Xem phiên bản đầy đủ : KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 321 đến quyển 330
chimvacgoidan
12-13-2016, 11:06 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 321
__________________________________________________ ______________________________________
Quyển 321
XXXXVII. PHẨM CHƠN NHƯ 04
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ pháp môn Tam-ma-địa mà tu hành, vì xả bỏ pháp môn Tam-ma-địa mà tu hành; vì nhiếp thủ pháp môn Đà-la-ni mà tu hành, vì xả bỏ pháp môn Đà-la-ni mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
chimvacgoidan
12-13-2016, 11:17 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 321
__________________________________________________ ______________________________________
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ mười lực Phật mà tu hành, vì xả bỏ mười lực Phật mà tu hành; vì nhiếp thủ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà tu hành, vì xả bỏ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
chimvacgoidan
12-13-2016, 11:17 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 321
__________________________________________________ ______________________________________
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ mười lực Phật mà tu hành, vì xả bỏ mười lực Phật mà tu hành; vì nhiếp thủ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà tu hành, vì xả bỏ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
chimvacgoidan
12-13-2016, 11:18 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 321
__________________________________________________ ______________________________________
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ quả Dự-lưu mà tu hành, vì xả bỏ quả Dự-lưu mà tu hành; vì nhiếp thủ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà tu hành, vì xả bỏ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
chimvacgoidan
12-13-2016, 11:19 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 321
__________________________________________________ ______________________________________
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ quả vị Độc-giác mà tu hành, vì xả bỏ quả vị Độc-giác mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
chimvacgoidan
12-13-2016, 11:29 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 321
__________________________________________________ ______________________________________
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ trí nhất thiết mà tu hành, vì xả bỏ trí nhất thiết mà tu hành; vì nhiếp thủ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu hành; vì xả bỏ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận tất cả pháp. Pháp thâm diệu này tùy thuận tất cả pháp nào?
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng tùy thuận tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa.
chimvacgoidan
12-13-2016, 11:30 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 321
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận pháp không nội, cũng tùy thuận pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận chơn như, cũng tùy thuận pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận bốn niệm trụ, cũng tùy thuận bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận Thánh đế khổ, cũng tùy thuận Thánh đế tập, diệt, đạo.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận bốn tịnh lự, cũng tùy thuận bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận tám giải thoát, cũng tùy thuận tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận pháp môn giải thoát không, cũng tùy thuận pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận năm loại mắt, cũng tùy thuận sáu phép thần thông.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận pháp môn Tam-ma-địa, cũng tùy thuận pháp môn Đà-la-ni.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận mười lực Phật, cũng tùy thuận bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận trí nhất thiết, cũng tùy thuận trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này hoàn toàn không có chướng ngại. Pháp thâm diệu này đối với pháp nào không chướng ngại?
chimvacgoidan
12-13-2016, 11:30 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 321
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với sắc không chướng ngại; đối với thọ, tưởng, hành, thức không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với nhãn xứ không chướng ngại; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với sắc xứ không chướng ngại; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với nhãn giới không chướng ngại; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với sắc giới không chướng ngại; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với nhãn thức giới không chướng ngại; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với nhãn xúc không chướng ngại; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không chướng ngại; đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với địa giới không chướng ngại; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với vô minh không chướng ngại; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với bố thí Ba-la-mật-đa không chướng ngại; đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không chướng ngại.
chimvacgoidan
12-13-2016, 11:31 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 321
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với pháp không nội không chướng ngại; đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với chơn như không chướng ngại; đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với bốn niệm trụ không chướng ngại; đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với Thánh đế khổ không chướng ngại; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với bốn tịnh lự không chướng ngại; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với tám giải thoát không chướng ngại; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với pháp môn giải thoát không không chướng ngại; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với năm loại mắt không chướng ngại; đối với sáu phép thần thông không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với pháp môn Tam-ma-địa không chướng ngại; đối với pháp môn Đà-la-ni không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với mười lực Phật không chướng ngại; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với quả Dự-lưu không chướng ngại; đối với quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán không chướng ngại.
chimvacgoidan
12-13-2016, 11:32 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 321
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với quả vị Độc-giác không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với trí nhất thiết không chướng ngại; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không chướng ngại.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này lấy không chướng ngại làm tướng. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của hư không bình đẳng, vì tánh chơn như bình đẳng, vì tánh pháp giới bình đẳng, vì tánh của pháp tánh bình đẳng, vì tánh của tánh chẳng hư vọng bình đẳng, vì tánh của tánh chẳng đổi khác bình đẳng, vì tánh của tánh bình đẳng bình đẳng, vì tánh của tánh ly sanh bình đẳng, vì tánh của pháp định bình đẳng, vì tánh của pháp trụ bình đẳng, vì tánh của thật tế bình đẳng, vì tánh của cảnh giới hư không bình đẳng, vì tánh của cảnh giới bất tư nghì bình đẳng; vì tánh của không, vô tướng, vô nguyện bình đẳng; vì tánh của vô tạo, vô tác bình đẳng; vì của tánh vô nhiễm, vô tịnh bình đẳng.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này không sanh, không diệt. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì sắc không sanh, không diệt; vì thọ, tưởng, hành, thức không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Vì nhãn xứ không sanh, không diệt; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Vì sắc xứ không sanh, không diệt; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Vì nhãn giới không sanh, không diệt; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Vì sắc giới không sanh, không diệt; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Vì nhãn thức giới không sanh, không diệt; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Vì nhãn xúc không sanh, không diệt; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không sanh, không diệt; vì các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Vì địa giới không sanh, không diệt; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Vì vô minh không sanh, không diệt; vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử không sanh, không diệt.
chimvacgoidan
12-13-2016, 11:33 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 321
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Vì bố thí Ba-la-mật-đa không sanh, không diệt; vì tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Vì pháp không nội không sanh, không diệt; vì pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Vì chơn như không sanh, không diệt; vì pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Vì bốn niệm trụ không sanh, không diệt; vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Vì Thánh đế khổ không sanh, không diệt; vì Thánh đế tập, diệt, đạo không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Vì bốn tịnh lự không sanh, không diệt; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Vì tám giải thoát không sanh, không diệt; vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Vì pháp môn giải thoát không không sanh, không diệt; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Vì năm loại mắt không sanh, không diệt; vì sáu phép thần thông không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Vì pháp môn Tam-ma-địa không sanh, không diệt; vì pháp môn Đà-la-ni không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Vì mười lực Phật không sanh, không diệt; vì bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Vì quả Dự-lưu không sanh, không diệt; vì quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Vì quả vị Độc-giác không sanh, không diệt.
chimvacgoidan
12-13-2016, 11:34 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 321
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Vì trí nhất thiết không sanh, không diệt; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này hoàn toàn không có dấu vết. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của sắc chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của sắc xứ chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của nhãn giới chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của sắc giới chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của nhãn thức giới chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của nhãn xúc chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của địa giới chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của vô minh chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử chẳng thể nắm bắt được.
chimvacgoidan
12-13-2016, 11:36 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 321
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của pháp không nội chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của chơn như chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của tám giải thoát chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của pháp môn giải thoát không chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của pháp môn Tam-ma-địa chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của mười lực Phật chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của quả Dự-lưu chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của quả vị Độc-giác chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của trí nhất thiết chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được.
chimvacgoidan
12-13-2016, 11:37 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 321
__________________________________________________ ______________________________________
Khi ấy, các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh, là đệ tử chơn chánh của Phật. Vì sao? Vì tất cả các pháp mà Thượng tọa Thiện Hiện đã nói đều tương ưng với không.
Bấy giờ, Thiện Hiện bảo các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc: Thiên tử các ông nói Thiện Hiện ta do Như Lai sanh, là đệ tử chơn chánh của Phật. Tại sao Thiện Hiện do Như Lai sanh?
Đó là vì do chơn như của Như Lai sanh. Vì sao? Vì chơn như của Như Lai không đến, không đi, chơn như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy, không đến, không đi. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh.
Lại nữa, chơn như của Như Lai tức là chơn như của tất cả pháp, chơn như của tất cả pháp tức là chơn như của Như Lai. Chơn như như vậy là không có tánh chơn như, cũng không không tánh chơn như. Chơn như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh.
Lại nữa, chơn như của Như Lai thường trụ là tướng; chơn như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy, thường trụ là tướng. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh.
Lại nữa, chơn như của Như Lai không đổi khác, không phân biệt, chuyển khắp các pháp. Chơn như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy, không đổi khác, không phân biệt, chuyển khắp các pháp. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh.
Lại nữa, chơn như của Như Lai không chướng ngại; chơn như của tất cả pháp cũng không chướng ngại; hoặc chơn như của Như Lai, hoặc chơn như của tất cả pháp đều đồng một chơn như, không hai, không khác, không tạo, không tác. Chơn như như vậy là tướng chơn như thường tại, không khi nào chẳng phải là tướng chơn như; vì là tướng chơn như thường tại, nên không khi nào chẳng phải là tướng chơn như, không hai, không khác. Chơn như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh.
Lại nữa, chơn như của Như Lai đối với tất cả xứ không nhớ nghĩ, không phân biệt; chơn như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy, đối với tất cả xứ không nhớ nghĩ, không phân biệt. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh.
chimvacgoidan
12-13-2016, 11:38 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 321
__________________________________________________ ______________________________________
Lại nữa, chơn như của Như Lai không riêng, không khác, chẳng thể nắm bắt được; chơn như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy, không riêng, không khác, chẳng thể nắm bắt được. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh.
Lại nữa, chơn như của Như Lai chẳng lìa chơn như của tất cả pháp; chơn như của tất cả pháp chẳng lìa chơn như của Như Lai. Chơn như như vậy là tướng chơn như thường tại, không khi nào chẳng phải là tướng chơn như. Chơn như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh. Tuy nói là do sanh nhưng không do đâu sanh, vì chơn như của Thiện Hiện chẳng khác Phật vậy.
Lại nữa, chơn như của Như Lai chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại; chơn như của tất cả pháp cũng chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại. Chơn như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh.
Lại nữa, vì chơn như của quá khứ bình đẳng, nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của quá khứ bình đẳng; vì chơn như của vị lai bình đẳng, nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của vị lai bình đẳng; vì chơn như của hiện tại bình đẳng, nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của hiện tại bình đẳng. Hoặc chơn như của quá khứ, vị lai, hiện tại bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
Lại nữa, vì chơn như của sắc bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của sắc bình đẳng. Vì chơn như của thọ, tưởng, hành, thức bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của thọ, tưởng, hành, thức bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của sắc bình đẳng, hoặc chơn như của thọ, tưởng, hành, thức bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
Lại nữa, vì chơn như của nhãn xứ bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của nhãn xứ bình đẳng. Vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của nhãn xứ bình đẳng, hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
chimvacgoidan
12-13-2016, 03:57 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 321
__________________________________________________ ______________________________________
Lại nữa, vì chơn như của sắc xứ bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của sắc xứ bình đẳng. Vì chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của sắc xứ bình đẳng, hoặc chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
Lại nữa, vì chơn như của nhãn giới bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của nhãn giới bình đẳng. Vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của nhãn giới bình đẳng, hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
Lại nữa, vì chơn như của sắc giới bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của sắc giới bình đẳng. Vì chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của sắc giới bình đẳng, hoặc chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
Lại nữa, vì chơn như của nhãn thức giới bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của nhãn thức giới bình đẳng. Vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của nhãn thức giới bình đẳng, hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
chimvacgoidan
12-13-2016, 03:57 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 321
__________________________________________________ ______________________________________
Lại nữa, vì chơn như của nhãn xúc bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của nhãn xúc bình đẳng. Vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của nhãn xúc bình đẳng, hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
Lại nữa, vì chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra bình đẳng. Vì chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra bình đẳng, hoặc chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
Lại nữa, vì chơn như của địa giới bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của địa giới bình đẳng. Vì chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của địa giới bình đẳng, hoặc chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
Lại nữa, vì chơn như của vô minh bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của vô minh bình đẳng. Vì chơn như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của hành cho đến chơn như của lão tử bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của vô minh bình đẳng, hoặc chơn như của hành cho đến chơn như của lão tử bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
chimvacgoidan
12-13-2016, 03:59 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 321
__________________________________________________ ______________________________________
Lại nữa, vì chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa bình đẳng. Vì chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của tịnh giới cho đến chơn như của Bát-nhã Ba-la-mật-đa bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa bình đẳng, hoặc chơn như của tịnh giới cho đến chơn như của Bát-nhã Ba-la-mật-đa bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
Lại nữa, vì chơn như của pháp không nội bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của pháp không nội bình đẳng. Vì chơn như của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của pháp không ngoại cho đến chơn như của pháp không không tánh tự tánh bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của pháp không nội bình đẳng, hoặc chơn như của pháp không ngoại cho đến chơn như của pháp không không tánh tự tánh bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
Lại nữa, vì chơn như của chơn như bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên các chơn như bình đẳng. Vì chơn như của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của pháp giới cho đến chơn như của cảnh giới bất tư nghì bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của chơn như bình đẳng, hoặc chơn như của pháp giới cho đến chơn như của cảnh giới bất tư nghì bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
chimvacgoidan
12-13-2016, 04:00 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 321
__________________________________________________ ______________________________________
Lại nữa, vì chơn như của bốn niệm trụ bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của bốn niệm trụ bình đẳng. Vì chơn như của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của bốn chánh đoạn cho đến chơn như của tám chi thánh đạo bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của bốn niệm trụ bình đẳng, hoặc chơn như của bốn chánh đoạn cho đến chơn như của tám chi thánh đạo bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
Lại nữa, vì chơn như của Thánh đế khổ bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của Thánh đế khổ bình đẳng. Vì chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của Thánh đế khổ bình đẳng, hoặc chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
Lại nữa, vì chơn như của bốn tịnh lự bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của bốn tịnh lự bình đẳng. Vì chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của bốn tịnh lự bình đẳng, hoặc chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
Lại nữa, vì chơn như của tám giải thoát bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của tám giải thoát bình đẳng. Vì chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của tám giải thoát bình đẳng, hoặc chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
chimvacgoidan
12-13-2016, 04:01 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 321
__________________________________________________ ______________________________________
Lại nữa, vì chơn như của pháp môn giải thoát không bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của pháp môn giải thoát không bình đẳng. Vì chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của pháp môn giải thoát không bình đẳng, hoặc chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
Lại nữa, vì chơn như của năm loại mắt bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của năm loại mắt bình đẳng. Vì chơn như của sáu phép thần thông bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của sáu phép thần thông bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của năm loại mắt bình đẳng, hoặc chơn như của sáu phép thần thông bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
Lại nữa, vì chơn như của pháp môn Tam-ma-địa bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của pháp môn Tam-ma-địa bình đẳng. Vì chơn như của pháp môn Đà-la-ni bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của pháp môn Đà-la-ni bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của pháp môn Tam-ma-địa bình đẳng, hoặc chơn như của nên pháp môn Đà-la-ni bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
Lại nữa, vì chơn như của mười lực Phật bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của mười lực Phật bình đẳng. Vì chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của mười lực Phật bình đẳng, hoặc chơn như của bốn điều không sợ cho đến chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
chimvacgoidan
12-13-2016, 04:02 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 321
__________________________________________________ ______________________________________
Lại nữa, vì chơn như của quả Dự-lưu bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của quả Dự-lưu bình đẳng. Vì chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của quả Dự-lưu bình đẳng, hoặc chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
Lại nữa, vì chơn như của quả vị Độc-giác bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của quả vị Độc-giác bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của quả vị Độc-giác bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
Lại nữa, vì chơn như của trí nhất thiết bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của trí nhất thiết bình đẳng. Vì chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của trí nhất thiết bình đẳng, hoặc chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
Này các Thiên tử! Đại Bồ-tát hiện chứng chơn như bình đẳng của tất cả pháp như vậy, nên gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Thượng tọa Thiện Hiện đối với chơn như này, có khả năng tin, hiểu sâu sắc. Do đó nên gọi là Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh.
chimvacgoidan
12-14-2016, 09:18 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 322
__________________________________________________ ______________________________________
Quyển 322
XXXXVII. PHẨM CHƠN NHƯ 05
Ngay khi nói tướng chơn như như thế, ở thế giới Tam thiên đại thiên này, sáu phương biến động: Đông vọt Tây chìm, Tây vọt Đông chìm, Nam vọt Bắc chìm, Bắc vọt Nam chìm, giữa vọt bên chìm, bên vọt giữa chìm.
Khi ấy, các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc dùng bột hương Đa-yết-la, Đa-ma-la, chiên đàn cõi trời và dùng hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng, hoa mỹ diệu hương, hoa mỹ diệu âm, hoa đại mỹ diệu âm của cõi trời rải cúng Thế Tôn và Thượng tọa Thiện Hiện, rồi bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Rất kỳ lạ, chưa từng có! Vì Thượng tọa Thiện Hiện do chơn như nên từ Như Lai sanh.
Bấy giờ, Thiện Hiện bảo các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc: Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do sắc nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của sắc nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa sắc nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của sắc nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do thọ, tưởng, hành, thức nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của thọ, tưởng, hành, thức nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa thọ, tưởng, hành, thức nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của thọ, tưởng, hành, thức nên do Như Lai sanh.
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do nhãn xứ nên do Như Lai sanh, chẳng do chơn như của nhãn xứ nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa nhãn xứ nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của nhãn xứ nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ nên do Như Lai sanh.
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do sắc xứ nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của sắc xứ nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa sắc xứ nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của sắc xứ nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nên do Như Lai sanh.
chimvacgoidan
12-14-2016, 09:19 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 322
__________________________________________________ ______________________________________
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do nhãn giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của nhãn giới nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa nhãn giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của nhãn giới nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới nên do Như Lai sanh.
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do sắc giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của sắc giới nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa sắc giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của sắc giới nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do thanh, hương, vị, xúc, pháp giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới nên do Như Lai sanh.
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do nhãn thức giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của nhãn thức giới nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa nhãn thức giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của nhãn thức giới nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới nên do Như Lai sanh.
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do nhãn xúc nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của nhãn xúc nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa nhãn xúc nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của nhãn xúc nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc nên do Như Lai sanh.
chimvacgoidan
12-14-2016, 09:19 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 322
__________________________________________________ ______________________________________
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra nên do Như Lai sanh.
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do địa giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của địa giới nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa địa giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của địa giới nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do thủy, hỏa, phong, không, thức giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới nên do Như Lai sanh.
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do vô minh nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của vô minh nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa vô minh nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của vô minh nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của hành cho đến chơn như của lão tử nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa hành cho đến lão tử nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của hành cho đến chơn như của lão tử nên do Như Lai sanh.
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do ngã nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của ngã nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa ngã nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của ngã nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do hữu tình, dòng sanh mạng, khả năng sanh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sanh, nho đồng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng thọ quả báo, cái biết, cái thấy nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của hữu tình cho đến chơn như của cái biết, cái thấy nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa hữu tình cho đến cái thấy nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của hữu tình cho đến chơn như của cái biết, cái thấy nên do Như Lai sanh.
chimvacgoidan
12-14-2016, 09:32 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 322
__________________________________________________ ______________________________________
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do bố thí Ba-la-mật-đa nên do Như Lai sanh, chẳng do chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa bố thí Ba-la-mật-đa nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của tịnh giới cho đến chơn như của Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của tịnh giới cho đến chơn như của Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên do Như Lai sanh.
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do pháp không nội nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của pháp không nội nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa pháp không nội nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của pháp không nội nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của pháp không ngoại cho đến chơn như của pháp không không tánh tự tánh nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của pháp không ngoại cho đến chơn như của pháp không không tánh tự tánh nên do Như Lai sanh.
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do chơn như nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của chơn như nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa chơn như nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của chơn như nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của pháp giới cho đến chơn như của cảnh giới bất tư nghì nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của pháp giới cho đến chơn như của cảnh giới bất tư nghì nên do Như Lai sanh.
chimvacgoidan
12-14-2016, 03:04 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 322
__________________________________________________ ______________________________________
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do bốn niệm trụ nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của bốn niệm trụ nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa bốn niệm trụ nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của bốn niệm trụ nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của bốn chánh đoạn cho đến chơn như của tám chi thánh đạo nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của bốn chánh đoạn cho đến chơn như của tám chi thánh đạo nên do Như Lai sanh.
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do Thánh đế khổ nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của Thánh đế khổ nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa Thánh đế khổ nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của Thánh đế khổ nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do Thánh đế tập, diệt, đạo nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa Thánh đế tập, diệt, đạo nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo nên do Như Lai sanh.
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do bốn tịnh lự nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của bốn tịnh lự nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa bốn tịnh lự nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của bốn tịnh lự nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do bốn vô lượng, bốn định vô sắc nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc nên do Như Lai sanh.
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do tám giải thoát nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của tám giải thoát nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa tám giải thoát nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của tám giải thoát nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ nên do Như Lai sanh.
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do pháp môn giải thoát không nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của pháp môn giải thoát không nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa pháp môn giải thoát không nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của pháp môn giải thoát không nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện nên do Như Lai sanh.
chimvacgoidan
12-14-2016, 03:05 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 322
__________________________________________________ ______________________________________
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do năm loại mắt nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của năm loại mắt nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa năm loại mắt nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của năm loại mắt nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do sáu phép thần thông nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của sáu phép thần thông nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa sáu phép thần thông nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của sáu phép thần thông nên do Như Lai sanh.
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do pháp môn Tam-ma-địa nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của pháp môn Tam-ma-địa nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa pháp môn Tam-ma-địa nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của pháp môn Tam-ma-địa nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do pháp môn Đà-la-ni nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của pháp môn Đà-la-ni nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa pháp môn Đà-la-ni nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của pháp môn Đà-la-ni nên do Như Lai sanh.
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do mười lực Phật nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của mười lực Phật nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa mười lực Phật nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của mười lực Phật nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của bốn điều không sợ cho đến chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của bốn điều không sợ cho đến chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng nên do Như Lai sanh.
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do quả Dự-lưu nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của quả Dự-lưu nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa quả Dự-lưu nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của quả Dự-lưu nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán nên do Như Lai sanh.
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do quả vị Độc-giác nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của quả vị Độc-giác nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa quả vị Độc-giác nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của quả vị Độc-giác nên do Như Lai sanh.
chimvacgoidan
12-14-2016, 03:06 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 322
__________________________________________________ ______________________________________
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do trí nhất thiết nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của trí nhất thiết nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa trí nhất thiết nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của trí nhất thiết nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nên do Như Lai sanh.
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do hữu vi nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của hữu vi nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa hữu vi nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của hữu vi nên do Như Lai sanh.
Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do vô vi nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của vô vi nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa vô vi nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của vô vi nên do Như Lai sanh. Vì sao? Này các Thiên tử! Tất cả pháp ấy hoàn toàn không có sở hữu, vì các pháp sanh, hoặc sở sanh, do đây sanh ra và chỗ sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được.
Bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Các pháp chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đều rất sâu xa.
Bạch Thế Tôn! Trong đó, sắc chẳng thể nắm bắt được, chơn như của sắc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, sắc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của sắc có thể nắm bắt được. Trong đó, thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nắm bắt được, chơn như của thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, thọ, tưởng, hành, thức còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của thọ, tưởng, hành, thức có thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Trong đó, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhãn xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhãn xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhãn xứ có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể nắm bắt được.
chimvacgoidan
12-14-2016, 03:07 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 322
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Trong đó, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của sắc xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, sắc xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của sắc xứ có thể nắm bắt được. Trong đó, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Trong đó, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhãn giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhãn giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhãn giới có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Trong đó, sắc giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của sắc giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, sắc giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của sắc giới có thể nắm bắt được. Trong đó, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Trong đó, nhãn thức giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhãn thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhãn thức giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhãn thức giới có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Trong đó, nhãn xúc chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhãn xúc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhãn xúc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhãn xúc có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có thể nắm bắt được.
chimvacgoidan
12-14-2016, 03:08 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 322
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Trong đó, các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được, chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được. Trong đó, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được, chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Trong đó, địa giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của địa giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, địa giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của địa giới có thể nắm bắt được. Trong đó, thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, thủy, hỏa, phong, không, thức giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Trong đó, vô minh chẳng thể nắm bắt được, chơn như của vô minh cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, vô minh còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của vô minh có thể nắm bắt được. Trong đó, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử chẳng thể nắm bắt được, chơn như của hành cho đến chơn như của lão tử cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, hành cho đến lão tử còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của hành cho đến chơn như của lão tử có thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Trong đó, bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bố thí Ba-la-mật-đa còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa có thể nắm bắt được. Trong đó, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, chơn như của tịnh giới cho đến chơn như của Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của tịnh giới cho đến chơn như của Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Trong đó, pháp không nội chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp không nội cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp không nội còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp không nội có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp không ngoại cho đến chơn như của pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp không ngoại cho đến chơn như của pháp không không tánh tự tánh có thể nắm bắt được.
chimvacgoidan
12-14-2016, 03:09 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 322
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Trong đó, chơn như chẳng thể nắm bắt được, chơn như của chơn như cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, chơn như còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của chơn như có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp giới cho đến chơn như của cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp giới cho đến chơn như của cảnh giới bất tư nghì còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì có thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Trong đó, bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bốn niệm trụ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bốn niệm trụ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bốn niệm trụ có thể nắm bắt được. Trong đó, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bốn chánh đoạn cho đến chơn như của tám chi thánh đạo cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bốn chánh đoạn cho đến chơn như của tám chi thánh đạo có thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Trong đó, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của Thánh đế khổ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, Thánh đế khổ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của Thánh đế khổ có thể nắm bắt được. Trong đó, Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nắm bắt được, chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, Thánh đế tập, diệt, đạo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo có thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Trong đó, bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bốn tịnh lự cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bốn tịnh lự còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bốn tịnh lự có thể nắm bắt được. Trong đó, bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bốn vô lượng, bốn định vô sắc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Trong đó, tám giải thoát chẳng thể nắm bắt được, chơn như của tám giải thoát cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, tám giải thoát còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của tám giải thoát có thể nắm bắt được. Trong đó, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể nắm bắt được.
chimvacgoidan
12-14-2016, 03:10 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 322
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Trong đó, pháp môn giải thoát không chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp môn giải thoát không cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp môn giải thoát không còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp môn giải thoát không có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Trong đó, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, chơn như của năm loại mắt cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, năm loại mắt còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của năm loại mắt có thể nắm bắt được. Trong đó, sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được, chơn như của sáu phép thần thông cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, sáu phép thần thông còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của sáu phép thần thông có thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Trong đó, pháp môn Tam-ma-địa chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp môn Tam-ma-địa còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp môn Tam-ma-địa có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp môn Đà-la-ni cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp môn Đà-la-ni còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp môn Đà-la-ni có thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Trong đó, mười lực Phật chẳng thể nắm bắt được, chơn như của mười lực Phật cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, mười lực Phật còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của mười lực Phật có thể nắm bắt được. Trong đó, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bốn điều không sợ cho đến chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bốn điều không sợ cho đến chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng có thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Trong đó, quả Dự-lưu chẳng thể nắm bắt được, chơn như của quả Dự-lưu cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, quả Dự-lưu còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của quả Dự-lưu có thể nắm bắt được. Trong đó, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng thể nắm bắt được, chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể nắm bắt được.
chimvacgoidan
12-14-2016, 03:11 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 322
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Trong đó, quả vị Độc-giác chẳng thể nắm bắt được, chơn như của quả vị Độc-giác cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, quả vị Độc-giác còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của quả vị Độc-giác có thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Trong đó, trí nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, chơn như của trí nhất thiết cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, trí nhất thiết còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của trí nhất thiết có thể nắm bắt được. Trong đó, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được, chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể nắm bắt được.
