Xem phiên bản đầy đủ : Cần thiết phải phân biệt Phật đạo và Ngoại Đạo
lavinhcuong
05-23-2015, 11:06 AM
Kính quý Thầy Cô, quý Thiện Hữu Tri Thức !
Hôm nay nhân có sự hiểu lầm rằng Ông Krishnamurti là một vị Giác Ngộ (theo nghĩa Phật giáo), nên Cường không quản "học sơ trí siển" mạo muội mở chủ đề này để chúng ta cùng nhau đào sâu hiểu rõ hơn về "Cái Uyên áo, cái tuyệt vời" của Phật pháp.
Nếu Phật pháp mà đơn giản và trùng khớp với mọi Giáo lý Ngoại Đạo thì Đức Phật đã không lập giáo làm chi, đức Phật đâu có muốn tạo một Tôn giáo để chen chân với mọi Tôn giáo khác trong cuộc đời mộng ảo này ! Đức Phật chỉ duy nhất muốn KHAI THỊ cho chúng ta NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN mà thôi
CHỨNG NGHIỆM TÂM LINH
CỦA NGÀI J. KRISHNAMURTI
(Trích trong Bút Hoa (nhật kí); dịch giả: Ẩn Hạc.
Jiddu Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ; Ngài được Liên Hợp Quốc tôn vinh; được rất nhiều người với đủ mọi thành phần xã hội – trong đó có Ngài Đạt Lai Lạt Ma & Nhà khoa học danh tiếng-giáo sư tiến sĩ vật lí David Bohm – ngưỡng mộ).
* Sống thì vượt ngoài thời gian, sống là hiện tiền sinh động, nhưng hiện tiền này không lệ thuộc vào thời gian. Sống là chú tâm, không nằm trong biên cương của tư tưởng, trong giới hạn của cảm thức. Từ ngữ dùng để thông tin và, cũng như hình tượng, ngay chính chúng không có một ý nghĩa nào. Cuộc đời luôn luôn là hiện tiền sinh động, thời gian luôn luôn thuộc vào quá khứ, và vì thế vào tương lai. Để cho thời gian (tâm lí) chết đi tức là sống trong hiện tiền. Chính lối sống này là bất tử, chứ không phải cách sống trong ý thức. Thời gian là tư tưởng trong tâm thức, tâm thức thì bị đóng khung. Mạng lưới của tư tưởng, của cảm thức, luôn luôn hằn dấu sợ hãi, đau khổ. Đau khổ sẽ chấm dứt khi thời gian chấm dứt.
* Ngày hôm qua thật lạ lùng. “Bờ bên kia” thường xuyên hiện diện suốt buổi đi dạo ngắn ngủi và vào lúc nghỉ, lại càng mãnh liệt hơn trong khi nói chuyện, duy trì, kéo dài gần hết đêm và vẫn còn đó lúc thức dậy sáng nay, sau một giấc ngủ ngắn. Thân thể mệt nhừ, cần được nghỉ ngơi, lại trở nên yên tĩnh một cách lạ lùng, nhưng phần nhỏ nhất của thân vẫn tỉnh táo và bén nhạy. (…) Tâm là một cái gì kì lạ; tâm tàng chứa trí óc, tư tưởng, tình cảm và cả đến mỗi cảm xúc tinh tế nhất, ảo tưởng, tưởng tượng… Tâm không phải là cộng chung hết cả những yếu tố trên, tuy nhiên không có chúng thì tâm không có; tâm còn hơn hẳn cái nó tàng chứa. Không có tâm thì những yếu tố nó tàng chứa cũng không có nốt; chính qua tâm mà chúng có mặt. (…).
.......
.......
.......
http://splashurl.com/ktu83j7
Công tâm mà nói, không phải riêng gì tác giả bài viết trên hiểu lầm về đạo Phật, mà cả những vị Thượng Tọa, Lảnh đạo các Tông Phái có vài vị vẫn KHÔNG PHÂN BIỆT được đâu mới là YẾU NGHĨA PHẬT THỪA, đâu vẫn còn là PHÁP THẾ GIAN (vì không thực sự đưa Phật tử đến Giải Thoát Rốt Ráo).
Nhớ khi xưa lúc Thượng Tọa Thần Tú viết bài kệ :
Thân thị Bồ Đề thọ
Tâm như Minh cảnh đài
Thời thời cần phất thức
Vật sử nhạ trần ai.
(Thân như cây Bồ Đề
Tâm như đài gương sáng
Lúc lúc nhớ lau chùi
Đừng để dính bụi dơ)
Thì tất cả đồ chúng tặc lưỡi hít hà khen hay. Nếu Ngài Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn mà chấp nhận bài kệ này thì Phật giáo kể từ đấy chỉ còn cái vỏ rỗng (như con cua lột vỏ bò đi mất, cái còn lại tại chỗ chỉ là cái vỏ vô giá trị.)
Đã đành rằng bài kệ này vẫn hay, vẫn có giá trị cho đại chúng tu theo (ắt sẽ không đọa), nhưng đây chưa phải là thật sự Phật pháp, đây chỉ là Giáo Lý Nhân Thiên Thừa _là Phương Tiện Thuyết _ hãy còn trùng khớp với Giáo Lý Ngoại Đạo.
lavinhcuong
05-23-2015, 11:13 AM
Cái YẾU NGHĨA PHẬT THỪA nó bàng bạc trong kho tàng Kinh điễn Phật Giáo, cái YẾU NGHĨA PHẬT THỪA nó bàng bạc trong vạn pháp quanh ta, mà thường thì chúng ta vì vô minh dày đặc cho nên chúng ta như người "bơi trong sóng biển đi tìm nước".
Các bạn ơi ! cái YẾU NGHĨA PHẬT THỪA tuy thật gần nhưng nghiệp chướng của chúng ta đã "đẩy" nó lên đỉnh núi Linh Thứu rồi. Làm sao ? Ai có thể "kéo đỉnh Linh Thứu" xuống để bày biện trước mắt mọi người được ? Không ai có thể _ kể cả đức Thế Tôn _ "kéo" Chân lý xuống ngang tầm chúng ta được. Chỉ có mỗi người "bò" từng bước mà lên đỉnh núi.
Và chủ đề này chỉ mong được trang bị cho người có duyên "một nhánh tre" để làm gậy leo núi mà thôi.
"Đến hay không đến là do ta
nhưng thuyền Bát Nhã thường lại qua."
--------------
Trở lại bài của Ông Krishnamurti, ngày xưa khi còn bé, ông đã được ông C.W Leadbeater (một nhà thần bí học mang quân hàm đại tá) đêm đêm dẫn hồn ông lên Trời để trực tiếp học đạo với một vị Chân Sư (theo nghĩa Tiên đạo). Khoảng năm 15 tuổi ông xuất bản tác phẫm đầu tay "Dưới chân Thầy (At the feet of the Master)" _ chỉ là hồi ký những chuyến lên Trời học đạo.
Do vì căn cơ tốt và hội đủ thiện duyên, khi trưởng thành thì Ông K cũng đã ĐẮC ĐỊNH _ như bài trên đã viết. Với Ông đó là chứng ngộ, cái trải nghiệm này quá tuyệt vời, "có lẻ trạng thái tâm chứng này trùng khớp với Chân Lý của đạo Phật đây ?".
Các bạn ơi ! ngày xưa khi bắt đầu đi tìm đạo để cứu khổ cho nhân sinh, Thái Tử Sĩ Đạt Ta cũng tôn thờ những vị Tiên trưởng của Ngoại đạo làm Thầy. Bằng vào những pháp thiền định của họ, Thái tử đã nhanh chóng đạt đến Tứ Thiền _ là cảnh giới mênh mêng mang mang _ Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị Tiên trưởng kia thỉnh Ngài ở lại cùng làm Giáo Chủ (phái Lỏa thể ?).
Nhưng "hạnh phúc cho riêng mình" không phải là mục đích tìm đạo của Ngài, cho nên Sa môn Cồ Đàm đã từ giả họ. Sáu môn phái Ngoại đạo lớn ở Ấn Độ thời bấy giờ, Ngài đã kinh qua rồi, bây giờ Ngài không còn hy vọng gì với các môn phái hiện có, thôi thì đi "Solo" vậy. Kể từ đó Ngài bắt đầu chuổi 6 năm khổ hạnh, cho đến chỉ còn da bọc xương. .....
Như thế đó ! cái cảnh giới chứng ngộ của Ông Krishnamurti chỉ là đắc Tứ Thiền mà ông vì không nuôi chí lớn như đức Phật cho nên đã dừng đứng lại, rồi chỉ đi thuyết giảng "cái buông xả tất cả để ĐẠT ĐỊNH".
"Buông xả tất cả để đạt định" là điều rất tốt, nhưng với Phật tử Đại Thừa thì phải xả định đi vào vạn nẽo phù sa, lấy phù sa làm chất liệu trưởng dưỡng "Hoa Sen Trí Tuệ" _ BÁT NHÃ BA LA MẬT.
lavinhcuong
05-23-2015, 11:19 AM
Yếu chỉ Phật Thừa
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/buongxa_zpse33c04b3.jpg
Cám ơn Hoatihon đã nhấn mạnh điều đáng quan tâm.
lavinhcuong
05-24-2015, 05:00 PM
YẾU CHỈ PHẬT THỪA
-Một là bệnh CHẤP TÁC: Nếu có người cho rằng : Phải làm đủ thứ hạnh để cầu Viên Giác (họ tưởng rằng Viên Giác hiện nay đang bất toàn, ta phải tích cực làm cho nó tròn), nhưng tánh của Viên Giác chẳng do làm tất cả mà được, nên gọi là bệnh.
-Hai là bệnh Nhậm (bệnh mặc kệ): Nếu có người nói rằng nay ta chẳng dứt sanh tử, chẳng cầu Niết Bàn, đối với sanh tử Niết Bàn chẳng có một niệm khởi hay diệt, mặc kệ (nhậm) tất cả, đều tùy pháp tánh. Mặc kệ như thế mà muốn cầu Viên Giác, nhưng tánh của Viên Giác chẳng do nhậm mà có, nên gọi là bệnh.
-Ba là bệnh Chỉ (bệnh dừng đứng tâm ý, không khởi niệm gì cả): Nếu có người nói rằng tâm ta dừng lìa các niệm, bản tâm vốn tịch nhiên bình đẳng, vậy ta phải dừng đứng các niệm dầu vọng hay chẳng vọng để cầu Viên Giác, nhưng tánh Viên Giác ấy chẳng phải do dừng đứng tâm ý mà được, nên gọi là bệnh.
-Bốn là bệnh Diệt: Nếu có người cho rằng nay ta dứt hẳn tất cả phiền não, thân tâm rốt ráo rỗng không chẳng có gì cả, căn trần tất cả diệt hẳn để cầu Viên Giác. Nhưng tánh Viên Giác chẳng phải tướng diệt, nên gọi là bệnh.
Kinh Viên Giác, Phẩm Phổ Giác.
(Vì Cường không copy của dịch giả nào, nên không ghi tên dịch giả).
Các bạn tự nghiệm xem Ông Krishnamurti có bị dính vào bệnh nào trong 4 bệnh trên hay không ?
lavinhcuong
05-24-2015, 05:06 PM
-Một là bệnh CHẤP TÁC: Nếu có người cho rằng : Phải làm đủ thứ hạnh để cầu Viên Giác (họ tưởng rằng Viên Giác hiện nay đang bất toàn, ta phải tích cực làm cho nó tròn), nhưng tánh của Viên Giác chẳng do làm tất cả mà được, nên gọi là bệnh.
Trong Kinh Phật vẫn có bài kệ :
Không làm các việc ác
Chăm làm các việc lành
Thường giữ tâm thanh tịnh
Ấy là điều Phật dạy.
Chúng ta nhất thiết phải làm theo lời dạy này, nhưng .....chúng ta nếu có điều kiện tu học thì không nên "chỉ bao nhiêu đó", vì đây là Thông giáo, dạy chung cho tất cả, nhất là Phật tử bình dân.
Ví dụ như cha mẹ dạy cho bé : "con phải vâng lời người lớn, con phải thương yêu giúp đở người khác". Rồi một hôm cha mẹ đi vắng có một "người lớn" đến kêu cửa bảo rằng "ta đang đói và khát, con hãy mở cửa cho ta vào, rồi cho ta một chút gì để ta ăn ta uống". Ây da ! vậy là bé làm theo lời cha mẹ dạy "phải vâng lời người lớn, con phải thương yêu giúp đở người khác", bé mở cổng cho kẻ gian vào nhà rồi xuống bếp kiếm đồ ăn........ Kết cuộc ra sao thì các bạn có thể đoán biết được rồi.
Đã đành là học Phật thì phải nghe lời Phật dạy, nhưng thật sự đối với Phật pháp (Yếu chỉ Phật thừa) thì bài kệ trên chỉ là Phương tiện thuyết cho Phật tử sơ cơ. Nếu chúng ta bỏ cha mẹ để xuất gia mà không lo tu học Phật pháp, chỉ cắm đầu nuôi trẻ mồ côi (hay những việc thiện khác) thì chúng ta đã lạc vào Ngoại đạo rồi. (Đạo Thiên Chúa ai cũng biết, họ có rất nhiều cô nhi viện, có rất nhiều tu sĩ sống thánh thiện suốt đời).
Với Ngoại đạo thì "Cái Tôi là thật, thế gian là thật, khổ cảnh là thật, cho nên Tôi phải làm tất cả việc Thiện để hoàn thiện chính mình, để cải tạo thế giới, để giảm nhẹ đau thương".
Với Phật pháp thì chúng ta cũng tích cực làm việc thiện, nhưng làm mà không chấp, như người hít thở khí trời, Làm mà không mong một sự đền đáp thế gian (hay xuất thế gian), biết việc mình làm chỉ là "dã tràng se cát" nhưng vẫn làm, thành công hay thất bại là do duyên của chúng sinh.
Người học Phật phải biết LÀM MÀ KHÔNG DÍNH MẮC (vì không cho là THẬT) thì sẽ không vương vào bệnh này. Làm mà dính mắc (thấy cái gì cũng thật, thật có ta, thật có trần gian đau thương khốn khó) thì sẽ không ra khỏi sinh tử luân hồi. Không ra khỏi sinh tử luân hồi, mọi tư tưởng còn dính mắc, chấp nhất tùm lum thì vẫn chưa khác gì Ngoại đạo.
VONG THẤT BỒ ĐỀ TÂM, TU CHƯ THIỆN NGHIỆP, THỊ DANH MA NGHIỆP.
(Quên mất tâm Bồ Đề _ chí nguyện cầu giải thoát rốt ráo _ , chỉ lo làm các việc lành, đây gọi là Ma nghiệp _ sanh lên các cảnh Trời, với đạo Phật vẫn là cảnh Ma _ Ma Vương Ba Tuần)
(Kinh Hoa Nghiêm)
lavinhcuong
05-26-2015, 07:43 AM
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/vongthatbodetam2_zps0143cf91.jpg
Cám ơn hoatihon !
lavinhcuong
05-26-2015, 07:49 AM
Yếu chỉ Phật Thừa
-Hai là bệnh Nhậm (bệnh mặc kệ): Nếu có người nói rằng nay ta chẳng dứt sanh tử, chẳng cầu Niết Bàn, đối với sanh tử Niết Bàn chẳng có một niệm khởi hay diệt, mặc kệ (nhậm) tất cả, đều tùy pháp tánh. Mặc kệ như thế mà muốn cầu Viên Giác, nhưng tánh của Viên Giác chẳng do nhậm mà có, nên gọi là bệnh.
Đối với kẻ thất phu, sống buông thả theo dục vọng _ như con heo _ "sống ngày nay biết ngày nay, còn Xuân Thu trước ai hay làm gì" thì Cường không nói đến. Vì họ là chúng sinh từ những cõi thấp nay mới được sanh làm người, có thể nói là họ kém phước kém trí cho nên cái trí của họ không chấp nhận một sự dạy dỗ của bất kỳ giáo điều nào, cái thân của họ không chấp nhận sống gò bó theo một khuôn khổ nào. Đây là những kẻ hiện sinh, kẻ vô thần, kẻ duy vật, những kẻ này không là đối tượng chúng ta xét đến hôm nay. Họ chỉ là Phàm Phu.
Còn 6 phái Ngoại đạo này :
1. San-xà-da Tì-la-chi-tử (zh. 珊闍耶毘羅胝子, pi. sañjaya-velaṭṭhiputta): chủ trương chủ nghĩa hoài nghi.
2. A-kì-đa Sí-xá-khâm-bà-la (zh. 阿耆多翅舍欽婆羅, pi. ajita-kesakambarin): chủ trương duy vật luận; Trong kinh có nơi gọi ông là Lộ-Dà-Gia hoặc Chước-Bà-Ca (Lokayata). Ông chủ trương thuyết Cực-đoan-duy-vật-luận, cho rằng con người do đất, nước, gió, lửa hòa hợp mà thành, chết rồi là hoại diệt, thân tứ đại lại trả về chất tứ đại. Theo ông, mục đích của nhân sanh là tận hưởng những thú vui vật chất. Vô-Thắng-Tử cực lực bài xích luân lý đạo đức, cho đó là những điều khắt khe, vô lý. Học thuyết của phái nầy tương tợ triết học Dương-Chu ở Trung-Quốc hoặc triết học Hiện-sanh của Tây-phương. Nhà Phật gọi họ là Thuận-thế-ngoại-đạo.
3. Mạt-già-lê Câu-xá-lê (zh. 末伽梨拘舍梨, pi. makkhali-gosāla): chủ trương thuyết định mệnh.
4. Phú-lan-na Ca-diếp (zh. 富蘭那迦葉, pi. purāṇa-kassapa): phủ nhận giá trị chân thật của thiện ác, do vậy không quý trọng đạo đức; Ông chủ trương thuyết ngẫu nhiên, không tin luật nhân-quả, cho rằng tất cả sự khổ vui họa phước của con người, chỉ là ngẫu nhiên mà có. Lại nữa. Mãn-Ẩm-Quang là một nhà thuyết lý của Hoài-nghi-luận. Theo ông thì thiện ác không có tiêu chuẩn nhất định, bất quá do tập quán xã hội gọi thế mà thôi. Xã hội cho là thiện hoặc ác, vị tất đã là thật thiện, thật ác. Cho nên, làm lành hoặc dữ, đối với ông, không có quả báo chi cả. Phật-giáo gọi phái nầy là Không-kiến-ngoại-đạo
5. Ca-la-cưu-đà Ca-chiên-diên (zh. 迦羅鳩馱迦旃延, pi. pakudha-kaccāyana): giải thích sự hiện hữu của thế giới thông qua 7 yếu tố cơ bản.
6. Ni-kiền-đà Nhã-đề-tử (zh. 尼乾陀若提子, pi. nigaṇṭha-nātaputta): người sáng lập Kì-na giáo, theo chủ thuyết tương đối.
(theo kinh Tạp A-hàm quyển 43, kinh Tiễn mao thuộc Trung A-hàm quyển 57).
Ngày nay chỉ còn Kì Na (Krishna) giáo, Những vị theo Không Kiến Ngoại Đạo và Thuận Thế Ngoại đạo KHÔNG là đối tượng của bài viết hôm nay, vì họ hẵn nhiên đã là Ngoại đạo, (vã lại nay cũng đã mất dấu rồi).
Khá đông Phật tử chúng ta _ những người ban đầu phát tâm tu học Phật pháp, nhưng sau một thời gian không hề có tiến bộ, họ không thấy Phật giáo khai sáng gì cho họ, không thấy cái gì là linh thiêng, không thấy cái gì là chứng đắc; dòm quanh thấy Thầy cũng phàm phu, bạn cũng phàm phu, ai cũng phàm phu hết, thôi thì ta cứ thả lỏng mà sống theo ý của mình, giữ làm sao khỏi bị Giáo Hội trục xuất, giữ làm sao đừng bị luật pháp thế gian bỏ tù là đủ. Hề...hề...! Đây gọi là "muốn trồng cây Sung mà vun nhằm cây Ngái".
Những người này tuy mắc "bệnh Mặc Kệ" đó, nhưng cũng không phải là nhân vật chính của bài hôm nay. Bài hôm nay chúng ta nói đến những Phật tử đọc sách Thiền rồi tự mày mò tìm đường đi.
Chỗ này đọc thấy một vị Thiền Sư chém mèo, chỗ kia đọc thấy một vị Thiền sư chẻ tượng Phật, chỗ khác thấy một vị ẳm con gái; hề ....hề ....! Vậy là những người tu lâu, học giỏi đều phát hiện ra rằng 'lâu nay mình bị gạt' ??? Những kẻ tội nghiệp này quay lại tội nghiệp cho những vị khác "tu lâu bất ngộ", như ta đây "Niết Bàn Sanh Tử như Không hoa" mới là Liễu Ngộ. (?). Kể từ đấy, kẻ kia đi tới đâu cũng "đốn", cũng "chớp mắt nhướng mày", mở miệng ra là Thiền ngữ.
Nhưng khác với Tổ xưa, lời Tổ là "nhổ đinh tháo chốt", còn lời của kẻ này là bắt chước nói theo, cho nên "miệng nói ăn mà bụng vẫn đói meo"
Đây gọi là tu Phật nhưng thành Ma (lạc vào Ngoại Đạo) rồi vậy.
(Nhân vật điễn hình cho sự NHẦM LẪN này là Thi sĩ "Đại học giả" Bùi Giáng _ xin lỗi bác, vì phải chỉ cụ thể mới có tác dụng cảnh báo _ trở nên điên điên khùng khùng, sau nữa là một số kẻ hậu sinh bị "lây nhiễm" tương tự).
Vì đâu mà ra nông nổi thế ?
_ Vì CÁI TÔI quá lớn, nó muốn làm Thánh, mà bây giờ không làm được, thì nó quay ra muốn làm Super Man (Người đặc biệt _ Siêu Nhân).
hoatihon
05-26-2015, 08:24 AM
Tu Phật nhưng thành Ma.
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/chonay2a_zpsnwfrzijc.jpg (http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/chonay2a_zpsnwfrzijc.jpg)
Hoàng Mai
05-31-2015, 09:20 AM
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/rinpoche51_zpsd0575187.jpg
Ngài không nãn lòng trước sự kiện rằng : Đây là thời đại của 5 sự suy thoái * và rằng những tâm thức của chúng sanh TỐI TĂM BỞI NHỮNG PHIỀN NÃO THÔ NẶNG và lắc lư bởi những cơn gió mạnh của tham dục, hoang dã và khó thuần hóa.
* 5 sự suy thoái :
1. Sự ngắn ngủi của kiếp sống.
2. Sự thoái hóa của môi trường.
3. Sự thoái hóa của những quan kiến của chúng sanh.
4. Sự thoái hóa của những khả năng của họ.
5. Sự tăng trưởng của những phiền não tiêu cực.
----------------
Kính mong anh Cường sẽ không nãn lòng trước sự thoái hóa của những quan kiến của chúng sanh.
Kính mong anh Cường sẽ không nãn lòng trước sự tăng trưởng của những phiền não tiêu cực.
lavinhcuong
05-31-2015, 09:27 AM
-Ba là bệnh Chỉ (bệnh dừng đứng tâm ý, không khởi niệm gì cả): Nếu có người nói rằng tâm ta dừng lìa các niệm, bản tâm vốn tịch nhiên bình đẳng, vậy ta phải dừng đứng các niệm dầu vọng hay chẳng vọng để cầu Viên Giác, nhưng tánh Viên Giác ấy chẳng phải do dừng đứng tâm ý mà được, nên gọi là bệnh.
Kính các bạn !
Chúng ta không nói tới những người "tán tâm loạn niệm", đi đứng lóc chóc, nói năng lụp chụp. Họ là những chúng sinh thấp kém đáng thương (do nghiệp tiền khiên).
Chúng ta gói gọn trong những người thành tâm tu Phật, có câu "chế tâm ư nhứt xứ, hà sự bất biện" (giữ tâm một chỗ, thì làm gì cũng dễ thành công). Đạo Phật cũng chủ trương Tam học _ Giới, Định, Tuệ _ nếu kẻ Học Phật mà "tán tâm loạn niệm" thì một chút trí tuệ cũng không có. Như ngọn đèn dầu leo lét thường không rọi sáng được nhiều, còn những ngọn đèn pin, đèn pha thì nhờ có cái chụp, cái chóa gom ánh sáng chiếu về một hướng cho nên soi đâu là sáng tỏ ở đó.
Cho nên đức Phật dạy chúng ta phải ngồi Thiền, có Định tâm được thì mới có Trí Tuệ. Trí Tuệ là "mẹ đẻ" mọi công đức. Trí Tuệ là tiêu chí, là đích đến, là đỉnh cao Giác Ngộ.
Trong sự nghiệp Giác Ngộ của Phật tử thì Thiền định đóng một vai trò rất quan trọng, nhưng không phải là cứu cánh. Đây là điểm khác biệt giữa Phật đạo và Tiên đạo, với Tiên Đạo do mê lầm rằng Động và Tịnh là 2 thái cực _ đối lập _ thực hữu, cho nên lánh Động cầu Tịnh, Tam Tổ Tăng Xáng đã viết trong tác phẫm Tín Tâm Minh như sau :
http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/chidongquychi_zps27bde5ff.jpg
Cầu Tịnh có nhiều cấp độ, cấp thấp nhất là Sổ tức (đếm hơi thở) cấp cao nhất là buông xả tất cả (như Ông Krishnamurti) _ chỉ trừ cái Buông Xả là hành giả không buông.
Đạo Phật có như Tiên đạo hay không ? Thưa không ! Với đạo Phật thì Thiền Định chỉ là phương tiện tạm dùng, đức Lục Tổ nhằm phá chấp cho môn sinh Ngài đã nói "Tâm bình hà lao trì giới, hạnh trực hà dụng tu Thiền". Lại nữa khi Thiền sư Ngọa Luân ra kệ rằng :
Ngọa Luân hữu kỹ lưỡng,
Năng đoạn bá tư tưởng.
Ðối cảnh tâm bất khởi,
Bồ đề nhựt nhựt trưởng.
Dịch nghiã:
Ngoạ Luân có bản lãnh,
Dứt được trăm tư tưởng.
Ðối cảnh tâm chẳng khởi,
Bồ đề luôn luôn trưởng.
Sư nghe xong nói: Kệ này chưa rõ tâm địa, nếu theo đó mà hành thì lại thêm trói buộc. Do đó khai thị một bài kệ:
Huệ Năng một kỹ lưỡng,
Bất đoạn bá tư tưởng.
Ðối cảnh tâm số khởi,
Bồ đề tác ma trưởng.
Dịch nghĩa:
Huệ Năng không bản lãnh,
Chẳng dứt trăm tư tưởng.
Đối cảnh tâm tự nhiên (nó muốn khởi gì cứ khởi)
Bồ đề làm sao trưởng ? (Bồ đề không đợi dừng đứng tâm ý mới "trưởng" _ lớn lên)
lavinhcuong
05-31-2015, 09:31 AM
Kính quý đạo hữu !
Lại nữa trong Phẩm Định Huệ (Kinh Pháp Bảo Đàn) đức Lục Tổ có nói :
"Sư dạy chúng rằng: Thiện tri thức, đạo cần phải linh động, chớ nên làm cho ngăn trệ. Tâm chẳng trụ pháp thì đạo được linh động, tâm nếu trụ pháp, gọi là tự trói. Nếu nói ngồi yên chẳng động là đúng, thì sao Xá Lợi Phất tĩnh tọa trong rừng lại bị Duy Ma Cật quở ?. Thiện tri thức, lại có kẻ dạy người lấy ngồi làm công phu, khán tâm quán tịnh, chẳng khởi chẳng động, kẻ mê chẳng hiểu, bèn chấp ngồi thành bệnh, nhiều người truyền dạy nhau như vậy, thật là lầm lỗi lớn!"
Còn đây là ý chỉ của Ngài Nam Nhạc Hoài Nhượng :
Lúc nhỏ Mã Tổ Đạo Nhất xuất gia với hòa thượng Tư Châu Đường, trong khoảng niên hiệu Khai Nguyên nhà Đường, Đạo Nhất dựng am ở Nam Nhạc Hoành Sơn để tu, phàm có ai đến hỏi đạo ngài đều không tiếp. Nghe nói dung mạo của ngài rất kỳ dị, tướng đi như Trâu, ánh nhìn như hổ, lưỡi dài qua mũi.
Đương thời Nam Nhạc Hoài Nhượng ở chùa Bát Nhã thấy ngài dung mạo không giống người thường, biết là bậc nhân tài trong Phật pháp liền đến trước ra sức dẫn dụ hỏi ngài rằng:
_ Đại đức tọa thiền để làm gì ?
Đạo Nhất trả lời rằng:
_ Muốn làm Phật.
Thế là có một hôm, Hoài Nhượng lấy một miếng ngói đặt trên tảng đá trước cửa am để mài. Lúc đầu Đạo Nhất cũng không hề để ý, một lúc sau ngài không kiên nhẫn được nữa bèn hỏi:
_ Ngài mài ngói làm gì ?
Hoài Nhượng đáp:
_ mài ngói để làm gương soi.
Đạo Nhất hỏi tiếp:
_ mài ngói há có thể thành gương được hay sao ?”
Hoài Nhượng nhân đó hỏi ngược lại rằng:
_ mài ngói tức nhiên không thể thành gương, thế ông ngồi thiền lại có thể thành Phật được ư ?”
Hoàng Mai
05-31-2015, 09:52 AM
_ mài ngói tức nhiên không thể thành gương, thế ông ngồi thiền lại có thể thành Phật được ư ?”
Kính anh Cường, em không hiểu chỗ này.
_ "Ngói không thể mài làm gương" thì em hiểu, nhưng còn "ngồi thiền không thể thành Phật" thì em chẳng hiểu.
Xin anh cắt nghĩa thêm.
lavinhcuong
05-31-2015, 09:56 AM
Kính anh Cường, em không hiểu chỗ này.
_ "Ngói không thể mài làm gương" thì em hiểu, nhưng còn "ngồi thiền không thể thành Phật" thì em chẳng hiểu.
Xin anh cắt nghĩa thêm.
Kính chị Hoàng Mai ! Cám ơn chị đã hỏi.
Đây chính là điểm khác biệt giữa Phật Đạo và Ngoại Đạo đó !
Với Ngoại Đạo thì thật có trần gian đầy chông gai, khổ não, cho nên có hạnh phúc khi được và có đau khổ khi mất mát; có tu hành để vượt thoát đau khổ đến chỗ an lạc, có thành tựu chứng đắc......
Với Giáo lý "đỉnh cao" của Phật đạo thì "Hồng trần như mộng ảo" không có cái gì thiệt hết "Vô vô minh diệc vô vô minh tận", cho nên không có chuyện một cái ảo ảnh, hoa đốm mà có thể chứng đắc thành Phật được.
