PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Từ Vô Ngã đến Hữu Ngã



Ngọc Quế
07-01-2015, 09:26 AM
Chúng con cám ơn bác Ngọc Quế đã giải rất rõ, tường tận và dễ hiểu một vấn đề "sinh tử sự đại".

Nhưng điều này nếu không hỏi thì chúng con chưa an tâm được.

Kính bác, theo như bác nói "TA hoà vào KHÔNG như cái bọt vở, cái bọt vở thì nào có TA ở đâu."
Hoà vào Không thì Ta là Hư không, nếu thiệt sự không có ta thì đức Phật dạy cho chúng ta "bể tan tành" không còn gì hết, vậy chúng ta tu để làm chi ? Nếu nói để đắc Niết Bàn, thì ai chứng ai đắc, hay cái gì đắc ? Nếu thực sự không có Ta chịu trách nhiệm (hay chứng đắc) thì chúng con cứ sống như kẻ vô thần, sống buông thả hiện sinh cho sướng, mắc gì phải giữ giới, tu thiền đọc kinh làm chi cho cực khổ ?

Kính thắc mắc !

Các đạo hữu thân mến ! Giữ lời hứa, hôm nay Ngọc Quế mở chủ đề "Từ Vô Ngã đến Hữu Ngã" để giải đáp điều thắc mắc của bạn minh thức.

Hề hề ! thật là trùng hợp khi bạn có nick là Minh Thức, không hiểu đây có phải là pháp danh của bạn hay không ?

Trước tiên xin mời các bạn đọc lại phẩm Kinh này :

http://thuvienhoasen.org/p16a18840/quyen-1

Bây giờ Ngọc Quế thắc mắc, đoạn Kinh văn sau đây :

Nhưng, nếu thầy cố chấp hẹp hòi, cho cái tính suy xét phân biệt hiểu biết là tâm, thì cái tâm ấy phải có thể tánh hoàn toàn biệt lập, không dính dáng gì tới thể tánh của sáu trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Còn như hiện giờ đây, thầy đang nghe Như Lai nói pháp, đó là do nơi âm thanh mà có phân biệt; cho dầu diệt hết tất cả thấy nghe hiểu biết đối với năm trần cảnh bên ngoài(43), bên trong chỉ giữ lấy cái cảnh giới tịch tĩnh của ý thức, thì cái cảnh giới tịch tĩnh ấy cũng vẫn là pháp trần(44), tức sự phân biệt bóng dáng của năm trần cảnh.

Xin các bạn cho biết đoạn Kinh văn ấy, đức Phật muốn nói lên điều gì ?

Mến !

Mục đồng
07-02-2015, 09:42 AM
Bây giờ Ngọc Quế thắc mắc, đoạn Kinh văn sau đây :

Nhưng, nếu thầy cố chấp hẹp hòi, cho cái tính suy xét phân biệt hiểu biết là tâm, thì cái tâm ấy phải có thể tánh hoàn toàn biệt lập, không dính dáng gì tới thể tánh của sáu trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Còn như hiện giờ đây, thầy đang nghe Như Lai nói pháp, đó là do nơi âm thanh mà có phân biệt; cho dầu diệt hết tất cả thấy nghe hiểu biết đối với năm trần cảnh bên ngoài(43), bên trong chỉ giữ lấy cái cảnh giới tịch tĩnh của ý thức, thì cái cảnh giới tịch tĩnh ấy cũng vẫn là pháp trần(44), tức sự phân biệt bóng dáng của năm trần cảnh.

Xin các bạn cho biết đoạn Kinh văn ấy, đức Phật muốn nói lên điều gì ?

Mến !



Kính bác Ngọc Quế !

Kinh Thủ Lăng Nghiêm là Kinh mà Phật tử chúng con thường "kính nhi viễn chi", Kinh này có vẻ "bác học" đối với chúng con, mặc dầu với nhiều Phật tử trí thức thì dễ như ăn bắp. Nay bác đem Kinh Thủ Lăng Nghiêm ra diễn giải, thật là phước cho chúng con, vì chúng con thường hoa mắt chóng mặt với những từ chuyên môn.

Về câu hỏi của bác con suy nghĩ chưa ra câu trả lời.

Kính !

minhdinh
07-02-2015, 09:44 AM
Chào bác Ngọc Quế,

Minhdinh xin trả lời câu hỏi của bác.Qua đoạn văn trên ý của Đức Phật nói về Tâm Vọng.Nếu như cái chúng ta cho là Tâm mà vẫn còn lệ thuộc vào căn và trần thì cái đó chưa phải là Tâm,mà chỉ là những công năng của Tâm,hay có thể gọi là những "công cụ" của tâm mà thôi.

dieuam
07-02-2015, 10:00 AM
Kính bác Ngọc Quế !

Chúng ta há chẳng nhờ âm thanh mà tương tác với nhau sao ?, thậm chí nhờ những âm thanh (thần chú) mà câu thông với Thượng đế nữa.

minhquang
07-02-2015, 11:32 AM
Dạ ! Như hôm trước trong bài Vô Ngã, bác có nói "Phần Nội tâm gồm Tư tưởng và Tình cảm cũng không phải Ta".

Có phải câu này Phật xác minh lại điều đó hay không ?

Kính !

Ngọc Quế
07-03-2015, 09:01 AM
Cám ơn các bạn đã trả lời đúng.

Thưa các bạn ! Trước khi nói đến Hữu Ngã thì chúng ta xác định lại Vô Ngã đấy thôi.

Đoạn Kinh trên, đức Phật đã khẳng định mọi thấy nghe hiểu biết của ta đều cần có "chất liệu" (Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp) mới có biết; Giả sử không có "chất liệu" thì những cái biết này không sinh khởi được, những cái biết này là những cái biết có điều kiện. Chúng ta hãy tạm đặt tên cho nó là CÁI BỊ BIẾT đi nhé ! (Hè hè...! N/q đã né đi những ngôn từ "bác học" rồi đấy nhé !)

CÁI BỊ BIẾT thì không tự có, phải có điều kiện tiếp xúc với trần cảnh (hay ngoại cảnh) nó mới sinh ra, có sinh ra thì có biến mất (có thể chỉ trong sát na thôi), đúng như minhdinh nói : nó là Vọng Tâm !