Phật dạy: Xá Lợi Tử ! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Chơn như của các pháp: Pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đều rất sâu xa. Trong đó, sắc chẳng thể nắm bắt được, chơn như của sắc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, sắc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của sắc có thể nắm bắt được. Trong đó, thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nắm bắt được, chơn như của thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, thọ, tưởng, hành, thức còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của thọ, tưởng, hành, thức có thể nắm bắt được.
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhãn xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhãn xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhãn xứ có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể nắm bắt được.
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của sắc xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, sắc xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của sắc xứ có thể nắm bắt được. Trong đó, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể nắm bắt được.
chimvacgoidan
12-14-2016, 03:12 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 322
__________________________________________________ ______________________________________
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhãn giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhãn giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhãn giới có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có thể nắm bắt được.
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, sắc giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của sắc giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, sắc giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của sắc giới có thể nắm bắt được. Trong đó, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có thể nắm bắt được.
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, nhãn thức giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhãn thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhãn thức giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhãn thức giới có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có thể nắm bắt được.
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, nhãn xúc chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhãn xúc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhãn xúc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhãn xúc có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có thể nắm bắt được.
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được, chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được. Trong đó, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được, chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.
chimvacgoidan
12-14-2016, 03:13 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 322
__________________________________________________ ______________________________________
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, địa giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của địa giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, địa giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của địa giới có thể nắm bắt được. Trong đó, thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, thủy, hỏa, phong, không, thức giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể nắm bắt được.
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, vô minh chẳng thể nắm bắt được, chơn như của vô minh cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, vô minh còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của vô minh có thể nắm bắt được. Trong đó, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử chẳng thể nắm bắt được, chơn như của hành cho đến chơn như của lão tử cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, hành cho đến lão tử còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của hành cho đến chơn như của lão tử có thể nắm bắt được.
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bố thí Ba-la-mật-đa còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa có thể nắm bắt được. Trong đó, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của tịnh giới cho đến chơn như của Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể nắm bắt được.
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, pháp không nội chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp không nội cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp không nội còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp không nội có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp không ngoại cho đến chơn như của pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp không ngoại cho đến chơn như của pháp không không tánh tự tánh có thể nắm bắt được.
chimvacgoidan
12-14-2016, 03:14 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 322
__________________________________________________ ______________________________________
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, chơn như chẳng thể nắm bắt được, chơn như của chơn như cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, chơn như còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của chơn như có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp giới cho đến chơn như của cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp giới cho đến chơn như của cảnh giới bất tư nghì có thể nắm bắt được.
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bốn niệm trụ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bốn niệm trụ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bốn niệm trụ có thể nắm bắt được. Trong đó, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bốn chánh đoạn cho đến chơn như của tám chi thánh đạo cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bốn chánh đoạn cho đến chơn như của tám chi thánh đạo có thể nắm bắt được.
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của Thánh đế khổ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, Thánh đế khổ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của Thánh đế khổ có thể nắm bắt được. Trong đó, Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nắm bắt được, chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, Thánh đế tập, diệt, đạo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo có thể nắm bắt được.
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bốn tịnh lự cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bốn tịnh lự còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bốn tịnh lự có thể nắm bắt được. Trong đó, bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bốn vô lượng, bốn định vô sắc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể nắm bắt được.
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, tám giải thoát chẳng thể nắm bắt được, chơn như của tám giải thoát cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, tám giải thoát còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của tám giải thoát có thể nắm bắt được. Trong đó, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể nắm bắt được.
chimvacgoidan
12-14-2016, 03:15 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 322
__________________________________________________ ______________________________________
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, pháp môn giải thoát không chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp môn giải thoát không cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp môn giải thoát không còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp môn giải thoát không có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể nắm bắt được.
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, chơn như của năm loại mắt cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, năm loại mắt còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của năm loại mắt có thể nắm bắt được. Trong đó, sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được, chơn như của sáu phép thần thông cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, sáu phép thần thông còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của sáu phép thần thông có thể nắm bắt được.
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, pháp môn Tam-ma-địa chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp môn Tam-ma-địa còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp môn Tam-ma-địa có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp môn Đà-la-ni cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp môn Đà-la-ni còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp môn Đà-la-ni có thể nắm bắt được.
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, mười lực Phật chẳng thể nắm bắt được, chơn như của mười lực Phật cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, mười lực Phật còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của mười lực Phật có thể nắm bắt được. Trong đó, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bốn điều không sợ cho đến chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bốn điều không sợ cho đến chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng có thể nắm bắt được.
chimvacgoidan
12-14-2016, 03:16 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 322
__________________________________________________ ______________________________________
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, quả Dự-lưu chẳng thể nắm bắt được, chơn như của quả Dự-lưu cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, quả Dự-lưu còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của quả Dự-lưu có thể nắm bắt được. Trong đó, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng thể nắm bắt được, chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể nắm bắt được.
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, quả vị Độc-giác chẳng thể nắm bắt được, chơn như của quả vị Độc-giác cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, quả vị Độc-giác còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của quả vị Độc-giác có thể nắm bắt được.
Này Xá Lợi Tử! Trong đó, trí nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, chơn như của trí nhất thiết cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, trí nhất thiết còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của trí nhất thiết có thể nắm bắt được. Trong đó, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được, chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể nắm bắt được.
Khi thuyết tướng chơn như này, trong chúng hội này có một vạn ba ngàn Bí-sô, các lậu hết sạch, tâm được giải thoát, thành A-la-hán; năm trăm Bí-sô ni xa lìa trần cấu, ở trong các pháp, sanh pháp nhãn thanh tịnh; năm ngàn đại Bồ-tát chứng đắc vô sanh pháp nhẫn; sáu vạn Bồ-tát các lậu hết sạch, tâm được giải thoát, thành A-la-hán.
Lúc bấy giờ, Phật bảo Xá Lợi Tử: Sáu vạn Bồ-tát này, ở trong quá khứ đã từng thân cận cúng dường năm trăm đức Phật, ở chỗ các đức Phật này, phát nguyện rộng lớn, chánh tín xuất gia, tuy tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, nhưng vì chẳng nhiếp thọ Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng nhiếp thọ sức phương tiện thiện xảo, nên khởi tưởng sai khác, làm việc sai khác, khi tu bố thí, nghĩ thế này: Đây là sự bố thí, đây là tài vật, đây là người nhận, ta là người bố thí; khi tu tịnh giới, nghĩ thế này: Đây là tịnh giới, đây là tội nghiệp, đây là trường hợp phải giữ, ta là người giữ giới; khi tu an nhẫn, nghĩ thế này: Đây là an nhẫn, đây là chướng ngại phải nhẫn, đây là trường hợp phải nhẫn, ta là người nhẫn; khi tu tinh tấn, nghĩ thế này: Đây là tinh tấn, đây là giải đãi, đây là việc làm, ta là người tinh tấn; khi tu tịnh lự, nghĩ thế này: Đây là tịnh lự, đây là tán loạn, đây là việc làm, ta là người tu định. Vì họ xa lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa và xa lìa sức phương tiện thiện xảo, nên nương vào tưởng sai khác, làm việc sai khác, trong việc tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự. Do tưởng sai khác, làm việc sai khác nên chẳng được vào địa vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; do chẳng được vào địa vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát nên đắc quả Dự-lưu, lần lượt cho đến đắc quả A-la-hán.
Xá Lợi Tử! Các Bồ-tát này tuy có đạo Bồ-tát, pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng vì xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa và sức phương tiện thiện xảo, nên đối với thật tế tác chứng chỉ thủ quả Thanh-văn.
chimvacgoidan
12-15-2016, 10:45 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
Quyển 323
XXXXVII. PHẨM CHƠN NHƯ 06
Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà có các Bồ-tát tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện chẳng nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có sức phương tiện thiện xảo, nên chứng thật tế thủ quả Thanh-văn, hoặc quả vị Độc-giác; có các Bồ-tát tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có sức phương tiện thiện xảo, chẳng chứng thật tế mà hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Xá Lợi Tử! Nếu các Bồ-tát xa lìa tâm trí nhất thiết trí, tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện thì các Bồ-tát ấy vì chẳng nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có sức phương tiện thiện xảo, nên chứng thật tế, thủ quả Thanh-văn hoặc quả vị Độc-giác.
Nếu các Bồ-tát chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, thì các Bồ-tát ấy vì nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có sức phương tiện thiện xảo, nên có khả năng nhập địa vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này Xá Lợi Tử! Thí như có một con chim thân hình to dài đến trăm do tuần, hoặc hai trăm cho đến năm trăm do tuần, nhưng không có cánh; con chim ấy từ cõi trời Ba-mươi-ba lao mình xuống châu Thiệm bộ, nhưng ở giữa đường, nghĩ thế này: Ta muốn trở lên cõi trời Ba-mươi-ba, thì này Xá Lợi Tử! Theo ý ông thì sao? Con chim ấy có thể trở lên cõi trời Ba-mươi-ba được chăng?
Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Không!
chimvacgoidan
12-15-2016, 10:49 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
Phật dạy: Này Xá Lợi Tử! Hoặc con chim ấy, ở giữa đường, khởi nguyện thế này: Khi đến châu Thiệm Bộ, thân ta không bị tổn hại, thì này Xá Lợi Tử! Theo ý ông thì sao, sở nguyện của con chim ấy có thể toại chăng?
Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Không! Con chim ấy khi đến châu Thiệm bộ này, nhất định thân của nó sẽ bị tổn hoại, hoặc có thể chết, hoặc chịu cái khổ gần chết. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì con chim ấy thân hình to lớn nhưng không có cánh mà từ cao rơi xuống
Phật dạy: Này Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Này Xá Lợi Tử! Có các Bồ-tát, cũng giống như thế, tuy trải qua đại kiếp như số cát sông Hằng, siêng năng tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, cũng tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, làm việc to lớn, phát tâm rộng lớn, muốn chứng quả vị giác ngộ cao tột vi diệu vô lượng, không chỗ nhiếp thọ, nhưng vì không có Bát-nhã-ba-la-mật-đa, xa lìa sức phương tiện thiện xảo nên rơi vào địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác. Vì sao? Này Xá Lợi Tử! Vì các Bồ-tát ấy xa lìa tâm trí nhất thiết trí, tuy trải qua nhiều kiếp, siêng năng tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, cũng tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng vì không có Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cũng không có sức phương tiện thiện xảo nên rơi vào địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác.
Này Xá Lợi Tử! Các Bồ-tát ấy tuy nhớ nghĩ về nhóm giới, nhóm định, nhóm tuệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến của tất cả các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở quá khứ, vị lai, hiện tại, cung kính cúng dường, tùy thuận tu hành, nhưng vì ở trong những pháp ấy, chấp thủ tướng nên chẳng có thể hiểu đúng đắn về công đức chơn thật của nhóm giới, nhóm định, nhóm tuệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến của các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ấy.
Này Xá Lợi Tử! Các Bồ-tát ấy vì chẳng có thể hiểu đúng đắn công đức của Phật nên tuy nghe âm thanh đạo Bồ-tát, pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, nhưng nương vào âm thanh này chấp thủ tướng ấy; chấp thủ tướng rồi hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, các Bồ-tát ấy hồi hướng như vậy thì chẳng đắc quả vị giác ngộ cao tột mà trụ ở địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì các Bồ-tát ấy xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa và sức phương tiện thiện xảo, nên tuy dùng các loại căn lành đã tu, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, nhưng vẫn trụ địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác.
chimvacgoidan
12-15-2016, 10:50 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
Này Xá Lợi Tử! Có các Bồ-tát từ khi mới phát tâm, thường chẳng xa lìa tâm trí nhất thiết trí, siêng tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, tuy nhớ nghĩ về nhóm giới, nhóm định, nhóm tuệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở quá khứ, vị lai, hiện tại nhưng chẳng chấp thủ tướng; tuy tu tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, cũng chẳng chấp thủ tướng; tuy nhớ nghĩ các loại thiện căn công đức của mình của người, cùng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột nhưng cũng chẳng chấp thủ tướng, thì này Xá Lợi Tử! Nên biết, đại Bồ-tát ấy chẳng trụ địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mà hướng thẳng đến quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm cho đến cứu cánh, thường chẳng xa lìa tâm trí nhất thiết trí; tuy tu bố thí mà chẳng chấp thủ tướng; tuy tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã cũng chẳng chấp thủ tướng; tuy nhớ nghĩ nhóm giới, nhóm định, nhóm tuệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở quá khứ, vị lai, hiện tại cũng chẳng chấp thủ tướng; tuy tu tất cả đạo Bồ-tát, pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện cũng chẳng chấp thủ tướng.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng mà tu hành bố thí Ba-la-mật-đa; dùng tâm lìa tướng mà tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng an trụ pháp không nội, dùng tâm lìa tướng an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng an trụ chơn như, dùng tâm lìa tướng an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.
chimvacgoidan
12-15-2016, 10:51 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành bốn niệm trụ; dùng tâm lìa tướng tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng an trụ Thánh đế khổ, dùng tâm lìa tướng an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành bốn tịnh lự; dùng tâm lìa tướng tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành tám giải thoát; dùng tâm lìa tướng tu hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành pháp môn giải thoát không; dùng tâm lìa tướng tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành năm loại mắt; dùng tâm lìa tướng tu hành sáu phép thần thông.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành pháp môn Tam-ma-địa; dùng tâm lìa tướng tu hành pháp môn Đà-la-ni.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành mười lực Phật; dùng tâm lìa tướng tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành trí nhất thiết; dùng tâm lìa tướng tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
chimvacgoidan
12-15-2016, 10:53 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
Khi ấy, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Theo con hiểu ý nghĩa mà Phật đã dạy là nếu đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm cho đến cứu cánh, nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng lìa sức phương tiện thiện xảo, thì Bồ-tát ấy nhất định gần đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì đại Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm cho đến cứu cánh, hoàn toàn chẳng thấy có một pháp nhỏ nào có thể đắc. Đó là hoặc năng chứng, hoặc sở chứng, hoặc chỗ chứng, hoặc khi chứng, hoặc do pháp này chứng, đều hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc sắc, hoặc thọ, tưởng, hành, thức hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc nhãn xứ, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc sắc xứ, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc nhãn giới, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc sắc giới, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc nhãn thức giới, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, hoặc các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc địa giới, hoặc thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc vô minh, hoặc hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; .....
chimvacgoidan
12-15-2016, 10:54 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
......; hoặc pháp không nội, hoặc pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc chơn như, hoặc pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc bốn niệm trụ, hoặc bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc Thánh đế khổ, hoặc Thánh đế tập, diệt, đạo hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc bốn tịnh lự, hoặc bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc tám giải thoát, hoặc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc pháp môn giải thoát không, hoặc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc năm loại mắt, hoặc sáu phép thần thông hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc pháp môn Tam-ma-địa, hoặc pháp môn Đà-la-ni hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc mười lực Phật, hoặc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc quả Dự-lưu, hoặc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc quả vị Độc-giác hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc trí nhất thiết, hoặc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được.
chimvacgoidan
12-15-2016, 10:55 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Có thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa, xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo mà cầu quả vị giác ngộ cao tột, thì nên biết, họ đối với sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột ấy hoặc chứng đắc, hoặc chẳng chứng đắc. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa ấy, xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, nên đối với việc tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều chấp thủ tướng; đối với việc an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đều chấp thủ tướng; đối với việc an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo đều chấp thủ tướng; đối với việc an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành năm loại mắt, sáu phép thần thông đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều chấp thủ tướng.
chimvacgoidan
12-15-2016, 11:00 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên này nên các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa ấy đều đối với quả vị giác ngộ cao tột hoặc chứng đắc, hoặc chẳng chứng đắc.
Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên này, nếu đại Bồ-tát muốn chứng quả vị giác ngộ cao tột thì quyết định chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành thì nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, nên tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành, thì nên an trụ pháp không nội, nên an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành, thì nên an trụ chơn như, nên an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành thì nên tu bốn niệm trụ, nên tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.
chimvacgoidan
12-15-2016, 11:01 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành, thì nên an trụ Thánh đế khổ, nên an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành thì nên tu bốn tịnh lự, nên tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành, thì nên tu tám giải thoát, nên tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành, thì nên tu pháp môn giải thoát không, nên tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành thì nên tu năm loại mắt, nên tu sáu phép thần thông.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành thì nên tu pháp môn Tam-ma-địa, nên tu pháp môn Đà-la-ni.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành thì nên tu mười lực Phật, nên tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành thì nên tu trí nhất thiết, nên tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành an trụ tất cả Phật pháp như vậy, thì nhất định chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Lúc bấy giờ, các Thiên tử ở cõi Dục và cõi Sắc bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc. Vì sao? Vì các đại Bồ-tát đối với tự tướng, cộng tướng của tất cả pháp đều nên chứng biết mới có khả năng đạt được sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột. Nhưng pháp tướng mà các Bồ-tát biết được thì hoàn toàn không sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.
chimvacgoidan
12-15-2016, 11:02 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
Lúc bấy giờ, Phật bảo các Thiên tử: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như các ông đã nói. Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc.
Này các Thiên tử! Nên biết, Ta cũng hiện biết tất cả pháp tướng, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, nhưng hoàn toàn chẳng thủ đắc pháp tướng thắng nghĩa có thể diễn đạt: Đây là năng chứng, đây là sở chứng, đây là chỗ chứng, đây là khi chứng và có thể nói do pháp ấy mà chứng. Vì sao? Này các Thiên tử! Vì tất cả pháp rốt ráo đều thanh tịnh, nên hữu vi, vô vi rốt ráo là không.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như Phật đã dạy, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc. Như con suy nghĩ ý nghĩa mà Phật đã dạy về quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là rất dễ tin hiểu, rất dễ chứng đắc. Vì sao? Vì nếu có khả năng tin hiểu, không có pháp năng chứng, không có pháp sở chứng, không có chỗ chứng, không có lúc chứng, cũng không do pháp này mà có sở chứng, thì có khả năng tin hiểu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Nếu chứng biết, không có pháp năng chứng, không có pháp sở chứng, không có chỗ chứng, không có lúc chứng, cũng không do pháp ấy mà có pháp sở chứng, thì có khả năng chứng đắc sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tất cả pháp đều rốt ráo không; trong cái rốt ráo không, hoàn toàn không có pháp có thể gọi là năng chứng, có thể gọi là sở chứng, có thể gọi là chỗ chứng, có thể gọi là lúc chứng, có thể gọi là do pháp ấy mà có sở chứng. Vì sao? Vì các pháp đều không, hoặc tăng, hoặc giảm, hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà các đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà các đại Bồ-tát đã an trụ hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.
chimvacgoidan
12-15-2016, 11:03 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà các đại Bồ-tát đã an trụ hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà các đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà các đại Bồ-tát đã an trụ hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà các đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà các đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà các đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Năm loại mắt, sáu phép thần thông mà các đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà các đại Bồ-tát đã học hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà các đại Bồ-tát đã học hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà các đại Bồ-tát đã học hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.
chimvacgoidan
12-15-2016, 11:06 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Các pháp hoặc hữu sắc, hoặc vô sắc, hoặc hữu kiến, hoặc vô kiến, hoặc hữu đối, hoặc vô đối, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi, mà các đại Bồ-tát đã quán hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên ấy, con suy nghĩ nghĩa thú mà Phật đã dạy về quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là rất dễ tin, dễ hiểu, rất dễ chứng đắc. Các đại Bồ-tát đối với việc này chớ nên cho là khó tin, khó hiểu và khó chứng đắc. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không.
Bạch Thế Tôn! Nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không.
Bạch Thế Tôn! Sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không.
Bạch Thế Tôn! Nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là không.
Bạch Thế Tôn! Sắc giới và tự tánh của sắc giới là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là không.
Bạch Thế Tôn! Nhãn thức giới và tự tánh của nhãn thức giới là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là không.
Bạch Thế Tôn! Nhãn xúc và tự tánh của nhãn xúc là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là không.
Bạch Thế Tôn! Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không.
Bạch Thế Tôn! Địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không.
Bạch Thế Tôn! Vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử và tự tánh của hành cho đến tự tánh của lão tử là không.
chimvacgoidan
12-15-2016, 11:09 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Bố thí Ba-la-mật-đa và tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không.
Bạch Thế Tôn! Pháp không nội và tự tánh của pháp không nội là không; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không ngoại cho đến tự tánh của pháp không không tánh tự tánh là không.
Bạch Thế Tôn! Chơn như và tự tánh của chơn như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tự tánh của pháp giới cho đến tự tánh của cảnh giới bất tư nghì là không.
Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ và tự tánh của bốn niệm trụ là không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo và tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tự tánh của tám chi thánh đạo là không.
Bạch Thế Tôn! Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không.
Bạch Thế Tôn! Bốn tịnh lự và tự tánh của bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc và tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không.
Bạch Thế Tôn! Tám giải thoát và tự tánh của tám giải thoát là không; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ và tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không.
Bạch Thế Tôn! Pháp môn giải thoát không và tự tánh của pháp môn giải thoát không là không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không.
Bạch Thế Tôn! Năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không.
Bạch Thế Tôn! Pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của pháp môn Tam-ma-địa là không; pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của pháp môn Đà-la-ni là không.
chimvacgoidan
12-15-2016, 11:10 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Mười lực Phật và tự tánh của mười lực Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến tự tánh của mười tám pháp Phật bất cộng là không.
Bạch Thế Tôn! Quả Dự-lưu và tự tánh của quả Dự-lưu là không; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và tự tánh của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là không.
Bạch Thế Tôn! Quả vị Độc-giác và tự tánh của quả vị Độc-giác là không.
Bạch Thế Tôn! Trí nhất thiết và tự tánh của trí nhất thiết là không; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không.
Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát đối với tự tánh không như vậy, phát sanh tin, hiểu sâu sắc, không có sự chứng biết điên đảo, thì liền chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Do nhân duyên này, mà con nói là quả vị giác ngộ cao tột chẳng phải khó tin, khó hiểu, chẳng phải khó chứng đắc.
Khi ấy, Xá Lợi Tử bảo với Thiện Hiện: Này cụ thọ Thiện Hiện! Do nhân duyên ấy, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc. Vì sao? Vì các đại Bồ-tát quán tất cả pháp hoàn toàn không có tự tánh, đều như hư không; giống như hư không, chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ tin hiểu mau chứng quả vị giác ngộ cao tột. Các đại Bồ-tát cũng nên như thế, chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ tin hiểu mau chứng quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Này Thiện Hiện! Các pháp đều không, ngang bằng với hư không. Các đại Bồ-tát cần phải tin hiểu tất cả các pháp ngang bằng với hư không và có thể chứng biết, mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát tin, hiểu tất cả pháp đều ngang bằng với hư không, đối với quả vị giác ngộ cao tột dễ sanh tin, hiểu, dễ chứng đắc, thì đáng lẽ chẳng có vô số đại Bồ-tát mặc áo giáp đại công đức, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột, giữa đường thối lui. Cho nên biết quả vị giác ngộ cao tột rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa với Tôn giả Xá Lợi Tử:
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, sắc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-15-2016, 11:11 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, thọ, tưởng, hành, thức đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa sắc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa thọ, tưởng, hành, thức, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của sắc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của thọ, tưởng, hành, thức đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của sắc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của thọ, tưởng, hành, thức, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhãn xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhãn xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-15-2016, 11:11 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhãn xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhãn xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, sắc xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa sắc xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-15-2016, 11:13 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của sắc xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của sắc xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhãn giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhãn giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-15-2016, 11:13 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhãn giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhãn giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, sắc giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa sắc giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của sắc giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-15-2016, 11:14 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của sắc giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhãn thức giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhãn thức giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhãn thức giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-15-2016, 11:15 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhãn thức giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhãn xúc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhãn xúc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhãn xúc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhãn xúc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-15-2016, 11:16 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, địa giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-15-2016, 11:17 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 323
__________________________________________________ ______________________________________
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, thủy, hỏa, phong, không, thức giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa địa giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của địa giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của địa giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, vô minh đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa vô minh, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa hành cho đến lão tử, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của vô minh đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của hành cho đến lão tử đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của vô minh, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của hành cho đến lão tử, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:17 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
Quyển 324
XXXXVII. PHẨM CHƠN NHƯ 07
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, bố thí Ba-la-mật-đa đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa bố thí Ba-la-mật-đa, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của tịnh giới cho đến chơn như của Bát-nhã Ba-la-mật-đa đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của tịnh giới cho đến chơn như của Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:25 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, pháp không nội đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa pháp không nội, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của pháp không nội đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của pháp không ngoại cho đến chơn như của pháp không không tánh tự tánh đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của pháp không nội, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của pháp không ngoại cho đến chơn như của pháp không không tánh tự tánh, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:27 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của chơn như đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của pháp giới cho đến chơn như của cảnh giới bất tư nghì đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của chơn như, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:28 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của pháp giới cho đến chơn như của cảnh giới bất tư nghì, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, bốn niệm trụ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa bốn niệm trụ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của bốn niệm trụ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của bốn chánh đoạn cho đến chơn như của tám chi thánh đạo đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của bốn niệm trụ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:29 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của bốn chánh đoạn cho đến chơn như của tám chi thánh đạo, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, Thánh đế khổ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, Thánh đế tập, diệt, đạo đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa Thánh đế khổ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa Thánh đế tập, diệt, đạo, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của Thánh đế khổ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của Thánh đế khổ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, bốn tịnh lự đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:30 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, bốn vô lượng, bốn định vô sắc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa bốn tịnh lự, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của bốn tịnh lự đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của bốn tịnh lự, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, tám giải thoát đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa tám giải thoát, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:31 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của tám giải thoát đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của tám giải thoát, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, pháp môn giải thoát không đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa pháp môn giải thoát không, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:31 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của pháp môn giải thoát không đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của pháp môn giải thoát không, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, năm loại mắt đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, sáu phép thần thông đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa năm loại mắt, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:32 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa sáu phép thần thông, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của năm loại mắt đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của sáu phép thần thông đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của năm loại mắt, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của sáu phép thần thông, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, pháp môn Tam-ma-địa đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, pháp môn Đà-la-ni đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa pháp môn Tam-ma-địa, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:33 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa pháp môn Đà-la-ni, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của pháp môn Tam-ma-địa đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của pháp môn Đà-la-ni đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của pháp môn Tam-ma-địa, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của pháp môn Đà-la-ni, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, mười lực Phật đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa mười lực Phật, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:33 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của mười lực Phật đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của bốn điều không sợ cho đến chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của mười lực Phật, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của bốn điều không sợ cho đến chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, quả Dự-lưu đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa quả Dự-lưu, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:36 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của quả Dự-lưu đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của quả Dự-lưu, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, quả vị Độc-giác đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa quả vị Độc-giác, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của quả vị Độc-giác đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của quả vị Độc-giác, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:38 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, trí nhất thiết đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa trí nhất thiết, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của trí nhất thiết đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của trí nhất thiết, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:39 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa với Xá Lợi Tử: Nếu tất cả pháp là chắc thật, là an trụ, hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được, thì nói là những pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột có thể bị thối lui?
