PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Kiến tánh thành Phật.



nguoi ao lam
06-06-2015, 10:10 AM
.


Kính lạy Chư vị Đại Giác Ngộ, con vốn chưa có chứng gì, mở chủ đề này e rằng có khi "vung tay quá trán" chăng ? Nhưng vì lợi ích cho con, cho diễn đàn, cho những Phật tử chân chính mà con không quản ngại cái Trí hãy còn cạn cợt của mình, đem vấn đề này ra mổ xẻ. Nguyện xin Chư vị Đại Giác Ngộ soi sáng cho con, để con không viết những lời sai trái.


Nam mô Cầu Sám Hối Bồ tát

------------------------

Kính quý Thiện Hữu Tri Thức ! Kính quý Phật tử chân chính, Kính các bạn trẻ.

Ắt hẵn bạn đã từng đọc qua cụm từ "Kiến Tánh thành Phật" mà Kinh điển Thiền Đốn ngộ thường hay nói.

Trước tiên, chúng ta cùng ôn lại 2 từ "Kiến Tánh". Kiến Tánh là gi ?

Mặc dầu chữ Kiến là Thấy, nhưng ở đây chúng ta phải hiểu là KHÔNG PHẢI THẤY BẰNG MẮT.

Kiến Tánh là nhận ra Bản Thể Tâm bất sanh bất diệt của mình, nhận ra bằng sự trải nghiệm thật sự chứ không phải do lý luận, do suy diễn, do tưởng tượng mà nhận ra.

Thời khắc hiếm hoi ấy là sự vắng mặt của Ý Thức (gọi chung cả 7 Thức trước, từ Mạt Na Thức đến Nhãn Thức), hành giả chỉ sống bằng A Lại Da Tâm. Chứ không phải chỉ căn cứ vào câu nói của đức Lục Tổ "Không nghĩ Thiện, không nghĩ Ác, ngay đó là Bản Lai Diện Mục của Ông" rồi trong cuộc sống thường nhật, chúng ta tập trung tư tưởng không nghĩ lan man gì hết, "dòm" thấy cái không có tư tưởng gì sanh khởi (dù Thiện dù Ác) thì gọi đó là Bản Thể Tâm của Ta.

Trường hợp này vẫn là CÁI SỐNG CỦA Ý THỨC, của Mê Lầm, chứ nào phải "đương xứ tức Chân" là như vậy đâu.

Mục đồng
06-06-2015, 10:13 AM
Kính thưa nguoi ao lam !

Bác nói chuyện chung _ đại thể _ mà con hỏi chuyện riêng thì cũng kỳ, mong bác bỏ quá cho con.

Thưa bác, trước đây con có ngồi Thiền theo phương pháp sổ tức (đếm hơi thở). Một bửa nọ con đang đếm hơi thở, bổng dưng con "mất phương hướng", con quên mất "thực tại" là đang ngồi Thiền, con không biết gì về cuộc sống hiện tại (ví dụ như những âm thanh từ hàng xóm); con như lạc vào thế giới không sắc tướng, không âm thanh, chỉ duy một cảm nhận trống rỗng mênh mang khoái hoạt, con quên mất thời gian luôn, con không biết con ở trong trạng thái ấy bao lâu, nhưng con không cảm thấy là một giờ đã trôi qua, chỉ sau đó khi tỉnh dậy coi đồng hồ con mới biết là đã hết giờ ngồi Thiền.

Thưa bác, có phải lúc đó là lúc con đã được sống trong cái Bản Lai Diện Mục hay không ?

Kính !

nguoi ao lam
06-06-2015, 10:16 AM
Kính thưa nguoi ao lam !

Bác nói chuyện chung _ đại thể _ mà con hỏi chuyện riêng thì cũng kỳ, mong bác bỏ quá cho con.