Ngồi thiền là để an bớt động tính, ngồi thiền là để tập trung tư tưởng (thì làm việc gì mới có kết quả tốt đẹp được), ngồi thiền là để tăng cường sức khỏe (yoga), để chứng đắc các phép mầu _ thần thông. Với đạo Phật thì thiền định là để phát sinh Trí Tuệ, chứ không phải để thành Phật.
Phát sinh Trí Tuệ để biết rằng THỰC TA vốn "bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm".
(Bát Nhã Tâm Kinh)
Mục đồng
05-31-2015, 10:43 AM
Kính chị Hoàng Mai ! Cám ơn chị đã hỏi.
Đây chính là điểm khác biệt giữa Phật Đạo và Ngoại Đạo đó !
Với Ngoại Đạo thì thật có trần gian đầy chông gai, khổ não, cho nên có hạnh phúc khi được và có đau khổ khi mất mát; có tu hành để vượt thoát đau khổ đến chỗ an lạc, có thành tựu chứng đắc......
Với Giáo lý "đỉnh cao" của Phật đạo thì "Hồng trần như mộng ảo" không có cái gì thiệt hết "Vô vô minh diệc vô vô minh tận", cho nên không có chuyện một cái ảo ảnh, hoa đốm mà có thể chứng đắc thành Phật được.
Ngồi thiền là để an bớt động tính, ngồi thiền là để tập trung tư tưởng (thì làm việc gì mới có kết quả tốt đẹp được), ngồi thiền là để tăng cường sức khỏe (yoga), để chứng đắc các phép mầu _ thần thông. Với đạo Phật thì thiền định là để phát sinh Trí Tuệ, chứ không phải để thành Phật.
Phát sinh Trí Tuệ để biết rằng THỰC TA vốn "bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm".
(Bát Nhã Tâm Kinh)
Kính anh Cường !
Anh đem Bát Nhã Tâm Kinh (BNTK) vào bài viết để nói rằng "Thiền định phát sinh Trí Tuệ" liệu có chống trái hay không, khi mà BNTK nói "Vô Trí diệc vô Đắc" ?
Kính xin anh giải rõ chỗ này !
lavinhcuong
05-31-2015, 11:05 AM
Kính anh Cường !
Anh đem Bát Nhã Tâm Kinh (BNTK) vào bài viết để nói rằng "Thiền định phát sinh Trí Tuệ" liệu có chống trái hay không, khi mà BNTK nói "Vô Trí diệc vô Đắc" ?
Kính xin anh giải rõ chỗ này !
Xin chào Mục Đồng ! Câu hỏi của bạn rất hay.
Viết được như vầy chứng tỏ bạn có theo dỏi bài, có suy tư. Người có lắng nghe học hỏi suy tư, ngày nay chưa thông thì một lúc nào đó trong tương lai sẽ thông (có thể là nhiều kiếp sau). Cái "thông" đó là phát sinh trí tuệ đó ! Cái này thì bạn phải "lớn kịp" thì mới thông ra. Giải được bài toán khó là người phải có trình độ, giải được thì hoan hỉ, giải chưa được thì còn là phàm phu (nghĩa là vẫn trong vòng sinh tử luân hồi), tuy còn là phàm phu nhưng nếu chí nguyện không rời thì gọi là "ôm giữ NGHI TÌNH".
Thưa bạn, Trí BÁT NHÃ BA LA MẬT thì VÔ CHỨNG DIỆC VÔ ĐẮC, đạo Phật đã ẫn dụ là hình ảnh Đức Đại Tuệ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. (Trong Kinh có nói "VĂN THÙ LÀ MẸ ĐẺ CHƯ PHẬT" là nghĩa này).
Còn cái Trí do học hỏi Kinh sách suy tư (cộng thêm Công đức) mà mở thông TƯƠNG ƯNG với Chân Lý là Trí Tuệ Phàm _ hình ảnh ẫn dụ là Đức Đại Trí Đại Thế Chí Bồ Tát. Cái Trí Tuệ Phàm này thì phải nhờ công phu tu hành nhiều đời nhiều kiếp, gạn đục khơi trong, làm vô lượng công đức (trong đó có Thiền Định) mới khai sáng ra được. (Cũng như hình ảnh Đức Quán Thế Âm chỉ là ẫn dụ cho Đức Đại Bi, dỉ nhiên theo trong Kinh thì Đức Đại Bi có thể tùy trường hợp mà hóa hiện vô lượng hình tướng khác nữa. Hình ảnh mà chúng ta thấy chỉ là giả ảnh thì sao lại không thể hiện ra hình khác nữa chứ ?!)
Bài trên Cường nói "Thiền Định sanh Trí Tuệ" là nói Trí Tuệ Phàm này.
Còn nói "Yếu nghĩa Phật Thừa : VÔ TRÍ DIỆC VÔ ĐẮC" là nói phủ định cái Trí Tuệ Phàm (TTP) Cái TTP thì thấy "có tu có chứng".
Cái Trí Bát Nhã thì thấy tất cả chỉ là "ảnh hiện trong mơ" _ kể cả Sanh tử luân hồi và Niết Bàn. (Ở đây Cường chỉ nói Niết Bàn, chứ không nói Đại Niết Bàn).
Nhưng xin nhớ trong Bát Nhã Tâm Kinh sau khi phủ định tất cả :
Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.
Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.
Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
Vô khổ, tập, diệt, đạo.
Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.
Thì Tâm Kinh Bát Nhã quay lại :
Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.
Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.(xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.
Chư Phật ba đời vì chứng Trí tuệ Đại Bát Nhã nầy mà đắc quả Vô thượng, Chánh đẳng Chánh giác.)
Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.
Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
------------
Do vì "thấy tất cả các pháp đều ảo huyễn" hết, cho nên làm tất cả mà như chưa từng làm gì cả, không chứng đắc gì cả ấy chính là đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (chỗ này có thể tạm gọi là Đại Niết Bàn _ chứ không còn là Niết Bàn nữa).
Tuy chúng sinh như huyễn như hóa, nhưng chư vị Đại Giác Ngộ chưa từng ngưng nghỉ việc "ĐỘ HUYỄN", đây gọi là :
"Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha".
lavinhcuong
05-31-2015, 11:16 AM
YẾU CHỈ PHẬT THỪA
......
.........
.........
-Bốn là bệnh Diệt: Nếu có người cho rằng nay ta dứt hẳn tất cả phiền não, thân tâm rốt ráo rỗng không chẳng có gì cả, căn trần tất cả diệt hẳn để cầu Viên Giác. Nhưng tánh Viên Giác chẳng phải tướng diệt, nên gọi là bệnh.
Kinh Viên Giác, Phẩm Phổ Giác.
(Vì Cường không copy của dịch giả nào, nên không ghi tên dịch giả).
Các bạn tự nghiệm xem Ông Krishnamurti có bị dính vào bệnh nào trong 4 bệnh trên hay không ?
Kính quý đạo hữu ! Hôm nay chúng ta bàn tiếp về bệnh Diệt các bạn nhé !
Thật ra trong Giáo Lý Nam Tông, Quyền Thừa chúng ta vẫn thường bắt gặp những câu như "bậc A La Hán phiền não đã hết, các lậu đã tận". Diệt sạch phiền não là một tiêu chí trong những tiêu chí của người tu Phật.
Nhưng thật ra đây không phải là yếu tố then chốt _ điều đức Phật muốn cho chúng ta khi Ngài hóa hiện ra giữa cõi trần mê này để dạy Phật pháp.
"Diệt sạch phiền não" chỉ là Giáo lý Quyền Thừa, là Phương Tiện Thuyết, bởi với Phật Thừa thì "Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng _ Đạo cảm thông chẳng khá nghĩ bàn,........"
"Chúng sanh tánh thường rỗng lặng" là cái thấy của những vị Toàn Giác và đức Phật cũng muốn dạy cho chúng ta biết điều đó. (Nhưng điều này thật là khó nói) Mãi đến những năm cuối cùng của cuộc đời hoằng hóa Chánh Pháp, Ngài mới he hé trong những Kinh Kim Cang, Viên Giác, Pháp Hoa, Đại Niết Bàn,......v....v....
Vì sao ? Vì Phật nhãn thấy các Pháp đều Bình Đẳng, Bình Đẳng trong Huyễn Tướng và Bình Đẳng trong Thật Tánh.
Các pháp đã Bình Đẳng trong Huyễn tướng thì chúng ta cần phải Diệt cái gì ? Nếu thấy cần phải Diệt cái gì, tức là chúng ta còn xem pháp đó là Thật. Đã xem nó là Thật thì khi diệt pháp thô thì nó lại sanh dưới hình thức khác có khi là vi tế hơn.
Cường nhớ ở trong 101 chuỵên Thiền đã từng có đăng bài "Bà lão đốt am" :
Có bà lão nhiều đạo tâm, cất ngôi tịnh am lo đầy đủ tứ sự cúng dường ủng hộ một vị sư tham thiền tu niệm. Qua hai chục năm, một hôm bà lão dặn bảo cô con gái rằng:
- Bữa nay, sau khi đem cơm cho sư thọ trai xong, con thừa lúc bất ngờ ôm ngay sư mà hỏi: Lúc này (sư cảm thấy) như thế nào ? Sư trả lời ra sao, con về đây thuật lại cho mẹ rõ."
Cô con gái y như lời, ôm sư gạn hỏi. Sư đáp:
- Khô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí.
(ví như cây khô nương tựa gộp đá lạnh, đã ba mùa đông rồi, không còn một chút hơi ấm.)
Cô con gái trở vào thuật lại, lão bà không vui, bảo:
- Thật uổng công ta hai mươi năm lo lắng, không ngờ chỉ ủng hộ một kẻ phàm phu !
Nói xong, lão bà ra đuổi nhà sư đi, rồi châm lửa đốt luôn cái am.
Lão bà trong câu chuyện là hóa thân của một vị Đại Bồ tát, Ngài muốn dạy cho Chư Tăng rằng "Tử tâm thì đạo tuyệt", rằng trạng thái "tro lạnh cây khô" vẫn còn là "hầm sâu vô minh" chứ có hay ho gì đâu. Thực ra ý tưởng "Tử Tâm" đã có từ xưa trong Giáo Lý của Phái Ngoại Đạo Lõa thể.
Thanh Trúc
05-31-2015, 11:30 AM
Kinh anh lavinhcuong !
Xin cho em được hỏi :
1. những điều anh đã nói : Bốn bệnh Tác, Nhậm, Chỉ, Diệt; mắc phải 1 trong 4 bệnh ấy thì hãy còn là Ngoại Đạo phải không ?
2. Về Yếu chỉ Phật thừa thì chỉ có bao nhiêu đó hay là còn những gì nữa ? Nếu còn xin anh nói luôn cho em được "mở con mắt thịt". :rolleyes:
Kính cám ơn trước.
lavinhcuong
05-31-2015, 11:37 AM
Kinh anh lavinhcuong !
Xin cho em được hỏi :
1. những điều anh đã nói : Bốn bệnh Tác, Nhậm, Chỉ, Diệt; mắc phải 1 trong 4 bệnh ấy thì hãy còn là Ngoại Đạo phải không ?
2. Về Yếu chỉ Phật thừa thì chỉ có bao nhiêu đó hay là còn những gì nữa ? Nếu còn xin anh nói luôn cho em được "mở con mắt thịt". :rolleyes:
Kính cám ơn trước.
Cám ơn Thanh Trúc đã hỏi !
Theo Cường, riêng về bệnh Diệt thì hàng Ngoại Đạo và những bậc Nhị Thừa đều mắc phải.
a). _ Hàng Ngoại Đạo chỉ "tử tâm" với vạn pháp trần mê, nhưng không "tử tâm" với những cảnh Trời Vô Sắc, cho nên khi "hết phước" _ định lực giảm dần với thời gian, có thể là một khoảng thời gian dài dằng dặc _ thì cái tâm đã tử kia hồi sinh, như hạt cỏ trên sa mạc còn nguyên đó, nếu gió thổi nó về thảo nguyên thì nó lại phát triển "bùm sùm'. Cho nên gọi là KHÔNG THOÁT KHỎI SINH TỬ LUÂN HỒI.
b). _ Các bậc Nhị Thừa thì có 2 :
.........*._ Những vị A La Hán do vì được học Phật pháp, nhập "Diệt Thọ Tưởng Định" (định này Ngoại Đạo không nhập được) mà đắc quả GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI. Với Diệt Thọ Tưởng Định, hành giả không ưa thích gì kể cả các cảnh Trời Vô Sắc.
.........**._ Những vị Độc Giác (Duyên Giác, Bích Chi Phật) do quán sát cội nguồn của cái vòng luẩn quẩn _ Thập Nhị Nhân Duyên _ mà tìm ra lối thoát, cũng nương Diệt Thọ Tưởng Định mà nhập Niết Bàn.
Hai bậc này dùng Huệ Nhãn thì thấy họ không còn có Ngã nữa, nhưng với Phật Nhãn thì hãy còn "vi tế vô minh". Còn "vi tế vô minh" thì không phải là điều mà đức Phật mong cho chúng ta đạt đến. Trong Kinh Đại Niết Bàn đức Phật quở hàng Nhị Thừa này dữ lắm (Phật quở vì muốn sách tấn chúng đệ tử vươn lên nữa, chứ không phải vì ghét nhơ gì).
Bộ Kinh Hoa Nghiêm 8 quyển do Thầy Thích Trí Tịnh dịch nặng khoảng 10 ký lô vẫn không là gì hết với "YẾU NGHĨA PHẬT THỪA", một vị Đại Bồ tát có thể giảng trong vô lượng kiếp cũng không hết những yếu chỉ Phật Thừa được.
Ở đây chỉ là nơi Giao Lưu Tư Tưởng, thì có lẻ chúng ta chỉ nên triển khai khái lược như thế.
Mến !
nguoidienhocphat
09-09-2015, 11:21 AM
Một người không có duyên biết đến Phật mà họ tu một pháp môn nào đó họ không trở thành Bích Chi Phật, họ không có Giác Ngộ được sao? Hay chỉ có tu theo những gì trong tam tạng kinh điển viết thì mới thành Phật. Vậy đức Thích Ca Mâu Ni nói có ba đời Chư Phật là gì? Đức Thích Ca nói mỗi chúng sanh ai cũng có Phật tánh là gì? Những người ko theo đạo Phật họ có Phật tánh không? Phật pháp chỉ có chiếu rọi cho những Phật tử mà không chiếu rọi cho những chúng sanh ngoại đạo sao. Mong mọi người vì người điên này mà khai thị cho nó bớt điên. A di đà Phật!
lavinhcuong
09-09-2015, 05:19 PM
Một người không có duyên biết đến Phật mà họ tu một pháp môn nào đó họ không trở thành Bích Chi Phật, họ không có Giác Ngộ được sao? Hay chỉ có tu theo những gì trong tam tạng kinh điển viết thì mới thành Phật. Vậy đức Thích Ca Mâu Ni nói có ba đời Chư Phật là gì? Đức Thích Ca nói mỗi chúng sanh ai cũng có Phật tánh là gì? Những người ko theo đạo Phật họ có Phật tánh không? Phật pháp chỉ có chiếu rọi cho những Phật tử mà không chiếu rọi cho những chúng sanh ngoại đạo sao. Mong mọi người vì người điên này mà khai thị cho nó bớt điên. A di đà Phật!
Xin chào nguoidienhocphat !
Rất vui khi bạn đã tham gia diễn đàn này, Cường xin cố gắng hồi đáp theo khả năng.
"Một người không có duyên biết đến Phật mà họ tu một pháp môn nào đó họ không trở thành Bích Chi Phật, họ không có Giác Ngộ được sao?"
_ Người không biết đến đạo Phật vẫn có thể chứng quả Bích Chi Phật, nếu không chứng quả Độc Giác thì 3 cõi 6 đường đang chờ đón họ, đây gọi là vẫn Luân Hồi Sanh Tử.
"Hay chỉ có tu theo những gì trong tam tạng kinh điển viết thì mới thành Phật"
_ Xin kính mời bạn đọc chủ đề 84 vị Đại Thành Tựu :
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php?105-84-v%E1%BB%8B-%C4%90%E1%BA%A1i-Th%C3%A0nh-T%E1%BB%B1u
Trong số 84 vị này đa phần đều không biết đến Tam Tạng Kinh điển mà vẫn Đại Thành Tựu đấy !
"ba đời Chư Phật là gì?"
_ Là đã Giác, đang Giác và sẽ Giác.
"Đức Thích Ca nói mỗi chúng sanh ai cũng có Phật tánh là gì? Những người ko theo đạo Phật họ có Phật tánh không?"
_ Tất cả BỌT đều có NƯỚC.
Phật pháp chỉ có chiếu rọi cho những Phật tử mà không chiếu rọi cho những chúng sanh ngoại đạo sao ?
_ Ánh sáng mặt trời có riêng chiếu chỗ này người này, mà không chiếu người kia chỗ kia chăng ? Vấn đề là ở trên đầu ta có đám mây đen hay không, chớ không phải ở nơi ánh sáng mặt trời.
Kính !
nguoidienhocphat
09-09-2015, 05:31 PM
Vậy tốt rồi. Cảm ơn bạn đã trả lời các câu hỏi của mình. Vậy bây giờ bạn có thấy có nên phân biệt đạo Phật với ngoại đạo không? Nếu phân biệt thì với mục đích gì và có cần lúc nào cũng rạch ròi cái này là đạo Phật cái này là ngoại đạo không?
nguoidienhocphat
09-09-2015, 05:38 PM
Hỏi: Thế nào là Bích chi Phật? Vì sao các vị Phật này không thành lập Tăng đoàn ? Một vị đã chứng Bích chi Phật thì có thể chứng tiếp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không ? (Thái Thịnh Phát, whydid_uleaveme...@yahoo.com)
Đáp: Bạn Thịnh Phát thân mến!
Bích-chi Phật được phiên âm từ Phạn ngữ Pratyeka Buddha, Hán dịch nghĩa Độc giác, Duyên giác. Theo Từ điển Phật học Huệ Quang (tập I, tr.515), cứ vào luận Đại Trí Độ, Bích-chi Phật có hai nghĩa: 1. Sinh vào đời không có Phật: Do nhân duyên tu hành đời trước, vị này tự nương vào trí huệ của mình mà giác ngộ (Độc giác). 2. Tự giác mà không nghe theo người khác: Vị này tự quán ngộ lý nhân duyên mà đắc đạo, trụ nơi Niết-bàn tịch tĩnh (Duyên giác).
Theo luận Câu Xá (q.12), có hai loại Độc giác: 1. Bộ hành Độc giác là chỉ cho hàng Thanh văn đã chứng quả Bất hoàn (A-na-hàm), kế đến chứng đạt quả A-la-hán nhưng không nương tựa vào Phật mà tự tu chứng ngộ. 2. Lân giác dụ Độc giác là chỉ những vị tự tu hành 100 đại kiếp chứa đủ thiện căn công đức mà giác ngộ.
Bậc Bích-chi, Duyên giác hay Độc giác chỉ có tâm hạnh tự lợi mà không có tâm lợi tha, không khởi tâm đại bi cứu độ chúng sanh, an trú Niết-bàn tịch diệt nên không thành lập Tăng đoàn, hoằng hóa độ sanh.
Bậc Bích-chi, Duyên giác thuộc Duyên giác thừa (giữa Thanh văn thừa và Bồ tát thừa) đã thành tựu phần tự lợi (tâm giải thoát), an trú Niết-bàn. Tuy nhiên, theo lý tưởng Đại thừa Bồ tát thì bất cứ ai, nếu phát tâm bồ đề, hành Bồ tát đạo, thực hành tự giác và giác tha cho đến ngày công viên quả mãn thì chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Chúc Bạn tinh tấn,
Tổ Tư vấn (tuvangiacngo@yahoo.com) theo giacngo.com
lavinhcuong
09-10-2015, 08:52 AM
Vậy tốt rồi. Cảm ơn bạn đã trả lời các câu hỏi của mình. Vậy bây giờ bạn có thấy có nên phân biệt đạo Phật với ngoại đạo không? Nếu phân biệt thì với mục đích gì và có cần lúc nào cũng rạch ròi cái này là đạo Phật cái này là ngoại đạo không?
Kính chào nguoidienhocphat !
Ngày xưa, ở diendanphatphaponline chúng tôi thấy thành viên phamvandung57 rất đa văn, đã nhét vào đầu rất nhiều Kinh thư của Phật pháp của Thiền Tông có, của Ngoại giáo có; nhưng hỗn tạp (ta gọi là bội thực) dẫn đến những tư tưởng hàm hồ "cá mè một lứa" rằng Phật cũng như những vị Giáo chủ khác cũng đều chỉ về một Chân lý.
Nhận thấy đây là bệnh chung của rất nhiều Phật tử, kể cả những vị Thượng Tọa, Giảng sư; cho nên chúng tôi đã mở chủ đề này để ngầm giúp cho bạn ấy và những Phật tử Giảng sư chưa "vượt lên chính mình" được có thêm gợi ý rằng "Đạo Phật không có cùng Chân Lý với các đạo khác".
Sau hơn 2 năm "vật vã" có lẻ đ/h ấy cũng đã tiến bộ được chút đỉnh gì đó, nhưng "sở tri chướng" vẫn còn đọng lại ít nhiều (qua bài trích đăng I am a soul của một vị Tiến sĩ ngoại quốc nào đó).
http://www.diendanphatphaponline.com/diendan/showthread.php?28245-T%C3%A2m-amp-Ph%C3%A1p&p=96534&viewfull=1#post96534
Rồi Pháp sư Tịnh Không cũng không phân biệt được Phật đạo và Ngoại Đạo khi giảng rằng "linh hồn bất tử"
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php?209-Gi%E1%BA%A3ng-Kinh-Hoa-Nghi%C3%AAm&p=3819#post3819
Đấy là lý do chúng tôi lập nên chủ đề này, như là một tiếng chuông cảnh tỉnh.
Điều này rất là quan trọng, những ai thấy rằng "sinh tử sự đại" thì rất cần phải vượt qua ngưỡng cửa này, vượt qua được ngưỡng cửa này thì mới hy vọng "liễu sinh thoát tử" (còn những vị tu Tịnh độ được vãng sanh chỉ là tạm thời không sinh tử, chứ chưa phải là "liễu sinh thoát tử").
Kính đáp.
nguoidienhocphat
09-10-2015, 11:51 AM
Kính chào nguoidienhocphat !
Ngày xưa, ở diendanphatphaponline chúng tôi thấy thành viên phamvandung57 rất đa văn, đã nhét vào đầu rất nhiều Kinh thư của Phật pháp của Thiền Tông có, của Ngoại giáo có; nhưng hỗn tạp (ta gọi là bội thực) dẫn đến những tư tưởng hàm hồ "cá mè một lứa" rằng Phật cũng như những vị Giáo chủ khác cũng đều chỉ về một Chân lý.
Nhận thấy đây là bệnh chung của rất nhiều Phật tử, kể cả những vị Thượng Tọa, Giảng sư; cho nên chúng tôi đã mở chủ đề này để ngầm giúp cho bạn ấy và những Phật tử Giảng sư chưa "vượt lên chính mình" được có thêm gợi ý rằng "Đạo Phật không có cùng Chân Lý với các đạo khác".
Sau hơn 2 năm "vật vã" có lẻ đ/h ấy cũng đã tiến bộ được chút đỉnh gì đó, nhưng "sở tri chướng" vẫn còn đọng lại ít nhiều (qua bài trích đăng I am a soul của một vị Tiến sĩ ngoại quốc nào đó).
http://www.diendanphatphaponline.com/diendan/showthread.php?28245-T%C3%A2m-amp-Ph%C3%A1p&p=96534&viewfull=1#post96534
Rồi Pháp sư Tịnh Không cũng không phân biệt được Phật đạo và Ngoại Đạo khi giảng rằng "linh hồn bất tử"
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php?209-Gi%E1%BA%A3ng-Kinh-Hoa-Nghi%C3%AAm&p=3819#post3819
Đấy là lý do chúng tôi lập nên chủ đề này, như là một tiếng chuông cảnh tỉnh.
Điều này rất là quan trọng, những ai thấy rằng "sinh tử sự đại" thì rất cần phải vượt qua ngưỡng cửa này, vượt qua được ngưỡng cửa này thì mới hy vọng "liễu sinh thoát tử" (còn những vị tu Tịnh độ được vãng sanh chỉ là tạm thời không sinh tử, chứ chưa phải là "liễu sinh thoát tử").
Kính đáp.
Mình không hiểu vì sao Ngài pháp sư Tịnh Không nói linh hồn là bất tử là sai? Vì sao Vãng sanh cực lạc là tạm thời không sanh tử. Vậy các kinh điển tịnh độ viết sai hay sao? Mong lavinhcuong vì người điên này mà khai thị. A di đà Phật!
lavinhcuong
09-10-2015, 05:18 PM
Mình không hiểu vì sao Ngài pháp sư Tịnh Không nói linh hồn là bất tử là sai? Vì sao Vãng sanh cực lạc là tạm thời không sanh tử. Vậy các kinh điển tịnh độ viết sai hay sao? Mong lavinhcuong vì người điên này mà khai thị. A di đà Phật!
Cám ơn câu hỏi của nguoidienhocphat.
1. _ Vì sao Ngài pháp sư Tịnh Không nói linh hồn là bất tử là sai?
_ Vì điều này chính là THƯỜNG KIẾN NGOẠI ĐẠO.
Giáo lý đạo Phật nói KHÔNG HỀ CÓ MỘT CÁI TÔI BẤT TỬ.
Một chúng sinh là "tổ hợp" gồm 5 yếu tố (Ngũ Uẫn) Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Năm yếu tố này do nghiệp lực giả tạo mà có, chứ không thật có. Nhưng nghiệp lực của chúng sinh thật kiên cố, nên 5 yếu tố này gắn kết với nhau đời đời, sanh lên thác xuống dù mang xác thân nào trong 6 cõi, cái tập thể (group) này vẫn quấn quít với nhau tạo thành một vòng sinh tử luân hồi bất tận. Tạm gọi là bất tận thôi, chứ ngày nào chúng ta Hoàn toàn Giác Ngộ thì cái lực liên kết này mới tan rả như Kinh Pháp Cú nói :
Câu 154 _ KINH PHÁP CÚ (Việt, Anh, Pháp)
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KinhPhapcu154_zps58a1ae73.jpg
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php?5-Kinh-Ph%C3%A1p-C%C3%BA-%E1%BA%A3nh-h%C3%B3a&p=1037&viewfull=1#post1037
Điều này nhà Phật gọi là Giải Thoát Sinh tử Luân Hồi.
Người nào còn chấp Ngũ Uẫn này là ta, thì sẽ mãi theo Ngũ Uẫn mà sanh lên thác xuống, cho dù có sanh lên Trời làm Ông Thượng Đế đi chăng nữa thì 100 triệu năm sau hết phước cũng phải tái sanh cõi khác mà thôi. Vị Trời sống lâu nhất là những vị Trời ở tầng Vô Sắc Giới, chỉ có Thức Uẫn hiện hành, 4 Uẫn kia tạm ẫn, sau vài tỉ năm 4 Uẫn kia dần hồi sinh (hay có thể tạm gọi là "rả đông"), bấy giờ cũng theo nghiệp mà thọ sanh. Cho nên nói từ những tầng Trời Vô Sắc đến Địa Ngục A Tỳ, mọi chúng sinh đều Sanh Tử Luân Hồi, do lầm chấp Ngũ Uẫn thật là MÌNH.
Với đạo Phật, thân xác một chúng sinh là Sắc Uẫn, 4 uẫn kia (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) là Thần Thức.......
nguoidienhocphat
09-10-2015, 05:34 PM
A di da Phật!
Nếu nói vậy linh hồn hay thần thức một người bỏ thân tứ đại là không có thật ah. Ngài Tịnh không nói linh hồn là bất tử bất sanh bất diệt, nghĩa là không có điểm bắt đầu mà không có điểm kết thúc, chứ không nói rằng linh hồn là chân lý là Phật, vì một niệm mê nên trôi lăn lục đạo luân hồi trải qua vô thỉ kiếp, rồi mới tìm về nhà Như Lai, chứ có nói nó cái linh hồn đó nó thành Phật đâu. Giáo lý đạo Phật nào nói không hề có cái tôi bất tử.
Nếu vậy bạn từ đâu sinh ra từ đâu mất đi, mất đi về đâu, Linh hồn nếu sanh diệt thì bạn từ đâu đến và bỏ thân tứ đại là hết sao. Vậy giáo lý đạo Phật có A lai da thức để làm gì, có nghiệp phước nhân quả là gì nếu không có Linh hồn hay thần thức.
Bạn vẫn còn nợ người điên này câu trả lời vì sao các vị tu tịnh độ vãng sanh chỉ là tạm thời không sinh tử.
lavinhcuong
09-10-2015, 07:32 PM
(tiếp theo)
Với đạo Phật, thân xác một chúng sinh là Sắc Uẫn, 4 uẫn kia (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) là Thần Thức. Cái mà Ngoại Đạo gọi là Linh Hồn thật ra chỉ là Thần Thức theo Giáo Lý đạo Phật.
"Linh Hồn bất tử" là quan điểm của Ngoại Đạo, Thần Thức thì luôn thay đổi, gia hoặc giảm những nghiệp Thiện hay Ác mà thăng hay đọa. Giáo lý đạo Phật nói "cái gì có thể thay đổi thì có thể sinh hay diệt" đây là định thức SINH TRỤ DỊ DIỆT hay là THÀNH TRỤ HOẠI KHÔNG.
Đạo Phật chỉ cho ta thấy rằng "Thần Thức đã từ KHÔNG mà CÓ, thì nó sẽ trở về KHÔNG" (nói "trở về" chỉ là gượng nói).
Nếu ai đó quan điểm rằng cái Thần thức này nó sẽ tồn tại mãi thì người đó sẽ giữ mãi cái Thần Thức ấy mà Sinh Tử Luân Hồi KHÔNG CÓ HỒI KẾT.
Đây là điều mà đức Phật không muốn, đức Phật muốn tất cả chúng sinh đều TỰ GIÁC nhận ra cái Ý Thức mà lâu nay ta sống cùng chỉ là sản phẫm của vô minh, nó không phải là bản chất, con người thật của ta. Nếu thực chứng điều này là vị Giác Ngộ "cấp 1".
Sao ta lại cô phụ tấm tình của đức Phật cứ mãi ôm "cái thây ma" mà gọi là MÌNH ?
nguoidienhocphat
09-10-2015, 11:12 PM
Vậy thành Phật là không còn có linh hồn, không còn thần thức sao? Mình không muốn tranh luận mà chỉ muốn bạn và mọi người gỡ bỏ những chấp kiến vi tế mà mình không nhận ra. Khi mình còn chấp kiến thì trí tuệ mình không khai mở được. Tâm không an tĩnh thì sao thấy được vũ trụ bao la, thấy những gì mình suy nghĩ thật ra nó méo mó lệch lạc. Tu tập trí tuệ khai mở khi tâm an tĩnh chứ không phải là mình dùng giáo lý kinh điển mà suy luận theo ý riêng của mình. Đó là dùng ngã của mình mà bóp méo chân lý.