Khi ấy, Xá Lợi Tử bảo với cụ thọ Thiện Hiện: Như Ngài đã nói, thì trong pháp vô sanh nhẫn hoàn toàn không có pháp, cũng không có Bồ-tát có thể đối với quả vị giác ngộ cao tột nói là có thối lui. Nếu vậy, thì tại sao Phật nói ba loại hữu tình trụ Bồ-tát thừa, lẽ ra chỉ nên nói một mà thôi. Lại như Ngài đã nói thì không nên có ba thừa Bồ-tát, mà chỉ nên có một thừa Chánh Đẳng Giác mà thôi?
Khi ấy, cụ thọ Mãn Từ Tử nói với Xá Lợi Tử: Nên hỏi Thiện Hiện là có phải chỉ có một Bồ-tát thừa chăng, sau đó mới nên vấn nạn, không nên kiến lập ba thừa sai khác mà chỉ nên có một thừa Chánh Đẳng Giác.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện:
- Có phải chỉ có một Bồ-tát thừa chăng?
Lúc bấy giờ, Thiện Hiện thưa với Xá Lợi Tử:
- Thưa Ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, trong chơn như của tất cả pháp, có phải có ba loại tướng sai khác của hữu tình trụ Bồ-tát thừa chăng? Đó là đối với quả vị giác ngộ cao tột có loại nhất định bị thối lui, nhất định không thối lui và bất định chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, trong chơn như của tất cả pháp, có phải có ba thừa Bồ-tát là Thanh-văn, Bồ-tát thừa, Độc-giác Bồ-tát thừa và Chánh đẳng giác Bồ-tát thừa khác nhau chẳng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, trong chơn như của tất cả pháp, có phải thật có một Bồ-tát thừa nhất định không thối lui chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, trong chơn như của tất cả pháp, có phải thật có một Chánh đẳng giác Bồ-tát thừa chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:39 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của các pháp có một, có hai, có ba tướng chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, trong chơn như của tất cả pháp, có phải có một pháp, một Bồ-tát, để có thể nắm bắt được chăng?
Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!
Lúc bấy giờ, Thiện Hiện thưa với Xá Lợi Tử: Nếu tất cả pháp là chắc thật, là an trụ, hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao Xá Lợi Tử có thể nghĩ thế này: Bồ-tát như thế đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật, nhất định có thối lui; Bồ-tát như thế, đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật, nhất định không thối lui; Bồ-tát như thế đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật nhất định bất định; Bồ-tát như thế là Thanh-văn thừa, Bồ-tát như thế là Độc-giác thừa, Bồ-tát như thế là Chánh đẳng giác thừa? Như vậy là ba, hay như vậy là một?
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát đối với tất cả pháp hoàn toàn không có sở đắc, đối với chơn như của tất cả pháp cũng có thể khéo tin hiểu, hoàn toàn không có sở đắc, đối với chư Bồ-tát cũng không sở đắc, đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật cũng không sở đắc thì nên biết đó là đại Bồ-tát chơn thật.
Thưa ngài Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát nghe nói tướng chơn như chẳng thể nắm bắt được của các pháp như thế, tâm họ chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hãi, chẳng nghi, chẳng hối, chẳng thối, chẳng chìm, thì đại Bồ-tát ấy mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Lúc bấy giờ, Phật bảo cụ thọ Thiện Hiện:
- Này Thiện Hiện! Hay thay! Hay thay! Ông nay có thể vì các đại Bồ-tát mà nói pháp yếu. Những điều ông nói đều là do oai thần của Như Lai gia bị, chẳng phải tự lực của ông.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát đối với tướng chơn như chẳng thể nắm bắt được của các pháp, phát sanh sự tin hiểu sâu xa, biết tướng không sai biệt của tất cả pháp, nghe nói tướng chơn như chẳng thể nắm bắt được của các pháp như thế, tâm họ chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hãi, chẳng nghi, chẳng hối, chẳng thối, chẳng chìm, thì đại Bồ-tát ấy mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát thành tựu pháp này thì có mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột chăng?
Phật dạy: Này Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Nếu đại Bồ-tát thành tựu pháp này thì mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác.
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:40 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
XXXXVIII. PHẨM BỒ TÁT AN TRỤ 01
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột thì nên trụ ở đâu và trụ như thế nào?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, đối với tất cả hữu tình nên trụ tâm bình đẳng, chẳng nên trụ tâm bất bình đẳng; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm bình đẳng, chẳng nên khởi tâm bất bình đẳng; đối với tất cả hữu tình nên dùng tâm bình đẳng mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm bất bình đẳng mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm đại từ, chẳng nên khởi tâm sân giận; đối với tất cả hữu tình nên dùng tâm đại từ mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm sân giận mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm đại bi, chẳng nên dùng tâm não hại; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm đại bi mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm não hại mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm đại hỷ, chẳng nên khởi tâm tật đố; đối với tất cả hữu tình nên dùng tâm đại hỷ mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm tật đố mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm đại xả, chẳng nên khởi tâm phe nhóm lệch lạc; đối với tất cả hữu tình nên dùng tâm đại xả mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm phe nhóm lệch lạc mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm cung kính, chẳng nên khởi tâm kiêu mạn; đối với tất cả hữu tình nên dùng tâm cung kính mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm kiêu mạn; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm ngay thẳng thật thà, chẳng nên khởi tâm dối trá dua nịnh; đối với tất cả hữu tình nên dùng tâm ngay thẳng thật thà mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm dối trá dua nịnh mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm mềm mỏng, chẳng nên khởi tâm ngang ngạnh; đối với tất cả hữu tình nên dùng tâm mềm mỏng mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm ngang ngạnh mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm lợi ích, chẳng nên khởi tâm chẳng lợi ích; đối với tất cả hữu tình nên dùng tâm lợi ích mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm chẳng lợi ích mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm an lạc, chẳng nên khởi tâm chẳng an lạc; đối với tất cả hữu tình nên dùng tâm an lạc mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm chẳng an lạc mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm không vướng mắc, chẳng nên khởi tâm có vướng mắc; đối với tất cả hữu tình nên dùng tâm không vướng mắc mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm có vướng mắc mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm xem như cha mẹ, như anh em, như chị em, như con trai, con gái, như bà con, cũng dùng tâm này mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm xem như bạn bè, cũng dùng tâm này mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm như thân giáo sư, như quỹ phạm sư, như đệ tử, như bạn đồng học, cũng dùng tâm này mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm xem như Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, cũng dùng tâm này mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm xem như Độc-giác, cũng dùng tâm này mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm xem như đại Bồ-tát, cũng dùng tâm này mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm xem như Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, cũng dùng tâm này mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, cũng dùng tâm này mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm cứu giúp, thương yêu, che chở, cũng dùng tâm này mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm rốt ráo không, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng dùng tâm này mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm không, vô tướng, vô nguyện, cũng dùng tâm này mà nói với họ.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì dùng vô sở đắc làm phương tiện. Nên an trụ nơi đây.
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:41 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự xa lìa việc giết hại sanh mạng, cũng khuyên người khác xa lìa việc giết hại sanh mạng, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa sự giết hại sanh mạng, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa giết hại sanh mạng; nên tự xa lìa việc không cho mà lấy, dâm dục tà hạnh, cũng khuyên người khác xa lìa việc không cho mà lấy, dâm dục tà hạnh, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa việc không cho mà lấy, dâm dục tà hạnh, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa việc không cho mà lấy, dâm dục tà hạnh.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự mình xa lìa lời nói hư dối, cũng khuyên người khác xa lìa lời nói hư dối, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa lời nói hư dối, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa lời nói hư dối; nên tự mình xa lìa lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp, cũng khuyên người khác xa lìa lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự mình xa lìa tham dục, cũng khuyên người khác xa lìa tham dục, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa tham dục, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa tham dục; nên tự mình xa lìa sân giận, tà kiến, cũng khuyên người khác xa lìa sân giận, tà kiến, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa sân giận, tà kiến, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa sân giận, tà kiến.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự mình tu sơ thiền, cũng khuyên người khác tu sơ thiền, thường xuyên tuyên dương pháp tu sơ thiền, hoan hỷ khen ngợi người tu sơ thiền; nên tự tu đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền, cũng khuyên người khác tu đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền, hoan hỷ khen ngợi người tu đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền.
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:42 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự mình tu từ vô lượng, cũng khuyên người khác tu từ vô lượng, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu từ vô lượng, hoan hỷ khen ngợi người tu từ vô lượng; nên tự tu bi, hỷ, xả vô lượng, cũng khuyên người khác tu bi, hỷ, xả vô lượng, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu bi, hỷ, xả vô lượng, cũng hoan hỷ khen ngợi người tu bi, hỷ, xả vô lượng.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự mình tu định Không vô biên xứ, cũng khuyên người khác tu định Không vô biên xứ, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu định Không vô biên xứ, hoan hỷ khen ngợi người tu định Không vô biên xứ; nên tự tu định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cũng khuyên người khác tu định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoan hỷ khen ngợi người tu định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa, hoan hỷ khen ngợi người viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa; nên tự viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hoan hỷ khen ngợi người viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự an trụ pháp không nội, cũng khuyên người khác an trụ pháp không nội, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp an trụ pháp không nội, hoan hỷ khen ngợi người khác an trụ pháp không nội; nên tự an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, cũng khuyên người khác an trụ pháp không ngoại cho đến an trụ pháp không không tánh tự tánh, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp an trụ pháp không ngoại cho đến an trụ pháp không không tánh tự tánh, hoan hỷ khen ngợi người an trụ pháp không ngoại cho đến an trụ pháp không không tánh tự tánh.
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:43 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự an trụ chơn như, cũng khuyên người khác an trụ chơn như, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp an trụ chơn như, hoan hỷ khen ngợi người an trụ chơn như; nên tự an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, cũng khuyên người khác an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, hoan hỷ khen ngợi người an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự tu bốn niệm trụ, cũng khuyên người khác tu bốn niệm trụ, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu bốn niệm trụ, hoan hỷ khen ngợi người tu bốn niệm trụ; nên tự tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng khuyên người khác tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc, hoan hỷ khen ngợi người tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự tu Thánh để khổ, cũng khuyên người khác tu Thánh để khổ, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu Thánh để khổ, hoan hỷ khen ngợi người tu Thánh để khổ; nên tự tu Thánh để tập, diệt, đạo, cũng khuyên người khác tu Thánh để tập, diệt, đạo, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu Thánh để tập, diệt, đạo, hoan hỷ khen ngợi người tu Thánh để tập, diệt, đạo.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự tu tám giải thoát, cũng khuyên người khác tu tám giải thoát, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu tám giải thoát, hoan hỷ khen ngợi người tu tám giải thoát; nên tự tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, cũng khuyên người khác tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, hoan hỷ khen ngợi người tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự tu pháp môn giải thoát không, cũng khuyên người khác tu pháp môn giải thoát không, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu pháp môn giải thoát không, hoan hỷ khen ngợi người tu pháp môn giải thoát là không; nên tự tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng khuyên người khác tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, hoan hỷ khen ngợi người tu pháp pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:44 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự viên mãn bậc Cực hỷ, cũng khuyên người khác viên mãn bậc Cực hỷ, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp viên mãn bậc Cực hỷ, hoan hỷ khen ngợi người viên mãn bậc Cực hỷ; nên tự viên mãn bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, cũng khuyên người khác viên mãn bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp viên mãn bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, hoan hỷ khen ngợi người viên mãn bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự viên mãn năm loại mắt, cũng khuyên người khác viên mãn năm loại mắt, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp viên mãn năm loại mắt, hoan hỷ khen ngợi người viên mãn pháp năm loại mắt; nên tự viên mãn sáu phép thần thông, cũng khuyên người khác viên mãn sáu phép thần thông, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp viên mãn sáu phép thần thông, hoan hỷ khen ngợi người viên mãn sáu phép thần thông.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự viên mãn pháp môn Tam-ma-địa, cũng khuyên người khác viên mãn pháp môn Tam-ma-địa, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp viên mãn pháp môn Tam-ma-địa, hoan hỷ khen ngợi người viên mãn pháp môn Tam-ma-địa; nên tự viên mãn pháp môn Đà-la-ni, cũng khuyên người khác viên mãn pháp môn Đà-la-ni, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp viên mãn pháp môn Đà-la-ni, hoan hỷ khen ngợi người viên mãn pháp môn Đà-la-ni.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự viên mãn mười lực Phật, cũng khuyên người khác viên mãn mười lực Phật, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp viên mãn mười lực Phật, hoan hỷ khen ngợi người viên mãn mười lực Phật; nên tự viên mãn bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng khuyên người khác viên mãn bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp viên mãn bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, hoan hỷ khen ngợi người viên mãn bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận, nghịch, cũng khuyên người khác quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận, nghịch, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận, nghịch, hoan hỷ khen ngợi người quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận, nghịch.
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:48 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo, cũng khuyên người khác biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo, hoan hỷ khen ngợi người biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự khởi trí chứng quả Dự-lưu, mà chẳng chứng thực tế đắc quả Dự-lưu, cũng khuyên người khác khởi trí chứng quả Dự-lưu, và chứng thực tế đắc quả Dự-lưu, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp khởi trí chứng quả Dự-lưu, và chứng thực tế đắc quả Dự-lưu, hoan hỷ khen ngợi người khởi trí chứng quả Dự-lưu, và chứng thực tế đắc quả Dự-lưu; nên tự khởi trí chứng quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, mà chẳng chứng thực tế đắc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, cũng khuyên người khác khởi trí chứng quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, và chứng thực tế đắc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp khởi trí chứng quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, và chứng thực tế đắc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, hoan hỷ khen ngợi người khởi trí chứng quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, và chứng thực tế đắc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự khởi trí chứng quả vị Độc-giác, và chẳng chứng thực tế đắc quả vị Độc-giác, cũng khuyên người khác khởi trí chứng quả vị Độc-giác, và chứng thực tế đắc quả vị Độc-giác, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp khởi trí chứng quả vị Độc-giác, và chẳng chứng thực tế đắc quả vị Độc-giác, hoan hỷ khen ngợi người khởi trí chứng quả vị Độc-giác, và chứng thực tế đắc quả vị Độc-giác.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự nhập địa vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, cũng khuyên người khác nhập địa vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp nhập địa vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, hoan hỷ khen ngợi người nhập địa vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự nghiêm tịnh cõi Phật, cũng khuyên người khác nghiêm tịnh cõi Phật, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp nghiêm tịnh cõi Phật, hoan hỷ khen ngợi người nghiêm tịnh cõi Phật.
chimvacgoidan
12-16-2016, 03:49 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 324
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự thành thục hữu tình, cũng dạy người khác thành thục hữu tình, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp thành thục hữu tình, hoan hỷ khen ngợi người thành thục hữu tình.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự phát khởi thần thông Bồ-tát, cũng dạy người khác phát khởi thần thông Bồ-tát, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp phát khởi thần thông Bồ-tát, hoan hỷ khen ngợi người phát khởi thần thông Bồ-tát.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự khởi trí nhất thiết, cũng dạy người khác khởi trí nhất thiết, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp khởi trí nhất thiết, hoan hỷ khen ngợi người khởi trí nhất thiết; nên tự khởi trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng dạy người khác khởi trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp khởi trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoan hỷ khen ngợi người khởi trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục, cũng khuyên người khác đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục, hoan hỷ khen ngợi người đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục.
chimvacgoidan
12-17-2016, 10:27 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 325
__________________________________________________ ______________________________________
Quyển 325
XXXXVIII. PHẨM BỒ TÁT AN TRỤ 02
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự khởi pháp không quên mất, cũng khuyên người khác khởi pháp không quên mất, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp không quên mất, hoan hỷ khen ngợi người khởi pháp không quên mất; nên tự khởi tánh luôn luôn xả, cũng khuyên người khác khởi tánh luôn luôn xả, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp khởi tánh luôn luôn xả, hoan hỷ khen ngợi người khởi tánh luôn luôn xả.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự nhiếp thọ tuổi thọ viên mãn, cũng khuyên người khác nhiếp thọ tuổi thọ viên mãn, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp nhiếp thọ tuổi thọ viên mãn, hoan hỷ khen ngợi người nhiếp thọ tuổi thọ viên mãn.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự chuyển pháp luân, cũng khuyên người khác chuyển pháp luân, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp chuyển pháp luân, hoan hỷ khen ngợi người chuyển pháp luân.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự nhiếp hộ khiến chánh pháp tồn tại, cũng khuyên người khác nhiếp hộ khiến chánh pháp tồn tại, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp nhiếp hộ khiến chánh pháp tồn tại, hoan hỷ khen ngợi người nhiếp hộ khiến chánh pháp tồn tại.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên an trụ như vậy.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nên học phương tiện thiện xảo của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; nếu học như vậy thì mới có khả năng an trụ pháp an trụ; nếu học như vậy, an trụ như vậy, thì đối với sắc không bị chướng ngại, đối với thọ, tưởng, hành, thức không bị chướng ngại; đối với nhãn xứ không bị chướng ngại, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không bị chướng ngại; đối với sắc xứ không bị chướng ngại, đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ được không bị chướng ngại; đối với nhãn giới không bị chướng ngại, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không bị chướng ngại; đối với sắc giới không bị chướng ngại, đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không bị chướng ngại; ......
chimvacgoidan
12-17-2016, 10:29 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 325
__________________________________________________ ______________________________________
.......đối với nhãn thức giới không bị chướng ngại, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không bị chướng ngại; đối với nhãn xúc không bị chướng ngại, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không bị chướng ngại; đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không bị chướng ngại, đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra được không bị chướng ngại; đối với địa giới không bị chướng ngại, đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới không bị chướng ngại; đối với vô minh không bị chướng ngại, đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử được không bị chướng ngại; đối với việc xa lìa sự sát hại sanh mạng không bị chướng ngại, đối với việc xa lìa sự không cho mà lấy, dâm dục, tà hạnh, lời nói hư dối, lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp, tham dục, sân giận, tà kiến không bị chướng ngại; đối với bốn tịnh lự không bị chướng ngại, đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc không bị chướng ngại; đối với bố thí Ba-la-mật-đa không bị chướng ngại, đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa được không bị chướng ngại; đối với pháp không nội không bị chướng ngại, đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh không bị chướng ngại; đối với chơn như không bị chướng ngại, đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì không bị chướng ngại; đối với bốn niệm trụ không bị chướng ngại, đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không bị chướng ngại; đối với Thánh đế khổ không bị chướng ngại, đối với Thánh đế tập, diệt, đạo được không bị chướng ngại; đối với tám giải thoát không bị chướng ngại, đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không bị chướng ngại; ......
chimvacgoidan
12-17-2016, 10:29 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 325
__________________________________________________ ______________________________________
.......đối với pháp môn giải thoát không không bị chướng ngại, đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện được không bị chướng ngại; đối với bậc Cực hỷ không bị chướng ngại, đối với bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân không bị chướng ngại; đối với năm loại mắt không bị chướng ngại, đối với sáu phép thần thông không bị chướng ngại; đối với pháp môn Tam-ma-địa không bị chướng ngại, đối với pháp môn Đà-la-ni được không bị chướng ngại; đối với mười lực Phật không bị chướng ngại, đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không bị chướng ngại; đối với việc quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận, nghịch không bị chướng ngại; đối với việc biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo không bị chướng ngại; đối với quả Dự-lưu không bị chướng ngại, đối với quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán không bị chướng ngại; đối với quả vị Độc-giác không bị chướng ngại; đối với địa vị nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát không bị chướng ngại; đối với việc nghiêm tịnh cõi Phật không bị chướng ngại, đối với việc thành thục hữu tình không bị chướng ngại; đối với việc khởi thần thông Bồ-tát không bị chướng ngại; đối với trí nhất thiết không bị chướng ngại, đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không bị chướng ngại; đối với việc đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục không bị chướng ngại; đối với pháp không quên mất không bị chướng ngại, đối với tánh luôn luôn xả không bị chướng ngại; đối với tuổi thọ viên mãn không bị chướng ngại; đối với việc chuyển pháp luân không bị chướng ngại; đối với sự tồn tại của chánh pháp không bị chướng ngại. Vì sao?
chimvacgoidan
12-17-2016, 10:45 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 325
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy từ đời trước đến nay chẳng nhiếp thọ sắc, chẳng nhiếp thọ thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nhiếp thọ nhãn xứ, chẳng nhiếp thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng nhiếp thọ sắc xứ, chẳng nhiếp thọ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng nhiếp thọ nhãn giới, chẳng nhiếp thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng nhiếp thọ sắc giới, chẳng nhiếp thọ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng nhiếp thọ nhãn thức giới, chẳng nhiếp thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng nhiếp thọ nhãn xúc, chẳng nhiếp thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng nhiếp thọ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng nhiếp thọ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng nhiếp thọ địa giới, chẳng nhiếp thọ thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng nhiếp thọ vô minh, chẳng nhiếp thọ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử; chẳng nhiếp thọ việc xa lìa sát hại sanh mạng, chẳng nhiếp thọ việc xa lìa sự chẳng cho mà lấy, dâm dục, tà hạnh, lời nói hư dối, lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp, tham dục, sân giận, tà kiến; chẳng nhiếp thọ bốn tịnh lự, chẳng nhiếp thọ bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng nhiếp thọ bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nhiếp thọ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng nhiếp thọ pháp không nội, chẳng nhiếp thọ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng nhiếp thọ chơn như, chẳng nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng nhiếp thọ bốn niệm trụ, chẳng nhiếp thọ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng nhiếp thọ Thánh đế khổ, chẳng nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng nhiếp thọ tám giải thoát, chẳng nhiếp thọ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng nhiếp thọ bậc Cực hỷ, chẳng nhiếp thọ bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; chẳng nhiếp thọ năm loại mắt, chẳng nhiếp thọ sáu phép thần thông; chẳng nhiếp thọ pháp môn Tam-ma-địa, chẳng nhiếp thọ pháp môn Đà-la-ni; chẳng nhiếp thọ mười lực Phật, chẳng nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng nhiếp thọ việc quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận, nghịch; chẳng nhiếp thọ việc biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo; chẳng nhiếp thọ quả Dự-lưu, chẳng nhiếp thọ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng nhiếp thọ quả vị Độc-giác; chẳng nhiếp thọ địa vị nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; chẳng nhiếp thọ việc nghiêm tịnh cõi Phật, chẳng nhiếp thọ việc thành thục hữu tình, chẳng nhiếp thọ thần thông của Bồ-tát; chẳng nhiếp thọ trí nhất thiết, chẳng nhiếp thọ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng nhiếp thọ việc đoạn trừ tất cả tập khí phiền não tương tục; chẳng nhiếp thọ pháp không quên mất, chẳng nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; chẳng nhiếp thọ tuổi viên mãn, chẳng nhiếp thọ việc chuyển pháp luân, chẳng nhiếp thọ sự tồn tại của chánh pháp. Vì sao?
chimvacgoidan
12-17-2016, 10:46 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 325
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì sắc chẳng thể nhiếp thọ, nếu sắc chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là sắc; thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nhiếp thọ, nếu thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là thọ, tưởng, hành, thức.
Này Thiện Hiện! Nhãn xứ chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhãn xứ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Này Thiện Hiện! Sắc xứ chẳng thể nhiếp thọ, nếu sắc xứ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nhiếp thọ, nếu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Này Thiện Hiện! Nhãn giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhãn giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhãn giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.
Này Thiện Hiện! Sắc giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu sắc giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là sắc giới; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.
Này Thiện Hiện! Nhãn thức giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhãn thức giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhãn thức giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.
Này Thiện Hiện! Nhãn xúc chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhãn xúc chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhãn xúc; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.
Này Thiện Hiện! Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nhiếp thọ, nếu các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nhiếp thọ, nếu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.
chimvacgoidan
12-17-2016, 10:46 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 325
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Địa giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu địa giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là thủy, hỏa, phong, không, thức giới.
