Xem phiên bản đầy đủ : Trích đăng Truỳên Đăng Lục
lavinhcuong
06-16-2015, 04:19 PM
Kính quý đạo hữu !
Truyền Đăng Lục là một bộ sách đồ sộ (30 quyển) ghi chép đầy đủ về Tông Môn Tổ Sư Thiền. Bắt đầu bằng sơ lược về 7 vị Phật, kế đến 28 vị Tổ sư bên Ấn độ và hàng ngàn vị Tổ Sư Trung Hoa, tuy chưa phải là toàn bộ Thiền Tông (Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền), vì Thiền Tông còn rất nhiều vị tổ ở các nước khác (Việt Nam, Nhật Bản, Hàn quốc, .......) nhưng phải công nhận, bộ sách này là xương sống của ngành Tổ Sư Thiền.
Để phù hợp với diễn đàn chúng ta, Cường xin phép chỉ trích đăng chớ không chép toàn bộ.
____________________
Phật Tỳ Bà Thi (Vipasyin)
(Vị Phật thứ 998 thuộc kiếp Trang Nghiêm trong quá khứ)
Ngài truyền lại bài kệ :
身從無相中受生
猶如幻出諸形象
幻人心識本來無
罪福皆空無所住
Thân tùng vô tướng trung thụ sinh,
Do như ảo xuất chư hình tượng.
Ảo nhân tâm thức bản lai vô,
Tội phúc giai không vô sở trụ.
Thân từ nơi vô tướng mà có ra,
Giống như ảo thuật biến hiện ra các đồ vật.
Người máy thì tâm thức làm gì có,
Tội hay phúc chỉ là chuyện trong mơ.
hoatihon
06-16-2015, 04:23 PM
Vô Tướng tụng
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/thantungvotuong_zpsee404e89.jpg
lavinhcuong
06-16-2015, 04:24 PM
Phật Thi Khí (Sikhin)
Ngài là vị Phật thứ 999 thuộc Trang Nghiêm kiếp, Ngài có truyền lại bài kệ :
Khởi chư thiện pháp bản thị ảo
Tạo chư ác nghiệp diệc thị ảo
Thân như tụ mạt tâm như phong
Ảo xuất vô căn vô thật tính.
起諸善法本是幻
造諸惡業亦是幻
身如聚沫心如風
幻出無根無實性
(Các pháp Thiện vốn là Không Tướng,
Các pháp Ác cũng Không tướng luôn,
Thân như bọt tụ, tâm như gió
Cái hoa đốm, cái ảo ảnh thì đâu có cội nguồn gốc gác gì đâu).
hoatihon
06-16-2015, 04:27 PM
Diễn tuồng
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/dientuong_zpsf0b35af3.jpg
lavinhcuong
06-16-2015, 04:28 PM
3
Tì Xá Phù Phật _ 毘舍浮佛 _ ( Visvabhu)
Là vị Phật cuối cùng của Trang Nghiêm kiếp (thứ 1000) để lại bài kệ :
毘舍浮佛莊嚴劫第一千尊偈曰。
假借四大以為身
心本無生因境有
前境若無心亦無
罪福如幻起亦滅
Giả tá tứ đại dĩ vi thân
Tâm bản vô sinh nhân cảnh hữu
Tiền cảnh nhược vô tâm diệc vô
Tội phúc như ảo khởi diệc diệt.
Nghĩa :
Tạm vay tứ đại để làm thân
Do tiếp xúc tương tác với trần cảnh mà tạm có tâm (thức).
Nếu trần cảnh không có thì cái tâm thức này chẳng do đâu mà có được.
Tội phước cũng thế, cũng tạm có chớ không thật có.
hoatihon
06-16-2015, 04:31 PM
Tội phước đều hư huyễn
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/toiphucdeunhuhuyen_zpsaf13566a.jpg
lavinhcuong
06-16-2015, 04:33 PM
4.
Câu Lưu Tôn Phật _ 拘留孫佛 _ (Krakucchanda)
(Vị Phật đầu tiên của kiếp hiện tại _ HIỀN KIẾP _ mà Phật Thích Ca là vị thứ 4, Phật Di Lặc sẽ là vị thứ 5)
拘留孫佛見在賢劫第一尊偈曰。
見身無實是佛身
了心如幻是佛幻
了得身心本性空
斯人與佛何殊別
Kiến thân vô thật thị Phật thân
Liễu tâm như ảo thị phật ảo
Liễu đắc thân tâm bản tính không
Tư nhân dữ Phật hà thù biệt
Thấy thân không thật là cái thấy CHÂN THẬT nhất.
Giác ngộ ra rằng tâm thức chỉ là bọt bóng là cái biết CHÂN THẬT nhất.
Hãy biết rằng cả thân và tâm thức đều có cái gốc là không.
Chúng sinh và chư Phật chẳng có gì khác biệt.
hoatihon
06-16-2015, 04:38 PM
Chuyện trong mơ
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/Phatchungsanhtanhthuongronglang2_zpsc52b6a0b.jpg
lavinhcuong
06-16-2015, 04:40 PM
5
Câu Na Hàm Mâu Ni Phật _ (Kanakamuni) 拘那含牟尼佛
Hiền kiếp đệ nhị tôn kệ viết (Vị Phật thứ nhì của Hiền Kiếp có lưu lại bài kệ rằng) :
拘那含牟尼佛賢劫第二尊偈曰。
佛不見身知是佛
若實有知別無佛
智者能知罪性空
坦然不怖於生死
Phật bất kiến thân tri thị Phật
Nhược thật hữu tri biệt vô Phật
Trí giả năng tri tội tính không
Thản nhiên bất bố ư sinh tử
Phật chẳng thấy thân, Trí Giác _ Tuệ Ma Ha Bát Nhã _ là Phật.
Phật là nguồn sáng, tri kiến thế gian là bóng tối : Nếu có bóng tối, tức là chưa có Ánh Sáng. (Bóng tối vốn không thật có).
Người trí nên biết rằng tội tánh vốn không,
cho nên chẳng sợ gì sanh tử.
hoatihon
06-16-2015, 04:42 PM
Bất bố ư sanh tử
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/batbousnhtu_zpsa2952b48.jpg
lavinhcuong
06-16-2015, 04:44 PM
6.
Ca Diếp Phật _ (Kasyapa) _ 迦葉佛
Đức Phật Ca Diếp là vị Phật thứ 3 trong Hiền kiếp có lưu lại bài kệ :
Nhất thiết chúng sinh tính thanh tịnh,
Tùng bản vô sinh vô khả diệt.
Tức thử thân tâm thị ảo sinh,
Ảo hoá chi trung vô tội phúc. (*)
迦葉佛賢劫第三尊偈曰。
一切眾生性清淨
從本無生無可滅
即此身心是幻生
幻化之中無罪福
-------------
Chú thích của lavinhcuong :
Thực ra 6 vị cỗ Phật này đều đã được ghi chép trong Đại bổn kinh của Trường bộ kinh (hay Trường a hàm kinh)
(*)
_ Chân tánh của chúng sinh vốn thanh tịnh.
_ Chân tánh ấy vốn không phải là "cái bị sinh ra", không phải là một sản phẩm của vô minh, cho nên nó không thể bị chi phối bởi vô minh mà hoại diệt.
_ Từ nơi chân tánh ấy mà thân và tâm thức (gồm 7 thức : Mạt Na thức, Ý thức, Thân thức, Thiệt thức, Tỉ thức, Nhĩ thức, Nhãn thức) lăn tăn ảo hiện.
_ Trong ảo cảnh thì làm gì có tội và phúc.
hoatihon
06-16-2015, 04:45 PM
Vô tội phước
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/Votoiphuoc_zpsaa4b239c.jpg
lavinhcuong
06-16-2015, 04:49 PM
7.