Vì ngã chấp vì trí tuệ hạn hẹp mà đánh giá sai lầm những bậc chân tu, cái ngã của mình cho mình thấy những lỗi nhỏ nhất của bậc chân tu, mình cho đó là lỗi nhưng thực chất không phải là lỗi mà do trí huệ mình chưa khai mở bằng các vị chân tu đó mà thôi.
Vì ngã, vì tâm chưa rộng mở nên không thấy những việc làm cao như núi, không thấy các Ngài độ sanh vĩ đại như thế nào, không thấy các ngài đem đến sự lợi lạc cho hàng triệu chúng san, không thấy rằng những gì mình làm như hạt bụi so với đỉnh núi như các Ngài, mà chỉ thấy những lỗi vặt vãnh do mình nghĩ ra và tự cho rằng mình là đúng.
Cuối cùng tu đạo Phật rất đon giản tâm không khởi tham sân si ngã mạn, chứ không phải phân biệt Phật đạo và ngoại đạo một cách cực đoan như vậy. Mình nghĩ họ ngoại đạo nhưng chưa chắc là vậy, người nghĩ mình là Phật đạo nhưng cũng chưa chắc vậy, vậy sao không mở rộng tấm lòng từ bi ra, sao không tùy thuận nhân duyên, tất cả đều là chúng sanh cần được độ, tất cả chúng sanh đều là thầy của ta, bồ tát độ tất cả chúng sanh nhưng không thấy chúng sanh nào được độ là vậy.
Tâm bớt dính mắc thì trí tuệ sẽ bớt dính mắc. A di đà Phật!
lavinhcuong
09-11-2015, 07:49 AM
Mình không hiểu vì sao Ngài pháp sư Tịnh Không nói linh hồn là bất tử là sai? Vì sao Vãng sanh cực lạc là tạm thời không sanh tử. Vậy các kinh điển tịnh độ viết sai hay sao? Mong lavinhcuong vì người điên này mà khai thị. A di đà Phật!
Kính nguoidienhocphat !
Cường trả lời như vậy là đã cố gắng tinh gọn một vấn đề mà cả hàng vạn tu sĩ, Giảng sư hiểu lầm đạo Phật; nên không thể trả lời một lúc nhiều câu hỏi được, mong bạn thông cảm.
Bửa nay đến câu 2 :
2. _ Vì sao Vãng sanh Cực lạc là tạm thời không sanh tử ?.
Chắc có lẻ bạn đã biết Kinh nói "Người được vãng sanh thì sẽ được nhập thai vào 1 trong chín phẩm hoa sen" rồi chứ ?
Thời gian ở trong thai sen có thể rất ngắn đối với những bậc Đại Tu Hành, nhưng rất dài đối với những hương linh mang nặng nghiệp chướng (vì Phật A Di Đà cho "đới nghiệp vãng sanh"), có thể lên đến 12 tiểu kiếp. Mà bạn có biết một kiếp là bao lâu không ?
Kinh nói : _ Giả sử có một núi hạt mè, có người cứ mỗi 100 năm đến lấy đi một hạt, 100 năm sau quay lại lấy tiếp một hạt nữa (như thế thời gian tuổi của quả địa cầu chỉ quy đổi được một ca hạt mè mà thôi). Đến bao giờ người ấy lấy hết núi hạt mè ấy thì mới hết một kiếp, nghĩa là tổng số hạt mè X 100 năm là một kiếp.
Thì trong suốt thời gian 12 tiểu kiếp (nếu nặng nghiệp) hoặc một vài tiểu kiếp (nếu nhẹ nghiệp) cái thần thức của người kia mãi an trú trong thai sen. Trong thời gian ấy thì tạm thời không sanh tử gì hết, có phải thế không ?!
Bác Văn Học đã ví von rằng thai sen là "lò hấp giải nghiệp", chỉ đến khi nào ra thai "hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh", "ngộ vô sanh" mới bứng tận gốc sanh tử, còn khi vãng sanh hành giả phải chịu MÊ THẦN cả vài trăm triệu năm (dĩ nhiên không sanh tử).
Kính !
nguoidienhocphat
09-11-2015, 08:33 AM
Kính nguoidienhocphat !
Cường trả lời như vậy là đã cố gắng tinh gọn một vấn đề mà cả hàng vạn tu sĩ, Giảng sư hiểu lầm đạo Phật; nên không thể trả lời một lúc nhiều câu hỏi được, mong bạn thông cảm.
Bửa nay đến câu 2 :
2. _ Vì sao Vãng sanh Cực lạc là tạm thời không sanh tử ?.
Chắc có lẻ bạn đã biết Kinh nói "Người được vãng sanh thì sẽ được nhập thai vào 1 trong chín phẩm hoa sen" rồi chứ ?
Thời gian ở trong thai sen có thể rất ngắn đối với những bậc Đại Tu Hành, nhưng rất dài đối với những hương linh mang nặng nghiệp chướng (vì Phật A Di Đà cho "đới nghiệp vãng sanh"), có thể lên đến 12 tiểu kiếp. Mà bạn có biết một kiếp là bao lâu không ?
Kinh nói : _ Giả sử có một núi hạt mè, có người cứ mỗi 100 năm đến lấy đi một hạt, 100 năm sau quay lại lấy tiếp một hạt nữa (như thế thời gian tuổi của quả địa cầu chỉ quy đổi được một ca hạt mè mà thôi). Đến bao giờ người ấy lấy hết núi hạt mè ấy thì mới hết một kiếp, nghĩa là tổng số hạt mè X 100 năm là một kiếp.
Thì trong suốt thời gian 12 tiểu kiếp (nếu nặng nghiệp) hoặc một vài tiểu kiếp (nếu nhẹ nghiệp) cái thần thức của người kia mãi an trú trong thai sen. Trong thời gian ấy thì tạm thời không sanh tử gì hết, có phải thế không ?!
Bác Văn Học đã ví von rằng thai sen là "lò hấp giải nghiệp", chỉ đến khi nào ra thai "hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh", "ngộ vô sanh" mới bứng tận gốc sanh tử, còn khi vãng sanh hành giả phải chịu MÊ THẦN cả vài trăm triệu năm (dĩ nhiên không sanh tử).
Kính !
A di đà Phật!
Tại sao cứ hiểu vãng sanh là cứ vào thai sen, đó chỉ là đới nghiệp vãng sanh mà thôi bạn ah, là phẩm thứ 9 hạ phẩm hạ sanh trong 9 phẩm vãng sanh cực lạc. Nhưng cho dù đới nghiệp vãng sanh thì vẫn thoát ly sanh tử, thoát ly mãi mãi không bao giờ bị luân hồi trở lại, chứ làm gì có chuỵên tạm thời không sanh tử ở đây. Mình chưa tìm hiểu kỹ mà vội phát ngôn tùm lum tội này sẽ gieo bao nhieu trọng tội không thoát khỏi A tỳ điện ngục. Vì sao vậy mình làm cho người tu tịnh độ thoái tâm bồ đề, hoang mang không thấy con đường đi, vì pháp môn tịnh độ chữ TÍN là quan trọng nhất, là căn bản bước vào đường tu. Thật là tội lỗi, nếu bạn không tự sám hối nhận sai mà vẫn cố chấp như vậy thì càng gieo thêm nghiệp quả mà thôi. Ai cũng có sai lầm nhưng biết sai mà sửa là điều đáng quý. Một niệm sám hối khởi lên thì mười phương Chư Phật đều tán thán.
Hãy xem bài viết về đới nghiệp vãng sanh phía dưới mà hiểu về pháp môn tịnh độ.
A di đà Phật!
Trí Từ
09-11-2015, 09:01 AM
Đọc qua mấy bài này Trí Từ xin phép xen ngang vì có thắc mắc muốn được tham vấn. Xin các vị hoan hỉ tiếp sức giúp cho.
A. Nói cùng Lavinhcuong:
1. Trí Từ xin hỏi theo Cường nói như các điều trên thì có phải hiểu là: Khi thành Phật rồi thì không còn Ngũ Uẩn, và theo định nghĩa trên thì nghĩa là Thần Thức mất luôn chỉ còn Ý Thức tồn tại, hiểu vậy đúng không Cường ?
Hiểu vậy là do các ý này:
- Với đạo Phật, thân xác một chúng sinh là Sắc Uẫn, 4 uẫn kia (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) là Thần Thức.
- nên 5 yếu tố này gắn kết với nhau đời đời, sanh lên thác xuống dù mang xác thân nào trong 6 cõi, cái tập thể (group) này vẫn quấn quít với nhau tạo thành một vòng sinh tử luân hồi bất tận.
- Đạo Phật chỉ cho ta thấy rằng "Thần Thức đã từ KHÔNG mà CÓ, thì nó sẽ trở về KHÔNG" (nói "trở về" chỉ là gượng nói).
- đức Phật muốn tất cả chúng sinh đều TỰ GIÁC nhận ra cái Ý Thức
2. Cho nên nếu hiểu là vậy thì Trí Từ hỏi tiếp 1 câu sau là: Ý Thức sau khi diệt Thần Thức là gì ? Và có phải Phật thì không còn Thần Thức chỉ còn Ý Thức phải không ?
3. Và 1 câu hỏi sau cùng: Theo cách nói trên thì Thần Thức là gì, từ đâu đến ?
B. Trò chuỵên cùng nguoidienhocphat:
Cuối cùng tu đạo Phật rất đon giản tâm không khởi tham sân si ngã mạn, chứ không phải phân biệt Phật đạo và ngoại đạo một cách cực đoan như vậy. Mình nghĩ họ ngoại đạo nhưng chưa chắc là vậy, người nghĩ mình là Phật đạo nhưng cũng chưa chắc vậy, vậy sao không mở rộng tấm lòng từ bi ra, sao không tùy thuận nhân duyên, tất cả đều là chúng sanh cần được độ, tất cả chúng sanh đều là thầy của ta, bồ tát độ tất cả chúng sanh nhưng không thấy chúng sanh nào được độ là vậy.
1. nguoidienhocphat này (tên dài quá viết gọn là ndhp nhe) ndhp đã biết điều đơn giản tu Phật là rất đon giản tâm không khởi tham sân si ngã mạn mà còn chấp vấn Cường về pháp tu Tịnh độ thì có lẻ ndhp xin nói các ý chính mà ndhp hiểu về pháp tu Tịnh độ là gì cho Trí Từ nghe được không ?
2. Gần đây các vị có vẻ xem tin tức nhiều về "Đất nước I.S nhỉ", dùng từ cực đoan quá dử dội, vậy ndhp hiểu về từ cực đoan là gì không mà lại nói Cường hoặc ai khác như vậy ?
3. Ở đoạn trích dẫn trên, không rõ ở đây ai đã làm cho ndhp hiểu rằng sẽ đóng tấm lòng với ngoại đạo vậy ? Trí Từ đọc qua thì chưa thấy ai đã phản đối sẽ độ ngoại đạo.
Nói nhỏ: kêu người ta sám hổi thì không nên vì rằng người ta vẫn chưa nhận ra cái sai mà mình nghĩ ngừơi ta sai. Nên nhớ là Mình Đang Nghĩ Người Ta Sai, chứ chưa chắc người ta sai. Cho nên kêu người ta nhận lỗi thì rõ là mình sai trước rồi. Hãy dùng lý lẻ thuýêt phục người ta cái đã, còn nhận sai hay không thì nói ra chỉ mất lòng nhau và rất phản cảm.
Nỗi niềm, xin không bình phẩm đoạn này...
Ảnh hưởng Phật giáo từ Trung Quốc thật sự quá sâu sắc, một câu hỏi mà đến giờ Trí Từ vẫn không hiểu nối là: Tại sao rõ ràng đức Phật xuất hiện ở Ấn Độ, kinh điển Ấn Độ lại không ghi gì về cái gọi là Phật A Di Đà, chỉ toàn là sau khi du nhập Trung Quốc thì mới xuất hiện, rồi nào là Tề Thiên, Thần này thần nọ... và giờ đây hình ảnh sư Tịnh Không như một đại diện cho Trung Quốc truỳên đạo Phật vào Việt Nam, và hình như có phải chăng những ai theo Tịnh độ thì đã xem sư Tịnh Không như một vị Phật chăng, nên sư này nói ra cái gì thì các vị đều cho là đúng cả? Thật là chua xót...
homeless
09-11-2015, 09:45 PM
Đọc qua mấy bài này Trí Từ xin phép xen ngang vì có thắc mắc muốn được tham vấn. Xin các vị hoan hỉ tiếp sức giúp cho.
A. Nói cùng Lavinhcuong:
1. Trí Từ xin hỏi theo Cường nói như các điều trên thì có phải hiểu là: Khi thành Phật rồi thì không còn Ngũ Uẩn, và theo định nghĩa trên thì nghĩa là Thần Thức mất luôn chỉ còn Ý Thức tồn tại, hiểu vậy đúng không Cường ?
Hiểu vậy là do các ý này:
- Với đạo Phật, thân xác một chúng sinh là Sắc Uẫn, 4 uẫn kia (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) là Thần Thức.
- nên 5 yếu tố này gắn kết với nhau đời đời, sanh lên thác xuống dù mang xác thân nào trong 6 cõi, cái tập thể (group) này vẫn quấn quít với nhau tạo thành một vòng sinh tử luân hồi bất tận.
- Đạo Phật chỉ cho ta thấy rằng "Thần Thức đã từ KHÔNG mà CÓ, thì nó sẽ trở về KHÔNG" (nói "trở về" chỉ là gượng nói).
- đức Phật muốn tất cả chúng sinh đều TỰ GIÁC nhận ra cái Ý Thức
2. Cho nên nếu hiểu là vậy thì Trí Từ hỏi tiếp 1 câu sau là: Ý Thức sau khi diệt Thần Thức là gì ? Và có phải Phật thì không còn Thần Thức chỉ còn Ý Thức phải không ?
3. Và 1 câu hỏi sau cùng: Theo cách nói trên thì Thần Thức là gì, từ đâu đến ?
......
......
He....he....!
Trí Từ ơi hỡi Trí Từ !
Chuỵên gì cũng phải từ từ mới nên
Cớ sao câu cú như trên
Ngắt dòng đứt quảng, la lên um sùm
[SIZE=3](tiếp theo)
.....
.....
Đây là điều mà đức Phật không muốn, đức Phật muốn tất cả chúng sinh đều TỰ GIÁC nhận ra cái Ý Thức mà lâu nay ta sống cùng chỉ là sản phẫm của vô minh, nó không phải là bản chất, con người thật của ta. Nếu thực chứng điều này là vị Giác Ngộ "cấp 1".
Sao ta lại cô phụ tấm tình của đức Phật cứ mãi ôm "cái thây ma" mà gọi là MÌNH ?
He.....he....!
Thế mà khi đọc bạn chỉ thấy có 1/2 câu rồi suy diễn, lý luận, hỏi han theo cái ghi nhận nửa vời ấy.
- đức Phật muốn tất cả chúng sinh đều TỰ GIÁC nhận ra cái Ý Thức
Toàn là nửa vời ai mà trả lời cho được.
Xin thứ lỗi cho kẻ vô gia cư này nhé !
lavinhcuong
09-12-2015, 09:32 AM
Mình không hiểu vì sao Ngài pháp sư Tịnh Không nói linh hồn là bất tử là sai? Vì sao Vãng sanh cực lạc là tạm thời không sanh tử. Vậy các kinh điển tịnh độ viết sai hay sao? Mong lavinhcuong vì người điên này mà khai thị. A di đà Phật!
"3. _ Vì sao Vãng sanh Cực lạc là tạm thời không sanh tử ? Vậy các Kinh điển Tịnh độ viết sai hay sao? "
Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta tiếp tục v/đ còn dang dở nhé !
Xin nhắc lại Cường thấy đa số Phật tử và Giảng sư Tịnh Tông đều có những hiểu lầm này :
a). _ Hiểu lầm "Xả bỏ báo thân", thực ra chết là bỏ xác thân tứ đại, chứ không phải là bỏ báo thân (thân nghiệp báo).
b). _ Hiểu lầm "vãng sanh" là thành đạo.
c). _ Hiểu lầm "vãng sanh" là Giải Thoát Sinh Tử luân Hồi
d). _ Hiểu lầm rằng "vãng sanh" là một đời thành Phật.
Kính A Di Đà không viết sai, nhưng các Giảng sư vì không hiểu rõ nên phát ngôn sai.
Nói rành về bốn điều hiểu lầm trên thì dông dài lắm. Ở đây Cường chỉ xin nói ngắn gọn về điều c). _
VÃNG SANH CHỈ TẠM THỜI KHÔNG SANH TỬ, CHỪNG NÀO HOA KHAI KIẾN PHẬT NGỘ VÔ SANH hành giả MỚI THỰC SỰ GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI.
Lý do thì bài trên đã nói rất rõ "Suốt thời gian ở trong thai sen hoặc 1 triệu năm hoặc 100 triệu năm, thần thức của hành giả không hề có chết đi sống lại gì cả.
Sở dĩ phải nhấn mạnh lại điều này vì nguoidienhocphat và Trí Từ vẫn còn tiếp tục hiểu lầm.
Kính !
lavinhcuong
09-12-2015, 09:58 AM
A di da Phật!
Nếu nói vậy linh hồn hay thần thức một người bỏ thân tứ đại là không có thật ah. Ngài Tịnh không nói linh hồn là bất tử bất sanh bất diệt, nghĩa là không có điểm bắt đầu mà không có điểm kết thúc, chứ không nói rằng linh hồn là chân lý là Phật, vì một niệm mê nên trôi lăn lục đạo luân hồi trải qua vô thỉ kiếp, rồi mới tìm về nhà Như Lai, chứ có nói nó cái linh hồn đó nó thành Phật đâu. Giáo lý đạo Phật nào nói không hề có cái tôi bất tử.
Nếu vậy bạn từ đâu sinh ra từ đâu mất đi, mất đi về đâu, Linh hồn nếu sanh diệt thì bạn từ đâu đến và bỏ thân tứ đại là hết sao. Vậy giáo lý đạo Phật có A lai da thức để làm gì, có nghiệp phước nhân quả là gì nếu không có Linh hồn hay thần thức.
Bạn vẫn còn nợ người điên này câu trả lời vì sao các vị tu tịnh độ vãng sanh chỉ là tạm thời không sinh tử.
4. _ Nếu nói vậy linh hồn hay thần thức một người bỏ thân tứ đại là không có thật ah ?.
Cường không hề nói câu này.
Bình thường cái thần thức này dựa theo cái xác thân này, khi lâm chung cái thần thức thoát ra (từ thường dùng là linh hồn) lập tức Nghiệp Thức giả kết nên một cái Thân như sương như khói, nhà Phật gọi là Thân Trung Ấm. Thân này chỉ tồn tại tối đa là 49 ngày. Sau Nghiệp Thức ổn định sẽ tùy nghiệp thọ sanh. Có 4 cõi Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Tu La, Thiên thì đương sự được "hóa sanh" (tự nhiên có thân, tự nhiên vào sống ở cảnh đó, với hình dạng của cõi đó). Còn cõi Người và cõi Súc sinh thì được thai sanh (cõi súc sinh bao gồm luôn các loài bò, bay, mái, cựa luôn).
Khi có thân mới thì Thân Trung Ấm tự mất.
Có 2 trường hợp không trải qua Thân Trung Ấm :
1. Những người "cùng hung cực ác" lập tức có thân chịu hình phạt nơi Địa Ngục.
2. Những người "thuần Thiện" (Giữ 10 Giới, tu Thập Thiện chẳng hạn, bất luận Tôn giáo nào) lập tức có thân Trời hay Thiên Nữ.
Kính !
nguoidienhocphat
09-12-2015, 10:03 AM
"3. _ Vì sao Vãng sanh Cực lạc là tạm thời không sanh tử ? Vậy các Kinh điển Tịnh độ viết sai hay sao? "
Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta tiếp tục v/đ còn dang dở nhé !
Xin nhắc lại Cường thấy đa số Phật tử và Giảng sư Tịnh Tông đều có những hiểu lầm này :
a). _ Hiểu lầm "Xả bỏ báo thân", thực ra chết là bỏ xác thân tứ đại, chứ không phải là bỏ báo thân (thân nghiệp báo).
b). _ Hiểu lầm "vãng sanh" là thành đạo.
c). _ Hiểu lầm "vãng sanh" là Giải Thoát Sinh Tử luân Hồi
d). _ Hiểu lầm rằng "vãng sanh" là một đời thành Phật.
Kính A Di Đà không viết sai, nhưng các Giảng sư vì không hiểu rõ nên phát ngôn sai.
Nói rành về bốn điều hiểu lầm trên thì dông dài lắm. Ở đây Cường chỉ xin nói ngắn gọn về điều c). _
VÃNG SANH CHỈ TẠM THỜI KHÔNG SANH TỬ, CHỪNG NÀO HOA KHAI KIẾN PHẬT NGỘ VÔ SANH hành giả MỚI THỰC SỰ GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI.
Lý do thì bài trên đã nói rất rõ "Suốt thời gian ở trong thai sen hoặc 1 triệu năm hoặc 100 triệu năm, thần thức của hành giả không hề có chết đi sống lại gì cả.
Sở dĩ phải nhấn mạnh lại điều này vì nguoidienhocphat và Trí Từ vẫn còn tiếp tục hiểu lầm.
Kính !
A di đà Phật! Thiện Tai! Thiện Tai!
nguoidienhocphat
09-12-2015, 10:17 AM
4. _ Nếu nói vậy linh hồn hay thần thức một người bỏ thân tứ đại là không có thật ah ?.
Cường không hề nói câu này.
Bình thường cái thần thức này dựa theo cái xác thân này, khi lâm chung cái thần thức thoát ra (từ thường dùng là linh hồn) lập tức Nghiệp Thức giả kết nên một cái Thân như sương như khói, nhà Phật gọi là Thân Trung Ấm. Thân này chỉ tồn tại tối đa là 49 ngày. Sau Nghiệp Thức ổn định sẽ tùy nghiệp thọ sanh. Có 4 cõi Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Tu La, Thiên thì đương sự được "hóa sanh" (tự nhiên có thân, tự nhiên vào sống ở cảnh đó, với hình dạng của cõi đó). Còn cõi Người và cõi Súc sinh thì được thai sanh (cõi súc sinh bao gồm luôn các loài bò, bay, mái, cựa luôn).
Khi có thân mới thì Thân Trung Ấm tự mất.
Có 2 trường hợp không trải qua Thân Trung Ấm :
1. Những người "cùng hung cực ác" lập tức có thân chịu hình phạt nơi Địa Ngục.
2. Những người "thuần Thiện" (Giữ 10 Giới, tu Thập Thiện chẳng hạn, bất luận Tôn giáo nào) lập tức có thân Trời hay Thiên Nữ.
Kính !
Vậy lý giải như thế nào trường hợp linh hồn hay thần thức qua bốn 49 ngày vẫn không đầu thai vào một cõi nào vẫn ở thân trung ấm, không có siêu thoát được có khi là hàng trăm năm.
Bây giờ bân hiểu được có linh hồn hay thần thức rồi. Vậy chỉ cho mình linh hốn thần thức chỉ thay cái áo thôi, Không có bắt đầu và cũng không có kết thúc, chứ sao lại phản bác phỉ báng Ngài Tịnh Không như vậy. Tội mà phỉ báng 1 cao tằng đắc đạo đó sẽ là vị tổ Tinh Tông thứ 14 đó thì sao bao giờ gột rửa được đây. Thật là tội lỗi, tội lỗi.
Nam mô cầu sám hối bồ tát!
Thanh Mai
09-12-2015, 10:52 AM
Vậy lý giải như thế nào trường hợp linh hồn hay thần thức qua bốn 49 ngày vẫn không đầu thai vào một cõi nào vẫn ở thân trung ấm, không có siêu thoát được có khi là hàng trăm năm.
Bây giờ bân hiểu được có linh hồn hay thần thức rồi. Vậy chỉ cho mình linh hốn thần thức chỉ thay cái áo thôi, Không có bắt đầu và cũng không có kết thúc, chứ sao lại phản bác phỉ báng Ngài Tịnh Không như vậy. Tội mà phỉ báng 1 cao tằng đắc đạo đó sẽ là vị tổ Tinh Tông thứ 14 đó thì sao bao giờ gột rửa được đây. Thật là tội lỗi, tội lỗi.
Nam mô cầu sám hối bồ tát!
Xin mời nguoidienhocphat nghiền ngẫm kỹ câu phát biểu này của H.t Tịnh Không :
"Trước hết chúng ta phải hiểu rõ cái ‘tánh’ này, Phật tánh, Pháp tánh là không sanh không diệt. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. Tánh không sanh không diệt; nếu ‘tánh’ mê rồi thì biến thành ‘thức’. Chúng ta thường kêu bằng linh hồn. Linh hồn là gì? Ðó là tự tánh mê rồi thì biến thành ra hình trạng này, biến ra linh hồn; linh hồn đi đầu thai trong lục đạo. Không kể là đầu thai bằng phương cách nào thì nó cũng không sanh không diệt. Ðến khi nào giác ngộ rồi thì thành Bồ Tát, thành Phật. Giác ngộ thì được đại tự tại, không giác ngộ thì bị nghiệp lực chuyển. Thí dụ như lúc còn sống [chúng sanh] tạo thiện nghiệp, tâm thiện, niệm thiện, hành động thiện, hoàn cảnh sanh sống của họ là cõi người hay là cõi trời (cõi trời có 28 tầng). Nếu như tâm của họ không thiện, tư tưởng không thiện, hành vi không thiện, tương lai họ sẽ sanh vào cõi ngạ quỷ, súc sanh, hoặc là địa ngục.
Cho nên thần thức, chúng ta gọi là linh hồn, đi đầu thai chứ không bị mất đi; nó sẽ chuyển biến chứ không tiêu diệt. Nếu nó giác ngộ thì sẽ chuyển thành Phật tánh, nếu mê thì chuyển thành thần thức; Nó sẽ chuyển biến tuỳ theo mê hay ngộ và vĩnh viễn không tiêu diệt. Cho nên nếu bạn hiểu thật rõ cái chân tướng sự thật này, bạn sẽ không sợ chết nữa. Tại sao vậy? Vốn là không có sanh tử. Sanh tử là cái gì? Chỉ là thay đổi thân thể, thay đổi hoàn cảnh sinh sống thôi.”
Đoạn văn trích dẫn (màu tím) ở trên là của Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội, Úc Châu ngày 23-06-2003
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php?82-Th%C3%B4ng-b%C3%A1o-kh%C3%B3a-nick&p=3820&viewfull=1#post3820
"Không kể là đầu thai bằng phương cách nào thì nó cũng không sanh không diệt."
Câu này là quan điểm THƯỜNG KIẾN của Ngoại đạo đó, đ/h không thấy sao ?
H.t còn nói chính cái linh hồn này sẽ thành Phật nữa chứ:
"Không kể là đầu thai bằng phương cách nào thì nó cũng không sanh không diệt. Ðến khi nào giác ngộ rồi thì thành Bồ Tát, thành Phật."
Giảng sai Phật pháp thì đọa Địa Ngục, sau khi mãn hạn thì sẽ đọa làm thân chồn 500 kiếp (chắc đ/h có biết chuỵên này chứ !)
Kính !
nguoidienhocphat
09-12-2015, 11:17 AM
Xin mời nguoidienhocphat nghiền ngẫm kỹ câu phát biểu này của H.t Tịnh Không :
"Trước hết chúng ta phải hiểu rõ cái ‘tánh’ này, Phật tánh, Pháp tánh là không sanh không diệt. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. Tánh không sanh không diệt; nếu ‘tánh’ mê rồi thì biến thành ‘thức’. Chúng ta thường kêu bằng linh hồn. Linh hồn là gì? Ðó là tự tánh mê rồi thì biến thành ra hình trạng này, biến ra linh hồn; linh hồn đi đầu thai trong lục đạo. Không kể là đầu thai bằng phương cách nào thì nó cũng không sanh không diệt. Ðến khi nào giác ngộ rồi thì thành Bồ Tát, thành Phật. Giác ngộ thì được đại tự tại, không giác ngộ thì bị nghiệp lực chuyển. Thí dụ như lúc còn sống [chúng sanh] tạo thiện nghiệp, tâm thiện, niệm thiện, hành động thiện, hoàn cảnh sanh sống của họ là cõi người hay là cõi trời (cõi trời có 28 tầng). Nếu như tâm của họ không thiện, tư tưởng không thiện, hành vi không thiện, tương lai họ sẽ sanh vào cõi ngạ quỷ, súc sanh, hoặc là địa ngục.
Cho nên thần thức, chúng ta gọi là linh hồn, đi đầu thai chứ không bị mất đi; nó sẽ chuyển biến chứ không tiêu diệt. Nếu nó giác ngộ thì sẽ chuyển thành Phật tánh, nếu mê thì chuyển thành thần thức; Nó sẽ chuyển biến tuỳ theo mê hay ngộ và vĩnh viễn không tiêu diệt. Cho nên nếu bạn hiểu thật rõ cái chân tướng sự thật này, bạn sẽ không sợ chết nữa. Tại sao vậy? Vốn là không có sanh tử. Sanh tử là cái gì? Chỉ là thay đổi thân thể, thay đổi hoàn cảnh sinh sống thôi.”
Đoạn văn trích dẫn (màu tím) ở trên là của Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội, Úc Châu ngày 23-06-2003
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php?82-Th%C3%B4ng-b%C3%A1o-kh%C3%B3a-nick&p=3820&viewfull=1#post3820
"Không kể là đầu thai bằng phương cách nào thì nó cũng không sanh không diệt."
Câu này là quan điểm THƯỜNG KIẾN của Ngoại đạo đó, đ/h không thấy sao ?
H.t còn nói chính cái linh hồn này sẽ thành Phật nữa chứ:
"Không kể là đầu thai bằng phương cách nào thì nó cũng không sanh không diệt. Ðến khi nào giác ngộ rồi thì thành Bồ Tát, thành Phật."
Giảng sai Phật pháp thì đọa Địa Ngục, sau khi mãn hạn thì sẽ đọa làm thân chồn 500 kiếp (chắc đ/h có biết chuỵên này chứ !)
Kính !
Kính Thanh Mai!
Người điên này quả thật là điên vì không thấy những gì bạn phản bác với bài giảng hòa thương tịnh Không là thầy sai cả. Linh hồn không có bắt đầu không có kết thúc, vì một niệm mê mà trôi lăn lục đạo luân hồi, nó chỉ thay cái áo mới qua nhiều đời nhiều kiếp, khi nó giác ngộ rồi thì thành Phật thành bồ tát là chuỵên đương nhiên? Chính vì vậy mình mới hỏi thành Phật thành bồ tát không có linh hồn sao? Mình không biết sai là sai cái chỗ nào? Hay do trí tuệ ta không khai mở không hiểu được lời Ngài nói rồi nói là Ngài sai.
