐẠI BỒ TÁT, cho nên chuyện Độ sinh _ cứu giúp chúng sinh _ không thể không làm. "Đào kép" thì có thể "ra đi" nhưng "vai diễn" thì mãi còn (một đào khác kép khác sẽ đóng vai diễn ấy).

Bởi chúng sinh VÔ NGÃ, Đại Bồ tát VÔ NGÃ, cho nên một chúng sinh Vô minh học Hạnh Nguyện của Địa Tạng Vương Bồ tát, thì sẽ là Địa Tạng Vương Bồ tát, học Hạnh Nguyện của Quán Thế Âm Bồ tát thì sẽ là Quán Thế Âm Bồ tát.

NGUYỆN CÒN ĐẠI BỒ TÁT CÒN, NGUYỆN MẤT ĐẠI BỒ TÁT MẤT.



Dạ, cám ơn bác homeless ! Con xin nương theo câu hỏi của bác Ngọc Quế, đặt lại vấn đề :

1) Có khi nào bực Đại Bồ tát hiện hình Phật ?
2) Có khi nào bực Đại Bồ tát dối xưng mình là Như Lai ?
3) Nếu Đại Bồ tát không tự xưng mình là Như Lai, mà chúng sinh vô minh lại tôn xưng vị ấy là Như lai, thì điều ấy có đúng hay không ? Tại sao ?

Kính !
socnho

homeless
11-28-2018, 08:45 AM
Dạ, cám ơn bác homeless ! Con xin nương theo câu hỏi của bác Ngọc Quế, đặt lại vấn đề :

1) Có khi nào bực Đại Bồ tát hiện hình Phật ?
2) Có khi nào bực Đại Bồ tát dối xưng mình là Như Lai ?
3) Nếu Đại Bồ tát không tự xưng mình là Như Lai, mà chúng sinh vô minh lại tôn xưng vị ấy là Như lai, thì điều ấy có đúng hay không ? Tại sao ?

Kính !
socnho



Cám ơn socnho đã hỏi ! "Vô gia cư" xin được trả lời theo điều mình đã học :

"1) Có khi nào bực Đại Bồ tát hiện hình Phật ?"

_ Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm Diệu Âm Bồ tát, Bồ tát Diệu Âm có pháp môn "Hiện-nhứt-thiết-sắc-thân Tam-muội", vì làm lợi ích cho chúng sinh, có thể hiện mọi THÂN _ kể cả thân Phật.

Đáng dùng thân hình Phật được độ thoát, liền hiện thân hình Phật mà vì đó nói pháp.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/111-Kinh-Di%E1%BB%87u-Ph%C3%A1p-Li%C3%AAn-Hoa?p=19252&viewfull=1#post19252

Lại nữa Phẩm Phổ Môn cũng nói :

Phật bảo Vô-Tận-Ý Bồ-Tát: "Thiện-nam-tử! Nếu có chúng sanh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật được độ thoát thời Quán-Thế-Âm Bồ-Tát liền hiện thân Phật vì đó nói pháp.

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/111-Kinh-Di%E1%BB%87u-Ph%C3%A1p-Li%C3%AAn-Hoa?p=19283&viewfull=1#post19283

------------

2) Có khi nào bực Đại Bồ tát dối xưng mình là Như Lai ?

_ Không phải dối xưng, vì khi đó Đại Bồ tát muốn nói đến BẢN THỂ CHÂN NHƯ, cũng là THỂ PHÁP THÂN THƯỜNG TRỤ _ vốn là CÁI GỐC của Đại Bồ tát.

------------

3) Nếu Đại Bồ tát không tự xưng mình là Như Lai, mà chúng sinh vô minh lại tôn xưng vị ấy là Như lai, thì điều ấy có đúng hay không ? Tại sao ?

_ Chúng sinh ấy không hiểu Phật pháp.

Vì Đại Bồ tát thì mỗi vị mang một HẠNH NGUYỆN riêng _ cũng có thể nói là "THÔNG ĐIỆP". Ngày nào còn Thế Giới Vô Minh thì HẠNH NGUYỆN ấy mãi còn !

Như Chuẫn Đề Vương Đại Bồ Tát là vị Bồ tát không giảng nói lý thuyết (Giáo Lý) mà dùng sức mạnh (Mật lực) Đà La Ni can thiệp trực tiếp vào những "thế lực bóng tối" để trả lại sự ổn định cho cuộc sống giả này.

Trong khi đó thì NHƯ LAI là CÁI SỐNG THẬT, không quan ngại gì những ảo ảnh, không HÀNH NGUYỆN ĐỘ SINH gì !

Khi chúng ta niệm Chuẫn Đề Vương Bồ tát là chúng ta tự nguyện mở lòng (những "huyệt đạo Thiện") để cho Mật Lực Đà La Ni Tạng can thiệp vào Nghiệp chướng của chúng ta.