Phật Thích Ca Mâu Ni _ 釋迦牟尼佛 _ (Sakyamuni)
Là vị Phật thứ 4 trong Hiền Kiếp
.. ư lộc dã uyển trung vi Kiều Trần Như đẳng ngũ nhân chuyển tứ đế pháp luân nhi luận đạo quả thuyết pháp trụ thế tứ thập cửu niên hậu cáo đệ tử Ma Ha Ca Diếp :
ngô dĩ thanh tịnh pháp nhãn niết bàn diệu tâm thật tướng vô tướng vi diệu chính pháp tương phó ư nhữ nhữ đương hộ trì tinh sắc a nan phó nhị truyền hoá vô linh đoán tuyệt nhi thuyết kệ ngôn :
Pháp bản pháp vô pháp
Vô pháp pháp diệc pháp
Kim phó vô pháp thời
Pháp pháp hà tằng pháp (*)
於鹿野苑中。為憍陳如等五人轉四
諦法輪而論道果。說法住世四十九年 後告
弟子摩訶迦葉。吾以清淨法眼涅槃妙 實
相無相微妙正法將付於汝。汝當護持 并勅
阿難副貳傳化無令斷絕。而說偈言。
法本法無法
無法法亦法
今付無法時
法法何曾法
Sau khi Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, chúng đệ tử tiến hành nghi thức Nhập Quan cho nhục thân của Ngài, nhưng Ngài vẫn ló 2 bàn chân ra khỏi Kim Quan (**) tuyên thuyết bài kệ rằng :
Chư hành vô thường
Thị sinh diệt pháp
Sinh diệt diệt dĩ
Tịch diệt vi lạc (***)
諸行無常
是生滅法
生滅滅已
寂滅為樂
----------
Chú thích của lavinhcuong :
(*)
_ Pháp bản pháp vô pháp
Đạo Phật có vô lượng pháp môn để độ sinh, nhưng những pháp môn này đều TẠM CÓ từ Trí Đại Bát Nhã phương tiện lưu xuất. (nghĩa là Phật pháp cũng Không tướng)
_ Vô pháp pháp diệc pháp
Tuy Phật pháp cũng vốn từ Không mà Có, nhưng thật là cần thiết biết bao nhiêu khi dùng Pháp để đối trị Pháp.
_ Kim phó vô pháp thời
Đức Phật nói : “Nay Ta truyền trao trọn vẹn Phật pháp cho ông, là “vô hữu thiểu pháp khả đắc”.
_ Pháp pháp hà tằng pháp.
Bởi có một pháp nào là THẬT CÓ đâu !
(**)
Điều này hàm mật nghĩa rằng :
1. ĐỨC PHẬT KHÔNG HỀ NHẬP DIỆT .
2. Từ nơi không trung vẫn có thể phát ra tiếng nói, đây là nghĩa của câu : VÔ PHÁP DIỆC PHÁP.
(***)
_ Tất cả pháp đều vô thường.
_ Là pháp sinh diệt.
_ Pháp sinh diệt đã được dẹp xong,
_ Thì thật là an ổn khoái lạc.
Đây là bài pháp căn bản (cấp 1) trong đạo Phật.
Vì sao đây lại là bài pháp cuối cùng đức Phật nhắc nhở chúng đệ tử (mà không phải là bài pháp cao tột) ?
_ Bởi khi đã đạt đến chỗ “cao tột trong Phật pháp” thì mọi cái tầm thường cũng đều đồng giá trị như phi thường _ nghĩa là không có pháp nào là tầm thường cả.
hoatihon
06-16-2015, 04:51 PM
Chưa từng có pháp
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/chuatungcophap_zpsdcace013.jpg
lavinhcuong
06-17-2015, 07:39 AM
8.
Tổ Ma Ha Ca Diếp _ 摩訶迦葉
(Phạn: महाकश्यप, Mahākāśyapa; Pali:Mahakassapa)
Đại Ca Diếp là một người Bà-la-môn xứ Ma-Kiệt-Đà, cha tên Ẩm-Trạch, mẹ tên Hương-Chí. Ngài là một trong thập đại đệ tử của Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni và là người tổ chức và chỉ đạo đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất. Ma-ha-ca-diếp nổi tiếng có hạnh Ðầu-đà (tu khổ hạnh) nghiêm túc nhất và là người đứng đầu Tăng-già sau khi Đức Phật nhập diệt. Ma-ha-ca-diếp là sơ tổ của Thiền tông Ấn Ðộ, được đức Phật Thích-ca truyền tâm ấn. Trong tranh tượng, Ma-ha-ca-diếp cùng với A-nan-đà thường được thể hiện đứng 2 bên Đức Phật.
Lúc truyền trao Y Bát (mà Ngài đã lãnh thọ nơi đức Phật) cho Ngài A Nan, Tổ Ma Ha Ca Diếp đã đọc bài kệ :
法法本來法
無法無非法
何於一法中
有法有不法
Pháp pháp bổn lai pháp,
Vô pháp, vô phi pháp.
Hà ư nhất pháp trung,
Hữu pháp, hữu bất pháp. (*)
Tương truyền nói kệ xong, Ngài vào Núi Kê Túc nhập Đại Định chờ đợi ngày đức Di Lặc xuất thế.
________________
Chú thích của lavinhcường :
(*)
Hết thảy các pháp xưa nay,
tuy không mà chẳng phải không chút nào.
Làm sao trong một "pic-xeo" (pixel _ điểm ảnh giả lập kỹ thuật số),
mà ta tìm thấy cái gì có, không ?
hoatihon
06-17-2015, 07:42 AM
Vô phi Bát Nhã
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/khonggichangphap_zps6695c60f.jpg
lavinhcuong
06-17-2015, 07:44 AM
9.
Ngài A Nan Đà _ 阿難陀 _ ānanda
Một trong Thập đại đệ tử của Phật Thích-ca Mâu-ni. Cùng họ với Phật, A-nan-đà được chọn làm thị giả _ người hầu cận của Đức Phật _ lúc đó đức Phật đã 56 tuổi (còn Ngài A Nan thì mới 31 tuổi). Tôn giả nổi tiếng với trí nhớ phi thường về những lời Phật dạy. Tôn giả là người trùng tuyên gần như toàn bộ Giáo pháp của Phật Thích Ca, trong lần kết tập thứ nhất và được xem là Nhị tổ của Thiền tông Ấn Độ.
Khi sắp nhập diệt, Ngài vì Thương Na Hòa Tu và Mạt Điền Để Ca mà nói kệ truyền pháp rằng :
本來付有法
付了言無法
各各須自悟
悟了無無法
Bổn lai phó hữu pháp
Phó liễu ngôn vô pháp
Các các tu tự ngộ
Ngộ liễu vô vô pháp. (*)
_______________
Chú thích của lavinhcuong :
(*)
_ Tuy mặc dầu Phật, Tổ truyền trao chánh pháp,
_ Nhưng chánh pháp ấy là Tánh Không, cho nên không chỗ bám víu.
_ Mỗi người tu các ông phải tự cảm nhận Tánh Không này,
_ Ngộ rồi sẽ thấy “trong Không có Có”.
hoatihon
06-17-2015, 07:46 AM
Không thuyền
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/Khongthuyen_zps36304d8a.jpg
lavinhcuong
06-17-2015, 07:49 AM
10.
Đệ tam tổ Thương Na Hòa Tu _ (Sanakavasa) _商那和修
Tổ Thương Na Hòa Tu có 2 điều đặc biệt :
1. Mẹ mang thai đến 6 năm mới sanh ra Ngài.
2. Khi sanh ra đã có y phục quấn quanh người _ tự nhiên y _ y phục này khi trưởng thành nó lớn theo.
Ngài truyền pháp cho Tổ Ưu Ba Cúc Đa :
非法亦非心
無心亦無法
說是心法時
是法非心法
Phi pháp diệc phi tâm,
vô tâm diệc vô pháp.
Thuyết thị tâm pháp thời,
thị pháp phi tâm pháp. (*)
Nói kệ xong Ngài đi ẫn ở núi Tượng Bạch, thuộc Miền Nam nước Kế Tân. Về sau trong một lần nhập thiền, Ngài thấy đệ tử của Ưu Ba Cúc Đa giải đãi, ngã mạn. Tôn giả bèn đến đó hiện Long Phấn Tấn Tam Muội (***) để hàng phục họ, rồi nói kệ :
通達非彼此
至聖無長短
汝除輕慢意
疾得阿羅漢
Thông đạt phi bỉ thử
Chí Thánh vô trường đoản
Nhử trừ khinh mạn ý
Tật đắc A La Hán (**)
__________________
Chú thích của lavinhcuong :
(*)
Chẳng pháp cũng chẳng tâm,
Không tâm thì pháp có đâu
Khi Tâm Pháp được nói ra
thì điều ấy chẳng phải là Tâm Pháp.
(**)
Người thông đạt chẳng thấy đây kia,
Bậc Chí Thánh thì không luận hay dở.
Các ông hãy trừ bỏ ý khinh mạn,
sẽ mau đắc quả A La Hán.
(***)
Trong các Kinh khác, chúng ta thường nghe SƯ TỬ PHẤN TẤN TAM MUỘI, nhưng bài này nói Tổ nhập LONG PHẤN TẤN TAM MUỘI, thực ra Long hay Sư Tử chỉ là tên gọi mang tính ẫn dụ.
LONG PHẤN TẤN là hình ảnh con rồng quẩy lộn trên không hoặc phun lửa hoặc phun nước gầm thét đinh tai, tứ chi chòi đạp, giương móng vuốt dễ sợ.
