PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Thiền sư Văn Yển ở Vân Môn



choconxauxi
05-24-2016, 10:18 AM
THIỀN SƯ VĂN YỂN Ở VÂN MÔN


http://www.zen-guide.de/images/meister/19.jpg

Yun-men Wen-yan ( 864 - 949 )

(Khai Tổ _ Tông Vân Môn)



Sư họ Trương quê ở Gia Hưng Cô Tô. Thuở nhỏ, Sư theo Luật sư Chí Trừng ở chùa Không Vương xuất gia, ý chí cao siêu trí tuệ mẫn tiệp. Đến lớn, Sư thọ giới cụ túc tại giới đàn Tỳ Lăng. Sư hầu thầy mấy năm, học thông luật bộ, tự thấy việc mình chưa sáng, nên xin đi du phương hành khước.

Trước Sư đến Mục Châu tham vấn Trần Tôn Túc. Vừa thấy Sư đến, Tôn Túc liền đóng cửa. Sư gõ cửa. Tôn Túc hỏi: Ai? Sư thưa: Con. Tôn Túc hỏi: Làm gì? Sư thưa: Việc mình chưa sáng xin Thầy chỉ dạy. Tôn Túc mở cửa, trông thấy Sư liền đóng cửa lại. Như thế, liên tiếp đến ba ngày. Ngày thứ ba, Tôn Túc mở cửa, Sư liền chen vào. Tôn Túc nắm đứng bảo: nói! nói! Sư suy nghĩ. Tôn Túc liền xô ra, nói: Đời Tần dùi xoay lăn.? Rồi đóng sầm cửa lại, kẹp nát bàn chân Sư. Cái đau thấu xương ấy khiến Sư ngộ nhập. Tôn Túc chỉ Sư đến yết kiến Tuyết Phong.


------------

Sư đến Trang sở của Tuyết Phong, thấy một vị Tăng, bèn hỏi: Hôm nay Thượng tọa lên núi chăng? Tăng đáp: Lên. Sư nói: Có một nhân duyên nhờ hỏi Hòa thượng Đường đầu mà không được nói với ai, được chăng? Tăng bảo: Được. Sư nói: Thượng tọa lên núi thấy Hòa thượng thượng đường, chúng vừa nhóm họp, liền đi ra đứng nắm cổ tay, nói: ông già! trên cổ mang gông sao chẳng cổi đi. Vị Tăng ấy làm đúng như lời Sư dặn. Tuyết Phong bước xuống tòa, thộp ngực ông ta, bảo: Nói mau! nói mau! Vị Tăng nói không được. Tuyết Phong buông ra, bảo: Chẳng phải lời của ngươi. Vị Tăng thưa: Lời của con! Tuyết Phong gọi: Thị giả! đem dây gậy lại đây. Vị Tăng thưa: Chẳng phải lời của con, là lời của một Thượng tọa ở Chiết Trung đang ngụ tại Trang sở dạy con nói như thế. Tuyết Phong bảo: Đại chúng! đến Trang sở rước vị Thiện tri thức của năm trăm người lên.

Hôm sau, Sư lên Tuyết Phong. Tuyết Phong vừa thấy liền hỏi: Nhân sao được đến chỗ ấy? Sư bèn cúi đầu, từ đây khế hợp, Tuyết Phong thầm trao tâm ấn cho Sư.


-------------

Có vị Tăng hỏi Tuyết Phong: Thế nào là chạm mắt chẳng hội đạo, dở chân đâu biết đường? Tuyết Phong nói: Trời xanh! trời xanh! Vị Tăng ấy đến hỏi Sư: Trời xanh là ý chỉ thế nào? Sư đáp: Ba cân gai một xấp vải. Tăng thưa: Chẳng hội. Sư bảo: Lại dâng ba thước tre. Tuyết Phong nghe vui vẻ nói với chúng: Ta thường nghi ông thầy này.

choconxauxi
05-24-2016, 10:23 AM
Sư từ giã Tuyết Phong, đi hành khước khắp nơi.

Đến Động Nham, Nham hỏi: Đến làm gì? Sư đáp: Đến thân cận. Nham bảo: Chạy loạn làm gì? Sư đáp: Tạm thời chăng còn. Nham bảo: Biết lỗi là được. Sư đáp: Chạy loạn làm gì?


------------

Đến Sơ Sơn Thiền sư Nhơn, Nhơn hỏi: Chỗ đắc lực nói cho một câu? Sư bảo: Mời hỏi to lên. Nhơn liền lớn tiếng hỏi. Sư cười nói: Hôm nay ăn cơm cháo chưa? Nhơn nói: Ăn cơm cháo rồi. Sư bảo: Kêu rùm để làm gì?