Tất cả loài người và Chư Thiên đều lầm nhận Vọng Tâm là MÌNH, TA, TÔI, NGÃ; Vì nhận Vọng Tâm là mình cho nên theo Vọng Tâm mà trôi nổi trong Sinh Tử Luân Hồi. Cái Vọng Tâm này, phàm phu chúng ta và Ngoại Đạo thường gọi nó là Linh Hồn. Trong Kinh Lăng Nghiêm này đức Phật gọi tất cả sự hiểu lầm này là "Nhận giặc làm con", tức là chúng ta đã lầm CÁI VỌNG TÂM này, CÁI BỊ BIẾT này, CÁI LINH HỒN này là Ta, là con người thật của mình _ như con tằm nhả tơ tự trói mình, tự trói mình thì tơ đó là giặc chứ còn là gì nữa ! *


Nhưng đặc biệt, đoạn Kinh này :

cho dầu diệt hết tất cả thấy nghe hiểu biết đối với năm trần cảnh bên ngoài, bên trong chỉ giữ lấy cái cảnh giới tịch tĩnh của ý thức, thì cái cảnh giới tịch tĩnh ấy cũng vẫn là pháp trần, tức sự phân biệt bóng dáng của năm trần cảnh.

Đức Phật chỉ luôn "cho dầu không còn gì hết, chỉ còn cảnh giới tịch tỉnh của Ý Thức cũng vẫn là LẦM".

Đây là cái lầm của 4 tầng Trời Vô Sắc giới, đây là cái lầm _ ngở rằng Chân Tâm _ của Ông Krisnamurti khi đặt tên cho trạng thái "không không" là The as is đã được dịch là CÁI ĐANG LÀ. Thực chất vẫn là Ý Thức _ trạng thái tĩnh của Ý Thức.

Rồi một Đại Thiền Sư cũng vội vàng "chụp" lấy cái không không ấy để bảo là Niết Bàn, là Bản Thể Chân Tâm, khuyên chúng đệ tử hãy buông xả tất cả giữ tâm không mà đi cũng cười, ngồi cũng cười, ......Dẫu rằng khuyên chúng đệ tử như vầy cũng tốt, tương lai sẽ có hàng nghìn vị được thác sinh lên những cảnh Trời; nhưng vẫn là làm cho "bờ Mê sương thêm khói" mà thôi.

Đây là Bệnh CHỈ (dừng đứng Tư tưởng và Tình Cảm) mà trong Kinh Viên Giác đức Phật đã quở.

Có những vị Tổ xưa cũng đã quở "nấu cát muốn thành cơm" là ý này. Cát dụ cho Linh Hồn, Ý thức, Thần Thức; Cơm dụ cho Giải Thoát, Niết Bàn, Đại Niết Bàn.

Xin kính chia sẻ !

Phụ chú :

*
Trước hết chúng ta phải hiểu rõ cái ‘tánh’ này, Phật tánh, Pháp tánh là không sanh không diệt. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. Tánh không sanh không diệt; nếu ‘tánh’ mê rồi thì biến thành ‘thức’. Chúng ta thường kêu bằng linh hồn. Linh hồn là gì? Ðó là tự tánh mê rồi thì biến thành ra hình trạng này, biến ra linh hồn; linh hồn đi đầu thai trong lục đạo. Không kể là đầu thai bằng phương cách nào thì nó cũng không sanh không diệt. Ðến khi nào giác ngộ rồi thì thành Bồ Tát, thành Phật. Giác ngộ thì được đại tự tại, không giác ngộ thì bị nghiệp lực chuyển. Thí dụ như lúc còn sống [chúng sanh] tạo thiện nghiệp, tâm thiện, niệm thiện, hành động thiện, hoàn cảnh sanh sống của họ là cõi người hay là cõi trời (cõi trời có 28 tầng). Nếu như tâm của họ không thiện, tư tưởng không thiện, hành vi không thiện, tương lai họ sẽ sanh vào cõi ngạ quỷ, súc sanh, hoặc là địa ngục.

Cho nên thần thức, chúng ta gọi là linh hồn, đi đầu thai chứ không bị mất đi; nó sẽ chuyển biến chứ không tiêu diệt. Nếu nó giác ngộ thì sẽ chuyển thành Phật tánh, nếu mê thì chuyển thành thần thức; Nó sẽ chuyển biến tuỳ theo mê hay ngộ và vĩnh viễn không tiêu diệt. Cho nên nếu bạn hiểu thật rõ cái chân tướng sự thật này, bạn sẽ không sợ chết nữa. Tại sao vậy? Vốn là không có sanh tử. Sanh tử là cái gì? Chỉ là thay đổi thân thể, thay đổi hoàn cảnh sinh sống thôi.”

Đoạn văn trích dẫn màu tím ở trên là của Hòa thượng T.K.... giảng tại Tịnh Tông Học Hội, Úc Châu 23-06-2003

Ngọc Quế
07-04-2015, 08:56 AM
Chào các bạn !

Cũng ở địa chỉ trên :

http://thuvienhoasen.org/p16a18840/quyen-1

có đoạn Kinh văn này :

Bấy giờ tôn giả Kiều Trần Na đứng dậy bạch Phật:

– Con hôm nay đã già cả, ở trong đại chúng riêng được cái tên là “Giải”, nhân ngộ được hai chữ “khách, trần” mà chứng quả. Bạch đức Thế Tôn! Ví như người hành khách vào nghỉ nơi quán trọ, hoặc ngủ, hoặc ăn; ngủ, ăn xong lại thu xếp hành trang lên đường, không ở yên được; chỉ có người chủ quán trọ mới không phải đi đâu. Từ ví dụ này mà con nghĩ rằng: Không ở yên thì gọi là “khách”; còn ở yên thì gọi là “chủ”. Và như vậy, con xin lấy sự “không ở yên” để nói lên ý nghĩa của chữ “khách”. Lại như khi trời quang tạnh, mặt trời sáng tỏ trên không trung, ánh sáng chiếu xuyên qua khe hở, làm hiện rõ những hạt bụi trong hư không; bụi bặm thì dao động, hư không thì lặng yên. Từ ví dụ này mà con nghĩ rằng: Lặng yên thì gọi là “không”; còn dao động thì gọi là “trần”. Và như vậy, con xin lấy sự “dao động” để nói lên ý nghĩa của chữ “trần”.