Thưa bác, trước đây con có ngồi Thiền theo phương pháp sổ tức (đếm hơi thở). Một bửa nọ con đang đếm hơi thở, bổng dưng con "mất phương hướng", con quên mất "thực tại" là đang ngồi Thiền, con không biết gì về cuộc sống hiện tại (ví dụ như những âm thanh từ hàng xóm); con như lạc vào thế giới không sắc tướng, không âm thanh, chỉ duy một cảm nhận trống rỗng mênh mang khoái hoạt, con quên mất thời gian luôn, con không biết con ở trong trạng thái ấy bao lâu, nhưng con không cảm thấy là một giờ đã trôi qua, chỉ sau đó khi tỉnh dậy coi đồng hồ con mới biết là đã hết giờ ngồi Thiền.

Thưa bác, có phải lúc đó là lúc con đã được sống trong cái Bản Lai Diện Mục hay không ?

Kính !

Chào Mục đồng !

Xin hỏi lại "lúc đó bạn hoàn toàn không nghe gì hết, hay là có nghe văng vẳng (mờ nhạt) gần như không có nghe gì ?"

Mến !

Mục đồng
06-06-2015, 10:20 AM
Chào Mục đồng !

Xin hỏi lại "lúc đó bạn hoàn toàn không nghe gì hết, hay là có nghe văng vẳng (mờ nhạt) gần như không có nghe gì ?"

Mến !


Dạ, lâu nay con cứ nghĩ "mình không nghe thấy gì, lúc đó", nhưng nay bác hỏi, con hồi ức lại thì "có nghe, nghe văng vẳng, mờ nhạt, gần như không có nghe !".

Kính trả lời.

nguoi ao lam
06-06-2015, 10:22 AM
Bạn Mục Đồng mến !

Tuy cùng có hình thức ngồi Thiền giống nhau, nhưng khi vào định (nhập định) thì tuỳ theo căn cơ mà mỗi người có những trạng thái, cảm nhận, biểu hiện khác nhau.

Trường hợp của bạn là "đắc định", cũng gọi là nhập định, vào định; bạn có duyên với môn Tiểu Thừa Thiền. Đây là điều mơ ước đối với đa số người tu, ai ngồi Thiền cũng mong nhập định, mong bạn duy trì đều đặn những buổi Thiền để có sự tiến bộ âm thầm, dần dần bạn sẽ thấy phàm tính của mình vơi bớt, Trí Tuệ của mình thêm lên, rồi cái gì đến sẽ đến.

Còn hiện tại, bạn đang sống với phần thô của Ý Thức, khi nhập định bạn cũng tiếp tục sống với Ý Thức mà là phần vi tế, chẳng qua là hai trạng thái khác nhau.

Ví như cũng một dòng sông ấy, nhưng khi thì sóng to gió lớn ầm ào vỗ vào bờ, móc đi những tảng đất đá (có khi là những nhà cửa), nhưng ở một góc khuất nào đó con sông lặng lờ phản chiếu mây trời.

Ý Thức của ta nó phức tạp như vậy đó, nó có vô vàn bộ mặt, những biến thể của Ý Thức thì đa dạng lắm.

Kết luận :

Đối với phàm phu chúng ta thì mọi biến thể trong cơn Thiền đều là hiện ảnh của Ý Thức, kể cả khi Nhập Định.

Trường hợp của bạn không phải là đã thấy, đã sống với Bản Lai Diện Mục gì đâu.

Mến !

Mục đồng
06-06-2015, 10:38 AM
Bạn Mục Đồng mến !

Tuy cùng có hình thức ngồi Thiền giống nhau, nhưng khi vào định (nhập định) thì tuỳ theo căn cơ mà mỗi người có những trạng thái, cảm nhận, biểu hiện khác nhau.

Trường hợp của bạn là "đắc định", cũng gọi là nhập định, vào định; bạn có duyên với môn Tiểu Thừa Thiền. Đây là điều mơ ước đối với đa số người tu, ai ngồi Thiền cũng mong nhập định, mong bạn duy trì đều đặn những buổi Thiền để có sự tiến bộ âm thầm, dần dần bạn sẽ thấy phàm tính của mình vơi bớt, Trí Tuệ của mình thêm lên, rồi cái gì đến sẽ đến.