Giáo lý đạo Phật thường ca ngợi TÁNH KHÔNG : KHÔNG PHÁP, KHÔNG TÂM; nhưng không phải vạn duyên buông bỏ, lim dim trong hang động, mặc tình cho thế sự thăng trầm (sự sa đọa, giải đãi, buông lung của chư Phật tử) là đúng.
Thực ra CHÂN NHƯ vẫn có tính ĐỘNG, ấy là tính AN BÀY chúng sinh, tính THU NHIẾP chúng sinh.
Nếu chỉ thấy cái CHÂN KHÔNG THƯỜNG TỊCH, là hãy còn thiếu sót, thực ra CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU mới là Chân Lý của Phật pháp.
hoatihon
06-17-2015, 07:50 AM
Tâm & Pháp
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/tamampphap_zps475fe5f3.jpg
hoatihon
06-17-2015, 07:54 AM
Bỉ & Thử
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/bi_thu_zpsb97823e0.jpg
lavinhcuong
06-17-2015, 07:55 AM
11.
Đệ tứ Tổ Ưu Ba Cúc Đa _ Upagupta _ 優波毱多
Tôn giả là người nước Trá Lợi, dòng Thủ Đà la (Soudra _ giai cấp hạ tiện, nô lệ). Năm 17 tuổi, Ngài xin Tổ thứ ba Thương Na Hòa Tư cho xuất gia.
Tổ hỏi :
Ngươi được bao nhiêu tuổi?
Thưa rằng :
- Con được 17 tuổi.
Tổ nói :
- Thân ngươi 17 tuổi hay tánh ngươi 17 tuổi ?
Ngài hỏi lại :
- Đầu thầy đã bạc, vậy là tóc thầy bạc hay tâm thầy bạc.
Tổ bảo :
- Tóc của ta bạc, chẳng phải tâm của ta bạc.
Ngài trả lời:
- Thân con được 17 tuổi, không phải tánh con 17 tuổi.
Tổ biết đây là pháp khí bèn nhận cho xuất gia, cắt tóc, năm 20 tuổi được thọ giới cụ túc.
Ngài đã từng dùng thần thông để hàng phục Ma Vương. Mỗi khi độ được một người, ngài đặt một thẻ tre vào thạch thất (dài 18 khuỷu tay, rộng và cao đều khoảng 12 khuỷu tay) thế mà số lượng thẻ tre đầy luôn thạch thất ấy, đủ dùng cho lễ trà tì của Ngài.
Về sau Ngài gặp con trai của một vị Trưởng giả, tên là Hương chúng, đến xin xuất gia. Ngài hỏi :
_ Thân ông xuất gia hay tâm xuất gia ?
_ Chẳng phải là thân hay tâm.
Tôn giả hỏi :
_ Chẳng phải thân tâm thì ai xuất gia ?
_ Dạ ! Không phải ai.
Ngài biết là pháp khí, bèn cho xuất gia và đặt tên cho là Đề Đa Ca, về sau Ngài truyền y bát cho vị này kèm theo bài kệ :
心自本來心
本心非有法
有法有本心
非心非本法
Tâm tự bổn lai tâm
Bổn tâm phi hữu pháp
Hữu pháp hữu bổn tâm
Phi tâm phi bổn pháp. (*)
--------------
Chú thích của lavinhcuong :
(*)
Tâm từ xưa đã vậy
Tâm này không phải là phảp CÓ (pháp hữu vi)
Thấy có pháp (Phật pháp), có bổn tâm,
thì "cái bị thấy" ấy chẳng phải tâm, chẳng phải Phật pháp.
hoatihon
06-17-2015, 07:58 AM
Chuyện đứng ngồi
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/chuyendungngoi_zpsde7be584.jpg
lavinhcuong
06-17-2015, 07:59 AM
12.
Tổ Đề Đa Ca _ Dhrtaka _ 提多迦
Ngài tên Hương-chúng ở nước Ma-Già-Đà. Nhơn thân phụ Ngài nằm mộng thấy mặt trời vàng ánh xuất hiện trong nhà, chiếu sáng khắp cả. Lại thấy phía trước hiện ra một hòn núi lớn, trang nghiêm bằng bảy báu, trên đảnh núi có dòng suối, nước chảy trong veo, tràn khắp bốn phía. Sau đó, mẹ sanh ra Ngài.
Về sau Ngài gặp Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa bèn đem điềm mộng của cha thuật lại và nhờ giải hộ. Tổ giải:
_ Núi báu là thân ta, suối nước tuôn ra là pháp vô tận, mặt trời xuất hiện trong nhà là tướng ngươi vào đạo, ánh sáng chiếu khắp là trí tuệ siêu việt của ngươi .
Ngài nghe giải xong, vui mừng khắp khởi xướng kệ rằng :
Nguy nguy thất bảo sơn,
Thường xuất trí huệ tuyền.
Hồi vi chân pháp vị,
Năng độ chư hữu duyên.
巍巍七寶山
常出智慧泉
迴為真法味
能度諸有緣
Nghĩa :
Vòi vọi núi bảy báu,
Thường tuôn suối trí huệ.
Chuyển thành vị chơn pháp,
Hay độ ngưòi có duyên.
Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa cũng nói kệ đáp :
Ngã pháp truyền ư nhữ,
Đương hiện đại trí huệ .
Kim nhựt tùng ốc xuất,
Chiếu diệu ư thiên địa .
我法傳於汝
當現大智慧
金日從屋出
照耀於天地
Nghĩa :
Pháp ta truyền cho ngươi,
Sẽ hiện trí-huệ lớn .
Mặt trời mọc trong nhà,
Chiếu sáng khắp trời đất .
Ngài thành kính nhận lãnh chánh pháp. Sau, Ngài sang Trung-Ấn giáo hóa. Nơi đây có tám ngàn vị đại tiên, dưới sự lãnh đạo của đại tiên Di-Dá-Ca. Nghe Ngài đến đây, Di-Dá-Ca vân tập tiên chúng đến yết kiến Ngài.
Gặp Ngài, Di-Dá-Ca thưa:
_ Xưa tôi cùng Thầy đồng sanh cõi trời Phạm-Thiên. Tôi gặp tiên A-Tư-Đà truyền cho pháp tiên. Thầy gặp đệ tử Phật hướng dẫn tu tập thiền định. Từ đó, cách nhau đã đến sáu kiếp.
Ngài bảo:
_ Lời tiên nhơn đã nói đúng như vậy. Song, ông chuyên về pháp tiên tột cùng sẽ đến đâu ?
Di-Dá-Ca thưa:
_ Tôi tuy chưa gặp bậc chí thánh, song tiên A-Tư-Đà thường thọ ký rằng: Sáu kiếp về sau, tôi sẽ nhờ bạn đồng học mà được chứng quả giải thoát. Nay gặp nhau đây đâu không đúng như vậy ư ?
Ngài bảo:
_ Ông đã biết như vậy thì cần phải xuất gia, pháp tiên là đường nhỏ, không thể đưa người đến giải thoát. Ta hóa đạo đã lâu, cũng muốn dừng nghỉ. Nếu ông thật thú hướng về đại pháp thì không nên chậm trễ.
Di-Dá-Ca nghe nói vui mừng liền xin xuất gia. Ngài độ cho ông xuất gia thọ giới.
Lúc đó, tiên chúng theo Di-Dá-Ca thấy vị tiên trưởng của mình làm như vậy, rất bất mãn. Họ nói thầm với nhau rằng: “Đề-Đa-Ca đâu đủ sức làm thầy mình mà theo xuất gia”.
Ngài biết tâm họ, muốn gây cho họ có niềm tin, liền phóng quang sáng chiếu, chân đi trên hư không như người đi trên đất bằng, lại hóa cây dù báu che khắp chúng tiên, nơi ngón tay sữa thơm tuôn ra, trong sữa hiện lên một hoa sen, trong hoa sen hóa ra Đức Phật.
Chúng tiên trông thấy thần biến phi thường, bèn cuối đầu cầu xin xuất gia. Tôn giả hoan hỷ chấp nhận.
Thấy cơ duyên hóa độ đã viên mãn, Ngài truyền pháp lại cho Di-Dá-Ca :
Thông đạt bổn pháp tâm
Vô pháp vô phi pháp
Ngộ liễu đồng vị ngộ
Vô tâm diệc vô pháp.
通達本法心
無法無非法
悟了同未悟
無心亦無法
Nghĩa :
Nếu ai thông đạt Pháp và Tâm
Sẽ thấy chẳng Pháp, chẳng phi Pháp.
Bậc Giác Ngộ rồi, cuộc sống vẫn như người bình thường,
Bởi chỉ tạm diễn tuồng trong huyễn cảnh mà thôi.