Này Thiện Hiện! Vô minh chẳng thể nhiếp thọ, nếu vô minh chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là vô minh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử chẳng thể nhiếp thọ, nếu hành cho đến lão tử chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là hành cho đến lão tử.
Này Thiện Hiện! Việc xa lìa giết hại sanh mạng chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc xa lìa giết hại sanh mạng chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc xa lìa giết hại sanh mạng; việc xa lìa sự chẳng cho mà lấy, dâm dục, tà hạnh chẳng thể nhiếp thọ, nếu xa lìa việc chẳng cho mà lấy, dâm dục, tà hạnh chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc xa lìa sự chẳng cho mà lấy, dâm dục, tà hạnh.
Này Thiện Hiện! Việc xa lìa lời nói hư dối chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc xa lìa lời nói hư dối chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc xa lìa lời nói hư dối; việc xa lìa lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc lìa lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc lìa lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp.
Này Thiện Hiện! Việc xa lìa tham dục chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc xa lìa tham dục chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc xa lìa tham dục; việc xa lìa sân giận, tà kiến chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc xa lìa sân giận, tà kiến chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc xa lìa sân giận, tà kiến.
Này Thiện Hiện! Sơ thiền chẳng thể nhiếp thọ, nếu sơ thiền chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là sơ thiền; đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền chẳng thể nhiếp thọ, nếu đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền.
Này Thiện Hiện! Từ vô lượng chẳng thể nhiếp thọ, nếu từ vô lượng chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là từ vô lượng; bi, hỉ, xả vô lượng chẳng thể nhiếp thọ, nếu bi, hỉ, xả vô lượng chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là bi, hỉ, xả vô lượng.
Này Thiện Hiện! Không vô biên xứ chẳng thể nhiếp thọ, nếu Không vô biên xứ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là Không vô biên xứ; Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ chẳng thể nhiếp thọ, nếu Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
chimvacgoidan
12-17-2016, 10:47 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 325
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nhiếp thọ, nếu bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng thể nhiếp thọ, nếu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Pháp không nội chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp không nội chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp không nội; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh.
Này Thiện Hiện! Chơn như chẳng thể nhiếp thọ, nếu chơn như chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là chơn như; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Này Thiện Hiện! Bốn niệm trụ chẳng thể nhiếp thọ, nếu bốn niệm trụ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng thể nhiếp thọ, nếu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.
Này Thiện Hiện! Thánh đế khổ chẳng thể nhiếp thọ, nếu Thánh đế khổ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là Thánh đế khổ; Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nhiếp thọ, nếu Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là Thánh đế tập, diệt, đạo.
chimvacgoidan
12-17-2016, 10:48 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 325
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Tám giải thoát chẳng thể nhiếp thọ, nếu tám giải thoát chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là tám giải thoát; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng thể nhiếp thọ, nếu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Này Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp môn giải thoát không chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp môn giải thoát là không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Này Thiện Hiện! Bậc Cực hỷ chẳng thể nhiếp thọ, nếu bậc Cực hỷ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là bậc Cực hỷ; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân chẳng thể nhiếp thọ, nếu bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân.
Này Thiện Hiện! Năm loại mắt chẳng thể nhiếp thọ, nếu năm loại mắt chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là năm loại mắt; sáu phép thần thông chẳng thể nhiếp thọ, nếu sáu phép thần thông chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là sáu phép thần thông.
Này Thiện Hiện! Pháp môn Tam-ma-địa chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp môn Tam-ma-địa chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp môn Tam-ma-địa; pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp môn Đà-la-ni.
Này Thiện Hiện! Mười lực Phật chẳng thể nhiếp thọ, nếu mười lực Phật chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là mười lực Phật. Bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng thể nhiếp thọ, nếu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
chimvacgoidan
12-17-2016, 10:49 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 325
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Mười hai chi duyên khởi quán theo chiều thuận, nghịch chẳng thể nhiếp thọ, nếu mười hai chi duyên khởi quán theo chiều thuận, nghịch chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là mười hai chi duyên khởi quán theo chiều thuận, nghịch.
Này Thiện Hiện! Biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo chẳng thể nhiếp thọ, nếu biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo chẳng có thể nhiếp thọ thời chẳng nên biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo.
Này Thiện Hiện! Quả Dự-lưu chẳng thể nhiếp thọ, nếu quả Dự-lưu chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là quả Dự-lưu; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng thể nhiếp thọ, nếu quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.
Này Thiện Hiện! Quả vị Độc-giác chẳng thể nhiếp thọ, nếu quả vị Độc-giác chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là quả vị Độc-giác.
Này Thiện Hiện! Địa vị nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát chẳng thể nhiếp thọ, nếu địa vị nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là địa vị nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát.
Này Thiện Hiện! Việc nghiêm tịnh cõi Phật chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc nghiêm tịnh cõi Phật chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc nghiêm tịnh cõi Phật.
Này Thiện Hiện! Việc thành thục hữu tình chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc thành thục hữu tình chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc thành thục hữu tình.
Này Thiện Hiện! Thần thông của Bồ-tát chẳng thể nhiếp thọ, nếu thần thông của Bồ-tát chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là thần thông của Bồ-tát.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết chẳng thể nhiếp thọ, nếu trí nhất thiết chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là trí nhất thiết; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng thể nhiếp thọ, nếu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
chimvacgoidan
12-17-2016, 10:50 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 325
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Việc đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục.
Này Thiện Hiện! Pháp không quên mất chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp không quên mất chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp không quên mất; tánh luôn luôn xả chẳng thể nhiếp thọ, nếu tánh luôn luôn xả chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là tánh luôn luôn xả.
Này Thiện Hiện! Tuổi thọ viên mãn chẳng thể nhiếp thọ, nếu tuổi thọ viên mãn chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là tuổi thọ viên mãn.
Này Thiện Hiện! Chuyển pháp luân chẳng thể nhiếp thọ, nếu chuyển pháp luân chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là chuyển pháp luân.
Này Thiện Hiện! Chánh pháp tồn tại chẳng thể nhiếp thọ, nếu chánh pháp tồn tại chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là chánh pháp tồn tại.
Khi nói phẩm Bồ-tát an trụ ấy, có một vạn hai ngàn đại Bồ-tát đắc vô sanh pháp nhẫn.
chimvacgoidan
12-17-2016, 10:53 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 325
__________________________________________________ ______________________________________
XXXXIX. PHẨM BẤT THỐI CHUYỂN 01
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát bất thối chuyển có hạnh gì, có trạng gì, có tướng gì? Chúng con làm sao biết là đại Bồ-tát Bất thối chuyển?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát có khả năng biết như thật các bậc phàm phu, các bậc Thanh-văn, các bậc Độc-giác, các bậc Bồ-tát, các bậc Như Lai, trong chơn như của các pháp, các bậc như thế không đổi khác, không phân biệt, đều không hai, không hai phần. Đại Bồ-tát ấy tuy như thật ngộ nhập chơn như của các pháp nhưng đối với chơn như của các pháp không có sự phân biệt. Vì dùng vô sở đắc làm phương tiện nên đại Bồ-tát ấy đã như thật ngộ nhập chơn như của các pháp rồi, tuy nghe chơn như cùng với tất cả pháp không hai, không khác nhưng không nghi ngờ vướng mắc. Vì sao? Vì chơn như cùng tất cả pháp, chẳng thể nói một hoặc khác, cùng hay chẳng cùng. Đại Bồ-tát ấy phát ra lời nói không bao giờ khinh suất, những lời nói ra đều mang ý nghĩa lợi ích; nếu không có ý nghĩa lợi ích thì chẳng bao giờ nói. Đại Bồ-tát ấy chẳng quán xem sự tốt xấu trường đoản của người khác, mà bình đẳng thương yêu vì họ nói pháp.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát bất thối chuyển có các hành, trạng, tướng như thế, nên theo các hành, trạng, tướng như thế, biết là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Lại căn cứ vào hành nào, trạng nào, tướng nào, để biết là đại Bồ-tát Bất thối chuyển?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát có khả năng quán tất cả pháp là không hành, không trạng, không tướng, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp là không hành, không trạng, không tướng thì đại Bồ-tát ấy đối với pháp nào thối chuyển mà gọi là Bất thối chuyển?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với sắc thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với thọ, tưởng, hành, thức thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của sắc không sở hữu, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với nhãn xứ thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của nhãn xứ không sở hữu, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
chimvacgoidan
12-17-2016, 10:53 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 325
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với sắc xứ thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của sắc xứ không sở hữu, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với nhãn giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của nhãn giới không sở hữu, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với sắc giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của sắc giới không sở hữu, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với nhãn thức giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của nhãn thức giới không sở hữu, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với nhãn xúc thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của nhãn xúc không sở hữu, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không sở hữu, tự tánh của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
chimvacgoidan
12-17-2016, 10:59 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 325
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với địa giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của địa giới không sở hữu, tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là Thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với vô minh thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của vô minh không sở hữu, tự tánh của hành cho đến lão tử cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là Thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với bố thí Ba-la-mật-đa thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa không sở hữu, tự tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là Thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với pháp không nội thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của pháp không nội không sở hữu, tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với chơn như thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của chơn như không sở hữu, tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
chimvacgoidan
12-17-2016, 11:00 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 325
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với bốn niệm trụ thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của bốn niệm trụ không sở hữu, tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với Thánh đế khổ thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với Thánh đế tập, diệt, đạo thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của Thánh đế khổ không sở hữu, tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với bốn tịnh lự thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của bốn tịnh lự không sở hữu, tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tám giải thoát thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của tám giải thoát không sở hữu, tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với pháp môn giải thoát không thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của pháp môn giải thoát không không sở hữu, tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với năm loại mắt thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với sáu phép thần thông thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của năm loại mắt không sở hữu, tự tánh của sáu phép thần thông cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với pháp môn Tam-ma-địa thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với pháp môn Đà-la-ni thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của pháp môn Tam-ma-địa không sở hữu, tự tánh của pháp môn Đà-la-ni cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
chimvacgoidan
12-17-2016, 11:00 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 325
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với mười lực Phật thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của mười lực Phật không sở hữu, tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với quả Dự-lưu thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của quả Dự-lưu không sở hữu, tự tánh của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với quả vị Độc-giác thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của quả vị Độc-giác không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với trí nhất thiết thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của trí nhất thiết không sở hữu, tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với địa vị phàm phu thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với địa vị Thanh-văn, địa vị Độc-giác, địa vị Bồ-tát, địa vị Như Lai thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của địa vị phàm phu không sở hữu, tự tánh của địa vị Thanh-văn, địa vị Độc-giác, địa vị Bồ-tát, địa vị Như Lai cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với quả vị giác ngộ cao tột thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.
chimvacgoidan
12-17-2016, 11:01 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 325
__________________________________________________ ______________________________________
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì chẳng bao giờ thích xem hình tướng, ngôn thuyết của Sa-môn, Bà-la-môn ngoại đạo. Các Sa-môn, Bà-la-môn ấy, đối với pháp sở tri mà thật tri, thật kiến, hoặc có thể kiến lập pháp môn chánh kiến thì chắc chắn không có việc ấy.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, thì đối với pháp Tỳ-nại-gia mà Phật đã dạy, phát sanh sự tin, hiểu sâu sắc, quyết không nghi hoặc, không chấp thủ giới cấm, chẳng rơi vào tà kiến, chẳng chấp vào các điềm tốt của thế tục cho là thanh tịnh, không bao giờ lễ kính các thiên thần, như các sự thờ cúng của thế gian ngoại đạo, cũng chẳng bao giờ dùng các loại tràng hoa, hương bột, y phục, anh lạc, tràng phan, bảo cái, kỹ nhạc, đèn đuốc cúng dường thiên thần và các ngoại đạo.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, thì chẳng sanh vào trong địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, A-tố-lạc, cũng chẳng sanh vào dòng dõi ti tiện, như là Chiên-đồ-la, Bổ-yết-ta v.v… cũng chẳng bao giờ thọ sanh huỳnh môn, vô hình, nhị hình và thân nữ nhơn, cũng chẳng bao giờ thọ thân bị đui, điếc, câm, ngọng, tay chân co quắp, hủi lác, lùn xấu, cũng chẳng bao giờ sanh vào chốn không có thì giờ rảnh.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị bất thối chuyển thì thường ưa thọ trì mười thiện nghiệp đạo, tự xa lìa việc giết hại sanh mạng, cũng khuyên người khác xa lìa việc giết hại sanh mạng, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa việc giết hại sanh mạng, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa việc giết hại sanh mạng; tự xa lìa việc không cho mà lấy, cũng khuyên người khác xa lìa việc không cho mà lấy, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa việc không cho mà lấy, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa việc không cho mà lấy; tự xa lìa dâm dục, tà hạnh, cũng khuyên người khác xa lìa dâm dục, tà hạnh, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa dâm dục, tà hạnh, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa dâm dục, tà hạnh; tự xa lìa lời nói hư dối, cũng khuyên người khác xa lìa lời nói hư dối, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa lời nói hư dối, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa lời nói hư dối; tự xa lìa lời nói thôi ác, cũng khuyên người khác xa lìa lời nói thôi ác, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa lời nói thôi ác, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa lời nói thôi ác; tự xa lìa lời nói chia rẽ, cũng khuyên người khác xa lìa lời nói chia rẽ, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa lời nói chia rẽ, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa lời nói chia rẽ; tự xa lìa lời nói hỗn tạp, cũng khuyên người khác xa lìa lời nói hỗn tạp, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa lời nói hỗn tạp, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa lời nói hỗn tạp; tự xa lìa tham dục, cũng khuyên người khác xa lìa tham dục, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa tham dục, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa tham dục; tự xa lìa sân giận, cũng khuyên người khác xa lìa sân giận, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa sân giận, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa sân giận; tự xa lìa tà kiến, cũng khuyên người khác xa lìa tà kiến, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa tà kiến, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa tà kiến.
chimvacgoidan
12-17-2016, 11:04 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 325
__________________________________________________ ______________________________________
Đại Bồ-tát ấy ngay trong mộng cũng chẳng hiện khởi mười ác nghiệp đạo, huống là lúc tỉnh.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì vì làm lợi ích cho tất cả hữu tình mà luôn tu bố thí Ba-la-mật-đa; vì làm lợi ích cho tất cả hữu tình mà luôn tu tịnh giới Ba-la-mật-đa; vì làm lợi ích cho tất cả hữu tình mà luôn tu an nhẫn Ba-la-mật-đa; vì làm lợi ích cho tất cả hữu tình mà luôn tu tinh tấn Ba-la-mật-đa; vì làm lợi ích cho tất cả hữu tình mà luôn tu tịnh lự Ba-la-mật-đa; vì làm lợi ích cho tất cả hữu tình mà luôn tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa,Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì các giáo pháp thanh tịnh mà họ thọ trì, tư duy, đọc tụng, rốt ráo thông lợi đó là Khế kinh, Ứng tụng, Ký biệt, Phúng tụng, Tự thuyết, Duyên khởi, Bổn sự, Bổn sanh, Phương quảng, Hy pháp, Thí dụ, Luận nghị. Đem những pháp như thế, thường ưa bố thí cho tất cả hữu tình, luôn nghĩ thế này: Nên làm thế nào khiến cho sở nguyện cầu chánh pháp của các loài hữu tình đều được đầy đủ. Lại đem thiện căn pháp thí ấy ban cho các hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như vậy, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, thì đối với pháp môn sâu xa mà Phật đã dạy, không bao giờ sanh nghi hoặc, do dự.
chimvacgoidan
12-17-2016, 11:05 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 325
__________________________________________________ ______________________________________
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì duyên gì mà đại Bồ-tát Bất thối chuyển, đối với pháp môn sâu xa mà Phật đã dạy, không bao giờ sanh nghi hoặc, do dự?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy hoàn toàn không thấy có một pháp nào có thể nghi hoặc, do dự, đó là chẳng thấy có sắc, cũng chẳng thấy có thọ, tưởng, hành, thức có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có nhãn xứ, cũng chẳng thấy có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có sắc xứ, cũng chẳng thấy có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có nhãn giới, cũng chẳng thấy có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có sắc giới, cũng chẳng thấy có thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có nhãn thức giới, cũng chẳng thấy có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có nhãn xúc, cũng chẳng thấy có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng thấy có các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có địa giới, cũng chẳng thấy có thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có vô minh, cũng chẳng thấy có hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có bố thí Ba-la-mật-đa, cũng chẳng thấy có tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có pháp không nội, cũng chẳng thấy có pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có chơn như, cũng chẳng thấy có pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì có thể sanh nghi hoặc do dự; chẳng thấy có bốn niệm trụ, cũng chẳng thấy có bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có Thánh đế khổ, cũng chẳng thấy có Thánh đế tập, diệt, đạo có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có bốn tịnh lự, cũng chẳng thấy có bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có tám giải thoát, cũng chẳng thấy có tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có năm loại mắt, cũng chẳng thấy có sáu phép thần thông có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng thấy có pháp môn Đà-la-ni có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có mười lực Phật, cũng chẳng thấy có bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có quả Dự-lưu, cũng chẳng thấy có quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có quả vị Độc-giác có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có trí nhất thiết, cũng chẳng thấy có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có địa vị phàm phu, cũng chẳng thấy có địa vị Thanh-văn, địa vị Độc-giác, địa vị Bồ-tát, địa vị Như Lai có thể sanh nghi hoặc, do dự.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
chimvacgoidan
12-18-2016, 10:01 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 326
__________________________________________________ ______________________________________
Quyển 326
XXXXIX. PHẨM BẤT THỐI CHUYỂN 02
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì thành tựu nhuần nhuyễn nghiệp thân, ngữ, ý dễ thương, dễ mến, đối với các hữu tình tâm không vướng mắc.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì thường xuyên thành tựu từ, bi, hỷ, xả v.v... khởi nghiệp thân, ngữ, ý tương ưng.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì quyết định không ở chung với năm cái là tham dục, sân nhuế, hôn trầm, thùy miên, trạo cử ác tác, nghi.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì tất cả thùy miên đều đã phá hết; tất cả sự trói buộc của tùy phiền não đều vĩnh viễn chẳng thể hiện khởi được.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì vào ra qua lại, tâm chẳng mê lầm, luôn luôn an trụ chánh niệm, chánh tri, cử chỉ oai nghi, đi đứng nằm ngồi, cất bước hạ bước cũng lại như thế; đi đến nơi nào đều nhìn xuống đất, an tường hệ niệm, thẳng đường mà đi; cử động nói năng, đều không vội vàng thô tháo.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
chimvacgoidan
12-18-2016, 10:02 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 326
__________________________________________________ ______________________________________
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì các đồ dùng như đồ nằm, y phục đều luôn thơm sạch, không hôi hám, cũng không có mồ hôi cấu bẩn, các loại trùng trùng như rận, chí v.v… tâm ưa thanh cao, thân không tật bệnh.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì thân tâm thanh tịnh, chẳng phải như thân của người thường luôn bị tám vạn bốn ngàn hộ trùng gây hại. Vì sao? Vì các Bồ-tát ấy, thiện căn tăng trưởng, vượt khỏi thế gian, thọ thân hình trong ngoài thanh tịnh, nên không có các loại trùng gây hại thân thể. Thiện căn như thế, dần dần tăng trưởng, và cứ như vậy, thân tâm càng thanh tịnh. Do nhân duyên này, các Bồ-tát ấy, thân tâm kiên cố, giống như kim cương, chẳng bị nghịch duyên xâm phạm não hại.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao mà đại Bồ-tát ấy, thân tâm được thanh tịnh như thế?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy các thiện căn như thế dần dần tăng trưởng, và cứ như vậy, do sức thiện căn mà thân tâm dua nịnh quanh co được trừ diệt, cho đến tận cùng đời vị lai rốt ráo chẳng khởi lên. Do đó mà được thân tâm thanh tịnh.
Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, thiện căn như thế dần dần tăng trưởng, và cứ như thế, nghiệp thân, ngữ, ý vì do sức thiện căn làm trong sạch nên xa lìa tất cả uế trược tà vạy. Do đó mà thân tâm được thanh tịnh. Vì thân tâm thanh tịnh nên vượt qua địa vị Thanh-văn và Độc-giác, an trụ địa vị Bồ-tát kiên cố bất động.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển .
chimvacgoidan
12-18-2016, 10:05 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 326
__________________________________________________ ______________________________________
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì chẳng xem trọng lợi dưỡng, chẳng màng danh dự; đối với các đồ ăn uống, y phục, đồ nằm, phòng xá, của cải đều chẳng tham nhiễm. Tuy thọ mười hai công đức đầu đà nhưng hoàn toàn không ỷ lại.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì thường tu bố thí Ba-la-mật-đa, tâm xan tham rốt ráo chẳng khởi; thường tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, tâm phạm giới rốt ráo chẳng khởi; thường tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, tâm sân giận rốt ráo chẳng khởi; thường tu tinh tấn Ba-la-mật-đa, tâm giải đãi rốt ráo chẳng khởi; thường tu tịnh lự Ba-la-mật-đa, tâm tán loạn rốt ráo chẳng khởi; thường tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tâm ngu si rốt ráo chẳng khởi. Do đó các tâm ganh ghét, dua nịnh, dối trá, kiêu căn, phóng túng, che khuất, não hại cũng vĩnh viễn chẳng khởi.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì tuệ giác kiên cố, có khả năng ngộ nhập sâu xa, lóng nghe chánh pháp cung kính tín thọ, tùy theo pháp thế và xuất thế đã nghe, đều có khả năng dùng phương tiện hội nhập nghĩa thú Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa. Các sự nghiệp đã tạo tác trong thế gian cũng do Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà hội nhập pháp tánh, chẳng thấy có một sự việc nào nằm ngoài pháp tánh. Nếu có pháp nào chẳng tương ưng với pháp tánh, thì cũng có khả năng dùng phương tiện hội nhập nghĩa thú Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa. Do đó, chẳng thấy có pháp nào nằm ngoài pháp tánh.
Này Thiên hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển .
chimvacgoidan
12-18-2016, 10:06 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 326
__________________________________________________ ______________________________________
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, thì dù có ác ma hiện ra trước, hoá ra tám đại địa ngục; lại ở trong mỗi đại địa ngục, hóa làm nhiều Bồ-tát, nhiều ngàn Bồ-tát, nhiều trăm ngàn Bồ-tát, nhiều ức Bồ-tát, nhiều trăm ức Bồ-tát, nhiều ngàn ức Bồ-tát, nhiều trăm ngàn ức Bồ-tát, nhiều trăm ngàn ức triệu Bồ-tát, đều bị lửa dữ thiêu đốt xuyên suốt, ai nấy đều chịu nỗi khổ đắng cay chua chát độc hại cùng cực; hóa làm như thế rồi, nói với các Bồ-tát Bất thối chuyển: Đây là các đại Bồ-tát đều được Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thọ ký Bất thối chuyển, nên sanh vào đại địa ngục như thế, luôn luôn chịu các nỗi khổ kịch liệt như vậy. Các ông là Bồ-tát đã nhận sự thọ ký Bất thối chuyển của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng sẽ đọa vào đại địa ngục này, chịu các nỗi khổ kịch liệt. Phật thọ ký cho các ông chịu nỗi khổ cùng cực trong đại địa ngục, chứ chẳng phải thọ ký quả vị giác ngộ cao tột Bất thối chuyển cho các ông. Cho nên, các ông phải mau xả bỏ tâm đại Bồ-đề mới có thể được thoát khỏi nỗi khổ của đại địa ngục, sanh lên cõi trời, hoặc sanh vào cõi người hưởng thụ sự giàu sang, khoái lạc.
Này Thiện Hiện! Lúc bấy giờ, đại Bồ-tát Bất thối chuyển thấy nghe việc này, tâm họ bất động, cũng chẳng sợ hãi, nghi ngờ, chỉ nghĩ thế này: Đại Bồ-tát được thọ ký Bất thối chuyển mà đọa vào địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, A-tố-lạc, thì chẳng bao giờ có việc ấy. Vì sao? Vì địa vị Bồ-tát Bất thối chuyển nhất định không có nghiệp bất thiện, cũng không có nghiệp thiện mà rước lấy quả khổ. Như Lai nhất định không nói lời hư dối. Những điều Phật dạy đều vì lợi lạc cho tất cả hữu tình, do tâm đại từ bi mà lưu xuất. Những điều đã thấy nghe nhất định là do ác ma làm ra, nói ra.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu là đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, giả sử có ác ma giả dạng Sa-môn đi đến chỗ vị ấy nói như thế này: Trước đây ông đã nghe nên tu bố thí Ba-la-mật-đa rốt ráo viên mãn, nên tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa rốt ráo viên mãn thì sẽ chứng quả vị giác ngộ cao tột; những điều đã nghe như thế đều là tà thuyết, phải mau xả bỏ. Lại, trước đây ông đã nghe nên đối với thiện căn công đức của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các đệ tử trong quá khứ, vị lai, hiện tại, từ khi mới phát tâm cho đến trụ pháp, đều sanh tùy hỷ, tập trung tất cả cùng với hữu tình hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột. Những điều đã nghe như thế cũng là tà thuyết, phải mau xả bỏ. Nếu ông xả bỏ tà pháp đã nghe, thì ta sẽ dạy ông Phật pháp chơn thật, khiến ông tu học, mau chứng quả vị giác ngộ cao tột. Những điều ông đã nghe trước đây chẳng phải là lời chơn thật của Phật. Văn tụng ấy là loại soạn tập hư vọng. Những điều ta nói mới là lời chơn thật của Phật, thì này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nghe nói như thế, tâm chấn động sợ hãi nghi ngờ thì nên biết vị ấy chưa được chư Phật thọ ký Bất thối chuyển. ......
chimvacgoidan
12-18-2016, 10:08 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 326
__________________________________________________ ______________________________________
.......Vị ấy đối với quả vị giác ngộ cao tột còn chưa quyết định. Này Thiện Hiện! Còn nếu đại Bồ-tát nghe nói như thế mà tâm bất động, cũng chẳng sợ hãi, nghi ngờ, chỉ theo pháp tánh vô tác, vô tướng, vô sanh mà an trụ, thì này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy có làm điều gì cũng chẳng tin lời kẻ khác, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà an trụ pháp không nội, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà an trụ chơn như, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu bốn niệm trụ, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà an trụ Thánh đế khổ, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu bốn tịnh lự, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu tám giải thoát, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu pháp môn giải thoát không, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu bậc Cực hỷ, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; ......
chimvacgoidan
12-18-2016, 10:09 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 326
__________________________________________________ ______________________________________
.......chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu năm loại mắt, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu sáu phép thần thông; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu pháp môn Tam-ma-địa, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu pháp môn Đà-la-ni; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu mười lực Phật, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu phép quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận nghịch; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà khởi chứng trí quả Dự-lưu, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà khởi chứng trí quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà khởi chứng trí quả vị Độc-giác; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà khởi nhập trí bậc Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà nghiêm tịnh cõi Phật, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà thành thục hữu tình; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà khởi thần thông Bồ-tát; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu trí nhất thiết, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu pháp không quên mất, chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tu tánh luôn luôn xả; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà tự nhiếp thọ tuổi thọ viên mãn; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà chuyển pháp luân; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà hộ trì chánh pháp; chẳng theo sự chỉ bày của kẻ khác mà hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Như A-la-hán lậu tận có làm việc gì chẳng tin lời kẻ khác, hiện chứng pháp tánh không nghi không hoặc, tất cả ác ma chẳng có thể làm lay động. Cũng vậy, đại Bồ-tát Bất thối chuyển, tất cả Thanh-văn, Độc-giác, ngoại đạo, các ác ma v.v… chẳng thể phá hoại, lung lạc tâm họ, làm cho đối với quả vị giác ngộ cao tột sanh thối lui.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy quyết định đã trụ địa vị Bất thối chuyển, có làm việc gì đều tự tư duy, chẳng phải tin vào kẻ khác mà làm; cho đến Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có dạy bảo còn chẳng tin làm, huống là tin và làm theo lời của Thanh-văn, Độc-giác, ngoại đạo, ác ma v.v... Việc làm của Bồ-tát ấy nếu chỉ tin vào kẻ khác mà làm thì quyết không có việc đó. Vì sao?
Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy có pháp nào có thể tin tưởng làm theo. Vì sao?
Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy sắc, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của sắc, chẳng thấy chơn như của thọ, tưởng, hành, thức có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy nhãn xứ, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của nhãn xứ, chẳng thấy chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể tin tưởng, làm theo.
chimvacgoidan
12-18-2016, 10:11 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 326
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy sắc xứ, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của sắc xứ, chẳng thấy chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy nhãn giới, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của nhãn giới, chẳng thấy chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy sắc giới, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của sắc giới, chẳng thấy chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy nhãn thức giới, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của nhãn thức giới, chẳng thấy chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy nhãn xúc, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của nhãn xúc, chẳng thấy chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng thấy các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng thấy chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy địa giới, chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của địa giới, chẳng thấy chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy vô minh, chẳng thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của vô minh, chẳng thấy chơn như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử có thể tin tưởng, làm theo.
chimvacgoidan
12-18-2016, 10:12 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 326
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng thấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng thấy chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy pháp không nội, chẳng thấy pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của pháp không nội, chẳng thấy chơn như của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy chơn như, chẳng thấy pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của chơn như, chẳng thấy chơn như của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy bốn niệm trụ, chẳng thấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của bốn niệm trụ, chẳng thấy chơn như của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có thể tin tưởng, làm theo.
chimvacgoidan
12-18-2016, 10:51 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 326
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy Thánh đế khổ, chẳng thấy Thánh đế tập, diệt, đạo có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của Thánh đế khổ, chẳng thấy chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy bốn tịnh lự, chẳng thấy bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của bốn tịnh lự, chẳng thấy chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy tám giải thoát, chẳng thấy tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể tin tưởng, làm theo. Cũng chẳng thấy chơn như của tám giải thoát, chẳng thấy chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy pháp môn giải thoát không, chẳng thấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của pháp môn giải thoát không, chẳng thấy chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy năm loại mắt, chẳng thấy sáu phép thần thông có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của năm loại mắt, chẳng thấy chơn như của sáu phép thần thông có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy pháp môn Tam-ma-địa, chẳng thấy pháp môn Đà-la-ni có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của pháp môn Tam-ma-địa, chẳng thấy chơn như của pháp môn Đà-la-ni có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy mười lực Phật, chẳng thấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của mười lực Phật, chẳng thấy chơn như của bốn bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy quả Dự-lưu, chẳng thấy quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của quả Dự-lưu, chẳng thấy chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể tin tưởng, làm theo.
chimvacgoidan
12-18-2016, 10:52 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 326
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy quả vị Độc-giác có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của quả vị Độc-giác có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trí nhất thiết, chẳng thấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của trí nhất thiết, chẳng thấy chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy địa vị phàm phu, chẳng thấy địa vị Thanh-văn, địa vị Độc-giác, địa vị Bồ-tát, địa vị Như Lai có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của địa vị phàm phu, chẳng thấy chơn như của địa vị Thanh-văn, địa vị Độc-giác, địa vị Bồ-tát, địa vị Như Lai có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng thấy quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật có thể tin tưởng, làm theo; cũng chẳng thấy chơn như của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật có thể tin tưởng, làm theo.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu là đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, giả sử có ác ma giả dạng Bí-sô, đến chỗ vị ấy nói như thế này: Pháp của các ông tu hành là pháp sanh tử, chẳng phải do pháp này mà đạt được trí nhất thiết trí. Nay các ông nên tu đạo hết khổ, mau hết các khổ, chứng nhập Niết-bàn. Khi ấy, ác ma liền nói cho Bồ-tát nghe pháp tương tợ đạo, đọa sanh tử, đó là quán tưởng xương, hoặc quán tưởng xanh bầm, hoặc quán tưởng mủ vỡ ra, hoặc quán tưởng sình chướng, hoặc quán tưởng trùng ăn, hoặc quán tưởng chuyển thành màu đỏ; hoặc từ, hoặc bi, hoặc hỷ, hoặc xả; hoặc sơ thiền, hoặc cho đến đệ tứ thiền; hoặc Không vô biên xứ hoặc cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Rồi bảo Bồ-tát: Đây là chơn đạo, chơn hạnh. Ông tu đạo này, hạnh này sẽ đắc quả Dự-lưu, hoặc quả Nhất-lai, hoặc quả Bất-hoàn, hoặc quả A-la-hán, hoặc quả vị Độc-giác. Ông do đạo này, do hạnh này mau hết tất cả sanh, lão, bệnh, tử chứ chịu khổ sanh tử lâu làm gì; thân khổ hiện tại còn nên nhàm chán vứt bỏ, huống là cầu thân khổ ở tương lai! Nên tự suy nghĩ kỹ, bỏ sự tin tưởng trước kia đi, thì này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi nghe lời đó, tâm họ bất động, cũng chẳng sợ hãi, nghi ngờ, chỉ nghĩ thế này: Nay Bí-sô này làm lợi ích cho ta chẳng nhỏ, có thể vì ta mà nói đạo pháp tương tợ, khiến ta biết đạo này chẳng thể chứng quả Dự-lưu, hoặc quả Nhất-lai, hoặc quả Bất-hoàn, hoặc quả A-la-hán, hoặc quả vị Độc-giác, huống là có thể chứng quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Đại Bồ-tát ấy nghĩ như thế rồi, phát sanh hoan hỷ sâu sắc, lại nghĩ tiếp: Nay Bí-sô này rất ích lợi cho ta, vì ta mà phương tiện nói pháp trở ngại, khiến ta biết rõ pháp trở ngại rồi, đối với đạo ba thừa, tự tại tu học.
chimvacgoidan
12-18-2016, 10:53 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 326
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Bấy giờ, ác ma biết Bồ-tát ấy, tâm rất vui mừng, lại nói thế này: Này thiện nam tử! Ngươi có muốn thấy các đại Bồ-tát, trải qua thời gian lâu xa, siêng năng tu hành hạnh vô ích chăng? Đó là chúng đại Bồ-tát trải qua hằng hà sa số đại kiếp dùng vô lượng các thứ y phục, đồ ăn uống, đồ nằm, thuốc thang, của cải, hương hoa v.v… thượng diệu để cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen hằng hà sa số chư Phật Thế Tôn.
Lại ở chỗ Hằng hà sa chư Phật tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; cũng ở chỗ Hằng hà sa chư Phật học an trụ pháp không nội, học an trụ pháp không ngoại, nội pháp không ngoại, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng ở chỗ Hằng hà sa chư Phật học an trụ chơn như, học an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu bốn niệm trụ, tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật học an trụ Thánh đế khổ, học an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu bốn tịnh lự, tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu tám giải thoát, tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu pháp môn giải thoát không, tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu bậc Cực hỷ, tu bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu năm loại mắt, tu sáu phép thần thông; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu pháp môn Tam-ma-địa, tu pháp môn Đà-la-ni; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu mười lực Phật, tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu pháp không quên mất, tu tánh luôn luôn xả; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận nghịch; .....
chimvacgoidan
12-18-2016, 10:54 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 326
__________________________________________________ ______________________________________
........cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu các thần thông thù thắng của Bồ-tát; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu tuổi thọ viên mãn, học chuyển pháp luân, hộ trì chánh pháp; cũng ở chỗ hằng hà sa chư Phật tu trí nhất thiết, tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Các chúng đại Bồ-tát ấy cũng gần gũi phụng sự Hằng hà sa chư Phật, ở chỗ chư Phật thỉnh vấn đạo đại Bồ-tát, nghĩa là nói như thế này: Đại Bồ-tát an trụ Đại-thừa như thế nào? Đại Bồ-tát tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế nào? Đại Bồ-tát học an trụ pháp không nội, học an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh như thế nào? Đại Bồ-tát học an trụ chơn như, học an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì như thế nào? Đại Bồ-tát tu bốn niệm trụ, tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo như thế nào? Đại Bồ-tát học an trụ Thánh đế khổ, học an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo như thế nào? Đại Bồ-tát tu bốn tịnh lự, tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc như thế nào? Đại Bồ-tát tu tám giải thoát, tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ như thế nào? Đại Bồ-tát tu pháp môn giải thoát không, tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện như thế nào? Đại Bồ-tát tu bậc Cực hỷ, tu bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân như thế nào? Đại Bồ-tát tu năm loại mắt, tu sáu phép thần thông như thế nào? Đại Bồ-tát tu pháp môn Tam-ma-địa, tu pháp môn Đà-la-ni như thế nào? Đại Bồ-tát tu mười lực Phật, tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng? Đại Bồ-tát tu pháp không quên mất, tu tánh luôn luôn xả như thế nào? Đại Bồ-tát tu phép quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận nghịch như thế nào? Đại Bồ-tát nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình như thế nào? Đại Bồ-tát tu các thần thông thù thắng của Bồ-tát như thế nào? Đại Bồ-tát tu tuổi thọ viên mãn như thế nào? Đại Bồ-tát học chuyển đại pháp luân như thế nào? Đại Bồ-tát hộ trì chánh pháp khiến được tồn tại lâu dài như thế nào? Đại Bồ-tát tu trí nhất thiết, tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng như thế nào?
chimvacgoidan
12-18-2016, 10:55 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 326
__________________________________________________ ______________________________________
Thỉnh vấn Hằng hà sa chư Phật Thế Tôn như thế, chư Phật vì họ lần lượt giảng thuyết. Các chúng đại Bồ-tát ấy theo lời Phật dạy, an trụ tu học, trải qua vô lượng kiếp nổ lực tinh tấn, còn chẳng thể chứng đắc trí nhất thiết trí, huống là sở tu sở học của các ông ngày nay mà có thể chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột!
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy tuy nghe nói như vậy nhưng tâm không đổi khác, chẳng kinh, chẳng sợ, không nghi, không hoặc, lại càng hoan hỷ, nghĩ thế này: Nay Bí-sô này đem đến cho ta nhiều lợi ích, vì ta mà phương tiện nói pháp chướng đạo, khiến ta biết pháp chướng đạo này, quyết định chẳng có thể chứng đắc quả Dự-lưu, hoặc quả Nhất-lai, hoặc quả Bất-hoàn, hoặc quả A-la-hán, hoặc quả vị Độc-giác, huống là có thể chứng đắc trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Khi ấy ác ma kia biết tâm đại Bồ-tát ấy chẳng thối lui, không sợ hãi, không nghi hoặc, liền ngay nơi ấy hoá làm vô lượng hình tượng Bí-sô, nói với Bồ-tát: Những Bí-sô này đều ở đời quá khứ mong cầu quả vị giác ngộ cao tột, trải qua vô lượng kiếp, tu hành các hạnh khổ hạnh khó làm mà chẳng có thể chứng đắc, nay đều thối lui trụ quả vị A-la-hán, các lậu đã hết, qua khỏi biển khổ, thì làm sao mà các vị có thể chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thấy nghe như vậy rồi, liền nghĩ như thế này: Nhất định là ác ma hoá làm hình tượng Bí-sô như thế để nhiễu loạn tâm ta, nhân đó nói pháp tương tợ chướng đạo chứ không có đại Bồ-tát nào tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa cho đến địa vị viên mãn, mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, còn thối lui rơi vào địa vị Thanh-văn hoặc địa vị Độc-giác!
Lúc bấy giờ, Bồ-tát lại nghĩ thế này: Nếu đại Bồ-tát tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đến chỗ viên mãn mà chẳng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chắc chắn không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát học an trụ pháp không nội, học an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát học an trụ chơn như, học an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. .....
chimvacgoidan
12-18-2016, 10:57 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 326
__________________________________________________ ______________________________________
.......Nếu đại Bồ-tát tu bốn niệm trụ, tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát học an trụ Thánh đế khổ, học an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu bốn tịnh lự, tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu tám giải thoát, tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu pháp môn giải thoát không, tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu bậc Cực hỷ, tu bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu năm loại mắt, tu sáu phép thần thông đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu pháp môn Tam-ma-địa, tu pháp môn Đà-la-ni đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu mười lực Phật, tu bốn bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu pháp không quên mất, tu tánh luôn luôn xả đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu phép quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận nghịch đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu các thần thông thù thắng của Bồ-tát đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu tuổi thọ viên mãn đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát học chuyển pháp luân, hộ trì chánh pháp đến chỗ viên mãn mà chẳng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát tu trí nhất thiết, tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đến chỗ viên mãn mà chẳng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì quyết không có việc đó.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
chimvacgoidan
12-18-2016, 10:57 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 326
__________________________________________________ ______________________________________
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thường hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì luôn nghĩ thế này: Nếu đại Bồ-tát theo lời Phật dạy, tinh cần tu học, thì thường chẳng xa lìa diệu hạnh đã nhiếp thọ là bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; thường chẳng xa lìa tác ý tương ứng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; thường chẳng xa lìa tác ý tương ứng với trí nhất thiết trí; thường dùng phương tiện khuyên các hữu tình tinh cần tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát ấy quyết định chẳng từ bỏ bố thí Ba-la-mật-đa, quyết định chẳng từ bỏ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; quyết định chẳng từ bỏ pháp không nội, quyết định chẳng từ bỏ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; quyết định chẳng từ bỏ chơn như, quyết định chẳng từ bỏ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; quyết định chẳng từ bỏ bốn niệm trụ, quyết định chẳng từ bỏ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; quyết định chẳng từ bỏ Thánh đế khổ, quyết định chẳng từ bỏ Thánh đế tập, diệt, đạo; quyết định chẳng từ bỏ bốn tịnh lự, quyết định chẳng từ bỏ bốn vô lượng, bốn định vô sắc; quyết định chẳng từ bỏ giải thoát; quyết định chẳng từ bỏ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; quyết định chẳng từ bỏ pháp môn giải thoát không, quyết định chẳng từ bỏ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; quyết định chẳng từ bỏ bậc Cực hỷ, quyết định chẳng từ bỏ bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; quyết định chẳng từ bỏ năm loại mắt, quyết định chẳng từ bỏ sáu phép thần thông; quyết định chẳng từ bỏ pháp môn Tam-ma-địa, quyết định chẳng từ bỏ pháp môn Đà-la-ni; quyết định chẳng từ bỏ mười lực Phật, quyết định chẳng từ bỏ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; quyết định chẳng từ bỏ pháp không quên mất, quyết định chẳng từ bỏ tánh luôn luôn xả; quyết định chẳng từ bỏ trí nhất thiết, quyết định chẳng từ bỏ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; quyết định chẳng từ bỏ quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
chimvacgoidan
12-18-2016, 10:59 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 326
__________________________________________________ ______________________________________
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thường hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì luôn luôn nghĩ thế này: Nếu đại Bồ-tát hiểu biết việc ma, thì chẳng theo việc ma; hiểu biết bạn ác, thì chẳng nghe lời bạn ác; hiểu biết cảnh giới, thì chẳng chuyển theo cảnh giới; đại Bồ-tát ấy quyết định chẳng từ bỏ bố thí Ba-la-mật-đa, quyết định chẳng từ bỏ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; quyết định chẳng từ bỏ pháp không nội, quyết định chẳng từ bỏ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; quyết định chẳng từ bỏ chơn như, quyết định chẳng từ bỏ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; quyết định chẳng từ bỏ bốn niệm trụ, quyết định chẳng từ bỏ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; quyết định chẳng từ bỏ Thánh đế khổ, quyết định chẳng từ bỏ Thánh đế tập, diệt, đạo; quyết định chẳng từ bỏ bốn tịnh lự, quyết định chẳng từ bỏ bốn vô lượng, bốn định vô sắc; quyết định chẳng từ bỏ tám giải thoát, quyết định chẳng từ bỏ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; quyết định chẳng từ bỏ pháp môn giải thoát không, quyết định chẳng từ bỏ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; quyết định chẳng từ bỏ bậc Cực hỷ, quyết định chẳng từ bỏ bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; quyết định chẳng từ bỏ năm loại mắt, quyết định chẳng từ bỏ sáu phép thần thông; quyết định chẳng từ bỏ pháp môn Tam-ma-địa, quyết định chẳng từ bỏ pháp môn Đà-la-ni; quyết định chẳng từ bỏ mười lực Phật, quyết định chẳng từ bỏ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; quyết định chẳng từ bỏ pháp không quên mất, quyết định chẳng từ bỏ tánh luôn luôn xả; quyết định chẳng từ bỏ trí nhất thiết, quyết định chẳng từ bỏ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; quyết định chẳng từ bỏ quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
chimvacgoidan
12-18-2016, 11:01 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 326
__________________________________________________ ______________________________________
Nếu là đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển khi nghe pháp yếu mà chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã nói, thì thâm tâm hoan hỷ, cung kính tín thọ, khéo hiểu nghĩa thú; tâm họ kiên cố, giống như kim cương chẳng thể lay chuyển, chẳng thể lung lạc, thường siêng tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng khuyên các hữu tình tinh cần tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, thì đối với cái gì thối chuyển mà gọi là Bất thối chuyển?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng sắc thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng thọ, tưởng, hành, thức thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng nhãn xứ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng sắc xứ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
chimvacgoidan
12-18-2016, 11:02 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 326
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng nhãn giới thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng sắc giới thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp giới thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng nhãn thức giới thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng nhãn xúc thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng địa giới thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng thủy, hỏa, phong, không, thức giới thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng vô minh thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng tham thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; đối với tưởng sân, tưởng si, các tưởng ác kiến thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
chimvacgoidan
12-19-2016, 10:47 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 327
__________________________________________________ ______________________________________
Quyển 327
XXXXIX. PHẨM BẤT THỐI CHUYỂN 03
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng bố thí Ba-la-mật-đa thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng pháp không nội thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng chơn như thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng bốn niệm trụ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng Thánh đế khổ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng Thánh đế tập, diệt, đạo thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng bốn tịnh lự thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng bốn vô lượng, bốn định vô sắc thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng tám giải thoát thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng pháp môn giải thoát không thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
chimvacgoidan
12-19-2016, 10:54 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 327
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng bậc Cực hỷ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng năm loại mắt thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng sáu phép thần thông thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng pháp môn Tam-ma-địa thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng pháp môn Đà-la-ni thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng mười lực Phật thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng pháp không quên mất thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng tánh luôn luôn xả thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng quả Dự-lưu thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng quả vị Độc-giác thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng trí nhất thiết thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
chimvacgoidan
12-19-2016, 10:54 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 327
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng phàm phu thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng Thanh-văn, tưởng Độc-giác, tưởng Bồ-tát, tưởng Như Lai thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao?
Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy dùng tư tưởng không, quán tất cả pháp, đã nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát cho đến chẳng thấy một pháp nhỏ nào có thể nắm bắt được, vì chẳng thể nắm bắt được, nên không có sự tạo tác, vì không có sự tạo tác, nên rốt ráo chẳng sanh, vì rốt ráo chẳng sanh, nên gọi là Vô sanh pháp nhẫn. Do chứng đắc Vô sanh pháp nhẫn như thế, nên gọi là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, giả sử có ác ma đi đến chỗ vị ấy, vì để làm não hại nên nói Bồ-tát: Quả vị giác ngộ cao tột cùng với hư không như nhau, tự tướng, tự tánh đều rốt ráo không, hoàn toàn không sở hữu; tự tánh, tự tướng của các pháp cũng vậy, cùng với hư không như nhau; trong cái không rốt ráo của tự tánh, tự tướng, không có một pháp nào có thể gọi là năng chứng, không có một pháp nào có thể gọi là sở chứng, chỗ chứng, khi chứng và do pháp này chứng, cũng chẳng thể nắm bắt được. Tánh, tướng của tất cả pháp đều đã là không, cùng với hư không như nhau, thì tại sao các ngươi chịu sự cần khổ vô ích để cầu chứng quả vị giác ngộ cao tột? Trước đây các ngươi đã nghe các chúng Bồ-tát nên chứng quả vị giác ngộ cao tột thì đó đều là ma thuyết, chẳng phải là lời nói chơn thật của Phật. Các ngươi nên bỏ nguyện đại Bồ-đề, chớ vì tất cả hữu tình mà chịu sự cần khổ dài lâu vì sự lợi ích giả dối; tuy hành các hạnh khổ hạnh, khó làm, muốn cầu giác ngộ nhưng chẳng bao giờ đạt được thì này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi nghe lời nói đó, liền quán sát kỹ việc của ác ma này là muốn cản trở phá hoại tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột của ta. Ta nay chẳng nên tin theo lời chúng. Tuy tất cả pháp cùng với hư không như nhau, tự tánh, tự tướng đều rốt ráo không, nhưng các hữu tình ở trong đêm dài sanh tử chẳng biết, chẳng thấy, chẳng hiểu, chẳng tỉnh, điên đảo, phóng dật, chịu các khổ kịch liệt. Ta nên mang áo giáp đại công đức tánh tướng đều không như hư không rộng lớn, mau hướng đến quả vị giác ngộ cao tột, vì các hữu tình thuyết pháp thích ứng, khiến họ giải thoát đại khổ sanh tử, đắc quả Dự-lưu, đắc quả Nhất-lai, đắc quả Bất-hoàn, đắc quả A-la-hán, đắc quả vị Độc-giác, hoặc chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
chimvacgoidan
12-19-2016, 10:55 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 327
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm đã nghe pháp này, tâm họ kiên cố chẳng động, chẳng chuyển. Nương vào tâm kiên cố chẳng chuyển động này, luôn luôn chơn chánh tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Do tùy phần thành tựu sáu pháp này, nên đã nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát. Lại càng tu hành chơn chánh bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Do đó được vào địa vị Bất thối chuyển. Vì vậy, tuy ác ma bày ra đủ các phương tiện dối gạt, nhưng chẳng có thể làm thối tâm đại Bồ-đề đã phát của Bồ-tát.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Bấy giờ cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy có phải vì bất thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; hay là vì thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì bất thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; cũng vì thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát ấy vì bất thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; tại sao cũng vì thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển?
Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy vượt qua địa vị Thanh-văn và Độc-giác, chẳng rơi lại vào hai địa vị ấy. Do đó nên nói vì bất thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Đại Bồ-tát ấy xa lìa địa vị Thanh-văn và Độc-giác, đối với hai địa vị ấy quyết định chẳng rơi lại. Do đó nên nói vì thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển muốn nhập sơ thiền thì liền tùy ý nhập, muốn nhập đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền cũng tùy ý nhập; muốn nhập từ vô lượng liền tùy ý nhập, muốn nhập bi, hỷ, xả vô lượng cũng tùy ý nhập; muốn nhập định Không vô biên xứ liền tùy ý nhập, muốn nhập định Thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng tùy ý nhập; muốn khởi bốn niệm trụ liền tùy ý khởi, muốn khởi bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng tùy ý khởi; muốn khởi sơ giải thoát liền tùy ý khởi, muốn khởi đệ nhị giải thoát cho đến đệ bát giải thoát cũng tùy ý khởi; muốn khởi sơ thắng xứ liền tùy ý khởi, muốn khởi đệ nhị thắng xứ cho đến đệ bát thắng xứ cũng tùy ý khởi; muốn nhập định sơ thiền liền tùy ý nhập, muốn nhập định đệ nhị thiền cho đến định diệt thọ tưởng cũng tùy ý nhập; muốn khởi sơ biến xứ liền tùy ý khởi, muốn khởi đệ nhị biến xứ cho đến đệ thập biến xứ cũng tùy ý khởi; muốn khởi pháp môn giải thoát không liền tùy ý khởi, muốn khởi pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng tùy ý khởi; muốn biểu hiện năm phép thần thông liền tùy ý biểu hiện.
chimvacgoidan
12-19-2016, 10:58 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 327
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy tuy nhập sơ thiền mà chẳng thọ quả sơ thiền; tuy nhập đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền mà chẳng thọ quả đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền; tuy nhập từ vô lượng mà chẳng thọ quả từ vô lượng, tuy nhập bi, hỷ, xả vô lượng mà chẳng thọ quả bi, hỷ, xả vô lượng; tuy nhập định Không vô biên xứ mà chẳng thọ quả định không vô biên xứ; tuy nhập định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà chẳng thọ quả định thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ; tuy khởi bốn niệm trụ mà chẳng thọ quả bốn niệm trụ, tuy khởi bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà chẳng thọ quả bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; tuy khởi sơ giải thoát mà chẳng thọ quả sơ giải thoát, tuy khởi đệ nhị giải thoát cho đến đệ bát giải thoát mà chẳng thọ quả đệ nhị giải thoát cho đến quả đệ bát giải thoát; tuy khởi sơ thắng xứ mà chẳng thọ quả sơ thắng xứ, tuy khởi đệ nhị thắng xứ cho đến đệ bát thắng xứ mà chẳng thọ quả đệ nhị thắng xứ cho đến quả đệ bát thắng xứ; tuy nhập định sơ thiền mà chẳng thọ quả định sơ thiền, tuy nhập định đệ nhị thiền cho đến định diệt thọ tưởng mà chẳng thọ quả định đệ nhị thiền cho đến quả định diệt thọ tưởng; tuy khởi sơ biến xứ mà chẳng thọ quả sơ biến xứ, tuy khởi đệ nhị biến xứ cho đến đệ thập biến xứ mà chẳng thọ quả đệ nhị biến xứ cho đến quả đệ thập biến xứ; tuy khởi pháp môn giải thoát không mà chẳng thọ quả pháp môn giải thoát không; tuy khởi pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà chẳng thọ quả pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; tuy biểu hiện năm phép thần thông mà chẳng thọ quả năm phép thần thông.