Còn hiện tại, bạn đang sống với phần thô của Ý Thức, khi nhập định bạn cũng tiếp tục sống với Ý Thức mà là phần vi tế, chẳng qua là hai trạng thái khác nhau.

Ví như cũng một dòng sông ấy, nhưng khi thì sóng to gió lớn ầm ào vỗ vào bờ, móc đi những tảng đất đá (có khi là những nhà cửa), nhưng ở một góc khuất nào đó con sông lặng lờ phản chiếu mây trời.

Ý Thức của ta nó phức tạp như vậy đó, nó có vô vàn bộ mặt, những biến thể của Ý Thức thì đa dạng lắm.

Kết luận :

Đối với phàm phu chúng ta thì mọi biến thể trong cơn Thiền đều là hiện ảnh của Ý Thức, kể cả khi Nhập Định.

Trường hợp của bạn không phải là đã thấy, đã sống với Bản Lai Diện Mục gì đâu.

Mến !




Kính cám ơn nguoi ao lam !

Như bác nói thì chúng con đang sống với Ý Thức, vậy khi thấy Tánh chúng ta có còn sống với Ý thức nữa hay không ?
Kính xin bác (nếu có thể) nói rõ hơn về chuỵên "Kiến tánh thành Phật", được chăng ?

Kính !

nguoi ao lam
06-06-2015, 11:00 AM
Kính cám ơn nguoi ao lam !

Như bác nói thì chúng con đang sống với Ý Thức, vậy khi thấy Tánh chúng ta có còn sống với Ý thức nữa hay không ?


Chào Mục đồng ! Khi "Kiến Tánh" hành giả chỉ chợt thấy trong thoáng chốc, (cái thoáng chốc ấy đồng giá trị với thiên thu), lúc đó Ý Thức không hiện hữu, nhưng sau đó Ý Thức ập trở lại, hành giả vẫn là một người bình thường, bình thường nhưng đã có một kỹ niệm không thể quên. Từ đó hành giả không còn là người "quảng cáo thuốc Sơn Đông" nữa.


Kính xin bác (nếu có thể) nói rõ hơn về chuỵên "Kiến tánh thành Phật", được chăng ?

Úi cha ! Câu hỏi này khó đây, nguoi ao lam cũng đành phải rán hết sức mình, vọng ngôn một chút.

Trước tiên nguoi ao lam xin có mấy bức ảnh này, mời các bạn chiêm nghiệm :

1.
http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/Phat/phat%2054_zpsls0aul8r.jpg

2.
http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/Phat/phat%2053_zpswtz5fclg.jpg

3.
http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/Phat/phat%2052_zps6r6qcxlz.jpg

4.
http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/Phat/phat%2051_zps7ujpoogw.jpg

Mục đồng thấy gì chăng ?

Mục đồng
06-07-2015, 03:40 PM
Dạ, con thấy bức ảnh đầu tiên mờ nhạt, những bức ảnh sau dần rõ nét.

Kính !

nguoi ao lam
06-07-2015, 10:02 PM
Dạ, con thấy bức ảnh đầu tiên mờ nhạt, những bức ảnh sau dần rõ nét.

Kính !

Cám ơn Mục đồng !


http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/Phat/phat%2054_zpsls0aul8r.jpg

Bức ảnh này, chúng ta minh họa chung cho những trường hợp lần đầu "KIẾN TÁNH", cũng là thấy Bản Thể Tâm nhưng rất nhạt nhòa, không rõ ràng gì hết. Tùy theo căn cơ của mỗi một, có người lần đầu kiến Tánh chỉ tương đương quả Nhập Lưu (Tu đà Hoàn), có người lại tương đương những quả vị cao hơn như là Nhất Vãng Lai (Tư Đà Hàm) hoặc Bất Lai (A na Hàm) rất ít trường hợp tương đương quả vị A La Hán (Vô Sanh).

Bức ảnh thứ nhì :


http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/Phat/phat%2053_zpswtz5fclg.jpg

Ảnh này minh họa cho cái thấy của những vị Bồ tát đi hành nguỵên độ sinh _ THẤY RÕ HƠN về Bản Thể Tâm.