Còn nếu chúng ta tôn xưng Ngài Chuẫn Đề Vương Bồ tát là Như Lai, chúng ta niệm Nam Mô Chuẫn Đề Vương Như Lai, thì cụm từ Như Lai đã vô hiệu hóa Hạnh Nguyện của Ngài Chuẩn Đề rồi ! Đây là sự mâu thuẫn không đáng có !

Những lời trên là thu hoạch vụng về của "kẻ không nhà", kính mong được những bậc cao minh chỉ giáo thêm !

Ngọc Quế
11-29-2018, 08:11 AM
Wow ! Lại một mùa bội thu !

Kính tất cả quý Chân Phật tử ! Qua loạt bài trên, chúng ta đã có thêm nhiều kiến thức tuyệt vời, không biết các bạn trẻ, nhất là Gia Bảo, bạn có thỏa mãn chưa ?

Một bài học rút ra là, chúng ta phải nắm vững TINH YẾU của Phật Pháp, để không bị CÁI ĐÁM ĐỒ CHÚNG CỦA THIÊN MA xí gạt, dụ dỗ, phỉnh phờ; để rồi NÓI theo chúng, truyền bá cái Giáo thuyết "hầm bà lằng". Bản thân chúng ta đã bị mê mờ, lại còn tiếp tay làm hoen ố CHÁNH PHÁP PHẬT.

Tội lỗi ! Tội lỗi !

NAM MÔ CẦU SÁM HỐI BỒ TÁT, MA HA TÁT !

Gia Bảo
11-29-2018, 08:52 AM
Wow ! Lại một mùa bội thu !

Kính tất cả quý Chân Phật tử ! Qua loạt bài trên, chúng ta đã có thêm nhiều kiến thức tuyệt vời, không biết các bạn trẻ, nhất là Gia Bảo, bạn có thỏa mãn chưa ?

Một bài học rút ra là, chúng ta phải nắm vững TINH YẾU của Phật Pháp, để không bị CÁI ĐÁM ĐỒ CHÚNG CỦA THIÊN MA xí gạt, dụ dỗ, phỉnh phờ; để rồi NÓI theo chúng, truyền bá cái Giáo thuyết "hầm bà lằng". Bản thân chúng ta đã bị mê mờ, lại còn tiếp tay làm hoen ố CHÁNH PHÁP PHẬT.

Tội lỗi ! Tội lỗi !

NAM MÔ CẦU SÁM HỐI BỒ TÁT, MA HA TÁT !



Con _ Gia Bảo _ xin kính cám ơn các Trưởng bối đã chia sẻ Giáo lý Phật pháp, giúp cho con được học hỏi thêm rất nhiều, quan trọng là đã giải tỏa những gút mắc trong lòng con.

Gia Bảo cũng cám ơn "cái chị đã nói bậy", giúp cho GB có cớ để hỏi các bác.

Kính !

Tuấn Kiệt
12-03-2018, 08:34 AM
Chào bạn votichsu !

Lần này bạn đã nhập nhằng giữa cụm từ NHƯ LAI & PHẬT. Trong Kinh Phật những bài dạy Thông Giáo thì vẫn thường xài chung 2 cụm từ này như một nghĩa. Nhưng ở Kinh Kim Cang Bát Nhã này, nhằm giảng về yếu lý Phật pháp, cho nên Phật và Như Lai khác nhau.

PHẬT (Thích Ca) là một nhân vật đã 3 A Tăng Kỳ Kiếp tu hành, để gột lần từ Mê đến Tỉnh, khi Toàn Giác gọi là thành Phật. Theo nghĩa Bát Nhã, Phật này "có tu, có hành, có nguyện, có chứng đắc".

NHƯ LAI theo nghĩa Bát nhã, không phải là một nhân vật, không phải là một cá thể. NHƯ LAI là Biển Giác, là CHÂN NHƯ TÂM, là thể Pháp Thân Bất Nhị, đầy đủ 4 yếu tính Thường Lạc Ngã Tịnh.

Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương có câu :

Phạn thiên ức Tam thế chư Phật, bất như phạn nhất Vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng chi giả.

(Cúng dường ngàn ức vị Phật ba đời, chẳng bằng cúng dường một (vị) Vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng).
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/269-Kinh-T%E1%BB%A9-Th%E1%BA%ADp-Nh%E1%BB%8B-ch%C6%B0%C6%A1ng?p=4911&viewfull=1#post4911

Quý vị có ai thắc mắc : Ủa ! Tại sao "Cúng dường ngàn ức vị Phật ba đời" lại "chẳng bằng cúng dường một (vị) Vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng" ? Câu trả lời "Vị Vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng" chính là NHƯ LAI. Vì sao lạ vậy ?

Vì "Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, ....". Những vị Phật có tên tuổi, có lịch sử đều là PHÁP HỮU VI mà PHÁP HỮU VI thì NHƯ MỘNG HUYỄN. Còn NHƯ LAI không phải là pháp hữu vi, cho nên không nằm trong Tuồng Mộng Huyễn.