Rồi Ngài thâu thần tịch diệt.
hoatihon
06-17-2015, 08:01 AM
Ngộ liễu đồng vị ngộ
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/ngolieudongvingo_zps9ddf75ba.jpg
lavinhcuong
06-17-2015, 08:02 AM
13.
Tổ Di-Dá-Ca. (Miccaka) 彌遮迦
Tổ thứ 6 sau Phật Thích Ca
(Đầu thế kỷ thứ ba sau Phật Niết-bàn)
Ngài người Trung-Ấn, không rõ họ gì. Ngài cùng chúng tiên thọ giáo xuất gia với Tổ Đề-Đa-Ca. Sau đó, Ngài tu hành chứng được quả Thánh.
Sau khi được pháp, Ngài du hóa các nơi tùy căn cơ giáo hóa chúng sanh. Một hôm, Ngài đến Bắc-Ấn chợt thấy trên thành có vầng mây màu vàng. Ngài nói : Đây là vượng khí đại thừa. Trong thành nầy sẽ có bậc chí nhơn nối pháp cho ta . Khi đi vào trong thành đến chợ, quả gặp người tay ôm bầu rượu, đón Ngài hỏi :
_ Tôn-giả từ phương nào đến, muốn đi về đâu ?
Ngài đáp : -Ta từ tâm mình đến, ta đi về nơi không chỗ.
Người ấy hỏi : – Tôn-giả biết vật gì trong tay tôi chăng ?
Ngài đáp :
_ Đây là đồ đựng vật bất tịnh (rượu).
– Tôn-giả biết tôi chăng ?
Tổ đáp :
– Tôi thì chẳng biết, biết thì chẳng tôi
Ngài lại bảo :- Ngươi hãy nói tên họ ra, ta sẽ chỉ nhơn đời trước cho ngươi.
Người ấy bèn nói kệ :
_ Ngã kim sanh thử quốc,
phục ức tích thời nhựt,
bổn tánh Phả-La-Đọa,
danh tự Bà-Tu-Mật.
Dịch :
Nay tôi sanh nước nầy,
lại nhớ ngày xa xưa,
dòng họ Phả-La-Đọa,
tên là Bà-Tu-Mật.
Ngài nghe rồi nhớ lại duyên trước, bèn bảo Bà-Tu-Mật :
_ Thầy ta là Đề-Đa-Ca đã nói : Xưa kia Như-Lai du hóa Bắc-Ấn có báo A-Nan : “Sau khi ta diệt độ khoảng ba trăm năm, ở nước nầy sẻ có vị thánh nhơn ra đời, họ Phả-La- Đọa tên Bà-Tu-Mật, làm vị Tổ thứ bảy của Thiền-Tông”. Đây là Như-Lai thọ ký cho ngươi, ngươi nên xuất gia.
Bà-Tu-Mật liền để bầu rượu xuống, đảnh lễ Ngài. Đảnh lễ xong, đứng qua một bên thưa :
_ Con nhớ lại kiếp xưa thường làm thí chủ cúng dường Phật một bảo tòa. Như-Lai thọ ký cho con rằng : “Ngươi ở hiền kiếp sẽ được Phật-pháp làm Tổ thứ bảy”. Nay gặp gỡ đây là cái duyên trước vậy, cúi xin Tôn giả đại từ thương xót độ thoát cho con.
Ngài liền vì ông cho cạo tóc xuất gia và thọ đầy đủ giới pháp.
Thấy tuổi đã già và cơ duyên hóa độ cũng xong, Ngài truyền chánh pháp lại cho Bà-Tu-Mật rồi đọc kệ rằng :
Vô tâm vô khả đắc
Thuyết đắc bất danh pháp
Nhược liễu tâm phi tâm
Thủy giải tâm tâm pháp.
無心無可得
說得不名法
若了心非心
始解心心法
Nghĩa là :
Tâm ở đâu mà tâm, đắc lấy gì mà đắc.
Nói có đắc thì không phải Phật pháp.
Nếu rõ biết bát thức chẳng phải tâm
Tức là đã biết được Chánh pháp Nhãn Tạng của Như Lai.
Truyền xong, Ngài thâu thần tịch diệt. Bà-Tu-Mật và môn đồ lượm xá-lợi để vào bình báu, xây tháp cao tôn thờ trên từng chót để mọi người cúng dường.
hoatihon
06-17-2015, 08:04 AM
Tâm phi Tâm
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/tamphitam_zpsca5d2344.jpg
lavinhcuong
06-17-2015, 08:05 AM
14.
Tổ Bà-Tu-Mật _Vasumitra _ 婆須蜜 _ cũng gọi là Thế Hữu.
Tổ thứ 7 (Cuối thế kỷ thứ ba sau Phật Niết-bàn)
Ngài họ Phả-La-Đọa sanh trưởng tại miền Bắc-Ấn. Khi còn tại gia, Ngài thường mặc đồ sạch sẽ, tay cầm bầu rượu, đi dạo chơi trong xóm làng, có khi Ngài ngâm thơ thổi sáo, người thường không sao hiểu nổi, họ bảo Ngài là người điên. Sau khi gặp Tổ Di-Dá-Ca nói lại lời huyền ký Như-Lai, Ngài liền tỉnh ngộ tiền duyên, ném bầu rượu phát nguyện xuất gia. Theo Tổ tu hành, Ngài ngộ được tâm tông.
Sau khi Tổ Di-Dá-Ca nhập Niết-bàn, Ngài đi hoằng khắp nơi tuyên dương Chánh pháp.
Khi đến nước Ca-Ma-La, Ngài lên pháp tòa giảng đạo, có một trí sĩ đến dưới tòa lớn tiếng tự xưng:
_ Tôi là Phật-Đà-Nan-Đề, hôm nay quyết luận nghĩa với thầy.
Ngài bảo:
_ Nầy nhơn giả! Nếu luận thì chẳng phải nghĩa, nếu nghĩa thì chẳng phải luận. Nếu nghĩ luận nghĩa, trọn chẳng phải nghĩa luận.
Nan-Đề biết đây là người nói nghĩa thù thắng, khởi tâm kính phục thưa rằng:
_ Con nguyện cầu đạo, được thưởng thức vị cam lồ.
Ngài thương xót liền cho xuất gia thọ giới, không bao lâu truyền pháp cho Nan-Đề :
Tâm đồng hư không giới
Thị đẳng hư không pháp
Chứng đắc hư không thời
Vô thị vô phi pháp.
心同虛空界
示等虛空法
證得虛空時
無是無非法
(Tâm giống như cõi hư không,
Cho nên ta dùng hư không để tỉ dụ cho ông rõ.
Quán sát hư không cũng có thể Ngộ đạo,
Sẽ thấy rằng : không có gì phải, không có gì không phải.)
Đã có người thừa kế, Ngài dự định vào Niết-bàn. Ngài liền nhập Từ tam-muội để vào Tịch (diệt) định. Lúc đó Đế-Thích, Phạm-Vương cùng chư Thiên đồng đến đảnh lễ nói kệ :
Hiền kiếp thánh chúng Tổ,
Nhi đương đệ thất vị.
Tôn giả ai niệm ngã,
Thỉnh vị tuyên Phật địa.
Nghĩa :
Hiền kiếp các thánh Tổ,
Ngài là vị thứ bảy,
Tôn giả thương xót con,
Thỉnh vì nói Phật địa .
Ngài xuất định nói với họ rằng :
_ Pháp ta đã được là không phải có. Nếu muốn biết Phật-địa phải lìa có và không.
Nói xong, Ngài vào Tịch (diệt) định, thị hiện tướng Niết-bàn. Chư Thiên nghe rồi hoan hỷ tán hoa trời đảnh lễ. Nan-Đề cùng đồ chúng trà tỳ thân Ngài, rồi lượm xá-lợi xây tháp cúng dường ngay tại chỗ ngồi của Tôn giả.
hoatihon
06-17-2015, 08:06 AM
Tìm tâm
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/timtam_zps380b76e7.jpg
lavinhcuong
06-18-2015, 08:21 AM
15.
Tổ Phật-Đà-Nan-Đề (Buddhanandi) _ 佛陀難提
Ngài là vị Tổ thứ 8 _ Đầu thế kỷ thứ tư _ sau Phật Niết-bàn.
Ngài họ Cù-Đàm, người nước Ca-Ma-La. Thuở nhỏ trên đảnh Ngài có cục thịt nổi cao, thường phát ra hào quang năm sắc xen lẫn. Ngài thông minh tuyệt vời, chữ nghĩa một phen xem qua là ghi nhớ. Năm 14 tuổi, Ngài phát tâm xuất gia chuyên dùng hạnh thanh tịnh để tự tu. Khi Tổ Bà-Tu-Mật đến nước Ca-Ma-La, Ngài đến vấn nạn, nhơn đó kính phục xin theo làm đệ tử.
