PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Tối Thượng Thừa



hoangtri
05-23-2015, 04:46 PM
TỐI THƯỢNG THỪA



TỐI THƯỢNG THỪA nhằm triễn khai cái Giáo lý CHÂN THẬT NHẤT, CAO TỘT NHẤT của Phật pháp.
Điều then chốt nhất trong TỐI THƯỢNG THỪA là Khai, Thị cho chúng sinh Ngộ, Nhập Phật Tri Kiến.
Phật Tri Kiến gồm những gì ?

1. Phật tánh (Như Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm).

Bạn ơi ! Dòm chung, đi đâu chúng ta cũng nghe quý Thượng Tọa, Pháp Sư, Giảng Sư lặp lại lời Phật :

"Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành"

Đúng ! Quý Thượng Tọa, Giảng sư đã nói đúng, câu nầy là lời Phật dạy, nhưng đây chưa phải là điều CHÂN THẬT mà đức Bổn sư tha-thiết mong muốn chúng ta lĩnh hội. Câu nầy đã được nói với Phật tử bình dân bằng tấm lòng Bi mẫn _ trong tinh thần khuyến tấn _ rằng "các con hãy ráng tu đi rồi cũng sẽ thành Phật với đầy đủ sự trang nghiêm và oai đức như Phật Thích Ca vậy".

Sự thật có như vậy hay không ? Mời các bạn hãy đọc lại Kinh Pháp Hoa, phẩm Phương Tiện :

.....
Nếu có loài chúng sanh
Gặp các Phật quá khứ
Hoặc nghe pháp bố thí
Hoặc trì giới nhẫn nhục
Tinh tấn, thiền, trí thảy
Các món tu phước huệ,
Những người như thế đó
Đều đã thành Phật đạo
Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.

Các Phật diệt độ rồi
Người cúng dường xá-lợi
Dựng muôn ức thứ tháp
Vàng, bạc và pha-lê
Xa-cừ cùng mã-não
Ngọc mai khôi, lưu ly
Thanh tịnh rộng nghiêm sức,
Trau giồi nơi các tháp,
Hoặc có dựng miếu đá
Chiên-đàn và trầm-thủy
Gỗ mật cùng gỗ khác
Gạch ngói bùn đất thảy,
Hoặc ở trong đồng trống
Chứa đất thành miếu Phật
Nhẫn đến đồng tử giỡn
Nhóm cát thành tháp Phật,
Những hạng người như thế
Đều đã thành Phật đạo.


Nếu như người vì Phật
Xây dựng các hình-tượng
Chạm trổ thành các tướng
Đều đã thành Phật đạo.

Hoặc dùng bảy báu làm
Thau, đồng bạch, đồng đỏ
Chất nhôm cùng chì kẽm
Sắt, gỗ cùng với bùn
Hoặc dùng keo, sơn, vải
Nghiêm sức làm tượng Phật
Những người như thế đó
Đều đã thành Phật đạo.

Vẽ vời làm tượng Phật
Trăm tướng phước trang nghiêm
Tự làm hoặc bảo người
Đều đã thành Phật đạo.
Nhẫn đến đồng tử giỡn
Hoặc cỏ cây và bút
Hoặc lấy móng tay mình
Mà vẽ làm tượng Phật
Những hạng người như thế
Lần lần chứa công-đức
Đầy đủ tâm đại bi
Đều đã thành Phật đạo.


Chỉ dạy các Bồ-Tát
Độ thoát vô lượng chúng.
Nếu người nơi tháp miếu
Tượng báu và tượng vẽ
Dùng hoa, hương, phan, lọng
Lồng kính mà cúng dường
Hoặc khiến người trổi nhạc
Đánh trống, thổi sừng ốc
Tiêu địch, cầm, không-hầu
Tỳ-bà, chụp-chả đồng
Các tiếng hay như thế
Đem dùng cúng dường hết
Hoặc người lòng vui mừng
Ca ngâm khen đức Phật
Nhẫn đến một tiếng nhỏ
Đều đã thành Phật đạo.

Nếu người lòng tán loạn
Nhẫn đến dùng một hoa
Cúng dường nơi tượng vẽ
Lần thấy các đức Phật
Hoặc có người lễ lạy
Hoặc lại chỉ chắp tay
Nhẫn đến giơ một tay
Hoặc lại hơi cúi đầu
Dùng đây cúng dường tượng
Lần thấy vô lượng Phật
Tự thành đạo vô thượng
Rộng độ chúng vô số
Vào Vô dư Niết-bàn
Như củi hết lửa tắt.
Nếu người tâm tán loạn
Bước vào trong tháp chùa
Chỉ niệm Nam-mô Phật
Đều đã thành Phật đạo.

Nơi các Phật quá khứ
Tại thế, hoặc diệt độ,
Có người nghe pháp này
Đều đã thành Phật đạo.


Chúng ta thấy gì ?

_ Tất cả mọi trường hợp ĐỀU ĐÃ THÀNH PHẬT ĐẠO.

hoangtri
05-23-2015, 05:00 PM
Tối Thượng Thừa 2

1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)

_ A. CHƠN THƯỜNG:

Thưa các bạn về Phật Tánh trong Kinh Đại Bát Niết Bàn đức Phật đã có giảng đi giảng lại nhiều lần, nhưng tất cả chỉ nói lên 4 đặc trưng của Đại Niết Bàn là THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH.

Xin các bạn đừng hiểu lầm rằng Phật tánh nằm trong _ hay là ngự trị trong _ Đại Niết Bàn, mà chính Phật tánh là Đại Niết Bàn, trong Chân Lý không hề có không gian (môi trường) riêng rẻ với chủ thể Phật tánh.

THƯỜNG là gì ? _ Là không có Vô thường !

Vô thường là gì ?

Trong Kinh Phật có ví dụ : một người chạy nạn rơi xuống vách núi, thời may níu được một sợi dây leo, đu tòn-ten nơi đó, sợi dây nầy sẽ đứt vì trên kia có hai con chuột một trắng một đen đang gặm nhắm sợi dây.

Nói ví dụ nầy đức Phật muốn khuyên mọi người, chớ tham đắm cuộc sống thế gian, hãy ráng tu vì CÁI CHẾT sẽ đến trong một tương lai rất gần.
Đó là Giáo nghĩa Khuyến tấn !

Thực ra cái nhân vật tòn-ten trên vực thẳm ấy không phải là MÌNH, không phải là TA.
Phật Tánh mới chính thực sự là TA, PHẬT TÁNH thì không có Vô thường.

Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật Đa-Bảo ẫn dụ cho Phật Tánh của mình, Phật Đa-Bảo đã nhập Đại-Niết-Bàn RẤT RẤT là lâu xa, nhưng ở đâu có giảng Kinh Pháp Hoa, Ngài _ Bảo tháp của Ngài _ đều hiện đến tán thán, dự pháp hội.

Điều nầy nói lên điều gì ?

_ PHẬT TÁNH CHƠN THƯỜNG, PHẬT TÁNH không hề Tịch diệt hay Đại Tịch Diệt bao giờ !

Lại nữa Phẩm Như Lai Thọ Lượng cũng nhằm nói lên điều nầy :

1.- Lúc bấy giờ, Phật bảo các Bồ-tát và tất cả đại-chúng: "Các Thiện-nam-tử! Các ông phải tin hiểu lời nói chắc thực của Như-Lai. Lại bảo đại-chúng: "Các ông phải tin hiểu lời nói chắc thực của Như-Lai".

Lại bảo các đại-chúng: "Các ông phải tin hiểu lời nói chắc thực của Như-Lai".

Lúc đó đại-chúng Bồ-tát, ngài Di-Lặc làm đầu, chắp tay bạch Phật rằng: "Thế-Tôn! Cúi mong nói đó, chúng con sẽ tin nhận lời Phật". Ba phen bạch như thế rồi lại nói: "Cúi mong nói đó, chúng con sẽ tin nhận lời Phật".

2. - Bấy giờ, đức Thế-Tôn biết các vị Bồ-tát ba phen thỉnh chẳng thôi, mà bảo đó rằng:"Các ông lóng nghe! Sức bí-mật thần-thông của Như-Lai, tất cả trong đời, trời, người và A-tu-la đều cho rằng nay đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật ra khỏi cung họ Thích, cách thành Già-da chẳng bao xa, ngồi nơi đạo-tràng được Vô-thượng Chính-đẳng Chính-giác."

Nhưng, Thiện-nam-tử! Thực ta thành Phật nhẫn lại đây, đã vô-lượng vô-biên trăm nghìn muôn ức na-do-tha kiếp. Ví như năm trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi tam-thiên, đại-thiên, giả-sử có người nghiền làm vi-trần qua phương đông, cách năm trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước, bèn rơi một bụi trần, đi qua phía Đông như thế cho đến hết vi-trần đó.

Các Thiện-nam-tử! Ý ông nghĩ sao? Các thế-giới đó có thể suy gẫm so tính biết được số đó chăng?"

Di-Lặc Bồ-tát, thảy đều bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Các thế-giới đó vô-lượng vô-biên, chẳng phải tính được, đếm được, cũng chẳng phải tâm-lực biết đến được. Tất cả Thanh-văn, Duyên-giác dùng trí vô-lậu, chẳng có thể suy-nghĩ biết được hạn số đó, chúng con trụ bậc Bất-thối, ở trong việc này cũng chẳng thông đạt.

Thế Tôn! Các thế-giới như thế, nhiều vô-lượng vô-biên".

3. - Bấy giờ, Phật bảo các chúng Bồ-tát:

"Các Thiện-nam-tử ! Nay ta sẽ tuyên nói rành-rõ cho các ông. Các thế-giới đó, hoặc dính vi-trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi-trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp. Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh".

http://www.thuvienhoasen.org/khphaphoa-05-16.htm

hoangtri
05-23-2015, 05:15 PM
Tối Thượng Thừa.3


___________________

1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)

.....A. CHƠN THƯỜNG

.....B. CHƠN LẠC

_ Thời thơ ấu của võ sư Phương Thế Ngọc là một chuổi dài những năm tháng khổ luyện : cứ vài ngày mẹ của ông lại đính thêm một miếng chì vào trong trang phục trẻ thơ. Hàng ngày bé Ngọc phải sinh hoạt, luyện tập võ thuật trong bộ áo giáp nặng-nề ấy, chúng ta không biết đích xác bộ đồ "phi hành gia" ấy nặng bao nhiêu ký-lô, nhưng khi trưởng thành, khi bỏ "bộ đồ lặn" ấy ra thì P.T. Ngọc đã gần như bay được, ông chạy nhảy trên "đầu cành ngọn cỏ" như trên đất liền. Ôi thoải mái thích chí vô cùng !

.........._ Các bạn đều biết con chồn, con sóc chúng nhanh-nhạy như thế nào rồi; trong khi đó con rùa chỉ cử động hạn chế trong cái mai cứng thì lù-đù chậm-chạp.

_ Chúng ta từ vô thuỷ đến nay mỗi ngày trôi qua chúng ta tự đính thêm chì vào trang phục của mình mà nào hay biết, chúng ta vẫn sống hồn nhiên trong "ngục tù" do mình tự tạo. Giả sử một ngày nào đó chúng ta tự nhiên sống không có "đính kèm" bộ trang phục Nghiệp chướng thì mọi chuyện sẽ như thế nào nhĩ ?! Há không phải là ĐẠI LẠC sao ?!

_ Đỉnh cao của khoái lạc là gì ?

Đó là lúc "trời đất tan biến", nhưng tội nghiệp thay cho chúng ta, cái "tích tắc trời đất tan biến" ấy lại tan biến liền khi vừa chợt sanh ra, không ai níu kéo nó lại được.

ĐẠI NIẾT BÀN là gì ?

Là An-trụ vĩnh-viễn trong cái CHƠN LẠC "không trời đất" ấy.

Điều này Mật Tông Tây Tạng có đề cập đến, còn các nền văn hoá ảnh hưởng sâu đậm "tư tưởng Khổng Mạnh" thì không thể nào tiếp cận Giáo-trình nầy được.

hoangtri
05-23-2015, 05:23 PM
Tối Thượng Thừa.4

___________________

1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)

.....A. CHƠN THƯỜNG

.....B. CHƠN LẠC

.....C. CHƠN NGÃ

Dĩ nhiên chúng ta chưa ai thực sự biết PHẬT TÁNH hay Đại Niết Bàn cho nên cũng không thực sự biết CHƠN NGÃ như thế nào, nhưng chúng ta cũng có thể "nương ngón tay" (là những gì Phật đã dạy) để tìm hiểu, để có một kiến thức căn bản về Phật pháp.

Ở trình cấp 1, Phật dạy NHƠN VÔ NGÃ :

Xác thân nầy chỉ là "cái áo khoát ngoài", tư-tưởng _ tình cảm _ sự hiểu biết, tất cả chỉ là những "chế phẫm ăn theo" do tương tác với cuộc sống mà có, chúng nó KHÔNG THỰC CÓ, KHÔNG PHẢI THỰC SỰ LÀ TA. Do lầm nhận chỗ nầy mà chúng ta mãi trôi lăn trong Sinh Tử Luân Hồi.

Rồi Phật pháp xuất hiện tại thế gian, trải qua 28 đời Tổ, ngày ấy Thần Quang Đại Sĩ đã nhận ra CÁI KHÔNG TA bằng câu nói : "Trình Thầy ! con đã kiếm CÁI BẤT AN và không thấy nó ở đâu".

Ngài đã học được bài học đầu tiên căn bản trong Phật pháp, dòm lại mình không thấy TA chỗ nào, Ngài "đã được TRÍ TUỆ CĂN BẢN, ai gọi là quả vị gì cũng được, gọi là chứng quả Tu Đà Hoàn (Nhập Lưu) cũng được.

Chỗ nầy chỉ là "hơi hơi thấy Chân lý VÔ NGÃ", càng tu học theo Phật pháp hành giả sẽ hiểu rõ hơn cho đến toàn chứng Giáo Lý VÔ NGÃ nầy, lúc đó có thể định danh trình tu chứng quả vị nầy là A-La-Hán cũng được.

Nhưng bạn ơi ! A-La-Hán là gì ? A-La-Hán là VÔ SANH

Vậy cái gì VÔ SANH ?

_ Cái Ta thật (CHƠN NGÃ) vô sanh đó ! Do vì vô sanh nên không hề có tử đây gọi là Giải thoát Sinh Tử Luân Hồi, bởi cái chuyện Sinh Tử Luân Hồi là cái chuyện "sóng lao-xao mặt nước" nó không có dính-dáng gì đến CÁI TA THẬT cả.

Nói Giải Thoát nhưng thật ra không có giải thoát gì cả, chỉ có người trong tù ngục sau khi ra khỏi ngục tù mới gọi là mình được giải thoát, còn người biết mình vốn không có trong tù (lâu nay mình vẫn thong dong bên ngoài) thì sao gọi là "mình được giải thoát" ? Cái đang ở trong tù chỉ là "một chiếc dép cũ" mà thôi !