Hướng tâm về NHƯ LAI là hướng tâm về Chân Lý Tuyệt Đối, là hướng tâm về Bản Thể Chân Như _ là CÁI THẬT DUY NHẤT. Với Chân Lý Tuyệt Đối thì mọi Hoa đốm lăng xăng khác, từ Chúng sinh Vô minh đến bực Phật, từ Sanh Tử đến Niết Bàn, đều là GIẢ ẢNH, đều là huyễn hóa.

CÁI GIẢ THÌ KHÔNG THỂ GIÁ TRỊ như CÁI THẬT.

Chân Lý Tuyệt Đối thì không thấy có Chúng sinh Vô Minh triền miên trong đau khổ, mà chỉ thấy có những búp sen hồng chưa nở, đang nở, đã nở đang phe phẩy chào đón gió Xuân. Vậy thì cứu giúp cái gì !

Cho nên tui nói NHƯ LAI KHÔNG CÓ CỨU GIÚP CHÚNG SINH !

Lập luận cuối của bạn :

Lẽ nào Phật dạy đệ tử như thế, mà đến khi thành Như Lai rồi lại "Không có cứu giúp ai" cả ?

còn sai ở từ THÀNH, NHƯ LAI thì không có từ ai hay cái gì mà thành được. NHƯ LAI vốn dĩ là Biển Giác THƯỜNG TRỤ.




Kính bác duyngudocton ! Khi đọc bài này con vẫn còn ngờ ngợ. Nay con thấy trên mạng có ảnh này trùng khớp với ý "NHƯ LAI KHÔNG ĐỘ SINH" của bác.

Con kính đăng lên đây để được nghe các bác giảng thêm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/47321140_298995814065581_4138442813534633984_n.jpg ?_nc_cat=103&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=1f061bf8b9f9ace476ef2028af976279&oe=5CA36D92



Kính !

duyngudocton
12-04-2018, 09:49 AM
Kính bác duyngudocton ! Khi đọc bài này con vẫn còn ngờ ngợ. Nay con thấy trên mạng có ảnh này trùng khớp với ý "NHƯ LAI KHÔNG ĐỘ SINH" của bác.

Con kính đăng lên đây để được nghe các bác giảng thêm.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/47321140_298995814065581_4138442813534633984_n.jpg ?_nc_cat=103&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=1f061bf8b9f9ace476ef2028af976279&oe=5CA36D92



Kính !

Chào Tuấn Kiệt ! Kính chào Quý Chân Phật tử !

Cám ơn Tuấn Kiệt đã đọc kỹ bài của kẻ ngu này, có phải bạn muốn hỏi : Thế nào là "Tâm chúng sinh nào đâu hướng Phật" hay không ?

Chúng ta thấy riêng ở Việt Nam những năm gần đây, chùa chiền mọc lên như nấm, những chỗ đã có sẵn thì được cải tạo trùng tu lại vô cùng nguy nga hoành tráng; như vậy chứng tỏ rằng : người hướng Phật không phải là ít ! Nhưng tại sao lại có câu thơ này ? Phải chăng tác giả đã biên kiến _ thấy một khía cạnh tiêu cực _ rồi phủ định thiện tâm của mọi người ?

Không đâu, câu thơ này như "gáo nước lạnh" để thức tỉnh chúng ta _ những kẻ quen sống mơ màng !

Thường thì chúng ta cho rằng : mình đã vâng lời Phật nghiêm trì giới hạnh, tinh tấn tu hành, thiền định kiên cố; đó là chúng ta đã HƯỚNG PHẬT rồi ! Không HƯỚNG PHẬT làm sao mình có đủ kiên trì bỏ tất cả thói hư tật xấu, gắng làm tất cả những công hạnh khó làm ?

Ái chà ! Sao ta không thành thật _ khách quan _ dòm lại lòng mình xem sao ?

Từ Phật có nghĩa là GIÁC NGỘ CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, liệu chúng ta đã có thực tâm muốn GIÁC NGỘ CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI hay không ?

Hay chúng ta muốn thành Phật _ một bực mà tất cả Trời Người đều kính ngưỡng _ một vị ở vị trí cao tột mà những vị Trời còn phải chắp tay xá bái cúng dường ?

Hoặc chúng ta muốn được sống cuộc sống tuyệt vời ở cõi Cực Lạc Tây Phương ?

Đa số Phật tử đến với Đạo Phật là cầu bình an, cầu sức khỏe, cầu làm ăn phát tài, cầu "tai qua nạn khỏi", cầu vạn sự hanh thông.

Trong con mắt nghiêm khắc của tác giả, chúng ta đến với đạo Phật hầu hết đều chỉ muốn PHÌNH TO CÁI NGÃ _ còn được gọi là "thị dục huyển ngã".