Sau khi đắc pháp, Ngài thống lãnh đồ chúng du hóa khắp nơi. Đến nước Đề Già, Ngài đi qua cổng nhà họ Tỳ-Xá-La, chợt thấy trên nóc nhà có hào quang trắng xông lên hư không. Ngài chỉ chúng xem và bảo:
-Trong nhà nầy hiện có một vị thánh nhơn, tuy miệng không nói một lời, chơn không đi một bước, mà thật là bậc căn khí đại thừa. Dù không ra ngoài đường mà biết việc xúc uế. Quả là người nối pháp cho ta, khiến Phật-pháp hưng thịnh. Vị nầy, sau sẽ độ được năm trăm người chứng quả Thánh.
Ngài nói xong, có người Trưởng giả trong nhà bước ra làm lể thưa: - Tôn-giả cần điều gì dừng lại đây ?
Ngài bảo: _ Ta đến tìm người thị giả, chớ không cần gì.
Trưởng giả thưa: _ Nhà tôi đâu có người kỳ đặc mà Ngài tìm, chỉ có đứa con trai tên Phục-Đà-Mật-Đa không biết nói, không biết đi, tuổi đã năm mươi, nếu Ngài cần tôi cho, không tiếc.
Ngài bảo: _ Đứa con ông nói đó, chính là người tôi tìm.
Trưởng giả thỉnh Ngài vào nhà. Phục-Đà-Mật-Đa vừa trông thấy Ngài liền chổi dậy, chấp tay nói kệ:
Phụ mẫu phi ngã thân,
Thùy vi tối thân giả ?
Chư Phật phi ngã đạo,
Thùy vi tối đạo giả ?(*)
(Cha mẹ chẳng phải thân,
Ai là người chí thân ?
Chư Phật chẳng phải đạo tôi,
Cái gì là đạo vô thượng ?)
Ngài nói kệ đáp:
Nhữ ngôn dữ tâm thân,
Phụ mẫu phi khả tỷ.
Nhữ hạnh dữ đạo hiệp,
Chư Phật tâm tức thị.
Ngoại cầu hữu tướng Phật,
Dữ nhữ bất tương tợ.
Nhược thức nhữ bổn tâm,
Phi hiệp diệc phi ly .(**)
(Lời ngươi cùng tâm thân,
Cha mẹ không thể sánh.
Hạnh ngươi cùng đạo hiệp,
Chư Phật chính là tâm.
Ngoài cầu Phật hình tướng,
Cùng ngươi không chút giống.
Nếu biết bổn tâm ngươi,
Chẳng hiệp cũng chẳng lìa).
Mật-Đa nghe bài kệ xong rất hoan hỷ, bước xuống đảnh lễ Ngài và đi bảy bước, một lòng thành khẩn xin xuất gia. Ngài chấp nhận cho xuất gia, liền triệu tập chúng hiền thánh làm lễ truyền giới cụ túc. Sau đó, Ngài lại dặn dò Mật-Đa:
- Pháp nhãn của Như-Lai thầm truyền đến đời ta, nay ta trao lại cho ngươi, ngươi nên truyền trao chớ đoạn dứt. Nghe ta nói kệ :
Hư không vô nội ngoại,
Tâm pháp diệc như thử.
Nhược liễu hư không cố,
Thị đạt chơn như lý.(***)
(Hư không chẳng trong ngoài,
Tâm pháp cũng như thế.
Nếu hiểu rõ hư không,
Là đạt lý chơn như).
Mật-Đa hân hạnh được truyền pháp vui mừng vô hạn, liền nói kệ khen ngợi :
Ngã sư thiền Tổ trung,
Thích đương vi đệ bát,
Pháp hóa chúng vô lượng,
Tất hoạch A-La-Hán .(****)
(Thầy tôi trong thiền Tổ,
Hiện là vị thứ tám,
Giáo hóa chúng không cùng,
Thảy được quả La-Hán).
Ngài truyền pháp xong, sắp vào Niết-bàn. Hôm ấy đang ngồi trên bổn tòa, Ngài an nhiên thị tịch. Số chúng Ngài độ có đến năm trăm vị chứng nhị quả. Toàn chúng trà tỳ hài cốt Ngài, lượm xá-lợi xây bảo tháp tôn thờ .
--------------
Chú thích :
(*)
父母非我親
誰是最親者
諸佛非我道
誰為最道者
(**)
汝言與心親
父母非可比
汝行與道合
諸佛心即是
外求有相佛
與汝不相似
欲識汝本心
非合亦非離
(***)
虛空無內外
心法亦如此
若了虛空故
是達真如理
(****)
我師禪祖中
當得為第八
法化眾無量
悉獲阿羅漢
hoatihon
06-18-2015, 08:27 AM
Không Hoa
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KhongHoa_zps09147a9f.jpg
lavinhcuong
06-18-2015, 08:32 AM
16.
Tổ Phục-Đà-Mật-Đa (Buddhamitra) 伏馱蜜多
Ngài là vị Tổ thứ 9 (Cuối thế kỷ thứ tư) sau Phật Niết-bàn.
Ngài họ Tỳ-Xá-La ở nước Đề-Già. Từ lọt lòng mẹ đến năm mươi tuổi chưa từng nói một lời, chưa từng đi một bước. Cha mẹ nghi nhơn duyên gì mà Ngài thế ấy ? Đến gặp Tổ Phật-Đà-Nan-Đề nói duyên đời trước rằng :
- Đứa bé nầy đời trước thông minh lắm,ở trong Phật pháp do lòng đại bi muốn làm lợi ích lớn cho chúng sanh,cho nên thường nguyện : "Nếu tôi sanh chỗ nào không bị tình phụ tử ràng buộc, tùy duyên lành kia liền được giải thoát"
_ "Miệng nó không nói là tiêu biểu đạo không tịch. Chơn nó không đi là tiêu biểu pháp không đến đi". Cha mẹ Ngài nghe lời giải thích của Tổ sạch hết nghi ngờ, vui vẻ cho theo Tổ xuất gia.
Sau khi đắc pháp, Ngài du hóa khắp nơi, sang Trung-Ấn giáo hóa. Nơi đây có ông trưởng-giả tên là Hương-Cái. Ông nầy có người con trai tên Nan-Sanh. Ông trưởng-giả Hương-Cái dẫn con đến yết kiến Ngài.
Đảnh lễ xong,ông trưởng-giả thưa :
_ Thằng bé nầy ở trong thai mẹ ngót sáu mươi năm,do đó tôi đặt tên là Nan-Sanh. Có một tiên đến xem tướng nó rồi nói: "Thằng nhỏ nầy hẳn là tướng phi phàm,sẽ làm pháp khí đại thừa,sau gặp Bồ-Tát hóa độ". Bởi có duyên lành nên nay được gặp Ngài, tôi nguyện cho nó theo Ngài xuất gia học đạo.
Ngài hoan hỷ nhận cho Nan- Sanh xuất gia thọ giới. Trong buổi lễ xuất gia thọ giới bỗng có ánh sáng mát chiếu khắp chổ Nan-Sanh ngồi. Cơ duyên hóa độ sắp viên mãn, Ngài kêu Nan-Sanh lại dặn dò :- Đại pháp nhãn tạng của Như-Lai,nay ta trao cho ngươi, ngươi phải gìn giữ truyền trao đừng cho đoạn dứt. Ngươi nhận lời ta dạy, hãy nghe kệ đây :
Chơn lý bổn vô danh,
Nhơn danh hiển chơn lý,
Thọ đắc chơn thật pháp,
Phi chơn diệc phi ngụy. (*)
(Chơn lý vốn không tên,
Nhơn tên bày chơn lý,
Nhận được pháp chơn thật,
Chẳng chơn cũng chẳng ngụy).
Nói kệ xong, Ngài bèn vào chánh định hiện tướng Niết-bàn. Chư Thiên trổi nhạc cúng dường. Nan-Sanh cùng đồ chúng dùng dầu thơm gỗ chiên đàn làm lễ hỏa táng chơn thể của Ngài. Hỏa táng xong lượm xá-lợi về tôn thờ nơi chùa Na-Lan-Đà .
Chú thích :
(*)
真理本無名
因名顯真理
受得真實法
非真亦非偽
hoatihon
06-18-2015, 08:33 AM
Chân thật pháp
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/chanthatphap_zps61ba2c91.jpg
lavinhcuong
06-18-2015, 08:35 AM
17.
Tổ Hiếp-Tôn-Giả (Parsvika) _ 脇尊者
Ngài là vị Tổ thứ 10 (Đầu thế kỷ thứ năm) sau Phật Niết-bàn.