Chỗ nầy rất quan trọng TỪ LẦM TA (chủ thể) ĐẾN KHÔNG LẦM TA nữa.
Chớ không phải "lượm lại" cái Linh Hồn hay Thần Thức mà gọi là TA, là Phật Tánh được (như H.T T.K đã phát biểu tại Tịnh Tông Học Hội):

Trước hết chúng ta phải hiểu rõ cái ‘tánh’ này, Phật tánh, Pháp tánh là không sanh không diệt. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. Tánh không sanh không diệt; nếu ‘tánh’ mê rồi thì biến thành ‘thức’. Chúng ta thường kêu bằng linh hồn. Linh hồn là gì? Ðó là tự tánh mê rồi thì biến thành ra hình trạng này, biến ra linh hồn; linh hồn đi đầu thai trong lục đạo. Không kể là đầu thai bằng phương cách nào thì nó cũng không sanh không diệt. Ðến khi nào giác ngộ rồi thì thành Bồ Tát, thành Phật. Giác ngộ thì được đại tự tại, không giác ngộ thì bị nghiệp lực chuyển. Thí dụ như lúc còn sống [chúng sanh] tạo thiện nghiệp, tâm thiện, niệm thiện, hành động thiện, hoàn cảnh sanh sống của họ là cõi người hay là cõi trời (cõi trời có 28 tầng). Nếu như tâm của họ không thiện, tư tưởng không thiện, hành vi không thiện, tương lai họ sẽ sanh vào cõi ngạ quỷ, súc sanh, hoặc là địa ngục.

Cho nên thần thức, chúng ta gọi là linh hồn, đi đầu thai chứ không bị mất đi; nó sẽ chuyển biến chứ không tiêu diệt. Nếu nó giác ngộ thì sẽ chuyển thành Phật tánh, nếu mê thì chuyển thành thần thức; Nó sẽ chuyển biến tuỳ theo mê hay ngộ và vĩnh viễn không tiêu diệt. Cho nên nếu bạn hiểu thật rõ cái chân tướng sự thật này, bạn sẽ không sợ chết nữa. Tại sao vậy? Vốn là không có sanh tử. Sanh tử là cái gì? Chỉ là thay đổi thân thể, thay đổi hoàn cảnh sinh sống thôi.”


Đoạn văn trích dẫn màu tím ở trên là của Hòa thượng T.K.... giảng tại Tịnh Tông Học Hội, Úc Châu 23-06-2003

hoangtri
05-24-2015, 05:30 PM
Tối Thượng Thừa.5


1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)
.....A. CHƠN THƯỜNG
.....B. CHƠN LẠC
.....C. CHƠN NGÃ (tiếp theo):

Đến đây, chắc hẵn vài bạn trong chúng ta cũng hoang mang, thắc mắc :

_ Ủa ! Bậc A-La-Hán chứng đắc Vô Ngã, có nghĩa là đã thấy "Ngũ uẫn không phải là mình", mình không có cùng Sanh Tử với Ngủ uẫn, vậy là mình "đã Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi", cái SỐNG THẬT CỦA MÌNH là cái khác, cái đó vốn là Bản Thể Tâm Bất Sinh Bất Diệt, cái đó là A-Lại-Da Tâm, là Chơn Tâm, là Phật Tánh là Chơn Ngã.

Vậy thì có khác gì với cái Chơn Ngã _ Phật Tánh trong Đại Niết Bàn của bậc Phật Chánh Giác đâu ?
Sao Phật lại quở hàng Nhị Thừa là "chồi khô mộng lép" ?
Sao Phật lại bảo đây chỉ là "Hoá Thành" ?

Mình xin mời bạn xem hai bức minh họa nầy :

1.
http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/phat%2054_zps7eyiifop.jpg

2.
http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/phat%2051_zpsjchikdci.jpg


Bức ảnh 1 (ảnh trên) nhằm minh họa cho trình tu chứng "Hoa khai kiến Phật Ngộ Vô Sinh" đó ! Hành giả cũng là "thấy Phật" nhưng thấy không rõ-ràng gì hết.

Bức ảnh 2 (ảnh dưới) minh họa sự thông suốt rõ-ràng (Đại Tuệ _ Ma-Ha Bát Nhã), không chướng ngại (Đà-La-Ni Tạng _ thể Báo-Thân Tỳ-Lô-Giá-Na Phật).

Thiền Tông bảo "Kiến tánh thành Phật" nhưng thực tế hầu hết những vị "kiến tánh" chỉ thấy Tánh lờ-mờ, không rõ-ràng (như bức hình 1) cho nên họ đều tiếp tục tu học thêm

hoangtri
05-25-2015, 10:38 AM
Tối Thượng Thừa.6

____________

1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)

* A. CHƠN THƯỜNG
* B. CHƠN LẠC
* C. CHƠN NGÃ
* D. CHƠN TỊNH

Nhằm diễn giải mọi khía cạnh, làm sáng tỏ nghĩa PHẬT TÁNH mà Kinh điễn Phật học đã có ra rất nhiều cụm từ


(1)_ Thanh-Tịnh Pháp Thân _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm _ A-Đề Phật _ Đại-Nhật-Như-Lai _ Bất Không Thành Tựu Như Lai _ Bất-Động Phật (Phật Dược-Sư), Bảo Sanh Phật, A-Di-Đà Phật....v....v....

(2)_ Thường Tịch Quang Độ _ Đại Niết Bàn _ Pháp Giới Tạng _ ....v...v....


Bởi vì chúng ta ở "thế giới nhị nguyên" cho nên Phật ngữ cũng rạch-ròi với chúng ta về TÂM (cụm từ nhóm 1)và CẢNH (cụm từ nhóm 2)

Thực chất trong CHƠN NHƯ không có Tâm riêng và Cảnh riêng _ PHẬT là CÕI _ CÕI là PHẬT.

Như Thanh Tịnh Pháp Thân thì ở Thường Tịch Quang Độ, nhưng Pháp thân chính là Quang độ, Quang Độ chính là Pháp Thân.

Như nói Phật Thích Ca NHẬP Đại Niết Bàn, thực chất là KHÔNG CÓ NHẬP, lúc đó Phật Thích Ca chính là Đại Niết Bàn.

Nói Vô-Lượng-Thọ Phật là muốn nhắc nhở chúng ta PHẬT TÁNH THÌ CHƠN THƯỜNG cho nên mới có tuổi thọ Vô Lượng (chữ Vô Lượng nầy vượt thoát mọi con số mà máy tính "khủng" nhất có thể vói tới) bởi thực sự KHÔNG CÓ ĐIỂM BẮT ĐẦU và ĐIỂM KẾT THÚC. Trong Thường-Tịch-Quang Độ KHÔNG CÓ THỜI GIAN.

Trích:

Bấy giờ, Phật bảo các chúng Bồ-tát: "Các Thiện-nam-tử! Nay ta sẽ tuyên nói rành-rõ cho các ông. Các thế-giới đó, hoặc dính vi-trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi-trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp. Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh.
(Kinh Pháp Hoa _ Phẫm Như-Lai Thọ Lượng)

Nói BẤT ĐỘNG NHƯ-LAI là nói PHẬT QUỐC ĐÃ HOÀN THÀNH, TẤT CẢ CHÚNG SINH ĐÃ ĐƯỢC ĐỘ XONG, không có làm thêm gì nữa !

Nói BẤT-KHÔNG THÀNH-TỰU NHƯ-LAI là nói VẪN SOI SÁNG và VẪN THU NHIẾP (không vì KHÔNG mà chìm vào VẮNG LẶNG).

Đây là ý nghĩa CHƠN TỊNH, chớ không phải CHƠN TỊNH là HOÀN TOÀN VẮNG LẶNG

hoangtri
05-25-2015, 10:46 AM
Tối Thượng Thừa.7

___________________

1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)

Đại Niết Bàn thì có 4 ĐỨC :

* A. CHƠN THƯỜNG
* B. CHƠN LẠC
* C. CHƠN NGÃ
* D. CHƠN TỊNH

Chơn Như Tâm thì có 3 biểu : TAM THÂN

2. BA THÂN

* A. PHÁP THÂN (THỂ BAO TRÙM, TỔNG THỂ)

Khi xưa Phật có ví dụ "năm người mù rờ voi", mỗi người chỉ biết một chi tiết về con voi, chứ không ai biết toàn thể con voi, ngoại trừ bậc Đại Giác.

Bây giờ chúng ta tạm dùng ví dụ khác các bạn nhé !

Hãy lấy ví dụ "mặt trời ở trên không kia", Nó là một QUẢ CẦU LỬA(1) SÁNG(2) và NÓNG(3)

"QUẢ CẦU LỬA" là nói Tổng thể, "SÁNG" và "NÓNG" là nói 2 biệt tính của cái Tổng thể ấy.

"QUẢ CẦU LỬA" dụ cho thể Pháp Thân, biệt tính "SÁNG" (hay SOI SÁNG) dụ cho thể Hoá Thân, biệt tính "NÓNG" (hay SƯỞI ẤM) dụ cho thể Báo Thân.


Thể PHÁP THÂN thường được gọi là CHƠN NHƯ TÂM _ THƯỜNG TỊCH TÂM _ A-ĐỀ TỐI-THƯỢNG TỐI-THẮNG PHẬT,...

Trong Kinh Đại Thừa Diệu-Pháp Liên-Hoa, Phật Đa Bảo dụ cho Thể Pháp Thân.

SÁNG và NÓNG không thể lìa QUẢ CẦU LỬA mà tự có.

(Ghi chú : A-Lại-Da Tâm chỉ là chỗ chứng biết của bậc Nhị Thừa, tuy cũng là Phật Tánh nhưng rất mờ nhạt)

hoangtri
05-25-2015, 10:56 AM
Tối Thượng Thừa.8

___________________

1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)
Đại Niết Bàn thì có 4 ĐỨC :
* A. CHƠN THƯỜNG
* B. CHƠN LẠC
* C. CHƠN NGÃ
* D. CHƠN TỊNH
Chơn Như Tâm thì có 3 biểu : TAM THÂN
2. BA THÂN
* A. PHÁP THÂN :

*B. BÁO THÂN

_ THỂ HÀNH DỤNG THEO CHU KỲ THU NHIẾP VẠN PHÁP VÔ MINH, HOÀN THÀNH PHẬT QUỐC.

_ TÍNH THU NHIẾP _ ĐÀ-LA-NI-TẠNG _ (tính "nóng", tính sưởi ấm của mặt trời) là biệt tính của Thể này, danh xưng là TỲ-LÔ-GIÁ-NA PHẬT _ 毘盧遮那佛, (phiên âm từ Vairocana)_ ĐẠI-NHẬT NHƯ-LAI _ 大日如来.

------------
Đến đây vì có đọc một trang web :

http://www.hoasentrenda.com/Buddha/TyLoGiaNa.htm
chúng ta nên cảnh giác :

_ Tất cả mọi tượng ảnh "minh họa" về Chư Phật đều mang tính biểu trưng, KHÔNG CÓ PHẬT NÀO HỮU TƯỚNG CẢ, thế mà người ta lại diễn tả Phật "ba cái cục thịt trên đầu lận, cái nầy chồng lên cái kia, đội mão Tỳ-Lô, .....v...v...". Trời ơi ! viết như vầy là SA-ĐỌA VÀO THẦN QUYỀN NGOẠI ĐẠO MẤT RỒI.

_ Đành rằng Phật Giáo vẫn dùng âm thinh sắc tướng để cho Phật tử có chỗ TRỤ TÂM & QUÁN TƯỞNG, nhưng chúng ta phải NƯƠNG TƯỚNG MÀ VƯỢT LÊN TƯỚNG để thấy CHÂN THẬT TƯỚNG, chớ đừng có VÙI DẬP Phật Giáo XUỐNG BÙN như vầy !.

Trong PHÁP GIỚI có vô số THẾ GIỚI HẢI.

1 THẾ GIỚI HẢI là tầm hoạt dụng của 1 Thể Báo Thân.

LIÊN HOA TẠNG THẾ GIỚI HẢI là tên gọi DỤNG ĐỘ Thể Báo Thân Đại-Nhật Phật, gồm nhiều Phật Quốc _ Hạnh Dụng khác nhau _ như Tây Phương Cực Lạc, Đông Phương Tịnh Lưu-Ly, cõi Phật Bất Động, cõi Phật Hương Tích, ...v...v...

Cõi Ta-Bà "ngủ trược ác thế" này cũng là Phật quốc do hạnh nguyện Hoá thân Thích Ca Mưu-Ni Phật hoá hiện để độ sinh, nằm trong Liên Hoa Tạng Thế Giới Hải (Đại Nhật Phật)

hoangtri
05-25-2015, 11:19 AM
Tối Thượng Thừa.9

__________________

1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)
Đại Niết Bàn thì có 4 ĐỨC :
* A. CHƠN THƯỜNG
* B. CHƠN LẠC
* C. CHƠN NGÃ
* D. CHƠN TỊNH
Chơn Như Tâm thì có 3 biểu : TAM THÂN
2. BA THÂN
* A. PHÁP THÂN :

* B. BÁO THÂN (TIẾP THEO)

* a. _ THẾ GIỚI HẢI


Thưa các bạn ! Mình xin mời các bạn thưởng thức bức ảnh nầy, là Thông điệp của UFO đã để lại trên một cánh đồng của nước Anh :

http://www.xaluan.com/images/news/Image/2010/06/30/1277871119.img.jpg

http://xaluan.com/modules.php?name=N...cle&sid=192216

Mình cũng không biết chính xác "họ muốn diễn tả cái gì ?", nhưng mình xin tạm dùng bức ảnh nầy để diễn giải "vũ-trụ-quan của nhà Phật" _ THỂ BÁO THÂN.
Các bạn có thấy nó giống cái "Hoa Tuyết" nầy không ?


http://farm6.staticflickr.com/5338/8412005966_668325b0bd_o.jpg


Dòm lên trời chúng ta thấy chi chít những vì sao tưởng chừng như đứng yên, nhưng thực chất đang vận hành theo từng nhóm, được gọi là Thiên Hà (Thiên Hà của chúng ta là "dãy Ngân-Hà").

Trong bức hình trên, chúng ta thấy chỉ có 6 (nếu tính luôn Thiên Hà Trung tâm thì là 7), nhưng đây chỉ là tượng trưng cho rất nhiều Thiên Hà.

Chúng ta lại thấy "Tất cả không rời-rạc mà LIÊN-KẾT NHẤT-QUÁN HÀI-HOÀ".

Đó là "vận hành của Vũ-trụ" theo như UFO thấy chăng ?

Mình thấy có sự tương đồng quan điểm với mình về Pháp Giới _ Pháp Thân Phật, nên đem vào bài nầy.