Đơn cử như sư huynh Tâm Diễm đó, tinh tấn ngồi Thiền, chỉ mong có Thần Thông, có Thần Thông rồi, bị Ma xúi tự xưng mình là Tịnh Vương Phật, là Phật Di Lặc. Như vậy sư huynh đâu có HƯỚNG PHẬT, mà chỉ là hướng Thần Thông (cho bản ngã được tôn trọng).

Gia Bảo
12-04-2018, 06:22 PM
Từ Phật có nghĩa là GIÁC NGỘ CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, liệu chúng ta đã có thực tâm muốn GIÁC NGỘ CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI hay không ?




Dạ, chúng con cám ơn bác duyngudocton !

Con thấy hình như bác cố ý nhấn mạnh cụm từ CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, làm con thắc mắc: Trong đạo Phật có Chân Lý Tương đối hay không ? Nếu đã Tương đối thì sao có thể gọi là Chân Lý ? Nếu có Chân lý Tương đối thì vị nào sẽ chứng được Chân Lý ấy ? Khi đã chứng được Chân lý ấy thì được gọi là gì ?

Kính !

homeless
12-05-2018, 09:54 AM
Dạ, chúng con cám ơn bác duyngudocton !

Con thấy hình như bác cố ý nhấn mạnh cụm từ CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, làm con thắc mắc: Trong đạo Phật có Chân Lý Tương đối hay không ? Nếu đã Tương đối thì sao có thể gọi là Chân Lý ? Nếu có Chân lý Tương đối thì vị nào sẽ chứng được Chân Lý ấy ? Khi đã chứng được Chân lý ấy thì được gọi là gì ?

Kính !

Xin phép bac duyngudocton, cho "kẻ không nhà" này "trả bài" :

1. Tu theo đạo Phật, dù chúng ta có kiên cố thiền định đến mấy, có nghiêm trì Giới Luật 100%, dù chúng ta có làm vô số việc công đức, mà chưa Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, thì chúng ta hãy còn chung lộn với Ngoại Đạo, chưa thấy được cái hay, cái độc đáo của đạo Phật. Có thể ví như trẻ lớp Mẫu giáo, chuyện tu hành của chúng ta chỉ là ở "giai đoạn làm quen".

2. Những vị đã có DUYÊN trong tiền kiếp, kiếp này may mắn được gặp lại bậc Đại Giác Ngộ, đúng vào lúc các Ngài "hé mở" một chút Ánh Sáng Chân Lý, hành giả đã may mắn được thấy "Mặt thật xưa nay" của mình trong khoảnh khắc ngắn ngủi (có thể là vài giây, có thể vài phút hoặc lâu hơn), những vị này được gọi là Trí Tuệ Căn Bản. (Có thể ví như học sinh vừa "tốt nghiệp" lớp 1)

Sư huynh Tâm Diễm là một trong những vị này, có 2 lý do khiến cho Huynh bị "tẩu hỏa nhập Ma", thứ nhất là H ham Thần Thông cho nên hầu như toàn bộ thời gian chỉ dành cho ngồi Thiền, nghĩa là thời gian cho những công phu khác, nhất là học hỏi Kinh sách Giáo Lý hầu như không có gì, thứ hai là giây phút "hội ngộ chủ nhân ông" quá ngắn ngủi _ chỉ như "chớp giật lưng trời" _ không đủ để lắng đọng lại trong H một chút gì.

3. Những vị thực chứng Chân Lý, biết rõ BẢN THỂ TÂM, đủ công hạnh để có thể tùy ý "cắt đứt dòng Sanh Tử" nhập Diệt Tận Định, an trú trong Niết Bàn _ A Lại Da Tâm _ cũng gọi là Hữu Dư Y Niết bàn. Những vị này được gọi là A La Hán _ bậc Vô Sanh. (Có thể ví như học sinh tốt nghiệp CẤP 1)

Điều mà vị A La Hán chứng có thể gọi là Chân Lý bậc 1, có thể gọi là Phần Giác, trong Kinh Pháp Hoa _ phẩm Hóa thành dụ _ đức Phật gọi là "chỉ mới đến Hóa thành".

Bạn Gia Bảo hỏi cái CHÂN LÝ TƯƠNG ĐỐI chính là cái mà những vị A La Hán đã chứng.

"Nếu đã Tương đối thì sao có thể gọi là Chân Lý ?"

Vì Ngoại Đạo và tất cả Trời Người chỉ biết GIẢ LÝ là Ý Thức Chấp Ngã, do lầm nhận cái này là TA _ TÔI _ mà mãi theo nó luân hồi trong 6 nẽo. Bây giờ giác ngộ ra Cái Ý Thức huyển ngã ấy chỉ là "sương lam đầu núi", còn TA thì như đỉnh núi kia _ "trơ gan cùng tuế nguyệt" _ nào có phải theo sương lam mà trôi dạt tụ tán bốn phương. Chân Lý này đã giải phóng chúng ta khỏi Sinh Tử Luân Hồi, nên được gọi là CHÂN LÝ.

