Xem phiên bản đầy đủ : Nhất Thừa là gì ?
choconxauxi
06-05-2015, 06:41 PM
Kính các vị tiền bối !
Con thấy ở đây ghi là Giáo lý Nhất Thừa, dạ con chỉ biết có Đại Thừa, Tiểu Thừa, chứ con chưa biết Nhất Thừa là sao ?
Kính xin quý tiền bối hoan hỉ chỉ dạy.
Kính !
nguoi ao lam
06-06-2015, 11:11 AM
Kính các vị tiền bối !
Con thấy ở đây ghi là Giáo lý Nhất Thừa, dạ con chỉ biết có Đại Thừa, Tiểu Thừa, chứ con chưa biết Nhất Thừa là sao ?
Kính xin quý tiền bối hoan hỉ chỉ dạy.
Kính !
Chào chocon !
Nhất Thừa là không có Thừa nào mà cũng không ngoại trừ Thừa nào, mời các bạn xem ảnh minh họa nhé :
http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/con%20duong%20nhat%20thua_zpspfft5rmm.jpg
630
nguoi ao lam
06-09-2015, 07:37 PM
Kính quý đạo hữu !
Chúng ta thao thức muốn tìm đạo, tìm Chân lý, tìm phương thoát khổ nàn, thì đức Phật đã chuỷên pháp luân _ tức là bắt đầu dạy đạo (Phật pháp) bằng bài Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, .....v...v...
Những Giáo lý này vừa tầm, thuận hợp căn cơ của đại đa số người đương thời, mà bây giờ chúng ta tạm đặt tên là Giáo lý Nhân Thiên Thừa. Trong ảnh minh hoạ trên là hành trình đi đến "SỐ 1".
Tiếp theo đức Phật dạy Giáo lý Vô Ngã, chúng ta hãy gọi là Giáo lý Tiểu Thừa đi nhé ! Trong ảnh minh hoạ trên là hành trình đi đến "SỐ 2". Thực chứng Giáo lý Vô Ngã, hành giả đạt 1 trong 4 quả vị (Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm A La Hán). Toàn chứng Giáo lý Vô Ngã là vị A La Hán, những vị này có thể nhập Diệt Tận Định để vào Niết Bàn.
nguoi ao lam
06-11-2015, 08:35 PM
3) Vị trí này muốn ám chỉ những vị Độc Giác, không kinh qua Giáo Lý cơ bản (Nhân Thiên Thừa), không tu chứng từng bực (Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán) do thiền định sâu, quán sát nguyên uỷ của sự vật _ Thập Nhị Nhân Duyên _ mà thẳng đến Giác Ngộ : Bích Chi Phật.
4) Con đường Đại Thừa, thực tế dấn thân vào vạn pháp mê lầm, hoá giải hay nói khác đi là nhận ra cái hư ảo của vạn pháp, thực chứng CÁC PHÁP ĐỀU HƯ HUỸÊN mà thành tựu các quả vị Bồ tát từ Sơ Địa đến Thất Địa (Thất Địa là Địa Bất Thối chuyển).
5) Con đường Tối Thượng Thừa, giúp hành giả (chư Bồ tát) nhìn thấy thực chứng sự bình đẳng của các pháp _ HUỸÊN và PHI HUỸÊN _ TẤT CẢ HUỸÊN ĐỀU NHƯ _ còn gọi là CÁC PHÁP NHƯ HUỸÊN _ từ Địa Bất Thối Chuyển trở lên đến Đẳng Giác (Địa thứ 8, 9, 10).
CON ĐƯỜNG NHẤT THỪA được dụ toàn bộ bức ảnh minh hoạ trên. (được thể hiện bằng màu cam chuyển sắc viền bên ngoài).
Kính !
nguoi ao lam
06-14-2015, 09:51 AM
Kính các bạn !
Người tu Tiểu Thừa nếu cứ bám chặt vào con đường mình đã chọn thì sẽ có thể đến Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, tức là đắc quả A La Hán, cũng gọi là vị Giác Ngộ (nhưng đạo Phật hãy còn từ Đại Giác Ngộ, để chỉ những vị Đại Bồ tát hay Phật _ Chánh Đẳng Chánh Giác).
Người tu Đại Thừa nếu cứ bám chặt vào con đường mình đã chọn thì vẫn sẽ có thể đến Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, vẫn sẽ có thể đạt đến địa vị Bất Thối (tức là Bồ tát Thất Địa).
---------------
Thưa các bạn, vậy là chúng ta đã có một bản đồ khái quát về Hành trình Chân Lý của đạo Phật, hay nói khác đi là bản Đề Cương về Con Đường Nhất Thừa, bây giờ chúng ta bắt đầu vẽ bản đồ chi tiết các bạn nhé :
.........1. NHÂN THIÊN THỪA (NTT) :
Thưa các bạn vì đây là CÕI NHÂN (loài người) cho nên đa số chúng ta mang nặng "tính người", và vì thế NTT là thích hợp nhất để đạo Phật tiếp cận quảng đại quần chúng.
Thế nào là NHÂN THIÊN THỪA (NTT) ?
_ NTT là một trình Giáo lý thuần Thiện, nhẹ nhàng dễ tương thích với đa số loài người chúng ta.
* _ Nhân Thừa gồm những giáo điều : Hiếu kính cha mẹ, ông bà, thương yêu đùm bọc anh chị em, giúp đở người khó khăn hoạn nạn, nói năng thì khí sắc thường giữ thuận hoà ôn nhu .....v...v....
_ Giữ 5 Giới (Sát, Đạo, Dâm, Vọng Tữu), ăn chay kỳ 2 ngày, 4 ngày mỗi tháng.
_ Giáo lý thì tuỳ thích mà xem Kinh đọc sách, nghe thuyết pháp.
_ Nếu giữ đều đặn những điều trên thì khi "100 tuổi" sẽ được đầu thai trở lại cõi người, làm người khá giả, hạnh phúc.
** _ Thiên Thừa cũng gồm những Giáo điều trên nhưng tích cực hơn, thấy người khó khăn hoạn nạn thì tích cực giúp đở, quên mình (không đắn đo nhiều đến sự an nguy của mình) để giúp người.
_ Giữ 10 Giới, hành Thập Thiện; ăn chay mỗi tháng 6 ngày, 10 ngày, hoặc chay trường.
_ Về phần Giáo Lý thì gắng học và hành theo Bát Chánh Đạo.
_ Nếu tinh tấn vâng làm theo Phật dạy thì khi mãn phần dứt khoát sẽ sanh về các tầng Trời thấp.
Vô danh
06-16-2015, 08:23 AM
Kính các bạn !
Người tu Tiểu Thừa nếu cứ bám chặt vào con đường mình đã chọn thì sẽ có thể đến Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, tức là đắc quả A La Hán, cũng gọi là vị Giác Ngộ (nhưng đạo Phật hãy còn từ Đại Giác Ngộ, để chỉ những vị Đại Bồ tát hay Phật _ Chánh Đẳng Chánh Giác).
Người tu Đại Thừa nếu cứ bám chặt vào con đường mình đã chọn thì vẫn sẽ có thể đến Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, vẫn sẽ có thể đạt đến địa vị Bất Thối (tức là Bồ tát Thất Địa).
---------------
Thưa các bạn, vậy là chúng ta đã có một bản đồ khái quát về Hành trình Chân Lý của đạo Phật, hay nói khác đi là bản Đề Cương về Con Đường Nhất Thừa, bây giờ chúng ta bắt đầu vẽ bản đồ chi tiết các bạn nhé :
.........1. NHÂN THIÊN THỪA (NTT) :
Thưa các bạn vì đây là CÕI NHÂN (loài người) cho nên đa số chúng ta mang nặng "tính người", và vì thế NTT là thích hợp nhất để đạo Phật tiếp cận quảng đại quần chúng.
Thế nào là NHÂN THIÊN THỪA (NTT) ?
_ NTT là một trình Giáo lý thuần Thiện, nhẹ nhàng dễ tương thích với đa số loài người chúng ta.
* _ Nhân Thừa gồm những giáo điều : Hiếu kính cha mẹ, ông bà, thương yêu đùm bọc anh chị em, giúp đở người khó khăn hoạn nạn, nói năng thì khí sắc thường giữ thuận hoà ôn nhu .....v...v....
_ Giữ 5 Giới (Sát, Đạo, Dâm, Vọng Tữu), ăn chay kỳ 2 ngày, 4 ngày mỗi tháng.
_ Giáo lý thì tuỳ thích mà xem Kinh đọc sách, nghe thuyết pháp.
_ Nếu giữ đều đặn những điều trên thì khi "100 tuổi" sẽ được đầu thai trở lại cõi người, làm người khá giả, hạnh phúc.
** _ Thiên Thừa cũng gồm những Giáo điều trên nhưng tích cực hơn, thấy người khó khăn hoạn nạn thì tích cực giúp đở, quên mình (không đắn đo nhiều đến sự an nguy của mình) để giúp người.
_ Giữ 10 Giới, hành Thập Thiện; ăn chay mỗi tháng 6 ngày, 10 ngày, hoặc chay trường.
_ Về phần Giáo Lý thì gắng học và hành theo Bát Chánh Đạo.
_ Nếu tinh tấn vâng làm theo Phật dạy thì khi mãn phần dứt khoát sẽ sanh về các tầng Trời thấp.
Kính bác nguoi aolam !
Tất nhiên ai cũng thích cõi trời hơn cõi người.
Nhưng vodanh có một thắc mắc, vì sao các cõi khác ít nhiều thì trong kinh điển cũng có trường hợp thành Phật, riêng cõi trời thì chưa thấy kinh điển nào nhắc đến có trường hợp từ cõi trời mà thành Phật, dù trong kinh điển các vị từ cõi trời đến nghe kinh là vô số, hầu như có Phật thuyết Pháp là có chư thiên đến nghe.
Điều kiện để thành Phật rất tốt, tránh được ác đạo, căn cơ cao hơn, được nghe chính Phật thuyết pháp, chẳng vướng bận cơm áo gạo tiền, vậy thì lí do gì trong kinh điển chẳng thấy nhắc đến có vị nào từ cõi thiên mà thành Phật cả.
Vậy nên vodanh cũng phân vân, nếu được chọn thì nên chọn cõi người hay cõi thiên?
Kính nhờ bác giúp vodanh giải mối nghi này!
nguoi ao lam
06-16-2015, 08:28 AM
Kính bác nguoi aolam !
Tất nhiên ai cũng thích cõi trời hơn cõi người.
Nhưng vodanh có một thắc mắc, vì sao các cõi khác ít nhiều thì trong kinh điển cũng có trường hợp thành Phật, riêng cõi trời thì chưa thấy kinh điển nào nhắc đến có trường hợp từ cõi trời mà thành Phật, dù trong kinh điển các vị từ cõi trời đến nghe kinh là vô số, hầu như có Phật thuyết Pháp là có chư thiên đến nghe.
Điều kiện để thành Phật rất tốt, tránh được ác đạo, căn cơ cao hơn, được nghe chính Phật thuyết pháp, chẳng vướng bận cơm áo gạo tiền, vậy thì lí do gì trong kinh điển chẳng thấy nhắc đến có vị nào từ cõi thiên mà thành Phật cả.
Vậy nên vodanh cũng phân vân, nếu được chọn thì nên chọn cõi người hay cõi thiên?
Kính nhờ bác giúp vodanh giải mối nghi này!
Kính bạn vodanh !
" vì sao các cõi khác ít nhiều thì trong kinh điển cũng có trường hợp thành Phật"
Xin bạn dẫn chứng dùm : _ Cõi Địa Ngục đã từng có ai thành Phật ? _ Cõi Ngạ Quỷ đã từng có ai thành Phật ?_ Cõi Súc sinh đã từng có con gì thành Phật ?_ Cõi Tu La đã từng có vị nào thành Phật ?
"riêng cõi trời thì chưa thấy kinh điển nào nhắc đến có trường hợp từ cõi trời mà thành Phật ?"
Ngày xưa, Hoá thân Phật Thích Ca đã từng dùng cõi Trời Đâu Suất làm "trạm trung chuyển" (với danh hiệu Hộ Minh Bồ tát) trước khi đến với cõi Ta Bà này.
Theo Kinh nói thì hiện tại Bồ tát Di Lặc cũng đang ở cõi Trời Đâu Suất, trong tương lai sẽ chui xuống cõi ô trược này để hoàn mãn hạnh nguyện THÀNH PHẬT.
"Điều kiện để thành Phật rất tốt, tránh được ác đạo, căn cơ cao hơn, được nghe chính Phật thuyết pháp, chẳng vướng bận cơm áo gạo tiền, vậy thì lí do gì trong kinh điển chẳng thấy nhắc đến có vị nào từ cõi thiên mà thành Phật cả".
Điều này thì đức Phật đã có kê ra 8 chỗ chướng nạn đối với Phật tử (cần nên tránh), Bát nạn gồm :
1. Địa ngục (zh. 地獄, sa. naraka)
2. Súc sinh (zh. 畜生, sa. tiryañc)
3. Ngạ quỷ (zh. 餓鬼, sa. preta)
4. Trường thọ thiên (zh. 長壽天, sa. dīrghāyurdeva), là cõi trời thuộc sắc giới với thọ mệnh cao. Thọ mệnh cao cũng là một chướng ngại vì nó làm mê hoặc hành giả, làm hành giả dễ quên những nỗi khổ của sinh lão bệnh tử trong Luân hồi mà không chịu thức ngộ.
5. Biên địa (zh. 邊地, sa. pratyantajanapāda), là những vùng xa xôi nơi trung tâm, không thuận tiện cho việc gặp hoặc tu học chính pháp.
6. Căn khuyết (zh. 根缺, sa. indriyavaikalya), không có đủ giác quan hoặc các giác quan bị tật nguyền như mù, câm, điếc.
7. Tà kiến biện thông (zh. 雅見, sa. mithyādarśana), những kiến giải sai lệch, bất thiện nhưng lại trôi chảy đầy uỷ mị ma lực.
8. Như Lai bất xuất sinh (zh. 如來不出生, sa. tathāgatānām anutpāda), nghĩa là sinh sống trong thời gian không có Phật hoặc giáo pháp của Phật không hiển hiện.
Các bạn chú ý, sinh lên cõi Trời Trường Thọ hoặc là sinh về Bắc Cu Lư Châu là những nơi rất sung sướng, lại không thể tu hành gì được, SẼ SỐNG LÂU DÀI TRONG VÔ MINH mà thôi, chứ có ích lợi gì đâu !.
Đừng nói chi đến sự sung sướng khoái lạc trên các cảnh Trời, có những vị có phước được đầu thai làm người, dầu còn duyên với Phật pháp được học Phật pháp đến nơi đến chốn, nhưng cuộc sống tiện nghi "trơn như thoa mở" cũng hầu hết đều "lạc vào đường Tà".
Không phải ra mặt phá hoại Phật pháp mới là Tà, mà quên mất mục đích "học Phật là cầu Giải thoát" lại thực tâm ca ngợi, ngưỡng mộ tôn sùng những tiêu chí SINH THIÊN cũng đều là lạc vào đường Tà.
Đạo Phật tạm dùng NHÂN THIÊN THỪA để gieo duyên cho Phật tử sơ cơ, giúp họ bớt khổ bớt căng thẳng trong cuộc sống, từ đó Phật tử mới an tâm mà tu học lên Con đường Giải Thoát.
"Vậy nên vodanh cũng phân vân, nếu được chọn thì nên chọn cõi người hay cõi thiên?"
Tuỳ bạn, nhưng ngày xưa Thái Tử Sĩ Đạt Ta đã từ bỏ cung son điện ngọc, vợ đẹp con xinh để dốc lòng tìm đạo nơi chốn "thâm sơn cùng cốc". Ở Việt Nam ta, cũng đã từng có vài vị vua, vài nàng công chúa đã từ chối cuộc sống đầy tiên nghi danh vọng để tìm Chân Lý Phật pháp, thì nay sao ta lại yếu hèn đi tìm chỗ an nhàn sung sướng ?
Thanh Trúc
06-17-2015, 08:24 AM
Các bạn chú ý, sinh lên cõi Trời Trường Thọ hoặc là sinh về Bắc Cu Lư Châu là những nơi rất sung sướng, lại không thể tu hành gì được, SẼ SỐNG LÂU DÀI TRONG VÔ MINH mà thôi, chứ có ích lợi gì đâu !.
Đừng nói chi đến sự sung sướng khoái lạc trên các cảnh Trời, có những vị có phước được đầu thai làm người, dầu còn duyên với Phật pháp được học Phật pháp đến nơi đến chốn, nhưng cuộc sống tiện nghi "trơn như thoa mở" cũng hầu hết đều "lạc vào đường Tà".
Không phải ra mặt phá hoại Phật pháp mới là Tà, mà quên mất mục đích "học Phật là cầu Giải thoát" lại thực tâm ca ngợi, ngưỡng mộ tôn sùng những tiêu chí SINH THIÊN cũng đều là lạc vào đường Tà.
Đạo Phật tạm dùng NHÂN THIÊN THỪA để gieo duyên cho Phật tử sơ cơ, giúp họ bớt khổ bớt căng thẳng trong cuộc sống, từ đó Phật tử mới an tâm mà tu học lên Con đường Giải Thoát.
Kính nguoi ao lam ! Chúng con chưa rõ "những tiêu chí sinh Thiên" là gì ? Xin bác hoan hỉ giải thích cho chúng con được hiểu thêm.
Kính cám ơn !
nguoi ao lam
06-17-2015, 08:31 AM
Kính nguoi ao lam ! Chúng con chưa rõ "những tiêu chí sinh Thiên" là gì ? Xin bác hoan hỉ giải thích cho chúng con được hiểu thêm.
Kính cám ơn !
Chào Thanh Trúc !
Trong Kinh Hoa Nghiêm có nói "Vong thất Bồ Đề Tâm, tu chư Thiện Nghiệp thị danh Ma Nghiệp" (Lìa đích Giải Thoát Rốt Ráo, chạy theo điều lành thiện, đúng nó là Ma nghiệp đó !).
Thưa các bạn ! "Làm điều lành chăm việc Thiện" là Giáo điều mà xuyên suốt hành trình tu Phật từ sơ cơ cho đến cuối hành trình, chư Phật tử đều phải "dán lên trán". Thế mà sao ở đây đức Phật lại nói lạ vậy ?
_ Xin thưa, "Làm điều lành chăm việc Thiện" là pháp trợ duyên, tất cả Phật tử chúng ta đừng quên mục đích chính của Phật pháp là TOÀN GIÁC (mà có 2 chặng quan trọng phải vượt qua, đó là chứng Vô Ngã và chứng Pháp Không _ Vô Pháp) . Nếu Phật tử không phân biệt được cái nào là chính, cái nào là phụ, đem những điều phụ lên làm tiêu chí tu hành thì sẽ lạc vào Ma Nghiệp.
Ở đây "Làm điều lành, chăm việc Thiện" là tiêu chí sinh Thiên thứ nhất, ngoài ra còn rất nhiều tiêu chí khác, đơn cử như :
_ Thanh Tịnh.
_ Vô Vi.
_ "Thiểu dục tri túc" (ít muốn biết đủ)
_ Vô cầu.
_ Vô dục.
_ Buông xả.
_ Dừng đứng tâm ý.
_ Bất tranh.
_ Diệt trừ phàm tính, phiền não.
_ ......
_ ......
Còn rất nhiều tiêu chí khác, các bạn có thể xem lại Kinh Pháp Cú và nhiều nhất là ở Phẩm Bà La Môn.
Giáo Pháp của Phật thì từ đầu đến cuối đều LÀNH, chỉ có điều chư vị Giác Ngộ, Đại Giác Ngộ từ chỗ KHÔNG CHẤP PHÁP NÀO CẢ MÀ PHƯƠNG TIỆN BÀY RA 5 THỪA, còn chư vị Giảng sư ngày nay có những vị tâm đắc với Giáo Điều, Bài Pháp nào thì liền bảo thủ, đi đến đâu cũng ra rả nói theo CHẤP NHẤT của mình, mà không nhớ rằng đạo Phật xây dựng trên căn bản NHẤT THIẾT PHÁP KHÔNG.
homeless
06-19-2015, 10:04 AM
Vì không được rõ lắm về lời giáo huấn của bác nguoi aolam, xin được đưa ra vài ý mong được giải đáp.