------------

Đến Ngọa Long, Sư hỏi: Người rõ được mình lại thấy có mình chăng? Ngọa Long đáp: Chẳng thấy có mình mới rõ được mình. Sư hỏi: Nằm dài trên giường mà học được là cơ thứ mấy? Ngọa Long đáp: Cơ thứ hai. Sư hỏi: Thế nào là cơ thứ nhất? Ngọa Long bảo: Mang giầy cỏ gấp.


------------

Đến Giang Châu gặp Trần thượng thơ thỉnh thọ trai. Vừa thấy Sư, ông hỏi: Trong sách nho thì chẳng hỏi, ba thừa mười hai phần giáo đã có những vị Pháp sư, thế nào là việc của Nạp tăng (Thiền sư) hành khước? Sư bảo: Đã hỏi bao nhiêu người rồi? Trần thưa: Hiện giờ hỏi Thượng tọa. Sư bảo: Việc đó hãy gác qua, thế nào là ý kinh? Trần đáp: Quyển vàng gáy đỏ. Sư bảo: Cái đó là văn tự ngữ ngôn, thế nào là ý kinh? Trần thưa: Miệng muốn nói mà lời mất, tâm muốn duyên mà lự quên. Sư bảo: Miệng muốn nói mà lời mất, là đối có lời; tâm muốn duyên mà lự quên, là đối vọng tưởng; thế nào là ý kinh? Trần không đáp được. Sư hỏi: Nghe nói Thượng thơ xem kinh Pháp Hoa phải chăng? Trần đáp: Phải. Sư bảo: Trong kinh nói: Trị sanh sản nghiệp đều cùng thật tướng không trái nhau?, hãy nói cõi trời Phi phi tưởng có bao nhiêu người thoái vị? Trần không đáp được. Sư bảo: Thượng thơ chớ thao thao ba kinh năm luận, sư tăng ném hết đi vào tòng lâm mười năm hai mươi năm còn chẳng xong thay, Thượng thơ làm sao hội được? Trần lễ bái thưa: Tôi tội lỗi.


------------

Sư đến Linh Thọ, Thiền sư Tri Thánh (trụ trì Linh Thọ) dự biết trước, sai chúng đánh ba hồi chuông trống ra trước cửa rước Thủ tọa. Nơi đây, Sư sung chức Thủ tọa.

Quảng chủ họ Lưu muốn cử binh, đích thân vào viện thỉnh Linh Thọ tiên tri kiết hung thế nào? Linh Thọ biết trước, từ giã chúng vui vẻ ngồi an nhiên thị tịch. Quảng chủ hỏi Tri sự: Hòa thượng bệnh bao lâu? Tri sự đáp: Chẳng từng có bệnh. Hòa thượng có để lại một phong thơ xin trình Đại vương. Quảng chủ mở thơ ra xem, thấy nói: Con mắt của Nhân Thiên là Thủ tọa trong chùa này?. Ông hiểu ý chỉ của Linh Thọ bèn dừng binh và thỉnh Sư (Vân Môn) trụ trì Linh Thọ. Sư khai pháp ở đây không được bao lâu, lại dời đến chùa Quang Thới tại Vân Môn.

choconxauxi
05-24-2016, 10:27 AM
Sư nhân bàn chân mang tật nên thường chống gậy. Một hôm, chống gậy đi thấy chúng làm công tác công cộng, Sư đưa gậy lên bảo:

- Xem! xem! người Uất Đơn Việt thấy các ông bửa củi khó khăn ở giữa sân họ dọn đồ cúng dường các ông, lại vì các ông tụng kinh Bát-nhã: Nhất thiết trí trí thanh tịnh, không hai không hai phần, vì không khác không dứt?.

Chúng vây quanh Sư khá lâu không giải tán, Sư lại bảo:

- Hết thảy các ông vô cớ chạy đến trong đây để tìm cái gì? Lão tăng chỉ biết ăn cơm, đi ỉa, hiểu riêng làm gì? Các ông ở mọi nơi đi hành khước tham thiền hỏi đạo, tôi hỏi các ông việc tham được thế nào? hãy nêu ra xem?