Vậy theo các bạn, "khách" dụ cho cái gì ? "chủ" dụ cho cái gì ? "trần" dụ cho cái gì ? "Không" (hư không) dụ cho cái gì ?

Bạn nào giúp Ngọc Quế với.

minhdinh
07-05-2015, 08:16 AM
Kính thưa bác Ngọc Quế !

Minhdinh xin trả lời câu hỏi của bác.

"Chủ" hay "Hư không" là chỉ cho Chân Tâm.Còn "Khách" hay "Trần" là chỉ cho Vọng Tâm.Vọng Tâm đến rồi lại đi,có rồi lại mất như khách trọ,như dao động vậy.Hay có thể ví như những con sóng biển liên tiếp vỗ bờ,không lúc nào ngừng nghỉ.Những ý nghĩ,những vọng tưởng của chúng ta liên tục xuất hiện,chẳng bao giờ dứt cả,nó luôn "động".Còn Chân Tâm là cái Tâm tĩnh lặng,như Đại dương mênh mông và sâu thẳm, chứa đựng muôn vàn con sóng nhỏ.Chân tâm luôn thường hằng bất biến cho nên nó như ông Chủ quán trọ,lúc nào cũng đứng ở quầy nhìn khách ra vào,nó luôn "tĩnh".

Dạ, con thấy như thế.

Ngọc Quế
07-05-2015, 08:22 AM
Kính thưa bác Ngọc Quế !

Minhdinh xin trả lời câu hỏi của bác.

"Chủ" hay "Hư không" là chỉ cho Chân Tâm.Còn "Khách" hay "Trần" là chỉ cho Vọng Tâm.Vọng Tâm đến rồi lại đi,có rồi lại mất như khách trọ,như dao động vậy.Hay có thể ví như những con sóng biển liên tiếp vỗ bờ,không lúc nào ngừng nghỉ.Những ý nghĩ,những vọng tưởng của chúng ta liên tục xuất hiện,chẳng bao giờ dứt cả,nó luôn "động".Còn Chân Tâm là cái Tâm tĩnh lặng,như Đại dương mênh mông và sâu thẳm, chứa đựng muôn vàn con sóng nhỏ.Chân tâm luôn thường hằng bất biến cho nên nó như ông Chủ quán trọ,lúc nào cũng đứng ở quầy nhìn khách ra vào,nó luôn "tĩnh".

Dạ, con thấy như thế.

Cám ơn minhdinh đã cho câu trả lời chính xác.

Thưa các bạn, chỉ cần chúng ta nhận ra những Tư tưởng chợt đến chợt đi, những tình cảm chợt đến chợt đi, nói chung nội tâm chúng ta luôn biến đổi, luôn sinh diệt, thậm chí trong từng sát na; bọn chúng là KHÁCH, KHÁCH thì đến rồi đi, đến rồi đi thì không phải là CHỦ; bọn chúng như vi trần lăng xăng trong hư không, những hạt bụi ấy không có đứng yên.

Hai điều này minh hoạ cho cái tâm phàm phu của chúng ta, nhưng cũng gián tiếp giới thiệu CÁI CHÂN TÂM, BẢN THỂ TÂM hay A LẠI DA TÂM.

CHÂN TÂM, BẢN THỂ TÂM hay A LẠI DA TÂM mới là chủ không đến không đi, mói thật là TA cho nên nói NGÃ (mà ở đây chúng ta khẳng định là HỮU NGÃ).

Về VỌNG TÂM (tức là Tư tưởng, tình cảm) thì chúng ta có thể quán sát được, nhưng còn Chân Tâm thì sao ? Là cái gì ở đâu mà chúng ta chưa thấy ?

Ngài Kiều Trần Na thiện giải điều này (khách _ trần) mà chứng Quả A La Hán, Ngọc Quế nhận thấy ở diễn đàn chúng ta rất nhiều vị cũng đã Giải Ngộ được điều này, nhưng hình như tất cả chúng ta chưa ai Chứng Ngộ. Vì sao ?

Vậy chúng ta hãy cùng tìm lời giải xem sao !

minhdinh
07-05-2015, 08:27 AM
Kính thưa bác Ngọc Quế !

Thưa bác,theo minhdinh nghĩ thì với câu hỏi của bác chỉ có một câu trả lời thôi ạ.Đó là chúng ta chỉ mới "Học" chứ chưa thực sự "TU".Tất cả những gì chúng ta lý giải,bàn luận đều dựa trên những kiến thức vay mượn nhờ nghe giảng,đọc sách,thảo luận...Đó chính là những tri thức "của người khác" chứ chưa phải của bản thân tự giác ngộ ra.Ngày xưa,các vị đệ tử của Đức Phật đều là những người ít nhiều có nền tảng tu tập,không tu theo đạo Phật thì cũng tu theo các Đạo khác,nên chỉ cần được Đức Phật chỉ dạy là họ có thể thẩm thấu,giác ngộ theo thời gian.Họ dành gần như toàn bộ thời gian cho việc TU HỌC.Còn ngày nay chúng ta có quá ít thời gian hoặc có thể nói chúng ta dành quá ít thời gian cho việc TU.

Lấy minhdinh làm ví dụ.Một ngày minh định cũng chỉ có thể để ra khoảng từ 2 đến 3h cho thời công phu,mà chủ yếu là vào buổi tối khuya.Còn ban ngày,do công việc,do giao tiếp,do bận việc con cái-gia đình...thì không thể đặt tâm trí vào việc TU được.Ngày xưa Ngài A-nan vì mải lo việc thế sự mà chỉ HỌC chứ không chuyên chú vào việc TU cho nên bị Phật quở trách và chứng ngộ chậm hơn những vị đệ tử khác là vậy.

Một điều nữa có thể là do phương pháp TU của chúng ta chưa chính xác.Khi Đức Phật còn tại thế,Ngài có thể nhìn ra được căn cơ,khả năng,khuyết điểm của từng người mà dạy cho họ cách tu tập phù hợp.Còn ngày nay thì có lẽ ai theo Pháp môn nào thì cứ chết dính vào Pháp môn đó,khó có thể được các vị Thầy chỉ bảo tận tình,nhất là với hàng cư sĩ tại gia như chúng ta.Bản thân các Thầy có khi còn bận đủ các loại Phật sự nên cũng khó có thể quan tâm,theo dõi đến từng vị đệ tử được.Cho nên ngày nay có rất nhiều trường hợp xuất gia xong một thời gian lại hoàn tục là vậy.Bởi chọn đường đi không đúng ngay từ đầu là dễ dẫn đến nản chí,thối tâm...Thậm chí có nhiều vị sau đó còn quay ra chỉ trích cả Đạo Phật nữa,nhất là hàng cư sĩ tại gia chúng ta.

nguoidien
07-06-2015, 09:52 AM
Cám ơn minhdinh đã cho câu trả lời chính xác.