+ Nếu muốn sanh lên cõi trời thì ít ra cũng đã nhiều đời tu hành Phật Pháp mới lên được. vậy công phu tu hành khi lên trời đều bị mất hết cả hay sao. nếu thế nhân quả chỉ dừng lại ở chỗ thọ hưởng. còn cái phần mà gọi là chỗ chứa hình như là như Lai tạng thì phải. nó bị xóa rồi hay sao mà chủng tử tu hành chạy đâu mất? nếu còn thì vẫn có thể tu hành tiếp được chứ.
+ nếu nói như vậy thì tu hành được hay không là do hoàn cảnh chứ không thuộc về TÂM.
Mà nếu do TÂM thì có liên quan gì đến hoàn cảnh.
nếu nói chỉ có khổ mới tu hành được. mà nỗi khổ trần gian không ngoài miếng cơm , manh áo, danh vọng , nhục , vinh... nhưng chủ yếu là lo cơm ăn áo mặc là chính mới sinh đủ thứ khổ. vậy mà không thể tu hành được nên mới xuất gia. xuất gia rồi thì cũng như lên trời, không phải lo cái khổ nạn cơm áo
Như vậy liệu xuất gia khó tu hơn hay tại gia khó tu hơn( khó thành )
Hay là như ngày nay người thực hành Phật Pháp thì nghèo kiết mùng tơi chẳng có lấy miếng cơm còn phải nhờ vả người thân quen, không có lấy một xu để cúng dường bố thí. thì gọi là tu suông. còn những người giàu ,năng lên chùa bái lễ cúng dường tiền tỉ thì được gọi là chân chánh thực hành lời Phật dạy...
Vì còn u mê nên mở lời mong được chỉ bày.
nguoi ao lam
06-19-2015, 10:09 AM
Vì không được rõ lắm về lời giáo huấn của bác nguoi aolam, xin được đưa ra vài ý mong được giải đáp.
+ Nếu muốn sanh lên cõi trời thì ít ra cũng đã nhiều đời tu hành Phật Pháp mới lên được. vậy công phu tu hành khi lên trời đều bị mất hết cả hay sao. nếu thế nhân quả chỉ dừng lại ở chỗ thọ hưởng. còn cái phần mà gọi là chỗ chứa hình như là như Lai tạng thì phải. nó bị xóa rồi hay sao mà chủng tử tu hành chạy đâu mất? nếu còn thì vẫn có thể tu hành tiếp được chứ.
+ nếu nói như vậy thì tu hành được hay không là do hoàn cảnh chứ không thuộc về TÂM.
Mà nếu do TÂM thì có liên quan gì đến hoàn cảnh.
nếu nói chỉ có khổ mới tu hành được. mà nỗi khổ trần gian không ngoài miếng cơm , manh áo, danh vọng , nhục , vinh... nhưng chủ yếu là lo cơm ăn áo mặc là chính mới sinh đủ thứ khổ. vậy mà không thể tu hành được nên mới xuất gia. xuất gia rồi thì cũng như lên trời, không phải lo cái khổ nạn cơm áo
Như vậy liệu xuất gia khó tu hơn hay tại gia khó tu hơn( khó thành )
Hay là như ngày nay người thực hành Phật Pháp thì nghèo kiết mùng tơi chẳng có lấy miếng cơm còn phải nhờ vả người thân quen, không có lấy một xu để cúng dường bố thí. thì gọi là tu suông. còn những người giàu ,năng lên chùa bái lễ cúng dường tiền tỉ thì được gọi là chân chánh thực hành lời Phật dạy...
Vì còn u mê nên mở lời mong được chỉ bày.
Chào bạn homeless !
Mặc dầu câu hỏi của bạn không rõ ràng lắm, nhưng nguoi aolam cũng xin cố gắng trong khả năng :
Khi hành giả được sinh Thiên thì "công phu tu hành khi lên trời đều bị mất hết cả hay sao ?"
_ Được sinh Thiên là kết quả "công phu tu hành" đó ! Sao bạn lại cho là mất ? Ví như bạn đem một bao quặng vàng đến lò luyện kim, người ta đưa lại cho bạn 1 chỉ vàng, thì đó là kết quả của 1 ngày cực khổ đào quặng, chứ nào có mất đi đâu. (Không lẻ bạn còn hỏi "cái bao đất đá của tôi đâu ?").
còn cái phần mà gọi là chỗ chứa hình như là như Lai tạng thì phải. nó bị xóa rồi hay sao mà chủng tử tu hành chạy đâu mất? nếu còn thì vẫn có thể tu hành tiếp được chứ ?.
_ Giả sử có vị tu hành chăm chỉ 40 năm, rồi sau đó phạm vào Khẩu Nghiệp (nói một câu mà tội rất nặng) thì vị ấy sẽ đi Địa Ngục bằng "thẻ VIP", công phu 40 năm tu hành của vị ấy không mất, nhưng phải chờ cho hành giả trả xong cái Ác Nghiệp (Khẩu Nghiệp) kia, thì mới phục hồi (restore) lại.
Chắc bạn còn nhớ chuyện "bị đoạ 500 kiếp làm thân chồn chỉ vì một câu nói : Bậc Đại tu hành không lạc vào Nhân Quả", đó là vị Tăng này chưa bài bác Nhân Quả, mà chỉ do hiểu sai mà thôi.
+ nếu nói như vậy thì tu hành được hay không là do hoàn cảnh chứ không thuộc về TÂM.
Câu này là bạn suy luận sai, câu chuyện không phiến diện như thế !
Mà nếu do TÂM thì có liên quan gì đến hoàn cảnh ?.
"Tâm Cảnh bất nhị" bạn ơi !
Như vậy liệu xuất gia khó tu hơn hay tại gia khó tu hơn (khó thành) ?
Tuỳ căn cơ, với căn cơ Nhân Thiên Thừa và Nhị Thừa thì xuất gia dễ thành tựu đạo nghiệp hơn.
Hay là như ngày nay người thực hành Phật Pháp thì nghèo kiết mùng tơi chẳng có lấy miếng cơm còn phải nhờ vả người thân quen, không có lấy một xu để cúng dường bố thí. thì gọi là tu suông. còn những người giàu ,năng lên chùa bái lễ cúng dường tiền tỉ thì được gọi là chân chánh thực hành lời Phật dạy...
Chắc bạn dư biết Phước đức và Công Đức khác nhau chứ ?! Cúng dường bố thí tiền tỉ chỉ như bỏ tiền vào "Ngân Hàng Địa Phủ" kiếp sau rút ra xài, chứ cái "thẻ" này không dùng (không có giá trị) trong "Không môn".
nguoiaolam có đọc trong "84 vị Thánh Tăng Ấn độ" có một vị vốn là "Vương tôn công tử" phát tâm tu Phật. Vị ấy không mang hình thức tu sĩ "đầu tròn áo vuông" mà đóng vai người "vô gia cư" xin vào làm tạp dịch trong Kỹ Viện để kiếm chén cơm sống qua ngày. Bạn cũng biết rồi đó Kỹ Viện (nhà thổ, động mãi dâm) thì rất ô hợp, những Tú Bà hay gái điếm thì đa phần không có ăn nói lịch sự với người làm công bao giờ. Ấy vậy mà nhân vật của chúng ta vẫn kiên trì phục dịch, thậm chí còn phải "đổ bô" cho quý cô nương chảnh choẹ nữa chứ, chuyện nghe mắng chửi vào đầu thì "như cơm bữa".
Công việc nhẫn nhục phi thường ấy chính là Công đức đó, nhẫn nhục phi thường thì mới đạt thành tựu phi thường chứ, nhờ vậy mà 12 năm sau vị ấy THÀNH ĐẠO.
Hoàng Mai
06-20-2015, 08:41 AM
Ở đây "Làm điều lành, chăm việc Thiện" là tiêu chí sinh Thiên thứ nhất, ngoài ra còn rất nhiều tiêu chí khác, đơn cử như :
_ Thanh Tịnh.
_ Vô Vi.
_ "Thiểu dục tri túc" (ít muốn biết đủ)
_ Vô cầu.
_ Vô dục.
_ Buông xả.
_ Dừng đứng tâm ý.
_ Bất tranh.
_ Diệt trừ phàm tính, phiền não.
_ ......
_ ......
Còn rất nhiều tiêu chí khác, các bạn có thể xem lại Kinh Pháp Cú và nhiều nhất là ở Phẩm Bà La Môn.
Giáo Pháp của Phật thì từ đầu đến cuối đều LÀNH, chỉ có điều chư vị Giác Ngộ, Đại Giác Ngộ từ chỗ KHÔNG CHẤP PHÁP NÀO CẢ MÀ PHƯƠNG TIỆN BÀY RA 5 THỪA, còn chư vị Giảng sư ngày nay có những vị tâm đắc với Giáo Điều, Bài Pháp nào thì liền bảo thủ, đi đến đâu cũng ra rả nói theo CHẤP NHẤT của mình, mà không nhớ rằng đạo Phật xây dựng trên căn bản NHẤT THIẾT PHÁP KHÔNG.
Kính bác nguoiaolam !
Con hãy còn phân vân, những tiêu chí mà bác nêu trên, theo con thì đúng là Phật pháp rồi. Mà sao bác nói như có ý bài bác ?
Kính thắc mắc.
nguoi ao lam
06-20-2015, 08:46 AM
.
Kính bác nguoiaolam !
Con hãy còn phân vân, những tiêu chí mà bác nêu trên, theo con thì đúng là Phật pháp rồi. Mà sao bác nói như có ý bài bác ?
Kính thắc mắc.
Kính chào các bạn ! Chào Hoàng Mai !
Vì Con đường Nhất Thừa dung thông các Thừa, cho nên không chỉ có khuyến tấn mà còn khắt khe với hành giả _ như khi thấy một người trình độ căn cơ Nhân Thiên Thừa mà đi lý luận những chuyện cao xa của Đại Thừa - Tối Thượng Thừa _ liền nhắc nhở là phải "giữ kỹ Thân Khẩu Ý", "nghiêm trì Giới Luật" chứ không bài bác Thừa nào cả.
Sở dĩ có vẻ như bài bác là vì muốn "nâng cấp" cho hành giả (khi thích hợp), muốn "nhổ đinh tháo chốt" cho hành giả (khi thích hợp _ tức là đã "chín mùi").
Đơn cử như bài kệ của Ngài Thần Tú :
"Thân như cây Bồ Đề,
Tâm là đài gương sáng
Phải thường xuyên lau chùi
Chớ để dính bụi dơ".
Ngủ Tổ thấy bài kệ bèn bảo chúng : "Bài này hay đấy ! Các Ông nên học thuộc lòng, ráng thực hành theo, ắt sẽ không bị đoạ vào 3 đường ác".
Bài kệ này khuyên ta nên tích cực "Diệt trừ phàm tính, phiền não" thì đúng nó là Phật pháp rồi, (nhưng lời lẻ vẫn còn vướng mắc trong Nhân Thiên Thừa) cho nên Ngũ Tổ kêu TT Thần Tú vào phòng riêng bảo rằng : "Bài kệ này chưa được, ông hãy về làm lại !". Các bạn thấy không, Tổ đâu có bài bác bài kệ ấy, mà còn khuyên mọi người nên thắp hương, học thuộc lòng và thực hành nữa kia, nhưng "nhổ đinh tháo chốt" cho người đệ tử "trưởng tràng" thân yêu của mình thì chưa phải lúc.
Một vị Quốc sư (TT Thần Tú) có đám tang lớn nhất lịch sử Trung Hoa, thì rõ ràng Ngài đã "lên Tiên" từ khi còn tại thế rồi còn gì !
Xin nhắc lại, những tiêu chí sinh Thiên vẫn là Phật pháp, nhưng chỉ là phương tiện "quá độ", với Phật tử có đủ duyên học Phật pháp, "trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu" mà, thì nên cố gắng "Nguyện giải Như Lai nghĩa nhiệm mầu", có như thế mới không phụ lòng đức Từ Phụ.
Mến !
Thế Hùng
06-21-2015, 06:20 PM
Kính các bạn !
Người tu Tiểu Thừa nếu cứ bám chặt vào con đường mình đã chọn thì sẽ có thể đến Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, tức là đắc quả A La Hán, cũng gọi là vị Giác Ngộ (nhưng đạo Phật hãy còn từ Đại Giác Ngộ, để chỉ những vị Đại Bồ tát hay Phật _ Chánh Đẳng Chánh Giác).
Người tu Đại Thừa nếu cứ bám chặt vào con đường mình đã chọn thì vẫn sẽ có thể đến Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, vẫn sẽ có thể đạt đến địa vị Bất Thối (tức là Bồ tát Thất Địa).
---------------
Thưa các bạn, vậy là chúng ta đã có một bản đồ khái quát về Hành trình Chân Lý của đạo Phật, hay nói khác đi là bản Đề Cương về Con Đường Nhất Thừa, bây giờ chúng ta bắt đầu vẽ bản đồ chi tiết các bạn nhé :
.........1. NHÂN THIÊN THỪA (NTT) :
Thưa các bạn vì đây là CÕI NHÂN (loài người) cho nên đa số chúng ta mang nặng "tính người", và vì thế NTT là thích hợp nhất để đạo Phật tiếp cận quảng đại quần chúng.
Thế nào là NHÂN THIÊN THỪA (NTT) ?
_ NTT là một trình Giáo lý thuần Thiện, nhẹ nhàng dễ tương thích với đa số loài người chúng ta.
* _ Nhân Thừa gồm những giáo điều : Hiếu kính cha mẹ, ông bà, thương yêu đùm bọc anh chị em, giúp đở người khó khăn hoạn nạn, nói năng thì khí sắc thường giữ thuận hoà ôn nhu .....v...v....
_ Giữ 5 Giới (Sát, Đạo, Dâm, Vọng Tữu), ăn chay kỳ 2 ngày, 4 ngày mỗi tháng.
_ Giáo lý thì tuỳ thích mà xem Kinh đọc sách, nghe thuyết pháp.
_ Nếu giữ đều đặn những điều trên thì khi "100 tuổi" sẽ được đầu thai trở lại cõi người, làm người khá giả, hạnh phúc.
** _ Thiên Thừa cũng gồm những Giáo điều trên nhưng tích cực hơn, thấy người khó khăn hoạn nạn thì tích cực giúp đở, quên mình (không đắn đo nhiều đến sự an nguy của mình) để giúp người.
_ Giữ 10 Giới, hành Thập Thiện; ăn chay mỗi tháng 6 ngày, 10 ngày, hoặc chay trường.
_ Về phần Giáo Lý thì gắng học và hành theo Bát Chánh Đạo.
_ Nếu tinh tấn vâng làm theo Phật dạy thì khi mãn phần dứt khoát sẽ sanh về các tầng Trời thấp.
Kính nguoiaolam !
Con thấy Bát Chánh Đạo rất hay, hành giả có thể chỉ áp dụng một bài pháp duy nhất này cho cả một đời học Phật của mình.
Nhưng con chưa hiểu, vì sao bác lại xếp Bát Chánh Đạo là Giáo Lý Nhân Thiên Thừa ?
Kính xin bác giải nghi cho con.
nguoi ao lam
06-21-2015, 06:48 PM
Kính nguoiaolam !
Con thấy Bát Chánh Đạo rất hay, hành giả có thể chỉ áp dụng một bài pháp duy nhất này cho cả một đời học Phật của mình.
Nhưng con chưa hiểu, vì sao bác lại xếp Bát Chánh Đạo là Giáo Lý Nhân Thiên Thừa ?
Kính xin bác giải nghi cho con.
Chào các bạn ! Chào Thế Hùng !
Người chuyên tu Bát Chánh Đạo cải thiện được hành vi bất chính, tạo cho tự thân một đời sống chân chánh ích lợi và thiện mỹ.
Thế giới quan bên ngoài được hình thành từ tâm niệm, là kết quả của hành vi. Do đó, nếu thực hành theo Bát Chánh Đạo thì có thể tạo cho ta một tâm hồn trong sáng, một môi trường lành mạnh, một bầu không khí yên bình (quanh hành giả), một cuộc sống hạnh phúc.
Bát Chánh Đạo gồm :
1. CHÁNH KIẾN : Có kiến thức chân chánh không bị mê hoặc và lôi cuốn bởi ngoại đạo tà giáo.
2. CHÁNH TƯ DUY : Suy nghĩ chơn chánh sẽ giúp ta tránh được những lỗi lầm không mong muốn.
3. CHÁNH NGỮ : Lời nói chân chánh lợi mình lợi người.
4. CHÁNH NGHIỆP : Hành động chân chánh có ích cho mình và không làm thương tổn người khác.
5. CHÁNH MẠNG : Đời sống chân chánh không bị khinh rẽ, chê bai, được mọi người mến mộ, kính trọng.
6. CHÁNH TINH TẤN : Siêng năng chơn chánh sẽ thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
7. CHÁNH NIỆM : Nhớ nghĩ chân chánh, không bị vương vấn những dằn vặt, ân hận, nuối tiếc, những nhớ nghĩ mông lung vô ích.
8. CHÁNH ĐỊNH : Thiền định chơn chánh là công cụ đắc lực bào mòn nghiệp chướng, giúp mở mang trí tuệ.
Thường khi tụng Kinh A Di Đà, chúng ta vẫn có nghe : Ngũ căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Thánh Đạo Phận (Bát Chánh Đạo), ..v....v.... Bát Chánh Đạo nằm trong 37 phẩm trợ đạo, tức là những pháp môn trợ giúp vào cho cuộc đời tu hành, cho hành trình tìm về bến Giác của chúng ta được hanh thông, suông sẻ. Chớ không phải Bát Chánh Đạo là pháp môn "then chốt" để mở "cánh cửa" Phật pháp.
Hành giả nếu một đời chuyên tu Bát Chánh Đạo thì có thể nắm chắc phần "vãng sanh lên Thiên Đường".
Mến !
minhdinh
06-23-2015, 06:24 PM
Kính chào nguoi ao lam ! chào các bạn.
Nhân tiện chủ để của bác Nguoi ao lam,minhdinh xin muốn được đặt ra một câu hỏi như thế này : "Cái gì hay điều gì là gốc,là cốt lõi,là cái hồn để giúp cho những Giáo lý của Đạo Phật có giá trị bền vững,giúp cho chúng ta,những Phật tử,khỏi bị lạc lối trong quá trình tu học của mình,không khiến chúng ta đánh mất bản thân mình,giúp chúng ta vững bước trên con đường tu tập lâu dài của mình."
Điều này chúng ta hay được nghe,hay được khuyến khích thực hiện nhưng đôi khi chúng ta hay quên mất tầm quan trọng của nó (hoặc chúng ta chưa thấy được ý nghĩa thực sự của nó).
nguoi ao lam
06-23-2015, 06:30 PM
Kính chào nguoi ao lam ! chào các bạn.
Nhân tiện chủ để của bác Nguoi ao lam,minhdinh xin muốn được đặt ra một câu hỏi như thế này : "Cái gì hay điều gì là gốc,là cốt lõi,là cái hồn để giúp cho những Giáo lý của Đạo Phật có giá trị bền vững,giúp cho chúng ta,những Phật tử,khỏi bị lạc lối trong quá trình tu học của mình,không khiến chúng ta đánh mất bản thân mình,giúp chúng ta vững bước trên con đường tu tập lâu dài của mình."
Điều này chúng ta hay được nghe,hay được khuyến khích thực hiện nhưng đôi khi chúng ta hay quên mất tầm quan trọng của nó (hoặc chúng ta chưa thấy được ý nghĩa thực sự của nó).
Cám ơn minhdinh đã hỏi đúng lúc !