"Nếu có Chân lý Tương đối thì vị nào sẽ chứng được Chân Lý ấy ? Khi đã chứng được Chân lý ấy thì được gọi là gì ?"

Đoạn trên đã có trả lời câu hỏi này rồi !

Mến !

socnho
12-05-2018, 05:25 PM
....
....
3. Những vị thực chứng Chân Lý, biết rõ BẢN THỂ TÂM, đủ công hạnh để có thể tùy ý "cắt đứt dòng Sanh Tử" nhập Diệt Tận Định, an trú trong Niết Bàn _ A Lại Da Tâm _ cũng gọi là Hữu Dư Y Niết bàn. Những vị này được gọi là A La Hán _ bậc Vô Sanh. (Có thể ví như học sinh tốt nghiệp CẤP 1)

.....



Dạ, kính các bác ! con xin phép hỏi, nếu có sai xin các bác chỉ dạy lại :

_ Cái Niết Bàn mà Ngài Mục Kiền Liên đắc nhập và Niết Bàn mà Ngài Xá Lợi Phất đắc nhập là một hay là hai ?
_ Nếu là hai thì sao gọi là Chân Lý ?
_ Nếu là một thì sao gọi là Tương Đối ?

Kính !
socnho

colaihi
12-06-2018, 08:59 AM
_ Cái Niết Bàn mà Ngài Mục Kiền Liên đắc nhập và Niết Bàn mà Ngài Xá Lợi Phất đắc nhập là một hay là hai ?
_ Nếu là hai thì sao gọi là Chân Lý ?
_ Nếu là một thì sao gọi là Tương Đối ?




Kính chào bạn sóc nhỏ ! Bạn hỏi :

"Cái Niết Bàn mà Ngài Mục Kiền Liên đắc nhập và Niết Bàn mà Ngài Xá Lợi Phất đắc nhập là một hay là hai ?"

_ Xin thưa KHÔNG PHẢI MỘT, KHÔNG PHẢI HAI !

"Nếu là hai thì sao gọi là Chân Lý ?"

_ Vâng ! Nếu là hai thì 1 triệu vị A La Hán sẽ nhập 1 triệu cái Niết bàn riêng rẻ hay sao ? Cho nên nói không phải hai ! Ví dụ "A Lai Da Tâm như nước biển mặn, Ngài Xá Lợi Phất như nước sông A, Ngài Mục Kiền Liên như nước sông B, khi đến biển thì không còn là nước sông nào cả, mà chỉ là nước biển mặn".

"Nếu là một thì sao gọi là Tương Đối ?"

_ Gọi là Tương đối vì còn đối đải ! Cái Niết Bàn của những vị A La Hán là nơi vắng bặt mọi phiền não khổ đau (tạm gọi là những Ác pháp), là nơi "củi hết lửa tắt" (tạm gọi là Tịnh pháp). Đến đây socnho đã thấy chỗ đối đải của Hữu Dư Y Niết Bàn chưa : Ác pháp và Tịnh pháp đối đải với nhau.

Vị A La Hán đã có chọn lựa, chọn Tịnh pháp, xa lìa Ác pháp _ chọn Niết Bàn, xa lìa phiền não khổ đau _ đồng nghĩa bỏ mặc trần gian, bỏ mặc vô lượng chúng sinh đau khổ trầm luân. Vị A La Hán đã tìm được Chân Lý _ A Lại Da Tâm _ hạnh phúc an ổn riêng mình, chuyện chúng sinh còn lặn hụp trong biển trầm luân, vị A La Hán "bó tay" không có cách gì giải quyết, thôi thì đành chấp nhận, coi như "ngoài vùng phủ sóng".

Hành giả tu học Phật mà chỉ mới biết Bản Thể Tâm đã vội an nghỉ, trong khi Hành trình Chân lý hãy còn là "con đường dài" trước mặt, đức Phật gọi những vị này là "chồi khô mộng lép".

Phúc Hạnh
12-06-2018, 04:44 PM
Dạ, con đọc bài của bác duyngudocton, thấy có câu này :


Từ Phật có nghĩa là GIÁC NGỘ CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, liệu chúng ta đã có thực tâm muốn GIÁC NGỘ CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI hay không ?

Kính các bác, liệu con có thể hỏi "CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI" là gì hay không ? Con không mong chờ được nghe câu "Đến đi rồi sẽ biết !", mà con muốn được nghe một định nghĩa khái quát, một nét vẽ mờ nhạt cũng được, để chúng con có chỗ mà hướng tâm.

Kính cám ơn trước.

nguoidien
12-07-2018, 08:30 AM
Dạ, con đọc bài của bác duyngudocton, thấy có câu này :

"Từ Phật có nghĩa là GIÁC NGỘ CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, liệu chúng ta đã có thực tâm muốn GIÁC NGỘ CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI hay không ?"