Bức ảnh thứ ba :


http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/Phat/phat%2052_zps6r6qcxlz.jpg

Cũng là thấy biết về Chân Như Tâm nhưng khá rõ ràng, minh họa cho cái thấy biết của những vị Đại Bồ tát.

Bức ảnh thứ 4 :


http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/Phat/phat%2051_zps7ujpoogw.jpg

Minh họa cho cái Trí _ Nhất Thiết Chủng Trí _ của Chư Phật hoàn toàn thông suốt, không còn gì hơn nữa về Phật pháp, về Chân Như Tâm.

Như thế KIẾN TÁNH chỉ như Phật tử vừa vào "cổng Tam quan" cũng được gọi là đã đi chùa, cho nên nói "Kiến Tánh Thành Phật" là nói khích lệ, nói đơn giãn; chứ thật sự từ Kiến Tánh đến Thành Phật hãy còn xa lắm. Cũng như nói "quay đầu là bờ" thiệt ra quay đầu đâu đã đến bờ gì đâu (mà phải còn nổ lực rất nhiều), cũng như nói "buông dao đồ tể, lập địa thành Phật", toàn là những câu nói QUÁ, thổi phồng, nói rất kêu, không đúng với sự thật.

Mến !

nguoi ao lam
06-09-2015, 08:29 AM
Thưa các bạn, nhà Thiền thường nói "KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT" đó là nói giãn đơn, chứ thật ra KIẾN TÁNH chỉ là Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi thôi, thấy A Lại Da Tâm nhưng chưa rõ ràng lắm đâu.

KIẾN TÁNH rồi, phải phát Bồ Đề Tâm, phải phát nguyện độ sinh, phải dấn thân vào vạn nẽo u trầm để soi sáng từng ngóc ngách _ nội tâm cũng như ngoại cảnh, vì kỳ thực TÂM CẢNH KHÔNG HAI các bạn ạ.

KIẾN TÁNH chưa có thành Phật đâu, KIẾN TÁNH tuỳ hành giả, có người chỉ là quả Nhập Lưu, có người đạt quả A La Hán, có vị giây phút KIẾN TÁNH đã là Bồ Tát (như Lục Tổ Huệ Năng, như Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác).

Đa số không ai lúc KIẾN TÁNH đã đi thẳng vào Phật Quả, Toàn Giác liền, ngoại trừ những bậc Hoá thân như đức Thích Ca, Ngài Duy Ma Cật, đức Liên Hoa Sanh, .....

Riêng đính chính với Mục đồng là :

_ Cụm từ CHÂN TÂM, PHẬT TÍNH, BẢN THỂ TÂM, ....là danh từ chung (dùng được cho các Thừa, các cấp).

_ Cụm từ A LẠI DA TÂM riêng dùng cho cấp 1, Tiểu Thừa.

_ Cụm từ NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ, CHÂN NHƯ TÂM, THƯỜNG TỊCH TÂM riêng dùng cho CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, cấp Nhất Thừa, Tối Thượng Thừa.

Mến !

Thanh Trúc
06-09-2015, 08:42 AM
Kính Nguoi ao lam !

Nếu vị hành giả đã KIẾN TÁNH rồi mà không phát Bồ Đề Tâm, không "dấn thân vào vạn nẽo u trầm để soi sáng từng ngóc ngách _ nội tâm cũng như ngoại cảnh" thì chuyện gì sẽ xảy ra ? (Có bị phạt, hay "bồi thường học phí" gì không ?)

Kính !

nguoi ao lam
06-11-2015, 05:41 PM
Kính Nguoi ao lam !

Nếu vị hành giả đã KIẾN TÁNH rồi mà không phát Bồ Đề Tâm, không "dấn thân vào vạn nẽo u trầm để soi sáng từng ngóc ngách _ nội tâm cũng như ngoại cảnh" thì chuyện gì sẽ xảy ra ? (Có bị phạt, hay "bồi thường học phí" gì không ?)

Kính !

Cám ơn Thanh Trúc đã hỏi.