Thưa các bạn, có đôi khi người học Phật sơ cơ muốn có một cái nhìn khái quát về đạo Phật, liền được giới thiệu TỨ DIỆU ĐẾ (KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO).
Về chữ KHỔ, thì người đời ai cũng thấm đẫm nó rồi, nhưng không nhận rõ nó lắm, được quý Thầy quý Sư diễn giải ra thì thấy rõ hơn, thấy chán đời hơn. Ba chữ kế tiếp cũng được Giảng Sư triễn khai đầy đủ, nhưng cái đọng lại trong tâm hồn người mới là một "đống" những "Phải thế này, phải thế nọ", nào là Tứ Diệu Đế, Bát Chánh đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, ........tất cả Giáo lý Phật pháp được "nhét" vào lộn xộn.
Sao thế nhĩ ? Vì chính Giảng Sư cũng không xem trọng chuyện THÀNH ĐẠO, chuyện GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI; vì chính Giảng Sư cũng nghĩ rằng "Thời buổi này, làm gì có chuyện THÀNH ĐẠO, chuyện GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI". Mà G/s chỉ chú trọng : nói làm sao cho bài thuyết pháp của mình nó hoành tráng, nó bao quát (nó được dẫn chứng Tây Ta Tàu Pali Phạn ngữ đủ thứ), được nhiều người vỗ tay tán thưởng.
Cái Giáo lý "cốt lõi" nhất trong đạo Phật là gì ? Là VÔ NGÃ ! Cái VÔ NGÃ này là cái đức Phật đã chứng biết và khi "chuyển pháp luân" mục đích của đức Phật là muốn cho tất thảy những kẻ mê lầm Bản Ngã nhận ra Chân Lý này, để mà tự Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi (có thể nói là "không cần ai chứng minh cho sự tự Giải Thoát của hành giả").
Giáo Lý VÔ NGÃ gồm có 2 phần : Nhân vô ngã và Pháp vô ngã. Mà NHỊ THỪA là giúp đưa hành giả THỰC CHỨNG NHÂN VÔ NGÃ.
(Còn Đại Thừa sẽ giúp đưa hành giả THỰC CHỨNG PHÁP VÔ NGÃ).
Điều này là mục đích, là "cốt lõi" của đạo Phật, còn những Giáo Lý khác chỉ là trợ duyên, là Giáo lý Bổ Sung.
Cũng như vẽ tranh chân dung thì quan trọng nhất là bố cục, kế đến là cặp mắt truyền thần, nếu các bạn đã có bố cục và đã thể hiện được cặp mắt có thần thì có thể xem như là "tác phẫm" của bạn đã gần xong. (Phần còn lại chỉ là chuyện thời gian mà thôi).
Mến !
nguoi ao lam
06-23-2015, 06:39 PM
Kính chào quý đạo hữu !
Hôm nay chúng ta đi vào phần chính của NHỊ THỪA.
..........2. _ NHỊ THỪA gồm có 2 Thừa là Tiểu Thừa và Quyền Thừa.
Cả 2 Thừa này đều có điểm chung là :
a. Hướng "tiêu cực" :
Hành giả tu 2 thừa này đều có khuynh hướng không muốn đụng chạm với đời, cuộc sống càng đơn giản càng tốt, thích nơi vắng vẻ (thâm sơn cùng cốc), tránh nơi phồn hoa nào nhiệt, không hề mong muốn bả vinh hoa phú quý.
Chuyện độ sinh thì ai có duyên đến, cầu khẩn lắm, thấy căn cơ thích hợp thì mới được nhận làm đệ tử, nhận đệ tử rồi dạy dỗ được bao nhiêu thì dạy, không quan trọng cái chuyện đệ tử có thể thành tựu đạo nghiệp hay không ? Sư phụ biết được bao nhiêu dạy hết cho đệ tử trong một thời gian ngắn, rồi "đường ai nấy đi", "thân ai nấy giữ", "khôn sống mống chết".
b. Điểm đến :
Hành giả tu 2 Thừa này đều cùng đến đích cuối là Niết Bàn tịch tĩnh, vất bỏ phàm trần, nhân thế.
Nhưng phương tiện để đến Niết Bàn thì mỗi thừa mỗi khác :
a. Tiểu Thừa chủ yếu Quán Vô Ngã (không kể các pháp môn trợ đạo), mà nhận ra Bản Thể Tâm.
b. Quyền Thừa chủ yếu quán sự vận hành của các pháp từ sanh trụ đến di diệt _ Thập Nhị Nhân Duyên _ mà nhận ra "Cái không sanh trụ dị diệt".
-------------
A. _ Trước tiên chúng ta cùng khảo sát phương pháp quán Vô Ngã của Tiểu Thừa nhé :
Một đứa trẻ sơ sinh thì chưa biết gì, cái biết đầu tiên của nó là biết khóc để thở (theo nhu cầu của cơ thể), nếu không khóc đứa bé sẽ thiếu oxy mà chết, cái biết thứ hai là biết cái núm vú cung cấp sữa qua miệng làm cho bao tử cảm thấy dễ chịu (hết đói), rồi đứa bé lần lượt biết nhìn ngó, biết quơ quơ cử động tay chân. Tất cả mọi cái biết sẽ lần lượt được tiếp thu, tạo thành cái biết cá nhân : này mẹ này cha, này ông bà, này anh chị em, biết thương biết ghét biết thích thú biết giận hờn.
nguoiaolam gọi chung những tri thức _ cái biết này _ là CÁI BỊ BIẾT, tức là BIẾT có điều kiện _ sự tiếp xúc tương tác giữa lục căn (mắt tai mũi lưỡi thân ý) và lục trần (sắc thinh hương vị xúc pháp) mà sinh ra, nhà Phật gọi là THỨC. Cái THỨC hay CÁI BỊ BIẾT là cái đi từ 0 đến CÓ, rồi phát triễn dần lên.
Vì sao nguoiaolam gọi THỨC là CÁI BỊ BIẾT ?
_ Vì muốn dọn đường cho vế thứ 2 là CÁI TỰ BIẾT (tức là CÁI BIẾT KHÔNG LỆ THUỘC ĐIỀU KIỆN GÌ CẢ, cái đó gọi là Trí (một tên khác của A Lại Da Tâm).
[ Xin chú ý CÁI BỊ BIẾT mà nguoiaolam nói khác với CÁI BỊ BIẾT mà vodanh hiểu. Phải chăng với vodanh : Đối tượng của CÁI BIẾT là CÁI BỊ BIẾT ? Phải chăng với vodanh CÁI BIẾT là chủ thể, là hữu tình; còn CÁI BỊ BIẾT là đối tượng (đối trọng, đối tác, ...) là vô tri ??? ]
CÁI BỊ BIẾT mà nguoiaolam nói vẫn là chủ thể, là cái THỨC (hay Thần Thức).
Trong Kinh Lăng Nghiêm, đức Phật phân tích cho Ngài A Nan biết : Cái Thấy thì phải có 3 điều kiện con mắt, ánh sáng, vật thể, không có 3 điều kiện đó thì Nhãn Thức không sinh; nhưng CÁI TÁNH THẤY thì không có điều kiện gì cả, không có ánh sáng, không có vật thể, không có mắt chúng ta vẫn thấy đó là "THẤY tối thui". CÁI TÁNH THẤY trong Kinh Lăng Nghiêm đức Phật dụ cho A Lại Da Tâm hay CÁI TỰ BIẾT (không cần điều kiện gì cả, không hề có sinh ra hay mất đi gì cả).
Cũng CÁI TỰ BIẾT này, trong bài này nó được gọi là A Lại Da Tâm, sau này lên cấp cao hơn, ở trình áp chót thì CÁI TỰ BIẾT này có tên gọi _tuỳ theo công năng _ là Diệu Quan Sát Trí, Bình Đẳng Tánh Trí hay là Nhất Thiết Chủng Trí.
Bài hôm nay tuy ngắn gọn nhưng nó bao quát lắm, là "then chốt" là "cốt tuỷ" của Nhị Thừa đó !
Để suy tư cho bài này, nguoiaolam có một bức ảnh :
http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/tam%20nhin3_zps3geexpfn.jpg
Xin các bạn, bạn nào có thể cho nguoiaolam biết :
1. _ Bức ảnh trên nhằm diễn tả cái gì ?
2. _ Cái Trí (hay A Lại Da Tâm) nằm ở đâu trong bức ảnh trên ?
Mến !
minh thức
06-24-2015, 11:35 AM
Để suy tư cho bài này, nguoiaolam có một bức ảnh :
http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/tam%20nhin3_zps3geexpfn.jpg
Xin các bạn, bạn nào có thể cho nguoiaolam biết :
1. _ Bức ảnh trên nhằm diễn tả cái gì ?
2. _ Cái Trí (hay A Lại Da Tâm) nằm ở đâu trong bức ảnh trên ?
Mến !
Kính nguoiaolam !
Xin cho con hỏi : Khi đức Lục tổ Huệ Năng nói với Ngài Huệ Minh "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, đương lúc đó là cái Bản lai diện mục của Minh thượng toạ đó !"
Thưa bác, phải chăng lúc đó Ngài Huệ Minh thấy được "Cái Tự Biết" rồi sinh ra vui mầng hoan hỉ ?
Trong bức ảnh của bác, con không thấy "Cái Tự Biết" hay cái Trí (hay A Lại Da Tâm) ở đâu hết, con chỉ thấy 2 con mắt tượng trưng cho cái Thức hay "cái Bị Biết" mà thôi.
Kính !
nguoi ao lam
06-24-2015, 11:44 AM
Kính nguoiaolam !
Xin cho con hỏi : Khi đức Lục tổ Huệ Năng nói với Ngài Huệ Minh "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, đương lúc đó là cái Bản lai diện mục của Minh thượng toạ đó !"
Thưa bác, phải chăng lúc đó Ngài Huệ Minh thấy được "Cái Tự Biết" rồi sinh ra vui mầng hoan hỉ ?
Trong bức ảnh của bác, con không thấy "Cái Tự Biết" hay cái Trí (hay A Lại Da Tâm) ở đâu hết, con chỉ thấy 2 con mắt tượng trưng cho cái Thức hay "cái Bị Biết" mà thôi.
Kính !
Chào minh thức !
Đúng vậy ! lúc đó Huệ Minh vui mừng vì đã "chạm mặt chủ nhân ông", tuy nhiên chuyện này khi kể lại đã làm cho vô số người hiểu lầm rằng cái "nhất thời hoang mang vô định" là Niết Bàn, là Bản Thể Tâm. Đây là cái sai lầm "chết người".
Không phải vậy đâu, cái "nhất thời hoang mang vô định" vẫn là CÁI SỐNG CỦA THỨC _ Ý Thức, sống với Thức thì chết mờ mịt, chứ nào phải chứng đắc gì.
Cái giây phút Huệ Minh "chạm mặt chủ nhân ông" là giây phút TẠM THỜI KHÔNG CÓ SỰ HIỆN DIỆN CỦA Ý THỨC _ VẮNG BẶT Ý THỨC (rồi sau đó Ý Thức trở lại vẫn là con người cũ). Đây mới là chứng ngộ, cái giây phút nghiêm trọng "bẻ ngoặc" cuộc đời của hành giả (hay còn gọi là "sang trang mới") ấy, có nhiều ấn tượng sâu sắc mà không nên kể ra (vì sẽ tạo nên vô số "chứng ngộ giả").
Huệ Minh chỉ nhất thời trải nghiệm khoảnh khắc "VẮNG MẶT Ý THỨC" là đủ để đi "hùng cứ" một phương.
Ở Việt Nam cũng có Ngài Minh Tịnh Thiền sư "nhất thời đắc pháp" như vậy ở Tây Tạng, về Việt Nam mở đạo tại Bình Dương (Tây Tạng Tự) là vị sơ Tổ.
Trong bức ảnh của bác, con không thấy "Cái Tự Biết" hay cái Trí (hay A Lại Da Tâm) ở đâu hết, con chỉ thấy 2 con mắt tượng trưng cho cái Thức hay "cái Bị Biết" mà thôi.
Kính !
Đúng vậy ! CÁI TỰ BIẾT (hay A Lai Da Tâm, cũng đã được gọi là Căn Bản Trí) thì vô hình vô tướng làm sao mà vẽ đây ?! Tuy nhiên bạn có thể chỉ định CÁI HÌNH NỀN (trắng xoá _ không màu) là ảnh minh hoạ của CÁI TỰ BIẾT.
Mến !
Vô danh
06-25-2015, 11:49 AM
Kính chào quý đạo hữu !
[ Xin chú ý CÁI BỊ BIẾT mà nguoiaolam nói khác với CÁI BỊ BIẾT mà vodanh hiểu. Phải chăng với vodanh : Đối tượng của CÁI BIẾT là CÁI BỊ BIẾT ? Phải chăng với vodanh CÁI BIẾT là chủ thể, là hữu tình; còn CÁI BỊ BIẾT là đối tượng (đối trọng, đối tác, ...) là vô tri ??? ]
CÁI BỊ BIẾT mà nguoiaolam nói vẫn là chủ thể, là cái THỨC (hay Thần Thức).
Kính nguoiaolam !
Như bác nói : theo vodanh, đối tượng của cái biết chính là cái bị biết, cái biết là chủ thể hữu tình, còn cái bị biết là đối tượng (đối trong, đối tác...) nhưng không hẳn là vô tri. Vì cái bị biết bao gồm chính ta: thân thể của ta (bao gồm cả mắt mũi tai....), cảm xúc của ta, ý nghĩ của ta...
Tuy nhiên vodanh có thể biết cảm xúc của mình từ đâu ra, chứ suy nghỉ của mình từ đâu ra thì chịu, không thể biết nó từ đâu ra....Cái bị biết gồm cả chủ thể nhưng chỉ tới mức cảm xúc. Còn cái chủ thể sinh ra ý nghĩ như thế nào thì chịu. Đây là điểm mù của vodanh. Cái tự biết vodanh không mắm bắt được.
Khoa học ngày nay có thể giúp những người mù có trải nghiệm về sự thấy, họ quay phim cảnh vật và chuyển thành tín hiệu điện, truyển vào cơ quan cảm thụ sau điểm vàng, tín hiệu truyền lên não và người mù có trải nghiệm của sự thấy, như vậy tính thấy và con mắt không phải là một. Tuy nhiên tính thấy là như thế nào thì chưa được rõ.
Vì ý nghĩ sinh ra như thế nào, cái gì sinh ra ý nghĩ vodanh không hiểu được nên đề tài này đến đây đành đứng nhìn chứ không có ý kiến gì.
Kính!
ct-02
06-25-2015, 12:05 PM
Kính nguoiaolam !
CT tự thấy mình mình rất là non kém so với nhiều vị trong D Đ, nói chi đến Pháp Phật.
Để cùng tìm hiểu, CT xin được thưa thốt:
Bác viết : nguoiaolam gọi chung những tri thức _ cái biết này _ là CÁI BỊ BIẾT, tức là BIẾT có điều kiện _ sự tiếp xúc tương tác giữa lục căn (mắt tai mũi lưỡi thân ý) và lục trần (sắc thinh hương vị xúc pháp) mà sinh ra, nhà Phật gọi là THỨC.
Theo CT thì:
Sáu căn tương tác với 6 trần chưa đủ đk sinh lục thức. Thức chỉ có khi mà đem so sánh cùng với bao thức khác trước đó đã lưu (save) và cố tình lưu.
Căn (1) + trần (1) = Ảnh (1), ảnh (1) nầy có trở thành thức (1) hay không khi ta só sánh với quá khứ (1') hoặc ta lưu giử nó để khi cần có cái mà đối chứng. Việc so sánh đối chứng hay lưu giữ, nhà Phật gọi là Hành
Bậc có chút đỉnh "Giác" bỏ túi thủ thân thì cũng so sánh, cũng đối chứng nhưng dừng việc lưu. Thủ diệt thì Hửu diệt, Hửu diệt thì Ái diệt, ...
Đó là chứng Vô ngã của nhị thừa vậy.
CT, nói không biết có đúng không, xin được lời chỉ giáo Giáo nghĩa Đại Thừa.
Kính.
nguoi ao lam
06-25-2015, 12:13 PM
Kính nguoiaolam !
CT tự thấy mình mình rất là non kém so với nhiều vị trong D Đ, nói chi đến Pháp Phật.
Để cùng tìm hiểu, CT xin được thưa thốt:
Bác viết : nguoiaolam gọi chung những tri thức _ cái biết này _ là CÁI BỊ BIẾT, tức là BIẾT có điều kiện _ sự tiếp xúc tương tác giữa lục căn (mắt tai mũi lưỡi thân ý) và lục trần (sắc thinh hương vị xúc pháp) mà sinh ra, nhà Phật gọi là THỨC.
Theo CT thì:
Sáu căn tương tác với 6 trần chưa đủ đk sinh lục thức. Thức chỉ có khi mà đem so sánh cùng với bao thức khác trước đó đã lưu (save) và cố tình lưu.
Căn (1) + trần (1) = Ảnh (1), ảnh (1) nầy có trở thành thức (1) hay không khi ta só sánh với quá khứ (1') hoặc ta lưu giử nó để khi cần có cái mà đối chứng. Việc so sánh đối chứng hay lưu giữ, nhà Phật gọi là Hành
Bậc có chút đỉnh "Giác" bỏ túi thủ thân thì cũng so sánh, cũng đối chứng nhưng dừng việc lưu. Thủ diệt thì Hửu diệt, Hửu diệt thì Ái diệt, ...
Đó là chứng Vô ngã của nhị thừa vậy.
CT, nói không biết có đúng không, xin được lời chỉ giáo Giáo nghĩa Đại Thừa.
Kính.
Cám ơn những quan kiến rất hay của ct-02 !
Bài phát biểu của C/T làm cho nguoiaolam liên tưởng đến một bài thơ trong Thiền sử :
“Nhạn quá trường không.
Ảnh trầm hàn thủy.
Nhạn vô di tích chi ý.
Thủy vô lưu ảnh chi tâm”
(Chim bay ngang trời,
bóng chìm đáy nước.
Chim không cố ý để lại dấu trong nước,
Nước cũng chẳng quan tâm ghi lại bóng chim)
Nếu quả thật C/T có ý nghĩ đó "như tấm gương trong sáng, có ảnh thì hiện, không hình cũng chẳng sao" thì chuyện này ta hãy tạm gát lại, vì chưa phải lúc để bàn sâu vào chuyện này.
Bây giờ cho nguoiaolam hỏi ct-02 câu này nhé :
_ Giả sử điện thoại di động của C/T đã bị "bệnh nặng" (rất nhiều lỗi), C/T định thay cái máy mới, tiền thì đã sẵn (chỉ chưa đi mua mà thôi). Bây giờ có một tin nhắn rác xuất hiện, hỏi vậy ct-02 có cần thiết "save" hay xóa nó không ?
Mến !
Thanh Trúc
06-26-2015, 10:21 AM
Kính nguoiaolam !
Bậc có chút đỉnh "Giác" bỏ túi thủ thân thì cũng so sánh, cũng đối chứng nhưng dừng việc lưu. Thủ diệt thì Hửu diệt, Hửu diệt thì Ái diệt, ...
Đó là chứng Vô ngã của nhị thừa vậy.
ct-02 nói không biết có đúng không, xin được lời chỉ giáo Giáo nghĩa Đại Thừa.
Kính.
http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dut%20xich_zpsfeg66e4e.jpg
http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dut%20xich%202_zpsffiwszty.jpg
Kính !
nguoi ao lam
06-26-2015, 10:27 AM
Kính nguoiaolam !
CT tự thấy mình mình rất là non kém so với nhiều vị trong D Đ, nói chi đến Pháp Phật.
Để cùng tìm hiểu, CT xin được thưa thốt:
Bác viết : nguoiaolam gọi chung những tri thức _ cái biết này _ là CÁI BỊ BIẾT, tức là BIẾT có điều kiện _ sự tiếp xúc tương tác giữa lục căn (mắt tai mũi lưỡi thân ý) và lục trần (sắc thinh hương vị xúc pháp) mà sinh ra, nhà Phật gọi là THỨC.