Thưa các bạn, chỉ cần chúng ta nhận ra những Tư tưởng chợt đến chợt đi, những tình cảm chợt đến chợt đi, nói chung nội tâm chúng ta luôn biến đổi, luôn sinh diệt, thậm chí trong từng sát na; bọn chúng là KHÁCH, KHÁCH thì đến rồi đi, đến rồi đi thì không phải là CHỦ; bọn chúng như vi trần lăng xăng trong hư không, những hạt bụi ấy không có đứng yên.

Hai điều này minh hoạ cho cái tâm phàm phu của chúng ta, nhưng cũng gián tiếp giới thiệu CÁI CHÂN TÂM, BẢN THỂ TÂM hay A LẠI DA TÂM.

CHÂN TÂM, BẢN THỂ TÂM hay A LẠI DA TÂM mới là chủ không đến không đi, mói thật là TA cho nên nói NGÃ (mà ở đây chúng ta khẳng định là HỮU NGÃ).

Về VỌNG TÂM (tức là Tư tưởng, tình cảm) thì chúng ta có thể quán sát được, nhưng còn Chân Tâm thì sao ? Là cái gì ở đâu mà chúng ta chưa thấy ?

Ngài Kiều Trần Na thiện giải điều này (khách _ trần) mà chứng Quả A La Hán, Ngọc Quế nhận thấy ở diễn đàn chúng ta rất nhiều vị cũng đã Giải Ngộ được điều này, nhưng hình như tất cả chúng ta chưa ai Chứng Ngộ. Vì sao ?

Vậy chúng ta hãy cùng tìm lời giải xem sao !




A di đà phật.
ngộ 1 khắc, nhưng không trụ ngàn thu. Thấy nhưng không nắm được. A di đà phật

Ngọc Quế
07-06-2015, 09:56 AM
Kính các bạn !

Để cho "sát sườn" hơn, Ngọc Quế xin hỏi tiếp câu này :

Khi ấy đại chúng mới biết, nên có mấy trăm người đuổi theo để đoạt y bát, trong đó có một Tăng tên tục là Trần Huệ Minh ngày trước làm Tứ Phẩm tướng quân, tánh tình thô bạo, dẫn đầu đi trước, đuổi kịp Huệ Năng. Huệ Năng bỏ y bát trên tảng đá nói rằng: Y bát là vật làm tin, há dùng sức mà đoạt được sao? Liền ẩn mình trong đám cỏ. Huệ Minh đến, muốn lấy y bát mà chẳng nhúc nhích được, liền kêu: Hành giả! Hành giả! Tôi vì Pháp đến, chẳng vì Y đến. Huệ Năng liền ra ngồi trên tảng đá, Huệ Minh đảnh lễ nói rằng: Mong hành giả vì tôi thuyết Pháp. Huệ Năng nói: Ông đã vì Pháp mà đến đây, thì nên ngưng nghỉ các duyên, chớ sanh một niệm, ta sẽ vì ông mà thuyết.

Một hồi sau Huệ Năng nói: Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh? Huệ Minh ngay đó đại ngộ,........

http://www.hoakhaikienphat.com/kinhdiensach/kinhphapbaodan/kinhphapbao/tua.htm

Vẫn là câu hỏi trước, câu Tổ Huệ Năng hỏi : Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh?

Chúng ta đọc đi đọc lại mãi, thuộc như cháo, mà tại sao chúng ta chả có ngộ gì hết ráo, còn Huệ Minh thì cũng câu này mà NGỘ (chứng ngộ) ??? Tại vì đâu ?

Kính !

tinhnghiep
07-07-2015, 07:51 AM
Kính các bạn !

Để cho "sát sườn" hơn, Ngọc Quế xin hỏi tiếp câu này :

Khi ấy đại chúng mới biết, nên có mấy trăm người đuổi theo để đoạt y bát, trong đó có một Tăng tên tục là Trần Huệ Minh ngày trước làm Tứ Phẩm tướng quân, tánh tình thô bạo, dẫn đầu đi trước, đuổi kịp Huệ Năng. Huệ Năng bỏ y bát trên tảng đá nói rằng: Y bát là vật làm tin, há dùng sức mà đoạt được sao? Liền ẩn mình trong đám cỏ. Huệ Minh đến, muốn lấy y bát mà chẳng nhúc nhích được, liền kêu: Hành giả! Hành giả! Tôi vì Pháp đến, chẳng vì Y đến. Huệ Năng liền ra ngồi trên tảng đá, Huệ Minh đảnh lễ nói rằng: Mong hành giả vì tôi thuyết Pháp. Huệ Năng nói: Ông đã vì Pháp mà đến đây, thì nên ngưng nghỉ các duyên, chớ sanh một niệm, ta sẽ vì ông mà thuyết.

Một hồi sau Huệ Năng nói: Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh? Huệ Minh ngay đó đại ngộ,........

http://www.hoakhaikienphat.com/kinhdiensach/kinhphapbaodan/kinhphapbao/tua.htm

Vẫn là câu hỏi trước, câu Tổ Huệ Năng hỏi : Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh?

Chúng ta đọc đi đọc lại mãi, thuộc như cháo, mà tại sao chúng ta chả có ngộ gì hết ráo, còn Huệ Minh thì cũng câu này mà NGỘ (chứng ngộ) ??? Tại vì đâu ?

Kính !