Từng cụm "như Hoa Tuyết" là biểu đồ của THỂ BÁO THÂN PHẬT, xét về mặt không-gian thì là một THẾ GIỚI HẢI.

hoangtri
05-25-2015, 11:52 AM
Tối Thượng Thừa.10

__________________

1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)
Đại Niết Bàn thì có 4 ĐỨC :
* A. CHƠN THƯỜNG
* B. CHƠN LẠC
* C. CHƠN NGÃ
* D. CHƠN TỊNH
Chơn Như Tâm thì có 3 biểu : TAM THÂN
2. BA THÂN
* A. PHÁP THÂN :
* B. BÁO THÂN (TIẾP THEO)
* a. _ THẾ GIỚI HẢI

* b. _ VIÊN MÃN CÔNG ĐỨC BÁO THÂN


Ở Thế Giới Hải của chúng ta thì Phật Đại Nhật là TỐI THƯỢNG, là TRUNG TÂM ĐIỂM, chung quanh có nhiều Hoá Phật _ mà Phật Thích Ca là một, mỗi Hoá Phật có một Hạnh Nguyện riêng, một Hoá Phật lại có thể có nhiều Ứng Hoá Thân.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/ea/Vairochana_shugden.JPG


NAM MÔ VIÊN MÃN CÔNG ĐỨC BÁO THÂN ĐẠI NHẬT PHẬT

Thể Báo Thân Phật _ nói cho đủ phải là VIÊN MÃN CÔNG ĐỨC BÁO THÂN _ Là sự THÀNH TỰU viên mãn, mọi việc đã TRỌN XONG (mà CON VOI TRẮNG là ẫn dụ) của rất nhiều yếu tố, trong đó nổi bật nhất là 2 yếu tố chính :

1. SỰ SOI SÁNG, THÔNG SUỐT đã trọn vẹn (không còn thiếu sót gì nữa).
Được "biểu dụ" bằng hình ảnh Ngài ĐẠI-TUỆ VĂN-THÙ SƯ-LỢI BỒ-TÁT (cưỡi con Thanh Sư).

2. SỰ AN BÀY, THU NHIẾP, ĐỘ SINH đã xong, Phật Quốc đã hoàn toàn thành tựu (không còn làm gì nữa).
Được "biểu dụ" bằng hình ảnh NGÀI ĐẠI-HẠNH PHỔ-HIỀN-VƯƠNG BỒ-TÁT (cưỡi Bạch Tượng).

Đây là hai yếu tố đã được ẫn dụ bằng hình ảnh trong những tranh HOA NGHIÊM TAM THÁNH hay ĐÔNG PHƯƠNG TAM THÁNH.


http://nhasachtinhlien.com/uploads/news/tich-phat/hoa-nghiem-tam-thanh.jpg

Để thể hiện SỰ HỔ TRỢ HOÀN THÀNH PHẬT QUỐC _ VIÊN-MÃN CÔNG-ĐỨC BÁO-THÂN PHẬT, Mật Tông Tây Tạng đã minh họa (dựa theo Kinh) một hình ảnh Phật Dược Sư với 2 vị Nhật Quang Biến Chiếu Bồ-tát (hình mặt trời ở góc trên bên phải) và Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ-tát (hình mặt trăng lưởi liềm ở góc trên bên trái)


http://www.anphat.org/images/medicine_buddha_evening_sky.jpg

Tất cả đều là Mật Ngữ



NAM-MÔ VIÊN-MÃN CÔNG-ĐỨC BÁO-THÂN TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT

hoangtri
05-29-2015, 03:39 PM
Tối Thượng Thừa.11
__________________

1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)
Đại Niết Bàn thì có 4 ĐỨC :
* A. CHƠN THƯỜNG
* B. CHƠN LẠC
* C. CHƠN NGÃ
* D. CHƠN TỊNH
Chơn Như Tâm thì có 3 biểu : TAM THÂN
2. BA THÂN
* A. PHÁP THÂN :
* B. BÁO THÂN (TIẾP THEO)
* a. _ THẾ GIỚI HẢI
* b. _ VIÊN MÃN CÔNG ĐỨC BÁO THÂN

* c. _ "Xả bỏ BÁO THÂN"

Các bạn ơi ! mình rất bức xúc khi thấy các Liên hữu, các Phật tử ngoan đạo, lại xử dụng cụm từ XẢ BỎ BÁO THÂN nầy như là "một cái gì văn hoa bay bướm" để ám chỉ cái chết của xác thân tứ đại.

Đơn giản là "Có Sinh thì có Tử", chuyện sống chết như nước thủy triều _ nước ròng rồi nước lớn _ sóng sau xô sóng trước _ có gì quan trọng lắm đâu. Chỉ bởi chúng ta quan trọng của sống phù du nầy quá, cho nên chúng ta thích dùng những ngôn từ "quá trớn" để ám chỉ một chuyện rất đổi bình thường chăng ?!

1. Có ba trường hợp xả bỏ báo thân :

Trường hợp 1: Đối với hạng người cực thiện, tức là hạng người thân luôn luôn làm điều thiện, miệng luôn luôn nói thiện, tâm luôn luôn nghĩ thiện. Đối với hạng người này, khi xả bỏ báo thân, tức khắc sinh vào cõi thiện, không qua giai đọan của Trung Ấm thân.

Trường hợp 2: Đối với hạng người cực ác, nghĩa là miệng luôn luôn nói ác, thân họ luôn luôn làm ác, tâm họ luôn luôn nghĩ ác. Đối với hạng người này, khi xả bỏ báo thân, là tâm thức của họ liền rơi vào cảnh giới địa ngục như tên bắn mà không có một lực nào cản nổi.

Trường hợp 3: Đối với hạng người thiện ác xen lẫn, chánh tà không phân minh. Đối với hạng người này, khi xả bỏ báo thân, phải trải qua một giai đọan của Trung ấm thân, tức là tiếp nhận cái thân sau khi chết và trước khi tái sinh. Thân ấy có thể sau ba ngày mới được tái sinh vào cảnh giới mà tùy theo nghiệp thiện ác của mình đã tạo. Hoặc một tuần, ba tuần, hoặc bốn mươi chín ngày,....
(G/s T.T.H)

2. Dẫu rằng Ta-bà là quán trọ, cõi Phật mới là quê hương, hòa thượng đã xả bỏ báo thân này trở về cố hương, đây là điều hàng hậu học chúng con phải lấy làm niềm vinh hạnh noi theo công đức tu tập của một bậc Thầy mô phạm.

3. Hòa thượng ..... tuổi cao sức yếu đến ngày đã xả bỏ báo thân để thể nhập pháp thân thường trụ,....

.......

Chúng ta thấy đa phần các Phật tử (kể cả Tăng Ni) đeo đuổi pháp môn Niệm Phật đều dùng cụm từ XẢ BỎ BÁO THÂN nầy, mà không để ý đến THẬT NGHĨA.

Người bình thường chúng ta thì những Nghiệp Thiện, Ác mà chúng ta đã làm trong quá khứ, hiện tại, vị lai hình thành nên NGHIỆP BÁO THÂN _ trong đó có Thiện Nghiệp và Ác Nghiệp (Tội báo thân). Cái Nghiệp Báo Thân nầy nó tồn tại mãi trên bước đường tiến hoá của chúng ta, trừ khi chúng ta đắc quả A-La-Hán _ nhập Niết Bàn.

Còn các Liên Hữu Niệm Phật, tuy Phật ra điều kiện Vãng Sanh rất dễ-dàng _ chỉ cần một Niệm đến 10 niệm chí thành _ nhưng cái Nghiệp, cái Tội Báo Thân nó sẽ ngăn cản quyết liệt khi hành giả lâm chung, khiến cho 10 người chưa chắc có được 1 người THẬT SỰ VÃNG SANH.

Giả sử như đương sự thật sự vãng sanh, thì điều đó cũng không có nghĩa là "XẢ BỎ BÁO THÂN".

Mà là ĐỚI NGHIỆP VÃNG SANH, nghĩa là Phật A-Di-Đà cho mang cả Tội Báo, Nghiệp Chướng về Tây Phương Cực Lạc.
Cho nhập thai trong Hoa Sen hàng trăm triệu năm là bỏ vào "LÒ HẤP GIẢI NGHIỆP"(chớ lúc đó các Liên Tử chúng ta mơ mơ màng màng, chẳng có tu hành gì cả đâu !). Sau khi đương sự được nhẹ Nghiệp, thì Hoa Sen mới nở ra "Hoa khai kiến Phật Ngộ Vô Sanh".

"Kiến Phật" là thấy Bản Thể Tâm của mình (vốn Vô Sanh), chớ không phải thấy Phật A-Di-Đà với hình tướng một "Đại Trượng Phu" như trong tranh vẽ.

Những người dày công Niệm Phật thì họ cũng mang theo _ bên cạnh Tội Báo Thân _ là Công Đức Báo Thân.
Chính nhờ Công Đức Báo Thân nầy mà họ được nhập thai trong nhưng Hoa Sen Trung phẫm, Thượng phẫm.

Kết luận : Một người chết là bỏ cái xác thúi, chớ Báo Thân _ dù là Tội Báo Thân hay Công Đức Báo Thân _ thì không có ai xả bỏ hết (Ngoại trừ Bậc Thánh A-La-Hán _ Nhập Niết-bàn).

Mà Tịnh Tông vì quy hướng Tịnh-Độ cho nên tuyệt-đối không có ai đắc quả A-La-Hán _ Nhập Niết-Bàn _ cả !
Nếu hành giả tinh-tấn được "Niệm Phật Tam-Muội" tại thế, thì khi vãng-sanh cũng mang theo Công Đức Báo Thân chớ không có ai "XẢ BỎ" được gì cả.

Trong những trích dẫn trên chúng ta còn đọc thấy cụm từ "THỂ NHẬP PHÁP THÂN THƯỜNG TRỤ", Ôi ! Sao chúng ta thích dùng NGOA NGÔN (phóng đại, quá trớn) như thế nhỉ ? Làm sai lạc những nghĩa lý sâu mầu của Phật pháp hết trơn, chẳng lẻ chúng ta không hiểu biết tí gì về Phật pháp hết hay sao ?

"THỂ NHẬP PHÁP THÂN" : Chỉ những Bậc Đại Giác-Ngộ đã VIÊN-MÃN CÔNG-ĐỨC BÁO-THÂN mới tuỳ ý Nhập hay không Nhập, chớ những Bồ Tát CỬU ĐỊA trở xuống không ai nhập được hết.

hoangtri
05-29-2015, 03:54 PM
Tối Thượng Thừa.12

__________________

1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)
Đại Niết Bàn thì có 4 ĐỨC :
* A. CHƠN THƯỜNG
* B. CHƠN LẠC
* C. CHƠN NGÃ
* D. CHƠN TỊNH
Chơn Như Tâm thì có 3 biểu : TAM THÂN
2. BA THÂN
* A. PHÁP THÂN :
* B. BÁO THÂN

*C. HOÁ THÂN

HOÁ THÂN là gì ?

HOÁ THÂN là "một phiên bản" đại diện cho Báo Thân, cũng đại diện cho Pháp Thân.
HOÁ THÂN là "hình ảnh F3" của Chân-Như (mà Thể F2 là Báo Thân, thể F1 là Pháp Thân).

HOÁ THÂN là Nguồn Tuệ Giác HIỄN THỊ trong Vô Minh, với hình ảnh của một chúng sinh của cõi đó. Hay nói khác đi HOÁ THÂN là CHÂN LÝ TRONG VÔ MINH.

HOÁ THÂN có thể ví như là ảnh avartar của chúng ta _ có thêm chức năng "liên kết web" (khi chúng ta rê chuột vào thì liền có phản ứng, tác dụng _ trong các Diễn-đàn online.
Phật Thích Ca là HÓA THÂN của Thể Báo Thân Đại Nhật Phật.

Trích:
Phật bảo A Nan :
– Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.

A Nan bạch Phật :
– Bạch Thế Tôn ? Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Là vì sao ? - Nhớ lại lúc trước, Thế Tôn thân hơi có bịnh phải dùng sữa bò, con cầm bát đến đứng trước cửa nhà người đại Bà la môn. Lúc bấy giờ ông Duy Ma Cật đến bảo con : “Này A Nan ? Làm gì cầm bát đứng đây sớm thế ?”.

Con đáp : “Cư sĩ, Thế Tôn thân hơi có bịnh phải dùng sữa bò, nên tôi đến đây xin sữa”.

Ông Duy Ma Cật nói : “Thôi thôi ! Ngài A Nan chớ nói lời ấy ! Thân Như Lai là thể kim cang, các ác đã dứt, các lành khắp nhóm, còn có bịnh gì, còn có não gì ? - Im lặng bước đi, Ngài A Nan ! Chớ phỉ báng Như Lai, chớ cho người khác nghe lời nói thô ấy, chớ làm cho các trời oai đức lớn và các Bồ Tát từ Tịnh độ phương khác đến đây nghe được lời ấy ! Ngài A Nan ! Chuyển Luân Thánh Vương có ít phước báu còn không tật bịnh, huống chi Như Lai phước báu nhiều hơn tất cả đấy ư ? Hãy đi Ngài A Nan ? Chớ làm cho chúng tôi chịu sự nhục đó, hàng ngoại đạo Phạm Chí nếu nghe lời ấy, chắc sẽ nghĩ rằng : “Sao gọi là Thầy, bịnh của mình không cứu nổi mả cứu được bịnh ngươi khác ư ?” Nên lẽn đi mau, chớ để cho người nghe ! Ngài A nan ! Phải biết thân Như Lai, chính là Pháp Thân, không phải thân tư dục. Phật là bực Thế Tôn hơn hết ba cõi, thân Phật là vô lậu, các lậu đã hết, thân Phật là vô vi, không mắc vào các số lượng, thân như thế còn có bịnh gì ?”.

Bạch Thế Tôn ! Lúc đó con thật quá hổ thẹn không lẽ con gần Phật mà nghe lầm ư ? Con liền nghe trên hư không có tiếng nói rằng : “A Nan ! Đúng như lời Cư sĩ đã nói, chỉ vì Phật ứng ra đời ác đủ năm món trược nên hiện ra việc ấy, để độ thoát chúng sanh thôi. A Nan! Hãy đi lấy sữa chớ có thẹn”.

http://www.thuvienhoasen.org/dmc-03-detu.htm

Khi Ngài Duy-Ma-Cật nói với Ngài A-Nan điều trên là để dạy cho hậu thế HIỂU RÕ HƠN VỀ THỂ HOÁ THÂN PHẬT :
Khi nói "Thân Như-Lai là thể Kim Cang" là Ngài muốn nói đến PHÁP THÂN (thật thân của Chư Phật),

Khi nói "các ác đã dứt, các lành khắp nhóm, còn có bịnh gì, còn có não gì ?" là Ngài muốn nói đến thể Báo Thân.