Khi ấy, Sư bất đắc dĩ tụng bài kệ của Tam Bình rằng:

Tức thử kiến văn phi kiến văn

Tức thấy nghe này chẳng thấy nghe

Sư xoay lại nhìn Tăng bảo: Gọi cái gì là thấy nghe? Sư lại tiếp:

Vô dư thanh sắc khả trình quân

Không thừa thanh sắc đáng trình ngươi

Sư bảo Tăng: Có bao nhiêu thanh sắc ở đầu môi? Sư tiếp:

Cá trung nhược liễu toàn vô sự

Trong đây nếu liễu toàn vô sự

Sư bảo Tăng: Có sự gì? Sư tiếp:

Thể dụng hà phòng phân bất phân

Thể dụng ngại gì phân chẳng phân.

Sư bảo: Nói là thể, thể là nói. Lại đưa gậy lên bảo: Gậy là thể lồng bàn là dụng, là phân hay chẳng phân? Đâu chẳng thấy nói "Nhất thiết trí trí thanh tịnh".

choconxauxi
05-24-2016, 10:49 AM
Sư nghe đánh trống thọ trai, nói với chúng: Tiếng trống nhai nát ta bảy phần. Sư lại chỉ vị Tăng bảo: Ôm con mèo lại! Giây lâu, Sư bảo: Hãy nói cái trống, nhân gì được thành? Chúng không đáp được. Sư tiếp: Nhân đa được thành. Bình thường ta nói:

- Tất cả tiếng là tiếng Phật, tất cả sắc là sắc Phật, tột đại địa là pháp thân, luống tạo thành cái tri kiến Phật pháp. Hiện nay cây gậy chỉ gọi là cây gậy, cái nhà chỉ gọi là cái nhà.


------------

Sư đưa cây gậy lên bảo chúng:

- Phàm phu gọi nó là thật, Nhị thừa phân tích gọi nó là không, Viên giác gọi nó là huyễn có, Bồ-tát thì đương thể tức không, Thiền gia thì thấy cây gậy gọi là cây gậy, đi chỉ đi, ngồi chỉ ngồi không được động đến.


------------

Tăng hỏi:

- Một đời chứa ác chẳng biết thiện, một đời chứa thiện chẳng biết ác, ý này thế nào?

Sư đáp:- Đuốc!


------------

Tăng hỏi:

- Giết cha giết mẹ đến trước Phật sám hối, giết Phật giết Tổ, đến chỗ nào sám hối?

Sư đáp:- Bày!


------------

Tăng hỏi:- Trong mười hai giờ làm sao được chẳng luống qua?

Sư hỏi:- Nhằm chỗ nào hỏi câu này?

Tăng thưa:- Con chẳng hội thỉnh Thầy dạy.

Sư bảo:- Đem bút mực lại.

Tăng đem bút mực đến. Sư làm bài tụng:

Cử bất cố
Tức sai hỗ
Nghĩ tư lương
Hà kiếp ngộ ?

Nghĩa :

Nêu chẳng đoái,
Liền sai lẫn,
Toan nghĩ suy,
Kiếp nào ngộ ?


------------

Tăng hỏi:- Thế nào là lời nói siêu Phật vượt Tổ?

Sư đáp:- Hồ bỉnh (bánh hồ)


------------

Sư nói:

- Từ xưa nhẫn lại, các bậc lão túc đều vì lòng từ bi nên có lối nói rơi trên cỏ, tùy lời nói biết được người. Nếu lối nói vạch cỏ chun ra thì không cùng ấy. Cùng ấy là có câu nói lặp lại rồi hội được lời. Đâu không thấy Hòa thượng Ngưỡng Sơn hỏi vị Tăng: vừa rời ở đâu đến, Tăng thưa: Lô Sơn, Ngài hỏi: từng dạo Ngũ Lão Phong chăng, Tăng thưa: chẳng từng, Ngài bảo: Xà-lê chẳng từng dạo núi. Đây là vì lòng từ bi có lối nói rơi trên cỏ.

choconxauxi
05-24-2016, 10:57 AM
Sư bảo:

- Chẳng dám mong các ông có khả năng sóng ngược nước, chỉ cần có ý thuận dòng cũng khó được. Xưa Lương Toại đến tham vấn với Ma Cốc. Ma Cốc thấy đến liền bỏ đi cuốc cỏ. Lương Toại đến chỗ cuốc cỏ. Ma Cốc trọn chẳng thèm nhìn, trở vào phương trượng đóng kín cửa lại. Lương Toại liên tiếp ba ngày đến gõ cửa. Ngày thứ ba vừa gõ cửa, Ma Cốc hỏi: ai, Lương Toại thưa: Hòa thượng chớ lừa Lương Toại. Nếu chẳng đến lễ bái Hòa thượng sẽ bị kinh luận gạt, qua mất một đời !. Đây là lối sóng ngược nước. Hiện nay được vào đều là ý thuận dòng, cũng gọi là song phong thời tiết.