Dạ đây là câu trả lời của con :

http://i267.photobucket.com/albums/ii289/giaothongquan/pic_043.gif

Vô danh
07-07-2015, 08:12 AM
Kính chào bác Ngọc Quế !
Huệ Minh ngộ vì Huệ Minh đã đủ duyên, ta chưa ngộ vì ta chưa đủ duyên.
Huệ Minh như củi khô gặp mồi lửa liền cháy, ta như củi mục ngâm bùn lâu năm khó cháy.
Việc ta đọc những câu này của Tổ giống như lấy que diêm để đốt khúc củi mục ngâm bùn, dù đốt hết hộp diêm này đến hộp diêm khác cũng không kết quả, chỉ khi nào ta đủ duyên, cây củi mục được chẻ ra phơi thật khô, chỉ 1 một mồi lửa là xong.
Huệ Minh đã trải qua công phu, và hết lòng theo đạo như ai đó nói, tu là đối diện sinh tử, vì đạo chết chẳng màng, toàn tâm toàn ý vì đạo- ta sao bì được?
Cái ngộ của Huệ Minh nào khác cái ngộ của Huệ Năng?
Giống nhau ở cái điểm: đến ý muốn thành Phật cũng không có!
"Không nghỉ thiện, không nghỉ ác", làm sao không nghỉ thiện, làm sao không nghỉ ác?
Có phải làm không ham làm thiện sẽ không nghỉ thiện, không ham làm ác sẽ không nghỉ ác?
Không ham làm thiện, không ham làm ác có phải là rời bỏ tất cả các ham muốn không?
Rời bỏ tất cả các ham muốn tức không trụ vào cáo ý ưng nào không?
Vậy chẳng là "Ưng vô sở trụ" sao?
Khi 'Ưng vô sở trụ" sẽ "nhi sanh kì tâm", tức sẽ thấy được cái lẽ kì diệu, cái bản lai diện mục.
Cái khéo của Tổ là ở chổ: lấy cái phương tiện " muốn biết bản lai diện mục của thượng tọa Minh" để Huệ Minh thực hiện cái không nghĩ thiện, không nghĩ ác mà đến với cái "ưng vô sở trụ", khi đến với "ưng vô sở trụ" thì liền nhận ra cái "bản lai diện mục củ thượng tọa Minh" nhờ '' nhi sanh kì tâm".
Cho nên cái "bản lai diện mục" vừa làm phương tiện vừa là mục đích, cái pháp là "không nghĩ thiện, không nghĩ ác" (ưng vô sở trụ), cái diệu dụng là "nhi sanh kì tâm".
Tổ thực là khéo. Nhưng vodanh bàn việc này như đứa trẻ lên ba, việc gì nói cũng được, nhưng thực hành thì khó lắm. Bỏ ham muốn là việc hết sức khó khăn. Đó là công phu chứ không là lí luận.
Cái thiếu của chúng ta là thiếu công phu, dù biết hết mọi chiêu thức nhưng chưa luyện tập ngày nào thì cũng như hổ giấy mà thôi.
Thực! Nhiều đạo hữu tu đã lâu nhưng vì cái ham muốn "ăn chay" cột chặt, mãi trụ vào đó không thoát ra được, nên tâm không thấy gì ngoài ăn chay.

uubatac
07-07-2015, 08:19 AM
Kính chào bác Ngọc Quế !
Huệ Minh ngộ vì Huệ Minh đã đủ duyên, ta chưa ngộ vì ta chưa đủ duyên.
Huệ Minh như củi khô gặp mồi lửa liền cháy, ta như củi mục ngâm bùn lâu năm khó cháy.
Việc ta đọc những câu này của Tổ giống như lấy que diêm để đốt khúc củi mục ngâm bùn, dù đốt hết hộp diêm này đến hộp diêm khác cũng không kết quả, chỉ khi nào ta đủ duyên, cây củi mục được chẻ ra phơi thật khô, chỉ 1 một mồi lửa là xong.


A di đà Phật!
Thật tán thán bài viết trên của vodanh! Ví dụ rất gần gũi thực tế mà dễ hiểu. Cây củi mục ngâm bùn lâu năm thì có mồi lửa cỡ nào cũng không thể cháy, tự ta làm sạch hết bùn, phơi khô, loại nước đi, rồi khi duyên đến chỉ mỗi lửa nhỏ thôi sẽ cháy. Tiệm với đốn tuy hai mà một muốn có đốn thì tiệm kia đã phải thực hành nhiều đời nhiều kiếp rồi. Chỉ chờ duyên mà phát đại Ngộ. Đạo Phật là đạo thực tế do đó cần phải hành, hành và chỉ hành mà thôi. A di đà Phật!

gaiden
07-07-2015, 09:53 AM
Vẫn là câu hỏi trước, câu Tổ Huệ Năng hỏi : Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh?

Chúng ta đọc đi đọc lại mãi, thuộc như cháo, mà tại sao chúng ta chả có ngộ gì hết ráo, còn Huệ Minh thì cũng câu này mà NGỘ (chứng ngộ) ??? Tại vì đâu ?

Kính !




Kính quý Trưởng Bối, Kính bác Ngọc Quế !

Còn đây là ảnh thay lời muốn nói của con :


http://img.blog.zdn.vn/27738761.jpg

http://farm7.static.flickr.com/6161/6207585430_6797a2cfd0.jpg

Kính trình !

Ngọc Quế
07-07-2015, 10:07 AM
Vậy là các bạn đã tìm ra lời giải rồi đó :

1. minhdinh : _ Chúng ta học Phật mà không chịu tu Phật (hay tu rất ít.)

2. vodanh : _ Chúng ta như củi mục, cho nên không thể bắt lửa.

3. tinhnghiep: _ Chúng ta còn quá nhiều lớp vỏ bọc : tập khí, sở chấp, giới cấm thủ, sở tri kiến,.......

3. gaiden : _ Chúng ta như lá còn xanh, cho nên dù gió lớn vẫn "ôm chặt cành", Tổ xưa như lá vàng, chỉ một cơn gió thoảng là đã "buông tay".

---------

Và đây là ý kiến của Ngọc Quế :

Nếu ai học Phật chỉ để tìm một vị thế, một chỗ đứng trong xã hội, nếu ai học Phật chỉ để kiếm cơm ăn áo mặc, thì khỏi phải đọc bài này cho mất thì giờ.

Đạo Phật xuất hiện trên thế gian nhằm giải thoát chúng ta ra khỏi Sanh Tử Luân Hồi, chứ không nhằm đào tạo "những con két", cho nên chúng ta phải điều chỉnh tâm ý, có THỰC TÂM TU PHẬT MỚI MONG THỰC CHỨNG, còn những kẻ hời hợt thì sẽ mãi làm "người đếm bò cho chủ". (và N/Q hiện cũng đang là một "người đếm bò" đây).