Theo CT thì:
Sáu căn tương tác với 6 trần chưa đủ đk sinh lục thức. Thức chỉ có khi mà đem so sánh cùng với bao thức khác trước đó đã lưu (save) và cố tình lưu.
Căn (1) + trần (1) = Ảnh (1), ảnh (1) nầy có trở thành thức (1) hay không khi ta só sánh với quá khứ (1') hoặc ta lưu giử nó để khi cần có cái mà đối chứng. Việc so sánh đối chứng hay lưu giữ, nhà Phật gọi là Hành
Bậc có chút đỉnh "Giác" bỏ túi thủ thân thì cũng so sánh, cũng đối chứng nhưng dừng việc lưu. Thủ diệt thì Hửu diệt, Hửu diệt thì Ái diệt, ...
Đó là chứng Vô ngã của nhị thừa vậy.
CT, nói không biết có đúng không, xin được lời chỉ giáo Giáo nghĩa Đại Thừa.
Kính.
Chào ct-02 ! Có phải bạn cho rằng :
_ Trong 12 nhân duyên (Vô minh - Hành - Thức - Danh Sắc - Lục nhập - Xúc - Thọ - Ái - Thủ - Hữu - Sanh - Lão Tử) như một sợi dây xích có 12 khoen liên tục kết nối, không đầu không đuôi, vì chúng làm nhân làm duyên cho nhau để thêu dệt nên vòng Sinh Tử Luân Hồi bất tận; bây giờ chúng ta chỉ cần phá vở một mắt xích "Hành" tức là nhìn ngó ghi nhận sự việc mà không "lưu trử" (save); thì sợi xích liền bị đứt đoạn, vô hiệu hoá chăng ?
Liệu có thật như vậy chăng ? Rằng chỉ cần "không lưu trử" gì thêm là hành giả đã chứng ngộ vô ngã rồi chăng ? Hay là "một sự trống rỗng vô nghĩa" mà Ý Thức (CÁI BỊ BIẾT) vẫn còn nguyên vẹn ở đó ?
Người chứng ngộ vô ngã là người biết rõ rằng "mình chỉ là khách trọ" tối đến xin ở trọ rồi sáng lại đi, cớ sao lại lo cho cái nền gạch bẫn hay không bẫn, gương mờ với gương trong ?
(Giai đoạn này chỉ mới nói người chứng ngộ Vô Ngã, chưa nói đến vị "hành Nguyện độ sinh").
Mến !
ct-02
06-27-2015, 05:31 PM
http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dut%20xich_zpsfeg66e4e.jpg
http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/dut%20xich%202_zpsffiwszty.jpg
Kính !
Đó chỉ là "Dục như ý túc".
Giống như một người dùng cưa mà muốn cưa núi Tu Di ra làm hai, một người dùng thùng bự nhất có thể tát cạn nước biển, chứ nói gì chuyện làm đứt xích, hay chặt đứt sên.
Nhưng Phật lại dạy "Thủ diệt tức hửu diệt, hửu diệt tức ái diệt, ái diệt tức sanh diệt, sanh diệt tức lảo bịnh tử diệt, lảo bịnh tử diệt tức vô minh diệt,..." để làm gì?
Theo CT là :
1/ Để làm mõng dần, làm cạn dần nghiệp lực của chúng sanh.
2/ Quá trình hành là quá trình "lột xác" từ phàm thành Thánh, đỉnh cao là A La Hán.
3/ Chỉ có chúng sanh mỏng nghiệp lực, hoặc hàng Thánh mới có thể dự vào nhất thừa pháp của Phật.
Kính.
Thế Hùng
06-27-2015, 05:37 PM
Kính bác nguoiaolam !
Con có đọc đoạn văn bản này của Đại Đức Rahula trong quyển "Đức Phật đã dạy những gì ?" :
Trước khi thực sự đi vào vấn đề Vô ngã, ta nên có một ý niệm sơ qua về luật duyên khởi. Nguyên tắc của lý thuyết này được tóm tắt trong một công thức gồm 4 dòng:
Cái này có, thì cái kia có (imasmim sati idamhoti).
Cái này sinh, thì cái kia sinh (imassuppàda idam uppajjati).
Cái này không, thì cái kia không (imasmim asati idam na hoti).
Cái này diệt, thì cái kia diệt (imassa nirodhà idam airujjhata)[3].
Theo nguyên tắc điều kiện tính, tương đối tính và tính hỗ tương tùy thuộc ấy, sự tiếp tục của đời sống và sự chấm dứt của nó được giải thích trong một công thức chi tiết gọi là duyên khởi, (nghĩa là sự sinh khởi có điều kiện hay duyên) gồm 12 yếu tố:
1- Vô minh (làm) duyên (cho) hành (những hoạt động cố ý hay nghiệp) (avijjàpaccayà samkhàvà).
2- Hành (làm) duyên (cho) thức (samkhàrapaccayà vinnànam).
3- Thức (làm) duyên (cho) danh sắc (những hiện tượng tâm lý và vật lý) (Vinnànapaccayà nàmarùpam).
4- Danh sắc (làm) duyên (cho) lục nhập (5 giác quan và ý thức) (Nàmarùpapaccayà salàyatanam).
5- Lục nhập (làm) duyên (cho) xúc (động chạm, tiếp xúc) (salàyatanapaccayà phasso).
6- Xúc (làm) duyên (cho) thọ (cảm giác) (phassapaccayà vedanà).
7- Thọ (làm) duyên (cho) ái (khao khát ham muốn) (vedanàpaccayàtanhà).
8- Ái (làm) duyên (cho) thủ (bám víu, giữ lấy) (Tanhapaccayà upàdànam).
9- Thủ (làm) duyên (cho) hũu (quá trình sinh ra và trở thành) (upàdànapaccayà bhavo).
10- Hữu (làm) duyên (cho) sinh (sự sống, sinh ra) (Bhavapaccayà jàti).
11- Sinh (làm) duyên (cho)
12- Lão (già) tử (chết) ưu bi khổ não (buồn lo đau đớn) (Jàtipaccayà jaràm maranam).
Ðây là quá trình theo đó sự sống đã phát sinh, tồn tại và tiếp diễn. Nếu ta đảo ngược công thức lại, ta sẽ đi đến sự chấm dứt của quá trình:
Vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì lục nhập diệt v.v.. cho đến khi sinh lão, tử, ưu bi khổ não... diệt.
Cần nhớ rõ một điều rằng mỗi yếu tố trên đây đều vừa là nhân vừa là quả, nó vừa bị định đoạt bởi (paticcasamuppanna), và vừa làm điều kiện cho (paticcasamuppàda)[4]. Bởi thế chúng đều là tương đối, phụ thuộc lẫn nhau và liên quan với nhau, không có cái gì là tuyệt đối hay biệt lập, do đó mà Phật giáo không công nhận có "nguyên nhân đầu tiên" như ta đã thấy trước kia[5]. Duyên khởi nên xem như một vòng tròn, chứ không nên xem là một sợi xích[6].
Con thắc mắc : Không biết đảo ngược công thức là làm sao ? Vì lý do nào đảo ngược lại chấm dứt được quá trình ? Trong khi câu cuối lại nói " Duyên khởi nên xem như một vòng tròn, chứ không nên xem là một sợi xích"
Kính !
Thanh Mai
06-27-2015, 06:27 PM
Kính các bác, các anh chị !
Con mới vào diễn đàn, xin phép góp một bài hát.
Để thư giãn một chút, con xin cho phép đăng một bản nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bài Cát Bụi, hình như tác giả cũng muốn nói TA CHẲNG LÀ CÁI GÌ HẾT !
https://www.youtube.com/watch?v=qtEh7--fHIM
ct-02
06-27-2015, 06:35 PM
Lấy ví dụ về Thức (thành lập như thế nào).
Tai ta nghe một đoạn nhạc, âm thứ 1 cho ra "thức 1" âm thứ 2 cho "thức 2" ... thứ "n" cho "thức n", nhạc hay, vì bởi là một chuổi kết hợp những "thức 1" + "thức 2" + "thức 3"+...+ "thức n" ... thành giai điệu , chứ thật ra tự nó "thức n" chẳng có gì là hay cả. Khi nào bạn đánh đờn chỉ một âm duy nhất bất kỳ (thức n) và nghe thử xem có "hay" không?
Và "cái hay" (hoặc dở) là THỨC UẨn.
Dỉ nhiên, thức uẩn còn có nhiều cách thành lập khác. Chúng ta cùng nhận xét một đoạn văn sau.
Thức uẩn : Nếu bị các sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn chi phối thì nó sẽ biến thành thức uẩn không phải là thức như thật thức. Như vậy, thức như thật thức đó chính là đoạn diệt sự chồng lấp của thức uẩn trong thức. Đây cũng chính là chuyển thức thành trí, là sự nhìn nhận từ thấy nghe hay biết 5 giác quan của như lý tác ý ( thành sở tác trí ) cho ra chánh tri, chánh kiến và lúc này chẳng còn trở lại thức nữa. Nhiều người, cho rằng cứ nắm lấy niệm niệm tương tục mà chuyển thức thánh trí, đó là sai lầm, cứ 1 chút là thức tức chúng sanh rối chút trí tức Phật, cứ tương tục mãi như thế thành Phật có nghĩa gì ? khi mà tí chúng sanh rồi tí Phật.
Do đó, người kiến tánh hay thấy tánh < thấy nghe hay biết> đều giống người bình thường cả, biết tất cả sắc thanh hương vị xúc pháp như người bình thường, nhưng cái nghĩa không phân biệt bây giờ nó mới đúng nghĩa của không phân biệt.
Nhiều người tưởng tri rằng, nhìn con Gà mà chẳng cho đó là con Gà là sai, sự tưởng tri hoàn toàn lệch lạc, dối người dối mình. Người kiến tánh vẫn phân biệt được thiện ác xấu đẹp, nhưng họ là người vô sự, cái nghĩa của vô sự là chẳng dính mắc, đi trong sắc thanh hương vị xúc pháp mà chẳng bị sắc thanh hương vị xúc pháp cuộc hạng.
Nhiều người cho rằng, cái nghĩa của vô sự là bịt mắt, bịt tai, để tránh trần cấu, thì cho là tịnh tướng đã được lập thì đồng với kiến tánh, như thế là sai lầm? vì đó là kháng tâm mà quán tịnh, chẳng phải chơn tịnh, chư Phật, chư Bồ tát các ngài là chơn tịnh, cái tịnh không bị trói buộc, vô ngại tự tại, đây là cái tịnh chơn thường của tự tánh Phật, không phải cái tịnh của kháng tâm mà trụ tịnh, rồi sanh tướng tịnh, lập tất cả công phu để có tịnh, mà bị tịnh trói. Kháng được tâm thì cho rằng tịnh, tí hết kháng tâm được thì hết tịnh, vậy tịnh kiểu này vô nghĩa, rồi lại tinh tinh lịch lịch trong cái tịnh tướng, sanh tướng chướng đạo, một niệm vô minh vẫn hoàn nguyên vô minh.
Như vậy, kiến tánh là cái nhìn từ thấy nghe hay biết trong suốt nhất, chẳng có ái thủ trong đó, để thấy rỏ điều này tôi xin dẫn chứng kinh Phật để chỉ ra:
Tiểu Bộ Kinh thuộc kinh pali :
Có nói rằng : Lúc ấy, đức Phật rời khỏi tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana) đi trì bình khất thực tại Xá Vệ (Sāvatthi) thì có một vị bà-la-môn đã già, tên là Bāhiya Dāraciriva, đi tìm kiếm ngài để hỏi pháp. Khi ấy, đức Phật đang ôm bát đi vào giữa các xóm nhà thì Bāhiya Dāraciriva đến gần bên, cúi đầu xuống chân ngài:
- Bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con, Thiện Thệ hãy thuyết pháp cho con, nhờ vậy con có thể được hạnh phúc an lạc lâu dài.
- Nay là không phải thời, này Bāhiya! Ông không thấy là Như Lai đang đi trì bình khất thực đó sao?
- Con thấy, bạch Thế Tôn! Nhưng mạng sống của đức Thiện Thệ và mạng sống của chính con không biết là nó sẽ xảy ra lúc nào. Bởi vậy, mong Thế Tôn thuyết pháp cho con nghe.
Như thế, đức Phật đã từ chối lần thứ hai, lần thứ ba, sau đó, ngài đã thuyết ngắn gọn tinh yếu của giáo lý thoát khổ như sau:
“- Vậy này Bāhiya! Ông cần phải học tập như sau: Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri.
Như vậy, này Bāhiya! Nếu trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri – thì không có ông ở trong ấy, ông không là chỗ ấy (ý nói không có bản ngã của ông ở trong ấy, ví dụ khi một cảm thọ đau thì chỉ là một cảm thọ đau chứ không có cái gọi là “tôi đau” ở trong đó)! Do vậy, này Bāhiya! Ông không là đời này, ông không là đời sau, ông không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau”.
Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bāhiya Dāruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
Đức Phật rời chân không bao lâu thì nghe tin có một con bò điên đã húc chết lão bà-la-môn già, ngài bảo với chư vị tỳ-khưu:
Này các thầy tỳ-khưu! Hãy đến đấy, lấy thân xác Bāhiya Dāruciriya, đặt lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, rồi xây tháp lên trên. Lão bà-la-môn kia là một vị đồng phạm hạnh với các thầy đã qua đời!
Và thế là đức Phật tuyên bố Bāhiya Dāruciriya đã nhập Niết-bàn!
minhdinh
06-28-2015, 10:00 AM
....
Ðây là quá trình theo đó sự sống đã phát sinh, tồn tại và tiếp diễn. Nếu ta đảo ngược công thức lại, ta sẽ đi đến sự chấm dứt của quá trình:
Vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì lục nhập diệt v.v.. cho đến khi sinh lão, tử, ưu bi khổ não... diệt.
Cần nhớ rõ một điều rằng mỗi yếu tố trên đây đều vừa là nhân vừa là quả, nó vừa bị định đoạt bởi (paticcasamuppanna), và vừa làm điều kiện cho (paticcasamuppàda)[4]. Bởi thế chúng đều là tương đối, phụ thuộc lẫn nhau và liên quan với nhau, không có cái gì là tuyệt đối hay biệt lập, do đó mà Phật giáo không công nhận có "nguyên nhân đầu tiên" như ta đã thấy trước kia[5]. Duyên khởi nên xem như một vòng tròn, chứ không nên xem là một sợi xích[6].
Con thắc mắc : Không biết đảo ngược công thức là làm sao ? Vì lý do nào đảo ngược lại chấm dứt được quá trình ? Trong khi câu cuối lại nói " Duyên khởi nên xem như một vòng tròn, chứ không nên xem là một sợi xích"
Kính !
Chào bạn Thế Hùng,
Trong khi chờ đợi bác Nguoiaolam giải thích câu hỏi của bạn,minhdinh không kìm được xin tham gia thảo luận câu hỏi này của bạn vì đây là phần minhdinh có thể nói là "thích" nhất trong các giáo lý của Đạo Phật.
Như bạn đã biết, lý Duyên Khởi nổi tiếng với bốn câu kệ trên,chỉ cần với bốn câu như vậy thôi là giáo lý của Đức Phật đã bao trùm và vượt lên tất cả các triết lý,tư tưởng của những vị khác,nó thậm chí bao trùm lên cả Khoa học nữa.
Cái này có thì cái kia có
Cái này không thì cái kia không
Cái này sanh thì cái kia sanh
Cái này diệt thì cái kia diệt
Bốn câu kệ này chính là tiêu biểu cho lý tưởng Trung Đạo mà Đức Phật đã tìm ra trong quá trình giác ngộ.Nó chỉ cho ta thấy rõ mối liên kết,sự tương hỗ,sự liên quan,sự tương tác của mọi sự vật và hiện tượng trên đời này.Từ vũ trụ vô cùng cho đến các hạt vật chất nhỏ nhất,từ những tư tưởng "phàm phu" cho đến những ý nghĩ của các Bậc Giải Thoát.Tất cả đều có liên quan và tác động qua lại với nhau để cùng tồn tại,cùng phát triển.Ví như có Ta Bà thì phải có Tịnh Độ,có Vọng Tâm thì phải có Chân Tâm,có Vô minh thì mới có Giải thoát,có phàm phu thì mới có Phật tánh...Những cái đó không phải là tư tưởng Nhị Nguyên mà đó chính là tư tưởng Trung Đạo vậy.Không có bất kỳ một sự vật-hiện tượng nào tự nhiên mà hình thành,tự nhiên mà tồn tại được một mình cả,tất cả đều có sự liên quan,tác động qua lại,là NHÂN_QUẢ của nhau,là Duyên Khởi của nhau.Chính vì thế mà Đức Phật mới nói : Trùng trùng Duyên Khởi.
Đó chính là cái vòng tuần hoàn lập đi lập lại bất tận ở bất cứ nơi nào,bất cứ thời gian nào.Nó không có điểm khởi đầu và kết thúc.Đó là qui luật,là NHÂN-QUẢ.
Công thức rất đơn giản :
Vì Vô minh(sinh)-->Hành -->Thức -->Danh sắc --> Lục căn -->Xúc -->Thọ -->Ái -->Thủ -->Hữu -->Sinh -->Lão tử -->Luân Hồi
Bây giờ,nếu muốn thoát khỏi Luân Hồi,thoát khỏi Sinh Tử thì chỉ cần làm ngược lại,tức là :
Vì Vô minh(diệt) --> Hành -->Thức --> Danh sắc --> Lục căn -->Xúc -->Thọ -->Ái -->Thủ -->Hữu -->Sinh -->Lão tử -->Giải Thoát
Nói đơn giản là như vậy cho dễ hình dung.Tức là nếu Vô minh không sinh ra thì một chuỗi những cái quả phía sau cũng không sinh ra.Hay có thể nói nếu ta diệt được Vô Minh thì tự nhiên chuỗi quả phía sau cũng bị diệt."Cái này sanh thì cái kia sanh,cái này diệt thì cái kia diệt" là vậy.
Và nó là một vòng tròn là vì :
Vì Vô minh(sinh)-->Hành -->Thức -->Danh sắc --> Lục căn -->Xúc -->Thọ -->Ái -->Thủ -->Hữu -->Sinh -->Lão tử -->Luân Hồi --> Vô minh(sinh) --> ....-->Luân Hồi...
Vì Vô minh(diệt) --> Hành -->Thức --> Danh sắc --> Lục căn -->Xúc -->Thọ -->Ái -->Thủ -->Hữu -->Sinh -->Lão tử -->Giải Thoát -->Vô minh(diệt) --> ... -->Giải Thoát ...
Đó chính là một vòng tuần hoàn bất tận,không có điểm khởi đầu và kết thúc.Cũng như vật chất cũng vậy,vật chất chịu sự vô thường do Thành-trụ-hoại-không,đó cũng là một vòng tuần hoàn bất tận,cứ sinh ra rồi lại diệt,diệt rồi lại sinh ra.
Ngày nay,các nhà Khoa học đã chứng minh vũ trụ của chúng ta được sinh ra từ một vụ nổ Big Bang.Và câu hỏi mà các nhà Khoa học đang thắc mắc,đang tìm kiếm là : trước Big Bang thì là gì ?
Hơn hai ngàn năm trước Đức Phật đã giải thích rất rõ :
Cái này Có thì cái kia Có
Cái này Không thì cái kia Không
Cái này Sanh thì cái kia Sanh
Cái này Diệt thì cái kia Diệt.
Thân.
nguoi ao lam
06-28-2015, 10:13 AM
Kính cám ơn sự góp bài nhiệt tình của các bạn !
Ở đây chúng ta có 2 vấn đề :
I .
Theo CT thì:
Sáu căn tương tác với 6 trần chưa đủ đk sinh lục thức. Thức chỉ có khi mà đem so sánh cùng với bao thức khác trước đó đã lưu (save) và cố tình lưu.