Này Thiện Hiện! Do nhân duyên này, đại Bồ-tát ấy chẳng theo tịnh lự vô lượng v.v… cho đến các thế lực công đức khác mà sanh, cũng chẳng chứng quả Dự-lưu, hoặc quả Nhất-lai, hoặc quả Bất-hoàn, hoặc quả A-la-hán, hoặc quả vị Độc-giác.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên tùy theo ý muốn tiếp nhận mà thọ thân thích ứng, tức là tùy sở nguyện của hữu tình đều có thể tiếp nhận.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
chimvacgoidan
12-19-2016, 11:01 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 327
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Nếu là đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thành tựu tác ý Bồ-đề Vô thượng, thì thường chẳng xa lìa tâm đại Bồ-đề, chẳng quý trọng sắc, chẳng quý trọng thọ, tưởng, hành, thức; chẳng quý trọng nhãn xứ, chẳng quý trọng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng quý trọng sắc xứ, chẳng quý trọng thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng quý trọng nhãn giới, chẳng quí trọng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng quý trọng sắc giới, chẳng quý trọng thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng quý trọng nhãn thức giới, chẳng quý trọng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng quý trọng nhãn xúc, chẳng quý trọng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng quý trọng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng quý trọng các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng quý trọng địa giới, chẳng quý trọng thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng quý trọng duyên tánh, duyên khởi; chẳng quý trọng các tướng tốt phụ thuộc; chẳng quý trọng pháp hữu sắc, vô sắc; chẳng quý trọng pháp hữu kiến, vô kiến; chẳng quý trọng pháp hữu đối, vô đối; chẳng quý trọng pháp hữu lậu, vô lậu; chẳng quý trọng pháp hữu vi, vô vi; chẳng quý trọng pháp thế gian, xuất thế gian; chẳng quý trọng ngã; chẳng quý trọng hữu tình, dòng sanh mạng, khả năng sanh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sanh, nho đồng, khả năng làm việc, khả năng thọ quả báo, cái biết, cái thấy; chẳng quý trọng đồ chúng, chẳng quý trọng quyến thuộc; chẳng quý trọng bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng quý trọng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng quý trọng mười thiện nghiệp đạo; chẳng quý trọng bốn tịnh lự, chẳng quý trọng bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng quý trọng năm thần thông; chẳng quý trọng bốn niệm trụ, chẳng quý trọng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng quý trọng tám giải thoát, chẳng quý trọng tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng quý trọng pháp môn giải thoát không, chẳng quý trọng pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng quý trọng Thánh đế khổ, chẳng quý trọng Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng quý trọng pháp không nội, chẳng quý trọng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng quý trọng chơn như, chẳng quý trọng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng quý trọng bậc Cực hỷ, chẳng quý trọng bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; .......
chimvacgoidan
12-19-2016, 11:01 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 327
__________________________________________________ ______________________________________
.......chẳng quý trọng năm loại mắt, chẳng quý trọng sáu phép thần thông; chẳng quý trọng mười lực Phật, chẳng quý trọng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng quý trọng pháp không quên mất, chẳng quý trọng tánh luôn luôn xả; chẳng quý trọng Thanh-văn, chẳng quý trọng Độc-giác, chẳng quý trọng Bồ-tát, chẳng quý trọng Như Lai; chẳng quý trọng quả Dự-lưu, chẳng quý trọng quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng quý trọng quả vị Độc-giác; chẳng quý trọng trí nhất thiết, chẳng quý trọng trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng quý trọng quả vị giác ngộ cao tột; chẳng quý trọng việc nghiêm tịnh cõi Phật, chẳng quý trọng việc thành thục hữu tình; chẳng quý trọng việc thấy nhiều chư Phật, chẳng quý trọng việc trồng các căn lành. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy đạt tất cả pháp ngang bằng hư không, tự tánh, tự tướng đều rốt ráo không, hoàn toàn không sở hữu, chẳng thấy có một pháp nào có thể sanh quý trọng; năng sanh, sở sanh, lúc sanh, chỗ sanh, do vậy nên sanh đều chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tất cả pháp ấy cùng với hư không như nhau, tánh tướng đều không, vì nghĩa vô sanh vậy.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thành tựu tác ý Bồ-đề Vô thượng, thường chẳng xa lìa tâm Đại Bồ-đề, thân đủ bốn oai nghi, đi, đến, vào, ra, cất bước, hạ bước tâm không tán loạn, đi đứng ngồi nằm, đến dừng đều giữ oai nghi, làm việc gì đều an trụ chánh niệm.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
chimvacgoidan
12-19-2016, 11:02 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 327
__________________________________________________ ______________________________________
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì vì muốn làm lợi ích các hữu tình mà phương tiện thiện xảo hiện ở tại gia; tuy hiện hưởng thụ năm dục, nhạc cụ, mà đối với chúng, chẳng sanh nhiễm trước, đều vì cứu giúp các loài hữu tình, các hữu tình cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, cần áo cho áo, cần đồ nằm cho đồ nằm, cần thuốc men cho thuốc men, cần nhà cửa cho nhà cửa, cần của cải cho của cải, tùy theo nhu cầu của hữu tình mà cho, làm cho ý nguyện của họ đều thỏa mãn.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy tự hành bố thí Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác hành bố thí Ba-la-mật-đa, luôn luôn ưa thích tuyên dương pháp hành bố thí Ba-la-mật-đa, hoan hỷ khen ngợi người hành bố thí Ba-la-mật-đa; tự hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, luôn luôn ưa thích tuyên dương pháp hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, hoan hỷ khen ngợi người hành tịnh giới Ba-la-mật-đa; tự hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, luôn luôn ưa thích tuyên dương pháp hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, hoan hỷ khen ngợi người hành an nhẫn Ba-la-mật-đa; tự hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, luôn luôn ưa thích tuyên dương pháp hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, hoan hỷ khen ngợi người hành tinh tấn Ba-la-mật-đa; tự hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, luôn luôn ưa thích tuyên dương pháp hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, hoan hỷ khen ngợi người hành tịnh lự Ba-la-mật-đa; tự hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, luôn luôn ưa thích tuyên dương pháp hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hoan hỷ khen ngợi người hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy hiện ở tại gia, dùng sức thần thông, hoặc sức đại nguyện thâu nạp của báu cả châu Thiệm bộ, đem cúng dường ngôi báu Phật, Pháp, Tăng và bố thí các loài hữu tình nghèo thiếu; dùng sức thần thông hoặc sức đại nguyện thâu nạp của báu cả bốn đại châu, đem cúng dường ngôi báu Phật, Pháp, Tăng và bố thí cho các loài hữu tình nghèo thiếu; dùng sức thần thông hoặc sức đại nguyện thâu nạp của báu cả thế giới Tiểu thiên, đem cúng dường ngôi báu Phật, Pháp, Tăng và bố thí cho các loài hữu tình nghèo thiếu; dùng sức thần thông hoặc sức đại nguyện thâu nạp của báu cả thế giới Trung thiên, đem cúng dường ngôi báu Phật, Pháp, Tăng và bố thí cho các loài hữu tình nghèo thiếu; dùng sức thần thông hoặc sức đại nguyện thâu nạp của báu cả thế giới Tam thiên đại thiên, đem cúng dường ngôi báu Phật, Pháp, Tăng và bố thí cho các loài hữu tình nghèo thiếu.
chimvacgoidan
12-19-2016, 11:03 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 327
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy tuy hiện ở tại gia mà thường tu phạm hạnh, chẳng bao giờ thọ dụng các cảnh diệu dục; tuy hiện thâu nạp các loại của báu mà đối với chúng, chẳng khởi tham đắm, và khi thâu nạp dụng cụ dục lạc và của báu, chẳng bao giờ bức bách các loài hữu tình, làm cho họ sanh buồn khổ.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì có thần chủ Dược-xoa cầm chày kim cương thường theo hai bên ngầm bảo vệ, thường nghĩ thế này: Đại Bồ-tát này, chẳng bao lâu sẽ chứng quả vị giác ngộ cao tột. Ta nguyện luôn luôn đi theo ngầm bảo vệ cho đến khi vị ấy đắc quả vị giác ngộ cao tột. Năm chúng thần chấp Kim cang, Dược-xoa cũng theo bảo vệ, không khi nào tạm rời, làm cho nhơn phi nhơn v.v… đều chẳng thể làm tổn hại được. Các thiên, ma, phạm và các thế lực khác của thế gian cũng không có khả năng dùng pháp để phá hoại tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột đã phát. Do nhân duyên này, đại Bồ-tát ấy, cho đến khi đạt quả vị giác ngộ cao tột, thân ý thái nhiên, thường không bị nhiễu loạn.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì năm căn thế gian thường không khiếm khuyết, đó là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, năm căn xuất thế gian cũng không khiếm khuyết, đó là tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy toàn thân viên mãn, tướng hảo trang nghiêm, các công đức của tâm, niệm niệm tăng trưởng cho đến khi đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì luôn luôn làm người hướng thượng mà không làm kẻ hướng hạ.
chimvacgoidan
12-19-2016, 11:04 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 327
__________________________________________________ ______________________________________
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao nói đại Bồ-tát này luôn luôn làm người hướng thượng mà chẳng bao làm kẻ hướng hạ?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy, tất cả phiền não, chẳng hiện khởi lại nữa, công đức tăng trưởng từng sát na, cho đến khi đắc quả vị giác ngộ cao tột, trong tất cả thời, tâm không tán loạn, cho nên ta nói đại Bồ-tát này luôn luôn làm người hướng thượng mà chẳng làm kẻ hướng hạ.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì thành tựu tác ý Bồ-đề Vô thượng, thường chẳng xa lìa tâm đại Bồ-đề; vì sinh sống thanh tịnh nên chẳng hành các việc tà mạng như chú thuật, thuốc thang, bói toán; chẳng vì danh lợi chú nguyện các quỷ thần khiến nhập vào nam nữ để hỏi việc kiết hung, cũng chẳng chú nguyện ngăn cản các loài quỉ, bàng sanh lớn nhỏ, đực cái, biểu hiện việc hy hữu; cũng chẳng xem tướng để biết tuổi thọ dài ngắn, của cải, địa vị, các việc lành dữ của nam nữ; cũng chẳng đoán trước việc lạnh nóng, được mùa, mất mùa, lành dữ, tốt xấu làm mê loạn hữu tình; cũng chẳng dùng chú thuật để pha chế thuốc thang trị bệnh theo tà đạo, giao du với người quyền quý, ngắm nhìn nam nữ vui cười trò chuyện còn chẳng nhiễm tâm, huống là các việc khác. Vì sao?
Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy biết tự tướng của tất cả pháp đều là không, vì trong cái tự tướng không chẳng thấy có tướng, chẳng thấy tướng; xa lìa tất cả các loại tà mạng như chú thuật, thuốc thang, xem tướng, chỉ cầu quả vị giác ngộ cao tột, rốt ráo lợi lạc cho các loại hữu tình.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì đối với văn chương, kỹ nghệ thế gian, tuy được thiện xảo nhưng chẳng mê đắm. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy đạt tất cả pháp đều rốt ráo không; trong cái rốt ráo không, văn chương, kỹ nghệ của thế gian đều chẳng thể nắm bắt được. Lại các thứ văn chương, kỹ nghệ thế gian đều là ngôn ngữ hỗn tạp thuộc về tà mạng, vì vậy Bồ-tát biết mà chẳng làm.
chimvacgoidan
12-19-2016, 11:05 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 327
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy đối với các sách vở luận thuyết của ngoại đạo thế tục, tuy biết rành nhưng chẳng ưa sáng tác. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy hiểu rõ tánh tướng của tất cả pháp đều không; ở trong cái không này, tất cả sách vở luận thuyết đều chẳng thể nắm bắt được. Lại các lý sự đã nói trong sách vở luận thuyết của ngoại đạo thế tục, phần nhiều có sự thêm bớt, đối với đạo Bồ-tát chẳng phải là loại nên theo, chúng đều là hý luận, thuộc về loại ngôn ngữ hỗn tạp, vì vậy cho nên Bồ-tát biết mà chẳng ưa thích.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển lại có các hành, trạng, tướng khác. Ta sẽ vì ngươi mà giải thuyết phân biệt. Ngươi nên lắng nghe, phải tư duy kỹ lưỡng.
Thiện Hiện bạch: Dạ! Xin Thế Tôn chỉ dạy! Chúng con sẽ lắng lòng nghe.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu là đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì thông đạt các pháp đều không sở hữu, thường chẳng xa lìa tâm đại Bồ-đề, chẳng ưa quán sát bàn luận sắc uẩn, chẳng ưa quán sát bàn luận thọ, tưởng, hành, thức uẩn; chẳng ưa quán sát bàn luận nhãn xứ, chẳng ưa quán sát bàn luận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng ưa quán sát bàn luận sắc xứ, chẳng ưa quán sát bàn luận thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng ưa quán sát bàn luận nhãn giới, chẳng ưa quán sát bàn luận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng ưa quán sát bàn luận sắc giới, chẳng ưa quán sát bàn luận thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng ưa quán sát bàn luận nhãn thức giới, chẳng ưa quán sát bàn luận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng ưa quán sát bàn luận nhãn xúc, chẳng ưa quán sát bàn luận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng ưa quán sát bàn luận các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng ưa quán sát bàn luận các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng ưa quán sát bàn luận địa giới, chẳng ưa quán sát bàn luận thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng ưa quán sát bàn luận vô minh, chẳng ưa quán sát bàn luận hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão, tử. Vì sao?
Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy đối với lý rốt ráo không của uẩn, xứ, giới, duyên tánh, duyên khởi, đã khéo tư duy, khéo thông đạt.
chimvacgoidan
12-19-2016, 11:05 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 327
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận việc vua. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy khéo an trụ pháp không, chẳng thấy một pháp nhỏ nào có tướng hơn, kém, sang, hèn.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận việc giặc cướp. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy an trụ tự tướng không, chẳng thấy một pháp nhỏ nào có tướng được, mất, cho, đoạt.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận việc quân. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy an trụ bản tánh không, chẳng thấy có tướng nhiều, ít, tụ tán của các pháp.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận việc tranh cãi. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy khéo an trụ chơn như, chẳng thấy một pháp nhỏ nào có tướng cương, nhu, thương, giận.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận nam nữ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy an trụ trong cái không của các pháp, chẳng thấy một pháp nhỏ nào có tướng tốt, xấu, thương, ghét.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận xóm làng. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy an trụ thật tánh của pháp, chẳng thấy một pháp nhỏ nào có tướng tăng, giảm, tụ, tán.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận thành ấp. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy an trụ cảnh giới hư không, chẳng thấy các pháp có tướng hơn, thua, tốt, xấu.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận đất nước. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy an trụ thật tế, chẳng thấy các pháp có tướng thuộc hay chẳng thuộc nơi này, nơi kia.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận các tướng. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy an trụ vô tướng, chẳng thấy các pháp có tướng tăng, giảm, sai biệt.
chimvacgoidan
12-19-2016, 11:10 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 327
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận ngã, hữu tình, dòng sanh mạng, khả năng sanh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sanh, nho đồng, khả năng làm việc, khả năng thọ quả báo, cái biết, cái thấy. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy an trụ pháp rốt ráo không, hoàn toàn chẳng thấy ngã cho đến cái thấy có tướng có, không, sai biệt.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng ưa quán sát bàn luận các việc thế gian như thế, chỉ ưa quán sát bàn luận Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, xa lìa các tướng, có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường chẳng xa lìa tác ý tương ưng với trí nhất thiết trí, tu hành bố thí Ba-la-mật-đa lìa việc xan tham; tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa lìa việc phá giới; tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa lìa việc tức giận tranh cải; tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa lìa việc giải đãi; tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa lìa việc tán loạn; tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa lìa việc ngu si.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy tuy an trụ pháp không của tất cả pháp, nhưng ưa thích chánh pháp, chẳng ưa phi pháp; tuy an trụ pháp không chẳng thể nắm bắt được, nhưng thường khen ngợi pháp tánh bất hoại làm lợi ích hữu tình; tuy an trụ chơn như, pháp giới nhưng ưa thích thiện hữu, chẳng ưa ác hữu. Thiện hữu ở đây là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các chúng đại Bồ-tát, hoặc các thừa Thanh-văn, Độc-giác v.v.. có khả năng giáo hóa, an lập hữu tình, khiến hướng đến quả vị giác ngộ cao tột, cũng gọi là thiện hữu.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì muốn nghe pháp nên thường ưa gặp Phật. Nếu nghe Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở thế giới khác đang thuyết chánh pháp, thì liền dùng nguyện lực sanh về cõi ấy, cung kính, cúng dường, nghe thọ chánh pháp.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy hoặc ngày, hoặc đêm, thường chẳng xa lìa tác ý niệm Phật, thường chẳng xa lìa tác ý nghe pháp. Do nhân duyên này, tùy theo các quốc độ có chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đang thuyết chánh pháp, liền nương nguyện lực đến đó thọ sanh, hoặc nương thần thông mà đến nghe pháp. Do nhân duyên ấy, các Bồ-tát này thọ sanh các cõi thường được gặp Phật, luôn luôn nghe chánh pháp không hề gián đoạn.
chimvacgoidan
12-19-2016, 11:11 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 327
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường vì lợi lạc các hữu tình, nên tuy thường hiện khởi các định sâu sắc của thiền vô sắc, nhưng dùng phương tiện thiện xảo khởi tâm Dục giới, dạy cho các hữu tình mười thiện nghiệp đạo; cũng theo nguyện lực hiện sanh Dục giới có Phật.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu là đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì thường tu bố thí Ba-la-mật-đa, thường tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường an trụ pháp không nội, thường an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường an trụ chơn như, thường an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường tu bốn niệm trụ, thường tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường an trụ Thánh đế khổ, thường an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường tu bốn tịnh lự, thường tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
chimvacgoidan
12-19-2016, 11:12 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 327
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường tu tám giải thoát, thường tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường tu pháp môn giải thoát không, thường tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường tu năm loại mắt, thường tu sáu phép thần thông.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường tu pháp môn Tam-ma-địa, thường tu pháp môn Đà-la-ni.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường tu mười lực Phật, thường tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường tu trí nhất thiết, thường tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thường đối với địa vị của mình chẳng khởi nghi hoặc, chẳng nghĩ thế này: Ta là Bất thối chuyển, ta chẳng phải là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy có pháp nhỏ nào có thể đối với quả vị giác ngộ cao tột nói có thối chuyển, cũng chẳng thấy có pháp nhỏ nào có thể đối với quả vị giác ngộ cao tột nói không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy đối với pháp ở địa vị mình không nghi, không hoặc. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy đối với pháp ở địa vị mình đã khéo hiểu rõ, đã khéo thông đạt.
Này Thiện Hiện! Như Dự-lưu thì an trụ quả Dự-lưu; đối với pháp quả của mình không nghi, không hoặc; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác đều an an trụ quả chứng của mình, đối với pháp quả chứng của mình cũng không nghi, không hoặc. Đại Bồ-tát ấy cũng giống như thế, đối với địa vị Bất thối chuyển mà mình an trụ và các pháp đã thâu nhiếp hiện biết, hiện thấy, không nghi, không hoặc.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển ấy, an trụ trong địa vị này, nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình, tu các công đức, nếu có ma sự khởi thì biết ngay, không bị chuyển theo thế lực của ma sự, có khả năng khéo dẹp trừ các loại ma sự, khiến cho công đức tu hành không bị chướng ngại.
chimvacgoidan
12-19-2016, 11:13 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 327
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Thí như người tạo tác nghiệp vô gián, tâm vô gián kia luôn luôn đeo đuổi, cho đến lúc mạng chung cũng không thể bỏ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì kẻ ấy có thể cùng khởi sự trói buộc của nghiệp vô gián, thế lực càng tăng trưởng, luôn luôn chuyển theo, cho đến lúc mạng chung cũng chẳng có thể chế phục, dù có tâm khác cũng chẳng có thể ngăn cản được.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển ấy cũng giống như thế, an trụ ở địa vị của mình, tâm vị ấy không động, không có sự phân biệt. Thiên, nhơn, A-tố-lạc ở thế gian đều chẳng có thể lay chuyển được. Vì sao? Vì tâm đại Bồ-tát ấy kiên cố vượt qua các thiên, nhơn, ma, phạm, A-tố-lạc v.v… trong thế gian, đã nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, an trụ địa vị Bất thối chuyển, đã đắc thần thông của Bồ-tát Văn Thù, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn, lắng nghe chánh pháp, ở chỗ các đức Phật trồng các căn lành, thỉnh vấn pháp nghĩa đã học của Bồ-tát.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy an trụ ở địa vị của mình, nếu có ma sự khởi có thể biết ngay, chẳng bao giờ bị chuyển theo ma sự, dùng sức thiện xảo dồn các ma sự lại đặt ở trong thật tế, phương tiện diệt trừ, đối với pháp ở địa vị mình không nghi, không hoặc. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy biết tất cả pháp đều nhập thật tế, thông đạt thật tế, chẳng phải một, chẳng phải nhiều; ở trong thật tế không có sự phân biệt, vì đối với thật tế không nghi, không hoặc, nên đối với pháp ở địa vị mình cũng không có do dự.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy dù có chuyển thọ sanh, đối với thật tế cũng không thối chuyển, hướng về địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác. Vì sao? Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy biết tự tướng của tất cả pháp đều không, ở trong pháp không này chẳng thấy có pháp hoặc sanh, hoặc diệt, hoặc nhiễm, hoặc tịnh.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy cho đến lúc chuyển thân cũng chẳng nghi là ta sẽ chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột hay là sẽ không đắc. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy thông đạt các pháp, tự tướng đều là không, tức là quả vị giác ngộ cao tột.
chimvacgoidan
12-19-2016, 11:14 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 327
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy an trụ ở địa vị của mình không theo duyên khác, đối với pháp địa vị của mình không ai có thể phá hoại được. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy đã thành tựu trí không động, không thối chuyển, tất cả ác duyên chẳng thể khuynh đảo.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu là đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, thì giả sử có ác ma giả làm hình Phật, đến chỗ vị ấy nói thế này: Nay ngươi nên cầu quả A-la-hán, hết hẳn các lậu, chứng Bát-niết-bàn. Ngươi chưa thể kham nhận thọ ký đại Bồ-đề, cũng chưa chứng đắc Vô sanh pháp nhẫn. Nay ngươi chưa có các hành, trạng, tướng của địa vị Bất thối chuyển, Như Lai chẳng nên thọ ký cho ngươi quả vị giác ngộ cao tột. Ngươi cần có đầy đủ các hành, trạng, tướng của địa vị Bất thối chuyển, đại Bồ-tát ấy mới có thể mong Phật thọ ký quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Bất thối chuyển ấy nghe lời ấy rồi, tâm không biến đổi, chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng thối, chẳng chìm.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy tự chứng biết ta ở chỗ chư Như Lai trong quá khứ quyết đã được thọ ký đại Bồ-đề. Vì sao? Vì đại Bồ-tát thành tựu thắng pháp như thế, nhất định được chư Phật thọ ký Bồ-đề; ta đã thành tựu thắng pháp như thế, tại sao chư Phật không thọ ký cho ta được! Cho nên ta ở chỗ chư Phật quá khứ chắc chắn đã được thọ ký đại Bồ-đề.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, dù có ác ma, hoặc sứ giả của ác ma giả làm hình Phật đi đến thọ ký địa vị Thanh-văn cho Bồ-tát, hoặc thọ ký địa vị Độc-giác cho Bồ-tát, nói: Này nam tử! Cần gì quả vị giác ngộ cao tột? Từ lâu đã chịu đại khổ sanh tử luân hồi, nên mau tự chứng Vô-dư Niết-bàn, vĩnh viễn xa lìa sanh tử, rốt ráo an lạc, thì này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy nghe lời ấy rồi, nghĩ như thế này: Đây nhất định là ác ma hoặc sứ giả của ác ma giả hiện làm Phật nhiễu loạn tâm ta, thọ ký địa vị Thanh-văn, Độc-giác cho ta, khiến cho ta thối thất quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì nhất định không có chư Phật dạy chư Bồ-tát hướng đến địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mà xả bỏ quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, dù có ác ma hoặc sứ giả của ác ma giả hiện làm hình Phật, nói với các Bồ-tát: Kinh điển Đại-thừa mà ngươi đã thọ trì chẳng phải do Phật nói, cũng chẳng phải đệ tử của Như Lai nói, đó là các ác ma hoặc các ngoại đạo vì dối gạt mê hoặc ngươi nên nói như thế. Nay ngươi chẳng nên thọ trì, đọc tụng, thì này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy nghe lời ấy rồi, liền nghĩ thế này: Đây nhất định là ác ma hoặc quyến thuộc của ma, làm cho ta nhàm chán xả bỏ quả vị giác ngộ cao tột, cho nên nói kinh điển sâu xa của Đại-thừa chẳng phải Phật nói, cũng chẳng phải đệ tử Như Lai nói. Vì sao? Vì rời kinh điển này mà có thể chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, là việc nhất định không có.
chimvacgoidan
12-19-2016, 11:15 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 327
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, nên biết đã an trụ địa vị Bất thối chuyển. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở quá khứ, từ lâu đã thọ ký cho đại Bồ-tát ấy. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy thành tựu đầy đủ các hành, trạng, tướng của địa vị Bất thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đã được thọ ký đại giác ngộ, nhất định đã an trụ địa vị Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu là đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển khi tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì hộ trì chánh pháp chẳng tiếc thân mạng, thường nghĩ thế này: Ta thà xả bỏ của báu, thân thuộc và thân mạng mình nhưng chẳng bao giờ xả bỏ chánh pháp của chư Phật. Vì sao? Vì của báu, thân thuộc và thân mạng mình đời đời thường có, rất là dễ được, nhưng Chánh pháp của chư Phật thì trăm ngàn ức triệu kiếp mới gặp được một lần, đạt được lợi lạc to lớn lâu dài.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi hộ trì chánh pháp, nghĩ thế này: Ta chẳng vì hộ trì chánh pháp của một đức Phật, hai đức Phật cho đến trăm ngàn chư Phật, mà hộ trì chánh pháp chư Phật trong mười phương, ba đời, khiến chẳng khuyết tổn.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Những gì gọi là chánh pháp của chư Phật? Đại Bồ-tát ấy hộ trì chẳng tiếc thân mạng như thế nào?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vì các Bồ-tát đã nói pháp không, đó gọi là chánh pháp của chư Phật. Có hạng ngu si phỉ báng, chê bai: Đây chẳng phải là phải, chẳng phải là Tỳ-nại-da, chẳng phải là Thánh giáo của đấng Thiên Nhơn Sư đã nói, tu hành pháp này chẳng đắc Bồ-đề, chẳng chứng Niết-bàn, tịch tịnh an lạc.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy hộ trì chánh pháp chẳng tiếc thân mạng, thường nghĩ thế này: Tất cả pháp không mà Như Lai đã nói là nơi quay về nương tựa của các hữu tình. Bồ-tát tu học pháp ấy mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, cứu vớt nỗi khổ não lo buồn sanh, lão, bệnh, tử của các hữu tình, làm cho đắc Niết-bàn rốt ráo an lạc, cho nên phải hộ trì chẳng tiếc thân mạng.