Phật thì có 3 Thân (hay 3 Thể), chúng ta chỉ thấy có ảnh của Hoá thân, cái ảnh ấy thì nó cũng giống như mọi cái ảnh khác. Nghĩa là nếu Avatar của bạn là một tập hợp những pixel được số hoá, thì ảnh avartar của Phật Thích Ca cũng thế, (cũng sanh già bệnh chết, ăn ngủ nói năng đi lại tầm thường) có khác chăng là "cài đặt liên kết web". Với Avartar Phật Thích Ca chúng ta có thể có được nhịp cầu đến với KHO TÀNG PHẬT PHÁP VÔ TẬN.

hoangtri
05-29-2015, 04:14 PM
Tối Thượng Thừa.13

__________________


1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)
Đại Niết Bàn thì có 4 ĐỨC :
* A. CHƠN THƯỜNG
* B. CHƠN LẠC
* C. CHƠN NGÃ
* D. CHƠN TỊNH
Chơn Như Tâm thì có 3 biểu : TAM THÂN
2. BA THÂN
* A. PHÁP THÂN :
* B. BÁO THÂN

C. HOÁ THÂN (Tiếp theo)

a. Mỗi chúng sinh là một vị Hoá Phật.

Đây là một cách nói để nhấn mạnh sự tương đồng giữa mỗi chúng sinh và Phật.

Phật thì sao ?

Phật thì có Cái Thể Chung Cùng, Tướng Bao Trùm (Pháp Thân), Cái Dụng Thu Nhiếp, An Bày (Báo Thân).
Trong cái dụng độ Thu Nhiếp của Báo Thân (Đà-La-Ni Tạng) có cái Dụng Soi-Sáng (Tuệ, Đại Bát-Nhã _ Thể Hoá Thân) lại có cái Dụng Hân-Uỷ _ tình thương bao la lan tỏa giữa các Hoá Ảnh trong khắp Cõi Mơ, vì đồng Nhất thể _ mà biểu tượng là Đức Đại Bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát.

Chúng sinh thì sao ?

Chúng sinh thì cũng có một cá thể chung cùng, có Cái Biết, có Cái Sống, có Tình cảm.
Cái Biết, Cái Sống, Cái Tình cảm nầy do đâu mà có ?

Mình xin mượn những hình ảnh nầy để minh họa nhé:


http://serenitysecurity.co.uk/wp-content/uploads/2014/09/Blue-tips-cubes-with-ice-cubes.jpg


https://kenh14cdn.com/thumb_w/600/203336854389633024/2021/8/19/photo1629341874875-1629341875049142353973.png

Đá trong ly và những giọt nước đọng lại ngoài thành ly.

Bạn ơi ! Những giọt nước trên mặt kiếng là do "đá đang tan" mà có, và những giọt nước đọng lại ngoài thành ly nước đá, tuy từ Không mà Có nhưng do ảnh hưởng độ lạnh của những viên đá trong ly mà tạm có, tuy độ lạnh không bằng những viên đá trong ly nhưng cũng thể hiện phần nào sự mát lạnh.


ĐÓ ! MỖI CHÚNG SINH LÀ MỘT VỊ HOÁ PHẬT LÀ NHƯ THẾ ĐÓ !

Một ví dụ khác là :
Khi bạn ngủ, nằm chiêm bao, bạn thấy bạn đi Đông, đi Tây, làm chuyện nầy chuyện nọ, bạn thương người này, bạn chạy trốn người kia...v...v...Nhân vật trong chiêm bao tuy không thật, không hoàn toàn là bạn nhưng cũng không ngoài bạn, "hắn" là một phần của bạn, do bạn MƠ mà "hắn" có, nếu bạn muốn (và bạn đủ tỉnh-táo) bạn có thể dừng giấc MƠ _ thôi không MƠ nữa _ thì "hắn" lập tức là bạn.

Thế thì "hắn" không phải là "Hoá thân" của bạn hay sao ?!

hoangtri
05-29-2015, 05:04 PM
Tối Thượng Thừa.14

__________________



1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)
Đại Niết Bàn thì có 4 ĐỨC :
* A. CHƠN THƯỜNG
* B. CHƠN LẠC
* C. CHƠN NGÃ
* D. CHƠN TỊNH
Chơn Như Tâm thì có 3 biểu : TAM THÂN
2. BA THÂN
* A. PHÁP THÂN :
* B. BÁO THÂN
* C. HOÁ THÂN (Tiếp theo)
a. Mỗi chúng sinh là một vị Hoá Phật.

b. Tứ Trí

Thưa các bạn !
Ví dụ bạn là Nguyễn văn Xoài (tên cúng cơm) rồi lớn lên bạn làm Tổng Giám Đốc, bạn có con thì bạn là Cha. Như thế chúng ta thấy có nhiều danh xưng khi bạn nói chuyện với mọi người : Nói với người nhà : "XOÀI yêu Mẹ !" _ nói với nhân viên : "TÔI, Tổng Giám Đốc tuyên bố..." _ nói với con của bạn : "BA không thích con như vậy...!". Ba danh xưng ấy chỉ là một người duy nhất nhưng ở ba vị thế khác nhau.

Khi Phật nói "Thực, Ta thành đạo đã rất lâu xa (không thể tính đếm suy lường được)....."(Kinh Pháp Hoa) là Phật nương Nhứt Thiết Chủng Trí nói lời chân thật nhất _ THIỆT THUYẾT, cho nên mọi người nghe trái lỗ tai, mà Phật vẫn nói "Như-Lai không hề nói dối...".

Trong pháp hội Linh Thứu, Phật cầm cành Hoa giơ lên, Ngài Ca Diếp mĩm cười. Lúc đó Phật nương Bình Đẳng Tánh Trí giảng cái Chân Lý Cao Tột của Phật pháp : PHẬT QUỐC ĐÃ HOÀN THÀNH, TẤT CẢ ĐÃ TRỌN VẸN, MỖI CHÚNG SINH LÀ MỘT ĐOÁ SEN HỒNG TRONG HOA TẠNG THẾ GIỚI HẢI. (không có gì chưa làm xong, không có gì cần làm thêm).

Khi nói "Ta thấy chúng sinh đều có đức tướng Trí Tuệ của Như Lai,...." là đức Phật nương Diệu Quan Sát Trí mà nói.

Khi nói "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành" (hãy ráng tu rồi mọi người cũng sẽ thành Phật như Ta không khác !) là Phật nương Thành Sở Tác Trí _ Trí Phương Tiện, nói trong tinh thần KHUYẾN TẤN.

Thể Hóa Thân là nguồn tuệ giác của Chân Lý, đem ánh sáng Chân lý soi rọi cho chúng ta _ những chúng sinh vô minh. Trong cuộc sống thường nhật, nhục thân vị Hóa Thân là một chúng sinh 100%; khi thuyết giảng đạo lý vị Hóa Thân mới dùng đến Diệu Quan Sát Trí, Thành Sở Tác Trí; khi duyên chúng sinh tròn đủ, vị Hóa Thân mới dùng Bình Đẳng Tánh Trí, Nhất Thiết Chủng Trí để giảng những điều cao tột của Phật pháp.

Giảng nói thì thể Hóa thân giảng nói, gieo duyên là thể Hóa Thân gieo duyên. Nhưng thực sự độ sinh là Thể Báo Thân làm, chứ Hóa thân không có làm gì. Không phải giảng Kinh thuyết pháp là độ sinh đâu, giảng Kinh thuyết pháp chỉ là giới thiệu về Chân Lý !

hoangtri
05-31-2015, 08:12 PM
Tối Thượng Thừa.15

__________________

1. PHẬT TÁNH (Như-Lai Tạng _ Đại Niết Bàn _ Chơn Như Tâm _ Thường Tịch Tâm)
Đại Niết Bàn thì có 4 ĐỨC :
* A. CHƠN THƯỜNG
* B. CHƠN LẠC
* C. CHƠN NGÃ
* D. CHƠN TỊNH
Chơn Như Tâm thì có 3 biểu : TAM THÂN
2. BA THÂN
* A. PHÁP THÂN
* B. BÁO THÂN
* C. HOÁ THÂN (Tiếp theo)
a. Mỗi chúng sinh là một vị Hoá Phật.
b. Tứ Trí.

c. Hoá Thân Phật (Nguồn sáng từ Mặt trời).

Thưa các bạn ! Nói Hoá Thân Phật : Nguồn sáng từ Mặt Trời, là nói ví dụ, chớ không phải Phật duy chỉ là Ánh Sáng.


http://k14.vcmedia.vn/thumb_w/600/kftsA9wNGm0gwGKRZ8ACoyRW9w6z/Image/2014/11/hl004w_1348486630-636d0.jpg


Trong hang sâu tăm-tối, nhờ ánh sáng từ miệng hang, chúng ta đã có thể dò dẫm đi mà không sợ vấp ngả.
Ánh sáng này ắt hẵn có nguồn từ trên cao cao kia, đó là mặt trời. Mặc dầu chúng ta không trực tiếp thấy mặt trời, nhưng nương theo ánh sáng ta biết rằng CÓ MẶT TRỜI.


http://skycare.org.vn/image/data/nhungdo/Thang%201/mat-trang.jpg

Thường chúng ta nói "mặt trăng sáng" hay "ánh sáng mặt trăng" thực ra mặt trăng không có sáng, mặt trăng nhận ánh sáng của mặt trời rồi phản chiếu lại cho chúng ta. Thế đó Hóa thân là thế đó ! Một nhục thân thì cũng bình thường thôi, nhưng ....cái mà nhục thân ấy chuyển tải đến cho chúng ta mới là quan trọng.

Ánh Sáng từ mặt trời thì vô hình vô tướng trong không gian, nhưng khi tiếp xúc với khí quyển qua những đám mây, chạm mặt đất, ánh sáng đã có những "biểu hiện nhất định".


http://www.chuaphatan.vn//products/thai-lifbud-19.gif

Một trong những "biểu hiện nhất định ấy" là ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI. Cái bóng ảnh nầy đã tạm có cách nay hơn 2 thiên niên kỷ. Đây gọi là "Một vị Hoá Thân Phật" !

Dĩ nhiên "Cái biểu hiện nhất định" nầy không chỉ duy nhất một Đức Phật Thích Ca, mà bất cứ ở đâu, thời kỳ nào ("thời kỳ" chỉ có với chúng ta) hể có chỗ cho ánh sáng từ mặt trời rọi vào thì chỗ ấy sáng lên, và chúng ta nhận được phản ánh (nghĩa là vật thể ấy chiếu ngược lại cho chúng ta) để thấy sự vật rõ-ràng hơn (có thể là mặt đất, có thể là mặt nước,....).

hoangtri
06-02-2015, 06:53 AM
Tối Thượng Thừa.16

__________________

1. PHẬT TÁNH
2. BA THÂN
3. VIÊN MÃN

Các bạn ơi ! Đây cũng là điều tuyệt vời của Phật pháp.


http://thumbs.dreamstime.com/z/beautiful-lotus-flower-fantasy-d-illustration-dreamy-night-44728415.jpg

Mượn bức tranh trên đăng lên đây, h/t muốn minh hoạ cho điều gì ?

a. _ Sự VIÊN MÃN của Đạo Lý, Phật pháp.

b. _ Sự THÔNG SUỐT TỘT CÙNG, Chùm sáng từ trên cao, tượng trưng cho sự soi sáng của thể Hoá Thân.

c. _ Sự ĐỘ SINH TRỌN XONG, Đoá sen ngàn cách đã toàn nở, tượng trưng cho sự trọn vẹn của đạo lý, mỗi chúng sinh như một cánh sen hồng lung linh khoe sắc.

d._ Toàn LÝ là SỰ, toàn Sự là Lý, LÝ SỰ VIÊN DUNG.

hoangtri
06-02-2015, 07:17 AM
Tối Thượng Thừa.17

__________________

1. PHẬT TÁNH
2. BA THÂN
3. VIÊN MÃN
4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ

Các bạn ơi, cụm từ nầy trong Kinh Kim Cang :
"Như Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai"
(Như Lai, không từ đâu mà đến cũng chẳng đi về đâu, nên gọi là Như Lai).


http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KKC76_zpse02980a8.jpg


Theo mình thì khi nói câu nầy, không phải đức Thế Tôn muốn nói đến chuyện "ĐI và ĐẾN" (That which comes from nowhere and goes nowhere) như một số bạn hiểu lầm.

Không đâu ! hiểu như vậy là phụ lòng đức Thế Tôn rồi !

"VÔ SỞ TÙNG LAI" nghĩa là KHÔNG PHẢI TỪ MỘT CHÚNG SINH MÀ THÀNH.

Đây là điều lầm lẫn của hầu hết những người học Phật chúng ta, ai cũng nghĩ "Mình tu theo Phật rồi mình sẽ thành Phật".

MÌNH là cái gì ?

MÌNH chỉ là một "cái Hoa đốm" trôi dật-dờ trong không gian hư-ảo, há lại có thể thành thứ nầy thứ nọ được hay sao ?

Nếu MÌNH có thể dồn nén chỉnh sửa thành Phật được, té ra Phật là "kết tinh của Giả" hay sao ?

Như vậy thì Phật (do Giả thành) không đáng cho mọi người ngưỡng mộ, cái Chân-lý ấy đâu có đáng cho Thế Tôn phải "vất-vả" truyền trao, đâu có đáng cho Chư Tổ phải nhọc-nhằn tuyên thuyết.

Nếu một cái "gốc mít" mà đẻo tạc thành tượng Phật thì tượng Phật ấy sẽ chịu sự hủy diệt của thời gian, của nước, lửa; như vậy thì Phật có chỗ "KHỨ" (đi đến) rồi đó.

Đi đến đâu ? _ đến bị huỷ diệt như mọi thứ trên đời này rồi !.


http://g.vatgia.vn/gallery_img/6/wza1379403302.JPG


Cái Giáo lý nói "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành, hãy ráng tu rồi sẽ thành Phật như ta không khác" là Giáo Lý Quyền thuyết, chớ không phải THIỆT THUYẾT, mà chủ đề nầy là THIỆT THUYẾT cho nên đành phải "mạo phạm" đến đa số các vị Chân tu vậy.

hoangtri
06-02-2015, 07:37 AM
Tối Thượng Thừa.18

__________________

1. PHẬT TÁNH
2. BA THÂN
3. VIÊN MÃN
4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
5. HÌNH và BÓNG

"NHƯ-LAI GIẢ _ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA"
(Như-Lai là CÁI GỐC CHÂN THẬT CỦA CÁC PHÁP) câu nầy cũng trong Kinh Kim Cang.


http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KKC52_zpsb6b55024.jpg

Bạn ơi ! Ngày xưa Trang Tử nằm ngủ mơ thấy mình là con bướm xinh, bay lượn chập chờn trên những cánh hoa thích chí vô cùng. Cái cãm giác ấy rất thật, đến độ khi bàng hoàng tỉnh giấc, ông ngẩn-ngơ "giữa Trang Tử và Bướm, cảnh nào là Thật ? cảnh nào là giả ? Trang Tử mơ thấy mình là bướm hay Bướm mơ thấy mình là Trang Tử ?"


http://i911.photobucket.com/albums/ac311/mt1000/buomdau.gif

Bạn ơi ! Tất cả Người hay vật hay cảnh trong Mơ đều có cái GỐC CHÂN THẬT là cái người đang nằm trên giường nệm kia ! Không có cái người nằm trên giường kia thì không có tất cả _ những hoa những bướm trong mơ.