Căn (1) + trần (1) = Ảnh (1), ảnh (1) nầy có trở thành thức (1) hay không khi ta só sánh với quá khứ (1') hoặc ta lưu giử nó để khi cần có cái mà đối chứng. Việc so sánh đối chứng hay lưu giữ, nhà Phật gọi là Hành
Bậc có chút đỉnh "Giác" bỏ túi thủ thân thì cũng so sánh, cũng đối chứng nhưng dừng việc lưu. Thủ diệt thì Hửu diệt, Hửu diệt thì Ái diệt, ...
Đó là chứng Vô ngã của nhị thừa vậy.
Chúng ta thấy CT cho rằng chỉ cần nhìn và thấy, không so sánh hay lưu giữ, có so sánh lưu giữ thì mới trở thành Thức.
Rồi cũng chính CT tìm ra lời giải của vị Đại Đức nào đó (vì không thấy ghi tên) rất hay :
Người kiến tánh vẫn phân biệt được thiện ác xấu đẹp, nhưng họ là người vô sự, cái nghĩa của vô sự là chẳng dính mắc, đi trong sắc thanh hương vị xúc pháp mà chẳng bị sắc thanh hương vị xúc pháp cuộc hạng.
Như vậy là CT đã tự phá mê cho mình rồi đấy nhé ! (?)
-----------
II . Vấn đề thứ 2 là Lý Nhân Duyên (hay Thập Nhị Nhân Duyên), chúng ta thấy có được gợi ý 2 cách giải quyết :
1. Xem 12 nhân duyên như 12 khoen xích không đầu không đuôi (một vòng tròn khép kín không lối thoát) nhưng nếu chặt đi một mắt xích thì tất cả sẽ vô hiệu (ta sẽ thoát ?)
2.
Ðây là quá trình theo đó sự sống đã phát sinh, tồn tại và tiếp diễn. Nếu ta đảo ngược công thức lại, ta sẽ đi đến sự chấm dứt của quá trình:
Vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì lục nhập diệt v.v.. cho đến khi sinh lão, tử, ưu bi khổ não... diệt.
Cách thứ 2 là "đảo ngược công thức" : Cái này diệt thì cái kia diệt, diệt đến cái thứ 12 thì hết chuyện.
Ấy da ! Vấn đề này thì hơi đau đầu đấy ! nguoiaolam xin thành thật nghĩ không ra làm thế nào để diệt cái này cái kia, hay là đảo ngược cái công thức gì đó ?
Thôi thì nói hàm hồ rằng : "Ôi ! đau cái đầu quá" rồi ôm đầu bỏ chạy. Hề hề ....! Vậy là nguoiaolam đã thoát được rồi ! Ra quán ngồi "uống cà phê" được rồi (cũng là thoát vậy !).
Nói đùa cho vui, chứ thiễn ý nguoiaolam cho rằng 12 nhân duyên vốn là bài toán không có đáp án (nếu ta cứ luẫn quẫn với nó), do vì không có lối thoát cho nên nghi tình ngày càng "đóng khối" (đây là Định đó !) cộng thêm chữ Duyên (Công Đức tu hành) nữa thì cái "U nhọt" này vở ra, chứng Vô Ngã ! (Không biết có phải như vậy không nữa ?).
Tóm lại, theo nguoiaolam thì Hành giả phải thấy được cái Vô Ngã tướng (tức là không thật sự có) của bất kỳ một Nhân Duyên nào (Sanh hay Lão, hay Tử hay Hành hay Thức, .....) và từ đó mọi chuyện trở nên .....hết chuyện.
minhquang
06-30-2015, 10:14 AM
Kính nguoiaolam !
Con không dám nghi ngờ câu chuyện này :
"Tiểu Bộ Kinh thuộc kinh pali :
Có nói rằng : Lúc ấy, đức Phật rời khỏi tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana) đi trì bình khất thực tại Xá Vệ (Sāvatthi) thì có một vị bà-la-môn đã già, tên là Bāhiya Dāraciriva, đi tìm kiếm ngài để hỏi pháp. Khi ấy, đức Phật đang ôm bát đi vào giữa các xóm nhà thì Bāhiya Dāraciriva đến gần bên, cúi đầu xuống chân ngài:
- Bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con, Thiện Thệ hãy thuyết pháp cho con, nhờ vậy con có thể được hạnh phúc an lạc lâu dài.
- Nay là không phải thời, này Bāhiya! Ông không thấy là Như Lai đang đi trì bình khất thực đó sao?
- Con thấy, bạch Thế Tôn! Nhưng mạng sống của đức Thiện Thệ và mạng sống của chính con không biết là nó sẽ xảy ra lúc nào. Bởi vậy, mong Thế Tôn thuyết pháp cho con nghe.
Như thế, đức Phật đã từ chối lần thứ hai, lần thứ ba, sau đó, ngài đã thuyết ngắn gọn tinh yếu của giáo lý thoát khổ như sau:
“- Vậy này Bāhiya! Ông cần phải học tập như sau: Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri.
Như vậy, này Bāhiya! Nếu trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri – thì không có ông ở trong ấy, ông không là chỗ ấy (ý nói không có bản ngã của ông ở trong ấy, ví dụ khi một cảm thọ đau thì chỉ là một cảm thọ đau chứ không có cái gọi là “tôi đau” ở trong đó)! Do vậy, này Bāhiya! Ông không là đời này, ông không là đời sau, ông không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau”.
Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bāhiya Dāruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
Đức Phật rời chân không bao lâu thì nghe tin có một con bò điên đã húc chết lão bà-la-môn già, ngài bảo với chư vị tỳ-khưu:
Này các thầy tỳ-khưu! Hãy đến đấy, lấy thân xác Bāhiya Dāruciriya, đặt lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, rồi xây tháp lên trên. Lão bà-la-môn kia là một vị đồng phạm hạnh với các thầy đã qua đời!
Và thế là đức Phật tuyên bố Bāhiya Dāruciriya đã nhập Niết-bàn!"
Nhưng con thắc mắc, vì sao lão bà-la-môn già, không kinh qua quá trình tu học Phật pháp gì cả, chẳng Giới Định Tuệ, Chẳng học Tứ Diệu Đế, Bát Thánh Đạo, Thập Nhị Nhân duyên gì cả, mà chỉ nghe đức Phật thuyết có mấy câu _ chỉ nghe qua một lần _ còn chúng con thì đọc đi đọc lại mãi mà "mèo vẫn hoàn mèo" hay nói rõ hơn là "mù vẫn hoàn mù" _ mà lão bà-la-môn già đã đắc quả A La Hán, nhập Niết Bàn ?
Trong chuyện này còn có điều gì sâu kín mà chúng con chưa biết, nếu bác có biết, kính xin bác giải thích cho.
hungmanh
06-30-2015, 10:18 AM
Hi, thưa đạo hữu minhquang !
Đức Phật thuyết pháp cho vị Bà la môn kia, đức Phật muốn nói rằng bận tâm làm chi, cái thấy chỉ là cái thấy, cái thọ tưởng chỉ là cái thọ tưởng, đau chỉ là đau, ông không là đời này, ông không là đời giữa cũng chẳng là đời sau v.v Và vị này hiểu ra đã buông xuống và câu này quan trọng này bạn " Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bāhiya Dāruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ." Đó quan trọng đó, tu Phật cốt ở tâm, nhờ lời Phật giáo huấn vài câu, người đó đã lĩnh hội đưa vào cốt tuỷ của tâm và hiểu và buông xuống. Khi buông xuống rồi và không còn bất kỳ lưu luyến gì tức thành quả vị ngọt.
Còn chúng ta thì sao nhỉ ? Mãi chạy theo một thứ bên ngoài, và cố gắng đưa vào bên trong, trong khi bên trong thì chật ních vì vậy mà khó đắc. Đọc nhiều kinh sách, hiểu nhiều kinh điển để làm chi ? khi mà nổi cáu nổi quạo với điều chướng tai gai mắt.
Này đạo hữu minhquang, bạn còn nhớ bài hành này chứ ?
Các hành là vô thường
Là pháp sinh diệt
sinh diệt diệt rồi
Niết bàn làm vui
Chúng ta không việc gì phải buồn hay thắc mắc vì không được như bà la môn kia đâu. vì thấy cũng chỉ là thấy, nghe cũng chỉ là nghe, quan trọng là ta ý. Cứ bình tĩnh
nguoi ao lam
06-30-2015, 11:15 AM
Kính nguoiaolam !
Con không dám nghi ngờ câu chuyện này :
"Tiểu Bộ Kinh thuộc kinh pali :
Có nói rằng : Lúc ấy, đức Phật rời khỏi tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana) đi trì bình khất thực tại Xá Vệ (Sāvatthi) thì có một vị bà-la-môn đã già, tên là Bāhiya Dāraciriva, đi tìm kiếm ngài để hỏi pháp. Khi ấy, đức Phật đang ôm bát đi vào giữa các xóm nhà thì Bāhiya Dāraciriva đến gần bên, cúi đầu xuống chân ngài:
........
........
Này các thầy tỳ-khưu! Hãy đến đấy, lấy thân xác Bāhiya Dāruciriya, đặt lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, rồi xây tháp lên trên. Lão bà-la-môn kia là một vị đồng phạm hạnh với các thầy đã qua đời!
Và thế là đức Phật tuyên bố Bāhiya Dāruciriya đã nhập Niết-bàn!"
Nhưng con thắc mắc, vì sao lão bà-la-môn già, không kinh qua quá trình tu học Phật pháp gì cả, chẳng Giới Định Tuệ, Chẳng học Tứ Diệu Đế, Bát Thánh Đạo, Thập Nhị Nhân duyên gì cả, mà chỉ nghe đức Phật thuyết có mấy câu _ chỉ nghe qua một lần _ còn chúng con thì đọc đi đọc lại mãi mà "mèo vẫn hoàn mèo" hay nói rõ hơn là "mù vẫn hoàn mù" _ mà lão bà-la-môn già đã đắc quả A La Hán, nhập Niết Bàn ?
Trong chuyện này còn có điều gì sâu kín mà chúng con chưa biết, nếu bác có biết, kính xin bác giải thích cho.
Xin chào các bạn !
Theo ngu ý của nguoiaolam thì chuyện này không có gì khó hiểu :
1. _ Cùng một câu hỏi về Toán chẳng hạn, mà bạn hỏi bạn mình, cùng một câu đáp giống như bạn mình đã trả lời, nhưng từ miệng một vị Giáo Sư thì sự hiểu bài của bạn cũng khác nhau phải không ?!
Đây là vấn đề đặt niềm tin (không nghi ngờ).
2. _ Bạn có công nhận đức Phật là "biển Đại Công Đức" không ?! Bậc Đại Công Đức lời nói ra phải có trọng lượng khác chứ ?!
Ánh sáng của cây đèn lồng so với ánh sáng của tia laser, cái nào có tác dụng mạnh mẽ hơn ?
3. _ Sự thị hiện Hoá Thân Đức Phật Thích Ca là ảnh hiện của Viên Mãn Công Đức Báo Thân Đại Nhật Phật.
Nếu có chúng sinh nào may mắn đứng bên đường đưa ánh mắt ngưỡng mộ khi Hoá thân Phật đi khất thực ngang qua, chúng sinh ấy có thể tức khắc được sinh Thiên (không qua tu tập gì cả), trong tương lai sẽ gặp lại chánh pháp Phật và thành Chánh Giác. Sự gieo duyên kết duyên quan trọng lắm, bởi vậy cho nên đức Phật và Chư Tăng ngày ngày đi khất thực. Chuyện giải quyết cái ăn là chuyện nhỏ, mà chuyện gieo duyên lành mới là chuyện lớn.
Nếu có một chúng sinh nào khởi tâm cầu đạo, đến trước vị Hoá thân Phật, không nói gì chỉ im lặng, "tâm tâm tương ưng" và rồi chúng sinh ấy vẫn có thể đương nhiên rủ bỏ trần cấu, tất cả CÁI BỊ BIẾT nó rơi rụng đâu mất, chỉ còn lại CÁI BIẾT CHÂN NHƯ TÂM mà thôi. Đây là thần lực bất khả tư nghì của Chư vị Đại Giác Ngộ.
4. _ Chúng ta biết đạo Phật, chỉ là biết phần nổi của tảng băng (qua Giáo Hội nhân gian, qua Tam Tạng Kinh điễn) thực ra Đạo Phật còn phần không hiễn thị, không thể nói mênh mông gấp vạn triệu lần hiện tướng mà ta biết.
Chúng ta đều có biết, một lần đức Phật cầm một nắm lá rừng mà tuyên bố : "Điều mà ta đã dạy cho các Thầy chỉ như nắm lá trong tay, còn điều mà ta chứng biết như lá của rừng vô biên".
Thật vậy ! Chúng ta chỉ biết đạo Phật qua HIỄN GIÁO, chúng ta không biết ĐÀ LA NI TẠNG của đạo Phật (tạm gọi là Mật Giáo).
Đà La Ni Tạng có sức mạnh thu nhiếp (độ sinh) Bất khả tư nghì.
(Bất khả tư nghì nghĩa là Không thể nghĩ bàn, bởi cái nghĩ cái bàn của chúng ta chỉ dựa trên những suy nghĩ cạn cợt, những hiểu biết sai lầm, những định kiến, logic loằng ngoằng con đẻ của Vô minh mà thôi)
Gia Bảo
07-01-2015, 08:05 AM
Xin chào các bạn !
4. _ Chúng ta biết đạo Phật, chỉ là biết phần nổi của tảng băng (qua Giáo Hội nhân gian, qua Tam Tạng Kinh điễn) thực ra Đạo Phật còn phần không hiễn thị, không thể nói mênh mông gấp vạn triệu lần hiện tướng mà ta biết.
Chúng ta đều có biết, một lần đức Phật cầm một nắm lá rừng mà tuyên bố : "Điều mà ta đã dạy cho các Thầy chỉ như nắm lá trong tay, còn điều mà ta chứng biết như lá của rừng vô biên".
Thật vậy ! Chúng ta chỉ biết đạo Phật qua HIỄN GIÁO, chúng ta không biết ĐÀ LA NI TẠNG của đạo Phật (tạm gọi là Mật Giáo).
Đà La Ni Tạng có sức mạnh thu nhiếp (độ sinh) Bất khả tư nghì.
(Bất khả tư nghì nghĩa là Không thể nghĩ bàn, bởi cái nghĩ cái bàn của chúng ta chỉ dựa trên những suy nghĩ cạn cợt, những hiểu biết sai lầm, những định kiến, logic loằng ngoằng con đẻ của Vô minh mà thôi)
http://www2.vietbao.vn/images/vi55/cong-nghe/55147677-quyennl2104iceberg2.jpg
4. _ Chúng ta biết đạo Phật, chỉ là biết phần nổi của tảng băng (qua Giáo Hội nhân gian, qua Tam Tạng Kinh điễn) thực ra Đạo Phật còn phần không hiễn thị, không thể nói, mênh mông gấp vạn triệu lần hiện tướng mà ta biết.
duyngudocton
07-01-2015, 08:26 AM
Xin hỏi nguoiaolam, cùng các bậc trưởng bối, tiền bối hai câu hỏi "Thành Phật là thành gì? Thành Phật để làm gì?".
Gia Bảo
07-01-2015, 08:53 AM
Xin hỏi nguoiaolam, cùng các bậc trưởng bối, tiền bối hai câu hỏi "Thành Phật là thành gì? Thành Phật để làm gì?".
Chào duyngadocton ! Khẫu khí của bạn lớn lắm đó, không biết bạn có thật sự lớn hay không ? Hay chỉ là con cóc mà ngở mình có thể to như con bò ?
hi...hi....!
nguoi ao lam
07-01-2015, 08:57 AM
Xin hỏi nguoiaolam, cùng các bậc trưởng bối, tiền bối hai câu hỏi "Thành Phật là thành gì? Thành Phật để làm gì?".
Chào bạn duyngadocton !
Bạn ơi ! Chủ đề của chúng ta đang triễn khai ở giai đoạn NHỊ THỪA, sao bạn không hỏi : "Thành A La Hán là thành gì ? Thành ra làm sao ? Thành A La Hán để làm gì ?" Chuyện thành Phật sau này hãy bàn nhé !
Mến !
Thanh Trúc
07-02-2015, 11:45 AM
Chào bạn duyngadocton !
Bạn ơi ! Chủ đề của chúng ta đang triễn khai ở giai đoạn NHỊ THỪA, sao bạn không hỏi : "Thành A La Hán là thành gì ? Thành ra làm sao ? Thành A La Hán để làm gì ?" Chuyện thành Phật sau này hãy bàn nhé !
Mến !
Kính bác nguoiaolam ! Những điều bác gợi ý hình như không "đả ngứa" cho bác duyngadocton cho nên bác ấy không hỏi, nhưng với chúng con thì như "nắng hạn chờ mưa" xin bác khai triễn giải thích dùm chỗ này :
"Thành A La Hán là thành gì ? Thành ra làm sao ? Thành A La Hán để làm gì ?"
Kính !
nguoi ao lam
07-03-2015, 07:49 AM
Kính bác nguoiaolam ! Những điều bác gợi ý hình như không "đả ngứa" cho bác duyngadocton cho nên bác ấy không hỏi, nhưng với chúng con thì như "nắng hạn chờ mưa" xin bác khai triễn giải thích dùm chỗ này :
"Thành A La Hán là thành gì ? Thành ra làm sao ? Thành A La Hán để làm gì ?"
Kính !
Chào quý đạo hữu và Thanh Trúc !
Các bạn cũng thấy rồi đó, vị Bà La Môn già không mất nhiều năm tháng tu học Tứ Diệu Đế, Bát Thánh Đạo gì cả, chỉ cần (dĩ nhiên có sự gia hộ của đức Phật) "thả trôi sông" những cái "không phải mình" (Kinh nói "không nhận giặc làm con nữa") thì cái còn lại "thật sự là mình" _ bản lai diện mục.
Đức Phật xác định "vị này đã nhập Niết Bàn", đồng nghĩa là đã đắc quả A La Hán. A La Hán thực chất chỉ là giả danh để chỉ vị không còn mê lầm "nhận giặc _ Ý Thức _ làm con nữa" mà thôi.
Vì vậy cho nên câu "Thành A La Hán là thành gì ?" là câu hỏi sai từ đầu. Bởi "Cái Ta giả" rơi rụng, "Cái Ta thật" còn lại; ta đâu thể nói cái Ta thật từ cái Ta giả mà thành, không có chuyện thành hay trở thành gì cả. Cũng như người mõi mắt thấy hoa đốm trôi nổi trước mặt, dụi mắt nhìn kỹ không thấy hoa đốm ở đâu nữa, ta không thể nói "Hoa đốm đã mất, hay hoa đốm đã tan biến vào hư không, hay hoa đốm trở thành hư không". Hoa đốm là cái giả sinh, cho nên nó không thể thành cái gì. Như khi có ánh sáng thì bóng tối mất, nhưng thực chất thì bóng tối nào có Có đâu mà mất.
"Thành ra làm sao ?"
Câu trên nói "không có chuyện thành kia mà !", nhưng an trụ hẵn trong tánh Giác là nhập Niết Bàn, còn khi chưa nhập Niết Bàn thì "Cái Ta giả" vẫn còn nhiều phiền toái vấn vướng, cái này gọi là "DƯ SINH", DƯ SINH là cái sống giả còn vương đọng nơi trần thế, nơi cõi mộng ảo này.
"Thành để làm gì ?"
Ở trên chúng ta đã nói "Thấy có Thành đã là một sự sai lầm rồi", cho nên câu hỏi này bây giờ trở nên ngớ ngẩn hết sức.
Các bạn có đồng ý như vậy không ?
duyngudocton
07-03-2015, 08:43 AM
chào nguoiaolam ! nói lòng vòng rốt cuộc cũng không đi đến đâu hết phải không ? Thành gì cũng chả thành gì ! Vậy "mèo lại hoàn mèo" rồi phải không ?
ct-02
07-03-2015, 03:56 PM
chào nguoiaolam ! nói lòng vòng rốt cuộc cũng không đi đến đâu hết phải không ? Thành gì cũng chả thành gì ! Vậy "mèo lại hoàn mèo" rồi phải không ?