Kính các bác, liệu con có thể hỏi "CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI" là gì hay không ? Con không mong chờ được nghe câu "Đến đi rồi sẽ biết !", mà con muốn được nghe một định nghĩa khái quát, một nét vẽ mờ nhạt cũng được, để chúng con có chỗ mà hướng tâm.

Kính cám ơn trước.



Chào Phúc Hạnh ! Câu này đâu có bí hiễm gì mà không hiểu, này nhé :

CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI là CHÂN LÝ KHÔNG CÒN GÌ TƯƠNG ĐỐI (đối đãi) nữa !

Hề hề !

homeless
12-07-2018, 09:05 AM
Chào Phúc Hạnh ! Câu này đâu có bí hiễm gì mà không hiểu, này nhé :

CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI là CHÂN LÝ KHÔNG CÒN GÌ TƯƠNG ĐỐI (đối đãi) nữa !

Hề hề !

Kẻ "vô gia cư" này cùng quan điểm với câu trả lời của nguoidien !

Ngày xưa, khi còn tu với những vị Sư Ngoại Đạo, đức Phật đã thiền định lên đến tầng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, nhưng mục đích Ngài từ bỏ ngai vàng ra đi tầm Đạo là vì muốn cứu độ tất cả mọi người thoát khỏi Sanh Già Bệnh Chết, bấy giờ đã thu hoạch đến tột đỉnh của Ngoại Đạo, mà mục đích vẫn chưa đạt được, điều ấy vẫn còn là một "khối u" uất kết trong lòng chưa giải quyết được. Cho nên Sa Môn Cồ Đàm đã từ giả Ngoại Đạo, để tiếp tục tìm kiếm ....một cái gì chưa biết là gì, nhưng ngấm ngầm Ngài đã định hướng là quyết tìm CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, nếu còn TƯƠNG ĐỐI thì Ngài sẽ chưa thôi tìm kiếm.

Ở bài trước (của người ngu) chúng ta thấy cái Chân Lý của vị A La Hán như một màu trắng (Niết Bàn tịch tịnh) đối đải với màu đen (là cõi Ngũ trược Ác thế này), vậy Chân Lý này chưa phải là TUYỆT ĐỐI.

Người thực lòng HƯỚNG PHẬT thì khi thấy cái CHÂN LÝ mà mình đạt đến được hãy còn "lợn cợn chút sương mù" thì chưa thôi tìm kiếm.

colaihi
12-07-2018, 10:03 AM
Chào Phúc Hạnh ! Câu này đâu có bí hiễm gì mà không hiểu, này nhé :

CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI là CHÂN LÝ KHÔNG CÒN GÌ TƯƠNG ĐỐI (đối đãi) nữa !

Hề hề !

Kính chào quý đạo hữu, dĩ nhiên là không ai có thể "bưng" CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI ra trình bày với mọi người được, nhưng có lẻ những gợi ý trong phẩm VÀO PHÁP MÔN KHÔNG HAI (Bất Nhị Pháp Môn) trong Kinh Duy Ma Cật, sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn "Những gì là PHÁP ĐỐI ĐÃI, từ đây loại suy ra PHÁP MÔN KHÔNG HAI, PHÁP MÔN KHÔNG HAI là tiền đề để đi đến CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI.

Diễn Đàn chúng ta có Phẩm này do H.t Duy Lực dịch (nhiều chỗ tối nghĩa):

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/208-Kinh-Duy-Ma-C%E1%BA%ADt?p=3793&viewfull=1#post3793

Theo Già này thì bản dịch của Sa môn Thích Huệ Hưng sáng nghĩa hơn :

https://thuvienhoasen.org/p16a2022/9-pham-vao-phap-mon-khong-hai

Kính !

Gia Bảo
12-10-2018, 08:35 AM
Dạ, Kính các tiền bối !

Con cám ơn các tiền bối đã làm sáng tỏ 2 gút mắc trong lòng con (về Đức Phật A Đề và Phật Mẫu Chuẩn Đề) bây giờ con xin phép hỏi vấn đề thứ 3 là bài của chị hoamacco vừa đăng sáng nay:






Chân & Vọng !


https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/48223980_301996190432210_8511657850957725696_n.jpg ?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeHsDnwPYnqPnLtLNqSCwFaQSnp2p1cisbb7664TT c5RIB2_UieC35BzOnbWZEeAiK0CEKLD8Or2bDF0EUtvT5nJJob VAD7EeIj6bk26gF5lLg&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=dc9a26972b5ffeae9bae263f0acb1d53&oe=5CA4F3DC



Tận cùng của các pháp ta sẽ phát hiện ra CHÂN LÝ,
Vì muốn cho CHÂN LÝ được tỏ rạng, cho nên phải nói Đúng & Sai.



http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/845-S%C6%B0u-t%E1%BA%A7m?p=29065&viewfull=1#post29065

Kính các bác ! Con thiễn nghĩ :

"QUÁ VỌNG HIỄN CHÂN DUYÊN ƯỚC MỘT" là có gì đúng, có gì sai đâu ! Cái "con khỉ mặc áo long bào" chưa hẵn đã sai, cái chị tùy tiện "nâng cấp" cho những vị Tỳ kheo Thái Lan, liệu có phải là "tội đồ thiên cổ" hay không ?