Vậy bạn từ đâu đến, bân trôi lăn ngàn đời ngàn kiếp trong lục đạo là vì cái gì? Rồi bạn vì sao phải tu tập? Bạn tu thành Phật thành bồ tát là bạn không còn gì cả sao, lúc đó bạn không còn có linh hồn nữa sao. Có ai hiểu A lại da thức là gì không? Con heo con bò kia có a lai da thức không? Phật có a lai da thức không? A lại da thức do đâu mà có? Có ai hiểu được nghiệp là gì không? Nghiệp từ đâu có? Có ai hiểu cầu siêu là gì không? Vì sao lại phải cầu siêu?
A di đà Phật!
Trí Từ
09-12-2015, 11:53 AM
Ở chủ đề này Trí Từ xin ngưng và kết bằng vài câu:
- Quả thật không có đúng sai, đúng sai tồn tại ở mức độ hiểu biết của người.
- Ở đây Trí Từ đồng nhiều quan điểm với Cường cũng như Thanh Mai, còn về phía NDHP có lẻ xem những gì sư Tịnh Không nói ra là đúng nhất rồi, tiếng tăm vang đội quá mà. Chẳng suy ngẫm những gì người khác nói. Thế đây, người mà bảo người khác chấp kinh thì bản thân mình chấp còn ghê hơn. Suốt ngày kêu người ta sám hối và càng nói thì Trí Từ chỉ càng thấy thực sự NDHP chẳng hiểu sám hối là gì.
- Đối với NDHP ở chủ đề này, Trí Từ chỉ gửi gắm đúng 1 câu và sẽ không nói gì thêm về thế giới siêu hình đang được bình luận càng nói càng thấy cái sai của chính người nói hiện ra: Hiện nay có nhiều vị giảng sư đã lên tiếng KHÔNG CÓ ĐỊA NGỤC, và họ dẫn chứng và cũng kết 1 câu: Người mê chấp đã quá lâu, nay nói ra thì thế này cũng bị phản bác, chỉ trích, nhưng chúng tôi nói ra có giải thích, chỉ là các vị có chịu nghe và suy ngẫm không thôi. Cũng như người theo Kinh điển Ấn Độ thì khác, người theo kinh điển du nhập ào ào lại khác đi vậy.
lavinhcuong
09-12-2015, 05:05 PM
Vậy thành Phật là không còn có linh hồn, không còn thần thức sao?
5. _ Vậy thành Phật là không còn có linh hồn, không còn thần thức sao?
Chào nguoidienhocphat !
Cường không trách anh, vì những vị "tổ sư Bồ Đề" mà vẫn còn chưa thông chỗ này thì bảo sao bạn không cố cãi.
Bạn đã quên rồi chữ Phật nghĩa là Giác, Linh hồn hay Thần thức là cái sống MÊ LẦM. Nếu còn cái SỐNG MÊ LẦM thì sao gọi là GIÁC GIẢ (bậc Giác Ngộ) được.
Ngay từ lúc một vị Phật tử Giác Ngộ đắc quả A La Hán, chính là lúc cái linh hồn "chết ngắt". Ngoại đạo hay người bình dân thì ngở rằng linh hồn bất tử _ không thể chết. Với đạo Phật thì linh hồn _ hay thần thức _ chỉ còn sống khi ta lầm chấp nó, khi hết lầm chấp thì nó tan vào hư vô, có thể nói vị A La Hán nhập Diệt Tận Chánh Định là bóp chết nó đó, các Ngài chỉ còn sống với cái Bản thể Tâm hay còn gọi là cái TRÍ GIÁC THỪƠNG HẰNG.
Người nào nói "Phật còn có linh hồn, còn có thần thức" người ấy hãy còn chưa biết rõ đạo Phật.
Cái Giáo lý VÔ NGÃ là Giáo lý CĂN BẢN của đạo Phật, người nào chưa hiểu rõ được điều then chốt này dẫu có là ông gì đi nữa cũng vẫn là Phật tử DÕM, cũng vẫn là kẻ ngoại đạo.
Kính !
nguoidienhocphat
09-12-2015, 06:16 PM
5. _ Vậy thành Phật là không còn có linh hồn, không còn thần thức sao?
Chào nguoidienhocphat !
Cường không trách anh, vì những vị "tổ sư Bồ Đề" mà vẫn còn chưa thông chỗ này thì bảo sao bạn không cố cãi.
Bạn đã quên rồi chữ Phật nghĩa là Giác, Linh hồn hay Thần thức là cái sống MÊ LẦM. Nếu còn cái SỐNG MÊ LẦM thì sao gọi là GIÁC GIẢ (bậc Giác Ngộ) được.
Ngay từ lúc một vị Phật tử Giác Ngộ đắc quả A La Hán, chính là lúc cái linh hồn "chết ngắt". Ngoại đạo hay người bình dân thì ngở rằng linh hồn bất tử _ không thể chết. Với đạo Phật thì linh hồn _ hay thần thức _ chỉ còn sống khi ta lầm chấp nó, khi hết lầm chấp thì nó tan vào hư vô, có thể nói vị A La Hán nhập Diệt Tận Chánh Định là bóp chết nó đó, các Ngài chỉ còn sống với cái Bản thể Tâm hay còn gọi là cái TRÍ GIÁC THỪƠNG HẰNG.
Người nào nói "Phật còn có linh hồn, còn có thần thức" người ấy hãy còn chưa biết rõ đạo Phật.
Cái Giáo lý VÔ NGÃ là Giáo lý CĂN BẢN của đạo Phật, người nào chưa hiểu rõ được điều then chốt này dẫu có là ông gì đi nữa cũng vẫn là Phật tử DÕM, cũng vẫn là kẻ ngoại đạo.
Kính !
Mình không biết nói gì hơn. Không biết ai dạy bạn cái này vậy. Thật là tội lỗi. Không muốn tranh luận thêm. hãy đễ mỗi người tự kiểm chứng những kiến thức của mình. Không đúng không sai khi trí tuệ ta còn tham sân si che lấp. Hãy xem đây là cái duyên nhìn lại chính mình. Hãy cứ xem pháp sư tịnh không và người điên này sai đi, cảm ơn bạn đã nhọc lòng vì người điên này.
Qua bài viết của bạn và quý vị các bậc tổ sư như Thích Nhất Hạnh, tịnh Không, Hư Vân... đều là ngoại đạo chỉ có quý vị là Phật đạo. Mình không hiểu đức Phật ngày xưa có phân biệt đạo của ta là Phật đạo đạo của ngươi là ngoại đạo không? Tại sao Phật đạo mà tấm lòng từ bi không dung nạp được ngoại đạo, không dung nạp được các vị tổ sư, không dung nạp được chúng sanh có tư tưởng ngoại đạo. Mình cứ nghĩ là Phật đạo là tư bi vô bờ bến chứ, không có ngăn cách, không có phân biệt. Mình cứ nghĩ Phật đạo là luôn từ bi cứu vớt tất cả chúng sanh chứ, giúp tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ đau phiền não tiến đến giải thoát chứ. Quả thật người điên này càng tu càng cố chấp, càng tu càng điên nặng, càng tu càng tẩu hỏa nhập ma, càng tu càng mê muội không biết phân biệt cái gì là Phật đạo cái gì là ngoại đạo. Thật là xấu hổ quá, may có các Thiện Tri thức trong diễn đàn này khai ngộ mà mới bừng tỉnh một chút, bây giờ đã hiểu Phật đạo và ngoại đạo, biết cái đúng cái sai thật là tri ân quý vị.
Đức Phật chỉ nói một câu rất đơn giản ta là một chúng sanh đã giác ngộ mà thôi.
tinhnghiep
09-12-2015, 07:18 PM
Mình không biết nói gì hơn. Không biết ai dạy bạn cái này vậy. Thật là tội lỗi. Không muốn tranh luận thêm. hãy đễ mỗi người tự kiểm chứng những kiến thức của mình. Không đúng không sai khi trí tuệ ta còn tham sân si che lấp. Hãy xem đây là cái duyên nhìn lại chính mình. Hãy cứ xem pháp sư tịnh không và người điên này sai đi, cảm ơn bạn đã nhọc lòng vì người điên này.
Qua bài viết của bạn và quý vị các bậc tổ sư như Thích Nhất Hạnh, tịnh Không, Hư Vân... đều là ngoại đạo chỉ có quý vị là Phật đạo. Mình không hiểu đức Phật ngày xưa có phân biệt đạo của ta là Phật đạo đạo của ngươi là ngoại đạo không? Tại sao Phật đạo mà tấm lòng từ bi không dung nạp được ngoại đạo, không dung nạp được các vị tổ sư, không dung nạp được chúng sanh có tư tưởng ngoại đạo. Mình cứ nghĩ là Phật đạo là tư bi vô bờ bến chứ, không có ngăn cách, không có phân biệt. Mình cứ nghĩ Phật đạo là luôn từ bi cứu vớt tất cả chúng sanh chứ, giúp tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ đau phiền não tiến đến giải thoát chứ. Quả thật người điên này càng tu càng cố chấp, càng tu càng điên nặng, càng tu càng tẩu hỏa nhập ma, càng tu càng mê muội không biết phân biệt cái gì là Phật đạo cái gì là ngoại đạo. Thật là xấu hổ quá, may có các Thiện Tri thức trong diễn đàn này khai ngộ mà mới bừng tỉnh một chút, bây giờ đã hiểu Phật đạo và ngoại đạo, biết cái đúng cái sai thật là tri ân quý vị.
Đức Phật chỉ nói một câu rất đơn giản ta là một chúng sanh đã giác ngộ mà thôi.
Kính cám ơn nguoidienhocphat đã phản biện !
kính cám ơn anh lavinhcuong đã giải thích cho tinhnghiep biết lỗi của mình.
Thú thật khi bị Admin bắt quỳ hương 1 ngày vì đã đăng bài P.s Tịnh Không giảng Kinh Hoa Nghiêm, tinhnghiệp cũng ấm ức lắm, nghĩ rằng H.t Tịnh Không _ có thể nói là Tổ sư Tịnh độ tông thời nay _ làm sao mà sai được, lời H.t chân thành chí thiết biết bao nhiêu.
Thấy nguoidienhocphat phản biện mình thật như được cởi mở tấc lòng, nhưng bạn ơi ! sau khi nghiền ngẫm kỹ lời anh lavinhcuong, mình thấy thì ra lâu nay mình bị dắt đi như con bò bị xỏ mủi, người ta dắt mình đi đâu mình đi đó, bằng những lời "chân thành chí thiết" nhưng người dắt mình vô tình dẫn mình vào thế giới thần tiên, chớ không phải là đạo Phật.
Kính cám ơn Admin và anh lavinhcuong !
homeless
09-12-2015, 07:42 PM
.....
Mình không hiểu đức Phật ngày xưa có phân biệt đạo của ta là Phật đạo đạo của ngươi là ngoại đạo không?
Có đó nguoidienhocphat ơi !
Ngày xưa, khi bắt đầu đi tìm đạo, đức Phật đã lần lượt theo học các pháp môn Ngoại đạo, và tuy mặc dầu ở giáo phái cuối cùng sa môn Cồ Đàm đã được học và thực hành thiền định chứng được Tứ Không thiền (ngang bằng với vị Giáo chủ ấy), nhưng đức Phật vẫn thấy đạo này không giải tỏa được những gút mắc trong lòng Ngài, và Ngài đã từ giả họ, phen này không theo ai nữa, mà tự mình dấn thân tìm Chân Lý Tuỵêt Đối để có thể tự giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sinh.
Đây là bằng chứng đức Phật đã phân biệt rất rõ rằng Ngoại Đạo thì sẽ thành Tiên chứ không đạt đến Giác Ngộ hoàn toàn được.
Cho kẻ vô gia cư này tán thán anh lavinhcuong đã nói lên được những điều khó nói.
Cám ơn tất cả.
nguoidienhocphat
09-12-2015, 11:49 PM
5. _ Vậy thành Phật là không còn có linh hồn, không còn thần thức sao?
Kính !
A di đà Phật!
Đầu tiên oi mình xin gửi lời chân thành xin lỗi và chân thành sám hối đối với đạo hữu Lavinhcuong va các quý hữu.
Mình mới ngồi thiền và thấy được những điều như sau xin chia sẽ đến quý hữu:
Khi một bậc giác ngộ thành Phật hay bồ tát thì linh hồn được chuỷên hóa thành điển (tạm hiểu là ánh sáng), linh hồn không cón gì nữa mà chỉ là điển, điển lực của các Ngài tồn tại mọi nơi trong vũ trụ này, tốn tại trong tam thiên đại thiên thế giới. Ở đâu cũng có sự hiện diện điển của Ngài. Khi đã Không thì còn gì là tồn tại nữa đâu, ngài đã thoát ra khỏi tam thiên đại thiên thế giới này rồi. Điển lực này chỉ có ở bậc giác ngộ còn phàm phu như mình thì vẫn còn linh hồn. Các ngài đã vượt ra ngoài cái vũ trụ này thành bất diệt vì không còn bị chi phối bởi tham sân si nữa. Nên nó đạt tới ch&4 chơn không thường trụ, không còn gì để dính mắc để ràng buộc níu kéo nữa. còn níu kéo còn ràng buộc nghĩa là còn ngã mê trong đó, chỉ khi thoát ngã mê thì mới đạt toàn năng toàn giác, thoát vòng sinh tử luân hồi, lúc đó không còn bất cứ cái gì trong vũ trụ chi phối nữa.
Khi đã liễu ngộ tất cả rồi thì đối với người đời sự hơn thua hay lời nói của thế gian chỉ còn là không. Cho dù đó là thiện hay ác buồn hay vui, t&t3 cả đối với các bậc giác ngộ đều là không không hết, không còn chất chứa gì trong tâm thức của bậc giác ngộ. ví dụ như còn suy nghĩ tức là còn mê trong đó, chỉ là nặng hay nhẹ mà thôi, còn khi đã toàn giác nó không còn ảnh hưởng đến nữa. Cho dù lời nói đó là hay hay là xấu, thì đối với bậc giác ngộ nó không còn thể tánh ở những lời nói đó. Trong mỗi thế tánh của mỗi lời nói là xấu hay là tốt, đối với bậc giác ngộ chính nó không còn thề tánh đối với Ngài nữa. Còn thể tánh là còn biết nó xấu hay tốt, còn khi đã không còn thể tánh thì bản chất lời nói đó đối với các Ngài không còn sự ràng buộc hay phải suy nghĩ làm chi.
Vì dụ như nghe một ông thấy giàng, có những điều đúng hay chưa đúng, mà ta còn ngồi phân tích để tìm ra những lời nói sai hay đúng của ông thầy rồi suy nghĩ đôi lúc bực bội, là biết mình đối với bản chất trong từng lời nói của ông thầy mính còn nắm giữ, mính còn thấy được là mình biết mình còn phải tu nữa, tu nữa. Tu làm sao không còn thấy thể tánh của lời nói đó nữa thì mới được.
Khi đạt được đến sự giác ngộ tương đối là sẽ có những cái khó khan thử thách đưa đến, ở bậc phàm phu như mình thì cái đó còn xa lắm, Khi giác ngộ tương đối sẽ có những thử thách đưa đến, những thử thach cao siêu hơnó được ví như những con vi rút vi khuẩn thì làm sao ta thấy được những sự thử thách này. Nhưng khi muốn đạt đến sự giác ngộ tuỵêt đối thì những con vi rút này cũng phải diệt trờ thành trống không thì mới thoát khỏi sinh tử luan hồi. Nó trờ thành như ly nước mà không có bất kỳ vi sinh vật nào ở trong đó nữa, nó phải tinh khiết như vậy. Đó là trở về cái chân tâm thường trụ, cái tri giác hằng biết, hay cái bổn lai diện mục bất sanh bất diệt.
A di đà Phật!
lavinhcuong
09-13-2015, 08:38 AM
Đọc qua mấy bài này Trí Từ xin phép xen ngang vì có thắc mắc muốn được tham vấn. Xin các vị hoan hỉ tiếp sức giúp cho.
A. Nói cùng Lavinhcuong:
1. Trí Từ xin hỏi theo Cường nói như các điều trên thì có phải hiểu là: Khi thành Phật rồi thì không còn Ngũ Uẩn, và theo định nghĩa trên thì nghĩa là Thần Thức mất luôn chỉ còn Ý Thức tồn tại, hiểu vậy đúng không Cường ?
Hiểu vậy là do các ý này:
- Với đạo Phật, thân xác một chúng sinh là Sắc Uẫn, 4 uẫn kia (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) là Thần Thức.
- nên 5 yếu tố này gắn kết với nhau đời đời, sanh lên thác xuống dù mang xác thân nào trong 6 cõi, cái tập thể (group) này vẫn quấn quít với nhau tạo thành một vòng sinh tử luân hồi bất tận.
- Đạo Phật chỉ cho ta thấy rằng "Thần Thức đã từ KHÔNG mà CÓ, thì nó sẽ trở về KHÔNG" (nói "trở về" chỉ là gượng nói).
- đức Phật muốn tất cả chúng sinh đều TỰ GIÁC nhận ra cái Ý Thức
2. Cho nên nếu hiểu là vậy thì Trí Từ hỏi tiếp 1 câu sau là: Ý Thức sau khi diệt Thần Thức là gì ? Và có phải Phật thì không còn Thần Thức chỉ còn Ý Thức phải không ?
3. Và 1 câu hỏi sau cùng: Theo cách nói trên thì Thần Thức là gì, từ đâu đến ?
Trước hết xin lỗi bạn Trí Từ, Cường chậm trả lời vì phải trả lời những câu hỏi của nguoidienhocphat cho xong. Thực ra Cường cũng đã giản lược rất nhiều những gì không quan trọng mới có thể tạm xong. Theo thứ tự bửa nay mới trả lời đến bài của bạn (bài số 31)
1. Trí Từ xin hỏi theo Cường nói như các điều trên thì có phải hiểu là: Khi thành Phật rồi thì không còn Ngũ Uẩn
Kính anh Trí Từ ! Chắc anh cũng đã biết Ngũ Uẩn còn có tên là Ngũ Ấm (là 5 thứ ngăn che), Phật là bậc TOÀN GIÁC thì dĩ nhiên không có 5 thứ ngăn che nào hết; tuy nhiên một vị Hóa thân Phật hay Hóa thân Bồ tát đến với cõi nào để độ sinh thì mang cái thân Ngũ Uẫn của cõi đó (tạm dùng), trong những trường hợp này Ngũ Uẩn thuần túy là Ngữ Uẩn chớ không thể gọi là Ngũ Ấm.
và theo định nghĩa trên thì nghĩa là Thần Thức mất luôn chỉ còn Ý Thức tồn tại, hiểu vậy đúng không Cường ?
_ Thần Thức là bao gồm Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Ý Thức chỉ là một phần của Thần Thức.
_ Ý Thức là sản phẫm của Mê Lầm, của cõi Vô Minh này. Phật _ Bậc Đại Giác Ngộ _ đã độ xong Mê Lầm nên không còn Ý Thức.
_ Khi một vị Hóa thân Phật đến với chúng sinh mê để rao giảng về đạo giải thoát, thì các Ngài dùng Diệu Quan Sát Trí và Thành Sở Tác Trí, chứ không dùng Ý thức suy lường như chúng sinh Mê.
_ Kết luận Thần Thức (bao gồm luôn Ý Thức) là sản phẫm của cõi Mê lầm, không thể tồn tại trong Phật _ bậc Đại Giác Ngộ. (Cũng như sương mù không thể tồn tại dưới ánh sáng mặt trời).
Câu trích dẫn lời của Cường, bạn đã ngưng ở chỗ không nên ngưng, nguyên văn là :
[SIZE=4]đức Phật muốn tất cả chúng sinh đều TỰ GIÁC nhận ra cái Ý Thức mà lâu nay ta sống cùng chỉ là sản phẫm của vô minh, nó không phải là bản chất, con người thật của ta. Nếu thực chứng điều này là vị Giác Ngộ "cấp 1".
mà bạn chỉ trích dẫn lững lơ như vầy (- đức Phật muốn tất cả chúng sinh đều TỰ GIÁC nhận ra cái Ý Thức) thì tôi nghiệp cho Cường quá.
2. Cho nên nếu hiểu là vậy thì Trí Từ hỏi tiếp 1 câu sau là: Ý Thức sau khi diệt Thần Thức là gì ? Và có phải Phật thì không còn Thần Thức chỉ còn Ý Thức phải không ?
Lời đáp trên của Cường đã giải đáp luôn cho câu hỏi này của Trí Từ rồi, nhưng cũng xin lặp lại :
_ Ý Thức là một phần của Thần Thức, cho nên không có chuỵên Ý thức diệt Thần Thức.
3. Và 1 câu hỏi sau cùng: Theo cách nói trên thì Thần Thức là gì, từ đâu đến ?
Khi chúng ta mõi mắt nhìn vào khoảng không gian, chúng ta thấy hoa đốm kết chuỗi trôi qua trôi lại, khi thăng khi giáng. Chúng ta nhắm mắt lại cho mắt nghỉ ngơi 5 phút, mở mắt ra chúng ta không thấy hoa đốm nữa. Người Trí liền biết : do chúng ta mõi mắt nên vọng thấy hoa đốm. Kẻ vô trí cứ mãi thắc mắc "Ủa ! cái hoa đốm ban nảy bây giờ nó đi đâu ? Ờ ! mà nó sanh ra từ đâu vậy ? Từ ngọn cây hay từ Hư Không ? Những câu hỏi này là của kẻ vô trí, hoa đốm không có chỗ sinh ra và không có chỗ trở về.
Thần Thức cũng vậy, do chúng ta Mê lầm nên thấy nó CÓ, khi chúng ta hết Mê (Giác Ngộ) thì nó nào có CÓ đâu ! Đây là điều chân thật mà cái TRÍ NGU của của chúng ta suy lường không ra, không thể tin nhận, trừ khi chúng ta THỰC CHỨNG BIẾT (Giác Ngộ)
Tất cả các pháp hữu vi
Đều như mộng huyễn khác gì chiêm bao
Như sương tạm có cành đào
Cũng như chớp giật, có nào thật đâu.
Kinh Kim Cang
Trí Từ
09-13-2015, 03:07 PM
Tưởng Cường quên luôn chứ, theo câu trả lời trên của Cường thì Trí Từ không hỏi gì thêm nữa, cứ để đó đã vì những câu hỏi trên Trí Từ thắc mắc về kiến thức, cho nên không nói gì thêm. Cám ơn Cường tư vấn.!
Đạo hữu NDHP này, bữa giờ Trí Từ có 1 thắc mắc mãi, đến hôm nay thấy NDHP lại nhắc đi nhắc lại mãi nên đã tìm về bài đầu tiên đọc một lèo mà tại dài quá và thấy không gì ứng dụng nhiều nên ngưng chưa hết và hôm nay thiệt là muốn hỏi NDHP 1 câu cho rõ ngọn ngành là:
AI đã nói ra LỜI GÌ mang tính phân biệt Ngoại đạo và Phật dạo theo Chiều Hướng Tách Biệt, bài trừ ? AI và Lời gì ở đâu thì xin NDHP chỉ giúp ra ở chủ đề này hoặc bài nào ở diễn đàn này được không ? Vì Trí Từ thấy có vẻ như NDHP đang lên tiếng muốn cho mọi người không được kỳ thị Ngoại đạo mà phải bao dung.
Nói các điều trên là do NDHP đã nói đoạn này:
"Qua bài viết của bạn và quý vị các bậc tổ sư như Thích Nhất Hạnh, tịnh Không, Hư Vân... đều là ngoại đạo chỉ có quý vị là Phật đạo. Mình không hiểu đức Phật ngày xưa có phân biệt đạo của ta là Phật đạo đạo của ngươi là ngoại đạo không? Tại sao Phật đạo mà tấm lòng từ bi không dung nạp được ngoại đạo, không dung nạp được các vị tổ sư, không dung nạp được chúng sanh có tư tưởng ngoại đạo. Mình cứ nghĩ là Phật đạo là tư bi vô bờ bến chứ, không có ngăn cách, không có phân biệt. Mình cứ nghĩ Phật đạo là luôn từ bi cứu vớt tất cả chúng sanh chứ, giúp tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ đau phiền não tiến đến giải thoát chứ. "
Và sẳng đây đang rãnh nên hỏi thêm NDHP:
"Tại sao Phật đạo mà tấm lòng từ bi không dung nạp được ngoại đạo, không dung nạp được các vị tổ sư, không dung nạp được chúng sanh có tư tưởng ngoại đạo."
- Ai ở đây có quyền dung nạp hay bài bỏ Ngoại đạo vào đạo Phật ? NDHP nói câu này nghe thấy kỳ kỳ nhỉ !!! Trí Từ cũng đăng 1 bài về Ngoại đạo và Phật đạo và thấy ở đây Cường mở chủ đề này có bài bát ai đâu, chỉ là muốn đưa ra cái biết của mình để người đọc tuỳ vào cách cảm nhận và hiểu thôi mà.
- Còn việc không cho đăng bài của người này người kia thì do chính người đăng bài ở đây đó chứ, điển hình là NDHP đó. Sao không đăng cái biết của mình lên thông qua cái hiểu của mình về những gì mà mình chiêm nghiệm học được từ ai đó.
- Chúng ta đang ở nhà người ta, đem đồ này vào chủ nhà không cho thì có gì sai đâu ta !
- Trí Từ chỉ đăng cái biết của mình lên, chứ thiệt là không dám nói xuất xứ từ ai vì thiệt ra nó từ nhiều nguồn tập hợp và thấy rõ là nếu có sự chấp vào lời ai giảng thì nguy hiểm lắm à. Vì rằng Sư giảng thì nhiều, người thích không không thích cũng nhiều, nói ra thì dể bị người không thích chỉ trích lắm.
- Cũng như ai không thích sư cháu bác Hồ hay sư Thích Chửi Thề ở bên Úc thì ta trích dẫn lời họ sẽ bị bác ngay thì mệt vì cũng như NDHP hiện giờ đang ra công sức cố gắng bảo vệ các bài giảng của sư Tịnh Không vậy.
- Theo Trí Từ thì để tránh những điều không cần thiết trên, cứ hãy nên đăng cái hiểu của mình vì 1 là giúp ta kiểm tra cái ta hiểu vậy đúng chưa, 2 là giúp ta có thể bảo vệ luận điểm khi có ý kiến trái chiều.
- Lại thêm vài dòng tâm sự để NDHP hay các vị khác hiểu rõ về Trí Từ hơn để sau này gặp nhau trên đường về đất Phật thì hãy dìu dắt Trí Từ đi nếu biết Trí Từ chưa vững vàng. Thiệt cám ơn lắm !!!
Admin
09-13-2015, 09:47 PM
Kính chào các bạn !
Diễn đàn này không hề ngăn cấm các bài trích dẫn từ Ngài Hư Vân Hòa Thượng.
Lý do : Ngài đã đắc quả Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn), những phát biểu của Ngài thuần túy trong khuôn khổ và sự hiểu biết cá nhân, Ngài không hề "hát cương" những điều trên sức hiểu biết.
Hiện tại chúng tôi vẫn dung chứa những bài thuýêt giảng của Đại sư Pháp Vân, mặc dầu Ngài vẫn còn có 30% là "hát cương".
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php?191-Kinh-Th%E1%BB%A7-L%C4%83ng-Nghi%C3%AAm-(%C4%90%E1%BA%A1i-s%C6%B0-Ph%C3%A1p-V%C3%A2n-gi%E1%BA%A3ng)
Nhiệm vụ chúng tôi là phải định hướng tư tưởng cho thành viên, tìm những bài phát biểu chính xác 100% thì không có. Chúng tôi chỉ phản đối những lệch lạc quá đáng, khác nào quý Phật tử truy cập đang xây dựng nền móng mà chúng ta cung cấp những viên gạch non, gạch bùn thì thật là tội lỗi, chúng tôi chỉ đòi hỏi "gạch chín" chứ không dám đòi hỏi "gạch siêu bền".
Kính mong được thông cảm !
lavinhcuong
09-14-2015, 10:18 AM
Vậy lý giải như thế nào trường hợp linh hồn hay thần thức qua bốn 49 ngày vẫn không đầu thai vào một cõi nào vẫn ở thân trung ấm, không có siêu thoát được có khi là hàng trăm năm.
Chào nguoidienhocphat !
Hôm nay Cường trả lời đến bài số 35 đây !
Thân Trung Ấm chỉ tồn tại tối đa là 7 tuần _ tức 49 ngày. Sau 49 ngày mà chúng ta vẫn thấy hồn ma ấy lãng vãng quanh đây tìm cách báo oán, đó là họ đã mang thân Ma quỷ, thân này thì bền hơn Thân Trung Ấm do bởi sự uất kết của Sân Si mà có. Nếu được bậc cao tăng giải thích nghiệp duyên thì hồn ma này sẽ bỏ thân Ma Quỷ để đầu thai cảnh giới khác, cái thân Ma Quỷ này có thể tồn tại từ vài chục đến một, hai trăm năm.
Có những vong linh do phước báo nên sau khi Thân Trung Ấm mất liền có thân Thần Quỷ, đây là cảnh giới A Tu La. A Tu La cũng có A Tu La thiện và A Tu La ác, như Bà Chúa Tiên, bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ, Tả Quân Lê văn Duỵêt, ......
Tuổi thọ của cõi A Tu La từ vài trăm năm đến vài nghìn năm.
Những trường hợp này là đã chuyển kiếp, chớ không phải là vẫn còn giữ Thân Trung Ấm.
Mến !
nguoidienhocphat
09-14-2015, 11:05 AM
Chào nguoidienhocphat !
Hôm nay Cường trả lời đến bài số 35 đây !
Thân Trung Ấm chỉ tồn tại tối đa là 7 tuần _ tức 49 ngày. Sau 49 ngày mà chúng ta vẫn thấy hồn ma ấy lãng vãng quanh đây tìm cách báo oán, đó là họ đã mang thân Ma quỷ, thân này thì bền hơn Thân Trung Ấm do bởi sự uất kết của Sân Si mà có. Nếu được bậc cao tăng giải thích nghiệp duyên thì hồn ma này sẽ bỏ thân Ma Quỷ để đầu thai cảnh giới khác, cái thân Ma Quỷ này có thể tồn tại từ vài chục đến một, hai trăm năm.
Có những vong linh do phước báo nên sau khi Thân Trung Ấm mất liền có thân Thần Quỷ, đây là cảnh giới A Tu La. A Tu La cũng có A Tu La thiện và A Tu La ác, như Bà Chúa Tiên, bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ, Tả Quân Lê văn Duỵêt, ......
Tuổi thọ của cõi A Tu La từ vài trăm năm đến vài nghìn năm.
Những trường hợp này là đã chuyển kiếp, chớ không phải là vẫn còn giữ Thân Trung Ấm.
Mến !