Không đâu ! Vô Ngã là : Cóc không phải là cóc, bò không phải là bò, mà là "nổ banh xác" !
-----
Kính nguoiaolam ! Cho CT hỏi : Con đường Nhất thừa là "đây" chăng?
Nhận rỏ "bản lai diện mục" thì còn làm gì nữa?
Kính !
nguoi ao lam
07-03-2015, 04:28 PM
Không đâu ! Vô Ngã là : Cóc không phải là cóc, bò không phải là bò, mà là "nổ banh xác" !
-----
Kính nguoiaolam ! Cho CT hỏi : Con đường Nhất thừa là "đây" chăng?
Nhận rỏ "bản lai diện mục" thì còn làm gì nữa?
Kính !
Chào bạn ct-02 !
"Con đường Nhất Thừa là đây chăng ?"
Xin thưa, đây chỉ mới là "cái chân voi" chứ chưa phải là toàn thể con voi (mà nguoiaolam là một trong năm người mù đang sờ voi) :
http://knv.com.vn/sites/default/files/thayboi-voi.jpg
Con đường Nhất Thừa là từ mà đức Phật đã dùng trong Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, với ẫn dụ :
_ Có đám trẻ nô đùa trong "căn nhà lửa", nói gì bọn chúng cũng không bỏ vào tai, Ông Trưởng giả mới la lên rằng : "Ở ngoài cổng, cha có rất nhiều đồ chơi, nào là xe dê, xe hươu, xe nai; các con hãy mau ra lấy mà chơi". Khi lũ trẻ đã an toàn bên ngoài rồi, ông Trưởng giả cho bọn chúng đứa nào cũng được xe trâu trắng _ giá trị hơn hết.
Quý bạn ơi ! đoạn Kinh văn trên muốn nói rằng : "Xe dê, xe hươu, xe nai chỉ là thuận hợp với tâm ý trẻ thơ của chúng ta. Ba xe dụ cho 3 Thừa (Tiểu Thừa, Quyền Thừa, Đại Thừa), xe trâu trắng dụ cho Nhất Thừa Pháp Hoa _ tức con đường dẫn đến Chân Lý Tuyệt Đối".
Khi không mà nói đến Chân Lý Tuyệt Đối liền thì chúng ta "bỏ ngoài tai" mà thôi, cho nên đức Phật mới phương tiện, gợi ý một "điểm đến" gần gủi, đó là cái "mốc" : GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI.
Nhận ra MÌNH KHÔNG CÓ SINH TỬ LUÂN HỒI là đã vượt ra khỏi mấy chục tầng Trời rồi, đắc Niết Bàn an lạc, sướng quá rồi !
Nhưng, chặng này chỉ là thành tựu đầu tiên trên hành trình đến Chân Lý Tuyệt Đối mà thôi, đức Phật gọi là "Hoá thành" tức chỉ là trạm dừng chân _ nghỉ khoẻ rồi đi tiếp _ chứ nào có phải là điểm đến mà Phật muốn dẫn chúng ta đến đâu. (Mà chư vị A La Hán, hàng Nhị Thừa đã có 5000 vị tưởng rằng "Học Phật bao nhiêu đó đã đủ" bèn đứng dậy lạy Phật cáo lui.)
NHẤT THỪA ví như toàn thể con voi, CHỨNG VÔ NGÃ, ĐẮC NIẾT BÀN ví như chỉ mới biết được vành tai voi _ tức là một chi tiết nhỏ trên tổng thể _ có gì to tát lắm đâu. Hành trình Chân Lý hãy còn dài lắm.
Thật là đáng buồn, khi ngày nay có nhiều vị học lóm cái thuyết Vô Ngã, thấy mang máng cái KHÔNG TA rồi bèn "nói Thánh nói Tướng", "xem Trời bằng vung".
Giả sử Hành giả có thực chứng CÁI CHÂN LÝ VÔ NGÃ đi chăng nữa, cũng chỉ là "vết cây quào trên lưng voi" (so với Chân Lý Tuyệt Đối mà đức Phật muốn chúng ta Ngộ Nhập). Điều mà hành giả tưởng tri có gì to tát lắm đâu, sao lại : "Phóng bút đoạt nhân tâm. Cuồng ngôn bình thiên hạ" ?
Nhận rõ "bản lai diện mục" thì còn làm gì nữa?
Câu hỏi này xin hẹn Chiếu Thanh bài kế tiếp, vì nó là "khúc quanh" quan trọng, như bức ảnh đã minh hoạ :
http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/con%20duong%20nhat%20thua_zpspfft5rmm.jpg
nguoi ao lam
07-04-2015, 09:06 AM
Kính quý đạo hữu !
Với chúng ta thì vị A La Hán _ bậc đã Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi _ bậc đã thoát ngoài 6 cõi _ bậc đã an trụ Hữu Dư Y Niết Bàn _ là vị Thánh tôn quý (Ứng Cúng); nhưng đối với đức Phật thì những vị nhận ra Bản Thể Tâm rồi cứ theo đó mà nhập Niết Bàn (không làm gì nữa) là điều đáng trách.
Bởi như đứa con lâu nay lưu lạc trong rừng rậm Malaysia bây giờ lần mò tìm về quê cha đất tổ, về tới ải Đồng Quan thấy cột mốc (quốc giới) ghi chữ VIỆT NAM, mừng rỡ khóc oà "Tôi đã về Việt Nam được rồi", người ấy cất một cái chòi tranh ở lại tại đó, cho là mình đã về tới Việt Nam rồi. Thật đáng thương !
Lại nữa ví như người đi tìm đảo Châu Báu, chèo thuyền ra đảo Phú Quý, đến nơi nhặt được một vài viên Kim Cương (do những người vượt biên làm rớt lại), liền cho rằng "tôi đã đến được đảo Châu Báu".
Trong Kinh Pháp Hoa có ví dụ về "gả cùng tử" được nhận vào làm tôi tớ giúp việc linh tinh trong nhà ông Trưởng giả, đã lấy làm mãn nguyện (vì từ nay đã có chỗ ăn chỗ ngủ chỗ làm việc). Không đâu, Ông Trưởng Giả muốn trao hết gia tài lại cho kẻ lang thang kia, nhưng hiện tại ý chí phấn đấu vươn lên của hắn quá cùn lụt, hắn chỉ mong có chỗ ăn chỗ ngủ là đã vừa bụng rồi.
Cái mà đức Phật muốn truyền trao cho chúng ta là CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, chớ không phải chỉ là nhận ra "chủ nhân ông" _ Bản Lai Diện Mục.
Cho nên trong Kinh Pháp Hoa đức Phật quở hàng Nhị Thừa tự đủ dữ lắm, đức Phật gọi những vị ấy là "chồi khô mộng lép".
Nếu ai thấy Bản Thể Tâm cũng nhàm chán thế gian để nhập Niết Bàn thì đạo Phật sẽ dần "tuyệt giống" mà thôi, những chúng sinh chưa thấy Chân Lý sẽ mãi ở trong "đêm dài mộng tưởng" mà không ai đánh thức.
Thử ai có hỏi Vị đã chứng ngộ Bản Thể Tâm : "Ông có biết hết Phật pháp chăng ?" Trả lời : "Không, mà biết hết để chi ? tôi không cần biết hết, tôi chỉ biết rằng : tôi hạnh phúc ở chỗ riêng, Trời không hay đất không biết, Diêm Vương muốn kiếm tôi thì không thấy tôi ở đâu hết, Tử thần thì tôi đã vĩnh biệt ổng rồi !"
Thử ai có hỏi Vị đã chứng ngộ Bản Thể Tâm : "Ông có thể tuỳ ý cứu độ chúng sinh hay không ? Ông có bất lực khi thấy chúng sinh đau khổ mà không có cách nào cứu được hay không ?" Vị ấy trả lời : "Chúng sinh Nhân nào Quả nấy, tôi không thể can thiệp gì được, ai có duyên lành đến với tôi thì tôi dạy cho một ít, rồi sau đó thành hay bại là do phước nghiệp của kẻ ấy, tôi không có trách nhiệm gì nữa".
Các bạn cũng thấy đó vị A La hán hãy còn lù mù rất nhiều nhưng không quan tâm, các Ngài chỉ nắm lấy điểm then chốt, căn bản của Phật pháp là chứng Vô Ngã, còn ngoài ra các Ngài KHÔNG CẦN BIẾT.
Các bạn cũng thấy đó vị A La hán hãy còn nhiều bất lực trong việc độ sinh, nhưng các Ngài cho là Nghiệp chướng của chúng sinh là vậy, "ai làm nấy hưởng" (ai không chịu làm chịu tu thì chết đừng có than).
Mà đức Phật thì muốn chư vị đã chứng ngộ Bản Thể Tâm hãy dũng mãnh đứng lên đi tiếp, điều mà họ chứng biết chỉ mới là "đến cửa" chứ nào phải trọn vẹn đâu.
Đức Phật thì muốn chư vị đã chứng ngộ Bản Thể Tâm hãy Phát Bồ Đề Tâm _ tức là phát tâm học Phật cho đến TOÀN GIÁC, tức là phát tâm TẬN ĐỘ CHÚNG SINH.
Những vị Phát Bồ Đề Tâm thì không nhập Niết Bàn, mà là nhập thế, nguyện đi tiếp trên con đường đầy sạn sỏi chông gai, nguyện dấn thân vào những ngóc ngách u trầm của nhân thế để tìm diệu dược, nguyện chấp nhận khổ cực đau thương để hoá giải màng vô minh đang dầy đặc nơi chốn luân hồi.
Đây là những vị TÂN PHÁT Ý BỒ TÁT, đây là những vị BỒ TÁT SƠ PHÁT TÂM.
Đây là khúc quanh quan trọng trên đường học Phật, trước đây để tìm học đạo, hành giả sống tiêu cực (lánh phồn hoa, tìm tịch tỉnh thanh vắng, .....), bây giờ hành giả quay trở lại SỐNG TÍCH CỰC, không ngại khó, không ngại ồn, không ngại rắc rối, không ngại phiền não nhiễu nhương, hành giả đã quay ngoắc lại 180 độ.
Đức Phật đã nói rồi "Gò nổng không thể mọc hoa sen, chỉ có bùn lầy mới làm sen tươi tốt", đây là định hướng của Con đường Đại Thừa vậy.
Kính !
nguoidien
07-05-2015, 05:01 PM
Kính nguoiaolam !
Con đang muốn tìm hỏi về Phát Bồ Đề Tâm, cám ơn Người đã nói, xin Người triễn khai thêm.
Cám ơn.
nguoi ao lam
07-05-2015, 05:17 PM
Kính nguoiaolam !
Con đang muốn tìm hỏi về Phát Bồ Đề Tâm, cám ơn Người đã nói, xin Người triễn khai thêm.
Cám ơn.
Chào người bạn mới !
Kính quý đạo hữu !
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu khái quát về đạo Phật xong _ chúng ta đã đến cửa chùa (Không môn) _ và chúng ta quyết định đi tiếp vào Chánh điện.
Thưa các bạn ! Phát Bồ Đề Tâm là phát tâm rộng lớn :
_ Nguyện theo gót chân Phật đến "cùn Trời cuối đất".
_ Nguyện không Giác Ngộ riêng mình,
_ Nguyện nếu giữa Ta và Chúng sinh còn bờ ngăn cách thì hành giả còn phải làm mãi,
_ Nguyện TẬN ĐỘ CHÚNG SINH,
_ Nguyện HOÀN THÀNH PHẬT QUỐC.
Phát Bồ Đề Tâm (PBDT) là điều kiện tất yếu, chính thức nhận Học Nhân vào Trường Phật Học.
PBDT là phương tiện đưa những vị A La Hán, Bích Chi trở lại đúng hướng Phật đạo.
PBDT cho phép những chúng sinh chưa trải qua những quả vị Tu Đà Hoàn,Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán vẫn có thể ghi tên vào trường Phật Học.
PBDT được chư Phật tán thán, rờ đầu thọ ký.
PBDT có thể ở bất kỳ nơi nào _ trang nghiêm hay không trang nghiêm, có Tăng Bảo chứng minh hay không Tăng Bảo chứng minh _ chỉ cần phát tâm tín hướng và thành tâm phát nguyện.
Như một dấu ấn vô hình "đóng" trên trán hành giả, dấu ấn này sẽ theo mãi với hành giả đời đời kiếp kiếp, chừng nào "thoả Nguyện" thì dấu ấn này mới "tan".
nguoidien
07-05-2015, 05:23 PM
Người điên này rất khâm phục 1 bậc chân tu như Bác Nguoiaolam. Rất mong vì lòng từ bi mà bác giảng giải thêm về chủ đề Phát bồ đề tâm. Vì theo nguoidien này chủ đề này là cái gốc căn bản của đạo Phật, là sự quyết định đến thành tựu tu tập của một hành giả.
Chia sẻ bên lề. Về lý thuyết bác nói đến cửa không môn rồi mới bước vào chánh điện mới phát bồ đề tâm, nhưng thực tế người điên này thấy nếu một hành giả chưa phát bồ đề tâm thì chưa thể bước vào cửa không môn mà ngược lại rơi vào trạng thái chấp pháp, chấp không và dễ dàng đi lạc mà trong tâm cứ nghĩ là ta chứng ngộ, ta có thành tựu. Vì thế, bác triển khai chủ đề này sẽ mang lại tất cả lợi lạc cho tất cả mọi người từ sơ cơ hay thâm nhập sâu vào con đường Phật pháp. Lợi lạc cho tất cả chúng sanh không thể nghĩ bàn. Đang hóng hớt lót dép ngồi chờ đợi bác triển khai. nguoidien này chờ đợi cái chủ đề này đã lâu hôm nay được bác ngỏ ý triển khai nên vui mừng lắm, hí hửng vào comment bài viết của bác liền. A di đà Phật!
Người điên này cầu cho mười phương chư Phật, chư Bồ tát gia hộ cho thân tâm bác an lạc, pháp thể khinh an để bác tiếp tục tưới những giọt nước cam lồ mưa pháp trên những mảnh đất khô cằn hạn hán đầy vô minh. Thành tâm kính lễ Bác.
A di đà Phật.
hungmanh
07-06-2015, 10:03 AM
Hihi nguoidien, không phải sợ, không phải dính mắc,
Không dính mắc vào sự đúng sai tất cả sự biện giải tranh cãi, không dính mắc vào tranh thái hỷ lạc khinh an.
Đều do tâm mình mà ra nên không cần thiết phải để ý mạo phạm hay không
Kính
nguoi ao lam
07-06-2015, 10:11 AM
.....
Vì theo nguoidien này chủ đề này là cái gốc căn bản của đạo Phật, là sự quyết định đến thành tựu tu tập của một hành giả.
Chia sẻ bên lề. Về lý thuyết bác nói đến cửa không môn rồi mới bước vào chánh điện mới phát bồ đề tâm, nhưng thực tế người điên này thấy nếu một hành giả chưa phát bồ đề tâm thì chưa thể bước vào cửa không môn mà ngược lại rơi vào trạng thái chấp pháp, chấp không và dễ dàng đi lạc mà trong tâm cứ nghĩ là ta chứng ngộ, ta có thành tựu. Vì thế, bác triển khai chủ đề này sẽ mang lại tất cả lợi lạc cho tất cả mọi người từ sơ cơ hay thâm nhập sâu vào con đường Phật pháp. Lợi lạc cho tất cả chúng sanh không thể nghĩ bàn. Đang hóng hớt lót dép ngồi chờ đợi bác triển khai. nguoidien này chờ đợi cái chủ đề này đã lâu hôm nay được bác ngỏ ý triển khai nên vui mừng lắm, hí hửng vào comment bài viết của bác liền. A di đà Phật!
....
A di đà Phật.
Nếu nguoidien muốn nghe thêm thì N/q xin thêm :
Thưa các bạn ! Phát Bồ Đề Tâm là phát tâm rộng lớn :
_ Nguyện theo gót chân Phật đến "cùn Trời cuối đất".
_ Nguyện không Giác Ngộ riêng mình,
_ Nguyện nếu giữa Ta và Chúng sinh còn bờ ngăn cách thì hành giả còn phải làm mãi,
_ Nguyện TẬN ĐỘ CHÚNG SINH,
_ Nguyện HOÀN THÀNH PHẬT QUỐC.
1. _ Nguyện theo gót chân Phật đến "cùn Trời cuối đất".
Thưa các bạn, tâm ý của chúng ta luôn xao động, luôn bất nhất, có những người hôm nay rất là tinh tấn dũng mãnh, nhưng ngày mai "xả y, bỏ giới" quay ra gian hùng hết biết thì chuyện này vẫn đã xảy ra.
Có những vị sau khi nhận ra CÁI VÔ NGÃ của mình, vị ấy thấy cõi đời ô trọc, chúng sinh nghiệp chướng nhiều, nói không nghe, khuyên chẳng được, bèn tìm chỗ vắng nhập Diệt Tận Định.
Cho nên con đường Nhất Thừa ràng buộc hành giả phát nguyện rằng "Dẫu cho xác thân nát, dẫu cho thế giới mất, Nguyện (theo mãi với chúng sinh để độ sinh) vẫn còn".
Cho nên con đường Nhất Thừa ràng buộc hành giả phát nguyện rằng "Thuấn Nhã Đa tánh khả tiêu vong, Thước ca ra tâm vô động chuyển"
Cho nên con đường Nhất Thừa ràng buộc hành giả phát nguyện rằng "Chừng nào còn một chúng sinh chưa thành Phật, hành giả còn mãi hành Bồ tát Hạnh".
Cho nên con đường Nhất Thừa ràng buộc hành giả phát nguyện rằng "Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ Đề _ Địa Ngục vị không, thệ bất thành Phật".
Vì rằng trên hành trình Học Phật sẽ có lúc khi chứng ngộ Vô Ngã, hành giả sẽ an trụ Hữu Dư Y Niết Bàn mà không đi tiếp.
Vì rằng trên hành trình Học Phật sẽ có lúc hành giả chứng ngộ Pháp Không, lúc đó không thấy có gì là thật cả, hành giả sẽ dừng đứng, không biết sẽ làm gì.
Cho nên phải Nguyện "theo gót chân Phật đến tận cùn Trời cuối đất", đồng nghĩa với "khi tất cả Pháp đều Không, Nguyện này vẫn Có".
nguoi ao lam
07-06-2015, 10:13 AM
2. _ Nguyện không Giác Ngộ riêng mình,
Một đại phương tiện trong Phật pháp đó là lòng Từ Bi mà hành giả phải học, thông thường chúng ta chỉ thương mình, lúc nào cũng chỉ nghĩ cho mình, ngay cả khi thật tâm đi tìm đạo, chúng ta cũng muốn giải nghi cho mình, thành công chứng đắc cho mình.
Chúng ta hầu như không có ai vì xúc động trước cảnh đời đau khổ của những chúng sinh khác mà quyết lòng tìm Chân Lý để giải khổ nạn cho muôn loài như Thái Tử Tất Đạt Ta xưa.
Đó là một khuyết điểm của người tu Phật. Khuyết thì sao ? Thì bổ khuyết chứ sao ? Hãy tập mở rộng lòng ra khi nhìn chung quanh, ở đây người nghèo đói, bệnh tật đang rên siết, hãy thả lòng rung động cảm xúc sâu xa với niềm đau nỗi khổ của người khác, hãy xúc động trước nỗi sợ hãi của trẻ thơ, hãy đau cái đau của con vật đang bị giết.
Từ niềm xúc cảm sâu xa ấy hãy phát tâm "Tôi nay được có phước được đủ ăn đủ mặc đủ tay chân nguyện tìm đạo cứu khổ cho muôn loài, ngày nào tìm được đạo, tôi sẽ tận lực truyền giảng Chân Lý cho mọi người đều được thoát khổ được vui như tôi, nếu ngày nào còn thấy có người khổ đau thì tôi chưa thể yên ngồi nơi chánh vị".