*._ Đối với những vị Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Vảng Lai (Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm) tức là nhất thời thấy Bản Thể Tâm _ Chủ nhân Ông, A Lại Da Tâm _ rồi sau đó 7 thức trước ập trở lại, hành giả vẫn là kẻ phàm phu đến 95%, mà tự cho là đủ, không đi tiếp, không tiếp tục kiên trì công phu, thì cái chuyện theo phàm mà trôi lăn vào 6 nẽo luân hồi là chuyện rất đương nhiên thôi. Không ai phạt vạ gì cả, tự cái Nghiệp chướng của hành giả nó lôi kéo, gông xiềng hành giả mà thôi.

**. _ Đối với những vị đã thực sự đắc quả Vô Sanh (A La Hán) thì an trụ được trong Bản Thể Tâm, các Ngài nếu còn duyên với cõi đời ô trọc này thì sống chơi cho qua ngày tháng, ai có đến học hỏi đạo lý thì vui vẻ chỉ cho chút đỉnh, kẻ theo học đạo hiểu được bao nhiêu thì hiểu, làm được bao nhiêu thì làm, chuyện đó là tuỳ nhân duyên nghiệp chướng của hành giả; vị A La Hán thấy không quan trọng lắm, các Ngài có thể bỏ hết để nhập Diệt Tận Định, vào Niết Bàn mà không chút lưu luyến.

Vào Niết Bàn là sao ? Là an trụ hẵn trong cái Trí Giác A Lại Da Tâm ấy, quả thật từ những vị Trời ở tầng cao nhất cho đến Ma Quỷ các cõi không ai thấy biết cái Niết Bàn ấy là chỗ nào để mà đến quấy rầy hay đòi nợ vị A La Hán cả.

Nhưng mà ....

nguoi ao lam
06-11-2015, 05:55 PM
Nhưng mà ....

Hành giả có để ý chăng, có rất nhiều vấn nạn chưa có lời giải, ví dụ :

_ Ta và người, các chúng sinh khác có liên quan gì không ? Tương quan như thế nào ? _ Không cần biết !

_ Vì sao vị Đại A La Hán (thần thông đệ nhất) Mục Kiên Liên lại không thể tự cứu mẹ mình (đang ngồi Địa Ngục) ? _ Không cần biết !

_ Ta đã Toàn Giác chưa ? _ Không cần biết !

_ Vì sao đức Phật có 10 hiệu mà ta thì không có ? _ Không cần biết !

_ Vì sao đức Phật có Tam thân mà ta thì chỉ có một Tâm, Tam Thân là gì ? _ Không cần biết !

_ Vì sao đức Phật có 4 Trí mà ta thì không có ? Bốn Trí là gì ? _ Không cần biết !

_ Vì sao ta còn bất lực, bị hạn chế khi muốn giúp một ai đó ? _ Không cần biết !

_ Vì sao đức Phật hay quở những vị A La Hán nhập Niết Bàn là "chồi khô mộng lép" _ Không cần biết !

_ Bồ tát là sao ? Là giúp người được bao nhiêu thì giúp, giúp không được thì thôi chăng ? _ Không cần biết !

_ Lục đạo (Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc sinh, Tu La, Nhân, Thiên) bản chất là gì ? Thật có hay không thật có ? _ Không cần biết !

_ TÂM thì mình biết rồi, còn PHÁP (vạn pháp) là sao ? Mình đã biết hết, đã thông suốt chưa ? _ Không cần biết !

------------

Bậc A La Hán buông xả tất thảy, không cần biết gì nữa hết. Các Ngài an ổn trong sự đã tự giải thoát được cho mình, không cần biết đến thế giới ngoại cảnh chúng sinh gì cả. Giả sử trái đất này có nổ tung vào ngày mai, cũng không có chuyện gì đáng nói đối với các Ngài. Giả sử toàn thể nhân loại u mê chém giết nhau, đi Địa Ngục cả đám cũng thây kệ, không có gì có thể xúc động đến tâm tư các Ngài.

Hì ...hi...! Bậc Giác Ngộ, Giải Thoát là như vậy chăng ?