Ngài tục danh là Nan-Sanh, người Trung-Ấn. Thân mẫu mang thai đến 60 năm mới sanh ra Ngài. Lúc Ngài sắp sanh, Thân phụ nằm mộng thấy một con voi trắng to trên lưng có chở một bảo tọa, trong bảo tọa có hạt minh châu, từ ngoài cửa đi vào chiếu sáng khắp nhà. Ông giựt mình tỉnh giấc thì Ngài ra đời.
Sau gặp Tổ Phục-Đà-Mật-Đa độ cho xuất gia. Được xuất gia rồi Ngài cần mẫn tu học cho đến quên ăn bỏ ngủ, suốt ngày đêm chưa từng đặt lưng xuống chiếu, như thế mãi cả đời. Vì thế thời nhơn gọi Ngài là Hiếp-Tôn-Giả (Tôn-giả hông không dính chiếu ). Lãnh thọ chánh pháp xong, Ngài đi vân du các nơi tùy cơ giáo hóa. Đến nước Hoa-Thị, Ngài tạm nghỉ dưới cây đại thọ. Khi ấy, Ngài lấy tay chỉ xuống đất bảo chúng :
- Khi nào đất này biến thành màu vàng, sẽ có một thánh nhơn vào hội. Ngài vừa nói dứt lời, đất liền biến thành màu vàng. Chốc lát có một thanh niên con nhà giàu tên Phú-Na-Dạ-Xa đến trước Ngài đứng chắp tay, Ngài hỏi :
- Ngươi từ đâu đến ? Thanh niên thưa :- Tâm con chẳng phải đến. –Ngươi dừng chổ nào ? –Tâm con chẳng phải dừng.
- Ngươi chẳng định sao ? – Chư Phật cũng thế. –Ngươi chẳng phải chư Phật. –Chư Phật cũng chẳng phải. Ngài nhơn đó nói bài kệ :
Thử địa biến kim sắc,
Dự tri ư thánh chí,
Đương tọa bồ-đề thọ,
Giác hoa nhi thành dỉ.(*)
(Đất này hóa sắc vàng,
Biết có thánh nhơn sang,
Ngồi dưới cây bồ-đề,
Hoa giác nở hoàn toàn .
Phú-Na-Dạ-Xa cũng đọc bài kệ:
Sư tọa kim sắc địa,
Thường thuyết chơn thật nghĩa,
Hồi quang nhi chiếu ngã,
Linh nhập tam-ma-đề .(**)
(Thầy ngồi đất sắc vàng,
Thường nói nghĩa chơn thật,
Xoay ánh sáng chiếu con,
Khiến vào nơi chánh định) .
Ngài biết ý Phú-Na-Dạ-Xa lòng cầu đạo rất thiết tha, nên độ cho xuất gia và truyền giới cụ túc. Một hôm, Ngài gọi Phú-Na bảo : -Đại pháp nhãn tạng của Như-Lai, nay trao cho ngươi, ngươi phải khéo lưu truyền chớ để dứt mất. Hãy nghe ta nói kệ :
Chơn thể tự nhiên chơn,
Nhơn chơn thuyết hữu lý.
Lãnh đắc chơn chơn pháp,
Vô hành diệc vô chỉ.(***)
(Chơn thể đã sẵn chơn,
Bởi chơn nói có lý,
Hội được pháp chơn chơn,
Không đi cũng không dừng) .
Truyền pháp xong, Ngài ngay nơi chỗ ngồi thị hiện các tướng rồi vào Niết-bàn. Hỏa táng thân Ngài xong có xá-lợi nhiều vô số, chúng phải lấy y bọc đem về kính thờ cúng dường .
__________________
Chú thích :
(*)
此地變金色
預知於聖至
當坐菩提樹
覺華而成已
(**)
師坐金色地
常說真實義
迴光而照我
令入三摩諦
(***)
真體自然真
因真說有理
領得真真法
無行亦無止
hoatihon
06-18-2015, 08:37 AM
Chơn thể
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/chonthe_zps9e312704.jpg
lavinhcuong
06-18-2015, 08:38 AM
18.
Tổ Phú Na Dạ Xa ( Punyayasas ) _ 富那夜奢
Ngài là vị Tổ thứ 11 (Giữa thế kỷ thứ năm) sau Phật Niết-bàn .
Ngài dòng Cù-Đàm ở nước Hoa-Thị, thân phụ là Bảo-Thân. Thân phụ sanh được bảy người con trai, Ngài là con út. Thuở nhỏ, Ngài tâm tư bình thản không tịnh không loạn. Ngài thường nói với các anh :- Nếu gặp bực đại-sĩ ngồi nơi đạo tràng thuyết pháp, em quyết đến đó gần gũi tùy hỷ.
Khi Tổ Hiếp-Tôn-Giả đến nước nầy chấn hưng Phật pháp, Ngài liền đến dự trong hội ấy. Thấy Ngài ứng đối mẫn tiệp, ngôn ngữ hợp lý, Tổ độ cho xuất gia. Sau khi đắc pháp nơi Tổ Hiếp-Tôn-Giả, Ngài một lòng tinh tấn,lấy sự giáo hóa làm trọng trách. Đạo đức Ngài vang khắp, số chúng qui ngưỡng đến ngàn vạn, những người được quả thánh tới năm trăm vị. Về sau, Ngài đến nước Ba-La-Nại có một vị trưởng-giả vào hội.
Ngài hỏi đồ chúng :
- Các ngươi có biết người mới vào đây chăng ? Xưa Phật huyền ký rằng : “Sau khi ta diệt độ gần 600 năm, sẽ có một vị thánh nhơn ra đời hiệu Mã-Minh, sanh trong nước Ba-La-Nại, nói pháp nơi thành Hoa-Thị, bẻ dẹp các đạo khác, độ người vô lượng”.
Mã-Minh nghe Ngài nói trúng tên mình thì thầm khen, bước ra đảnh lễ Ngài và hỏi :
- Tôi muốn biết Phật, thế nào là Phật ?
Ngài đáp : - Ông muốn biết Phật, chẳng biết ấy là phải.
Mã Minh vặn lại : _ Đã chẳng biết Phật thì đâu biết là phải ?
Ngài đáp :_ Ông đã chẳng biết Phật, tại sao biết chẳng phải ?
Mã Minh : – Đây thật là nghĩa cưa.
Ngài đáp : – Đó là nghĩa cây. Ông nói nghĩa cưa là thế nào ?
Mã Minh : – Tôi cùng thầy phân ra bằng nhau. Nghĩa cây của thầy nói là sao ?
Ngài đáp : – Ngươi bị ta xẻ
Mã-Minh liền ngộ được thắng nghĩa của Ngài, vui thích cầu xin xuất gia Ngài vì độ cho ông xuất gia và thọ giới cụ-túc.
Số chúng được Ngài độ, có đến hai trăm vị chứng quả A-La-Hán, ngoài ra còn vô số người phát tâm qui kính Tam-bảo. Thấy cơ duyên giáo hóa sắp viên mãn, Ngài kêu Mã-Minh lại dặn dò :
-Ngươi nên chuyển bánh xe pháp làm vị Tổ thứ 12. Xưa đại pháp nhãn tạng của Như-Lai trao cho Tổ Ca-Diếp lần lượt truyền trao, nay ta trao cho ngươi, ngươi phải truyền tiếp . Nghe ta nói kệ :
Mê ngộ như ẩn hiển,
Minh ám bất tương ly,
Kim phó ẩn hiển pháp,
Phi nhất diệc phi nhị. (*)
(Mê ngộ như ẩn hiện,
Tối sáng chẳng rời nhau,
Nay trao pháp ẩn hiện,
Chẳng một cũng chẳng hai).
Ngài truyền pháp cho Mã-Minh xong ,liền hiện thần biến , rồi lặng lẽ viên tịch . Mã-Minh và đồ chúng xây tháp trùm trên chơn thân thờ Ngài .
Chú thích :
(*)
迷悟如隱顯
明暗不相離
今付隱顯法
非一亦非二
hoatihon
06-18-2015, 08:40 AM
Mê & ngộ.
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/mengo_zps7ae8909c.jpg
lavinhcuong
06-18-2015, 09:22 AM
19
Bồ-Tát Mã-Minh _ ( Asvaghosha) _ 馬鳴大士
Ngài là vị Tổ thứ 12 (Cuối thế kỷ thứ năm) sau Phật Niết-bàn .
Bồ-Tát người nước Ba-La-Nại, hiệu Mã-Minh cũng có hiệu Công-Thắng. Vì khi Ngài sanh ra, các con ngựa đều ré lên, nên gọi là Mã-Minh; lại cũng có thuyết nói, mỗi khi Ngài thuyết pháp, các con ngựa trong chuồng ở gần đều lặng lẽ lóng nghe, khi thuyết xong chúng lại hý vang, nên gọi Ngài là Mã-Minh.