Điều vodanh và gaiden nói, đó là THIẾU DUYÊN ! Mà cái duyên thiếu này là cái mà hành giả có thể khắc phục được : HÃY GẮNG BỔ SUNG CÔNG & HẠNH _ tức công phu và đức hạnh. Một thanh củi mục thì không thể cháy, một chiếc lá còn xanh thì khó có thể rơi rụng.

Xin tất cả chúng ta đừng tưởng rằng cứ đọc và lặp lại cho nhiều lời của Tổ rồi mình sẽ chứng ngộ. Không đâu, chứng ngộ đòi hỏi một chừng mực Công & Hạnh nào đó (với những quả vị thấp _ tức là thoạt thấy Chân lý lờ mờ).

Còn với Chân Lý Tuyệt Đối _ tức thành đạo hoàn toàn _ thì ngoài CÁI TRÍ THÔNG SUỐT còn phải CÔNG HẠNH VIÊN MÃN mới được.

------------

Thưa các bạn ! vậy còn câu :

"...nhưng còn Chân Tâm thì sao ? Là cái gì ở đâu mà chúng ta chưa thấy ?"

Các bạn có ý kiến gì hay không ?

Mến !



NAM MÔ ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN VƯƠNG BỒ TÁT.

hoamacco
07-08-2015, 07:51 AM
Thưa các bạn ! vậy còn câu :

"...nhưng còn Chân Tâm thì sao ? Là cái gì ở đâu mà chúng ta chưa thấy ?"

Các bạn có ý kiến gì hay không ?

Mến !

Kính bác Ngọc Quế !

Dạ ! Đức Phật đã từng dạy : Một là Vọng Tâm, hai là Chân Tâm :

_ Này A Nan, một là cái gốc rễ sinh tử từ vô thỉ, tức như hiện nay thầy và mọi chúng sinh đều dùng cái tâm phan duyên mà làm tự tánh. Hai là cái thể tánh thanh tịnh của bồ đề niết bàn vốn có từ vô thỉ, tức như thầy hiện nay, cái chân tâm sáng suốt mầu nhiệm của thầy sinh hiện ra tất cả các pháp"

http://thuvienhoasen.org/p16a18840/quyen-1

Ở đâu ?

_ Dạ ! Ở đâu cũng có.

Kính !

Ngọc Quế
07-08-2015, 08:01 AM
Kính bác Ngọc Quế !

Dạ ! Đức Phật đã từng dạy : Một là Vọng Tâm, hai là Chân Tâm :

_ Này A Nan, một là cái gốc rễ sinh tử từ vô thỉ, tức như hiện nay thầy và mọi chúng sinh đều dùng cái tâm phan duyên mà làm tự tánh. Hai là cái thể tánh thanh tịnh của bồ đề niết bàn vốn có từ vô thỉ, tức như thầy hiện nay, cái chân tâm sáng suốt mầu nhiệm của thầy sinh hiện ra tất cả các pháp"

http://thuvienhoasen.org/p16a18840/quyen-1

Ở đâu ?

_ Dạ ! Ở đâu cũng có.

Kính !

Cám ơn bạn hoamacco đã cho câu trả lời !

Bạn nói "Ở đâu cũng có".

Vậy bạn cho Ngọc Quế hỏi : Cái máy vi tính trước mặt bạn có "thể tánh thanh tịnh" ấy hay không ? Nếu có thì nó ở phần cứng hay phần mềm, nếu ở phần cứng thì nó ở đâu ? màn hình hay bàn phím, thanh Ram hay ổ đĩa ? nếu ở phần mềm, thì là phần mềm nào ? bạn có thể chỉ cho N/Q chiêm ngưỡng dung nhan của nó được hay không ?

Mến !

hoamacco
07-08-2015, 08:03 AM
Cám ơn bạn hoamacco đã cho câu trả lời !

Bạn nói "Ở đâu cũng có".

Vậy bạn cho Ngọc Quế hỏi : Cái máy vi tính trước mặt bạn có "thể tánh thanh tịnh" ấy hay không ? Nếu có thì nó ở phần cứng hay phần mềm, nếu ở phần cứng thì nó ở đâu ? màn hình hay bàn phím, thanh Ram hay ổ đĩa ? nếu ở phần mềm, thì là phần mềm nào ? bạn có thể chỉ cho N/Q chiêm ngưỡng dung nhan của nó được hay không ?

Mến !




Kính bác Ngọc Quế !

Dạ, câu "ở đâu cũng có" là con nói theo, chứ bác biểu con chỉ thì dù con có xay cái máy tính ra thành bột rồi đem "phân kim" cũng không tìm thấy nó (cái Chân tâm).

Dạ, con xin sám hối !

cát bụi
07-08-2015, 08:14 AM
Kính bác Ngọc Quế, kính chị hoamacco !

catbui có ý kiến này :

_ Như sóng internet có ở mọi nơi, bây giờ biểu chỉ ra nó thì tuy không ai chỉ được, nhưng không vì thế mà nó là không.

Căn cứ vào câu đức Phật nói :

"cái Chân Tâm sáng suốt mầu nhiệm của thầy sinh hiện ra tất cả các pháp"

thì các pháp là Dụng của Chân Tâm, từ thấy cái Dụng mà ta biết có Thể.

Kính bác Ngọc Quế, con suy luận như thế, xin bác chỉ dạy thêm.

Kính !

minhquang
07-08-2015, 08:22 AM
Kính bác Ngọc Quế !

Cũng ở đoạn Kinh trích dẫn trên, con thấy đức Phật nói :

"Như người nhắm mắt lại, không phải là không thấy gì, mà có thấy, thấy tối thui" Như vậy là CÁI THẤY dù mở mắt hay nhắm mắt, dù là người đui mù bẫm sinh cũng vẫn tồn tại cái tính THẤY (nếu được chữa khỏi mù, thì người ấy vẫn thấy được, không phải cái tính THẤY lúc đó mới có mà vì lâu nay không dùng tới.

Kết luận : Cái TÍNH THẤY là Chân Tâm của con đó.

Kính xin bác chỉ dạy !

Ngọc Quế
07-08-2015, 08:32 AM
Kính bác Ngọc Quế !