------------

Sư thượng đường:

- Tôi sự bất đắc dĩ nói với các ông "liền đó vô sự" ấy đã chôn vùi nhau rồi. Các ông lại nghĩ tiến bộ, nhằm trước tìm lời theo câu cầu mong được giải hội. Ngàn khôn muôn khéo lập bày vấn nạn, chỉ là tạo được một trường luận suông, cách đạo càng xa, có khi nào được thôi dứt. Cái việc này, nếu ở trên ngôn ngữ thì ba thừa mười hai phần giáo không phải không ngôn ngữ, tại sao lại nói "giáo ngoại biệt truyền"? Nếu từ học hiểu trí khéo mà được thì, tại sao hàng thánh nhân Thập địa nói pháp như mây như mưa, vẫn còn bị quở trách đối với thấy tánh như cách một lớp lụa? Do đây nên biết, tất cả hữu tâm cách xa như trời đất.

Tuy nhiên như thế, nếu là người đắc, nói lửa không thể bị cháy miệng, trọn ngày nói việc mà chẳng từng động môi lưỡi, chưa từng nói đến một chữ, trọn ngày mặc áo ăn cơm mà chưa từng chạm đến một hạt cơm, mang một mảnh vải. Mặc dù như vậy, vẫn là lời nói trong môn đình, cần phải thật đắc mới được thế ấy. Nếu nhằm dưới cửa Nạp tăng (Thiền sinh) trong câu lộ bày chỗ khéo léo vẫn luống nhọc suy nghĩ. Dù là dưới một câu đảm đang được, vẫn là kẻ ngủ gật.


------------

Sư bảo chúng:

- Đề ra một câu nói, dạy các ông thẳng đó đảm đang, là đã tung phẩn trên đầu các ông, dầu cho nhổ một sợi lông mà cả đại địa một lúc sáng rực, cũng là khoét thịt thành thương tích. Tuy nhiên như thế, các ông cần phải thật đến thửa ruộng ấy mới được. Nếu chưa được gần, chẳng được ôm cái rỗng; phải trở lui nhằm dưới gót chân của chính mình suy tầm xem, ấy là đạo lý gì? Thật không có một mảnh tơ sợi tóc cho các ông giải hội, cho các ông nghi ngờ. Tất cả mọi người các ông một phần việc đại dụng hiện tiền, chẳng nhọc khí lực của các ông chừng bằng sợi tóc, liền cùng Phật, Tổ không khác.

choconxauxi
05-24-2016, 11:01 AM
Tự vì các ông gốc tin cạn mỏng nghiệp ác sâu dầy, đột nhiên mọc quá nhiều sừng trên đầu, quảy đãy bát đi ngàn dặm muôn dặm chịu khuất phục người. Vả lại các ông có chỗ nào chẳng đủ? Kẻ trượng phu ai mà vô phần? Chạm mắt đảm đang được vẫn là chẳng được tiện, huống là chịu người lừa dối, nhận sự trừng phạt của người. Vừa thấy Hòa thượng già mở miệng, liền khéo ôm đá lấp miệng lại. Thế mà, như bầy lằng xanh giành nhau trên đống phẩn, ba người năm người dụm đầu thương lượng. Khổ thay!

Huynh đệ! các bậc Cổ đức một thời vì các ông không phải thế, sở dĩ phương tiện buông một lời nửa câu là khai thông cho các ông thấy đường vào. Bao nhiêu việc bên nây đều gom ném một bên, riêng tự đem hết khí lực chú mục vào, thì đâu chẳng được ít phần tương thân. Thích thay! thích thay! Thời giờ chẳng đợi người, hơi thở ra chẳng bảo đảm hít vào, thử hỏi thân tâm còn dùng vào chỗ rảnh rỗi nào khác? Cần phải chú ý! chú ý! trân trọng.


------------

Tăng hỏi: Thế nào là đạo? Sư đáp: Đi. Tăng thưa: Con chẳng hội, thỉnh Thầy nói? Sư bảo: Xà-lê công bằng phân minh đâu được trùng phán.