Lại nghĩ thế này: Ta cũng sẽ có mặt trong số Phật vị lai, vì Phật đã thọ ký đại Bồ-đề cho ta. Do nhân duyên này, chánh pháp của chư Phật tức là pháp của ta, ta phải hộ trì, chẳng tiếc thân mạng. Vào đời vị lai, khi ta thành Phật, cũng sẽ thuyết các pháp không này.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thấy nghĩa lợi này, nên hộ trì chánh pháp Như Lai đã thuyết chẳng tiếc thân mạng.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
chimvacgoidan
12-19-2016, 11:16 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 327
__________________________________________________ ______________________________________
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu là đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển nghe chánh pháp mà chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã thuyết, không nghi, không hoặc, nghe rồi thọ trì, không bao giờ quên cho đến khi đạt quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì Bồ-tát ấy đã khéo chứng đắc Đà-la-ni.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy đã đắc Đà-la-ni nào, mà nghe khế kinh của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã thuyết đều chẳng quên mất, không nghi, không hoặc?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy đã đắc Đà-la-ni tự tạng, Đà-la-ni hải ấn, Đà-la-ni liên hoa chúng tạng v.v… nên khi nghe khế kinh mà chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã thuyết đều chẳng quên mất, không nghi, không hoặc.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy chỉ nghe chánh pháp mà chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã thuyết, không nghi, không hoặc, nghe rồi thọ trì chẳng thể quên mất, cho đến khi đạt quả vị giác ngộ cao tột, hay còn vì nghe chánh pháp mà Thanh-văn, Độc-giác, Bồ-tát, thiên, long, Dược-xoa, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, nhơn phi nhơn v.v… đã nói, cũng có thể đối với pháp ấy chẳng nghi, chẳng hoặc, nghe rồi thọ trì không bao giờ quên mất cho đến khi chứng đắc quả vị đại giác ngộ chăng?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy nghe hết nghĩa lý văn tự, âm thanh của tất cả các loài hữu tình đều có thể hiểu rõ, không nghi, không hoặc, cho đến cùng tận đời vị lai không có quên mất. Vì sao? Vì đã đắc Đà-la-ni tự tạng v.v.. ghi giữ lời nói, khiến chẳng quên mất.
Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
chimvacgoidan
12-20-2016, 03:35 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
Quyển 328
XXXXX. PHẨM PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO 01
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển ấy thành tựu nhóm công đức to lớn thù thắng.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển ấy thành tựu nhóm công đức vô lượng thù thắng.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển ấy thành tựu nhóm công đức vô biên thù thắng.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển ấy thành tựu nhóm công đức vô số chẳng thể nghĩ bàn?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển ấy nhóm công đức thù thắng rộng lớn vô lượng, vô biên, chẳng thể tính đếm, khó nghĩ bàn. Vì sao?
Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy đã chứng đắc trí rộng lớn vô lượng, vô biên, chẳng thể tính đếm, khó nghĩ bàn, khác với trí Thanh-văn và Độc-giác. Đại Bồ-tát ấy an trụ trong trí này, biểu hiện bốn sự hiểu biết thông suốt thù thắng. Do bốn sự hiểu biết thông suốt thù thắng này, mà trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian không có thể vấn nạn, làm cho trí tuệ biện tài của Bồ-tát này đạt đến chỗ cùng tận.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Có thể nói các hành, trạng, tướng của đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển cả Hằng hà sa kiếp. Do sự trình bày các hành, trạng, tướng này, mà làm rõ sự thành tựu các loại công đức thù thắng của đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển. Cuối xin Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vì Bồ-tát mà nói chỗ sâu xa, khiến các Bồ-tát an trụ trong đó, để có thể tu bố thí Ba-la-mật-đa mau được viên mãn, có thể tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa để mau được viên mãn; có thể an trụ pháp không nội để mau được viên mãn, có thể an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh để mau được viên mãn;......
chimvacgoidan
12-20-2016, 03:37 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
......; có thể an trụ chơn như để mau được viên mãn, có thể an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì để mau được viên mãn; có thể tu bốn niệm trụ để mau được viên mãn, có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo để mau được viên mãn; có thể an trụ Thánh đế khổ để mau được viên mãn, có thể an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo để mau được viên mãn; có thể tu bốn tịnh lự để mau được viên mãn, có thể bốn vô lượng, bốn định vô sắc để mau được viên mãn; có thể tu tám giải thoát để mau được viên mãn, có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ để mau được viên mãn; có thể tu pháp môn giải thoát không để mau được viên mãn, có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện để mau được viên mãn; có khả năng tu bậc Cực hỷ để mau được viên mãn, có thể tu bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân để mau được viên mãn; có thể tu năm loại mắt để mau được viên mãn, có thể tu sáu phép thần thông để mau được viên mãn; có thể tu pháp môn Tam-ma-địa để mau được viên mãn, có thể tu pháp môn Đà-la-ni để mau được viên mãn; có thể tu mười lực Phật để mau được viên mãn, có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng để mau được viên mãn; có thể tu pháp không quên mất để mau được viên mãn, có thể tu tánh luôn luôn xả để mau được viên mãn; có thể tu trí nhất thiết để mau được viên mãn, có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để mau được viên mãn.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Hay thay! Hay thay! Nay ông mới có thể vì các Bồ-tát mà hỏi chỗ sâu xa, khiến các Bồ-tát an trụ trong đó, tu hành công đức mau được viên mãn.
Này Thiện Hiện! Chỗ sâu xa đó là không, vô tướng, vô nguyện, vô tác, vô sanh, vô diệt, tịch tịnh, Niết-bàn, chơn như, pháp giới, pháp tánh, thật tế, các pháp như thế là chỗ sâu xa.
Này Thiện Hiện! Tên của chỗ sâu xa đã nói như vậy đều chỉ rõ Niết-bàn là chỗ sâu xa.
chimvacgoidan
12-20-2016, 04:25 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Có phải chỉ có Niết-bàn mới gọi là sâu xa, hay còn các pháp khác cũng gọi là sâu xa?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Tất cả các pháp khác cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Sắc cũng gọi là sâu xa, thọ, tưởng, hành, thức cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Nhãn xứ cũng gọi là sâu xa, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Sắc xứ cũng gọi là sâu xa, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Nhãn giới cũng gọi là sâu xa, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Sắc giới cũng gọi là sâu xa, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Nhãn thức giới cũng gọi là sâu xa, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Nhãn xúc cũng gọi là sâu xa, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng gọi là sâu xa, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng gọi là sâu xa.
Thiện Hiện! Địa giới cũng gọi là sâu xa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vô minh cũng gọi là sâu xa, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa cũng gọi là sâu xa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Pháp không nội cũng gọi là sâu xa, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng gọi là sâu xa.
chimvacgoidan
12-20-2016, 04:26 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Chơn như cũng gọi là sâu xa, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Bốn niệm trụ cũng gọi là sâu xa, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Thánh đế khổ cũng gọi là sâu xa, Thánh đế tập, diệt, đạo cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Bốn tịnh lự cũng gọi là sâu xa, bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Tám giải thoát cũng gọi là sâu xa, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không cũng gọi là sâu xa, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Bậc Cực hỷ cũng gọi là sâu xa, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nam thắng, bậc Hiền tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Năm loại mắt cũng gọi là sâu xa, sáu phép thần thông cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Pháp môn Tam-ma-địa cũng gọi là sâu xa, pháp môn Đà-la-ni cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Mười lực Phật cũng gọi là sâu xa, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Pháp không quên mất cũng gọi là sâu xa, tánh luôn luôn xả cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Quả Dự-lưu cũng gọi là sâu xa, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Quả vị Độc-giác cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết cũng gọi là sâu xa, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Tất cả hạnh đại Bồ-tát cũng gọi là sâu xa.
Này Thiện Hiện! Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật cũng gọi là sâu xa.
chimvacgoidan
12-20-2016, 04:27 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao sắc cũng gọi là sâu xa? Vì sao thọ, tưởng, hành, thức cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao nhãn xứ cũng gọi là sâu xa? Vì sao nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao sắc xứ cũng gọi là sâu xa? Vì sao thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao nhãn giới cũng gọi là sâu xa? Vì sao nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao sắc giới cũng gọi là sâu xa? Vì sao thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao nhãn thức giới cũng gọi là sâu xa? Vì sao nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao nhãn xúc cũng gọi là sâu xa? Vì sao nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng gọi là sâu xa? Vì sao các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao địa giới cũng gọi là sâu xa? Vì sao thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao vô minh cũng gọi là sâu xa? Vì sao hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao bố thí Ba-la-mật-đa cũng gọi là sâu xa? Vì sao tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao pháp không nội cũng gọi là sâu xa? Vì sao pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng gọi là sâu xa?
chimvacgoidan
12-20-2016, 04:32 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như cũng gọi là sâu xa? Vì sao pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao bốn niệm trụ cũng gọi là sâu xa? Vì sao bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao Thánh đế khổ cũng gọi là sâu xa? Vì sao Thánh đế tập, diệt, đạo cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao bốn tịnh lự cũng gọi là sâu xa? Vì sao bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao tám giải thoát cũng gọi là sâu xa? Vì sao tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao pháp môn giải thoát không cũng gọi là sâu xa? Vì sao pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao bậc Cực hỷ cũng gọi là sâu xa? Vì sao bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao năm loại mắt cũng gọi là sâu xa? Vì sao sáu phép thần thông cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao pháp môn Tam-ma-địa cũng gọi là sâu xa? Vì sao pháp môn Đà-la-ni cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao mười lực Phật cũng gọi là sâu xa? Vì sao bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao pháp không quên mất cũng gọi là sâu xa? Vì sao tám luôn luôn xả cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao quả Dự-lưu cũng gọi là sâu xa? Vì sao quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng gọi là sâu xa?
chimvacgoidan
12-20-2016, 04:34 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Vì sao quả vị Độc-giác cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao trí nhất thiết cũng gọi là sâu xa? Vì sao trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao tất cả hạnh đại Bồ-tát cũng gọi là sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật cũng gọi là sâu xa?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Vì chơn như của sắc sâu xa nên sắc cũng sâu xa; vì chơn như của thọ, tưởng, hành, thức sâu xa nên thọ, tưởng, hành, thức cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của nhãn xứ sâu xa nên nhãn xứ cũng sâu xa; vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ sâu xa nên nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của sắc xứ sâu xa nên sắc xứ cũng sâu xa; vì chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ sâu xa nên thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của nhãn giới sâu xa nên nhãn giới cũng sâu xa; vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới sâu xa nên nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của sắc giới sâu xa nên sắc giới cũng sâu xa; vì chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới sâu xa nên thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của nhãn thức giới sâu xa nên nhãn thức giới cũng sâu xa; vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới sâu xa nên nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của nhãn xúc sâu xa nên nhãn xúc cũng sâu xa; vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc sâu xa nên nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra sâu xa nên các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng sâu xa; vì chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra sâu xa nên các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng sâu xa.
chimvacgoidan
12-20-2016, 04:35 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của địa giới sâu xa nên địa giới cũng sâu xa; vì chơn như của thủy hoả phong không thức giới sâu xa nên thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của vô minh sâu xa nên vô minh cũng sâu xa; vì chơn như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não sâu xa nên hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa sâu xa nên bố thí Ba-la-mật-đa cũng sâu xa; vì chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa nên tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của pháp không nội sâu xa nên pháp không nội cũng sâu xa; vì chơn như của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh sâu xa nên pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của chơn như sâu xa nên chơn như cũng sâu xa; vì chơn như của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì sâu xa nên pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của bốn niệm trụ sâu xa nên bốn niệm trụ cũng sâu xa; vì chơn như của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo sâu xa nên bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của Thánh đế khổ sâu xa nên Thánh đế khổ cũng sâu xa; vì chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo sâu xa nên Thánh đế tập, diệt, đạo cũng sâu xa.
chimvacgoidan
12-20-2016, 04:36 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của bốn tịnh lự sâu xa nên bốn tịnh lự cũng sâu xa; vì chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc sâu xa nên bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của tám giải thoát sâu xa nên tám giải thoát cũng sâu xa; vì chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ sâu xa nên tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của pháp môn giải thoát không sâu xa nên pháp môn giải thoát không cũng sâu xa; vì chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện sâu xa nên vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của bậc Cực hỷ sâu xa nên bậc Cực hỷ cũng sâu xa; vì chơn như của bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân sâu xa nên bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của năm loại mắt sâu xa nên năm loại mắt cũng sâu xa; vì chơn như của sáu phép thần thông sâu xa nên sáu phép thần thông cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của pháp môn Tam-ma-địa sâu xa nên pháp môn Tam-ma-địa cũng sâu xa; vì chơn như của pháp môn Đà-la-ni sâu xa nên pháp môn Đà-la-ni cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của mười lực Phật sâu xa nên mười lực Phật cũng sâu xa; vì chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi,đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng sâu xa nên bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của pháp không quên mất sâu xa nên pháp không quên mất cũng sâu xa; vì chơn như của tánh luôn luôn xả sâu xa nên tánh luôn luôn xả cũng sâu xa.
chimvacgoidan
12-20-2016, 04:36 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của quả Dự-lưu sâu xa nên quả Dự-lưu cũng sâu xa; vì chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán sâu xa nên quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của quả vị Độc-giác sâu xa nên quả vị Độc-giác cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của trí nhất thiết sâu xa nên trí nhất thiết cũng sâu xa; vì chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng sâu xa nên trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của tất cả hạnh đại Bồ-tát sâu xa nên tất cả hạnh đại Bồ-tát cũng sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật sâu xa nên quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật cũng sâu xa.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của sắc sâu xa? Vì sao chơn như của thọ, tưởng, hành, thức sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của nhãn xứ sâu xa? Vì sao chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của sắc xứ sâu xa? Vì sao chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của nhãn giới sâu xa? Vì sao chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của sắc giới sâu xa? Vì sao chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của nhãn thức giới sâu xa? Vì sao chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới sâu xa?
chimvacgoidan
12-20-2016, 04:37 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của nhãn xúc sâu xa? Vì sao chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra sâu xa? Vì sao chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của địa giới sâu xa? Vì sao chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của vô minh sâu xa? Vì sao chơn như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa sâu xa? Vì sao chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của pháp không nội sâu xa? Vì sao chơn như của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của chơn như sâu xa? Vì sao chơn như của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của bốn niệm trụ sâu xa? Vì sao chơn như của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của Thánh đế khổ sâu xa? Vì sao chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo sâu xa?
chimvacgoidan
12-20-2016, 04:38 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của bốn tịnh lự sâu xa? Vì sao chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của tám giải thoát sâu xa? Vì sao chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của pháp môn giải thoát không sâu xa? Vì sao chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của năm loại mắt sâu xa? Vì sao chơn như của sáu phép thần thông sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của pháp môn Tam-ma-địa sâu xa? Vì sao chơn như của pháp môn Đà-la-ni sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của mười lực Phật sâu xa? Vì sao chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của pháp không quên mất sâu xa? Vì sao chơn như của tánh luôn luôn xả sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của quả Dự-lưu sâu xa? Vì sao chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của quả vị Độc-giác sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của trí nhất thiết sâu xa? Vì sao chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của tất cả hạnh đại Bồ-tát sâu xa?
Bạch Thế Tôn! Vì sao chơn như của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật sâu xa?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Vì chơn như của sắc chẳng phải là sắc, chẳng phải lìa sắc, cho nên sâu xa; vì chơn như của thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải là thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải lìa thọ, tưởng, hành, thức, cho nên sâu xa.
chimvacgoidan
12-20-2016, 04:38 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của nhãn xứ chẳng phải là nhãn xứ, chẳng xa lìa nhãn xứ, cho nên sâu xa; vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của sắc xứ chẳng phải là sắc xứ, chẳng phải lìa sắc xứ, cho nên sâu xa; vì chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của nhãn giới chẳng phải là nhãn giới, chẳng phải lìa nhãn giới, cho nên sâu xa; vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, chẳng phải lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của sắc giới chẳng phải là sắc giới, chẳng phải lìa sắc giới, cho nên sâu xa; vì chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng phải là thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, chẳng phải lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của nhãn thức giới chẳng phải là nhãn thức giới, chẳng phải lìa nhãn thức giới, cho nên sâu xa; vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, chẳng phải lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của nhãn xúc chẳng phải là nhãn xúc, chẳng phải lìa nhãn xúc, cho nên sâu xa; vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, chẳng phải lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng phải là các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải lìa các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho nên sâu xa; vì chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chẳng phải là các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải lìa các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của địa giới chẳng phải là địa giới, chẳng phải lìa địa giới, cho nên sâu xa; vì chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng phải là thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cho nên sâu xa.
chimvacgoidan
12-20-2016, 04:39 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của vô minh chẳng phải là vô minh, chẳng phải lìa vô minh, cho nên sâu xa; vì chơn như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng phải là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải lìa hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải là bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải lìa bố thí Ba-la-mật-đa, cho nên sâu xa; vì chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng phải là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng phải lìa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của pháp không nội chẳng phải là pháp không nội, chẳng phải lìa pháp không nội, cho nên sâu xa; vì chơn như của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng phải là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh, chẳng phải lìa pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của chơn như chẳng phải là chơn như, chẳng phải lìa chơn như, cho nên sâu xa; vì chơn như của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng phải là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, chẳng phải lìa pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của bốn niệm trụ chẳng phải là bốn niệm trụ, chẳng phải lìa bốn niệm trụ, cho nên sâu xa; vì chơn như của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng phải là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải lìa bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, cho nên sâu xa.
chimvacgoidan
12-20-2016, 04:40 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của Thánh đế khổ chẳng phải là Thánh đế khổ, chẳng phải lìa Thánh đế khổ, cho nên sâu xa; vì chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng phải là Thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải lìa Thánh đế tập, diệt, đạo, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của bốn tịnh lự chẳng phải là bốn tịnh lự, chẳng phải lìa bốn tịnh lự, cho nên sâu xa; vì chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng phải là bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của tám giải thoát chẳng phải là tám giải thoát, chẳng phải lìa tám giải thoát, cho nên sâu xa; vì chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng phải là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chẳng phải lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của pháp môn giải thoát không chẳng phải là pháp môn giải thoát không, chẳng phải lìa pháp môn giải thoát không, cho nên sâu xa; vì chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng phải là vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, chẳng phải lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của bậc Cực hỷ chẳng phải là bậc Cực hỷ, chẳng phải lìa bậc Cực hỷ, cho nên sâu xa; vì chơn như của bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân chẳng phải là bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, chẳng phải lìa bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của năm loại mắt chẳng phải là năm loại mắt, chẳng phải lìa năm loại mắt, cho nên sâu xa; vì chơn như của sáu phép thần thông chẳng phải là sáu phép thần thông, chẳng phải lìa sáu phép thần thông, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của pháp môn Tam-ma-địa chẳng phải là pháp môn Tam-ma-địa, chẳng phải lìa pháp môn Tam-ma-địa, cho nên sâu xa; vì chơn như của pháp môn Đà-la-ni chẳng phải là pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải lìa pháp môn Đà-la-ni, cho nên sâu xa.
chimvacgoidan
12-20-2016, 04:41 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của mười lực Phật chẳng phải là mười lực Phật, chẳng phải lìa mười lực Phật, cho nên sâu xa; vì chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng phải lìa bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của pháp không quên mất chẳng phải là pháp không quên mất, chẳng phải lìa pháp không quên mất, cho nên sâu xa; vì chơn như của tánh luôn luôn xả chẳng phải là tánh luôn luôn xả, chẳng phải lìa tánh luôn luôn xả, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của quả Dự-lưu chẳng phải là quả Dự-lưu, chẳng phải lìa quả Dự-lưu, cho nên sâu xa; vì chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng phải là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, chẳng phải lìa quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của quả vị Độc-giác chẳng phải là quả vị Độc-giác, chẳng phải lìa quả vị Độc-giác, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của trí nhất thiết chẳng phải là trí nhất thiết, chẳng phải lìa trí nhất thiết, cho nên sâu xa; vì chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng phải là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng phải lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng phải là tất cả hạnh đại Bồ-tát, chẳng phải lìa tất cả hạnh đại Bồ-tát, cho nên sâu xa.
Này Thiện Hiện! Vì chơn như của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng phải là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, chẳng phải lìa quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, cho nên sâu xa.
chimvacgoidan
12-20-2016, 04:41 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận các sắc chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận thọ, tưởng, hành, thức chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận nhãn xứ chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận sắc xứ chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận nhãn giới chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận sắc giới chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận nhãn thức giới chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận nhãn xúc chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận địa giới chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận thủy, hỏa, phong, không, thức giới chỉ rõ Niết-bàn.
chimvacgoidan
12-20-2016, 04:42 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận vô minh chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận bố thí Ba-la-mật-đa chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận pháp không nội chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận chơn như chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận bốn niệm trụ chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận Thánh đế khổ chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận Thánh đế tập, diệt, đạo chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận bốn tịnh lự chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận bốn vô lượng, bốn định vô sắc chỉ rõ Niết-bàn.
chimvacgoidan
12-20-2016, 04:43 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận tám giải thoát chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận pháp môn giải thoát không chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận bậc Cực hỷ chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận năm loại mắt chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận sáu phép thần thông chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận pháp môn Tam-ma-địa chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận pháp môn Đà-la-ni chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận mười lực Phật chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận pháp không quên mất chỉ rõ Niết-bàn, ngăn chận tánh luôn luôn xả chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận quả Dự-lưu chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận quả vị Độc-giác chỉ rõ Niết-bàn.
chimvacgoidan
12-20-2016, 04:44 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận trí nhất thiết chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận tất cả hạnh đại Bồ-tát chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chỉ rõ Niết-bàn.
Bạch Thế Tôn! Ngài dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận tất cả pháp hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc cộng, hoặc bất cộng, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận các sắc, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận thọ, tưởng, hành, thức, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận nhãn xứ, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận sắc xứ, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận nhãn giới, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận sắc giới, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận nhãn thức giới, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, chỉ rõ Niết-bàn.
chimvacgoidan
12-20-2016, 04:45 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận nhãn xúc, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận địa giới, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận vô minh, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận bố thí Ba-la-mật-đa, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận pháp không nội, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận chơn như, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận bốn niệm trụ, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận Thánh đế khổ, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận Thánh đế tập, diệt, đạo, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận bốn tịnh lự, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chỉ rõ Niết-bàn.
chimvacgoidan
12-20-2016, 04:45 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 328
__________________________________________________ ______________________________________
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận tám giải thoát, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận pháp môn giải thoát không, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận bậc Cực hỷ, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận năm loại mắt, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận sáu phép thần thông, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận pháp môn Tam-ma-địa, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận pháp môn Đà-la-ni, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận mười lực Phật, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận pháp không quên mất, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận tánh luôn luôn xả, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận quả Dự-lưu, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận quả vị Độc-giác, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận trí nhất thiết, chỉ rõ Niết-bàn; ngăn chận trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận tất cả hạnh đại Bồ-tát, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, chỉ rõ Niết-bàn.
Phật dùng phương tiện rất là vi diệu, vì đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển mà ngăn chận tất cả pháp hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc cộng, hoặc bất cộng, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi, chỉ rõ Niết-bàn.
chimvacgoidan
12-21-2016, 10:06 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 329
__________________________________________________ ______________________________________
Quyển 329
XXXXX. PHẨM PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO 02
Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát đối với các chỗ sâu xa như thế, nên nương vào ý nghĩa tương ưng Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà thẩm xét, tư duy, suy lường quán sát, nên nghĩ thế này: Nay ta nên an trụ như Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa đã nói, nay ta nên học như Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa đã nói.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát đối với các chỗ sâu xa như thế, thường nương vào ý nghĩa tương ưng Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa thẩm xét, tư duy, suy lường quán sát, an trụ như Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa đã nói, học như Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa đã nói thì đại Bồ-tát ấy do thường tinh cần tu học như vậy, nương vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, khởi tâm nhất niệm, còn có khả năng thâu nhiếp vô số, vô lượng, vô biên công đức, vượt vô lượng kiếp sanh tử lưu chuyển, mau chứng quả vị giác ngộ cao tột, huống là thường tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa không gián đoạn, thường an trụ tác ý tương ưng quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Như người mê đắm ái dục cùng với người con gái đẹp, hai bên yêu nhau, cùng nhau hẹn ước. Người con gái kia bị trở ngại, không đến chỗ đúng hẹn được. Người này dục tâm bừng cháy, liên tục lưu chuyển thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Dục niệm của người ấy chuyển về nơi nào?