Ở bài trước (TỐI THƯỢNG THỪA 17) chúng ta thấy Phật phủ nhận chuyện "chúng sinh thành Phật" thì ở câu nầy Phật nói rõ thêm : Tuy chúng sinh không thể thành Phật, nhưng chúng sinh cũng không ngoài Phật mà tự có. Cái GỐC CHÂN THẬT của chúng sinh là Phật đó !

Chỉ cần chúng ta đừng lầm nhận Giả là Thật mà thôi, chứ không cần phải "làm cho cái Giả trở thành Thật", hay "tiêu diệt cái Giả để cho cái Thật hiễn lộ"

Phật là HÌNH, chúng sinh là BÓNG, BÓNG từ HÌNH mà có, HÌNH không ngại gì BÓNG (BÓNG đổ dài, BÓNG gấp khúc hay BÓNG chập chờp _ không thành vấn đề đâu !)

hoangtri
06-03-2015, 07:52 AM
Tối Thượng Thừa.20

__________________

1. PHẬT TÁNH
2. BA THÂN
3. VIÊN MÃN
4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
5. HÌNH và BÓNG
6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU

CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU (CKDH) là gì ?

CKDH là "Tánh Không" mà không có Không !

CKDH là "Trong Không có Có"

CKDH là trình Giáo lý TỘT CÙNG của Phật pháp mà :

_ Trình cấp 1 là "hoà cùng cái thấy của kẻ Mê _ THẤY CÁC PHÁP ĐỀU CÓ" (Hàng Nhị Thừa)

_ Trình cấp 2 là "THẤY CÁC PHÁP ĐỀU KHÔNG, ĐỀU GIẢ HUYỄN"(Các hàng Bồ Tát cho đến địa thứ 7 _ Bất Thối bồ-Tát)

_ Trình cấp 3 là "THẤY CÁC PHÁP CŨNG CÓ CŨNG KHÔNG _ TƯƠNG KIẾN TƯƠNG ĐỒNG" (Bồ-tát địa thứ 7 đến thứ 9)

_ Trình cấp 4 là "CHƠN KHÔNG DIỆU HỮU". (Bậc Diệu Giác _ Đẳng giác)

Tánh Không _ Chân lý của đạo Phật _ không phải là Ngoan Không _ mà là CÁI GỐC CỦA VẠN HỮU, cho nên gọi là CHƠN KHÔNG DIỆU HỮU :

"Nguyên Tánh Quang Bất Động
Dụng Tướng Hạnh Tam Thiên."

Tánh năng sanh Tướng, Tánh là Chơn Không _ Tướng là Diệu Hữu.

"Tánh chúng sinh cùng Phật Quốc có một,
Tướng Bồ-Đề hoá Liên-Hoa muôn vạn."

Liên-Hoa là Vạn Hữu, Vạn Hữu được hoá sinh từ Chơn Không nên gọi là Diệu Hữu.

CÓ mà không thực CÓ _ KHÔNG cũng chẳng hoàn toàn KHÔNG, là CHƠN KHÔNG DIỆU HỮU.


http://www.zidean.com/data/zv4_7/hoasen_8968.jpg

Trong bức ảnh trên, một đóa sen tượng trưng cho tất cả "các pháp CÓ _ VẠN HỮU" vốn thiệt từ CHÂN KHÔNG mà ảo hiện. Nói "ảo hiện" mà có thực là có hiện ra hay không hay chỉ là giả ảnh trên máy tính ?!

Cái DIỆU HỮU nầy bao gồm luôn đức Phật có hình có tướng như đức Thích-Ca-Mâu-Ni nên nói :

"Phật (và) Chúng sinh, Tánh thường rỗng lặng,
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,
Lưới Đế châu ví đạo tràng,
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời.
....."

hoangtri
06-04-2015, 09:01 AM
Tối thượng thừa.21


__________________

1. PHẬT TÁNH
2. BA THÂN
3. VIÊN MÃN
4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
5. HÌNH và BÓNG
6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG

* a. HẠNH HUỆ VIÊN DUNG


Để có thể giúp cho chúng ta dễ-dàng thâm nhập Phật đạo buộc lòng các bậc Đại Giác Ngộ phải rạch ròi :

Đây là Hạnh, đây là Huệ, chứ thật ra trong dụng độ thu nhiếp chúng sinh Hạnh Huệ luôn tương dung, tương tức "QUY NHẤT ĐẠI NHẬT THÁNH MINH".

Huệ luôn soi sáng cho Hạnh, Hạnh thêm năng lượng cho Huệ.

Nếu Huệ không Hạnh thì Huệ chẳng tột cùng, nếu Hạnh không Huệ thì Hạnh chẳng bao giờ tròn đủ.

(Sự hổ tương giữa Hạnh và Huệ có thể ví như chân trái chân phải, khi thì chân trái lên trước, khi thì chân phải lên trước, nếu chân phải đã lên trước thì cơ thể hay quán tính sẽ nâng chân trái lên trước để bước tiếp.)

Điều nầy là "mặc định" của HÀNH TRÌNH CHÂN LÝ không thể sai khác !


http://baoquangninh.com.vn/dataimages/201210/original/images651527_DSC_0700.jpg

Thưa các bạn ! Đây là một bức ảnh ở vịnh Hạ Long, một bức ảnh đẹp đã hội tụ 2 yếu tố : bố cục, đường nét rõ ràng tinh xảo, yếu tố thứ 2 là sự giao thoa ánh sáng sắc màu.



http://www.chuabavang.com.vn/Images/CB/chuabavang__full_19152013_071515.jpg

Đức Đại Tuệ Văn Thù Sư Lợi Bồ tát và Đức Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát là 2 vị xuất hiện trong Tranh tượng đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, tượng trưng cho Hạnh Huệ luôn song hành để HOÀN THÀNH PHẬT QUỐC ĐÔNG PHƯƠNG.

Ở đây, Hoàng Trí chỉ muốn tạm mượn hình ảnh nầy để diễn tả sự THÀNH TỰU TUYỆT ĐỐI mà thôi !

hoangtri
06-04-2015, 09:30 AM
Tối thượng thừa.22


__________________

. PHẬT TÁNH
2. BA THÂN
3. VIÊN MÃN
4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
5. HÌNH và BÓNG
6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG

* a. HẠNH HUỆ VIÊN DUNG

*b. MỘT LÀ TẤT CẢ, TẤT CẢ LÀ MỘT

Xin mời các bạn đọc lại những trích đoạn trong Kinh Hoa Nghiêm nhé !

Trích:

Bao nhiêu vi-trần trong thế-giới
Trong mỗi vi-trần thấy các cõi
Bửu quang hiện Phật vô lượng số
Cảnh-giới tự-tại của Như-Lai
.................................................. .

Vô-lượng vô-số núi Tu-Di
Ðều đem để vào một sợi lông,
Một thế-giới để vào tất cả
Tất cả thế-giới để vào một,
Thể tướng thế-giới vẫn như cũ
Vô-đẳng vô-lượng đều cùng khắp.
.................................................. .
Trong một chân lông đều thấy rõ
Vô-số vô-lượng chư Như-Lai
Tất cả chân lông đều thế cả
Tôi nay kính lạy tất cả Phật
.................................................. .

Kiếp quá-khứ để hiện, vị-lai,
Kiếp vị-lai để quá, hiện-tại,
Ba đời nhiều kiếp là một niệm
Chẳng phải dài vắn : hạnh giải-thoát.
.................................................. .

Tôi hay thâm nhập đời vị-lai
Tất cả kiếp thâu làm một niệm,
Hết thảy những kiếp trong ba đời
Làm khoảng một niệm tôi đều nhập.
.................................................. .
Khắp hết mười phương các cõi nước
Mỗi đầu lông đủ có ba đời
Phật cùng quốc-độ số vô-lượng
Tôi khắp tu hành trải trần kiếp.
Trong một niệm tôi thấy ba đời
Tất cả các đấng Nhơn-Sư-Tử
Cũng thường vào trong cảnh-giới Phật
Như-huyễn, giải-thoát và oai-lực.



http://quangduc.com/images/file/zuYLn8sl0QgBADV1/giot-suong.jpg

Chỉ một giọt sương nơi đầu ngọn cỏ thôi, mà nó chứa cả Tam Thiên đấy các bạn ạ ! Chẳng những thế mà nó còn gồm đủ cả 3 thời (quá khứ, hiện tại, vị lai).

Đây là một SỰ THẬT mà Phật pháp sẽ dìu hành giả đến THẬT CHỨNG điều này, chớ không phải là tưởng tượng, mơ hồ viễn vông.
Những điều Kinh nói trên không phải là "trò chơi chữ", không phải là triết thuyết lý-luận suông. Chúng ta cần thiết phải trải nghiệm điều đó để thật sự tin rằng PHẬT ĐẠO RẤT LÀ CHÂN THẬT.



http://chaobuoisang.net/images/stores/2010/11/09/chaobuoisang.net-8c91018465_3.jpg

hoangtri
06-05-2015, 07:37 AM
Tối thượng thừa.23

___________________

1. PHẬT TÁNH
2. BA THÂN
3. VIÊN MÃN
4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
5. HÌNH và BÓNG
6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG

8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG

Trước tiên xin mời các bạn đọc lại Kinh Duy-Ma-Cật, Phẫm Bất Tư Nghị nhé :

Bấy giờ Trưởng giả Duy Ma Cật hỏi ngài Văn Thù Sư Lợi rằng:
- Thưa Ngài, Ngài dạo đi trong vô lượng nghìn muôn ức a tăng kỳ (vô số) quốc độ, thấy cõi Phật nào có những tòa Sư tử tốt đẹp thượng diệu do công đức tạo thành ?

Ngài Văn Thù Sư Lợi nói :
- Cư sĩ ! Về phương đông cách đây khỏi ba mươi sáu số cát sông Hằng cõi Phật, có thế giới tên Tu Di Tướng, Đức Phật ở thế giới ấy hiệu là Tu Di Ðăng Vương, hiện vẫn còn. Thân Phật cao tám muôn bốn nghìn do tuần, tòa Sư tử cũng cao như thế, trang nghiêm tốt đẹp bực nhứt.

Lúc ấy, Trưởng giả Duy Ma Cật hiện sức thần thông, tức thời đức Phật ở cõi nước kia điều khiển ba vạn hai nghìn tòa Sư tử cao rộng nghiêm sạch đến trong nhà ông Duy Ma Cật. Các Bồ Tát, Ðại đệ tử, Ðế Thích, Phạm Thiên, Tứ Thiên Vương tất cả đều thấy việc xưa nay chưa từng thấy.

Nhà ông Duy Ma Cật rộng rãi trùm chứa cả ba vạn hai nghìn tòa Sư tử không ngăn ngại, mà ở nơi thành Tỳ Da Ly cho đến bốn thiên hạ cõi Diêm Phù Ðề cũng không bị ép chật, tất cả đều thấy y nguyên như thế.

Ông Duy Ma Cật mời Ngài Văn Thù Sư Lợi và các Bồ Tát thượng nhơn ngồi nơi tòa Sư tử, song phải hiện thân mình đứng cao bằng tòa kia. Tức thời các Bồ Tát có thần thông liền biến hiện thân hình cao bốn muôn hai nghìn do tuần đến ngồi nơi tòa Sư tử, còn các Bồ Tát mới phát tâm và hàng Ðại đệ tử đều không lên được.

Lúc đó, ông Duy Ma Cật mời Ngài Xá Lợi Phất lên tòa Sư tử ngồi.

Ngài Xá Lợi Phất đáp :
- Thưa Cư sĩ ! Tòa này cao rộng quá tôi không lên được.

Ông Duy Ma Cật nói :
- Ngài Xá Lợì Phất, phải đảnh lễ đức Tu Di Ðăng Vương Như Lai mới có thể ngồi được.

Khi ấy, các vị Bồ Tát mới phát tâm và hàng Ðại đệ tử đều đảnh lễ đức Tu Di Ðăng Vương Như Lai, rồi ngồi được ngay nơi tòa Sư tử.

Ngài Xá Lợi Phất nói :
- Thưa Cư sĩ ! Thật chưa từng có. Như cái nhà nhỏ tí này mà dung được các tòa cao rộng như thế, mà nơi thành Tỳ Da Ly không có ngăn ngại, các tụ lạc, thành ấp, cũng những cung điện chư Thiên, Long Vương, quỉ thần trong bốn thiên hạ ở cõỉ Diêm Phù Ðề cũng không ép chật.

Ông Duy Ma Cật nói :
- Ngài Xá Lợi Phất ! Chư Phật và chư Bồ Tát có Pháp “giải thoát” tên là “bất khả tư nghị”. Nếu Bồ Tát trụ nơi pháp giải thoát đó, lấy núi Tu Di rộng lớn nhét vào trong hột cải vẫn không thêm bớt, hình núi Tu Di vẫn y nguyên, mà trời Tứ Thiên vương và Ðạo Lợi thiên vương không hay không biết đã vào đấy, chỉ có những người đáng độ được mới thấy núi Tú Di vào trong hột cải, đó là Pháp môn “bất khả tư nghị giải thoát”. Lại lấy nước bốn biển lớn cho vào trong lỗ chưn lông, không có khuấy động các loài thủy tộc như cá trạnh, ngoan đà, mà các biển lớn kia cũng vẫn y nguyên. Các loài rồng, quỉ thần, A Tu La v.v... đều không hay không biết mình đi vào đấy, và các loài ấy cũng không có loạn động.

Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất ? Bồ Tát ở nơi Pháp bất khả tư nghị giải thoát, rút lấy cõi tam thiên đại thiên thế giới nhanh như bàn tròn của thợ gốm, rồi để trong bàn tay hữu quăng ra ngoài khỏi những thế giới như số cát sông Hằng, mà chúng sanh trong đó không hay không biết mình có đi đâu, lại đem trở về chỗ cũ, mà người không biết có qua có lại, và thế giới ấy cũng vẫn y nguyên.

Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất ? Hoặc có chúng sanh nào ưa ở lâu trong đời mà có thể độ được. Bồ Tát liền kéo dài bảy ngày ra làm một kiếp để cho chúng sanh kia gọi là một kiếp; hoặc có chúng sanh nào không ưa ở lâu trong đời mà có thể độ được, Bồ Tát liền thâu ngắn một kiếp lại làm bảy ngày, để cho chúng sanh kia gọi là bảy ngày.

Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất ! Bồ Tát trụ nơi pháp bất khả tư nghị giải thoát, đem những việc tốt đẹp của tất cả cõi Phật gom về một nước chỉ bày cho chúng sanh. Lại nữa, Bồ Tát đem tất cả chúng sanh ở tất cả cõi Phật để trên bàn tay hữu của mình rồi bay đến mười phương bày ra cho ai cũng thấy tất cả mà bản xứ không lay động. – Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất ! Những đồ cúng dường chư Phật của chúng sanh trong mười phương, Bồ Tát làm cho tất cả đều thấy nơi một lỗ chơn lông. Lại nữa, bao nhiêu nhựt nguyệt, tinh tú trong các cõi nước ở mười phương, Bồ Tát đều làm cho mọi người thấy rõ nơi một lỗ chưn lông.

Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất ! Bao nhiêu thứ gió ở các cõi nước trong mười phương, Bồ Tát có thể hút vào trong miệng mà thân không hề tổn hại, những cây cối ở bên ngoài cũng không xiêu, ngã, trốc, gảy. Lại khi kiếp lửa cháy tan cõi nước ở mười phương, Bồ Tát đem tất cả lửa để vào trong bụng, lửa cũng vẫn y nguyên mà không chút gì làm hại. Lại quá số cát sông Hằng thế giới Phật về phương dưới, lấy một cõi Phật đem để cách khỏi số cát sông Hằng thế giới ở phương trên như cầm mũi kim nhọn ghim lấy một lá táo mà không có tổn hại.

Lại nữa, Ngài Xá Lợi Phất ! Bồ Tát trụ cảnh “bất khả tư nghị giải thoát” hay dùng thần thông hiện làm thân Phật hoặc hiện thân Bích Chi Phật, thân Thanh Văn, thân Ðế Thích, thân Phạm Vương, thân Thế chúa, hoặc thân Chuyển luân thánh vương. Các thứ tiếng to, tiếng vừa; tiếng nhỏ ở các cõi nước mười phương đều biến thành tiếng Phật diễn nói pháp vô thường, khổ, không, vô ngã và những pháp của chư Phật ở mười phương nói ra làm cho khắp tất cả đều được nghe.

Ngài Xá Lợi Phất ! Nay tôi chỉ nói qua thần lực giải thoát bất khả tư nghị của Bồ Tát như thế, nếu nói cho đủ đến cùng kiếp cũng không hết được.

hoangtri
06-05-2015, 08:01 AM
8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG (Tiếp theo)


Thưa các bạn ! Phật pháp không chỉ có Hiễn giáo _ tức là những dạy bảo rõ-ràng cụ thể mà lục căn của chúng ta có thể nhận biết được _ Phật pháp hãy còn có Mật giáo nữa. Nếu Phật giáo mà không có Mật Lực Đà-La-Ni Tạng thì chẳng khác nào một cái máy vi tính được lắp ráp phần cứng đầy-đủ mà không hề có cài đặt phần mềm nào hết (có khác nào "phế liệu" đâu).

Đọc đoạn trích dẫn trên chúng ta thấy Ngài Duy-Ma-Cật NÓI ĐƯỢC LÀM ĐƯỢC _ Hoá thân Ngài Duy-Ma-Cật nói ra sao thì Báo Thân của Ngài làm được như vậy. Cái nầy gọi là Hiễn Mật Viên Thông !

Chúng ta vẫn thường thấy trong những buổi lễ, những đàn tràng của Phật giáo, thường thì vị chủ lễ tay bắt thủ ấn, múa may vẽ vời (có thể có thêm ba cây nhang nữa), miệng thì lâm-râm đọc thần chú. Phải thành thật nói đa số trường hợp chỉ là múa may như "kép hát" chớ không có MẬT LỰC. Kép hát thì biết mình chỉ là kép hát, còn quý Thượng Tọa không biết có mắc cỡ hay không khi mình chỉ làm bộ niệm chú bắt ấn mà bản thân mình cũng không tin những Chú, Ấn ấy sẽ đem lại kết quả gì nữa !



http://l.f31.img.vnexpress.net/2012/01/16/tao1-274088-1368795875_500x0.jpg


Biết Phật pháp mà chỉ biết trên ngôn-ngữ văn tự, trên hình thức sinh hoạt thì cũng cầm bằng như chưa biết gì hết. Phật pháp chính là SỨC SỐNG CỦA VŨ TRỤ, là MẬT LỰC ĐÀ-LA-NI TẠNG âm thầm hiện hữu, ĐIỀU KHIỄN CHI PHỐI tất cả mọi sự hiện trong Vô Minh nầy. Chú và Ấn chỉ là 2 biểu hiện của MẬT LỰC ĐÀ-LA-NI TẠNG nầy.

Thần Thông và Tam Muội là 2 biểu hiện khác của SỨC SỐNG THẬT.

Ngày xưa Đức Lục Tổ Huệ Năng sau 16 năm chung sống với đám thợ săn, Ngài trở lại nhập thế để hoằng dương Chánh Pháp thì Ngài đã có một phần MẬT LỰC nầy (qua câu chuyện "Độ thoát một con rồng").

Thành tựu như Ngài Duy-Ma-Cật mới là HIỄN MẬT VIÊN THÔNG.

Trong Đại Thừa Viên Giáo không có cụm từ nầy !

Trở lại cái máy vi tính của chúng ta, nếu không có cài đặt các phần mềm thì nó chẳng khác gì "phế liệu" là mấy. Một Giảng sư nói thật hay nhưng chỉ lý thuyết suông, chưa thật sự tu chứng tí gì thì cũng chỉ như "con bù nhìn" ngoài đồng mà thôi (có khi quạ còn đậu lên "hình nộm" nữa chứ !)



http://media.tinmoi.vn/2010/08/20/images2021170_bn6.jpg

hoangtri
06-06-2015, 07:18 AM
Tối Thượng Thừa.25

___________________

1. PHẬT TÁNH
2. BA THÂN
3. VIÊN MÃN
4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
5. HÌNH và BÓNG
6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG
8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG

9. VÔ TU VÔ CHỨNG VÔ NIỆM VÔ TRỤ

Thưa các bạn, cụm từ nầy gốc trong Kinh "Tứ thập nhị chương" (Kinh 42 chương), chương 11 :

Phật ngôn: “Phạn ác nhân bách, bất như phạn nhất thiện nhân. Phạn thiện nhân thiên, bất như phạn nhất trì ngũ giới giả. Phạn trì ngũ giới giả vạn, bất như phạn nhất Tu Đà Hoàn. Phạn bách vạn Tu Đà Hoàn, bất như phạn nhất Tư Đà Hàm. Phạn thiên vạn Tư Đà Hàm, bất như phạn nhất A Na Hàm. Phạn nhất ức A Na Hàm, bất như phạn nhất A La Hán. Phạn thập ức A La Hán, bất như phạn nhất Bích Chi Phật. Phạn bách ức Bích Chi Phật, bất như phạn nhất tam thế chư Phật. Phạn thiên ức tam thế chư Phật, bất như phạn nhất vô niệm vô trụ vô tu vô chứng chi giả.”

(Đức Phật dạy: “Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn. Cho một nghìn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn. Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn, không bằng cho một vị Tu Đà Hoàn ăn. Cho mười vạn vị Tu Đà Hoàn ăn, không bằng cho một vị Tư Đà Hàm ăn. Cho một nghìn vị Tư Đà Hàm ăn, không bằng cho một vị A Na Hàm ăn. Cho một ức vị A Na Hàm ăn, không bằng cho một vị A La Hán ăn. Cho mười ức vị A La Hán ăn, không bằng cho một vị Bích Chi Phật ăn. Cho một trăm ức vị Bích Chi Phật ăn, không bằng cho một vị Phật ăn. Và cho một nghìn ức vị Phật ba đời ăn, không bằng cho một vị vô niệm, vô trụ, vô tu vô chứng ăn.”)


Vì sao Phật nói điều nầy ?

Thế nào là nghĩa "Phật ba đời" ở đây ?

Một vị Phật là hình ảnh tốt đẹp nhất trong cõi Vô Minh nầy mà chúng ta có thể mơ đến được. Hình ảnh ấy cũng chỉ là DIỄN TUỒNG mà thôi, do thuận dòng Mê mà hiễn hiện cho nên không bằng một cái gương KHÔNG DÍNH VÀO MÊ của vị "Vô Tu Vô Chứng Vô Niệm Vô Trụ".


http://thuvienhoasen.org/images/file/XHIblptG0QgBAHIA/truc-lam-yen-tu-3.jpg

Nói lên điều nầy Phật muốn dạy chúng ta rằng tất cả, kể cả chuyện thành Phật, Giảng pháp, Độ sinh,....cũng chỉ là chuyện DIỄN TUỒNG trong Mơ mà thôi !

Đây là một trong những điều tuyệt vời nhất của Phật pháp đó các bạn ơi !

hoangtri
06-08-2015, 07:48 AM
.
Tối Thượng Thừa.26

___________________

1. PHẬT TÁNH
2. BA THÂN
3. VIÊN MÃN
4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
5. HÌNH và BÓNG
6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG
8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG
9. VÔ TU VÔ CHỨNG VÔ NIỆM VÔ TRỤ

* a. Ngài KIỀN GIÁC.


Hồi xưa, có một lúc nào đó, ở một xứ nào đó bên Trung Hoa đã từng có một người vô gia cư đi lang thang khắp làng trên xóm dưới, các bạn cũng biết ở Trung Hoa thời bấy giờ, nếu bạn là Du Tăng thì bạn sẽ có thể xin tá túc chùa này chùa nọ dễ dàng (như Ngài Hư Vân Hòa thượng, Ngài thường đi hành cước sống luân chuỷên các chùa cho đến khoảng 80 tuổi mới thôi). Còn ông thì không được như thế, nếu có tá túc cảnh chùa nào thì chỉ ở ngoài mái hiên, Ông chẳng giảng đạo gì, chẳng chữa bệnh "cứu nhân độ thế" gì, Ông chỉ rong chơi và ăn những gì người ta cho, Có một con chó ghẻ lang thang may mắn gặp ông, được ông chia sẻ những miếng bánh "màng-thầu", từ từ nó cũng mướt lông mập mạnh, ông gọi nó là Thiện Thính (vì nó rất biết nghe lời chăng ?). Đó là chuỵên kể về Ngài Kiền Giác !

Cuối đời, ông ngồi "xếp bằng" đọc mấy câu kệ tiết lộ rằng mình là hóa thân của Ngài Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát rồi bỏ xác. Bây giờ tại nơi đó đã hình thành một ngôi Cỗ Tự danh tiếng, đặc biệt thờ Ngài Địa Tạng.

Thế đấy bạn ạ ! Một câu chuyện "nhạt hơn nước ốc" nhưng chứa đựng một bài pháp rất ĐẬM-ĐẶC. Một vị Hóa thân đến thế gian có phải là chỉ để rong chơi mà thôi hay sao ? Thế Ngài đến thế gian để làm gì mà không thuýêt giảng đạo lý Phật pháp ? Hoàng Trí không biết rõ Ngài đã âm thầm làm những gì, nhưng Hoàng Trí thấy Ngài đã "thân giáo" một bài Giáo Lý Tối Thượng Thừa, rằng TẤT CẢ ĐÃ TRỌN XONG, PHẬT QUỐC ĐÃ HOÀN THÀNH, KHÔNG CÓ GÌ CẦN LÀM THÊM NỮA !

Có lẻ Ngài là vị VÔ TU, VÔ CHỨNG, VÔ NIỆM, VÔ TRỤ mà trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương có nhắc đến chăng ?!




http://www.hoangphaphanoi.com/UserImages/2011/02/13/11/162899_484069266192_546391192_6348102_2614594_n.jp g

hoangtri
06-09-2015, 06:51 AM
Tối Thượng Thừa.27

___________________

1. PHẬT TÁNH
2. BA THÂN
3. VIÊN MÃN
4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
5. HÌNH và BÓNG
6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG
8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG
9. VÔ TU VÔ CHỨNG VÔ NIỆM VÔ TRỤ
* a. Ngài KIỀN GIÁC.

* b. Ngài BỐ ĐẠI HÒA THƯỢNG.


http://giacngo.vn/UserImages/1/2009/01/22/dilac-2.gif

Có một lúc nào đó, Ngài đã đến thế gian để thuyết giảng Chân Lý Tối Thượng Thừa của Phật pháp.

Ở đâu đó bên Trung Hoa, người ta đã từng thấy có một vị Hoà thượng vai mang một cái túi vải, Ngài rong chơi khắp chốn, Ngài rất vui vẻ, Ngài phát bánh kẹo cho lủ trẻ. Thiên hạ không biết danh hiệu của Ngài bèn gọi là Bố Đại Hoà Thượng, có nghĩa là "Hoà thượng mang túi vải". Và cũng mãi đến khi bỏ xác Ngài mới tiết lộ cho mọi người biết : "Di-Lặc Bồ-tát đã đến thế gian".

Về sau tạc tượng Ngài, người ta có vẽ thêm 6 đứa bé đang nghịch-ngợm (tượng trưng cho lục tặc _ sáu tên giặc nương theo sáu căn)
Ở đây Ngài "sống chung hòa bình" với 6 tên giặc, chớ không có trừ giặc. Chỉ là con nít thôi mà, thương còn không hết ......


http://tranhanhphatgiao.com.vn/upload/hinh_noi_dung/1396323145_(101)%20Ph%E1%BA%ADt%20Di%20L%E1%BA%B7c .jpg

Ai muốn giảng "trừ dâm, diệt dục" thì cứ giảng, nhưng có lẻ người giảng nên dòm lại mình, xem mình có dính mắc trong lời giảng hay không ? Nếu DÂM và DỤC quá quan trọng đối với mình, thì rõ-ràng là mình còn đang vướng-vít hồng trần như "gà mắc tóc", cần phải tự giải thoát mình ra khỏi "mớ bòng-bong" ấy !

hoangtri
06-10-2015, 09:46 AM
Tối Thượng Thừa.28

___________________

1. PHẬT TÁNH
2. BA THÂN
3. VIÊN MÃN
4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
5. HÌNH và BÓNG
6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG
8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG
9. VÔ TU VÔ CHỨNG VÔ NIỆM VÔ TRỤ

10. NHƯ-LAI GIẢ TỨC CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA



Bạn ơi ! câu nầy cũng trong Kinh Kim Cang đó :


http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KKC52_zpsb6b55024.jpg

Bạn có nhớ chăng ? Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật đã bảo các vị đệ tử : mỗi người hãy nói "bằng cách nào mà thấy Chân Lý ?". Rồi các vị ấy mỗi người nói lên cái chỗ nương mà vào đạo, có người nương nhãn căn, có người nương sắc trần, có người nương nhãn thức....riêng Bồ-tát Quán Thế Âm thì nương cái nghe mà thấy Chân Lý.

Điều nầy có nghĩa gì ?

Tất cả các pháp trong vũ trụ Vô Minh đều có CÁI GỐC CHÂN THẬT là CHÂN NHƯ đó ! Cho nên hành giả có thể nương bất cứ pháp nào, nếu lặn sâu vào tận cùng của nó đều có thể bắt gặp Chân Lý ở đó.