Con kính chờ nghe ý kiến của các bác !

duyngudocton
12-11-2018, 07:39 AM
Dạ, Kính các tiền bối !

Con cám ơn các tiền bối đã làm sáng tỏ 2 gút mắc trong lòng con (về Đức Phật A Đề và Phật Mẫu Chuẩn Đề) bây giờ con xin phép hỏi vấn đề thứ 3 là bài của chị hoamacco vừa đăng sáng nay:


http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/845-S%C6%B0u-t%E1%BA%A7m?p=29065&viewfull=1#post29065

Kính các bác ! Con thiễn nghĩ :

"QUÁ VỌNG HIỄN CHÂN DUYÊN ƯỚC MỘT" là có gì đúng, có gì sai đâu ! Cái "con khỉ mặc áo long bào" chưa hẵn đã sai, cái chị tùy tiện "nâng cấp" cho những vị Tỳ kheo Thái Lan, liệu có phải là "tội đồ thiên cổ" hay không ?

Con kính chờ nghe ý kiến của các bác !

Gia Bảo nè !

Cái "con khỉ mặc áo long bào" có thể không sai, khi nó vô tâm như con khỉ trong gánh xiếc :


https://i.khoahoc.tv/photos/image/2010/09/08/Khi_xiec7.jpg

Còn nếu nó tưởng rằng "mình là vua ! khi mặc chiếc áo này là mình có thể ra lịnh : Nầy hởi các ba quân tướng sĩ, kể từ nay ta nói gì thì phải tuyệt đối nghe theo ta, ai không nghe TA thì không phải là đồ tử đồ tôn của TA !"

Hì... hì..! Sai là ở chỗ đó đó ! Nó thật sự không hề có vương quốc nào cả, mà hăm trục xuất mọi người ra khỏi cái vương quốc tưởng tượng của nó. Có ai thèm làm đồ tử đồ tôn của một con khỉ chứ !

:mad::mad::mad:

colaihi
12-11-2018, 09:23 AM
Dạ, Kính các tiền bối !

Con cám ơn các tiền bối đã làm sáng tỏ 2 gút mắc trong lòng con (về Đức Phật A Đề và Phật Mẫu Chuẩn Đề) bây giờ con xin phép hỏi vấn đề thứ 3 là bài của chị hoamacco vừa đăng sáng nay:


http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/845-S%C6%B0u-t%E1%BA%A7m?p=29065&viewfull=1#post29065

Kính các bác ! Con thiễn nghĩ :

"QUÁ VỌNG HIỄN CHÂN DUYÊN ƯỚC MỘT" là có gì đúng, có gì sai đâu ! Cái "con khỉ mặc áo long bào" chưa hẵn đã sai, cái chị tùy tiện "nâng cấp" cho những vị Tỳ kheo Thái Lan, liệu có phải là "tội đồ thiên cổ" hay không ?

Con kính chờ nghe ý kiến của các bác !

Chào "Con trai" !

Hai câu thơ ấy đi liền với nhau mới trọn nghĩa, "con trai" lại đi ngắt một nửa để hỏi thì không đúng lắm đâu !
Bây giờ để bà Già này dịch lại như vầy con trai sẽ thấy sáng nghĩa ra :


Tuy rằng chẳng đúng chẳng sai,
Muốn cho rõ nghĩa nên nay phân bày !

Câu 1 "QUÁ VỌNG HIỄN CHÂN DUYÊN ƯỚC MỘT" nghĩa là "kinh qua những điều Vọng (giả dối), thì sẽ hiễn lộ CHÂN NHƯ", chứ không phải VỌNG (vọng tâm, vọng tưởng, vọng hành) và CHÂN NHƯ là một. VỌNG (vọng tâm, vọng tưởng, vọng hành) sinh ra CÕI GIẢ HUYỄN.


Thức Tâm biến hiện vô cùng,
Làm nên nhân quả trùng trùng Diệt Sinh.
Chân Như thì chẳng hữu hình,
Chưa từng cọng trú hữu tình mảy may !

Câu 2 "Trình nguyên hiễn bản thích tùy phân" nghĩa là "việc độ sinh, muốn cho chúng sinh đến được với Cội nguồn thì phải phương tiện nói "này là Thiện nên làm, này là Ác nên tránh, này là gieo Nhân phá hoại Phật pháp để mưu lợi cho cá nhân, này là gặt Quả (Địa Ngục) sống trong mê mờ tối tăm đau khổ triền miên."