Bạch Thế Tôn! Dục niệm của người ấy hướng về người nữ, người ấy nghĩ thế này: Khi nào nàng sẽ đến đây để cùng nhau vui chơi.
Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nếu cả ngày đêm thì người ấy có bao nhiêu dục niệm phát sanh?
Bạch Thế Tôn! Kể cả ngày đêm thì người ấy sanh dục niệm rất nhiều!
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, khởi một niệm học như Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa đã dạy thì số kiếp vượt thoát sanh tử lưu chuyển, so với số lượng dục niệm của người đam mê ái dục đã khởi trải qua một ngày một đêm bằng nhau.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy nương theo nghĩa lý mà Bát-nhã-ba-la-mật-đa đã dạy, tư duy, tu học, theo đó có khả năng giải thoát những lầm lỗi chướng ngại cho quả vị giác ngộ cao tột. Vì vậy, đại Bồ-tát ấy nương vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa tinh cần tu học để chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
chimvacgoidan
12-21-2016, 10:10 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 329
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát an trụ như Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa đã dạy, trải qua một ngày một đêm thì công đức đạt được này giả sử hữu tình, thì cả hằng hà sa Tam thiên đại thiên thế giới chư Phật, cũng chẳng thể dung nạp hết. Giả sử các công đức khác đầy cả hằng hà sa Tam thiên đại thiên thế giới của chư Phật, so với công đức này chẳng bằng một phần trăm, chẳng bằng một phần nghìn, chẳng bằng một phần trăm nghìn, chẳng bằng một phần trăm ức, chẳng bằng một phần ngàn ức, chẳng bằng một phần trăm ngàn ức, chẳng bằng một phần trăm triệu, chẳng bằng một phần ngàn triệu, chẳng bằng một phần trăm ngàn triệu, số phần, toán phần, kế phần, dụ phần nói rộng như thế cho đến chẳng bằng một phần của cực số.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp bố thí cúng dường ngôi báu Phật, Pháp, Tăng, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, trải qua một ngày một đêm như lời dạy mà tu học, thì công đức đạt được còn nhiều hơn công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa là cổ xe của các đại Bồ-tát ấy cưỡi lên cổ xe này mau đến quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, cung kính cúng dường Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác, Bồ-tát và chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thện! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, trải qua một ngày một đêm như lời dạy mà tu học, thì công đức đạt được hơn công đức kia rất nhiều. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chư đại Bồ-tát tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vượt qua địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mau nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát. Lại có khả năng tu hành các hạnh Bồ-tát mau chứng quả vị giác ngộ cao tột.
chimvacgoidan
12-21-2016, 10:11 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 329
__________________________________________________ ______________________________________
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp tinh cần tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ấy nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tinh cần tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thì công đức đạt được hơn công đức kia rất nhiều. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa là mẹ các đại Bồ-tát. Vì sao? Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa có khả năng sanh ra chúng đại Bồ-tát. Tất cả chúng đại Bồ-tát nương vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mau chóng viên mãn tất cả Phật pháp.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, dùng pháp bố thí cho tất cả hữu tình, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm, dùng pháp bố thí cho tất cả hữu tình, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa tức là xa lìa trí nhất thiết trí; nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa tức là chẳng xa lìa trí nhất thiết trí. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
chimvacgoidan
12-21-2016, 10:14 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 329
__________________________________________________ ______________________________________
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật mà có sự thối chuyển thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật mà có sự thối chuyển thì việc này có thật. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, an trụ pháp không nội, an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm an trụ pháp không nội, an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật có sự thối chuyển thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật mà có sự thối chuyển thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
chimvacgoidan
12-21-2016, 10:14 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 329
__________________________________________________ ______________________________________
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, an trụ chơn như; an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm an trụ chơn như, an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có thối lui thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối lui thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành bốn niệm trụ, tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu hành bốn niệm trụ, tu hành bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối lui thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột có sự thối lui thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
chimvacgoidan
12-21-2016, 10:17 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 329
__________________________________________________ ______________________________________
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, an trụ Thánh đế khổ, an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm an trụ Thánh đế khổ, an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối lui thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối lui thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành bốn tịnh lự, tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu hành bốn tịnh lự, tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối lui thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối lui thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu tám giải thoát, tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
chimvacgoidan
12-21-2016, 10:18 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 329
__________________________________________________ ______________________________________
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu tám giải thoát, tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành pháp môn giải thoát không, tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu pháp môn giải thoát không, tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành bậc Cực hỷ, tu hành bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
chimvacgoidan
12-21-2016, 10:19 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 329
__________________________________________________ ______________________________________
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu hành bậc Cực hỷ, tu hành bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành năm loại mắt, tu hành sáu phép thần thông, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu hành năm loại mắt, tu hành sáu phép thần thông, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
chimvacgoidan
12-21-2016, 10:20 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 329
__________________________________________________ ______________________________________
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành mười lực Phật, tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu hành mười lực Phật, tu hành bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành pháp không quên mất, tu hành tánh luôn luôn xả, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
chimvacgoidan
12-21-2016, 11:01 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 329
__________________________________________________ ______________________________________
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu hành pháp không quên mất, tu hành tánh luôn luôn xả, thì công đức đạt được rất nhiều so với công đức kia. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành trí nhất thiết, tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, dù chỉ trải qua một ngày một đêm tu hành trí nhất thiết, tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thì công đức đạt được hơn công đức kia rất nhiều. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu đại Bồ-tát chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì không có việc đó. Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với quả vị giác ngộ cao tột mà có sự thối chuyển thì đó là việc dĩ nhiên. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, tu hành các môn tài thí, pháp thí, ở chỗ thanh vắng gắn chặc tư duy với việc tu hành trước, khắp vì tất cả hữu tình hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
chimvacgoidan
12-21-2016, 11:02 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 329
__________________________________________________ ______________________________________
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu hành các môn tài thí, pháp thí, ở chỗ thanh vắng gắn chặc tư duy với việc tu hành trước, khắp vì tất cả chúng sanh hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm tu hành các môn tài thí, pháp thí, ở chỗ thanh vắng gắn chặc tư duy với việc tu hành trước, khắp vì tất cả chúng sanh hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì công đức đạt được hơn công đức kia rất nhiều. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nương vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa mà phát khởi sự hồi hướng, nên biết đó là sự hồi hướng tối thắng. Còn xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà phát khởi hồi hướng, thì nên biết không gọi là sự hồi hướng tối thắng. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa để tu hành, vì khắp tất cả hữu tình mà hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả sử trải qua hằng hà sa số đại kiếp, duyên khắp thiện căn công đức của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các đệ tử ở quá khứ, vị lai, hiện tại, hòa hợp tùy hỷ, vì khắp tất cả hữu tình hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước ấy vô số, vô lượng, vô biên.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát nương vào lời dạy của Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà an trụ, trải qua một ngày một đêm duyên khắp thiện căn công đức của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các đệ tử ở quá khứ, vị lai, hiện tại, hòa hợp tùy hỷ, vì khắp tất cả hữu tình hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì công đức đạt được hơn công đức kia rất nhiều. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tất cả thiện căn công đức mà tùy hỷ hồi hướng đều lấy Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa làm đầu. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng quả vị giác ngộ cao tột, thì chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, mà đối với các thiện căn hòa hợp tùy hỷ, vì khắp tất cả hữu tình hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột.
chimvacgoidan
12-21-2016, 11:03 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 329
__________________________________________________ ______________________________________
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như lời Phật dạy, thì phân biệt việc làm đều chẳng phải thật có, thì vì nhân duyên gì mà các đại Bồ-tát ấy được phước vô số, vô lượng, vô biên?
Bạch Thế Tôn! Phân biệt việc làm chẳng có thể phát khởi chánh kiến chơn thật, chẳng có thể hướng vào Chánh tánh ly sanh, chẳng có thể đắc quả Dự-lưu, hoặc quả Nhất-lai, hoặc quả Bất-hoàn, hoặc quả A-la-hán, hoặc quả vị Độc-giác, cũng chẳng có thể đắc quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Phân biệt việc làm chẳng có thể phát khởi chánh kiến chơn thật, chẳng có thể hướng vào Chánh tánh ly sanh, chẳng có thể đắc quả Dự-lưu, hoặc quả Nhất-lai, hoặc quả Bất-hoàn, hoặc quả A-la-hán, hoặc quả vị Độc-giác, cũng chẳng có thể đắc quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.
Này Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì biết tất cả các loại phân biệt việc làm là không, không có sở hữu, hư vọng chẳng thật. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì các đại Bồ-tát khéo học pháp không nội, khéo học pháp không ngoại, khéo học nội pháp không ngoại, khéo học pháp không không, khéo học pháp không lớn, khéo học pháp không thắng nghĩa, khéo học pháp không hữu vi, khéo học pháp không vô vi, khéo học pháp không rốt ráo, khéo học pháp không không biên giới, khéo học pháp không tản mạn, khéo học pháp không không đổi khác, khéo học pháp không bản tánh, khéo học pháp không tự tướng, khéo học pháp không cộng tướng, khéo học pháp không tất cả pháp, khéo học pháp không chẳng thể nắm bắt được, khéo học pháp không không tánh, khéo học pháp không tự tánh, khéo học pháp không không tánh tự tánh.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy an trụ pháp không rồi, quán sát đúng như thật sự phân biệt việc làm là không, không có sở hữu, hư vọng chẳng thật như thế, tức là chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, như thật chẳng xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế nên mới được phước vô số, vô lượng, vô biên.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vô số, vô lượng, vô biên có gì sai biệt?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nói vô số là số chẳng thể nắm bắt được, chẳng thể đếm ở trong cảnh giới hữu vi, chẳng thể đếm ở trong cảnh giới vô vi. Nói vô lượng là lượng chẳng thể nắm bắt được, chẳng thể lường ở trong pháp quá khứ, chẳng thể lường ở trong pháp vị lai, chẳng thể lường ở trong pháp hiện tại. Nói vô biên là biên giới chẳng thể nắm bắt được, chẳng thể đo lường giới hạn kia vậy.
chimvacgoidan
12-21-2016, 11:07 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 329
__________________________________________________ ______________________________________
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì có nhân duyên nào không mà sắc cũng vô số, vô lượng, vô biên; thọ, tưởng, hành, thức cũng vô số, vô lượng, vô biên?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Vì có nhân duyên nên sắc cũng vô số, vô lượng, vô biên; thọ, tưởng, hành, thức cũng vô số, vô lượng, vô biên.
Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà sắc cũng vô số, vô lượng, vô biên; thọ, tưởng, hành, thức cũng vô số, vô lượng, vô biên?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Vì sắc là không, nên vô số, vô lượng, vô biên; vì thọ, tưởng, hành, thức là không, nên cũng vô số, vô lượng, vô biên.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Có phải chỉ có sắc là không, thọ, tưởng, hành, thức là không, hay tất cả pháp cũng là không?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Trước đây ta đã chẳng nói tất cả pháp đều là không không ư?
Thiện Hiện đáp: Phật tuy đã nói tất cả pháp đều là không, nhưng các hữu tình chẳng biết, chẳng thấy, chẳng hiểu, cho nên con nay phải hỏi lại như thế.
Bạch Thế Tôn! Như Lai thường nói sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức cũng là không. Như Lai thường nói nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng là không. Như Lai thường nói sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng là không. Như Lai thường nói nhãn giới là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng là không. Như Lai thường nói sắc giới là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng là không. Như Lai thường nói nhãn thức giới là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng là không. Như Lai thường nói nhãn xúc là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng là không. Như Lai thường nói các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng là không. Như Lai thường nói địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng là không. Như Lai thường nói tánh của nhân duyên là không; tánh của đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên cũng là không. Như Lai thường nói vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử cũng là không. Như Lai thường nói ngã là không; hữu tình, dòng sanh mạng, khả năng sanh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sanh, nho đồng, khả năng làm việc, khả năng thọ quả báo, cái biết, cái thấy cũng là không. Như Lai thường nói bố thí Ba-la-mật-đa là không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng là không. Như Lai thường nói pháp không nội là không; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng là không. .....
chimvacgoidan
12-21-2016, 11:08 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 329
__________________________________________________ ______________________________________
....... Như Lai thường nói chơn như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư là không; cảnh giới bất tư nghì cũng là không. Như Lai thường nói bốn niệm trụ là không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng là không. Như Lai thường nói Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo cũng là không. Như Lai thường nói bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng là không. Như Lai thường nói tám giải thoát là không; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng là không. Như Lai thường nói pháp môn giải thoát không là không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng là không. Như Lai thường nói bậc Cực hỷ là không; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân cũng là không. Như Lai thường nói năm loại mắt là không; sáu phép thần thông cũng là không. Như Lai thường nói pháp môn Tam-ma-địa là không; pháp môn Đà-la-ni cũng là không. Như Lai thường nói mười lực Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng là không. Như Lai thường nói pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả cũng là không. Như Lai thường nói trí nhất thiết là không; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng là không. Như Lai thường nói quả Dự-lưu là không; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng là không; an trụ như Lai thường nói quả vị Độc-giác là không. Như Lai thường nói tất cả hạnh Bồ-tát là không. Như Lai thường nói quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Như Lai thường nói bậc phàm phu là không; bậc Thanh-văn, Độc-giác, Bồ-tát, Như Lai cũng là không. Như Lai thường nói pháp hữu sắc, pháp vô sắc là không; pháp hữu kiến, pháp vô kiến, pháp hữu đối, pháp vô đối, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi cũng là không. Như Lai thường nói pháp quá khứ, vị lai, hiện tại là không; pháp thiện, bất thiện, vô ký, hệ pháp Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới; pháp học, vô học, phi học, phi vô học; pháp kiến sở đoạn, tu sở đoạn, phi sở đoạn cũng là không.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Ta đã thường nói các pháp này đều là không.
chimvacgoidan
12-21-2016, 11:09 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 329
__________________________________________________ ______________________________________
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tất cả pháp là không tức là vô tận, cũng là vô số, cũng là vô lượng, cũng là vô biên.
Bạch Thế Tôn! Trong cái không của các pháp, cái tận chẳng thể nắm bắt được, số chẳng thể nắm bắt được, lượng chẳng thể nắm bắt được, biên chẳng thể nắm bắt được. Do nhân duyên này, mà vô tận, vô số, vô lượng, vô biên, văn nghĩa không phân biệt.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Vô tận, vô số, vô lượng, vô biên, văn nghĩa không phân biệt, đều cùng làm sáng tỏ cái không của các pháp.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp không đều bất khả thuyết. Như Lai phương tiện nói là vô tận, hoặc nói vô số, hoặc nói vô lượng, hoặc nói vô biên, hoặc nói là không, hoặc nói vô tướng, hoặc nói vô nguyện, hoặc nói vô tác, hoặc nối vô sanh, hoặc nói vô diệt, hoặc nói ly nhiễm, hoặc nói tịch diệt, hoặc nói Niết-bàn, hoặc nói chơn như, hoặc nói pháp giới, hoặc nói pháp tánh, hoặc nói thật tế; các nghĩa như thế đều là do Như Lai phương tiện diễn nói.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như Lai dùng phương tiện rất là khéo léo, thật tướng của các pháp chẳng thể diễn nói, nhưng vì hữu tình mà phương tiện chỉ rõ.
Bạch Thế Tôn! Theo con hiểu nghĩa Phật đã nói là tánh của tất cả pháp đều bất khả thuyết?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Tánh của tất cả pháp đều bất khả thuyết. Vì sao? Vì tánh của tất cả pháp đều rốt ráo không, không có thể diễn nói cái không rốt ráo.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nghĩa bất khả thuyết có tăng giảm chăng?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm, thì bố thí Ba-la-mật-đa cũng nên không tăng, không giảm; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng nên không tăng, không giảm.
Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm thì bốn bốn niệm trụ cũng nên không tăng, không giảm; bốn chánh đoạn, bốn thần thông, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng nên không tăng, không giảm.
Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm thì bốn tịnh lự cũng nên không tăng, không giảm; bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng nên không tăng, không giảm.
Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm thì tám giải thoát cũng nên không tăng, không giảm; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng nên không tăng, không giảm.
chimvacgoidan
12-21-2016, 11:10 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 329
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm thì pháp môn giải thoát không cũng nên không tăng, không giảm; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng nên không tăng, không giảm.
Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm thì bậc Cực hỷ cũng nên không tăng, không giảm; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân cũng nên không tăng, không giảm.
Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm thì năm loại mắt cũng nên không tăng, không giảm; sáu phép thần thông cũng nên không tăng, không giảm.
Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm thì pháp môn Tam-ma-địa cũng nên không tăng, không giảm; pháp môn Đà-la-ni cũng nên không tăng, không giảm.
Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm thì mười lực Phật cũng nên không tăng, không giảm; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng nên không tăng, không giảm.
Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm thì pháp không quên mất cũng nên không tăng, không giảm; tánh luôn luôn xả cũng nên không tăng, không giảm.
Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng, không giảm thì trí nhất thiết cũng nên không tăng, không giảm; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng nên không tăng, không giảm.
Bạch Thế Tôn! Nếu bố thí Ba-la-mật-đa không tăng, không giảm; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Bạch Thế Tôn! Nếu bốn niệm trụ không tăng, không giảm; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành bốn niệm trụ, tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Bạch Thế Tôn! Nếu bốn tịnh lự không tăng, không giảm; bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành bốn tịnh lự, tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Bạch Thế Tôn! Nếu tám giải thoát không tăng, không giảm; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành tám giải thoát, tu hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
chimvacgoidan
12-21-2016, 11:11 AM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 329
__________________________________________________ ______________________________________
Bạch Thế Tôn! Nếu pháp môn giải thoát không không tăng, không giảm; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành pháp môn giải thoát không, tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Bạch Thế Tôn! Nếu bậc Cực hỷ không tăng, không giảm; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành bậc Cực hỷ, tu hành bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Bạch Thế Tôn! Nếu năm loại mắt không tăng, không giảm; sáu phép thần thông cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành năm loại mắt, tu hành sáu phép thần thông chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Bạch Thế Tôn! Nếu pháp môn Tam-ma-địa không tăng, không giảm; pháp môn Đà-la-ni cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành pháp môn Tam-ma-địa, tu hành pháp môn Đà-la-ni chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Bạch Thế Tôn! Nếu mười lực Phật không tăng, không giảm; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành mười lực Phật, tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Bạch Thế Tôn! Nếu pháp không quên mất không tăng, không giảm; tánh luôn luôn xả cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành pháp không quên mất, tu hành tánh luôn luôn xả chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
Bạch Thế Tôn! Nếu trí nhất thiết không tăng, không giảm; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng không tăng, không giảm thì tại sao đại Bồ-tát tu hành trí nhất thiết, tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?
chimvacgoidan
12-22-2016, 04:54 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 330
__________________________________________________ ______________________________________
Quyển 230
XXXIV. PHẨM KHÓ TIN HIỂU 49
Lại nữa, Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; vì sắc thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên nhãn xứ thanh tịnh; vì nhãn xứ thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc nhãn xứ thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên sắc xứ thanh tịnh; vì sắc xứ thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc sắc xứ thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên nhãn giới thanh tịnh; vì nhãn giới thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc nhãn giới thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
chimvacgoidan
12-22-2016, 07:11 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 330
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên nhĩ giới thanh tịnh; vì nhĩ giới thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc nhĩ giới thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên tỷ giới thanh tịnh; vì tỷ giới thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc tỷ giới thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên thiệt giới thanh tịnh; vì thiệt giới thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc thiệt giới thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên thân giới thanh tịnh; vì thân giới thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc thân giới thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
chimvacgoidan
12-22-2016, 07:12 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 330
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên ý giới thanh tịnh; vì ý giới thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc ý giới thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên địa giới thanh tịnh; vì địa giới thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc địa giới thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên thủy, hoả, phong, không, thức giới thanh tịnh; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên vô minh thanh tịnh; vì vô minh thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc vô minh thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh; vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh; vì bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh; vì tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
chimvacgoidan
12-22-2016, 07:13 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 330
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên pháp không nội thanh tịnh; vì pháp không nội thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc pháp không nội thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh; vì pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh; vì chơn như thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh; vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh; vì Thánh đế khổ thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh; vì Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên bốn tịnh lự thanh tịnh; vì bốn tịnh lự thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc bốn tịnh lự thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
chimvacgoidan
12-22-2016, 07:14 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 330
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên tám giải thoát thanh tịnh; vì tám giải thoát thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc tám giải thoát thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh; vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên bốn niệm trụ thanh tịnh; vì bốn niệm trụ thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc bốn niệm trụ thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thanh tịnh; vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên pháp môn giải thoát không thanh tịnh; vì pháp môn giải thoát không thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc pháp môn giải thoát không thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên mười địa Bồ-tát thanh tịnh; vì mười địa Bồ-tát thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc mười địa Bồ-tát thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên năm loại mắt thanh tịnh; vì năm loại mắt thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc năm loại mắt thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên sáu phép thần thông thanh tịnh; vì sáu phép thần thông thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc sáu phép thần thông thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
chimvacgoidan
12-22-2016, 07:14 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 330
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên mười lực Phật thanh tịnh; vì mười lực Phật thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc mười lực Phật thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh; vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên pháp không quên mất thanh tịnh; vì pháp không quên mất thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc pháp không quên mất thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên tánh luôn luôn xả thanh tịnh; vì tánh luôn luôn xả thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc tánh luôn luôn xả thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiên! Vì năm lực thanh tịnh nên trí nhất thiết thanh tịnh; vì trí nhất thiết thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh; vì tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh; vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
chimvacgoidan
12-22-2016, 07:15 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 330
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên Dự-lưu quả thanh tịnh; vì Dự-lưu quả thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc Dự-lưu quả thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm lực thanh tịnh nên Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả thanh tịnh; vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên quả vị Ðộc-giác thanh tịnh, vì quả vị Ðộc-giác thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc quả vị Ðộc-giác thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên tất cả hạnh đại Bồ-tát thanh tịnh; vì tất cả hạnh đại Bồ-tát thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc tất cả hạnh đại Bồ-tát thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì năm lực thanh tịnh nên quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh; vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm lực thanh tịnh, hoặc quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Lại nữa, Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; vì sắc thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
chimvacgoidan
12-22-2016, 07:16 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 330
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên nhãn xứ thanh tịnh; vì nhãn xứ thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc nhãn xứ thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên sắc xứ thanh tịnh; vì sắc xứ thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc sắc xứ thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên nhãn giới thanh tịnh; vì nhãn giới thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc nhãn giới thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên nhĩ giới thanh tịnh; vì nhĩ giới thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc nhĩ giới thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
chimvacgoidan
12-22-2016, 07:18 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 330
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên tỷ giới thanh tịnh; vì tỷ giới thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc tỷ giới thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên thiệt giới thanh tịnh; vì thiệt giới thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc thiệt giới thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên thân giới thanh tịnh; vì thân giới thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc thân giới thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên ý giới thanh tịnh; vì ý giới thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc ý giới thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
chimvacgoidan
12-22-2016, 07:18 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 330
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên địa giới thanh tịnh; vì địa giới thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc địa giới thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên thủy, hoả, phong, không, thức giới thanh tịnh; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên vô minh thanh tịnh; vì vô minh thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc vô minh thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh; vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh; vì bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh; vì tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên pháp không nội thanh tịnh; vì pháp không nội thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc pháp không nội thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh; vì pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
chimvacgoidan
12-22-2016, 07:19 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 330
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh; vì chơn như thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh; vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh; vì Thánh đế khổ thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh; vì Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên bốn tịnh lự thanh tịnh; vì bốn tịnh lự thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc bốn tịnh lự thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên tám giải thoát thanh tịnh; vì tám giải thoát thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc tám giải thoát thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh; vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
chimvacgoidan
12-22-2016, 07:19 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 330
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên bốn niệm trụ thanh tịnh; vì bốn niệm trụ thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc bốn niệm trụ thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, tám chi thánh đạo thanh tịnh; vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên pháp môn giải thoát không thanh tịnh; vì pháp môn giải thoát không thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc pháp môn giải thoát không thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên mười địa Bồ-tát thanh tịnh; vì mười địa Bồ-tát thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc mười địa Bồ-tát thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên năm loại mắt thanh tịnh; vì năm loại mắt thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc năm loại mắt thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên sáu phép thần thông thanh tịnh; vì sáu phép thần thông thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc sáu phép thần thông thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
chimvacgoidan
12-22-2016, 07:20 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 330
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên mười lực Phật thanh tịnh; vì mười lực Phật thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc mười lực Phật thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh; vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên pháp không quên mất thanh tịnh; vì pháp không quên mất thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc pháp không quên mất thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên tánh luôn luôn xả thanh tịnh; vì tánh luôn luôn xả thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc tánh luôn luôn xả thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiên! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên trí nhất thiết thanh tịnh; vì trí nhất thiết thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh; vì tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh; vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
chimvacgoidan
12-22-2016, 07:21 PM
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Quyển 330
__________________________________________________ ______________________________________
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên Dự-lưu quả thanh tịnh; vì Dự-lưu quả thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc Dự-lưu quả thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả thanh tịnh; vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên quả vị Ðộc-giác thanh tịnh, vì quả vị Ðộc-giác thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc quả vị Ðộc-giác thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên tất cả hạnh đại Bồ-tát thanh tịnh; vì tất cả hạnh đại Bồ-tát thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc tất cả hạnh đại Bồ-tát thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Này Thiện Hiện! Vì bảy chi đẳng giác thanh tịnh nên quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh; vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc bảy chi đẳng giác thanh tịnh, hoặc quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.
Powered by vBulletin® Version 4.2.3 Beta 3 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.