Điều nầy thì Kinh Thủ Lăng Nghiêm chưa nói MẠNH như Kinh Duy Ma Cật đã nói "DÂM NỘ SI ĐỀU LÀ PHÁP GIẢI THOÁT".

Và nếu có bạn nào đã từng đọc qua sự tích 84 vị Tổ của Mật Tông ắt đã bắt gặp nhiều trường hợp "TU HÀNH LẠ LÙNG". Có vị làm "đày tớ" cho con điếm, có vị mê tiền quán tiền mà thành đạo, có vị mê cờ bạc quán cờ bạc mà thành đạo, có vị muốn tu mà không muốn mất ngai vàng quyền lực và nữ sắc mà cũng vẫn thành đạo được.

http://tuvien.com/mat_tong/show.php?...id=03mahamudra

hoangtri
06-11-2015, 07:19 AM
Tối Thượng Thừa.29

___________________

1. PHẬT TÁNH
2. BA THÂN
3. VIÊN MÃN
4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
5. HÌNH và BÓNG
6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG
8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG
9. VÔ TU VÔ CHỨNG VÔ NIỆM VÔ TRỤ
10. NHƯ-LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA (TIẾP THEO)


Bạn ơi ! Ngày nào cũng vậy, khoảng 6 giờ chiều là mình mở file Kinh A-Di-Đà để nghe (Tiểu bổn _ do Thầy Thích Trí Thoát tụng), tối hôm qua mình đi ngủ mà bên tai vẫn còn văng vẳng câu "Trì để thuần dĩ kim sa bố địa...." (Dưới đáy ao toàn là cát vàng ròng). Thế là mình đi vào mơ, một giấc mơ khá thú vị, xin kể lại cho bác bạn nghe luôn nhé !

Mình thấy mình đứng ở bên bờ ao Sen, Ôi ! những cánh sen hồng lay nhẹ dưới cơn gió thoảng, một thoáng hương sen thơm nhẹ làm mình nghe sảng khoái, mình chợt nghĩ "không biết dưới đáy ao có cát vàng hay không nhỉ ?" thì trên không _ hình như có tiếng nói phát ra từ những cây liễu bên hồ :

_ "Sao con không lặn xuống ao mà tìm biết sự thật, dưới đáy ao có cát vàng hay không ?".

Nghe lời, mình "ùm" xuống nước :

_ "Phật ơi ! sao con thấy đáy ao toàn là bùn không vậy ?"

_ "Con đã đến đáy ao chưa ? Con phải xuyên qua lớp bùn mới thấy cát vàng con ạ !". Mình lật đật trồi lên, quỳ xuống thưa :

_ "Lạy Phật ! Con không phải là lươn hay chạch làm sao có thể lặn xuyên qua bùn được ?"

_ "Sao con lại không thể là lươn hay chạch được ?!"

Lập tức mình thấy mình là lươn và xuyên qua lớp bùn mình đã thấy "quả thật đáy ao có cát vàng !".

Bạn thân yêu ơi ! Chỉ là một giấc mơ thôi, bạn cho là nhảm-nhí cũng được. Nhưng khi tỉnh giấc "Nam-Kha" mình vẫn còn bâng-khuâng :

Bùn _ cát vàng, cát vàng _ bùn; cái nào là THẬT ?



http://noithat89.vn/uploads/files/110640_041428665000_2.jpg

hoangtri
06-12-2015, 07:32 AM
Tối Thượng Thừa.30

___________________

1. PHẬT TÁNH
2. BA THÂN
3. VIÊN MÃN
4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
5. HÌNH và BÓNG
6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG
8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG
9. VÔ TU VÔ CHỨNG VÔ NIỆM VÔ TRỤ
10. NHƯ-LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA

11. TUỒNG THIÊN DIỄN

Bạn ơi ! Cái vũ-trụ mơ-màng mà chúng ta đang sống đây, tuy là Giả Có nhưng nó có cái trật-tự, nhịp-nhàng có thể nói là Chân Thiện Mỹ đó !
Tất cả các pháp đều từ mơ-màng mà tượng hình dường như Có, Có rồi lại lần tựa nhau mà phát triễn, phát triễn mãi cuối cùng hình thành nên một bông hoa Sen TUYỆT MỸ, thế là chấm hết một Vở Tuồng. Thế là chúng ta lại có một quy luật Thành Trụ Hoại Không.
Đó là chiều đi của Vũ Trụ Tam Thiên hay nói khác hơn là Hành Trình Chân Lý đó các bạn ạ !



http://www.designer-download.com/wp-content/uploads/2013/09/201105181929231014.jpg


Chính Vô-Minh tưởng chừng như đã hình thành nên vô số chúng sinh, và rồi hình như lần lượt có một cá thể vượt trội "đi tìm Chân Lý", hắn tự trau dồi mình để tiến hoá, đến một trình độ nào đó hắn nghĩ đến Chân Lý Tuyệt Đối, hắn phát Bồ-Đề Tâm, hắn kiên trì Hành Nguyện, trải qua vô số kiếp hay là 3 đại A-Tăng-Kỳ Kiếp gì đó, hắn trở nên Toàn Chân, Toàn Thiện, Chí Mỹ; HẮN ĐÃ THÀNH PHẬT. Thế là "màn chót" của một vở tuồng, và rồi đâu đó lại có những vở tuồng khác tiếp tục hình thành. Cái chuỗi TỪ MÊ ĐẾN TỈNH nầy sẽ còn lặp đi lặp lại mãi hay chăng ? Tuỳ chúng ta thôi ! Nó cũng có thể ngừng dứt bất cứ lúc nào chăng ? Tuỳ chúng ta thôi !
Đây gọi là TUỒNG THIÊN DIỄN CỦA TAM THIÊN đó !
Hình vẽ các vị Phật thường được vẽ đứng hay ngồi trên một Hoa Sen, và quan trọng là cái Hoa Sen ấy hình thành trên hư không, nghĩa là Hoa không hề có Gốc.
Hi...hi..."Hoa nở giữa Hư Không !"



http://i1292.photobucket.com/albums/b576/congdongdulich1/5_zps85cc3cb4.jpg

hoangtri
06-13-2015, 07:01 AM
Tối Thượng Thừa.31

___________________

1. PHẬT TÁNH
2. BA THÂN
3. VIÊN MÃN
4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
5. HÌNH và BÓNG
6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG
8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG
9. VÔ TU VÔ CHỨNG VÔ NIỆM VÔ TRỤ
10. NHƯ-LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA
11. TUỒNG THIÊN DIỄN

12. SỰ ĐỘ SINH


Tuồng Thiên Diễn là chuyện một Hạt Sen phát triễn thành một Hoa Sen _ một chúng sinh mê ráng tu để thành Phật _ cũng đồng nghĩa như "HOÀN THÀNH MỘT PHẬT QUỐC".
Một Phật Quốc hay muôn vạn Phật quốc cũng thế mà thôi !



http://www.daophatngaynay.com/vn/files/images/10-09/lrg_4238_amitabha_sutra_05_jpg_857021650.jpeg


Trong Tuồng Thiên Diễn ấy chúng ta thấy có 2 yếu tố quan trọng : thứ nhất là Hạt Sen, phải là hạt chắc _ không thể là hạt lép _ thứ hai là bùn phải "dồi dào dinh-dưỡng".
Hạt chắc là những chúng sinh có phát Bồ-Đề Tâm, Hạt lép là những chúng sinh không phát Bồ-đề Tâm mà trong Kinh Pháp Hoa Phật đã có nói đến (Phật quở 5000 vị mới "hơi hơi thấy Chân Lý" đã tự đủ, vội đứng dậy bỏ ra về, Phật nói : "đó là những hạt lép").
Còn bùn "dồi dào dinh dưỡng" là gì ? Là Ba cõi, sáu đường đầy nhiểu-nhương phiền não đó !
Đức Lục tổ Huệ-Năng há chẳng nói : "Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly thế mịch Bồ-đề, cáp như tầm thố giác" đó sao ?! (Phật pháp trong cuộc đời, chẳng phải ở am thanh động vắng mà giác ngộ được, nếu lánh mình ra khỏi cuộc sống "bùn nhơ" mà tìm Giác Ngộ, thì chẳng khác nào đi tìm sừng thỏ _ mà thỏ thì chẳng có sừng bao giờ, ngoại trừ chúng ta ghép hình)
Vì sao "bùn nhơ" lại quan trọng đến như thế ?
Các bạn cũng biết rồi mà, Hoa sen đâu có thể mọc trên chỗ đất cao ráo sạch-sẽ, trên cát vàng hay giữa hư không !(Không tính hoa giả, hoa giấy, hoa vải, hoa ny-long).
Trong hướng dấn thân vào "bùn nhơ" chúng ta thấy xuất hiện đức Quán Thế Âm, đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, đặc biệt là câu nguyện : "ĐỊA NGỤC VỊ KHÔNG THỆ BẤT THÀNH PHẬT" (Còn một chúng sinh chưa thành Phật, ta nguyện không ngồi vào ngôi Chánh Giác).
Điều nầy có nghĩa là gì ?
Có lặn sâu vào bùn mới phát hiện "cát vàng" ở đáy ao đó bạn ơi !

Một vị Bồ-Tát hành nguyện độ sinh là đi vào ba cõi sáu đường, MƯỢN CHÚNG SINH LÀM CHỖ GIẢI MÊ CHO MÌNH.
Ba cõi sáu đường là gì ?
Là cơn mê của chúng ta đó !
Chúng sinh là gì ?
Là cái BÓNG của chúng ta đó !
Khi ta còn mê thì còn có chúng sinh, còn có ba cõi sáu đường bất tịnh.
Một người thực sự tỉnh mộng thì cảnh trong mơ, nhân vật trong mơ há có thể còn tồn-tại được hay sao ?!

Cho nên TẬN ĐỘ CHÚNG SINH đồng nghĩa với TẬN ĐỘ MÊ LẦM trong ta mà thôi !
Độ Sinh chính cũng là Độ Ta đó !



http://www.todinhlongkhanh.com/Data/Images/Article/EE97CDEA8A7942638D48590534B964AA_t.jpg

hoangtri
06-14-2015, 07:39 AM
Tối Thượng Thừa.32

___________________

1. PHẬT TÁNH
2. BA THÂN
3. VIÊN MÃN
4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
5. HÌNH và BÓNG
6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG
8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG
9. VÔ TU VÔ CHỨNG VÔ NIỆM VÔ TRỤ
10. NHƯ-LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA
11. TUỒNG THIÊN DIỄN (A)
12. SỰ ĐỘ SINH

13. DIỄN TUỒNG


Hởi mười phương nguyện nguyện mau về
Diễn tuồng còn có “ai” kề đợi trông
Phải chăng Giáo-chủ trời Đông ?!
Hóa sương tan xóa ánh hồng tuông rơi.

Thưa các bạn trong bài thơ trên có nhắc đến 2 từ "DIỄN TUỒNG". Vậy Ai diễn tuồng ?
Chỉ có những bậc Đại Giác Ngộ mới "diễn tuồng" !
Diễn viên bao giờ cũng biết hết "vở tuồng" _ kết cuộc sẽ như thế nào _ biết hết những lớp-lang trong tuồng, đến đoạn nào, phải diễn như thế nào, phải nói lời thoại ra sao. Những điều nầy diễn viên biết hết và "diễn tuồng" như "kịch bản" chớ không phải diễn tuỳ hứng, diễn theo ý riêng của mình, như thế mới gọi là "diễn tuồng" !


Còn chúng sinh mê thì sao ? Chúng sinh có "diễn tuồng" hay không ?
_ Không ! Chúng sinh mê không có "diễn tuồng" mà là đắm-đuối theo tuồng, cười khóc thật sự với những buồn vui của nhân vật. Chúng sinh mê thì "trôi lăn" theo dòng đời, nhào lộn theo sóng xô đẩy, cười vui hớn-hở khi thành công, bi ai phẫn hận khi nghịch ý.

Xem trong Kinh chúng ta thấy : Các vị Đại Bồ Tát biết khi nào cần phải thưa thỉnh điều gì, để làm lợi ích cho chúng sinh, hoà hợp với "lớp tuồng" khi đó.
Còn những vị không phải Đại Bồ-tát thì sao ? Các vị ấy đâu có biết tuồng, đang cần những cảnh gì, nói lời thoại ra sao ?
_ Chúng sinh mê chỉ như những con rối, mà nghệ nhân điều khiển rối (Phật) mới là người "diễn tuồng". Há chẳng luôn có câu "thừa Phật lực mà đứng dậy thưa hỏi", "thừa oai thần của Phật mà nói" hay sao ?!


http://www.buddhistedu.org/viet/images/stories/buddhist_study/z_p17-today1.jpg


Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phật Đa-Bảo, Phật Thích Ca, chư vị Đại Bồ-tát, nàng Long Nữ, ....tất cả đều chỉ DIỄN TUỒNG. Các Kinh Đại Thừa Phương đẳng khác cũng thế, tất cả đều chỉ DIỄN TUỒNG.



http://giadinh.vcmedia.vn/2014/1-co-nhoc-gay-sot-mang-khi-hoa-than-thanh-tieu-long-nu-nhi-hinhanh4-yixn-1419481440435.jpg


Trong bài thơ trên "Giáo Chủ trời Đông" là ai ?

_ Là Đông Phương Giáo-Chủ DƯỢC-SƯ LƯU-LY-QUANG NHƯ-LAI đó !

Ngài "diễn tuồng" gì ?

_ Tuồng "XÓA SẠCH TAM THIÊN" cũng là tuồng "XÓA SẠCH VÔ-MINH" hay "XÓA SẠCH PHÀM TÂM".



http://www.tangthuphathoc.net/dienduocsu/thatpduocsu/phatduocsu-01.gif



Vậy còn Giáo Chủ trời Tây là ai ?

_ Là Tây phương Giáo Chủ A-Di-Đà Phật chứ còn ai nữa.


https://niemphatthanhphat.files.wordpress.com/2014/01/ih6rwmmtljy3mczfg_zpseeb07470.jpg


Ngài "diễn tuồng" gì ?

_ BI MẪN CHÚNG SINH !

hoangtri
06-15-2015, 07:35 AM
Tối Thượng Thừa.33

___________________

1. PHẬT TÁNH
2. BA THÂN
3. VIÊN MÃN
4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
5. HÌNH và BÓNG
6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG
8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG
9. VÔ TU VÔ CHỨNG VÔ NIỆM VÔ TRỤ
10. NHƯ-LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA
11. TUỒNG THIÊN DIỄN
12. SỰ ĐỘ SINH
13. DIỄN TUỒNG

14. TỊNH ĐỘ ĐÔNG PHƯƠNG



Ba cõi thường an với sáu đường
Như-như hằng tịch vẫn hằng thông
Chân tâm tánh sáng bừng diêu động
Vạn pháp thể hành thức hợp dung
Sanh chúng cầu mơ ngoài vạn chấp
Hạnh nguyền độ tỉnh nhập thân đồng
Diễn tuồng như huyễn nào ai biết
Sanh dụng ngàn phương Tịnh-độ Đông./.