Cũng ở đoạn Kinh trích dẫn trên, con thấy đức Phật nói :

"Như người nhắm mắt lại, không phải là không thấy gì, mà có thấy, thấy tối thui" Như vậy là CÁI THẤY dù mở mắt hay nhắm mắt, dù là người đui mù bẫm sinh cũng vẫn tồn tại cái tính THẤY (nếu được chữa khỏi mù, thì người ấy vẫn thấy được, không phải cái tính THẤY lúc đó mới có mà vì lâu nay không dùng tới.

Kết luận : Cái TÍNH THẤY là Chân Tâm của con đó.

Kính xin bác chỉ dạy !



Kính chào tất cả quý đạo hữu, chào các bạn trẻ !

Bạn minhquang đã ghi nhận được yếu tố "bất sinh bất diệt" của CÁI TÍNH THẤY _ một Dụng trong vô vàn Dụng của Chân Tâm. Trong khuôn khổ Kinh Lăng Nghiêm, đức Phật đã chỉ ra những Tình, những Tưởng của Ta là Vọng Tâm, nếu mê lầm Vọng Tâm là "máu thịt" của Ta thì sẽ theo vọng mà trôi lăn Sinh Tử Luân Hồi mãi, rồi đức Phật cũng dùng pháp thế gian để chỉ cho Ngài A Nan nhận ra cái không sinh, không diệt là CÁI TÍNH THẤY.

Nhưng liệu đây có phải là tất cả ? Riêng CÁI TÍNH THẤY là Chân Tâm chăng ? Đã có một vị Trưởng lão Hoà Thượng khẳng định điều này !

Ngọc Quế xin khép nép thưa :

_ CÁI TÍNH THẤY chỉ là một trong vô vàn "biểu" (thể hiện) của Chân Tâm, mà Kinh Thủ Lăng Nghiêm nhằm dạy cho đối tượng là Ngài Đa văn A Nan, thì không thể nói nhiều hơn được, vì sẽ làm rối trí hành giả.

Rõ ràng đức Phật cũng đã nói ngay tại phẩm này :

"cái Chân Tâm sáng suốt mầu nhiệm của thầy sinh hiện ra tất cả các pháp"

Nghĩa là Thể Tướng Dụng của Chân Tâm thì "bao la bát ngát", bao giờ hành giả chứng được Nhất Thiết Chủng Trí thì mới biết hết, còn bây giờ hãy tạm thời biết bấy nhiêu đó thôi. Chỉ một chi tiết nhỏ như cái móng chân của đức Phật mà thôi, ta không thể vẽ hình một cái móng chân Phật giơ lên rồi bảo "đây là hình đức Phật".

Bằng chứng là sau này, trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đức Phật đã có nói : "đường đi đến Toàn Giác _ Phật quả _ thì xa, cho nên Như Lai mới hoá hiện ra một "trạm dừng chân" cho hành giả (Hoá thành) không nản lòng thối chí, chứ có phải là Bảo sở đâu mà những vị đã tu chứng Nhị Thừa kia tự cho là đủ, không chịu đi tiếp." (chuyện 5000 vị lạy Phật cáo thối, không ở lại nghe Kinh Pháp Hoa).

Vâng, TÍNH THẤY là một chi tiết, một Dụng của Chân Tâm, chứ không phải là TOÀN THỂ CHÂN TÂM.

Mến !

trantu
07-09-2015, 08:11 AM
Kính bác Ngọc Quế !

Con giả sử như ngay lúc đức Phật giảng giải về cái TÍNH THẤY mà Ngài A Nan "chợt Ngộ" ra, thì có phải lúc đó Ngài A Nan đã giải thoát sinh tử luân hồi rồi hay không ? Hay vẫn chỉ là "kẻ đi lòng vòng bên ngoài chánh điện" ? (Người ta thường nói đùa là "đạo Vòng" _ chứ không phải "đạo Dòng"; Vì bác nói chỉ là "cái móng chân của Phật" thôi mà.)

Kính !

Ngọc Quế
07-09-2015, 08:17 AM
Kính bác Ngọc Quế !

Con giả sử như ngay lúc đức Phật giảng giải về cái TÍNH THẤY mà Ngài A Nan "chợt Ngộ" ra, thì có phải lúc đó Ngài A Nan đã giải thoát sinh tử luân hồi rồi hay không ? Hay vẫn chỉ là "kẻ đi lòng vòng bên ngoài chánh điện" ? (Người ta thường nói đùa là "đạo Vòng" _ chứ không phải "đạo Dòng"; Vì bác nói chỉ là "cái móng chân của Phật" thôi mà.)

Kính !



Chào các bạn, chào trantu !

Tuy CÁI TÍNH THẤY chỉ như "cái móng chân của Phật" nhưng nếu Ngài A Nan đủ Công Hạnh thì ngay lúc đó đã trực nhận ra MÌNH KHÔNG CÓ SINH TỬ LUÂN HỒI rồi, tức là đắc quả Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn) rồi.

Xin nhắc lại, THẤY CHÂN TÂM hay NGỘ ĐẠO là khoảnh khắc hành giả SỐNG BẰNG CÁI THỰC, chứ không sống bằng cái Thức, cái giả nữa. Cái Giả là gì ? Là 7 Thức trước (Từ Mạt Na thức trở xuống, đến Nhãn Thức). Ngay thời điểm đó chỉ có A Lại Da Tâm là hiện hữu ! một sự trống vắng nhưng nhẹ nhàng hạnh phúc vô tả. Khi thời khắc quan trọng ấy trôi qua, thì 7 Thức trước ập lại, hành giả vẫn là con người phàm như trước, nhưng đã biết "MÌNH LÀ AI ?" rồi, cho nên không còn "lăn tăn" chuyện "mùa Thu lá rụng hay không rụng nữa". Nếu xét về quả vị thì hành giả đã vượt qua 32 tầng Trời rồi.

Cái sống của hành giả còn phàm đấy, nhưng nội tâm đã dự vào hàng Thánh, đã Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi.

Nói Giải Thoát chỉ là gượng nói, chứ Bản Thể Tâm có bị nhốt bao giờ đâu ! Nhận ra Bản Thể Tâm không hề bị nhốt, không hề trôi lăn, không hề có sinh ra, không hề có mất đi; gọi là Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi.