Nếu ai muốn biết CHÂN THƯỜNG,
Thì nên phân biệt đôi đường trắng đen.

socnho
12-11-2018, 10:00 PM
Chào "Con trai" !


Câu 1 "QUÁ VỌNG HIỄN CHÂN DUYÊN ƯỚC MỘT" nghĩa là "kinh qua những điều Vọng (giả dối), thì sẽ hiễn lộ CHÂN NHƯ", chứ không phải VỌNG (vọng tâm, vọng tưởng, vọng hành) và CHÂN NHƯ là một. VỌNG (vọng tâm, vọng tưởng, vọng hành) sinh ra CÕI GIẢ HUYỄN.





Dạ, kính bà bà colaihi !

Con cám ơn bà bà đã giải tỏa khúc mắc cho chúng con. Tuy nhiên qua câu giải thích trên, con thấy vẫn còn (không biết bà bà có cố ý hay không) bỏ qua ba từ "DUYÊN ƯỚC MỘT".

Chúng con xin được nghe thêm.

Kính !
Socnho

nguoidien
12-12-2018, 08:36 AM
Dạ, kính bà bà colaihi !

Con cám ơn bà bà đã giải tỏa khúc mắc cho chúng con. Tuy nhiên qua câu giải thích trên, con thấy vẫn còn (không biết bà bà có cố ý hay không) bỏ qua ba từ "DUYÊN ƯỚC MỘT".

Chúng con xin được nghe thêm.

Kính !
Socnho



Chào con socnho !

"bà bà" đã có nói đến rồi mà socnho không để ý đấy thôi ! đó là 2 câu thơ :

"Tuy rằng chẳng đúng chẳng sai,
Muốn cho rõ nghĩa nên nay phân bày !"

Nếu nguyên tác không có cụm từ DUYÊN ƯỚC MỘT thì bản dịch của "bà bà" đã không có 2 chữ TUY RẰNG.

Tuy rằng với Chân Lý Tuyệt Đối thì mọi chuyện xảy ra trong cõi tạm này chỉ như những hoạt cảnh trong phim hoạt hình, chỉ là những ảo ảnh biến tướng ra. Do đó với Chân Lý Tuyệt Đối thì mọi cái Đúng hay Sai trong TUỒNG THIÊN DIỄN chỉ như sự lên xuống qua lại của những hoa đốm trong hư không.

Nhưng kẻ sống trong Vô Minh thì không thể thoát được Nhân Quả, luôn bị sự khống chế của ngoại cảnh do Nghiệp lực biến hiện ra.

Địa Ngục tuy Không, nhưng chỉ Không với bậc Đại Giác Ngộ, những vị đã đắc quả A La Hán vẫn còn "bó tay" với lửa Địa Ngục (chuyện Mục Liên Thanh Đề). Hà huống chi những kẻ Vô Minh 100% như "con nhỏ hoang tưởng", tương lai con nhỏ này sau khi hết phước sẽ ra sao ? Cái đó "Nhân Quả" sẽ trả lời XỨNG ĐÁNG.

Còn cái "con khỉ bị giật dây" kia, thì luật Nhân Quả cũng sẽ kiến tạo "một cung điện đặc biệt" dành riêng cho nó !

Thanh Trúc
12-23-2018, 08:23 AM
Kính Quý đạo hữu, kính Quý Trưởng bối, kính anh Gia Bảo !

Phúc Hạnh có điều muốn hỏi, không biết có lạc đề hay không ? Nếu có, mong quý vị hoan hỉ.



https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/47684137_303140353651127_6378673647476801536_n.jpg ?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeF4sMd9Jse4Xd1EDLcd97hh_MFxa7KkQDwDsLO2c QLqmF6J4-kZaev2tur_D_vmOaq_dec8LiTNlIxp-PFiiqru5CNXSabFX2VHCft-wQWkMA&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=8f33a77a0d692589bbf56db52461c76c&oe=5C979685



Dạ con thắc mắc câu 2 :

DÒNG NƯỚC TRÀ GIANG ĐÀ NGƯNG CHẢY, HAI HÀNG MÊ NGỘ ĐỆ TỬ XÓT BƠ VƠ.

DÒNG NƯỚC TRÀ GIANG ĐÀ NGƯNG CHẢY ý muốn nói điều gì ? Có thật là nước sông Trà đã ngưng chảy hay không ?

HAI HÀNG MÊ NGỘ ĐỆ TỬ XÓT BƠ VƠ, đệ tử Mê thì đau xót (như Ngài A Nan) đã đành, đệ tử Ngộ mà cũng đau xót hay sao ?

Kính !





Dạ, Kính Quý Đạo Hữu truy cập !

Câu hỏi tiếp theo của thành viên Phúc Hạnh đã được TT di chuyển :

http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/286-Cho-con-h%E1%BB%8Fi-v%E1%BB%81-%C4%90%C3%A0-La-Ni-T%E1%BA%A1ng?p=29083&viewfull=1#post29083