Đúng vậy, nhưng vong ma hay vong linh đó thì không nằm trong cõi nào trong 6 cõi của đức Phật nói phải không? Do vậy mới cầu siêu để mà siêu thoát về 1 trong 6 cõi phải không? A di đà Phật!
lavinhcuong
09-14-2015, 11:57 AM
Đúng vậy, nhưng vong ma hay vong linh đó thì không nằm trong cõi nào trong 6 cõi của đức Phật nói phải không? Do vậy mới cầu siêu để mà siêu thoát về 1 trong 6 cõi phải không? A di đà Phật!
Lục đạo gồm các cõi nào ?
_ 1. Địa Ngục, 2. Ngạ Quỷ (Ma đói), 3. Súc sinh, 4. Tu La, 5. Nhân, 6. Thiên.
Hai trường hợp trong bài viết trên là đã hóa sinh vào 2 cõi, cõi 2 (Ngạ Quỷ). và cõi 4 (Tu La).
Cõi Ngạ Quỷ thì cần làm lễ Cầu Siêu; cõi Thần Quỷ vì có thế lực và cuộc sống không khổ lắm, nên họ không mong được cầu siêu.
Kính !
Nguyên Chiếu
09-14-2015, 12:14 PM
........ Nếu được bậc cao tăng giải thích nghiệp duyên thì hồn ma này sẽ bỏ thân Ma Quỷ để đầu thai cảnh giới khác, cái thân Ma Quỷ này có thể tồn tại từ vài chục đến một, hai trăm năm.
.....
Xin hỏi đạo hữu lavinhcuong,
Với câu này của đ/h thì Ng-Chiếu thắc mắc một chút, xin đ/h giải nghi:
Khi được bậc cao tăng giải thích nghiệp duyên thì hồn ma này SẼ BỎ THÂN ma quỷ, điều này nó có đúng không ? hay là hồn ma này TU HỌC theo lời của Cao Tăng mà TỰ Giải Thoát ?
Kính.
nguoidienhocphat
09-14-2015, 01:15 PM
Xin hỏi đạo hữu lavinhcuong,
Với câu này của đ/h thì Ng-Chiếu thắc mắc một chút, xin đ/h giải nghi:
Khi được bậc cao tăng giải thích nghiệp duyên thì hồn ma này SẼ BỎ THÂN ma quỷ, điều này nó có đúng không ? hay là hồn ma này TU HỌC theo lời của Cao Tăng mà TỰ Giải Thoát ?
Kính.
Nguyên Chiếu trả lời rất chính xác. A di đà Phật!
nguoidienhocphat
09-14-2015, 01:17 PM
Lục đạo gồm các cõi nào ?
_ 1. Địa Ngục, 2. Ngạ Quỷ (Ma đói), 3. Súc sinh, 4. Tu La, 5. Nhân, 6. Thiên.
Hai trường hợp trong bài viết trên là đã hóa sinh vào 2 cõi, cõi 2 (Ngạ Quỷ). và cõi 4 (Tu La).
Cõi Ngạ Quỷ thì cần làm lễ Cầu Siêu; cõi Thần Quỷ vì có thế lực và cuộc sống không khổ lắm, nên họ không mong được cầu siêu.
Kính !
Đúng vậy. Cảm ơn LÃ Vĩnh Cường. A di đà Phất
lavinhcuong
09-15-2015, 07:56 AM
Kính Thanh Mai!
Người điên này quả thật là điên vì không thấy những gì bạn phản bác với bài giảng hòa thương tịnh Không là thầy sai cả. Linh hồn không có bắt đầu không có kết thúc, vì một niệm mê mà trôi lăn lục đạo luân hồi, nó chỉ thay cái áo mới qua nhiều đời nhiều kiếp, khi nó giác ngộ rồi thì thành Phật thành bồ tát là chuỵên đương nhiên? Chính vì vậy mình mới hỏi thành Phật thành bồ tát không có linh hồn sao? Mình không biết sai là sai cái chỗ nào? Hay do trí tuệ ta không khai mở không hiểu được lời Ngài nói rồi nói là Ngài sai.
.....
Chào nguoidienhocphat !
Hôm nay Cường trả lời chỗ này (bài 38).
Hôm trước đã nói rồi, hôm nay xin nhắc lại.
Linh hồn là gì ? Là cái TÔI MÊ LẦM, như sương giăng đầu núi chúng ta thấy là mây, mây này không có tự thể, nắng lên liền mất.
Phật là gì ? Là nguồn Tuệ Giác, sương mù không thể tồn tại khi có nắng, thì linh hồn (hay Thần Thức) không thể tồn tại khi có Giác Ngộ.
Cho nên nói Linh hồn thành Phật là sai, Cái Mê Lầm không thể trở thành Cái Giác Ngộ, với cây chuối bạn có thể tạc thành tượng được không ? Với những hạt sương đầu cỏ bạn có thể kết thành chuổi ngọc được không ? Cũng thế, không có chuỵên cái linh hồn (hay Thần Thức) thành Phật đâu.
Xóa sạch Mê Lầm là có Giác Ngộ, dung dưỡng Mê lầm, thêu dệt, tô điểm cho cái Mê Lầm để làm cho màng Mê thêm dày đặc hay sao ? H.t TK đã làm việc đó, không gọi là sai thì gọi là gì ?
Kính !
nguoidienhocphat
09-15-2015, 08:37 AM
Chào nguoidienhocphat !
Hôm nay Cường trả lời chỗ này (bài 38).
Hôm trước đã nói rồi, hôm nay xin nhắc lại.
Linh hồn là gì ? Là cái TÔI MÊ LẦM, như sương giăng đầu núi chúng ta thấy là mây, mây này không có tự thể, nắng lên liền mất.
Phật là gì ? Là nguồn Tuệ Giác, sương mù không thể tồn tại khi có nắng, thì linh hồn (hay Thần Thức) không thể tồn tại khi có Giác Ngộ.
Cho nên nói Linh hồn thành Phật là sai, Cái Mê Lầm không thể trở thành Cái Giác Ngộ, với cây chuối bạn có thể tạc thành tượng được không ? Với những hạt sương đầu cỏ bạn có thể kết thành chuổi ngọc được không ? Cũng thế, không có chuỵên cái linh hồn (hay Thần Thức) thành Phật đâu.
Xóa sạch Mê Lầm là có Giác Ngộ, dung dưỡng Mê lầm, thêu dệt, tô điểm cho cái Mê Lầm để làm cho màng Mê thêm dày đặc hay sao ? H.t TK đã làm việc đó, không gọi là sai thì gọi là gì ?
Kính !
Ai mà không có sai nếu chưa thành Phật. Vì 1 vài điểm sai của người mà ta không chấp nhận người, vậy có bao giờ ta nhìn lại ta còn sai gấp vạn lần so với người, ta chỉ là hạt cát trong kẻ chân của Người. Những bài thuýêt giảng của người chổ nào đúng với chna6 lý thì ta phải tán thán ngời khen hoan nghênh và phổ biến rộng ra, chỗ nào sai thì ta nhắc nhở cảnh tỉnh. Vì một chổ sai mà ta phủ bỏ bao nhiêu công lao, bào nhiêu trí tuệ của người, làm cho bao nhiêu người khác hoang mang không biết tu như thế nào mất cả định hướng. Do đó, cần phải suy nghĩ lại lavingcuong ơi. Muốn có cái suy nghĩ như trên cần phải mở rộng lòng từ bi mình ra, cần phá bỏ những cái ngã chấp thì mới hiểu được bạn ah. A di đà Phật!
hoatihon
09-15-2015, 10:18 AM
Ai mà không có sai nếu chưa thành Phật. Vì 1 vài điểm sai của người mà ta không chấp nhận người, vậy có bao giờ ta nhìn lại ta còn sai gấp vạn lần so với người, ta chỉ là hạt cát trong kẻ chân của Người. Những bài thuýêt giảng của người chổ nào đúng với chna6 lý thì ta phải tán thán ngời khen hoan nghênh và phổ biến rộng ra, chỗ nào sai thì ta nhắc nhở cảnh tỉnh. Vì một chổ sai mà ta phủ bỏ bao nhiêu công lao, bào nhiêu trí tuệ của người, làm cho bao nhiêu người khác hoang mang không biết tu như thế nào mất cả định hướng. Do đó, cần phải suy nghĩ lại lavingcuong ơi. Muốn có cái suy nghĩ như trên cần phải mở rộng lòng từ bi mình ra, cần phá bỏ những cái ngã chấp thì mới hiểu được bạn ah. A di đà Phật!
Kính nguoidienhocphat !
Tên của anh có chữ "học Phật", mà sao anh Cường phân tích chỉ rõ cái sai lầm quan trọng (tối quan trọng) trong Giáo Lý Phật pháp là để san sẻ kiến thức Phật học, làm lợi ích cho nhiều Phật tử khác, anh lại không chịu HỌC mà cứ lý luận loạn cả lên như thế ?
Nói đây không phải là đả kích cá nhân H.t TK, mà là nói điều cần nói.
Giáo lý VÔ NGÃ (phủ định Linh Hồn) là điều tối quan trọng trong Phật pháp. Khi một Giảng sư nói "Linh Hồn Bất tử" là trong đầu đã có sự SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG về đạo Phật, thì tất cả những lời phát biểu khác đều mang theo hơi hướm của TÀ KIẾN (nhất là Giảng Kinh Hoa Nghiêm thì thật là tệ hại).
Cũng như một đoàn người muốn đi về Hà Nội, mà ta thấy tài xế đang chạy sang Lào, ta nói dùm "hướng đó sai rồi !". Vậy ta là người ơn hay là kẻ oán ?
Hiện tại có những vị tu sĩ của Cao Đài, Hòa Hảo có thể giảng thao thao bất tuyệt về những giáo pháp trong đạo Phật, nhưng không thâm nhập cái Giáo Lý VÔ NGÃ thì so với Ngoại Đạo vẫn chưa có khác biệt gì.
Muốn lợi ích cho mọi người nên anh Cường phải phân định Chánh Tà, chứ có ích lợi gì cho anh ấy đâu.
Nói "Linh Hồn bất tử" là đã lạc vào Nhất Thần Giáo rồi.
Kính !
Trí Từ
09-15-2015, 10:38 AM
Phải chăng có 2 luồng tư duy ở đây:
- Một người đang phân tích ngoại đạo và Phật đạo
- Một người đang hiểu rằng ở đây đang lên án , cần loại trừ ngoại đạo.
Vậy ai chấp mắc, dính chặt thì có lẻ đã rất là rõ rồi. Kéo dài sự kiện này có lẻ phải cần lắm 1 bài giải thích lại Đúng Chủ Đề này, vì Trí Từ thấy hầu như đã đi qua phần siêu hình rồi mà quên đi cái chính của chủ đề phải không ta ???
nguoidienhocphat
09-15-2015, 10:53 AM
Kính nguoidienhocphat !
Tên của anh có chữ "học Phật", mà sao anh Cường phân tích chỉ rõ cái sai lầm quan trọng (tối quan trọng) trong Giáo Lý Phật pháp là để san sẻ kiến thức Phật học, làm lợi ích cho nhiều Phật tử khác, anh lại không chịu HỌC mà cứ lý luận loạn cả lên như thế ?
Nói đây không phải là đả kích cá nhân H.t TK, mà là nói điều cần nói.
Giáo lý VÔ NGÃ (phủ định Linh Hồn) là điều tối quan trọng trong Phật pháp. Khi một Giảng sư nói "Linh Hồn Bất tử" là trong đầu đã có sự SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG về đạo Phật, thì tất cả những lời phát biểu khác đều mang theo hơi hướm của TÀ KIẾN (nhất là Giảng Kinh Hoa Nghiêm thì thật là tệ hại).
Cũng như một đoàn người muốn đi về Hà Nội, mà ta thấy tài xế đang chạy sang Lào, ta nói dùm "hướng đó sai rồi !". Vậy ta là người ơn hay là kẻ oán ?
Hiện tại có những vị tu sĩ của Cao Đài, Hòa Hảo có thể giảng thao thao bất tuyệt về những giáo pháp trong đạo Phật, nhưng không thâm nhập cái Giáo Lý VÔ NGÃ thì so với Ngoại Đạo vẫn chưa có khác biệt gì.
Muốn lợi ích cho mọi người nên anh Cường phải phân định Chánh Tà, chứ có ích lợi gì cho anh ấy đâu.
Nói "Linh Hồn bất tử" là đã lạc vào Nhất Thần Giáo rồi.
Kính !
Kính hoa ti hon!
Mình biết mình lên tiếng phản bác cái tư tưởng phân biết chánh đạo và ngoại đạo là một mình chống lại cả diễn đàn này, lavinhcuong chỉ là người đại diện thôi mà đằng sau đó là rất nhiều vị. Mình đã nói ngay từ đầu mình không có vì thần tượng pháp sư tịnh không mà lên tiếng bảo vệ Ngài ấy, mình chỉ muốn phá đi cái chấp tròng lòng quý vị chấp pháp chấp đạo mà thôi, vì tâm còn chấp còn dính mắc như vậy thì bị che mờ trí huệ của chính mình, và ngăn cản biết bao nhiêu người bước vào đường đạo.
Quý vỵ có lòng tốt như vậy mình rất tán thán. Nhưng một loạt các vị tổ sư các bậc chân tu quý vị đều bác bỏ bài xích thật không hay tý nào ví dụ như tịnh Không, Thích Nhất Hạnh, Hư Vân, Tuyên Hóa.... quý vị bài xích như vậy quý vị chỉ nghĩ 1 điều là tốt cho người học Phật biết phân rõ chánh tà nhưng quý vị không hiểu mặt còn lại sẽ ngăn cản hàng vạn cái duyên biết đến Phật đạo mà tu tập, vì nếu họ theo quý vị họ có bằng theo các ngài đó không.
Cụ thể lavinhcuong nói 1 hết sức tội lỗi là vãng sanh chỉ là tạm thời thoát khỏi sanh tử, nhưng quý vị không thẳng thắng nhìn nhận mà lấp liếm cho qua chuỵên. Quý vị có thấy ta còn thua người hàng vạn vạn lần, ta còn tham sân si chất chồng như núi so với người, những việc ta làm so với người như là hạt cát trong sa mạc của ngươi.
Chính vì thấy vậy người điên mới khuyên quý vị, gạn đục khơi trong, bài nào của các Ngài quý vị thấy không thỏa đáng thì quý vị lên tiếng cảnh tỉnh, bài nào nói đúng sự thật chân lý ta cần tán thán ngợi khen và rộng truỳên phổ biến. Chứ làm sao mà đánh đồng cá mè 1 lứa như vậy được. Mình bắt lỗi các vị tổ sư khác nào mình làm trò hề cho các Phật tử vào diễn đàn xem.
Nguoidien chỉ góp ý thôi, nguoidien biet rõ rằng khó mà thay đổi cái tư duy của rất nhiều người trong thời gian dài, cai tư duy này in sâu mấy chục năm trời ngay từ thời còn ở bên dien dàn phatphaponline ngay cả hư vân hòa thượng cũng bài xích luôn. Chỉ có ta là giỏi nhất, cái ngã của ta là nhất. Càng tu mà càng tham san si mạn nghi ngút trời. Rồi kết quả ra sao quý vị cũng phản đối người chủ diễn đàn mà ra đi lập một website khác.
Có bao giờ quý vị suy nghĩ lại khi mà họ có những tư tương sai lầm đó từ trong trứng nước là quý vị ngăn chặn liền thì làm sao mà có cái quả ngày hôm nay diễn đàn đó không còn bao nhiêu người tới lui cả.
Quý vị lập ra diễn đàn nên có tư tưởng là vì chúng sanh, phục vụ chúng sanh, chúng sanh là chủ thể, quý vị hành động tùy thuận theo chúng sanh thì quý vị mới có kết quả tốt đẹp được, nếu quý vị làm theo cái ngã của mình, phân chia giai cấp, kết bè kết cánh, đối xử chúng sanh bằng những ngôn từ thậm tệ như dienanphatphaponline luc truoc thì quy vi xe giong họ mà thôi.
Quý vị cứ đổ lỗi cho người chủ diễn đàn bên đó, có khi nào quý vị nghĩ rằng mình cũng tiếp tay cho họ, mình cũng ra gây lỗi rất nhiều. Khi mà càng nghiền ngẫm được lỗi của mình nhiều thì quý vị mới có tư duy thay đổi, và hành động thay đổi để xây dựng diễn đàn mới này rạng rỡ.
Ngươi diên này mong mong cho công việc độ sanh của quý vị đơm hoa kết trái. Mong muốn ai ai cũng an lạc hoan hỷ khi vào diễn đàn, chứ ko muốn diễn đàn là nơi của một nhóm người tự tung tự hứng, cố chấp bảo thủ và đầy định kiến.
Rất mong quý vị thông cảm nguoidien này nó von di điên hồi giờ nên nó thường nói lời điên, ngay cả bên ppol mình nói thẳng admin tại sao độ sanh mà cứ buông rèm nhiếp chính chi vậy, làm việc không giống ai. Vì thế, mong quý vị hoan hỷ và thông cảm.
A di đà Phật!
Admin
09-15-2015, 11:27 AM
Kính hoa ti hon!
Mình biết mình lên tiếng phản bác cái tư tưởng phân biết chánh đạo và ngoại đạo là một mình chống lại cả diễn đàn này, lavinhcuong chỉ là người đại diện thôi mà đằng sau đó là rất nhiều vị. Mình đã nói ngay từ đầu mình không có vì thần tượng pháp sư tịnh không mà lên tiếng bảo vệ Ngài ấy, mình chỉ muốn phá đi cái chấp tròng lòng quý vị chấp pháp chấp đạo mà thôi, vì tâm còn chấp còn dính mắc như vậy thì bị che mờ trí huệ của chính mình, và ngăn cản biết bao nhiêu người bước vào đường đạo.
Quý vỵ có lòng tốt như vậy mình rất tán thán. Nhưng một loạt các vị tổ sư các bậc chân tu quý vị đều bác bỏ bài xích thật không hay tý nào ví dụ như tịnh Không, Thích Nhất Hạnh, Hư Vân, Tuyên Hóa.... quý vị bài xích như vậy quý vị chỉ nghĩ 1 điều là tốt cho người học Phật biết phân rõ chánh tà nhưng quý vị không hiểu mặt còn lại sẽ ngăn cản hàng vạn cái duyên biết đến Phật đạo mà tu tập, vì nếu họ theo quý vị họ có bằng theo các ngài đó không.
Cụ thể lavinhcuong nói 1 hết sức tội lỗi là vãng sanh chỉ là tạm thời thoát khỏi sanh tử, nhưng quý vị không thẳng thắng nhìn nhận mà lấp liếm cho qua chuỵên. Quý vị có thấy ta còn thua người hàng vạn vạn lần, ta còn tham sân si chất chồng như núi so với người, những việc ta làm so với người như là hạt cát trong sa mạc của ngươi.
Chính vì thấy vậy người điên mới khuyên quý vị, gạn đục khơi trong, bài nào của các Ngài quý vị thấy không thỏa đáng thì quý vị lên tiếng cảnh tỉnh, bài nào nói đúng sự thật chân lý ta cần tán thán ngợi khen và rộng truỳên phổ biến. Chứ làm sao mà đánh đồng cá mè 1 lứa như vậy được. Mình bắt lỗi các vị tổ sư khác nào mình làm trò hề cho các Phật tử vào diễn đàn xem.
Nguoidien chỉ góp ý thôi, nguoidien biet rõ rằng khó mà thay đổi cái tư duy của rất nhiều người trong thời gian dài, cai tư duy này in sâu mấy chục năm trời ngay từ thời còn ở bên dien dàn phatphaponline ngay cả hư vân hòa thượng cũng bài xích luôn. Chỉ có ta là giỏi nhất, cái ngã của ta là nhất. Càng tu mà càng tham san si mạn nghi ngút trời. Rồi kết quả ra sao quý vị cũng phản đối người chủ diễn đàn mà ra đi lập một website khác.
Có bao giờ quý vị suy nghĩ lại khi mà họ có những tư tương sai lầm đó từ trong trứng nước là quý vị ngăn chặn liền thì làm sao mà có cái quả ngày hôm nay diễn đàn đó không còn bao nhiêu người tới lui cả.
Quý vị lập ra diễn đàn nên có tư tưởng là vì chúng sanh, phục vụ chúng sanh, chúng sanh là chủ thể, quý vị hành động tùy thuận theo chúng sanh thì quý vị mới có kết quả tốt đẹp được, nếu quý vị làm theo cái ngã của mình, phân chia giai cấp, kết bè kết cánh, đối xử chúng sanh bằng những ngôn từ thậm tệ như dienanphatphaponline luc truoc thì quy vi xe giong họ mà thôi.
Quý vị cứ đổ lỗi cho người chủ diễn đàn bên đó, có khi nào quý vị nghĩ rằng mình cũng tiếp tay cho họ, mình cũng ra gây lỗi rất nhiều. Khi mà càng nghiền ngẫm được lỗi của mình nhiều thì quý vị mới có tư duy thay đổi, và hành động thay đổi để xây dựng diễn đàn mới này rạng rỡ.
Ngươi diên này mong mong cho công việc độ sanh của quý vị đơm hoa kết trái. Mong muốn ai ai cũng an lạc hoan hỷ khi vào diễn đàn, chứ ko muốn diễn đàn là nơi của một nhóm người tự tung tự hứng, cố chấp bảo thủ và đầy định kiến.
Rất mong quý vị thông cảm nguoidien này nó von di điên hồi giờ nên nó thường nói lời điên, ngay cả bên ppol mình nói thẳng admin tại sao độ sanh mà cứ buông rèm nhiếp chính chi vậy, làm việc không giống ai. Vì thế, mong quý vị hoan hỷ và thông cảm.
A di đà Phật!
Chào nguoidienhocphat !
Rõ ràng là bạn đã vu vạ, ở bài thứ 47 (cũng chủ đề này) chúng tôi đã có đính chánh :
Kính chào các bạn !
Diễn đàn này không hề ngăn cấm các bài trích dẫn từ Ngài Hư Vân Hòa Thượng.
Lý do : Ngài đã đắc quả Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn), những phát biểu của Ngài thuần túy trong khuôn khổ và sự hiểu biết cá nhân, Ngài không hề "hát cương" những điều trên sức hiểu biết.
Hiện tại chúng tôi vẫn dung chứa những bài thuýêt giảng của Đại sư Pháp Vân, mặc dầu Ngài vẫn còn có 30% là "hát cương".
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php?191-Kinh-Th%E1%BB%A7-L%C4%83ng-Nghi%C3%AAm-(%C4%90%E1%BA%A1i-s%C6%B0-Ph%C3%A1p-V%C3%A2n-gi%E1%BA%A3ng)
Nhiệm vụ chúng tôi là phải định hướng tư tưởng cho thành viên, tìm những bài phát biểu chính xác 100% thì không có. Chúng tôi chỉ phản đối những lệch lạc quá đáng, khác nào quý Phật tử truy cập đang xây dựng nền móng mà chúng ta cung cấp những viên gạch non, gạch bùn thì thật là tội lỗi, chúng tôi chỉ đòi hỏi "gạch chín" chứ không dám đòi hỏi "gạch siêu bền".
Kính mong được thông cảm !
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php?6-C%E1%BA%A7n-thi%E1%BA%BFt-ph%E1%BA%A3i-ph%C3%A2n-bi%E1%BB%87t-Ph%E1%BA%ADt-%C4%91%E1%BA%A1o-v%C3%A0-Ngo%E1%BA%A1i-%C4%90%E1%BA%A1o&p=3919&viewfull=1#post3919
mà nay bạn lại cứ khăng khăng nêu tên Ngài Hư Vân vào "danh sách đen" của bạn.
Xét thấy nguoidienhocphat đang không tỉnh táo, nên diễn đàn buộc phải mời bạn "nhập thất" tịnh khẫu 3 ngày, cho tâm bình khí ổn lại.
Kính Thông Báo !
nguoidien
09-15-2015, 05:15 PM
.... quý vị bài xích như vậy quý vị chỉ nghĩ 1 điều là tốt cho người học Phật biết phân rõ chánh tà nhưng quý vị không hiểu mặt còn lại sẽ ngăn cản hàng vạn cái duyên biết đến Phật đạo mà tu tập, vì nếu họ theo quý vị họ có bằng theo các ngài đó không.
Để nguoidien dốt này nói cho nguoidienhocphat nghe nhé :
Tại sao chính phủ các nước dùng từ "dập dịch" đối với những căn bệnh nguy hiễm, ví dụ như bệnh "lở mồm long móng", bệnh cúm gia cầm, bệnh hội chứng hô hấp Trung Đông Mers ....v.....v.....?
Vì ban đầu chỉ một số ít bị nhiễm bệnh, nếu không khoanh vùng "dập dịch" thì càng ngày bệnh sẽ lây lan KHÔNG KIỄM SOÁT NỔI.
Bạn nói "ngăn cản hàng vạn cái duyên biết đến Phật đạo mà tu tập" thì cũng tiếc lắm đó, nhưng hàng triệu người hiểu sai về đạo Phật (thấy đạo Phật không khác gì Nhất Thần Giáo) thì cái này TỘI LỚN HƠN CÔNG đó, khác nào muốn giúp một vạn người mà giết chết CHÁNH TÍN của một triệu người.
Ôi ! điên cái đầu !
lavinhcuong
09-16-2015, 08:56 AM
Xin hỏi đạo hữu lavinhcuong,
Với câu này của đ/h thì Ng-Chiếu thắc mắc một chút, xin đ/h giải nghi:
A. Khi được bậc cao tăng giải thích nghiệp duyên thì hồn ma này SẼ BỎ THÂN ma quỷ, điều này nó có đúng không ? B. hay là hồn ma này TU HỌC theo lời của Cao Tăng mà TỰ Giải Thoát ?
Kính.
Chào đ/h Nguyên Chiếu !
Hôm nay Cường mới trả lời đến câu hỏi của đ/h.
A. _ Đối với sự giải oan kết để hồn ma không báo oán nữa (siêu thoát), Cường thấy có mấy yếu tố :
1. Hoặc là vị Cao Tăng đã tu chứng.
2. Vị Cao Tăng đã từng Trì Chú nghiêm mật.
3. Vị Cao Tăng có công đức lớn.
4. Mật lực của câu chú trực tiếp can thiệp vào Nghiệp Chướng.
5. Kèm theo lễ Phóng Sanh (chim cá) hồi hướng công đức cho tất cả.
B. _ Hồn ma không có khả năng tu học gì cả !
Chắc đ/h có nghe nói về Bát Nạn chứ ?!
1. Hóa sinh vào Địa Ngục, sự đau đớn do những hình phạt gây căng thẳng tột độ khiến tội nhân không thể nào tu học gì được cả.
2. Hóa sinh vào cõi Ngạ Quỷ, sự đói khát thường trực cũng làm cho hồn ma không thể nào tu học.
3. Thai sinh vào cõi Súc sinh, cũng không tu học gì được.
4. Hóa sinh lên cõi Trời Trường Thọ, sự thỏa mãn khi Ngũ dục lạc đầy đủ, cũng làm cho những vị Trời này không muốn không cần tu hành gì cả.
5. Hóa sinh ở Bắc Cu Lư Châu (Uất đan việt) với sự không thiếu thốn mọi tiện nghi cũng làm cho không ai muốn tu.
6. Bị đui, điếc, câm, ngọng thì vừa không thể thấy nghe Phật pháp, vừa nặng mặc cảm nên không thể tu hành gì.
7. Thế Trí Biện Thông là những người thông minh lanh lợi, nhưng duy lý trí (vốn dĩ là Ý Thức mê lầm) cho nên Ý Thức luôn bóp méo sự thật, luôn dẫn dắt tư tưởng hành giả luôn thiên về khái niệm ngôn từ, luôn hiểu sai lệch về Chân thật nghĩa.
8. Nạn sinh trước hay sau Phật. Trước Phật hay sau Phật là những thời kỳ ánh sáng Phật pháp mờ nhạt, trong khi tà kiến dị đoan thì dầy dẫy cho nên cũng rất khó để trở thành Chân Phật tử.
Trong 8 nạn này chúng ta đang đề cập đến nạn thứ 2 sinh vào cõi Ma quỷ, thì những vị Cao tăng chỉ trực tiếp hóa giải nghiệp chướng oan khiên, được bao nhiêu thì được, chứ hồn ma không có tu học gì thêm được.
Kính !
lavinhcuong
09-17-2015, 07:29 AM
Mình không hiểu đức Phật ngày xưa có phân biệt đạo của ta là Phật đạo đạo của ngươi là ngoại đạo không? Tại sao Phật đạo mà tấm lòng từ bi không dung nạp được ngoại đạo, không dung nạp được các vị tổ sư, không dung nạp được chúng sanh có tư tưởng ngoại đạo. Mình cứ nghĩ là Phật đạo là tư bi vô bờ bến chứ, không có ngăn cách, không có phân biệt. Mình cứ nghĩ Phật đạo là luôn từ bi cứu vớt tất cả chúng sanh chứ, giúp tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ đau phiền não tiến đến giải thoát chứ.
Chào nguoidienhocphat !
Đã 2 ngày "nhập thất" trôi qua, lòng bạn có an ổn không ? Có nhận ra "mình đã lấy sự tối tăm mê lầm của mình để áp đặt, muốn uốn nắn BQT phải hành xử theo ý mình" chưa ? Hình như chưa, vậy để mình nói thêm về Từ Bi cho bạn nghe nhé !
Trong đạo Phật chữ TỪ BI luôn đi kèm với chữ TRÍ TUỆ bạn ạ !
Cửa chùa luôn có ÔNG THIỆN và ÔNG ÁC hộ pháp, vậy ÔNG ÁC không Từ Bi sao ?
Trong Phẩm Phổ Môn có câu "Ưng dĩ Thiên Long Càn Thát Bà A Tu La Khẫn Na La Ca Lầu La ......." nghĩa là :
Người đáng dùng thân Trời, Rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, nhơn cùng phi nhơn đặng độ thoát, liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Chấp Kim Cang thần đặng độ thoát, liền hiện Chấp Kim Cang thần mà vì đó nói pháp.
Những vị Thần Quỷ _ vốn là Hóa thân của đức Quán Thế Âm _ thì có nói năng nhỏ nhẹ từ tốn đầy từ ái hay không ? hay là các Ngài hét "như sấm động", vậy những vị này không có Từ Bi hay sao ?
Cho nên điều bạn nghĩ về Từ Bi hãy còn cạn cợt lắm, mong bạn bình tâm suy nghĩ thêm.
Kính !
hoatihon
09-17-2015, 08:13 AM
Cửa Trời rộng mở
http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/cong-troi_zpsob1wubqj.jpg
Nguyên Chiếu
09-17-2015, 08:22 AM
B. _ Hồn ma không có khả năng tu học gì cả !
Chắc đ/h có nghe nói về Bát Nạn chứ ?!
1. Hóa sinh vào Địa Ngục, sự đau đớn do những hình phạt gây căng thẳng tột độ khiến tội nhân không thể nào tu học gì được cả.