Lúc chưa xuất gia, Ngài là một biện sĩ lỗi lạc, danh tiếng đồn đãi vang cả quốc nội và quốc ngoại.
Sau khi được Tổ Phú-Na-Dạ-Xa độ cho xuất gia và truyền tâm ấn, Ngài lại nổi tiếng là một nhà thuyết pháp tài tình.
Bao nhiêu tà thuyết ngoại đạo đều bị Ngài bẻ dẹp. Chính Ngài là người thắp sáng ngọn đuốc Đại-Thừa ở đầu thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn. Ngài đi giáo hóa đến nước Hoa-Thị nơi đây ngọn đuốc pháp của Ngài càng sáng rực hơn.
Một hôm, có một ông già gầy ốm vào trong hội nghe pháp, bỗng nhiên ngã xuống đất. Ngài bảo chúng :
-Đây là việc phi thường, sẽ có tướng lạ. Ông già kia liền biến mất. Chợt thấy dưới đất vọt lên một người con gái nhan sắc đẹp đẽ thân như màu vàng, dùng tay chỉ Ngài nói kệ :
Khể thủ trưởng lão tôn,
Đương thọ Như-Lai ký,
Kim ư thử địa thượng,
Nhi độ sanh tử chúng .
(Cúi đầu lễ trưởng lão,
Hiện nhận lời Phật ghi,
Nay ở nơi xứ nầy,
Độ chúng khỏi sanh tử) .
Nói kệ xong, trong chớp mắt không thấy cô nữa. Ngài bảo chúng : - Giây lát đây sẽ có ngoại đạo đến đấu sức với ta.
Bỗng chốc gió mưa ầm ĩ xối xả kéo đến, khiến trời đất mịt mù. Ngài bảo :
- Đây là báo hiệu ngoại đạo sẽ đến. Ta sẽ trừ chúng. Nói xong, Ngài chỉ tay lên hư không, hiện ra con rồng vàng to lớn, phấn khởi oai thần, khiến pháp ngoại đạo tan biến .
Sau bảy ngày, có một con sâu nằm nép dưới tòa của Ngài. Ngài lấy tay nắm bắt con sâu ấy đưa cho đại chúng xem và nói : - Con sâu nầy là trá hình của ngoại đạo, đến ẩn núp nơi đây đặng nghe trộm pháp của ta . Nói xong, Ngài ném con sâu ra bảo : "đi ngay !". Nhưng con sâu sợ hãi nằm im không động.
Ngài an ủi :
- Ta không có hại ngươi. Ngươi hãy hiện lại bổn hình. Ngoại đạo liền hiện bổn hình đảnh lễ xin sám hối.
Ngài hỏi :
- Ngươi tên gì ? Có bao nhiêu đồ đệ ?
Ngoại đạo thưa : - Con tên Ca-Tỳ-Ma-La, có đến ba ngàn đồ đệ.
Ngài hỏi : - Tột thần lực của ngươi biến hóa thế nào ?
Ngoại đạo thưa : - Con hóa biển cả là việc chẳng khó.
Ngài hỏi : - Ngươi hóa tánh biển được chăng ?
Ngoại đạo mờ mịt không biết, thưa : - Lời nầy con không thể biết.
Ngài vì giải thích : - Tánh biển là núi sông quả đất đều y cứ nơi đó mà lập, Tam muội Lục thông do đây phát hiện.
Ngoại đạo nghe pháp ấy, liền khởi lòng tin mạnh mẽ, cùng ba ngàn đồ đệ đều cầu xin xuất gia. Ngài vì họ cho cạo đầu xuất gia, rồi triệu tập năm trăm vị Thánh tăng đến làm lễ thọ giới cụ túc.
Ngài bảo giới tử : - Các ngươi thú hướng Bồ-Đề sẽ thành đạo thánh. Ca-Tỳ-Ma-La quả nhiên được giới thể, phát hào quang sáng, có mùi hương lạ xông khắp.
Một hôm, Ngài gọi Ma-La đến bảo : - Đại pháp nhãn tạng của Như-Lai, nay trao cho ngươi, truyền bá chớ để đoạn dứt. Nghe ta nói kệ :
Ẩn hiển tức bổn pháp,
Minh ám nguyên bất nhị,
Kim phó ngộ liễu pháp,
Phi thủ diệc phi khí.(*)
(Ẩn hiện vốn pháp này,
Sáng tối nguyên không hai,
Nay truyền pháp liểu ngộ,
Không lấy cũng chẳng bỏ) .
Truyền pháp xong, Ngài vào chánh định hiện tướng viên tịch. Ca-Tỳ-Ma-La và đồ chúng đem chơn thể của Ngài để vào khám thờ. Ngài là vị Tổ thứ 12 của Thiền-Tông, cũng là một vị pháp sư làm sáng tỏ giáo pháp Đại-Thừa.
Ngài sáng tác ba bộ luận: 1-Đại-Thừa Khởi Tín Luận.2.-Đại Tông địa huyền văn bổn luận.3.-Sự sự pháp ngũ thập tụng .
Nổi tiếng nhất là bộ Đại-Thừa Khởi Tín Luận, đến hiện giờ những nước Phật-giáo Đại-Thừa vẫn truyền dạy bộ luận nầy .
_______________
Chú thích :
(*)
隱顯即本法
明暗元不二
今付悟了法
非取亦非離
hoatihon
06-18-2015, 09:26 AM
Tùy duyên.
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/Tuyduyen_zps6e006de8.jpg
lavinhcuong
06-18-2015, 09:43 AM
20.
Tổ Ca-Tỳ-Ma-La (Kapimala) 迦毘摩羅
Ngài là vị Tổ thứ 13 (đầu thế kỷ thứ sáu) sau Phật Niết-bàn.
Ngài người nước Hoa-Thị, ban đầu học theo ngoại đạo, giỏi các pháp huyễn thuật, đồ chúng có đến ba ngàn. Khi đến so tài với Mã-Minh, bị Tổ hàng phục, liền cùng đồ chúng phát tâm xuất gia. Tổ Mã-Minh độ cho Ngài xuất gia, sau truyền tâm pháp. Sau khi được truyền tâm pháp, Ngài đi giáo hóa khắp nơi. Lần lượt đến nước Tây-Ấn, nơi đây có Thái-tử tên Vân-Tự-Tại rất ngưỡng mộ Ngài. Thái-Tử thỉnh Ngài và đại chúng vào cung cúng dường.
Ngài từ chối bảo :
-Phật cấm Sa-môn không được gần gũi vua quan những nhà có thế lực, nên tôi không dám nhận lời.
Thái-tử bạch:
-Thưa Tôn-giả ! phía Bắc thành nầy có một hòn núi lớn, trong núi có hang đá yên lặng bặt người thế tục, có thể ở nơi đó thiền định được. Tuy nhiên, trong đó có nhiều rắn và thú dữ, song tin tưởng đức cao dày của Tôn-giả sẽ chuyển hóa chúng.
Ngài nhận lời, cung đồ đệ tiến thẳng đến núi ấy. Vừa đến núi nầy quả gặp một con rắn lớn dài gần một dặm, trợn mắt nhìn Ngài, Ngài vẫn đi thẳng không ngó đến nó. Ngài đi đến phía Nam chân núi dừng nghỉ chỗ đất bằng, con rắn ấy đến quấn chung quanh Ngài, Ngài cũng chẳng đoái hoài, giây lát con rắn bò đi. Ngài tìm lại chúng đệ tử theo Ngài thì họ đã chạy tán loạn hết. Ngài một mình đi thẳng đến hang đá. Bỗng thấy một ông già mặc toàn đồ trắng đi ra chấp tay kính lễ Ngài.
Ngài hỏi : -Ông ở đâu ?
Ông già thưa : -Con xưa làm vị Tỳ-kheo rất thích vắng lặng, bực người mới học đến hỏi, nhơn đó nổi sân; bởi duyên cớ ấy khi chết đọa làm thân rắn ở trong hang nầy, đến giờ đã ngàn năm. Vừa gặpTôn-giả là bực thánh đức nên ra kính lễ.
Ngài hỏi :-Núi nầy còn có người nào ở nữa chăng? Và họ theo đạo nào ? Ngươi chỉ cho ta biết ?
Ông già thưa : -Cách đây mười dặm về phía Bắc có một tàng cây thật to, dưới tàng cây có năm trăm vị nhân tài ẩn dật, vị lãnh tụ hiệu là Long-Thọ, thường vì chúng nói pháp, con cũng thường đến nghe.