Lòng Từ Bi là một đại phương tiện tất yếu, không có nó hành giả sẽ thiếu động lực để kiên nhẫn dò dẫm trên hành trình thiên nan vạn nan tìm Chân Lý.
Sự thử thách, Ma chướng rất nhiều, càng tu càng khó. Nghịch khảo thì dễ biết, dễ qua; nhưng thuận khảo thì khó thấy, khó vượt qua, vì nó là Tâm Ma trong lòng hành giả, lâu nay nó ngủ yên, tu rồi thì nó thức dậy, nó vùng vẫy thiên hình vạn trạng; phần nhiều người tu rơi rớt vì thuận khảo.
nguoi ao lam
07-06-2015, 10:15 AM
3. _ Nguyện nếu giữa Ta và Chúng sinh còn bờ ngăn cách thì hành giả còn phải làm mãi,
Thưa các bạn ! Tất cả các tôn giáo khác đều thấy cõi đời lung tung beng này là thật, những cảnh giới bên kia của tử cũng là thật (Thiên đường, Địa Ngục, .....) thậm chí những vị A La Hán cũng thấy thật có cõi ô trược đáng chán này.
Nhưng cái thấy của đức Phật thì không thế. Đức Phật thấy tất cả chỉ là Ảo mộng : Mình, người, chúng sinh cùng là giả ảnh lăng xăng trong một tuồng Đại Mộng. Nếu một vị giác ngộ mà thấy còn chúng sinh lăn lộn trong bể khổ, thì vị ấy chưa có thực sự tỉnh mộng.
Đức Phật muốn chúng đệ tử (Phật tử) phải thật sự tỉnh mộng, cho nên buộc phải độ sinh, đến chừng nào mình và chúng sinh không còn bờ ngăn cách nữa, tức là mình là chúng sinh, chúng sinh là mình, nếu giải thoát thì mình và chúng sinh cùng giải thoát, không có chuyện cái tay được giải thoát mà cái chân còn lại trong mơ. (Nếu như vậy thì giấc mơ chưa kết thúc, phải quay lại giải quyết cho xong).
Điều này là lẻ tất nhiên, không có lẻ thứ hai.
nguoi ao lam
07-07-2015, 11:52 AM
4. _ Nguyện TẬN ĐỘ CHÚNG SINH
Thưa các bạn, đây là điểm khác biệt giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa - Nhất Thừa.
Tiểu Thừa thì chuyện độ sinh chỉ là "thuận tay", ai đến nhờ chỉ dạy thì chỉ dạy chút đỉnh, như việc làm chơi làm thêm chứ không quan trọng.
Đại Thừa thì dạy "Hướng về chúng sinh, nghĩ cho chúng sinh, vì chúng sinh mà tu"
Còn Nhất Thừa thì buộc phải độ sinh cho tới xong một chúng sinh cuối cùng thì mới hoàn mãn nguyện lực.
Chuyện nghe có vẻ kỳ quái, chúng sinh ngang đầu cứng cổ thì quá nhiều, 10 cửa Địa Ngục lúc nào cũng "quá tải", chúng sinh được có duyên tu học thì cái số lượng "cóc bỏ dĩa" cũng nhiều, thử hỏi biết đến bao giờ mới hết chúng sinh đây ?
Ậy ! Vậy mà có đấy !
Các bạn đừng hỏi nguoiaolam, mà hãy suy tư xem :
_ Chúng sinh thì vô tận vô biên, cho dù một vị Bồ tát có kiên nhẫn vô lượng vô số kiếp, cũng không thể độ hết được. Vậy thì cái nguyện "Độ tận chúng sinh" phải chăng là cái án "CHUNG THÂN KHỔ SAI" (Chung thân ở đây không có nghĩa chỉ là một đời, mà là tất cả đời, tất cả thân sẽ có) ???
minhdinh
07-07-2015, 12:00 PM
4. _ Nguyện TẬN ĐỘ CHÚNG SINH
_ Chúng sinh thì vô tận vô biên, cho dù một vị Bồ tát có kiên nhẫn vô lượng vô số kiếp, cũng không thể độ hết được. Vậy thì cái nguyện "Độ tận chúng sinh" phải chăng là cái án "CHUNG THÂN KHỔ SAI" (Chung thân ở đây không có nghĩa chỉ là một đời, mà là tất cả đời, tất cả thân sẽ có) ???
Kính nguoiaolam !
Lúc minhdinh mới tìm hiểu Phật pháp,có đọc Kinh Địa Tạng,thấy lời nguyện của Ngài thì minhdinh cho rằng là vô lý,làm sao có thể độ hết được,chẳng lẽ các Ngài không có "nghỉ ngơi" hay sao?Làm việc liên tục trong vô lượng kiếp như vậy thì không mệt mỏi hay sao?...Sau này khi minhdinh đọc về phần Duyên khởi thì minhdinh mới chợt hiểu ra,đó không phải là lời nói suông,mà đó chính là một vòng tròn bất tận rồi, "Cái này có thì cái kia có...",tất cả không có điểm khởi đầu và kết thúc thì "Độ tận chúng sinh" là chuyện có thật.
.
nguoi ao lam
07-07-2015, 12:10 PM
Kính nguoiaolam !
Lúc minhdinh mới tìm hiểu Phật pháp,có đọc Kinh Địa Tạng,thấy lời nguyện của Ngài thì minhdinh cho rằng là vô lý,làm sao có thể độ hết được,chẳng lẽ các Ngài không có "nghỉ ngơi" hay sao?Làm việc liên tục trong vô lượng kiếp như vậy thì không mệt mỏi hay sao?...Sau này khi minhdinh đọc về phần Duyên khởi thì minhdinh mới chợt hiểu ra,đó không phải là lời nói suông,mà đó chính là một vòng tròn bất tận rồi, "Cái này có thì cái kia có...",tất cả không có điểm khởi đầu và kết thúc thì "Độ tận chúng sinh" là chuyện có thật.
.
Cám ơn minhdinh !
Điều này "tận độ chúng sinh" là điều có thật. Tất cả chư Phật đều đã tận độ chúng sinh xong thì mới thành Phật.
Ắt hẵn có bạn nghĩ :"Phật Thích Ca đâu đã tận độ chúng sinh, vì chúng ta hãy còn lăn lộn trong 3 cõi 6 đường đầy khổ ải đây này, nếu Phật Thích Ca đã tận độ chúng sinh xong thì chúng ta đâu còn khổ như vầy". Xin thưa : đó là cái thấy của chúng ta ! Cái thấy sai lầm, cái thấy không thật.
Có một ví dụ về "người lớn" (người chỉ huy công trình) và lũ trẻ trong hang tối, lũ trẻ thì bảo rằng có rắn rít, ma quái đủ thứ; "người lớn" sai đóng cầu dao điện, nguyên giàn đèn cao áp rực sáng, thì không còn có thấy rắn rít ma quái gì cả, tức là những rắn rít ma quái đã được độ xong.
Cho nên, Bảo Tích này! Bồ Tát nếu muốn được cõi Phật thanh tịnh, nên làm cho tâm thanh tịnh; tùy chỗ tâm thanh tịnh mà cõi Phật được thanh tịnh".
Lúc ấy, ông Xá Lợi Phất nương oai thần của Phật mà nghĩ rằng: "Nếu tâm Bồ Tát thanh tịnh chắc cõi Phật phải được thanh tịnh, vậy Thế Tôn ta khi trước làm Bồ Tát, tâm ý lẽ nào không thanh tịnh, sao cõi Phật này không thanh tịnh như thế?".
Phật biết ông suy nghĩ vậy liền bảo rằng:
- Ý ông nghĩ sao? Mặt trời, mặt trăng há không thanh tịnh sáng suốt ư, sao người mù không thấy?
- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải thế. Đó là tại người mù, không phải lỗi ở mặt trời và mặt trăng.
- Xá Lợi Phất! Cũng thế, bởi chúng sanh do tội chướng nên không thấy được cõi nước của Như Lai thanh tịnh trang nghiêm, chớ không phải lỗi ở Như Lai - Này Xá Lợi Phất! Cõi nước của ta đây vẫn thanh tịnh mà tại ông không thấy đó thôi.
http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/Duy-ma-cat_thichhuehung1.htm
Trích dẫn trên cũng đồng thời nói lên rằng PHẬT QUỐC ĐÃ HOÀN THÀNH.
5. Nguyện Hoàn thành Phật Quốc :
Nguyện hoàn thành Phật Quốc đồng nghĩa với nguyện tu cho đến tội cùng TOÀN GIÁC, chứ không phải chỉ mới le lói đã tự đủ.
Bấy giờ ông Loa Kế Phạm Vương thưa với ông Xá Lợi Phất rằng:
"Ngài chớ nghĩ như thế, mà cho cõi Phật đây là không thanh tịnh. Vì sao? - Vì tôi thấy cõi nước của Phật Thích Ca Mâu Ni thanh tịnh, ví như cung trời Tự Tại". (61)
Ông Xá Lợi Phất nói:
- Sao tôi thấy cõi này toàn gò nỗng, hầm hố, chông gai, sỏi sạn, đất đá, núi non, nhơ nhớp dẫy đầy như thế?
Ông Loa Kế Phạm Vương thưa rằng:
- Đấy là do tâm của Ngài có cao thấp không nương theo trí tuệ của Phật nên thấy cõi này không thanh tịnh đó thôi - Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh thảy đều bình đẳng, thâm tâm thanh tịnh y theo trí tuệ của Phật thì mới thấy được cõi Phật này thanh tịnh.
Khi ấy Phật lấy ngón chơn nhấn xuống đất, tức thì cõi Tam thiên đại thiên thế giới liền hiện ra bao nhiêu trăm nghìn thứ trân bảo trang nghiêm rực rỡ, như cõi Vô Lượng Công đức bảo trang nghiêm của Phật Bảo Trang Nghiêm. Tất cả Đại chúng ngợi khen chưa từng có và đều thấy mình ngồi trên tòa sen báu.
Phật bảo Xá Lợi Phất:
- Ông hãy xem cõi Phật đây trang nghiêm thanh tịnh.
Ông Xá Lợi Phất thưa:
- Dạ, bạch Thế Tôn! Từ trước đến giờ con chưa từng thấy chưa từng nghe. Nay cõi nước của Phật đều hiện rõ trang nghiêm thanh tịnh.
Phật bảo:
- Này Xá Lợi Phất! Cõi nước của ta thường thanh tịnh như thế! Nhưng vì muốn độ những kẻ căn cơ hạ liệt nên thị hiện ra cõi đầy nhơ nhớp xấu xa bất tịnh đó thôi. Ví như Chư Thiên đồng dùng một thứ bát bằng ngọc báu để ăn, nhưng tùy phước đức của mỗi vị mà sắc cơm có khác. Như thế, Xá Lợi Phất! Nếu tâm người thanh tịnh, sẽ thấy cõi này công đức trang nghiêm.
nguoi ao lam
07-08-2015, 08:48 AM
Kính thưa quý đạo hữu !
Chúng ta đã có khái quát về Nhân Thiên Thừa rồi, về Nhị Thừa rồi, chúng ta cũng đã biết về bước ngoặc quan trọng là Phát Bồ Đề Tâm.
Phát Bồ Đề Tâm rồi thì đương nhiên hành giả được gọi là Sơ Phát Tâm Bồ tát. Hình như Kinh Phật có ví dụ rằng "một con phụng hoàng mới sanh cũng to hơn con chim cút trưởng thành" hay nói là "con sư tử con cũng giá trị hơn con mèo già". Vị Sơ Phát Tâm Bồ tát được chư Phật xoa đầu ngợi khen, được chư Long Thần Hộ Pháp ủng hộ. Bắt đầu từ ngày ấy hành giả chính thức đi vào con đường Đại Thừa.
III PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI THỪA :
Phương Đẳng Đại Thừa thuộc về Thông Giáo. Con đường này là con đường TÍCH CỰC, nghĩa là nhập thế độ sinh, nhập thế độ sinh là mượn chúng sinh bên ngoài để độ chúng sinh tâm bên trong, cho nên làm đồng thời danh nghĩa là độ tha mà cũng là độ mình. Bởi thực chất "mình và chúng sinh nào phải là hai" mình là chúng sinh, chúng sinh là mình đó.
Nhiều người hiểu lầm rằng tu Phật là tìm nơi vắng vẻ ngồi Thiền, ngồi mãi thì sẽ thành đạo. Mặc dầu ngày xưa đức Phật và Chư Tổ cũng đã từng có một số vị thành đạo như vậy, nhưng đó chỉ là những trường hợp đặc biệt, bởi Phật hay chư Tổ là những vị đã tu chứng từ nhiều kiếp trước rồi, bây giờ đến thế gian với tư cách Hoá thân thì chỉ là nêu gương cho chúng sinh mà thôi, chứ tất cả tính Giác Ngộ, tính thông suốt, như mở cửa đập thì nước tuôn tràn vào mà thôi.
Còn chúng ta những kẻ tập khí sâu dày từ muôn kiếp xưa thì phải theo con đường Thông Giáo, tức là chăm chỉ tu hành Lục độ Vạn Hạnh (Lục độ là Bố Thí, Trì Giới, Tinh Tấn, Nhẫn Nhục, Thiền định Trí tuệ), phát Tứ Vô Lượng Tâm (Từ Bi Hỷ Xả), thuận theo Tứ Nhiếp Pháp (Bố Thí, Ái Ngữ, Đồng sự, Lợi Tha).
Con đường Đại Thừa thì không tiêu cực nữa, mà là tích cực "Hướng về chúng sinh để làm Phật sự".
pchieumt
07-08-2015, 09:01 AM
Thật là những lời vàng ngọc quý giá không thể nghĩ bàn. Cầu cho mười phương chư Phật chư bồ Tát chư hiền thánh tăng long thần hộ pháp thường gia hộ Bác thân tâm an lạc, pháp thể khinh an để tưới những giọt mưa pháp cho tất cả chúng sanh đều tỏ ngộ vô minh thoát khỏi khổ đau tiến đến giải thoát. A di đà Phật!
senvang
07-08-2015, 09:18 AM
Kính nguoi ao lam !
Con chưa hiểu "Tại sao phải hướng về chúng sinh ? Hướng về chúng sinh là hướng làm sao ?" Có vị nói chỉ cần ngồi lại dòm trong nội tâm của mình, quần thảo nó riết rồi cũng ra, rồi cũng chứng ngộ, chứ không cần chạy đông chạy tây gì hết.
Người xưa tham công án, có ai "hướng về chúng sinh" đâu _ họ chỉ hướng về những công việc lặt vặt trong am, trong chùa _ mà cũng chứng ngộ vậy.
Kính xin bác giải nghi cho con điều này ạ !
tt-002
07-09-2015, 08:32 AM
Bác Nguoiaolam, cho phép con chia sẽ vấn đề này và có ra sao xin bác tư vấn giúp cho nha vì con đang thực hành pháp này: "Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật".
Theo thắc mắc của Senvang thì chỉ cần "quán tâm trên tâm". tt-002 nghĩ rằng không sai nhưng như chỉ là bước đầu vì phải còn dấn thân thực hành những gì đã dùng tâm quán được. Như một người cho rằng tu ẩn đã lâu nay xuống núi hòa vào đại chúng thì qua các va chạm ngoại cảnh xung quanh đó thì năng lực quán triệt tham sân si có thực sự đủ chưa thì mới rõ biết. Còn tự tu tự chứng thì khó lòng tự thân xác định...
- tt-002 vì đang thực hành đoạn Tham Sân Si như sau:
A. Đoạn trừ Tham nên tt-002 lấy việc làm từ thiện làm phương tiện đoạn trừ đó và cảm thấy ta học, ta nói đúng như 1 cái máy thu rồi phát là một chuyện còn việc tự thân ta thực hành các bài học đó đúng là 1 chuyện khác xa vô cùng.
B. Đoạn Sân thì tt-002 lấy việc tiếp xúc với mọi người, lấy việc gặp bất như ý ta là phương tiện chính đế kiểm tra chính mình.
C. Đoạn Si thì tt-002 lấy việc mình thích làm hằng ngày ra kiểm tra xem liệu hôm nay gặp phải chuyện không thuận lợi thì coi có thể buông ra làm việc khác hay không...
Bữa nghe được 1 đoạn bài giảng: Người nào học xong, đọc qua, thấy hay hay rồi đi nói lại cho người khác biết thì người này chỉ là người học thuộc lòng chứ thật sự không hiểu được hết các ý bên trong nó.
Thấy như câu này cũng hay ghê: "Cái gì người đó cũng biết nhưng vào chi tiết thì chẳng biết cái gì" :cool: (bữa nghe MC Trấn Thành nói)
nguoi ao lam
07-09-2015, 08:48 AM
Kính nguoi ao lam !
Con chưa hiểu "Tại sao phải hướng về chúng sinh ? Hướng về chúng sinh là hướng làm sao ?" Có vị nói chỉ cần ngồi lại dòm trong nội tâm của mình, quần thảo nó riết rồi cũng ra, rồi cũng chứng ngộ, chứ không cần chạy đông chạy tây gì hết.
Người xưa tham công án, có ai "hướng về chúng sinh" đâu _ họ chỉ hướng về những công việc lặt vặt trong am, trong chùa _ mà cũng chứng ngộ vậy.
Kính xin bác giải nghi cho con điều này ạ !
Chào senvang !
Ngồi một chỗ, quán sát nội tâm, thì trước tiên là thấy những ý nghĩ tư tưởng tình cảm như dòng nước chảy, nó cứ sinh diệt liên tục, hầu như không có khoảng trống. Có những vị thấy có khoảng trống thì gắng dừng đứng tư tưởng tình cảm để khoảng trống ấy ngày một nhiều thêm. Cái này là sức định tâm, định có sâu dày, công phu có đủ thì nhiều ma chướng hiện ra, có thể có tiếng nói bên tai rằng : Ngài đã chứng ngộ rồi đó hãy đi ra hoằng pháp độ sinh. Cái đó là tâm ma dậy khởi, số người "tẩu hỏa nhập Ma" không phải là ít.
Có những vị may mắn hơn vượt qua được rất nhiều thử thách chiến thắng tâm ma thì sẽ gặp Thiên Ma, nó có thể hiện hình Phật, hình Bồ tát đến chứng minh cho hành giả, rồi nó sẽ theo "hộ trì" cho hành giả một thời gian, chừng hoàn toàn không thể quay đầu lại thì nó bỏ (hư hỏng hoàn toàn).
Một số rất ít CHỨNG VÔ SANH _ đắc quả A La Hán, Bích Chi. Tất cả những vị này thành đạo là do dòm bên trong cái Ngã và chứng biết cái VÔ NGÃ.
Do vì công phu chỉ là dòm bên trong cho nên sự chứng đắc có phần bất toàn, tức là những vị A La Hán Bích Chi Phật đều còn thấy "cõi đời là chão lửa" lòng không ưa thích, các Ngài thường chọn cách nhập Diệt tận định để vào Niết Bàn nơi không có "cái chão lửa".
Trong khi đức Phật _ đấng Toàn Giác _ thì thấy nào có "cái chão lửa" nào đâu, đây là SỰ THẬT THỨ HAI _ VÔ PHÁP _ (Sự thật thứ nhất là Vô Ngã) mà đức Phật muốn chư đệ tử sẽ lần lượt chứng điều này nên bắt đầu thuyết giảng những Kinh Phương Đẳng Đại Thừa.
Đại Thừa là thế đó ! Là hành giả phải sống với vạn pháp, sướng khổ với vạn pháp, vui buồn với vạn pháp để trực nhận ra tánh Không thật có của vạn pháp. Đó là chứng CÁC PHÁP HƯ HUYỄN.
Nói "hướng chúng sinh" là nói hướng về vạn pháp, chứ không phải hướng về một người Nam hay một người Nữ nào để mà chìm đắm trong mơ màng, hướng chúng sinh nhưng phải độ thoát chúng sinh tâm. (Tức là thấy rõ tất cả đều không thật). Khi thực thấy không có gì là thật, thì cái gì giữ chân hành giả được, cái gì nhận chìm hành giả được.