2. Hóa sinh vào cõi Ngạ Quỷ, sự đói khát thường trực cũng làm cho hồn ma không thể nào tu học.
3. Thai sinh vào cõi Súc sinh, cũng không tu học gì được.
4. Hóa sinh lên cõi Trời Trường Thọ, sự thỏa mãn khi Ngũ dục lạc đầy đủ, cũng làm cho những vị Trời này không muốn không cần tu hành gì cả.
5. Hóa sinh ở Bắc Cu Lư Châu (Uất đan việt) với sự không thiếu thốn mọi tiện nghi cũng làm cho không ai muốn tu.
6. Bị đui, điếc, câm, ngọng thì vừa không thể thấy nghe Phật pháp, vừa nặng mặc cảm nên không thể tu hành gì.
7. Thế Trí Biện Thông là những người thông minh lanh lợi, nhưng duy lý trí (vốn dĩ là Ý Thức mê lầm) cho nên Ý Thức luôn bóp méo sự thật, luôn dẫn dắt tư tưởng hành giả luôn thiên về khái niệm ngôn từ, luôn hiểu sai lệch về Chân thật nghĩa.
8. Nạn sinh trước hay sau Phật. Trước Phật hay sau Phật là những thời kỳ ánh sáng Phật pháp mờ nhạt, trong khi tà kiến dị đoan thì dầy dẫy cho nên cũng rất khó để trở thành Chân Phật tử.
Trong 8 nạn này chúng ta đang đề cập đến nạn thứ 2 sinh vào cõi Ma quỷ, thì những vị Cao tăng chỉ trực tiếp hóa giải nghiệp chướng oan khiên, được bao nhiêu thì được, chứ hồn ma không có tu học gì thêm được.
Kính !
Cám ơn đ/h Lavinhcuong đã chia sẻ,
Như lời đạo hữu nói thì ngoài sinh Nhân ra thì các đường khác khó hoặc không chịu tu học theo Phật Pháp.
Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp có đoạn:
....[SIZE=4]Nếu có người nào, được nghe pháp này, lòng tin bền chặt, tinh tiến tu trì, thường làm hạnh lành, được vui Niết Bàn. Kinh Niết Bàn nói: “Khi Phật còn sống, trong ao Ca La, có một con hến, nghe Phật thuyết pháp, liền bò lên bờ, ẩn trong đám cỏ, lắng nghe Phật nói. Có người chăn trâu, thấy số thính chúng, vây quanh đức Phật, mới chạy đến xem, vì muốn nghe pháp. Trong lúc vội vàng, giẵm lên con hến; nó liền chết nay, và được sinh lên, cõi trời Đao Lợi. Bấy giờ nó nghĩ, mình vốn là hến, vì nhân duyên gì, được sinh lên trời? Bấy giờ người trời, tự biết thân trước, nhờ nghe thuyết pháp, mới được sinh thiên, liền rời cung điện, đến trước chỗ Phật, đính lễ bái tạ. Phật lại nói pháp, cho người ấy nghe, sau khi nghe rồi, chứng được Sơ quả, chỉ nhờ nghe pháp, mà thành Chính Giác. Súc sinh còn thế, huống là thân người, thế nên phải gắng, chăm nghe Phật pháp, một lời vào tai, nhớ nghĩ thật kỹ, sẽ làm hạt giống, đạo quả Bồ Đề, muôn kiếp không dứt; căn lành tăng trưởng, nghiệp ác tiêu dần, phát Bồ Đề tâm, lập chí kiên cố, cầu đạo Vô Thượng, rộng độ chúng sinh, cùng tu đạo quả, cùng chứng Bồ Đề, tinh tiến tu hành, quyết không thoái chuyển, hiểu rõ tự tâm, quyết thành Phật đạo, thoát ly sinh tử, chứng nhập Niết Bàn. Hiện tiền đại chúng, hãy dốc lòng thành, quy mệnh kính lễ, Đức Đại Từ Phụ....
Vậy với trích dẫn này thì đạo hữu có thể giải nghi cho Ng-Chiếu được không ?
Kính.
hoatihon
09-17-2015, 08:48 AM
Chấp nê bất ngộ
http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/chapnebatngo_zps3mtqy5wn.jpg
lavinhcuong
09-17-2015, 09:17 AM
Cám ơn đ/h Lavinhcuong đã chia sẻ,
Như lời đạo hữu nói thì ngoài sinh Nhân ra thì các đường khác khó hoặc không chịu tu học theo Phật Pháp.
Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp có đoạn:
Vậy với trích dẫn này thì đạo hữu có thể giải nghi cho Ng-Chiếu được không ?
Kính.
Kính chào Nguyên Chiếu !
1. Cường nói chữ TU HỌC thì các cõi không có điều kiện thích hợp để TU HỌC như đức Phật đã thuýêt giảng về Bát Nạn.
2. Khi một vị Đại Giác Ngộ thuyết pháp thì âm ba vang vọng khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, những chúng sinh hữu duyên đều được lợi ích. Chư Tăng trong giáo đoàn thì nghe Phật giảng bằng tiếng Ấn độ cỗ, còn các cõi thì nghe bằng tâm ý, âm thanh của Phật đến được với muôn loài, đây là sự cảm nhận không qua ngôn ngữ.
3. Xin đừng lầm chuyện SINH THIÊN và chuyện được GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI.
Kính đáp !
Nguyên Chiếu
09-17-2015, 09:39 AM
3. Xin đừng lầm chuyện SINH THIÊN và chuyện được GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI.
Kính đáp !
Chào đ/h Lavinhcuong,
Chắc chắn rồi đạo hữu Lavinhcuong ạ, luân hồi và giải thoát là hai cụm từ rất rất khác nhau và ý nghĩa cũng khác nhau nhiều lắm, Ng-chiếu không ngộ nhận đâu đ/h.
Nhưng chúng ta đang bàn đến việc tu học của một chúng sanh kia mà, theo Ng-chiếu thì tất cả chúng sanh điều có thể Tu Học Phật Pháp, nhưng ở cõi Nhân thì sự Tu Học tương đối dễ hơn các cõi khác thôi.
Phật đã nói : Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành là vậy.
Chúc đ/h thân tâm thường an lạc.
lavinhcuong
09-18-2015, 08:43 AM
A di đà Phật!
Đầu tiên oi mình xin gửi lời chân thành xin lỗi và chân thành sám hối đối với đạo hữu Lavinhcuong va các quý hữu.
Kính nguoidienhocphat !
Chúng tôi sẽ rất sung sướng nếu bạn hiểu ra CHÂN TƯỚNG của sự vật, đồng nghĩa là bạn hiểu ra những điều CỐT LÕI của đạo Phật. Nhưng xem ra chúng tôi phải còn vất vả nhiều với "những biến tướng" của những tư tưởng Ngoại Đạo của bạn.
Mình mới ngồi thiền và thấy được những điều như sau xin chia sẽ đến quý hữu:
Khi một bậc giác ngộ thành Phật hay bồ tát thì linh hồn được chuỷên hóa thành điển (tạm hiểu là ánh sáng), linh hồn không cón gì nữa mà chỉ là điển, điển lực của các Ngài tồn tại mọi nơi trong vũ trụ này, tốn tại trong tam thiên đại thiên thế giới. Ở đâu cũng có sự hiện diện điển của Ngài. Khi đã Không thì còn gì là tồn tại nữa đâu, ngài đã thoát ra khỏi tam thiên đại thiên thế giới này rồi. Điển lực này chỉ có ở bậc giác ngộ còn phàm phu như mình thì vẫn còn linh hồn. Các ngài đã vượt ra ngoài cái vũ trụ này thành bất diệt vì không còn bị chi phối bởi tham sân si nữa. Nên nó đạt tới ch&4 chơn không thường trụ, không còn gì để dính mắc để ràng buộc níu kéo nữa. còn níu kéo còn ràng buộc nghĩa là còn ngã mê trong đó, chỉ khi thoát ngã mê thì mới đạt toàn năng toàn giác, thoát vòng sinh tử luân hồi, lúc đó không còn bất cứ cái gì trong vũ trụ chi phối nữa.
Khi đã liễu ngộ tất cả rồi thì đối với người đời sự hơn thua hay lời nói của thế gian chỉ còn là không. Cho dù đó là thiện hay ác buồn hay vui, t&t3 cả đối với các bậc giác ngộ đều là không không hết, không còn chất chứa gì trong tâm thức của bậc giác ngộ. ví dụ như còn suy nghĩ tức là còn mê trong đó, chỉ là nặng hay nhẹ mà thôi, còn khi đã toàn giác nó không còn ảnh hưởng đến nữa. Cho dù lời nói đó là hay hay là xấu, thì đối với bậc giác ngộ nó không còn thể tánh ở những lời nói đó. Trong mỗi thế tánh của mỗi lời nói là xấu hay là tốt, đối với bậc giác ngộ chính nó không còn thề tánh đối với Ngài nữa. Còn thể tánh là còn biết nó xấu hay tốt, còn khi đã không còn thể tánh thì bản chất lời nói đó đối với các Ngài không còn sự ràng buộc hay phải suy nghĩ làm chi.
Vì dụ như nghe một ông thấy giàng, có những điều đúng hay chưa đúng, mà ta còn ngồi phân tích để tìm ra những lời nói sai hay đúng của ông thầy rồi suy nghĩ đôi lúc bực bội, là biết mình đối với bản chất trong từng lời nói của ông thầy mính còn nắm giữ, mính còn thấy được là mình biết mình còn phải tu nữa, tu nữa. Tu làm sao không còn thấy thể tánh của lời nói đó nữa thì mới được.
Khi đạt được đến sự giác ngộ tương đối là sẽ có những cái khó khan thử thách đưa đến, ở bậc phàm phu như mình thì cái đó còn xa lắm, Khi giác ngộ tương đối sẽ có những thử thách đưa đến, những thử thach cao siêu hơnó được ví như những con vi rút vi khuẩn thì làm sao ta thấy được những sự thử thách này. Nhưng khi muốn đạt đến sự giác ngộ tuỵêt đối thì những con vi rút này cũng phải diệt trờ thành trống không thì mới thoát khỏi sinh tử luan hồi. Nó trờ thành như ly nước mà không có bất kỳ vi sinh vật nào ở trong đó nữa, nó phải tinh khiết như vậy. Đó là trở về cái chân tâm thường trụ, cái tri giác hằng biết, hay cái bổn lai diện mục bất sanh bất diệt.
A di đà Phật!
Tất cả những lời này là sự trà trộn, lợi dụng ngôn từ nghĩa lý Phật pháp để rao giảng cho Nhất Thần Giáo. Lời lẽ bạn dùng nghe như rất thuýêt phục nhưng vẫn còn là Ngoại Đạo (câu này có vẻ như rất mích lòng bạn đấy nhỉ !), biết làm sao hơn khi chủ đề của chúng ta là "Cần thiết phải phân biệt Phật đạo và Ngoại Đạo".
Bạn ơi ! Cái mà bạn gọi là "điễn" đó, Ấn Độ Giáo (Bà La Môn thờ đức Phạm Thiên) gọi là Prana _ chất DĨ THÁI . Điều bạn nói có vẻ như mới mẻ ở đây, nhưng "cũ xì" trong Ấn độ Giáo :
http://www.huongclass.com/e-book/man-and-his-bodies-/669-the-etheric-double.html
Bà A. Besant và Ông C.W. Leadbeater là hai nhà Thần Học người Anh đã hỗ trợ, dìu dắt Ông Krishnamurti xuất hồn lên Trời để học đạo với một vị Chân sư (là một vị Đại Tiên) từ khi Ông Krishnamurti còn bé.
Cường nghĩ vị Sư Phụ của lacphap.com cũng là một vị Chân Sư như vị Thầy của Ông Krishnamurti. Những lời dạy của những vị này thì LÀNH THIỆN, nhưng dầu lành thiện đến đâu vẫn là bị vướng chân trong Phàm (chữ Phàm này bao gồm luôn các vị Trời, bất kể Trời cao hay Trời thấp).
Vì sao gọi là PHÀM ?
Vì CHẤP CÓ, thấy cái gì cũng thiệt hết, linh hồn thiệt, điễn năng (prana _ dĩ thái, ánh sáng, ...đấng Thượng Đế, ....v....v...) cái gì cũng thiệt có. Cho nên có thiệt làm, thiệt trở về với Đại Ngã (mà bạn đã hiểu lầm là trở về với Chân Tâm Thường Trụ).
Mọi lý luận của bạn đều xoay quanh một cái cọc (thấy cái gì cũng thiệt), có khác đi chút đỉnh là sợi dây cột chúng ta vào cọc ban đầu thì chỉ dài 5 mét, sau khi bạn nói lời xin lỗi, sám hối thì sợi dây thành ra 6 mét hoặc giả là 10 mét, nó chỉ thay đổi sợi dây dài hơn chứ có phải là không có dây cột trói đâu.
Chủ đề này có tham vọng là trang bị cho những Phật tử còn hiểu lầm Phật đạo (tưởng rằng Phật Đạo có cùng một điểm đến với Ngoại đạo), trang bị cho quý vị một con dao bén để có thể cắt đứt sợi dây ấy. Nhưng sử dụng nó (con dao) hay không là tùy các bạn.
Kính !
hoatihon
10-26-2015, 05:49 PM
Kính Ban Quản Trị !
Con thiết kế bài này cho chủ đề "Cần thiết phải phân biệt Phật Đạo và Ngoại đạo", nhưng mãi từ sáng đến giờ, con không vào chủ đề đó được để gửi reply, nên tạm đăng ở đây, Kính xin Ban Quản Trị di chuyển dùm vào chủ đề trên.
Kính cám ơn !
__________
Luân hồi.
http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/luanhoi_zpsktuqshdf.jpg
Mục đồng
11-30-2016, 09:14 AM
Kính Admin, kính anh lavinhcuong, kính quý đạo hữu !
Nhận thấy hãy còn có những vấn đề hệ thuộc vào chủ đề "Cần thiết phải phân biệt Phật đạo và Ngoại Đạo", con xin được phép "tái đăng" những bài mà con đã tham luận ở Diễn đàn cũ. (20-01-2014)
Xin phép "chắp đuôi" vào đây, để chúng ta cùng suy tư nghiền ngẩm thêm, xin quý Thầy Cô góp ý chỉ dạy thêm.
Kính !
__________________
Điều-khác-biệt-giữa-Phật-đạo-và-Ngoại-Đạo
Kính tất cả quý tiền bối !
Mặc dầu hiện tại TOÀN THỂ PHÁP GIỚI ĐỀU NẰM TRONG THỂ CHÂN NHƯ THƯỜNG HẰNG MÀ PHẬT GIÁO TUYÊN THUYẾT (dĩ nhiên là có luôn tất cả các Giáo Phái Ngoại Đạo).
Mặc dầu rằng những tư tưởng Ngoại Đạo chỉ là sự lầm lẫn nhất thời của chúng sinh vô minh. Rồi tất cả những Vô minh này sẽ được xóa sạch, tất cả Ngoại đạo rồi sẽ đi vào "quỷ đạo" HÀNH TRÌNH CHÂN LÝ (chữ "quỷ" này không phải là Ma Quỷ mà là LỘ TRÌNH, ĐƯỜNG LỐI).
Nhưng đức Phật vẫn phải nói phân biệt cho Phật tử chúng ta "cái này đúng cái này sai, suy nghĩ như vậy là Mê lầm, Mê lầm thì sẽ không bao giờ đi đến Chân Lý được".
Vì muốn cho Phật tử chúng ta từ Mê đến Tỉnh, mà đức Phật chê trách Ngoại Đạo Tà Kiến, chớ không phải đạo Phật có "tâm hơn thua" với Ngoại đạo.
1. Thế nào là Ngoại đạo ?
Từ "NGOẠI ĐẠO" này được đạo Phật chỉ chung cho tất cả các cách tu hành chỉ nhằm phát triễn CÁI TÔI.
Lầm nhận CÁI TÔI là một thực thể _ hoặc nhỏ, hoặc to, hoặc yếu đuối, hoặc hoành tráng tuyệt vời (như những vị Thiên đế), hoặc xấu xí nhỏ nhen (như trùng bọ) hoặc có 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp như Chuyển Luân Thánh Vương. Tất cả những sự LẦM nhận ấy đều nhốt chặt chúng ta trong Sanh Tử Luân Hồi.
Xin mời các bác, quý đạo hữu xem bức ảnh này :
http://vnthuquan.net/user/kdg/Pic/may4.jpg
Có thật có một nhân vật nào trên mây hay không ? Thưa không !
Có thật có một đám mây mỹ miều hay không ? Thưa không !
Chỉ là hình ảnh nhất thời giả hiện, 5 phút sau chúng ta dòm lại thì rõ ràng "mọi hình ảnh vọng thấy đã không còn".
Mục đồng lấy hình ảnh đám mây thì mọi người dễ nhận ra CÁI VÔ NGÃ của đám mây, nhưng CÁI TÔI của chúng ta thì do tích tập mê lầm từ vạn thuở cho nên nó đã "tinh luyện thành một khối" RẤT KHÓ CÔNG PHÁ cho nó trở lại KHÔNG LÀ GÌ HẾT.
Những vị Trời, Thiên Đế, Đại Phạm, ......v....v... là gì ? Là những chúng sinh vô minh KIÊN CỐ CHẤP NGÃ.
Tất cả những lý thuyết, đường lối tu tập chỉ nhằm làm "phình to CÁI NGÃ" đều được Phật pháp định danh là Ngoại Đạo.
Gia Bảo
11-30-2016, 03:47 PM
Tất cả những lý thuyết, đường lối tu tập chỉ nhằm làm "phình to CÁI NGÃ" đều được Phật pháp định danh là Ngoại Đạo.
Kính chú Mục Đồng ! Xin chú cho cháu hỏi :
_ Theo chú nói, vậy đường lối tu tập của Phật đạo là Khiêm hạ, là thấy mình nhỏ bé như hạt bụi phải không ? Nếu vậy thì hình như có rất nhiều đạo giáo dạy cái này rồi, chứ có khác biệt gì đâu !
Kính !
Mục đồng
12-01-2016, 09:23 AM
Kính chú Mục Đồng ! Xin chú cho cháu hỏi :
_ Theo chú nói, vậy đường lối tu tập của Phật đạo là Khiêm hạ, là thấy mình nhỏ bé như hạt bụi phải không ? Nếu vậy thì hình như có rất nhiều đạo giáo dạy cái này rồi, chứ có khác biệt gì đâu !
Kính !
Kính chào Gia Bảo !
Đúng vậy ! Có rất nhiều Đạo giáo dạy phải khiêm hạ, Nho giáo (thuộc Nhân đạo) dạy rằng "Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư" (三人同行必有我師 _ ba người cùng đi, ắt trong đó ít nhất có một người có thể là Thầy ta, dạy được cho ta điều gì.) Lão giáo (thuộc Thiên đạo) dạy "Tri kỳ hùng, thủ kỳ thư, vi thiên hạ khê" (知 其 雄, 守 其 雌, 為 天 下 溪 _ dẫu ta có thực là anh hùng thì cũng nên giấu mình đi làm như mình là kẻ yếu hèn, hãy đứng chỗ thấp kém). Đạo Chúa (thuộc Thiên đạo) dạy :"Thánh đức đơn sơ tinh tuyền (sancta simplicitas) đánh bại mọi thứ khôn ngoan của con người trần tục" (x. Kinh kính chào các nhân đức) vì nó nhìn xem tất cả theo quan niệm của Chúa và coi mình chỉ là dụng cụ của Người. Ai hèn mọn theo nghĩa sâu xa trên sẽ bắt chước lòng khiêm nhu và nghèo khó của Chúa Kitô. Đó là hai rường cột của thái độ sống hèn mọn (x. L 7).
....v....v....
Đó là những điểm ĐỒNG của Phật giáo và Ngoại Đạo ai cũng biết, nhưng viết chủ đề này Mục đồng muốn nhấn mạnh đến những điểm DỊ (khác biệt) mà rất nhiều chức sắc cao cấp (Hòa thượng, Thượng Tọa, ....) của Phật giáo hãy còn nhập nhằng chưa phân biệt (dẫn đến "TẦM THƯỜNG HÓA ĐẠO PHẬT, thương mại hóa đạo Phật). Đây là một yếu tố góp phần làm hoại diệt Phật giáo.
------------
Tất cả những lý thuyết, đường lối tu tập chỉ nhằm làm "phình to CÁI NGÃ" đều được Phật pháp định danh là Ngoại Đạo.
Câu phát biểu trên, cụm từ "Phình to CÁI NGÃ" của Mục đồng mang ý nghĩa khác với chuyện Gia Bảo nghĩ :
1. _
_ Khi đi học, chúng ta thấy Thầy hay Cô đó là CON, EM của Thầy Hiệu Trưởng thì ta có phần nể nang hơn phải không ?
_ Khi đi làm, CON EM của Tổng Giám Đốc cũng tạo cho ta có sự kiêng dè phải không ?
_ Rồi hiện tại, "Bạn thân" của một vị Tổng Thống, cũng được có thế lực ngầm để làm chuyện phi pháp, phải không ?
Nói những điều trên để nói rằng "thị dục huyễn ngã" ngấm ngầm thúc đẩy ta cố gắng để được "thân cận", về gần với "người có thế lực lớn" (Thượng đế chẳng hạn).
2. _
Chúng ta nhiều người vẫn mong muốn được làm Thần Tiên, có khả năng cứu giúp người khác (như ông Bụt trong truyện cổ dân gian V.N).
_ Mong muốn thành Tiên đã khiến cho bà Tôn Bất Nhị (vốn là một mệnh phụ phu nhân) đã dùng chảo dầu sôi để tự hủy khuôn mặt đẹp (như Tiên) của mình, để có thể yên tâm tu luyện trong lò gạch bỏ hoang.
_ Cụ thể nhất là vị nữ Giáo Sư Anh Văn của Mục đồng đã từ bỏ "bục giảng" để đi bán dạo bánh ít kiếm tiền nuôi một "vị Tiên Cô" đang bệnh nằm nhà.
--------
Vì sao có nhiều người có thể làm được những việc "phi thường" như thế ? Vì những việc ấy hứa hẹn sẽ đưa đến một "ngôi vị cao" bên kia cửa Tử.
Đấy chữ "phình to" của M.Đ là như thế đấy ! Có thể núp dưới hình thức "teo nhỏ" nhưng mong ước đạt được một kết quả TO TÁT.
Kính !
nguoidien
12-01-2016, 09:30 PM
.....
Vì sao có nhiều người có thể làm được những việc "phi thường" như thế ? Vì những việc ấy hứa hẹn sẽ đưa đến một "ngôi vị cao" bên kia cửa Tử.
Đấy chữ "phình to" của M.Đ là như thế đấy ! Có thể núp dưới hình thức "teo nhỏ" nhưng mong ước đạt được một kết quả TO TÁT.
Này chú Mục đồng kia ! Há không phải đạo Phật cũng hứa hẹn một cuộc sống huy hoàng tráng lệ "bên kia cửa tử" hay sao ? Cụ thể là pháp môn Tịnh Độ đó, người nào niệm danh hiệu Phật A Di đà thì sẽ được về Tây phương cực lạc, ở đó thì sung sướng trăm bề, bảy báu (vàng bạc lưu ly pha lê xà cừ, .......) đầy đường đầy ngõ. Theo như chú nói thì giáo phái Tịnh độ là Ngoại đạo rồi.
Chú giải thích ra sao với chuyện này ?
Rồi những người tu Phật, ai cũng mong thành Phật kia mà, như vậy thì Phật tử cũng là Ngoại đạo tuốt hay sao ?
Mục đồng
12-02-2016, 08:42 AM
Này chú Mục đồng kia ! Há không phải đạo Phật cũng hứa hẹn một cuộc sống huy hoàng tráng lệ "bên kia cửa tử" hay sao ? Cụ thể là pháp môn Tịnh Độ đó, người nào niệm danh hiệu Phật A Di đà thì sẽ được về Tây phương cực lạc, ở đó thì sung sướng trăm bề, bảy báu (vàng bạc lưu ly pha lê xà cừ, .......) đầy đường đầy ngõ. Theo như chú nói thì giáo phái Tịnh độ là Ngoại đạo rồi.
Chú giải thích ra sao với chuyện này ?
Rồi những người tu Phật, ai cũng mong thành Phật kia mà, như vậy thì Phật tử cũng là Ngoại đạo tuốt hay sao ?
Trước tiên xin kính mời nguoidien và quý đạo hữu đọc lại chủ đề Hỏi về "Hoa khai kiến Phật, ngộ vô sanh" :
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/96-H%E1%BB%8Fi-v%E1%BB%81-quot-Hoa-khai-ki%E1%BA%BFn-Ph%E1%BA%ADt-ng%E1%BB%99-v%C3%B4-sanh-quot
Dạ ! theo Mục đồng, do bởi hầu hết chúng ta đều nhận ra cuộc sống này "niềm vui thì chẳng tày gang, mà nỗi buồn sự thống khổ thì ngập tràn như biển lớn", chúng ta ai cũng đều mong thoát khổ được an vui sung sướng. Người có căn cơ Đại Thừa, Nhất Thừa (đã nhiều kiếp tu hành) thì ít, mà những người vừa từ ba đường Ác lên thì nhiều; làm thế nào Phật pháp có thể giúp ích cho họ được ?
Đạo Phật có bỏ mặc kệ những chúng sanh nhiều Ác Nghiệp tha hồ sống mãi trong tối tăm, phiền não ngập tràn hay không ? Vì lý do đó Đạo Phật đã mở ra Phương Tiện Vãng Sanh. Nghĩa là chỉ cần những người khốn khổ kia có NIỀM TIN với Đức Phật A Di Đà và máy môi niệm vài lần Phật hiệu (tức gieo duyên) thì sẽ được tha lực Chư Phật hút về Tây Phương Cực Lạc. Có thể nói Tây Phương Cực Lạc là một "Trường dạy đạo" bằng phương pháp "Mẫu Giáo", đầy tình thương, êm ái nhẹ nhàng (chớ không gian khổ khắc nghiệt như cõi Ta Bà này).
Thoạt nghe chúng ta nghĩ rằng : Đích đến của Ngoại Đạo là Đại Ngã (cái Ngã lớn), là Thần Tiên Thượng Đế; đích đến của pháp môn Tịnh Độ cũng nhằm thỏa mãn cho CÁI TÔI (hứa hẹn Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, hứa hẹn thành Phật) thì có khác gì nhau đâu.
Dạ thưa không phải vậy ! Với Ngoại Đạo thì dù có thân xác (Sắc uẫn) hay không có thân xác (4 cõi Trời Vô Sắc) thì cái MÊ LẦM VỀ BẢN NGÃ vẫn "sầm sầm một đống".
Với pháp môn Tịnh Độ thì từ khi vãng sanh, nhập thai trong hoa sen cho đến khi ra thai (Hoa nở) thì hành giả hãy còn mê lầm Ngã Tướng; sau khi nhuần gội trong thai sen một thời gian dài, đến lúc sạch Ác nghiệp, hành giả ra thai thì như "con tằm lột xác" (con bướm bay ra, kén tằm ở lại), hành giả thấy mình không có Ngã nữa (gọi là "Hoa khai kiến Phật ngộ Vô Sanh).
Pháp môn Tịnh Độ là phương tiện tạm nương theo CHẤP NGÃ để đi đến thực chứng VÔ NGÃ. Còn Ngoại Đạo không bao giờ buông cái CHẤP NGÃ, chính vì không buông CHẤP NGÃ cho nên mãi theo CÁI GIẢ NGÃ ấy mà lên xuống luân hồi.
Kính !
Tuấn Kiệt
12-02-2016, 04:15 PM
Kính chú Mục Đồng !
Cám ơn chú đã phân tích, nhưng cho cháu hỏi : hình như trong đám ngoại đạo vẫn có nhóm chủ trương "chết là hết", Họ không hứa hẹn gì bên kia cửa tử cả. Vậy có phải nhóm này KHÔNG CHẤP NGÃ chăng ?
Kính !
Mục đồng
12-03-2016, 10:42 AM
Kính chú Mục Đồng !
Cám ơn chú đã phân tích, nhưng cho cháu hỏi : hình như trong đám ngoại đạo vẫn có nhóm chủ trương "chết là hết", Họ không hứa hẹn gì bên kia cửa tử cả. Vậy có phải nhóm này KHÔNG CHẤP NGÃ chăng ?
Kính !
Cám ơn Tuấn Kiệt đã hỏi.
Cho rằng "chết là hết", khi xưa đức Phật xếp vào loại Tư tưởng Đoạn Kiến _ vẫn là Ngoại Đạo, cụ thể là phái A-kì-đa Sí-xá-khâm-bà-la _ zh. 阿耆多翅舍欽婆羅, pi. ajita-kesakambarin _ Ajita- kesakhamboda.
Họ vẫn CHẤP NGÃ (mê lầm Ngã Tướng) trong hình thức thô thiễn nhất.
Có 2 lý do khiến cho quan điểm này được hình thành và phát triễn :
1._ Do vì không có Nghiệp cảm với các loài khác (Ma , Quỷ, Thần Tiên) cho nên họ không hề biết hay cảm nhận thế giới nào khác ngoài thế giới hiện hữu (con người, súc sinh, côn trùng, thảo mộc,.....).
2. _ Do vì không có Duyên được trực tiếp nhận sự hỗ trợ giúp đở của Thần Tiên (hay Ma Quỷ), nên không tin có thế giới khác.
Do không tin rằng Thần Thức sẽ còn tồn tại "bên kia của tử" cho nên họ sống hồn nhiên, thậm chí là hoang sơ như con heo con bò, điều họ tin là "khôn sống, mống chết", "mạnh được yếu thua", "cá lớn nuốt cá bé". Ngày nay những người thuộc loại này thì nhiều vô kể, đó là những nhóm Hippi, Hiện Sinh, "Xì ke" Ma Túy, "Xã Hội Đen", .....
Dù rằng không tin, nhưng sự thực tâm hồn họ rất yếu đuối. Sau khi bỏ xác, nếu họ không tạo Ác Nghiệp gì quá đáng, không gây Thiện Nghiệp gì quan trọng, Thần thức của họ sẽ dật dờ bất định, họ sẽ gia nhập vào thế giới Ma Quỷ, mà làm loại Tinh Linh, Ly, Mị, Vọng, Lượng ... một thời gian từ vài mươi năm trở lên, rồi cũng đầu thai qua cõi khác.
Người Phật tử chân chính nên tránh những tư tưởng cực đoan này, vì dù ta không chấp nhận luật Nhân Quả, vẫn bị Nhân Quả chi phối, không sai "một mảy lông", vì mọi chuyện ta làm ta nghĩ đều in dấu ấn trong Tiềm Thức (Mạt Na Thức), những dấu ấn này sẽ chiêu cảm quả báo trong tương lai.
Kính !
Gia Bảo
12-03-2016, 04:19 PM
Cám ơn Tuấn Kiệt đã hỏi.