Ngài chờ đồ chúng tụ hội, cùng họ tiến đến phía Bắc. Vừa đến cây to,quả nhiên Long-Thọ ra nghinh tiếp Ngài. Long-Thọ vui vẻ đảnh lễ thưa Ngài :
- Chỗ núi sâu vắng vẻ, nơi hang ổ của thú dữ, đại đức chí tôn sao thương xót đến đây ?
Ngài đáp : -Ta không phải chí tôn, đến để phỏng vấn hiền giả.
Long-Thọ lặng thinh thầm nghĩ: -Tôn-giả nầy được tánh quyết định, đạo nhãn đã sáng chưa ? Phải là người đại thánh,thừa kế chơn tông chăng ?
Ngài biết liền bảo: -Tuy tâm niệm của ngươi, ta đã biết rồi, chỉ cần xuất gia, lo gì ta chẳng phải thánh ?
Bấy giờ Long-Thọ sám hối tạ tội. Ngài độ cho xuất gia. Một hôm, Ngài gọi Long-Thọ lại bảo:
-Nay ta đem đại pháp nhãn tạng của Như-Lai trao cho ngươi, ngươi phải truyền nối chớ dứt. Nghe ta nói kệ :
Phi ẩn phi hiển pháp,
Thuyết thị chơn thật tế,
Ngộ thử ẩn hiển pháp,
Phi ngu diệc phi trí . (*)
(Pháp không ẩn không hiển,
Nói là mé chơn thật,
Ngộ pháp ẩn hiển nầy,
Chẳng ngu cũng chẳng trí) .
Truyền pháp xong, Ngài trình thần biến rồi tịch diệt. Long-Thọ và đồ chúng hỏa táng thân Ngài, lượm xá-lợi xây tháp cúng dường.
_______________
Chú thích :
(*)
非隱非顯法
說是真實際
悟此隱顯法
非愚亦非智
hoatihon
06-18-2015, 09:45 AM
Vô Trí diệc vô đắc.
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/votridiecvodac_zpsfe2df934.jpg
lavinhcuong
06-18-2015, 09:46 AM
21.
Bồ-Tát Long-Thọ (Nagarjuna) 龍樹大士
Ngài là vị Tổ thứ 14 (giữa thế kỷ thứ sáu) sau Phật Niết-bàn.
Ngài cũng có tên là Long-Thắng, dòng Phạm-Chí ở miền Tây-Ân. Thuở nhỏ, Ngài bẩm tánh thông minh, vừa nghe Phạm-Chí tụng bốn kinh Phệ-Đà là Ngài thuộc lòng văn nghĩa. Đến 20 tuổi, Ngài đi châu du khắp các nước tìm học các môn thiên văn, địa lý, toán số, sấm ký và các học thuật của ngoại đạo. Môn nào Ngài học đến đều xuất sắc hơn mọi người. Nhơn một cơ duyên chẳng lành, Ngài nhận thức được các pháp là vô thường đau khổ nên vào núi ở ẩn. Số người tìm đến cầu học với Ngài rất đông.
Sau khi gặp Tổ Ca-Tỳ-Ma-La cảm hóa, Ngài xin xuất gia được Tổ độ cho và truyền cả tâm ấn. Từ đó Ngài vân du thuyết pháp khắp nơi, lần lượt đến miền Nam-Ấn. Dân chúng xứ nầy chỉ sùng phước nghiệp, từ Ngài đến đem pháp yếu chỉ dạy,họ tự bảo nhau : “Chỉ phước nghiệp nầy là việc tối thắng, nói về Phật tánh thì đâu thể thấy”.
Ngài nhơn đó bảo họ : -Các ngươi nếu muốn thấy được Phật tánh thì trước hết phải bỏ tâm ngã mạn đi, mới có thể thấy được. Họ hỏi Ngài : -Phật tánh lớn hay nhỏ ? Ngài đáp : -Chẳng nhỏ chẳng lớn, không rộng không hẹp, không phước không báo, chẳng chết chẳng sống. Dân chúng nghe Ngài nói tột lý, vui mừng nguyện học pháp ấy. Ngài liền ngay trên tòa hóa thân như vầng mặt trăng. Dân chúng tuy nghe thuyết pháp mà không thấy có hình Ngài. Trong ấy có con một ông nhà giàu tên là Ca-Na-Đề-Bà, khi thấy thế liền cảm ngộ.
Đề-Bà bảo dân chúng : -Biết tướng nầy chăng ? Dân chúng thưa : -Chúng tôi không thể phân biệt được. Đề-Bà nói: -Đây là Bồ-Tát thị hiện để biểu thị Phật tánh, muốn chúng ta hiểu rỏ vậy. Vô tướng tam muội giống như mặt trăng tròn là nghĩa Phật tánh rỗng rang sáng suốt. Đề-Bà nói dứt lời thì vầng trăng ẩn mất, Bồ-Tát hiện ngồi an nhiên chỗ cũ nói kệ:
Thân hiện viên nguyệt tướng,
Dĩ biểu chư Phật thể,
Thuyết pháp vô kỳ hình,
Dụng biện phi thinh sắc.
(Thân hiện tướng trăng tròn,
Để nêu thể các Phật,
Nói pháp không hình ấy,
Dùng rõ phi thinh sắc).
Toàn chúng nghe xong đều cảm ngộ, cầu xin xuất gia. Ngài triệu tập các bậc Thánh tăng đến truyền giới. Trong số xuất gia nầy, Đề-Bà là người dẫn đầu. Một quốc gia ở gần miền Nam-Ấn, có đến năm ngàn người tu theo ngoại đạo được nhiều phép lạ, Vua và quốc dân đều thọ giáo nơi họ, khiến đạo Phật mờ tối. Ngài thấy thế cảm động, bèn đổi hình thức, mặc áo trắng đợi mổi khi vua ra thành, Ngài cầm cây cờ đi trước, hoặc ẩn hoặc hiện, làm như thế đến bảy lần. Vua lấy làm lạ kêu lại hỏi : -Ngươi là người gì dám đi trước ta, mà bắt không được, thả chẳng đi ?
Ngài đáp : -Tôi là người trí, biết tất cả việc. Vua nghe ngạc nhiên, muốn thí nghiệm nói: -Chư thiên nay đang làm gì ?
Ngài đáp : -Chư thiên đang đấu chiến với A-Tu-La.
Vua hỏi :-Làm sao được biết ?
Ngài đáp :-Nếu bệ hạ muốn biết chốc lát sẽ thấy chứng nghiệm.
Quả nhiên phút chốc thấy gươm giáo, tay chơn ở trên không rơi xuống. Vua và quốc dân rất kính phục Ngài, nhơn đó Ngài chuyển họ trở lại quy y Tam-Bảo. Một hôm Ngài gọi Ca-Na-Đề-Bà đến dặn dò :
-Như-Lai lấy đại pháp nhãn tạng trao cho Tổ Ca-Diếp, truyền mãi cho đến đời ta, nay ta trao cho ngươi. Hãy nghe kệ :
Vị minh ẩn hiển pháp,
Phương thuyết giải thoát lý,
Ư pháp tâm bất chứng,
Vô sân diệc vô hỷ. (*)
(Vì sáng pháp ẩn hiển,
Mới nói lý giải thoát,
Nơi pháp tâm chẳng chứng,
Không sân cũng không hỷ).
Dặn dò xong, Ngài nhập nguyệt luân tam muội rồi hiện tướng thần biến vào Niết-bàn. Ngài sáng tác rất nhiều bộ luận để xiển dương giáo pháp Đại-Thừa :
1-Trung luận, 2-Thuận trung luận, 3-Thập nhị môn luận, 4-Đại-Thừa phá hữu luận, 5-Lục thập tụng như lý luận,
6- Đại-Thừa nhị thập tụng luận, 7-Thập bát không luận, 8-Hồi tránh luận, 9-Bồ-đề tư lương luận, 10-Bồ-đề tâm ly tướng luận, 11-Bồ-đề hạnh kinh, 12-Thích ma ha diễn luận, 13-Khuyến phát chư vương yếu kệ, 14-Tán pháp giới tụng, 15-Quảng đại pháp nguyện tụng.
Bồ-Tát Mã-Minh là người khêu mồi ngọn đèn chánh pháp đại-thừa; chính Ngài là người thắp sáng và truyền bá khắp nơi cho đến vô tận ngọn đuốc Đại-Thừa, Những tác phẩm của Ngài, bộ Trung-Luận có giá trị nhất, đến hiện nay đã dịch ra nhiều thứ tiếng để truyền bá khắp thế giới.
----------------------
Chú thích :
(*)
為明隱顯法
方說解脫理
於法心不證
無瞋亦無喜
Hết Quyển 1
hoatihon
06-18-2015, 09:49 AM
Tâm bất chứng.
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/tambatchung_zps06d197fd.jpg
Powered by vBulletin® Version 4.2.3 Beta 3 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.