------------

Sư thượng đường nói:

- Cho biết thời vận xui xẻo sanh nhằm thời xui Tượng quí (cuối thời Tượng pháp), Sư tăng Bắc lễ Văn-thù, Nam du Hành Nhạc. Nếu đi hành khước như thế, là danh tự Tỳ-kheo ăn tiêu của tín thí, khổ thay! khổ thay! Nếu có ai hỏi đến thì đen tợ dầu hắc, chỉ cần giữ hình thức qua ngày. Giả sử có hiểu hai cái ba cái, cũng luống học đa văn ghi nhớ ngôn ngữ. Đến nơi chỉ tìm những lời nói tương tợ của bậc lão túc ấn khả, quên lửng thượng lưu làm nghiệp bạc phước. Hôm nào đó, vua Diêm-la bắt đóng đinh ông, chớ bảo không người vì tôi nói.

Nếu là kẻ sơ tâm hậu học phải cần đem hết tinh thần, chớ ghi suông lời người nói, nhiều rỗng chẳng bằng ít thật, về sau chỉ là tự gạt, có việc gì gần gũi.

choconxauxi
05-24-2016, 11:06 AM
Sư thượng đường nói:

- Các Hòa thượng con! dù ông nói có việc gì, vẫn là trên đầu thêm đầu, trên tuyết thêm sương, trong quan tài trợn mắt, trên vết phỏng để bổi đốt, cái ấy một trường bừa bãi chẳng phải việc nhỏ. Các ông phải làm sao mỗi người tự tìm lấy chỗ thác sanh của mình; tốt nhất, chớ dạo suông châu huyện nắm bắt những lời nói rỗng. Đợi Hòa thượng già mở miệng liền hỏi Thiền, hỏi đạo, hướng thượng hướng hạ, làm sao thế nào, ghi chép thành quyển sách to nhét trong đãy da để suy gẫm. Đến bên lò lửa ba người năm người dụm đầu, miệng đọc lẩm nhẩm, lại nói: cái ấy là lời công tài, cái ấy là lời từ lý đạo xuất, cái ấy là lời đến trên việc nói, cái ấy là nói thể. Ông già bà già trong thất ông ăn cơm xong chỉ cần nói mộng, nói ta hội Phật pháp xong. Sẽ biết rằng ông đi hành khước đến năm lừa mới được thôi dứt.

Lại có một bọn vừa nghe người nói chỗ thôi dứt, liền nhằm trong ấm, giới khép mi nhắm mắt, ở trong hang chuột già tìm kế sống, dưới hắc sơn ngồi trong cõi quỉ, thế mà liền nói "được con đường vào". Mộng thấy chăng? Bọn như thế, dù giết một muôn người có tội lỗi gì? Bảo là hạ thủ công phu mà chẳng gặp bậc tác gia (minh sư), đến rốt chỉ là kẻ ôm hư không.

Các ông nếu thật có chỗ thấy, thử đem lại xem, sẽ cùng các ông thương lượng. Chớ rỗng, không biết tốt xấu, ngơ ngáo, dụm đầu nói những câu công án suông. Chẳng khéo lão già này thấy được kéo lôi ra khám phá, chẳng tương đương sẽ bị đánh bể ống chân. Chớ bảo rằng chẳng nói.

Trong da các ông có máu chăng? Sư cầm gậy đồng thời đuổi hết.


------------

Sư mỗi khi nhìn thấy Tăng liền nói: giám (xét). Tăng muốn đáp lại, Sư nói: di (chao).


------------

Sư có làm một bài kệ:

Vân Môn tủng tuấn bạch vân đê

Thủy cấp du ngư bất cảm thê

Nhập hộ dĩ tri lai kiến giải

Hà phiền tái cử lịch trung nê.

Dịch:

Vân Môn chót vót khỏi lùm mây

Cá lội không dừng, nước chảy bay

Vào cửa đã rành trình kiến giải

Đâu phiền lại nói, gạch trong lầy !.

Đến niên hiệu Càn Hòa năm thứ bảy (955) nhà Hán, ngày mùng mười tháng tư, Sư ngồi ngay thẳng thị tịch.

Sau này, nhằm niên hiệu Càn Đức năm đầu (963) nhà Tống, Tống triều cho mở cửa tháp thấy nhục thân Sư vẫn nguyên vẹn, râu tóc vẫn ra dài. Quan quân thỉnh nhục thân Sư về kinh đô cúng dường hơn một tháng, mới nghinh về nhập tháp.

choconxauxi
05-24-2016, 11:15 AM
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/73/Yunmen.gif

THIỀN SƯ VĂN YỂN Ở VÂN MÔN

Yun-men Wen-yan ( 864 - 949 )

(Khai Tổ _ Tông Vân Môn)