Khi không có gì giữ chân hay nhận chìm hành giả được nữa thì gọi là BẤT THỐI CHUYỄN.
Vô danh
07-10-2015, 08:52 AM
Kính nguoiaolam !
Là niềm vui khi thấy hạt xoài nảy mầm, là niềm vui khi cây xoài lớn, là niềm vui khi cây xoài ra hoa, là niềm vui khi cây xoài kết trái, làm niềm vui khi trái lớn, là niềm vui khi trái dần chín. Chẳng đợi quả chín mới vui.
Kính nguoiaolam, vodanh là kẻ ăn mày lẻn vào kho của bác, cảm thấy như "chuột được sa vào hủ nếp" vậy !
Kính !
nguoi ao lam
07-10-2015, 08:59 AM
Kính các bạn !
http://biettat.net/upload/src/5/9b/b/tai-sao-bot-bong-bong-co-hinh-cau-8422784_1415266184.jpg
Với đạo Phật thì mỗi chúng sinh chỉ như một cái bọt xà phòng thoạt nhìn thì cái nào cũng như cái nấy, nhưng dòm kỹ thì có to nhỏ khác nhau độ méo mó khác nhau, hoa văn ửng hiện khác nhau, thời gian tồn tại cũng khác nhau, sở dĩ phải nói đến thời gian tồn tại là do độ kết dính (tức là tập khí, nghiệp lực) :
http://image.qdnd.vn/Upload//vuhuyen/2011/5/27/2752011huyen007225119411.jpg
với cái bọt xà phòng này thì rất khó vở tan hơn loại xà phòng thông thường vì Fang Yang (Nghệ nhân) đã dùng công thức hóa chất đặc biệt khiến cho độ kết dính tăng lên thập bội.
Dù thế nào, tất cả bọt xà phòng đều phải vở tung, biến mất. Sự vở tung biến mất này nguoiaolam muốn dụ cho Chúng sinh đã được độ, chúng sinh bên ngoài hay chúng sinh tâm bên trong cũng vậy, cũng đều là giả ảnh tạm có với nhiều màu sắc riêng biệt. Khách quan một chút, chúng ta sẽ không quan tâm đến màu sắc giả hiện vì màu sắc có đẹp đến đâu cũng chỉ tồn tại trong phút giây mà thôi.
Cái bọt xà phòng thì dễ vỡ nhưng cái bọt chúng sanh, cái bọt thế giới thì khó vỡ hơn.
Một ví dụ khác là khi đứa trẻ sốt cao, chuyện hạ sốt là không quan trọng bằng chuyện cần phát hiện nguyên nhân gây sốt để trị đúng bệnh, trị tận gốc, đôi khi những loại thuốc hạ sốt lại làm cho bệnh khó bị tìm ra hơn.
Thì những phàm tâm, nghiệp chướng của chúng ta cũng thế, nó là bệnh đó, mà thường thì đa số chúng ta sống chung với mầm bệnh (vì nó đang ở giai đoạn một), chúng ta có khi không biết mình có những khuyết điểm, qua quá trình sống trong môi trường thời tiết nóng ẫm, bệnh của chúng ta phát triễn bộc lộ ra ngoài, chúng ta mới biết mình có bệnh đó và chúng ta tìm cách chữa.
Môi trường tốt nhất để cho phàm tâm bộc lộ ra ngoài là gì ? Là cuộc sống thế gian, nếu bạn lên non tu tịnh cốc thì đâu có ai làm cho bạn Sân, bạn tưởng rằng lòng tôi đã nguội lạnh, nào có Sân Si gì đâu, nhưng khi bạn nhập thế thì mới biết Sân Si của mình hãy còn "to như cái bánh xe bò".
Như "Thánh giả Latuan" ở blog của mình thì thấy mình là Thánh, chừng đến Diễn Đàn này mới biết mình là Thánh Giả (chớ không phải Thánh thật). Sao latuan không cảm ơn tt-002, Hoatihon và vodanh nhỉ ? Những người đã giúp cho mình thấy rõ khuyết điểm của mình đó !
Đại Thừa không chủ trương "lánh mình tìm đạo thâm sơn" mà chủ trương, lấy thế gian làm môi trường sống, lấy sự cọ xát với đời để hiểu mình, hiểu đạo lý hơn.
Xưa đức Phật đã có nói "nơi bùn lầy thì hoa sen mới tươi tốt, trên gò nổng thì hoa sen chịu chết" là nói ý này, ý nói rằng: phải nhập thế lấy phiền não làm nhân cho Bồ Đề, lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai góc làm giải thoát (10 điều tâm niệm).
Con đường Đại Thừa là thế đó, là tích cực, là dấn thân, là không tránh né phiền não để độ tận chúng sinh tâm.
minhdinh
07-10-2015, 04:28 PM
Kính thưa nguoiaolam !
Khi xem lại cuộc đời Đức Phật,minhdinh thấy rằng sau 6 năm tu khổ hạnh,Đức Phật đến bên gốc Bồ Đề ngồi thiền 49 ngày mà thành Đạo.Vậy thì có thể nói,6 năm tu khổ hạnh tuy chưa giúp được Đức Phật thành Đạo nhưng cũng đã giúp được Ngài có sức Định hơn người thường rồi.Mà chúng ta,những chúng sinh vô minh,nếu như chưa có được Định Lực mà tu ở nơi phố thị đông người thì sẽ khó thành tựu hơn.Bởi "vạn sự khởi đầu nan",cái khó là lúc bắt đầu.Nếu chúng ta lên non tu tập thời gian đầu,đạt được Định Lực rồi mới tham gia vào chốn thế gian thì khả năng trụ lại được mới cao,chứ nếu không thì dễ thối tâm chuyển ý trước những cám dỗ.Bởi thế mới có rất nhiều vị đã xuống tóc qui y rồi một thời gian sau lại hoàn tục là vậy.Dù họ tu là tu ngay nơi phố thì đông người như bác nói.
Cho nên theo minhdinh nghĩ,vấn đề chưa hẳn là chúng ta tu ở đâu,mà vấn đề là chúng ta hiểu ra sao khi đối mặt với những vấn đề hàng ngày của một Phật tử.Nếu chúng ta thông suốt thì dù là tu trên non cao hay tu ở nơi đông người thì cũng như nhau.Khác nhau chỉ ở chỗ tu ở nơi đông người thì những "chướng duyên" sẽ nhiều hơn mà thôi,và nhờ nhiều chướng duyên như vậy thì nếu chúng ta hiểu và vượt qua thì thành tựu sẽ nhanh hơn là tu ở nơi vắng vẻ.Điều này cũng có thể nói là tùy vào "căn cơ",tùy vào "nghiệp lực",tùy vào "Nhân duyên" của chúng ta ở những kiếp trước để quyết định chúng ta có Định lực(hay có thể gọi là nghị lực) để vượt qua hay không mà thôi.
nguoi ao lam
07-11-2015, 07:15 AM
Kính thưa nguoiaolam !
Khi xem lại cuộc đời Đức Phật,minhdinh thấy rằng sau 6 năm tu khổ hạnh,Đức Phật đến bên gốc Bồ Đề ngồi thiền 49 ngày mà thành Đạo.Vậy thì có thể nói,6 năm tu khổ hạnh tuy chưa giúp được Đức Phật thành Đạo nhưng cũng đã giúp được Ngài có sức Định hơn người thường rồi.Mà chúng ta,những chúng sinh vô minh,nếu như chưa có được Định Lực mà tu ở nơi phố thị đông người thì sẽ khó thành tựu hơn.Bởi "vạn sự khởi đầu nan",cái khó là lúc bắt đầu.Nếu chúng ta lên non tu tập thời gian đầu,đạt được Định Lực rồi mới tham gia vào chốn thế gian thì khả năng trụ lại được mới cao,chứ nếu không thì dễ thối tâm chuyển ý trước những cám dỗ.Bởi thế mới có rất nhiều vị đã xuống tóc qui y rồi một thời gian sau lại hoàn tục là vậy.Dù họ tu là tu ngay nơi phố thì đông người như bác nói.
Cho nên theo minhdinh nghĩ,vấn đề chưa hẳn là chúng ta tu ở đâu,mà vấn đề là chúng ta hiểu ra sao khi đối mặt với những vấn đề hàng ngày của một Phật tử.Nếu chúng ta thông suốt thì dù là tu trên non cao hay tu ở nơi đông người thì cũng như nhau.Khác nhau chỉ ở chỗ tu ở nơi đông người thì những "chướng duyên" sẽ nhiều hơn mà thôi,và nhờ nhiều chướng duyên như vậy thì nếu chúng ta hiểu và vượt qua thì thành tựu sẽ nhanh hơn là tu ở nơi vắng vẻ.Điều này cũng có thể nói là tùy vào "căn cơ",tùy vào "nghiệp lực",tùy vào "Nhân duyên" của chúng ta ở những kiếp trước để quyết định chúng ta có Định lực(hay có thể gọi là nghị lực) để vượt qua hay không mà thôi.
Vâng, cám ơn minhdinh đã góp ý !
Thưa các bạn, con đường Nhất Thừa là không bỏ Thừa nào cả, Nhân Thiên Thừa và Nhị Thừa cũng là phương tiện của Phật pháp, cũng là khuôn vàng thước ngọc khi hành giả có căn cơ ấy, có trình độ học Phật ngang đó, học xong rồi thì học tiếp lên lớp trên, con đường Nhất thừa không loại trừ Nhân Thiên Thừa và Nhị Thừa, nhưng phải biết rằng bao nhiêu đó chưa phải là tất cả Phật pháp, vì Phật pháp còn có Đại Thừa, Tối Thượng Thừa.
Có thể giáo lý lớp trên khác biệt với Giáo lý lớp dưới ở một số quy chuẫn, nhưng vẫn đúng là Phật pháp.
Nhất Thừa không buộc người có căn cơ Nhân Thiên Thừa, Nhị thừa phải thực hành theo Đại Thừa, mà Nhất Thừa kiên nhẫn chờ cho hành giả học hết cấp 1 sẽ hướng dẫn khuyến khích hành giả học lên cấp 2, Nhất Thừa sẽ kiên nhẫn chờ cho hành giả học xong cấp 2 liền khuyến khích hãy học và hành Giáo Lý Đại Thừa.
Đức Phật nói "Đời Mạt pháp có những chúng sinh có căn cơ BẤT ĐỊNH CHỦNG TÁNH" (nghĩa là những người này tu pháp môn nào cũng có kết quả, khi theo Ngoại đạo thì sẽ thành Tiên, khi theo Tiểu Thừa thì sẽ đắc quả A La hán, khi được dạy Đại Thừa thì sẽ đắc quả vị Bồ tát)
Đối với những chúng sinh có căn cơ Bất Định Chủng tánh này, tốt hơn hết hãy ngăn không cho vị ấy theo Ngoại Đạo hay Nhị Thừa, vì như thế sẽ uổng mất thời gian và công sức, mà hãy đem Đại Thừa giảng cho họ, cho họ đi tắt vào Đại Thừa.
Kính !
nguoi ao lam
07-12-2015, 08:12 AM
Kính thưa các bạn !
Nói đến Đại Thừa là nói đến 2 chữ "Độ Sinh" nhưng ở đây chúng ta chỉ nói "Hướng chúng sinh" là để tránh sự hiểu lầm tai hại.
Bởi chỉ có những bậc Bồ tát đã chứng Ngã Không và Pháp Không mới chính danh Độ Sinh, còn kẻ phàm phu vô minh CÁI TÔI còn quá lớn, còn "sầm sầm một đống" thì gọi là độ mình chưa xong mà đi nói chuyện độ người, có là đi "phun nhả tà khí" thì có. Nhìn thấy cái gì cũng thiệt hết (từ chuyện xã hội văn hóa cho đến chuyện chính trị quân sự) dòm đâu cũng thấy CÓ THIỆT hết thì là "Bồ tượng" (con voi) chớ Bồ tát cái gì !
nguoi ao lam xin chép lại đoạn Kinh Kim Cang này, chúng ta cùng đọc lại nhé :
Phật cáo Tu-bồ-đề: “Chư Bồ Tát ma-ha-tát ưng như thị hàng phục kỳ tâm: Sở hữu nhất thiết chúng sanh chi loại, nhược noãn sanh, nhược thai sanh, nhược thấp sanh, nhược hóa sanh, nhược hữu sắc, nhược vô sắc, nhược hữu tưởng, nhược vô tưởng, nhược phi hữu tưởng phi vô tưởng, ngã giai linh nhập Vô dư Niết-bàn nhi diệt độ chi. Như thị diệt độ vô lượng vô số vô biên chúng sanh, thật vô chúng sanh đắc diệt độ giả.
“Hà dĩ cố ? Tu-bồ-đề, nhược Bồ Tát hữu ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, tức phi Bồ Tát.
Nghĩa :
Phật dạy Tu-bồ-đề: “Các vị Đại Bồ Tát nên hàng phục tâm như thế này: ‘Đối với tất cả các loài chúng sanh: hoặc sanh từ bào thai, hoặc sanh từ trứng, hoặc sanh nơi ẩm thấp, hoặc do biến hóa sanh ra, hoặc có sắc, hoặc không có sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng phải có tưởng chẳng phải không tưởng, ta đều độ cho nhập vào Vô dư Niết-bàn. Như vậy diệt độ vô số chúng sanh, nhưng thật không có chúng sanh nào được diệt độ.
“Vì sao vậy? Tu-bồ-đề, nếu Bồ Tát có các tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, thì chẳng phải là Bồ Tát.
thật vô chúng sanh đắc diệt độ giả.
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KKC7_zps6129d300.jpg
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php?4-Kinh-Kim-Cang-%E1%BA%A3nh-h%C3%B3a&p=42&viewfull=1#post42
Nếu có một vị nào cho rằng "tôi đã Giác Ngộ", mà trong bụng thiệt còn có thấy CÓ TÔI GIÁC NGỘ, CÓ CHÚNG SINH MÊ LẦM CẦN ĐƯỢC ĐỘ, CÓ NHỮNG CHUYỆN THẾ GIAN CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT thì phải biết rằng : _ Cái giác ngộ của mình là "dỏm", mình đã tự lừa dối mình, và đang dối người.
Đây là tội Đại Vọng Ngữ chắc chắn sẽ đi Địa Ngục, vì còn thấy thật có cõi đời với muôn vàn rối rắm thì sẽ thật thấy Địa Ngục mà thôi, vì còn thấy thật CÓ TA CHỨNG NGỘ thì sẽ được thấy thật có ta bị nhốt bị hình phạt mà không ra được.
Người nào thật sự chứng Ngã Không thì Địa Ngục sẽ không nhốt được người VÔ NGÃ. Người nào thật chứng Pháp Không thì Địa Ngục cũng sẽ Không luôn, đây mới gọi là Giác Ngộ, mới gọi là Giải Thoát.
Cho nên Kinh mới nói "diệt tận độ chúng sinh mà thiệt không có chúng sinh nào được độ"
nguoi ao lam
07-13-2015, 07:00 AM
Kính các đạo hữu !
Thế nào là "hướng chúng sinh" ? Chúng sinh ở bên ngoài là một xã hội lộn xộn, nếu chúng ta chạy theo thì chừng nào mới xong, e rằng ta sẽ bị chúng sinh độ mà thôi.
Thực ra là các chúng sinh ở trong lòng ta đó, mỗi một chúng ta đều có ngầm chứa chủng tử của 6 loại chúng sinh (Thiên, Nhân, Tu La, Súc sinh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục).
Gì là chủng tử Thiên ? Đó là lòng thương người, đó là tánh ưa điều Thiện, đó là thích thanh thoát nhẹ nhàng, ......
Gì là chủng tử Tu La ? Đó là tánh Sân giận dữ, tánh cang cường trung trực, tánh thà chết không khuất phục, tánh sẵn sàng chiến đấu tranh hơn thua, .......
Gì là chủng tử Nhân ? Đó là tánh hiếu hòa, đó là tánh chuộng điều hay lẻ phải, đó là tánh kỹ cương, đó là tánh thương yêu đồng loại người thân, .......
Gì là chủng tử Súc sinh ? Đó là tánh "ham ăn háo uống", đó là tánh ưa chuyện dâm dục, đó là tánh ích kỹ chỉ nghĩ cho mình sẵn sàng ăn nuốt kẻ khác hoặc đồng loại, ......
Gì là chủng tử Ngạ Quỷ ? Đó là sự thèm thuồng quá độ, không bao giờ cảm thấy đủ, ăn cái nầy mơ cái khác, cả đời chĩ nghĩ đến chuyện ăn uống mà thôi, sẵn sàng làm tất cả để phục vụ cho cái miệng mà vẫn luôn cảm thấy thiếu, ......
Gì là chủng tử Địa Ngục ? Đó là tâm hồn đen tối hắc ám, sự ngu si quá đổi, đừng hòng gì người khác nói phải nói trái, cái lỗ tai thì đã bịt lại rồi, tâm hồn này không thể nghĩ ngợi chuyện gì hết, sự tối tăm đã lên đến cùng cực, .......
Sáu loại chủng tánh ấy có trong tất cả chúng ta, với người đã sanh Thiên thì chủng tử Thiên hoạt động mạnh, 5 loại chủng tử kia "ngủ Đông". Với người...........
nguoi ao lam
07-14-2015, 07:13 AM
Với người đang ở cảnh giới Tu La, thì gọi là dòng pháp Tu La đang hoạt động mạnh, các dòng pháp kia đang yếu, đang lu mờ.
Với người đang ở cảnh giới Nhân, thì gọi là dòng pháp Nhân đang hoạt động mạnh, các dòng pháp kia đang yếu, đang lu mờ.
Với người đang ở cảnh giới Súc sinh, thì gọi là dòng pháp Súc sinh đang hoạt động mạnh, các dòng pháp kia đang yếu, đang lu mờ.
Với người đang ở cảnh giới Ngạ Quỷ, thì gọi là dòng pháp Ngạ Quỷ đang hoạt động mạnh, các dòng pháp kia đang yếu, đang lu mờ.
Với người đang ở cảnh giới Địa ngục, thì gọi là dòng pháp Địa ngục đang hoạt động mạnh, các dòng pháp kia đang yếu, đang lu mờ.
Chúng ta đang ở cảnh giới Nhân (người), điều này không có nghĩa là chúng ta không có sự si mê tối tăm của Địa Ngục, có hết, trong chúng ta vẫn còn đủ 6 dòng pháp, nhưng tùy từng thời điểm dòng pháp này mạnh lên dòng pháp kia yếu đi. Ấy gọi là trong loài người cũng có thể phân làm sáu loại :
Nhân Nhân, Nhân Thiên, Nhân Tu La, Nhân Súc sanh, Nhân Ngạ Quỷ, Nhân Địa Ngục.
Nói điều này chỉ là để nói rằng "ĐỘ SINH LÀ ĐỘ CÁC DÒNG PHÁP TRONG TA". Khi trong lòng ta không còn các nhân Ác, thì gọi là Địa Ngục đã được độ xong, Ngạ Quỷ đã được độ xong, Súc sinh đã được độ xong (Các nhân Thiện cũng thế).
Khi hành giả đã độ xong các pháp Ác trong ta thì làm gì ngoại cảnh có chuyện Ác ứng hiện. Đây là một điều rất thật vì TÂM SANH PHÁP, với phàm phu thì Tâm riêng Pháp riêng, với người Giác Ngộ thì TÂM PHÁP KHÔNG HAI.
Bởi vậy Kinh Kim Cang nói : "Nếu Bồ tát còn thấy có mình độ chúng sinh, có chúng sinh được mình độ thì không phải là Bồ tát".
ĐỘ ĐI, ĐỘ ĐI HÃY ĐỘ HẾT CHÚNG SINH (Phàm tâm) TRONG TÂM MÌNH ĐI.
Powered by vBulletin® Version 4.2.3 Beta 3 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.