A



http://i1054.photobucket.com/albums/s486/Nga_Hoang58/senPhtb-1.jpg


Tịnh độ Đông Phương và Tịnh độ Tây Phương khác nhau điểm nào ?

Tịnh độ Tây Phương là nơi không có ba đường Ác, là nơi đẹp đẽ tuyệt mỹ mà hành giả chỉ có thể sống ở đó sau khi đã bỏ xác thân tứ đại lại ở chốn uế trược này.

--------------

Phải chăng Tịnh độ Đông Phương chính là ĐƯƠNG XỨ TỨC CHÂN ?

Không phải đi đâu nữa, ngay khi còn sống, hành giả đã thể nhập trọn vẹn vào Chân Lý, thấy TẤT CẢ HUỸÊN ĐỀU NHƯ, thấy vẫn nơi đây đã được sống chung cùng với Chư Thánh Chúng, mỗi mỗi đều là một đoá sen đã toàn nở, tất cả đã hoà vào cái nhịp nhàng an ổn tuỵêt đối.

Ta Bà Ngũ Trược Ác thế này chính là Phật Quốc Đông Phương đó chăng ?

Câu trả lời ở nơi mỗi một !



http://www.blogphongthuy.com/wp-content/uploads/2015/03/Hoa-sen.jpg

hoangtri
06-16-2015, 07:17 AM
Tối Thượng Thừa.34

___________________
1. PHẬT TÁNH
2. BA THÂN
3. VIÊN MÃN
4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
5. HÌNH và BÓNG
6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG
8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG
9. VÔ TU VÔ CHỨNG VÔ NIỆM VÔ TRỤ
10. NHƯ-LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA
11. TUỒNG THIÊN DIỄN
12. SỰ ĐỘ SINH
13. DIỄN TUỒNG
14. TỊNH ĐỘ ĐÔNG PHƯƠNG

15. CHÂN BI



Bạn ơi ! trong TUỒNG THIÊN DIỄN có 1 màn tên gọi là CHÂN BI đó :



BI CHÂN LÝ.


Ta nhào lộn để chúng sinh không nhào lộn
Ta khổ đau mà vạn pháp khỏi khổ đau
Dụng nơi ta vạn pháp lặng một màu
Thì bể khổ có khi nào nổi sóng
Ta hòa hợp thức mười phương giải phóng
Chỉ biết thôi thúc động- lặng- tỉnh- mê
Mười phương về, mà Phật không có về
Vì xem mê ngộ một bề không không
Thế nên biết vun trồng nên cội Giác
Đấy chỉ là giải thoát cho chúng sanh
Muôn nghìn phương tiện thảy đều tinh anh
Góp vào bể cả một thành chân Bi ./.




http://www.daophatngaynay.com/vn/files/images/2011/quy2/019_786408493.jpg

NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

hoangtri
06-17-2015, 07:10 AM
Tối Thượng Thừa.35

___________________


1. PHẬT TÁNH
2. BA THÂN
3. VIÊN MÃN
4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
5. HÌNH và BÓNG
6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG
8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG
9. VÔ TU VÔ CHỨNG VÔ NIỆM VÔ TRỤ
10. NHƯ-LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA
11. TUỒNG THIÊN DIỄN
12. SỰ ĐỘ SINH
13. DIỄN TUỒNG
14. TỊNH ĐỘ ĐÔNG PHƯƠNG

15. CHÂN BI
........(t.t)




LÒNG ĐẠI BI

Nầy khổ hải chúng-sinh đang nhào lộn
Ta nở sao yên-ổn để riêng vui
Nguồn đời mê sống khổ mãi dập vùi
Đau, buồn, đói, đủ mọi mùi cay đắng
Bao lời van, uất tâm hồn chan-chứa nặng
Bao nguồn than, tình xương trắng ngập tràn non
Ôi ! hãi-hùng van lạy chúa sơn lâm
Nai non bé, máu ướt đầm rơi bãi cỏ
Rú kinh hồn, chim đất con khờ nhỏ
Vì quà khuya, độc người xỏ xuyên sườn
Nầy quỷ ma khuấy hại diệt hiền lương
Sa cơ mê-muội khôn đường thoát thân
Trăm nỗi khổ khôn ngần kể hết
Pháp trào phong chi xiết sục-sôi
Nguồn mê-man không ngỏ thoát đường lui
Từng giây phút dập vùi đau-đớn chịu
Mà Chân-Như dụng Pháp Tâm huyền-diệu
Vạn pháp nguyền độ thoát hẳn không sai
Vậy Đại Nguyền diệu dụng pháp Như-Lai
Khổ, Bi giải thoát hoá đài Lạc-An
Đại Bi không ngại mười phương
Chúng-sinh độ thoát về đàng lý Chân ./.


A



http://vuonhoaphatgiao.com/uploads/hinhanh/quan-the-am-bo-tat-15-20140624164332bdUaEXpWNE.jpg


NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

hoangtri
06-18-2015, 07:20 AM
Tối Thượng Thừa.36

___________________

1. PHẬT TÁNH
2. BA THÂN
3. VIÊN MÃN
4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
5. HÌNH và BÓNG
6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG
8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG
9. VÔ TU VÔ CHỨNG VÔ NIỆM VÔ TRỤ
10. NHƯ-LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA
11. TUỒNG THIÊN DIỄN
12. SỰ ĐỘ SINH
13. DIỄN TUỒNG
14. TỊNH ĐỘ ĐÔNG PHƯƠNG
15. CHÂN BI


16. ĐẠI NGUYỆN



ĐẠI NGUYỆN cũng là một màn trong vở TUỒNG THIÊN DIỄN.

Nói đến ĐẠI NGUYỆN là nói đến đức ĐẠI NGUYỆN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ-TÁT đó !

Để hiểu rõ hơn về Ngài, h/t xin mời quý đạo hữu thưởng-thức :




TÔI LÀ BỔN NGUYỆN

Tôi : Bổn nguyện độ vô-minh vũ-trụ
Bạn đời ơi ! Hãy lặng nghĩ nghe lời ta
Đảo-điên sáu cõi gió dập mưa sa
Tôi biết rõ cả đâu là ngọn, gốc
Tôi đã vào đời chịu khổ sầu bao lớp
Chỉ một mong tháo gở khổ cho đời
Vậy người ơi ! Ai nghiệp chướng đắm rơi
Về cùng tôi để thấy đời quang -minh

Tôi nguyện dẫn đời đến đại-đồng sống đẹp
Tôi quyết đưa người qua bể khổ âm-u
Tôi chắc hẳn bao ngại-ngăn rồi xóa dẹp
Tôi vinh-quang đời chẳng sót chút sương mù

Chẳng là một kẻ siêu nhân
Biết rằng vũ trụ xoay vần không sai
Tối chiều rồi lại sáng mai
Thông đường Chân lý rõ đài an-nhiên
Tình Chân sinh chúng không riêng
Sẽ cùng sáu cõi giải niềm khổ đau
Đâu là Chân-lý đời ơi ?!
Xóa muôn ngăn ngại cho đời thường an
Sang sông xong chuyến đò ngang
Bờ kia hạnh phúc sẵn ngàn năm xưa ./.


A



http://i1190.photobucket.com/albums/z445/namoyts48/anh%20-%20ngoi/namo84000wordpresscom-sittingDTV15.jpg


NAM MÔ ĐẠI NGUỴÊN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT

hoangtri
06-19-2015, 07:49 AM
Tối Thượng Thừa.37

___________________


1. PHẬT TÁNH
2. BA THÂN
3. VIÊN MÃN
4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
5. HÌNH và BÓNG
6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG
8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG
9. VÔ TU VÔ CHỨNG VÔ NIỆM VÔ TRỤ
10. NHƯ-LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA
11. TUỒNG THIÊN DIỄN
12. SỰ ĐỘ SINH
13. DIỄN TUỒNG
14. TỊNH ĐỘ ĐÔNG PHƯƠNG
15. CHÂN BI
16. ĐẠI NGUYỆN

17. ĐẠI LỰC


Bạn ơi, ĐẠI LỰC cũng là "một màn" trong vở TUỒNG THIÊN DIỄN TAM THIÊN đấy thôi!

Tượng trưng cho ĐẠI LỰC là ai ?

Là vị NHỨT SANH BỔ XỨ DI-LẶC BỒ-TÁT đó bạn ạ !



http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140104/Maitreya-Bodhisattva-01.jpg



KHUYẾN TU

Ghét thương phải quấy biết bao là
Xem xét lo lường nghĩ đến ta
Tâm để rỗng không thường nhẫn nhục
Bửa hằng thong thả phải tiêu “Ma”
Nếu người tri kỷ nên yên phận
Dẩu kẻ oan gia cũng cọng hòa
Miễn tấm lòng nầy không quái ngại
Tự nhiên chứng đặng Lục Ba La ./.

ĐỨC DI-LẶC


Nếu để ý một chút chúng ta sẽ thấy bài nầy HOẠ VẬN với bài KHUYẾN ĐẠO (A) mà nghĩa lý thì rất "đối chọi".


http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/khuyen%20dao_zpso2v7wmrf.jpg


Vì sao trong khi bài KHUYẾN ĐẠO thì "đẩy" Giáo lý lên tuyệt đỉnh của KHÔNG, mà bài KHUYẾN TU thì "trả" Giáo-lý trở về với CÓ, có trừ phàm, có nhẫn nhục, có diệt dục, có bao dung... Vậy thì ta biết nghe theo bài nào ?

Ậy ! ĐẠI LỰC là chỗ đó đó !

Các bạn thấy chăng, Ngài Di-Lặc Bồ tát "sống vui-vẻ" với sáu em bé, tượng trưng cho 6 dòng pháp đang hiện diện trên thế gian (Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sinh, Tu-La, Nhân, Thiên). Ngài không có thái độ từ khước (bất bình) với một em bé nào cả, thì "một bé Thiên" THƯỜNG HÀNH THIỆN (trừ phàm, diệt dục, nhẫn nhục, bao dung...) vẫn được thương yêu trân-trọng.

Theo các bạn, một người tu lên non cao, hít thở không khí trong lành, tầm nhìn thoáng đảng, sống xa chốn phồn hoa không ai quấy nhiễu; còn một người tu phải sống chung lộn với đủ hạng người phàm phu tục tử, mặt mày bặm trợn, hình xăm quái thú cùng mình, ăn nói lỗ mãng, chửi thề tục tĩu, ăn uống hỗn tạp (nói chung là những người nặng Ác nghiệp _ người của ba đường Ác). Theo các bạn, người thứ nhì có phải là người ĐẠI LỰC hay không ?

Trong khi bài KHUYẾN ĐẠO đưa chúng ta đến chỗ CHƠN KHÔNG thì bài KHUYẾN TU trả chúng ta về DIỆU HỮU đó bạn ạ.

Lại nữa, nếu chúng ta chỉ ham nói cao, nói Giáo lý Tối Thượng Thừa, mà không thể nói Giáo lý Nhân Thiên Thừa, thì vẫn là một điều thiếu sót, tri kiến của ta chưa đạt đến trình độ thấy CÁC PHÁP BÌNH ĐẲNG.

hoangtri
06-20-2015, 06:56 AM
Tối Thượng Thừa.38

___________________

1. PHẬT TÁNH
2. BA THÂN
3. VIÊN MÃN
4. VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ
5. HÌNH và BÓNG
6. CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
7. PHẬT QUỐC VIÊN DUNG
8. HIỄN MẬT VIÊN THÔNG
9. VÔ TU VÔ CHỨNG VÔ NIỆM VÔ TRỤ
10. NHƯ-LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA
11. TUỒNG THIÊN DIỄN
12. SỰ ĐỘ SINH
13. DIỄN TUỒNG
14. TỊNH ĐỘ ĐÔNG PHƯƠNG
15. CHÂN BI
16. ĐẠI NGUYỆN
17. ĐẠI LỰC


19. PHẬT _ PHẬT _ PHẬT



http://i1218.photobucket.com/albums/dd406/namoyts71/TamThePhat2.jpg


Bạn ơi !
Có nhiều Phật chăng ? _ Có !
Có Phật Đông, Phật Tây chăng ? _ Có !
Có Quá khứ Phật, Hiện tại Phật, Vị lai Phật chăng ? _ Có !
Có cả thế giới Chư Phật làm "hàng xóm" với nhau chăng ? _ Có !
Có Phật A sai "sứ giả" qua cõi Phật B, hỏi thăm "sức khỏe" Phật B chăng ? _ Có !

NHƯNG TẤT CẢ CHỈ CÓ TRONG TUỒNG THIÊN DIỄN MÀ THÔI !

Chỉ tại chúng ta mê mờ với âm thanh sắc tướng lấy đó làm thật, cho nên Phật pháp mới tùy duyên chúng sinh mà hó hiện vô lượng pháp môn, mà có âm thinh sắc tướng _ DĨ HUYỄN ĐỘ HUYỄN đó thôi, chớ thật ra :

KHÔNG CÓ PHẬT BA ĐỜI,
KHÔNG CÓ PHẬT MƯỜI PHƯƠNG,
CHỈ MỘT CHÂN TÂM NẦY,
VẪN THƯỜNG LÀM PHÁP VƯƠNG.

Nhưng với chúng ta thì có nhiều, rất nhiều danh hiệu Phật, không chỉ một ngàn danh hiệu, mà là vô số danh hiệu. Mỗi danh hiệu nhằm diễn giải, dạy cho ta một hạnh nguyện riêng nào đó.

Trong tinh thần TỐI THƯỢNG THỪA, Phật A-Di-Đà cũng là Phật Dược-Sư, Phật Bất-Động cũng là Phật Bất-Không-Thành-Tựu, Phật A-Đề cũng là Phật Vô-Sanh..........

Phật không hề có sắc tướng riêng _ "ĐỪNG CÓ LẤY HÌNH SẮC MÀ THẤY PHẬT"
Như vậy :

MỘT VỊ ĐẠI GIÁC NGỘ CÓ THỂ ĐƯỢC TÔN XƯNG BẰNG BẤT KỲ DANH HIỆU PHẬT NÀO, ĐẠI BỒ-TÁT NÀO, ĐIỀU NẦY KHÔNG CÓ GÌ LÀ SAI TRÁI CẢ ! VÌ TẤT CẢ DANH HIỆU CŨNG CHỈ ĐẠI DIỆN CHO CHÂN LÝ MÀ THÔI !

(cũng như chúng ta có thể có nhiều nick, nhiều ảnh avarta, nhưng thật là TA thì chỉ MỘT mà thôi phải không các bạn ?!)



http://www.chuahoangphap.com.vn/images/news/hp_18233.jpg

NAM MÔ THIÊN BÁ ỨC HOÁ THÂN PHẬT