Cho rằng "chết là hết", khi xưa đức Phật xếp vào loại Tư tưởng Đoạn Kiến _ vẫn là Ngoại Đạo, cụ thể là phái A-kì-đa Sí-xá-khâm-bà-la _ zh. 阿耆多翅舍欽婆羅, pi. ajita-kesakambarin _ Ajita- kesakhamboda.
Họ vẫn CHẤP NGÃ (mê lầm Ngã Tướng) trong hình thức thô thiễn nhất.
......
Kính chú Mục đồng !
Chú nói người có TƯ TƯỞNG ĐOẠN KIẾN là Ngoại Đạo, cháu nhớ trong Kinh Pháp Hoa, có vị cổ Phật hể nghe ở đâu có diễn thuyết Kinh Pháp Hoa thì đều đến tán thán, vậy đạo Phật là THƯỜNG KIẾN chăng ?
Kính xin chú mở "cái gút thắt" này dùm cho cháu.
Mục đồng
12-04-2016, 08:11 AM
Kính chú Mục đồng !
Chú nói người có TƯ TƯỞNG ĐOẠN KIẾN là Ngoại Đạo, cháu nhớ trong Kinh Pháp Hoa, có vị cổ Phật hể nghe ở đâu có diễn thuyết Kinh Pháp Hoa thì đều đến tán thán, vậy đạo Phật là THƯỜNG KIẾN chăng ?
Kính xin chú mở "cái gút thắt" này dùm cho cháu.
Cám ơn Gia Bảo đã hỏi.
Vậy là G/B đã nhập nhằng giữa THƯỜNG KIẾN và THƯỜNG TRỤ rồi !
Đức Phật Đa Bảo xuất hiện trong Kinh Pháp Hoa là ẫn dụ cho thể Pháp Thân THƯỜNG TRỤ, thể này thì không sinh diệt nhưng thường không có hóa hiện trong CÕI VÔ MINH, vì CÕI VÔ MINH chỉ là "ảo ảnh trong mơ", không là cái gì hết đối với Chân Lý Tuyệt Đối CHÂN THƯỜNG.
THƯỜNG KIẾN là Kiến Chấp rằng "Cái phần tâm linh của mỗi một cá thể (được gọi là Linh Hồn) khi xác thân theo luật vô thường mà hoại diệt, thì cái Linh Hồn này sẽ vẫn còn nguyên, có thể Linh Hồn lang thang trong các cõi, nhưng dù làm gì đi nữa (trong Hỏa ngục hay lên Thiên đường) cái Linh Hồn này vẫn còn mãi. Vậy mọi người hãy chọn còn mãi trên Thiên Đường, đừng để còn mãi trong Địa Ngục (hay Hỏa ngục).
Hồi thời đức Phật đã có 5 giáo phái chủ trương THƯỜNG KIẾN này, chủ trương Linh Hồn bất tử, cuộc sống bên kia thế giới _ Thiên Đàng _ mới là cuộc sống thật, mới là chỗ nương về của tất cả chúng sinh.
Chính Giáo phái Lõa thể _ 尼乾陀若提子 _ NI-KIỀN-ÐÀ NHÃ-ÐỀ TỬ : gọi tắt là NI-KIỀN TỬ _ Nigrantha Jnatiputra _ có chỗ gọi là Kỳ Na giáo _ lại là tích cực (cực đoan) nhất trong tất cả các Giáo Phái Thường kiến.
Kính quý đạo hữu, đối với những nhóm Vô Thần, Duy Vật, ...... chủ trương ĐOẠN KIẾN (chết là hết) thì đa phần Phật tử chúng ta không ai lầm hết, nhưng một điều đáng buồn là đối với chủ trương THƯỜNG KIẾN thì đa số Phật tử lại "mờ ớ, nhập nhằng", trong đó có cả những vị lảnh đạo một Tông phái Phật Giáo, như Hòa Thượng Tịnh Không đã tuyên bố ngay tại Tịnh Tông Học Hội :
Trước hết chúng ta phải hiểu rõ cái ‘tánh’ này, Phật tánh, Pháp tánh là không sanh không diệt. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. Tánh không sanh không diệt; nếu ‘tánh’ mê rồi thì biến thành ‘thức’. Chúng ta thường kêu bằng linh hồn. Linh hồn là gì? Ðó là tự tánh mê rồi thì biến thành ra hình trạng này, biến ra linh hồn; linh hồn đi đầu thai trong lục đạo. Không kể là đầu thai bằng phương cách nào thì nó cũng không sanh không diệt. Ðến khi nào giác ngộ rồi thì thành Bồ Tát, thành Phật. Giác ngộ thì được đại tự tại, không giác ngộ thì bị nghiệp lực chuyển. Thí dụ như lúc còn sống [chúng sanh] tạo thiện nghiệp, tâm thiện, niệm thiện, hành động thiện, hoàn cảnh sanh sống của họ là cõi người hay là cõi trời (cõi trời có 28 tầng). Nếu như tâm của họ không thiện, tư tưởng không thiện, hành vi không thiện, tương lai họ sẽ sanh vào cõi ngạ quỷ, súc sanh, hoặc là địa ngục.
Cho nên thần thức, chúng ta gọi là linh hồn, đi đầu thai chứ không bị mất đi; nó sẽ chuyển biến chứ không tiêu diệt. Nếu nó giác ngộ thì sẽ chuyển thành Phật tánh, nếu mê thì chuyển thành thần thức; Nó sẽ chuyển biến tuỳ theo mê hay ngộ và vĩnh viễn không tiêu diệt. Cho nên nếu bạn hiểu thật rõ cái chân tướng sự thật này, bạn sẽ không sợ chết nữa. Tại sao vậy? Vốn là không có sanh tử. Sanh tử là cái gì? Chỉ là thay đổi thân thể, thay đổi hoàn cảnh sinh sống thôi.”
Đoạn văn trích dẫn màu tím ở trên là của Hòa thượng T.K.... giảng tại Tịnh Tông Học Hội, Úc Châu 23-06-2003
Chính H.t đã không nắm được điều cơ bản của Phật pháp rằng chúng ta sống bằng Ý Thức chấp Ngã _ từ phổ thông gọi là Linh Hồn. Linh Hồn thì GIẢ HỢP nên Sinh Tử Luân Hồi. BẢN THỂ CHÂN TÂM tạm xem như là "hình nền" của Linh Hồn, cái này mới BẤT SINH BẤT DIỆT. Căn bản Phật pháp là KHÔNG CHẤP NHẬN LINH HỒN LÀ BẢN NGÃ (nó chỉ là một hợp thể tạm có).
Người lảnh đạo mấy triệu tín đồ Tịnh Tông mà còn hiểu lầm Phật pháp một cách tai hại như thế thì bảo sao người bình dân có được CHÍNH KIẾN về Phật pháp.
Hiện tại đã có rất nhiều Phật tử (kể cả một vài vị lảnh đạo Tông phái) THÂN QUY Y PHẬT, NHƯNG TÂM HƯỚNG THEO NGOẠI ĐẠO. Đây là điều đáng buồn mà ngày xưa Ngài A Nan đã nằm mơ thấy trước "SƯ TỬ TRÙNG THỰC SƯ TỬ NHỤC" (chính vòi bọ trong bụng sư tử GIẾT sư tử).
Xin nhắc lại THƯỜNG KIẾN là cho rằng Linh hồn ta bất sinh bất diệt (còn mãi).
Chân lý Phật pháp _ Thể Pháp Thân _ thì THƯỜNG TRỤ.
Linh Hồn như "bóng đêm đầy ma quái", Chân Lý Phật pháp như "Ánh Sáng Mặt Trời". Khi "Ánh Sáng Mặt Trời" xuất hiện là lúc "bóng đêm đầy ma quái" tự biến mất. Sáng và Tối không thể chung cùng !
Kính !
Gia Bảo
12-04-2016, 04:53 PM
Cám ơn chú Mục Đồng đã vì cháu mà phân biệt, giải thích. Nhưng xin chú cho cháu hỏi thêm: Thường kiến thì không được, Đoạn kiến cũng không xong; vậy thế nào mới đúng theo giáo lý Phật pháp ? Ở lưng chừng _ Trung Đạo _ chăng ? Nếu có thể được, xin chú giải thích thêm "Thế nào mới là Phật pháp ?"
Kính !
colaihi
12-04-2016, 09:19 PM
Cám ơn chú Mục Đồng đã vì cháu mà phân biệt, giải thích. Nhưng xin chú cho cháu hỏi thêm: Thường kiến thì không được, Đoạn kiến cũng không xong; vậy thế nào mới đúng theo giáo lý Phật pháp ? Ở lưng chừng _ Trung Đạo _ chăng ? Nếu có thể được, xin chú giải thích thêm "Thế nào mới là Phật pháp ?"
Kính !
Chào quý vị, chào Gia Bảo !
Con trai ơi, sao con lại đưa chữ "Trung đạo" vào đây ? Theo bà già lẫm cẫm này thì từ Trung đạo không có dính dáng gì đến Đoạn Kiến Thường Kiến cả. Để bà già này "ăn cơm hớt" của chú Mục đồng trong chi tiết này nhé !
Trung đạo (zh. zhōngdào 中道, ja. chūdō, sa. madhyamāpratipad, pi. majjhimāpaṭipadā) là từ được dùng theo nhiều quan điểm.
1. _ Với Tiểu Thừa thì Trung đạo là thái độ tu hành không thái quá (khổ hạnh, ép xác như Ngoại đạo) không bất cập (buông lung giải đải). Bắt nguồn từ thái độ nhận cúng dường bát sữa sau những ngày khổ hạnh của Sa Môn Cồ Đàm. Phật dạy : dây đàn chùng quá thì không kêu được, căng quá thì sẽ đứt.
2. _ Với Đại Thừa thì Trung Đạo là :
...............a) Trong Trung quán tông, Trung đạo được trình bày rõ nhất với quan điểm tám phủ nhận (bát bất) của Long Thụ rằng Chân Như thì Không diệt, không sinh, không đứt đoạn, không thường còn, không là một, không đa dạng, không đến, không đi.
...............b) Theo Duy thức tông, Trung đạo được hiểu là vừa không xem sự vật tồn tại thật sự (vì sự vật thực tế không hề tồn tại), vừa cũng không cho rằng sự vật không hề có (vì sự vật tồn tại đối với ảo giác tâm lí).
...............c) Theo Thiên Thai tông, Trung đạo là sự nhận thức rằng, mọi sự vật trống rỗng, chúng không có một thật thể độc lập, nhưng đồng thời chúng có giá trị nhất định, tạm thời—vì chúng là những trình hiện nên có một thọ mệnh nhất định.
3. _ Với Nhất Thừa do thấy CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU cho nên tuy thấy tất cả chúng sinh chẳng khác nào nhân vật hoạt hình, nhưng vẫn không thôi Độ Sinh (Độ Sinh mà chẳng Độ Sinh gì !)
Đó là những gì lão hũ sưu tầm được, xin kính chia sẻ !
Mến !
Mục đồng
12-05-2016, 08:06 AM
Cám ơn chú Mục Đồng đã vì cháu mà phân biệt, giải thích. Nhưng xin chú cho cháu hỏi thêm: Thường kiến thì không được, Đoạn kiến cũng không xong; vậy thế nào mới đúng theo giáo lý Phật pháp ? Ở lưng chừng _ Trung Đạo _ chăng ? Nếu có thể được, xin chú giải thích thêm "Thế nào mới là Phật pháp ?"
Kính !
Chào Gia Bảo !
Theo Phật Giáo thì rất nhiều điều được xem là Tà Kiến, nhưng Thường Kiến và Đoạn Kiến có thể xem là quan trọng nhất, cả hai đều đặt trên nền tảng "Mê lầm Bản Ngã", nếu có những Kiến giải nào khác ("lưng chừng") do Mê lầm Bản Ngã thì vẫn là Ngoại đạo.
Điều cơ bản nhất của đạo Phật là không Mê lầm Bản Ngã, tất cả Chư Tăng Ni (trong đạo Phật) mà còn Mê lầm Bản Ngã thì dù là Thượng Tọa hay Trưởng lão gì cũng là Ngoại Đạo tuốt. Về hạng người này đức Phật đã có ví dụ "người thợ săn khoát áo da nai" (để tiếp cận đàn nai mà săn bắt). Là Tăng Bảo mà tuyên bố "Linh Hồn bất tử" thì người này là "Ma bảo", không xứng đáng là Phật tử.
Đúng như "bà bà" colaihi nói "Gia Bảo đã dùng sai cụm từ Trung Đạo".
Còn về "Thế nào mới là Phật pháp ?" thì xin mời Gia Bảo đọc lại chủ đề "Nhất Thừa là gì ?", trong đó bác nguoiaolam đã giải thích cặn kẽ, (trong chủ đề ấy Gia Bảo cũng có ý kiến mà !)
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/48-Nh%E1%BA%A5t-Th%E1%BB%ABa-l%C3%A0-g%C3%AC
Mến !
Tuấn Kiệt
12-06-2016, 07:09 AM
Chào Gia Bảo !
Theo Phật Giáo thì rất nhiều điều được xem là Tà Kiến, nhưng Thường Kiến và Đoạn Kiến có thể xem là quan trọng nhất, cả hai đều đặt trên nền tảng "Mê lầm Bản Ngã", nếu có những Kiến giải nào khác ("lưng chừng") do Mê lầm Bản Ngã thì vẫn là Ngoại đạo.
Điều cơ bản nhất của đạo Phật là không Mê lầm Bản Ngã, tất cả Chư Tăng Ni (trong đạo Phật) mà còn Mê lầm Bản Ngã thì dù là Thượng Tọa hay Trưởng lão gì cũng là Ngoại Đạo tuốt. Về hạng người này đức Phật đã có ví dụ "người thợ săn khoát áo da nai" (để tiếp cận đàn nai mà săn bắt). Là Tăng Bảo mà tuyên bố "Linh Hồn bất tử" thì người này là "Ma bảo", không xứng đáng là Phật tử.
Đúng như "bà bà" colaihi nói "Gia Bảo đã dùng sai cụm từ Trung Đạo".
Còn về "Thế nào mới là Phật pháp ?" thì xin mời Gia Bảo đọc lại chủ đề "Nhất Thừa là gì ?", trong đó bác nguoiaolam đã giải thích cặn kẽ, (trong chủ đề ấy Gia Bảo cũng có ý kiến mà !)
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/48-Nh%E1%BA%A5t-Th%E1%BB%ABa-l%C3%A0-g%C3%AC
Mến !
Kính chú Mục đồng ! Con thật không tin những vị Thượng Tọa vẫn còn mê lầm bản Ngã, vì các Thầy đã được đào tạo bài bản, nếu không nắm vững những điều này là sao qua được Trung cấp Phật Học ?
Ngoài mê lầm bản Ngã ra, theo chú còn có điểm nào khác để xác tín rằng "vị Giảng Sư hãy còn tín hướng Ngoại Đạo" hay không ?
Kính !
Mục đồng
12-06-2016, 08:16 AM
Kính chú Mục đồng ! Con thật không tin những vị Thượng Tọa vẫn còn mê lầm bản Ngã, vì các Thầy đã được đào tạo bài bản, nếu không nắm vững những điều này là sao qua được Trung cấp Phật Học ?
Xin chào Tuấn Kiệt !
Nói chi là Trung Cấp Phật Học (hình như bài học chỉ để "trả bài" lấy điểm) có những vị Tiến sĩ Danh Dự vẫn còn lầm bản Ngã thay !
Ngoài mê lầm bản Ngã ra, theo chú còn có điểm nào khác để xác tín rằng "vị Giảng Sư hãy còn tín hướng Ngoại Đạo" hay không ?
Kính !
Cám ơn Tuấn Kiệt đã hỏi điều này (vì Mục đồng đã sơ sót chưa nói đến).
1. _ MÊ THIỆN PHÁP
Kinh Hoa Nghiêm có câu "Vong thất Bồ Đề tâm, tu chư Thiện Nghiệp, thị danh Ma Nghiệp", nghĩa là : Nếu hành giả bỏ qua, quên mất chí nguyện "hướng tâm đến Giác Ngộ Tuyệt đối", mà đam mê làm việc Thiện, thì đó là Ma Nghiệp.
Về chuyện làm việc Thiện (chấp Thiện) thì Ngoại Đạo có phần trổi hơn đạo Phật đấy. Ngày nay các đình chùa tự viện cũng chạy đua với Ngoại Đạo trong công tác làm việc Thiện. Làm việc Thiện thì tốt rồi, nhưng ngoài cái chăm chú làm việc Thiện ra, các Thầy Cô không hề biết rằng làm như vậy vẫn CHƯA THẬT SỰ LÀ CON PHẬT (đệ tử Phật). Đệ tử Phật phải hướng tâm về Chân Lý Tuyệt Đối mà làm Phật sự, chớ không phải chỉ hướng tâm về điều Thiện.
Bởi cớ sao ? Bởi trong cõi Ảo Ảnh này đã huyễn lập nên 2 thái cực Thiện & Ác, dầu MÊ trong Ác Nghiệp hay MÊ trong Thiện Nghiệp cũng đều là MÊ cả, mà MÊ thì không Giác Ngộ _ TỈNH _ được.
......
Mục đồng
12-07-2016, 09:38 AM
.....
Ngoài mê lầm bản ngã ra, theo chú còn có điểm nào khác để xác tín rằng "vị giảng sư hãy còn tín hướng ngoại đạo" hay không ?
Kính !
1. _ Mê thiện pháp.
2. _ Chấp Tịnh Thanh
Mặc dầu đạo Phật đã phương tiện dạy Nhân Thiên Thừa, Nhị Thừa, Những Giáo lý này dạy phải giữ Giới, phải lánh xa chốn phồn hoa đô hội, phải giữ tâm thanh tịnh, phải buông xả mọi phàm tính.
Nhưng câu hỏi của Tuấn Kiệt là "Giảng sư hãy còn tín hướng Ngoại đạo", nên buộc lòng kẻ chăn trâu này phải nói đụng chạm đến chỗ thiếu sót của các Giảng sư. Nếu Giảng sư hiểu thấu đến chỗ thiết yếu của Phật pháp thì dù phương tiện nói "phải Tịnh Thanh" (phải lắng lòng giữ tâm ý trong sạch) vẫn không có lỗi. Còn nếu không hiểu rằng "những điều này chỉ là phương tiện pháp", thì vị Giảng sư ấy hãy còn tín hướng Ngoại Đạo.
Đơn cử như H.t Nhất Hạnh dạy môn đồ "Thiền trong mỗi bước chân đi" điều này đúng là Phật pháp rồi, nhưng sai là trong tâm ý H.t cho là "Niết Bàn chỉ bấy nhiêu đó" (trong "40 Định Đề của Làng Mai"). Nếu Niết Bàn chỉ bấy nhiêu đó, thì chưa phải là Niết Bàn của đạo Phật, mà là Niết bàn của khái niệm, Niết Bàn của Thần Tiên Ngoại đạo. Sai ở chỗ H.t cho rằng mình hiểu như thế là mình đã đạt đến Niết Bàn, không đâu Chân Lý của đạo Phật không chỉ đơn thuần là KHÁI NIỆM. Điều này Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác đã nói "Sai một chút xíu đã cách xa ngàn dặm":
Sai một ly, đi một dặm
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/phibatphi_zpse4e47e95.jpg
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/102-Ch%E1%BB%A9ng-%C4%90%E1%BA%A1o-Ca-_-V%C4%A9nh-Gia-Hu%E1%BB%B3%C3%AAn-Gi%C3%A1c?p=2488&viewfull=1#post2488
duyngudocton
12-07-2016, 04:20 PM
1. _ Mê thiện pháp.
2. _ Chấp Tịnh Thanh
Mặc dầu đạo Phật đã phương tiện dạy Nhân Thiên Thừa, Nhị Thừa, Những Giáo lý này dạy phải giữ Giới, phải lánh xa chốn phồn hoa đô hội, phải giữ tâm thanh tịnh, phải buông xả mọi phàm tính.
Nhưng câu hỏi của Tuấn Kiệt là "Giảng sư hãy còn tín hướng Ngoại đạo", nên buộc lòng kẻ chăn trâu này phải nói đụng chạm đến chỗ thiếu sót của các Giảng sư. Nếu Giảng sư hiểu thấu đến chỗ thiết yếu của Phật pháp thì dù phương tiện nói "phải Tịnh Thanh" (phải lắng lòng giữ tâm ý trong sạch) vẫn không có lỗi. Còn nếu không hiểu rằng "những điều này chỉ là phương tiện pháp", thì vị Giảng sư ấy hãy còn tín hướng Ngoại Đạo.
Đơn cử như H.t Nhất Hạnh dạy môn đồ "Thiền trong mỗi bước chân đi" điều này đúng là Phật pháp rồi, nhưng sai là trong tâm ý H.t cho là "Niết Bàn chỉ bấy nhiêu đó" (trong "40 Định Đề của Làng Mai"). Nếu Niết Bàn chỉ bấy nhiêu đó, thì chưa phải là Niết Bàn của đạo Phật, mà là Niết bàn của khái niệm, Niết Bàn của Thần Tiên Ngoại đạo. Sai ở chỗ H.t cho rằng mình hiểu như thế là mình đã đạt đến Niết Bàn, không đâu Chân Lý của đạo Phật không chỉ đơn thuần là KHÁI NIỆM. Điều này Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác đã nói "Sai một chút xíu đã cách xa ngàn dặm":
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/102-Ch%E1%BB%A9ng-%C4%90%E1%BA%A1o-Ca-_-V%C4%A9nh-Gia-Hu%E1%BB%B3%C3%AAn-Gi%C3%A1c?p=2488&viewfull=1#post2488
Chú Mục đồng nè ! Chú nói "cái Niết Bàn mà H.t Nhất Hạnh nói là Niết Bàn khái niệm" Vậy Niết Bàn thực sự của đạo Phật là gì ? như thế nào ? Chú nói thử xem !
Mục đồng
12-08-2016, 08:23 AM
Chú Mục đồng nè ! Chú nói "cái Niết Bàn mà H.t Nhất Hạnh nói là Niết Bàn khái niệm" Vậy Niết Bàn thực sự của đạo Phật là gì ? như thế nào ? Chú nói thử xem !
Kính chú duyngudocton !
Dạ ! Thực sự thì cháu chưa biết "Niết Bàn thực sự" của đạo Phật là gì !
Cháu chỉ nhớ qua Kinh sách Phật giáo rằng :
Một đệ tử của Phật khi hội đủ nhân duyên (Công Hạnh và Thiền Định) thì được nhất thời chứng ngộ. Cái chứng ngộ đó có cạn có sâu, nhưng tựu chung vẫn là giây phút tạm không có sự hiện diện của Ý Thức. Trạng thái "lạc lõng bơ vơ" do "mất mình" ấy nếu chỉ thoáng qua vài giây (nhà Thiền thì gọi là Kiến Tánh, cũng gọi là "Hội ngộ Chủ Nhân Ông") được định danh là đã Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn); còn nếu "an trú" trong trạng thái ấy lâu hơn 5 phút, 10 phút, vài mươi phút, thì chứng tỏ vị này đã đạt được những quả vị cao hơn (Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán _ Nhứt Vãng Lai, Bất Lai và Vô Sanh).
Do vì "mất mình" cho nên nếu ai hỏi "Ông đã chứng ngộ được gì ?" thì hành giả liền phủ nhận "chẳng có gì !" :
Phật pháp giả tức phi Phật pháp
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KKC18_zps48921789.jpg
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/4-Kinh-Kim-Cang-%E1%BA%A3nh-h%C3%B3a?p=175&viewfull=1#post175
bất nhập sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KKC19_zpsfe2f0362.jpg
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/4-Kinh-Kim-Cang-%E1%BA%A3nh-h%C3%B3a?p=176&viewfull=1#post176
.......
Kinh cũng nói rằng vị A La Hán khi cảm thấy nhàm chán cõi đời ô trọc đầy nhiễu nhương vất vả, Ngài quyết định bỏ xác, bèn kiếm chỗ ngồi Thiền, lần lượt nhập sâu vào các Tầng Thiền rồi cuối cùng nhập vào Diệt Tận Định. Thế là xong! Nhịp tim ngừng lại, hơi thở dứt, Ý Thức đã bị "đóng băng", lúc bấy giờ Ngài thoát ra thuần sống bằng A Lại Da Tâm (không có sự hiện diện của Ý Thức nữa) Không có sự hiện diện của Ý Thức, thì "mộng cảnh" tức không gian và thời gian cũng không có, do đó nếu cần diễn tả thì có thể nói "đó là chốn An Lạc Niết Bàn".
Như thế một vị A La hán khi còn tại thế chỉ có ký ức về lần "hội ngộ A La Da Tâm" chứ chưa hề biết Niết Bàn là gì ? ra sao ? Sau khi nhập Diệt Tận Định thì Ngài sống hẵn với A Lại Da Tâm, được gọi là Niết Bàn.
Là Phật tử Đại Thừa, tất cả chúng ta đều thuộc nằm lòng "Tứ Hoằng Thệ Nguyện" :
Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ—Tức là Nguyện độ hết chúng sanh.
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn —Tức là Nguyện chấm dứt giải trừ tất cả vô vàn phiền não.
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học —Tức là Nguyện học vô lượng Phật pháp.
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành —Tức là Nguyện làm mãi cho đến toàn chứng Chân Lý Tuyệt Đối.
Cho nên Phật tử Đại Thừa dầu có biết Bản Thể Tâm hay chưa, cũng không có quyền mệt mõi nhàm chán, tìm cách nhập vào Niết Bàn An Lạc, mà phải "hướng về chúng sinh" làm mãi cho đến khi HOÀN TOÀN GIÁC NGỘ, cũng đồng nghĩa ĐỘ TẬN CHÚNG SINH.
Tuệ Thức
12-08-2016, 04:09 PM
Cám ơn anh Mục đồng, anh nói hay lắm, Niết Bàn không phải chỉ là khái niệm, mà Niết Bàn phải do thực tu thực chứng. Kính mời quý Phật tử xem Video này :
Tuyên bố tu sinh chứng đạo của lớp a la hán.
Thích Thông Lạc
https://www.youtube.com/watch?v=N71xaBllEaQ
Mục đồng
12-09-2016, 09:12 AM
Kính Admin ! Phải chăng Admin khóa nick vĩnh viễn Phật tử Tuệ Thức ?
Kính Admin ! Phải chăng Admin di chuyển bài trên về đây ? Phải chăng Admin muốn con suy tư tìm hiểu thêm vị Trưởng Lão Thích Thông Lạc này sai chỗ nào ? Con xin phép nộp bài thu hoạch :
_ Trưởng lão Thích Thông Lạc Giới hạnh tinh nghiêm, Thiền Định kiên cố thật sự là một Tỳ kheo gương mẫu.
_ Nhưng Tam Vô Lậu của nhà Phật không chỉ có Giới - Định mà còn Tuệ (tức là Trí Giác Ngộ), điều này (Tuệ Giác) Trưởng Lão không có. Qua các bài giảng của Trưởng Lão chúng ta không hề thấy bóng dáng của "Ánh sáng cuối đường hầm", chúng ta chỉ thấy "nhai lại" triễn khai 37 phẩm Trợ Đạo.
_ Ngày xưa Sa Môn Cồ Đàm khi còn tu học với Lục Sư Ngoại Đạo, Ngài đã đắc Thiền Định lên đến Tứ Không Thiền, nhưng không thấy "Ánh Sáng Chân Lý" nên Ngài đã từ giả bọn họ mà vạch lấy con đường riêng. Ngày nay Trưởng Lão Thông Lạc đã có thể nhập Đại Định nhưng không biết đã đến Tứ Không Thiền chưa ? mà đã tự đủ, tự xưng mình chứng quả A La Hán !
_ Giữ đúng Giới Luật của đạo Phật, hành đúng pháp Thiền Phật giáo, giảng đúng 37 phẩm Trợ Đạo thì chỉ mới là DANH TỰ TỲ KHEO thôi. Không MẤT MÌNH thì chưa phải là A La Hán !
_ Tuyên bố cho một nhóm đệ tử chỉ mới đắc Thiền (có thể nhập Đại Định) là A La Hán, chuyện này là HOÀN TOÀN SAI.
_ Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật nói :
- A Nan! Mười thứ cảnh giới thiền định trên, giữa chừng hóa điên, là do nương theo mê hoặc, ở nơi chưa cứu cánh chấp cho là đủ, ấy đều do THỨC ẤM với dụng tâm giao tranh lẫn nhau mà hiện ra, chúng sanh ngu mê chẳng tự xét kỹ, gặp nhân duyên này hiện tiền, mỗi mỗi đều dùng tâm mê chấp những tập quán ưa thích cũ của mình, cho là cứu cánh mà ngừng nghỉ tại đó, tự nói đã đầy đủ đạo Vô Thượng Bồ Đề, thành đại vọng ngữ, lạc vào tà ma ngoại đạo, khi hết nghiệp báo chiêu cảm, bị đọa ngục A Tỳ.
http://tosuthien.com/kinh-sach/kinh-lang-nghiem/kinh-thu-lang-nghiem-quyen-muoi
_ H.t tự mình đã "đặt dấu chấm hết" cho con đường tu học của mình, lại còn tạo hiểu lầm cho những Phật tử thuần thành đáng kính khác là điều không thể tha thứ !
Kính !
Thanh Mai
12-09-2016, 11:10 AM
Kính Admin !
Chúng con là Phật tử non dại, nếu có sai sót là do thiếu trí nhận xét, sao Admin vì lỗi nhất thời nhầm lẫn mà không cho chúng con cơ hội tu học và hoán cải ?
Kính xin !
Admin
12-09-2016, 03:53 PM
Kính Admin !
Chúng con là Phật tử non dại, nếu có sai sót là do thiếu trí nhận xét, sao Admin vì lỗi nhất thời nhầm lẫn mà không cho chúng con cơ hội tu học và hoán cải ?
Kính xin !
Chào Thanh Mai !
Thanh Mai không phải là Thanh Mai, chỉ là danh tự Thanh Mai; Tuệ Thức không phải là Tuệ Thức chỉ là danh tự Tuệ Thức ! Vã Tuệ Tri của Ý Thức (hiểu biết _ Tuệ Tri _ đặt trên nền tảng mê lầm _ Ý Thức) thì có nên lưu luyến không ?
Có lời phản ánh của bạn Thanh Mai, Admin thay đổi lệnh cấm "chỉ là cảnh cáo nhắc nhở 24 giờ cho Thành viên Tuệ Thức" thôi.
Admin cũng đã chưa viết Thông Báo Khóa Nick mà !
Để khỏi tốn dung lượng Diễn Đàn vô ích, thay mặt Ban Quản Trị, Admin nghiêm cấm mọi thành viên đăng bài QUẢNG CÁO cho nhóm Thích Thông Lạc, ai vi phạm lần đầu sẽ bị nhắc nhở "Quỳ Hương 7 ngày", còn tái phạm sẽ bị khóa nick vĩnh viễn.