Trường hợp Ngài Huệ Minh cũng thế, Tổ Huệ Năng nói "không nghĩ Thiện, không nghĩ Ác" thì Huệ Minh liền vắng bặt Ý THỨC, lọt vào thế giới KHÔNG CÓ Ý THỨC, mới gọi là Ngộ Đạo.

Còn ở trời Tây, có vị Trưởng lão cũng bảo mọi người "Không nghĩ Thiện, không nghĩ Ác" tức là buông xả, nhưng cái Ý Thức buông xả vẫn hiện diện, (thực ra chính Ngài cũng chưa bao giờ sống KHÔNG CÓ Ý THỨC), Ngài định danh cái sống này chính là Niết Bàn, và Ngài đã sáng tác ra những ca khúc "Niết Bàn không ở đâu xa", "Phật không ở đâu xa", "Phật trong ta"...v...v...

Điều này là tự mình huyễn hoặc mình, rồi huyễn hoặc đồ chúng, nhưng không sao, nhờ "kéo Phật pháp xuống ngang tầm với Vô Minh" nên rất thuận hợp căn cơ của tín đồ, mọi người đồng tán thán.

Quả thật "Niết Bàn không ở đâu xa" nhưng có điều kiện mới thấy được _ sự vắng mặt Ý Thức (gọi chung 7 Thức trước). Cái sống phàm còn nguyên đó thì "Niết" cái nỗi gì ?

Mến !

Hoàng Mai
07-10-2015, 09:30 AM
Xin nhắc lại, THẤY CHÂN TÂM hay NGỘ ĐẠO là khoảnh khắc hành giả SỐNG BẰNG CÁI THỰC, chứ không sống bằng cái Thức, cái giả nữa. Cái Giả là gì ? Là 7 Thức trước (Từ Mạt Na thức trở xuống, đến Nhãn Thức). Ngay thời điểm đó chỉ có A Lại Da Tâm là hiện hữu ! một sự trống vắng nhưng nhẹ nhàng hạnh phúc vô tả. Khi thời khắc quan trọng ấy trôi qua, thì 7 Thức trước ập lại, hành giả vẫn là con người phàm như trước, nhưng đã biết "MÌNH LÀ AI ?" rồi, cho nên không còn "lăn tăn" chuyện "mùa Thu lá rụng hay không rụng nữa". Nếu xét về quả vị thì hành giả đã vượt qua 32 tầng Trời rồi.






Kính cám ơn bác Ngọc Quế đã nói rõ một điều mà Kinh sách không có nói, nhưng con còn thắc mắc thêm :

"Xin nhắc lại, THẤY CHÂN TÂM hay NGỘ ĐẠO là khoảnh khắc hành giả SỐNG BẰNG CÁI THỰC, chứ không sống bằng cái Thức, cái giả nữa. Cái Giả là gì ? Là 7 Thức trước (Từ Mạt Na thức trở xuống, đến Nhãn Thức). Ngay thời điểm đó chỉ có A Lại Da Tâm là hiện hữu !"

Con để ý thấy đoạn này bác chỉ nói A Lại Da Tâm mà không đả động gì đến A Lại Da Thức, xin cho con hỏi : "Lúc bấy giờ A Lại Da Thức ở đâu ?

Kính !

Ngọc Quế
07-10-2015, 09:33 AM
Kính cám ơn bác Ngọc Quế đã nói rõ một điều mà Kinh sách không có nói, nhưng con còn thắc mắc thêm :

"Xin nhắc lại, THẤY CHÂN TÂM hay NGỘ ĐẠO là khoảnh khắc hành giả SỐNG BẰNG CÁI THỰC, chứ không sống bằng cái Thức, cái giả nữa. Cái Giả là gì ? Là 7 Thức trước (Từ Mạt Na thức trở xuống, đến Nhãn Thức). Ngay thời điểm đó chỉ có A Lại Da Tâm là hiện hữu !"

Con để ý thấy đoạn này bác chỉ nói A Lại Da Tâm mà không đả động gì đến A Lại Da Thức, xin cho con hỏi : "Lúc bấy giờ A Lại Da Thức ở đâu ?

Kính !



Chào Hoàng Mai !

A Lại Da Tâm chính là A Lại Da Thức đó, đổi danh nhưng không đổi thể. Khi mê chúng ta sống bằng Thức, Bậc Giác Ngộ sống bằng Tâm.

Một vị A La Hán nhập Niết Bàn là vị sống hẵn, sống trọn vẹn với A Lại Da Tâm.

Mến !

honglien
07-10-2015, 09:40 AM
Kính bác Ngọc Quế !

_ Như vậy, con hiện tại đang sống với A Lại Da Thức (cũng là A Lại Da Tâm), vậy là con cũng đang sống với cái Bản Thể Tâm _ cái Chân Thật Ngã _ của con, hay cũng là Phật tính, là Như Lai Tạng Tâm, là Chân Như Tâm chăng ? Như vậy con với Phật chỉ cách nhau "một bức màng vô hình" chăng ? Chỉ cần một lý do nào đó khiến cho không có (triệt tiêu) "bức màng vô hình" đó thì con là Phật chăng ?

Kính lắng nghe !

Ngọc Quế
07-10-2015, 05:11 PM
Kính bác Ngọc Quế !

_ Như vậy, con hiện tại đang sống với A Lại Da Thức (cũng là A Lại Da Tâm), vậy là con cũng đang sống với cái Bản Thể Tâm _ cái Chân Thật Ngã _ của con, hay cũng là Phật tính, là Như Lai Tạng Tâm, là Chân Như Tâm chăng ? Như vậy con với Phật chỉ cách nhau "một bức màng vô hình" chăng ? Chỉ cần một lý do nào đó khiến cho không có (triệt tiêu) "bức màng vô hình" đó thì con là Phật chăng ?

Kính lắng nghe !

Chào honglien !

Chủ đề này triễn khai đến đây, hẵn chúng ta đã thống nhất với nhau : Có một cái Chân Thật Ngã, cũng được gọi là Phật tính, Như Lai Tạng Tâm, Chân Như Tâm,.... Các pháp thế gian thì VÔ NGÃ, nhưng những gì KHÔNG PHẢI thế gian thì KHÔNG VÔ NGÃ.

Có lẻ chủ đề này đã đạt mục đích muốn nói, còn chuỵên "Cái màng vô minh" thì xin hẹn chủ đề khác vậy.

Mến !