Kính Thông Báo !
colaihi
12-10-2016, 08:27 AM
Chào chú Mục đồng và quý đạo hữu !
Xin phép "mụ già nhiều chuyện" này xía vô, lão hũ có sưu tầm được đoạn Kinh này có liên quan đến chủ đề chúng ta đang bàn luận, xin kính tái đăng để "gọi là" góp bài :
Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm Trường Thọ - ngài Ca Diếp thưa cùng đức Phật :
_ “ Bạch Thế-Tôn ! Có sự sai khác gì giữa xuất-thế-pháp cùng thế pháp ? Như lời Phật dạy : Phật là pháp thường trụ, là pháp không biến đổi. Người đời cũng nói Phạm-Thiên là thường, Tự-Tại-Thiên là thường, không biến đổi, họ cũng nói Ngã là thường, Tánh là thường, Vi-Trần cũng thường.
Nếu nói Như-Lai là pháp thường trụ, cớ sao Như-lai chẳng thường hiện nơi đời ? Nếu không thường hiện nơi đời thời có khác gì nghĩa thường của thế gian . Vì Phạm-Thiên nhẫn đếùn vi trần cũng chẳng hiện”.
Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : Ví như nhà trưởng giả kia có nuôi nhiều bò, màu lông khác nhau, đồng chung một bầy. Trưởng giả giao bầy bò cho người chăn thả đi ăn cỏ uống nước, chỉ vì vị đề-hồ chớ chẳng cầu sữa bơ. Người chăn ấy vắt sữa rồi tự uống. Trưởng giả chết, bao nhiêu bò đều bị bọn cướp đoạt cả. Bọn cướp tự vắt sữa ra uống, rồi bàn với nhau rằng ông Trưởng giả nuôi bầy bò nầy chỉ muốn đặng vị đề-hồ chớ không cầu sữa bơ. Chúng ta làm cách gì để đặng đề-hồ. Đề-hồ là phẩm vật quý nhứt trong đời. Chúng ta không có gì đựng, dầu vắt được sữa cũng không chỗ chứa. Chúng lại bàn đựng sữa trong túi da. Dầu có đồ đựng nhưng vì không biết cách làm, nên bơ còn không được thành, huống là đề-hồ . Vì muốn được đề-hồ, bọn cướp đổ thêm nước vào túi sữa, vì quá nhiều nước nên chẳng những không được đề-hồ, bơ, mà cả sữa cũng mất.
Phàm phu cũng vậy, dầu có pháp lành nhưng đều là pháp thừa của Như-Lai. Sau khi Thế-Tôn nhập Niết-bàn, họ trộm pháp lành thừa của Như-Lai hoặc, giới, định, hoặc huệ. Như bọn cướp đoạt bầy bò. Hạng phàm phu dầu lại đặng giới, định, trí huệ, nhưng không có phương tiện nên chẳng giải thuyết được. Vì nghĩa nầy nên họ không thể đặng thường giới, thường định, thường huệ giải thoát. Như bọn cướp kia chẳng biết phương tiện không được đề-hồ, rồi vì đề-hồ mà đổ nước vào sữa. Cũng vậy, hạng phàm phu vì giải thoát mà nói Ngã hoặc Phạm-Thiên, Tự-Tại-Thiên, nhẫn đến Phi-Tưởng, Phi-Phi-Tưởng-Thiên chính là Niết-bàn kỳ thiệt họ chẳng được giải thoát Niết-bàn. Như bọn cướp kia không được đề-hồ.
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_...etail_bookmark
Tuệ Thức
12-10-2016, 05:10 PM
Kính Admin và quý Phật tử !
Cám ơn chi Thanh Mai đã nói giúp, khiến cho hôm nay Tuệ Thức còn có cơ hội để nói lời biện bạch và cám ơn.
Thưa quý vị ! Con thấy ngày nay Sư Tăng Ni thì nhiều, bằng cấp thì nhiều, nhưng chỉ là lý thuyết suông, hầu như không có ai thực bụng tu hành, thực chứng đạo lý cả. Trên bục giảng các vị ấy thao thao Phật pháp (đó mới là những người trộm pháp Phật) và hình như họ còn đang dùng giáo lý Phật pháp thay cho sản phẩm để đổi lấy bằng cấp, học vị, và cuộc sống đầy đủ tiện nghi. Trên bục giảng thì họ nói "đời là bể khổ", nhưng vừa bước xuống bục giảng thì họ cười xởi lởi, hỉ hả, phúng phính đôi gò má ửng hồng vì ăn ngủ đầy đủ (hoặc dư). Có lẻ với họ giáo lý Phật pháp chỉ là những ngôn từ rỗng.
Còn Trưởng Lão tri hành hợp nhất, lời nói đi đôi với việc làm, những giáo điều của đức Phật trở nên sinh động qua hiện thực cuộc sống của Ngài. Thiền định với chúng con không phải là làm cho có lệ, mà là lần từng bước chúng con thâm nhập thế giới huyền bí của đạo lý. Các sư huynh sư tỉ chúng con đã thực sự được nếm hương vị đề hồ. Giáo lý của đức Phật đã trở nên sinh động với chúng con chứ không còn là những con chữ, những khái niệm mông lung. Chúng con rất hân hạnh, rất sung sướng được hữu duyên gặp Trưởng Lão thọ pháp nhũ của Ngài. Ngài nói Ngài đã đắc quả A La Hán thì chúng con tin như thế, chứ chúng con nào có biết thế nào mới thực sự là A La Hán đâu.
Ngày nay, anh Mục đồng và Admin đã "quất roi vào mặt con" làm con ngờ ngợ rằng "chúng con đang ở vào giai đoạn làm quen với Phật pháp, hình như Phật pháp hãy còn cả một chân trời rộng lớn chờ hành giả khám phá"
Con sẽ từ từ rà soát lại hành trình và tư tưởng của mình. Kính !
Mục đồng
12-11-2016, 07:50 AM
Kính Admin và quý Phật tử !
Cám ơn chi Thanh Mai đã nói giúp, khiến cho hôm nay Tuệ Thức còn có cơ hội để nói lời biện bạch và cám ơn.
Thưa quý vị ! Con thấy ngày nay Sư Tăng Ni thì nhiều, bằng cấp thì nhiều, nhưng chỉ là lý thuyết suông, hầu như không có ai thực bụng tu hành, thực chứng đạo lý cả. Trên bục giảng các vị ấy thao thao Phật pháp (đó mới là những người trộm pháp Phật) và hình như họ còn đang dùng giáo lý Phật pháp thay cho sản phẩm để đổi lấy bằng cấp, học vị, và cuộc sống đầy đủ tiện nghi. Trên bục giảng thì họ nói "đời là bể khổ", nhưng vừa bước xuống bục giảng thì họ cười xởi lởi, hỉ hả, phúng phính đôi gò má ửng hồng vì ăn ngủ đầy đủ (hoặc dư). Có lẻ với họ giáo lý Phật pháp chỉ là những ngôn từ rỗng.
Còn Trưởng Lão tri hành hợp nhất, lời nói đi đôi với việc làm, những giáo điều của đức Phật trở nên sinh động qua hiện thực cuộc sống của Ngài. Thiền định với chúng con không phải là làm cho có lệ, mà là lần từng bước chúng con thâm nhập thế giới huyền bí của đạo lý. Các sư huynh sư tỉ chúng con đã thực sự được nếm hương vị đề hồ. Giáo lý của đức Phật đã trở nên sinh động với chúng con chứ không còn là những con chữ, những khái niệm mông lung. Chúng con rất hân hạnh, rất sung sướng được hữu duyên gặp Trưởng Lão thọ pháp nhũ của Ngài. Ngài nói Ngài đã đắc quả A La Hán thì chúng con tin như thế, chứ chúng con nào có biết thế nào mới thực sự là A La Hán đâu.
Ngày nay, anh Mục đồng và Admin đã "quất roi vào mặt con" làm con ngờ ngợ rằng "chúng con đang ở vào giai đoạn làm quen với Phật pháp, hình như Phật pháp hãy còn cả một chân trời rộng lớn chờ hành giả khám phá"
Con sẽ từ từ rà soát lại hành trình và tư tưởng của mình. Kính !
Kính chào Tuệ Thức !
Mục đồng hoan nghinh tinh thần cầu tiến của bạn, để đáp lại tấm tình ấy, chúng tôi sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát hơn về toàn bộ hành trình tu học Phật pháp. Trước tiên xin mời bạn nghiền ngẫm chủ đề này, do bác nguoi ao lam trình bày thật rõ ràng về đạo Phật :
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/48-Nh%E1%BA%A5t-Th%E1%BB%ABa-l%C3%A0-g%C3%AC
Pháp Bảo Đàn Kinh
12-11-2016, 11:42 AM
Chào quý vị, chào Gia Bảo !
Con trai ơi, sao con lại đưa chữ "Trung đạo" vào đây ? Theo bà già lẫm cẫm này thì từ Trung đạo không có dính dáng gì đến Đoạn Kiến Thường Kiến cả. Để bà già này "ăn cơm hớt" của chú Mục đồng trong chi tiết này nhé !
Trung đạo (zh. zhōngdào 中道, ja. chūdō, sa. madhyamāpratipad, pi. majjhimāpaṭipadā) là từ được dùng theo nhiều quan điểm.
1. _ Với Tiểu Thừa thì Trung đạo là thái độ tu hành không thái quá (khổ hạnh, ép xác như Ngoại đạo) không bất cập (buông lung giải đải). Bắt nguồn từ thái độ nhận cúng dường bát sữa sau những ngày khổ hạnh của Sa Môn Cồ Đàm. Phật dạy : dây đàn chùng quá thì không kêu được, căng quá thì sẽ đứt.
2. _ Với Đại Thừa thì Trung Đạo là :
...............a) Trong Trung quán tông, Trung đạo được trình bày rõ nhất với quan điểm tám phủ nhận (bát bất) của Long Thụ rằng Chân Như thì Không diệt, không sinh, không đứt đoạn, không thường còn, không là một, không đa dạng, không đến, không đi.
...............b) Theo Duy thức tông, Trung đạo được hiểu là vừa không xem sự vật tồn tại thật sự (vì sự vật thực tế không hề tồn tại), vừa cũng không cho rằng sự vật không hề có (vì sự vật tồn tại đối với ảo giác tâm lí).
...............c) Theo Thiên Thai tông, Trung đạo là sự nhận thức rằng, mọi sự vật trống rỗng, chúng không có một thật thể độc lập, nhưng đồng thời chúng có giá trị nhất định, tạm thời—vì chúng là những trình hiện nên có một thọ mệnh nhất định.
3. _ Với Nhất Thừa do thấy CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU cho nên tuy thấy tất cả chúng sinh chẳng khác nào nhân vật hoạt hình, nhưng vẫn không thôi Độ Sinh (Độ Sinh mà chẳng Độ Sinh gì !)
Đó là những gì lão hũ sưu tầm được, xin kính chia sẻ !
Mến !
Bổ xung : Trung đạo
Bồ đề bổn vô thụ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ ngạ trần ai
Người xưa dùng vô,bất,ly,phi để phủ định tà kiến.khẳng định chánh kiến,nói tất cả pháp thường lìa nhị biên.dùng pháp đối trở qua trở lại mà sanh nghĩa trung đạo,gọi là trung đạo tánh không.người ngộ được chánh kiến mới có thể tự tu,tự hành tự thành Phật đạo
Mục đồng
12-12-2016, 07:42 AM
Kính chào Tuệ Thức !
Bạn đã đọc bài Nhất Thừa là gì ? (qua đường link mà Mục đồng đã giới thiệu) chưa ?
Vậy bạn nghĩ gì ? Theo bạn, lâu nay bạn tu theo Trưởng Lão, bạn thấy những điều Trưởng lão dạy thuộc về Thừa nào, trong 5 Thừa mà nguoi ao lam giới thiệu ?
Thân ái !
Tuệ Thức
12-12-2016, 09:37 AM
Kính chào Tuệ Thức !
Bạn đã đọc bài Nhất Thừa là gì ? (qua đường link mà Mục đồng đã giới thiệu) chưa ?
Vậy bạn nghĩ gì ? Theo bạn, lâu nay bạn tu theo Trưởng Lão, bạn thấy những điều Trưởng lão dạy thuộc về Thừa nào, trong 5 Thừa mà nguoi ao lam giới thiệu ?
Thân ái !
Dạ, cám ơn anh Mục đồng đã quan tâm. Thú thật, sao khi đọc đi đọc lại, Tuệ thức vẫn chưa biết chính xác Trưởng Lão dạy đệ tử thuộc thừa nào trong 5 thừa theo như bác người áo lam đã phân tích.
Trưởng lão dạy chúng tôi con đường thoát khỏi sanh già bệnh chết mà công phu chính là giữ giới hạnh tinh nghiêm và thiền định. Chúng tôi đã làm theo rồi thấy sức khỏe và sự bình an cải thiện rõ rệt, không đau bệnh lặt vặt, có thể ngồi thiền nhiều giờ mà vẫn khỏe khoắn.
Đành rằng bác người áo lam có nói đến Nhân Thiên thừa với các phẫm trợ đạo như Thầy chúng tôi nói, nhưng không thể xem là chúng tôi đang tu học ở tầm Nhân Thiên thừa, vì chúng tôi không chỉ hướng tâm đến những điều thiện, mà chúng tôi hướng tâm đến thoát vòng sống chết, đắc quả Giải Thoát A La Hán.
Hướng tâm đến không còn sanh già bệnh chết há không phải là điều đúng đắn nhất trong đạo Phật hay sao ?
Kính đáp.
Mục đồng
12-12-2016, 11:30 AM
Dạ, cám ơn anh Mục đồng đã quan tâm. Thú thật, sao khi đọc đi đọc lại, Tuệ thức vẫn chưa biết chính xác Trưởng Lão dạy đệ tử thuộc thừa nào trong 5 thừa theo như bác người áo lam đã phân tích.
Trưởng lão dạy chúng tôi con đường thoát khỏi sanh già bệnh chết mà công phu chính là giữ giới hạnh tinh nghiêm và thiền định. Chúng tôi đã làm theo rồi thấy sức khỏe và sự bình an cải thiện rõ rệt, không đau bệnh lặt vặt, có thể ngồi thiền nhiều giờ mà vẫn khỏe khoắn.
Đành rằng bác người áo lam có nói đến Nhân Thiên thừa với các phẫm trợ đạo như Thầy chúng tôi nói, nhưng không thể xem là chúng tôi đang tu học ở tầm Nhân Thiên thừa, vì chúng tôi không chỉ hướng tâm đến những điều thiện, mà chúng tôi hướng tâm đến thoát vòng sống chết, đắc quả Giải Thoát A La Hán.
Hướng tâm đến không còn sanh già bệnh chết há không phải là điều đúng đắn nhất trong đạo Phật hay sao ?
Kính đáp.
Chào bạn Tuệ Thức !
"con đường thoát khỏi sanh già bệnh chết", là tư tưởng xem trọng cái thân tứ đại và cái Ý Thức mê lầm (2 cái này hành giả mê lầm tưởng nó thiệt là CÁI TÔI). Mang tiêu chí này mà ngồi thiền thì sẽ cố gắng để thân không bệnh vặt, còn tâm tức là cái Ý Thức (hay còn gọi là Thần Thức) sẽ sinh Thiên, hóa sanh về cõi Trời Trường Thọ (là một trong tám nạn mà đức Phật đã khuyên nên lánh xa). Tiếng là không sinh tử, nhưng những vị Trời ấy vẫn có tuổi thọ một vài triệu năm, khi hết phước thì vòng hoa trên đầu héo, nách rịn mồ hôi, rồi cũng Tử, rồi cũng đầu thai qua cõi khác (Người, Súc sinh, Tu la, Ngạ quỷ, Địa ngục). Vậy là cũng chun đầu vào Sanh, chứ nào đã thực sự thoát đi đâu.
Trưởng Lão đã hiểu lầm "thoát khỏi sanh già bệnh chết" đồng nghĩa với Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi. Không phải vậy đâu, "thoát khỏi sanh già bệnh chết" thì CÁI LẦM NGÃ TƯỚNG VẪN CÒN NGUYÊN. Còn Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi là hành giả đã không sống với Ý Thức Mê Lầm nữa, không xem NÓ là TA nữa, hành giả KHÔNG CÓ TA nên KHÔNG CÓ LUÂN HỒI ! Đó gọi là vị A La Hán đã Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi.
Cho nên điều Trưởng Lão dạy chưa phải là Giáo Lý Nguyên Thủy (mà nguoi ao lam gọi là Tiểu Thừa), chưa phải Tiểu Thừa chỉ có thể tạm xếp vào Nhân Thiên Thừa mà thôi.
Quý bạn thực hành đúng như Trưởng Lão dạy thì sẽ được sinh Thiên (Thiên Ma), chứ không thể được quả vị thấp nhất trong Phật đạo là quả Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn) chứ đừng nói là A La Hán. Tuyệt đối không có chuyện : Ông Thầy chưa một lần "Hội kiến Bản Thể Tâm" mà có thể dạy cho đệ tử đắc quả A La Hán.
Ngoại Đạo vẫn có thể thành tựu đến 5 món Thần Thông (Thiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông, Tha Tâm Thông, Túc Mạng Thông, Thần Túc Thông), chỉ duy Lậu Tận Thông là Ngoại Đạo không thể đạt được mà thôi.
Có thể đệ tử của Trưởng Lão được một vài môn Thần Thông như biết chuyện sắp xảy ra, hay biết tiền kiếp (Túc Mạng Thông), nhưng nếu chứng minh cho họ là A La Hán thì là một sự "xí gạt".
Xin kính chia sẻ !
Tuệ Thức
12-26-2016, 07:31 AM
Nếu bạn tin rằng một vị nào đó ngồi Thiền, nhập định vào một chỗ lửng lơ nào đó rồi có thể chứng minh cho một số đệ tử đắc quả A La Hán thì bạn cứ tin, vì đó là quyền của bạn, tương lai của bạn tùy thuộc vào niềm tin của bạn hôm nay.
KÍnh anh Hoàng Trí !
Ở xóm của Tuệ Thức, có một bé gái học lớp 1, ban ngày bé học được ở trường những chữ (a, b, c) gì, chiều về nhà bé dạy lại cho một bé khác chưa được đi học. Tuệ Thức thấy chuyện ấy cũng tốt vậy.
Theo như thế, một người đã đắc quả A La Hán vẫn có thể đem những gì mình đã học và thực hành dạy lại cho người khác cùng tu học, cùng chứng quả như mình không được hay sao ?
hoangtri
12-26-2016, 08:43 AM
KÍnh anh Hoàng Trí !
Ở xóm của Tuệ Thức, có một bé gái học lớp 1, ban ngày bé học được ở trường những chữ (a, b, c) gì, chiều về nhà bé dạy lại cho một bé khác chưa được đi học. Tuệ Thức thấy chuyện ấy cũng tốt vậy.
Theo như thế, một người đã đắc quả A La Hán vẫn có thể đem những gì mình đã học và thực hành dạy lại cho người khác cùng tu học, cùng chứng quả như mình không được hay sao ?
Kính Tuệ Thức !
Điều anh hỏi đã ra ngoài chủ đề "Đôi-điều-cần-biết-về-Mật-Tông" nhưng không sao Trí sẽ trả lời, rồi sau đó di chuyển vào chủ đề "Cần thiết phải phân biệt Phật đạo và Ngoại Đạo".
* Bé gái đang học lớp 1, học ở trường được 10 phần, thì về nhà dạy lại cho bạn của bé được mấy phần ?
* Giả sử như bé gái ấy đã học đến hết chương trình lớp 1, thì có thể xác nhận rằng bạn mình cũng đã tốt nghiệp lớp 1 được hay không ? Xác nhận cho một bé hoàn thành học trình lớp 1, phải là Giáo viên Tiểu học (cấp 1) chứ không phải là cùng trang lứa, cùng trình độ mà xác nhận được.
* Vị A La Hán mà bạn nói, phải chăng là Trưởng Lão Thích Thông Lạc đã tự xưng là "mình đắc quả A La Hán" ?
---------------
Để Trí nói cho bạn biết để phân biệt A La Hán thật và A La Hán do tưởng tri.
Vị A La Hán thật là vị không thấy mình chứng đắc gì cả ! Điều này khó hiểu quá phải không bạn ?
http://img.blogtin.com/2016/09/ca-blogtin-4.jpg
Ảnh trên là một con cá mắc kẹt trong bùn, do một nhân duyên gì đó (sự can thiệp của con người chẳng hạn, hoặc là cơn mưa lớn), nó được giải thoát ra khỏi lớp bùn khô thì nó quẩy đuôi lội đi, nó không hề nghĩ rằng mình đã chứng đắc gì, vì thân cá là của nó xưa giờ, chứ đâu phải là một cái thân mới đâu mà gọi là được, là chứng đắc; thân của nó vẫn là thân của nó thì sao gọi là "đắc" ?!
Lớp bùn bó cứng con cá là dụ cho ngũ uẩn, Giải thoát là giải thoát ra khỏi cái lầm chấp ngũ uẩn. Chứng đắc thiệt không có chứng đắc, mà chỉ là rủ bỏ lớp bùn khô bó cứng lâu nay.
Cho nên nếu thiệt là vị A La Hán thì không thấy có mình chứng đắc gì cả.
Một ví dụ khác, như người đi du lịch khóa cửa nhà lại, sau chuyến đi xa bây giờ trở về thì rút chìa khóa ra mở cửa vào nhà và cảm thấy thoải mái khi ngả người trên ghế sô-pha; liệu người ấy có nói "tôi được (đắc) căn nhà" hay không ? Không có chứ gì ? Nhà mình mình về sao gọi là "đắc" ?!
Trưởng lão Thông Lạc thấy mình đắc quả A La Hán là đã bị "lọt vào hầm sâu vô minh" rồi đó !
Gia Bảo
12-27-2016, 07:59 AM
Dạ kính quý Tiền Bối !
Xin cho Gia Bảo được hỏi :
_ Như một người đã mười năm, hai mươi năm theo thầy tu học, vị thầy đó chỉ dạy xoay quanh 37 phẩm trợ đạo, bây giờ vị thầy ấy đã "thăng Thiên", người học trò lại gặp một giáo lý khác, dạy những điều quá mới mẻ, hình như cũng là Phật pháp, nhưng ở cấp độ cao hơn. Hỏi người học trò theo học giáo lý mới, có là phản bội sư môn hay không ? (Vì vị thầy trước đã luôn phản bác giáo lý này).
Kính !
colaihi
12-27-2016, 08:27 AM
Dạ kính quý Tiền Bối !
Xin cho Gia Bảo được hỏi :
_ Như một người đã mười năm, hai mươi năm theo thầy tu học, vị thầy đó chỉ dạy xoay quanh 37 phẩm trợ đạo, bây giờ vị thầy ấy đã "thăng Thiên", người học trò lại gặp một giáo lý khác, dạy những điều quá mới mẻ, hình như cũng là Phật pháp, nhưng ở cấp độ cao hơn. Hỏi người học trò theo học giáo lý mới, có là phản bội sư môn hay không ? (Vì vị thầy trước đã luôn phản bác giáo lý này).
Kính !
Xin chào bạn trẻ Gia Bảo !
Bà già này xin phép trả lời câu hỏi của bạn.
Từ giả vị thầy thiển cận của mình để theo học một giáo lý cấp cao hơn là điều được khuyến khích trong đạo Phật, điều này không phải là phản bội sư môn. Sử sách xưa đã từng có một vị từ giả thầy mình đi học Chánh pháp Phật sau khi đắc quả đã quay lại độ cho thầy của mình, như vậy là trả ơn thầy thiết thực nhất (tên vị này thì bà già lẫm cẫm này quên rồi, chỉ còn nhớ hình như là một trong số 84 vị Tổ Mật Tông Ấn độ).
Bây giờ xin dẫn chứng trường hợp của 2 vị Tôn giả _ Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên _ xuất thân Bà La Môn, mỗi vị có 100 đồ chúng, khi theo Phật thì dẫn theo luôn 200 đồ chúng (trở thành 200 vị Tỳ kheo), 2 vị này thì chắc vị thầy thiển cận của "người kia" không có ý kiến gì :
Xá Lợi Phất Trước Khi Theo Phật
Gia thế Xá Lợi Phất:
Ở Nam Ấn Độ tại nước Ma Kiệt Đà, cách thành Vương Xá khoảng hai dặm, có một thôn trang tên là Ca La Tý, nơi đây có non xanh nước biếc, cảnh trí u tịch, Ngài đã ra đời trong bối cảnh địa dư này.
Xá Lợi Phất thuộc dòng dõi Bà La Môn, thân phụ là Ưu Ba Đề Xá hay Ưu Ba Thất Sa (Upatisya), một luận sư nổi danh trong hàng Bà La Môn. Thân Mẫu là bà Xá Lợi (Sàri) cũng là một người phụ nữ thông minh có tài biện luận. Bà là chị ruột của Câu Hy La (Kausthila), tức là Phạm Chí Trường Trảo. Những lúc luận bàn giáo lý với chị Trường Trảo luôn luôn bí lối. Không chịu thua chị, nhất là còn ngại về sau có thể thua đứa cháu ở trong bào thai của chị; với truyền thống của gia đình Trường Trảo tin con của Ưu Ba Thất sau sẽ thông minh tuấn tú. Vì tự ái, Trường trảo đến Nam Thiên Trúc quyết học 18 bộ kinh (xem chú thích ở cuối bài). Với lời thề, nếu chưa thông suốt thì không cắt móng tay, vì có móng tay dàI người đời tặng cho Phạm Chí, biệt hiệu là Trường Trảo. Xưa theo phong tục Ấn Độ, ngoài dùng tên cha để gọi con, phổ biến hơn người đời còn có thói quen gọi con bằng tên mẹ. Tiếng Phạn là Sàriputa, phiên âm là Xá Lợi Phất Đa La gọi tắt là Xá Lợi Phất, có nghĩa là con trai của bà Xá Lợi. Trung Quốc còn gọi là Xá Lợi Tử.
Tài biện luận và đạo giáo của Ngài Xá Lợi Phất:
Xá Lợi Phất là một thần đồng, lúc mới lên tám tuổi Ngài đã thuộc hết 18 bộ Kinh, biện tài vô ngại. Vào tháng hai, tại nước Ma Kiệt Đà, hai anh em trưởng giả Cát Lợi và A Già La hợp cùng dân chúng tổ chức lễ tế đà. Đàn tràng tiếp đón khách quý có 4 bậc:
Vua - Thái Sư - Đại Thần - Luận Sư .
Khi đến dự lễ Xá Lợi Phất ngồi vào đàn thứ tư và dõng dạc tuyên bố: - Ai muốn hỏi gì thì hỏi. Các Luận sư cho Ngài là một thiếu niên ngỗ ngáo. Để hạ bệ Xá Lợi Phất các Luận sư cho các đệ tử nhỏ tuổi đến chất vấn, nhưng với tài biện luận khúc chiết, Ngài đã làm cho mọi người phải kinh ngạc, các Luận sư đều thán phục. Quốc Vương vui mừng vì thấy đất nước có nhân tài lỗi lạc, nên đã đem một trang trại ban cho Ngài.
Để quán thông triết lý của các đạo giáo đương thời, năm 20 tuổi Ngài rời thôn trang, thân thuộc, đến học đạo lý với San Xa Da Tỳ La Lê Tử, một trong sáu phái Lục sư ngoại đạo. Đây là phái hoài nghi cho chân lý có thể biến đổi, tu đạo là vô ích chỉ cần tu thiền định là được giải thoát. Trong một thời gian ngắn Ngài đã am tường hết đạo lý của phái này, nhưng tư tưởng vẫn chưa thỏa mãn. Xá Lợi Phất đem tâm sự thố lộ với bạn đồng học lúc bấy giờ là Mục Kiền Liên, cả hai cùng đồng chung một tâm trạng nên đều tính từ giã từ giả phái hoài nghi để làm một học đoàn riêng. Tuổi trẻ tài cao, hai thanh niên cho là ở đời không có người trí thức nào sánh kịp, và cũng chẳng có ai có tư cách để làm thầy mình. Chẳng bao lâu mỗi vị đều có 100 đệ tử, cả hai còn ước hẹn hễ ai đắc đạo trước thì thông báo lại đễ dẫn dắt nhau tiến theo một con đường.
Đạo Nghiệp Của Xá Lợi Phất Sau Khi Theo Đức Phật
Xá Lợi Phất Ngộ Lý Duyên Sinh:
Một hôm tại thành Vương Xá, Xá Lợi Phất gặp Ngài Mã Thắng tức A Xã Bệ Thệ đang đi khất thực. Đây là một tỳ kheo đã trải qua một thời gian dài tu khổ hạnh, khi gặp Phật Ngài đã nghe Pháp Tứ Đế mà ngộ đạo, trở thành một trong năm đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Thấy phong độ uy nghi của Mã Thắng, Xá Lợi Phất tỏ lòng kính phục và thân đến hỏi đạo, Mã Thắng cho Xá Lợi Phất biết ông là đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Xá Lợi Phất hỏi Ngài về đạo lý của Phật Thích ca, Ngài đem giáo lý duyên sinh để giảng giải. Theo Phật, tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà có sinh, rồi cũng hoại diệt khi nhân duyên đã hết. Giáo pháp đó được diễn tả qua bài kệ:
Chư Pháp tùng duyên sinh
Diệt tùng nhân duyên diệt
Ngã Phật Đại Sa môn
Thường tác như thị thuyết.
Nghĩa là:
Các Pháp do duyên sinh
Lại cũng do duyên diệt
Thầy tôi là Đức Phật
Thường giảng dạy như vậy.
Nghe thuyết duyên sinh, Xá Lợi Phất thấu suốt được sự thành hoại của vũ trụ duyên sinh và rất thán phục Đức Phật, nên theo Mã Thắng đến Trúc Lâm Tinh Xá bái yết Đức Phật. Để khai thị thêm cho Xá Lợi Phất, Phật thuyết đạo lý Vô Ngã Niết Bàn... Theo Phật "Các hành vô thường là pháp sanh diệt, sinh diệt diệt rồi tịch diệt là vui."
Trước Đức Phật Xá Lợi Phất xin được quy y và xin được đưa Mục Kiền Liên đến Tinh Xá Trúc Lâm.
Hôm sau, cả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên dẫn 200 đệ tử đến thọ giáo với Phật. Giáo đoàn của Phật không những chỉ tăng thêm số lượng mà còn tăng thêm về mặt chất lượng. Phật rất hài lòng vì thấy giáo pháp sâu xa nhiệm mầu, từ nay đã có Xá Lợi Phất tiếp thu. Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên là hai thủ lãnh tư tưởng tôn giáo cao thâm trong giới học đạo bấy giờ.
http://thuvienhoasen.org/a10436/02-ton-gia-xa-loi-phat-tri-tue-de-nhat
Powered by vBulletin® Version 4.2.3 Beta 3 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.