Xem phiên bản đầy đủ : Cùng ôn học Phật pháp
Thanh Trúc
03-03-2016, 11:10 AM
Kính quý Phật tử, quý đạo hữu thành viên !
Thanh Trúc cũng là một Phật tử non trẻ, nhưng muốn cùng các bạn ôn học lại Phật pháp, bằng phương pháp vấn đáp. Vị nào có nhã hứng thì xin mời tham gia. Sẽ không có chuyện chấm điểm, nhưng chúng ta sẽ nhân đây mà suy tư nhiều hơn, và trao đổi Phật pháp nhiều hơn.
Những đáp án dài, xin cuối cùng ghi thêm kết luận ngắn gọn. Những đáp án ngắn gọn, xin ghi thêm phần triễn khai như là giải thích.
Chúng ta sẽ không đố nhau những câu hỏi mang tính "từ chương" như là "đức Phật sinh năm nào ?" hoặc "Đức Phật có bao nhiêu bà vợ ?" (những chuyện này xin dành cho các học giả tranh cải) mà chúng ta sẽ chỉ chú trọng về nội dung của Giáo lý Phật pháp hơn.
______________
Câu hỏi được đặt ra hôm nay là :
Trong sinh hoạt bình thường, ta và một Phật tử khác bất đồng ý kiến với nhau về một quan điểm đạo lý _ giáo lý Phật pháp, đã cãi nhau rồi mà không ai chịu công nhận lý lẻ của đối phương. Hỏi : Vậy ta phải làm sao cho đúng ?
Kính mời quý thành viên góp ý !
Nguyên Chiếu
03-03-2016, 12:25 PM
Câu hỏi được đặt ra hôm nay là :
Trong sinh hoạt bình thường, ta và một Phật tử khác bất đồng ý kiến với nhau về một quan điểm đạo lý _ giáo lý Phật pháp, đã cãi nhau rồi mà không ai chịu công nhận lý lẻ của đối phương. Hỏi : Vậy ta phải làm sao cho đúng ?
Chào ĐH Thanh Trúc và các Thiện Tri Thức,
Nay đạo hữu Thanh Trúc có những câu hỏi xem như vô bổ nhưng rất hữu ích, không ai cũng có thể làm được nhất là tình hình học Phật như hiện nay, nên Ng Chiếu xin trả lời trước :
1/ Không cãi nữa (Nhẫn), tùy duyên mà thảo luận.
2/ Phải tự xem lại mình. ( cái Bản Ngã )
3/ Phải tìm hiểu thêm giáo Pháp. ( Văn Tư Tu )
4/ Phải tìm minh Sư, Thiện Trí Thức hỏi về vấn đề đó.
Kính.
tinhnghiep
03-03-2016, 05:46 PM
Theo tôi, ta nên chủ động ngưng tranh cải, vì có nói thêm cũng vậy thôi !
Kính !
Ngọc Tuấn
03-03-2016, 05:52 PM
Kính chị Thanh Trúc !
Theo em, có lẻ kiếp trước em có duyên nợ với người ấy, cho nên bây giờ người ấy luôn chống đối em, bất luận là chuyện gì, em nói gì người ấy cũng không bao giờ đồng tình, luôn tìm cách nói nghịch lại. Em chỉ làm thinh (chịu thua) xem như mình đang trả nghiệp !
Kính !
Liên tử
03-03-2016, 07:46 PM
Kính chào các bạn !
Sao ta không BỐ THÍ cho người ấy niềm vui được chiến thắng nhỉ ? Vì còn phàm thì ai cũng hả hê khi ý kiến của mình được đối phương hay mọi người chấp nhận.
Kính !
Thanh Trúc
03-04-2016, 06:51 AM
....
Câu hỏi được đặt ra hôm nay là :
Trong sinh hoạt bình thường, ta và một Phật tử khác bất đồng ý kiến với nhau về một quan điểm đạo lý _ giáo lý Phật pháp, đã cãi nhau rồi mà không ai chịu công nhận lý lẻ của đối phương. Hỏi : Vậy ta phải làm sao cho đúng ?
Kính mời quý thành viên góp ý !
Cám ơn quý đạo hữu đã nhiệt tình tham gia.
Hầu hết các đạo hữu đều cho đáp án đúng là phải NHẪN (-NHỤC), đây là độ thứ 3 trong Lục độ _ Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh Tấn, Thiền định, Trí Tuệ.
Đặc biệt có đ/h Liên tử cho đáp án là BỐ THÍ. Đây là ý kiến hay, vì khi Nhẫn nhục thì trong ta hình như có cái gì đó không thỏa, ta gượng gạo bỏ đi trong khi lòng còn ấm ức. Riêng với ý kiến BỐ THÍ thì ta sẽ nghe thanh thản hơn, nghe vui trong bụng hơn. Có phải vậy không các bạn ?
Xin nhắc lại trong câu hỏi có nói là "Trong sinh hoạt bình thường", chớ không nói những trường hợp khác như "Thầy Trò vấn đáp, Huynh đệ giúp đở xây dựng nhau, ....v...v...
-----------------
Và đây là câu hỏi hôm nay :
Thưa các đạo hữu, con người (hay con vật) ai cũng có tình cảm (buồn vui thương ghét,.....), nhưng có khi nào chúng ta thắc mắc :
_ Tình cảm do đâu sinh ra ?
Nào chúng ta hãy động não xem.
Kính !
Nguyên Chiếu
03-04-2016, 08:20 AM
Thưa các đạo hữu, con người (hay con vật) ai cũng có tình cảm (buồn vui thương ghét,.....), nhưng có khi nào chúng ta thắc mắc :
_ Tình cảm do đâu sinh ra ?
Nào chúng ta hãy động não xem.
Kính ![/SIZE]
[/FONT]
Lý thập nhị nhân duyên Ng chiếu chưa hiểu lắm, nhưng cũng xin trả lời trước mong các vị Thiện Tri Thức góp ý:
Tình cảm = Thọ + Thức
Kính!
duyngudocton
03-04-2016, 08:47 AM
"_ Tình cảm do đâu sinh ra ?"
Há không phải : _ Khi được thì ta vui, khi mất thì ta buồn, ai yêu ta thì ta thương lại, ai không vừa ý ta thì ta ghét. ?
Hê hê ! Vậy là xoay quanh CÁI TA, TA là trung tâm điểm của vũ trụ mà, Tình Cảm do đó mà sinh. Thử hỏi nếu ta là hạt bụi thì ta có vui buồn thương ghét gì không ?!
Hê hê ! Cái Ta to như con bò nên nảy sinh đủ thứ tình cảm !
votichsu
03-04-2016, 06:08 PM
Và đây là câu hỏi hôm nay :
Thưa các đạo hữu, con người (hay con vật) ai cũng có tình cảm (buồn vui thương ghét,.....), nhưng có khi nào chúng ta thắc mắc :
_ Tình cảm do đâu sinh ra ?
Nào chúng ta hãy động não xem.
Kính !
Khi ta rời khỏi lòng mẹ, ta nào đã có tình cảm gì đâu, chính cha mẹ, cuộc sống, những tương tác, mọi người đã dạy ta những tình cảm yêu ghét. Cha mẹ cười hớn hở khi bé biết giận hờn yêu ghét, ..... Chính cuộc sống, chính cha mẹ ông bà đã là nguyên nhân sâu xa khiến cho ta có tình cảm.
Kết luận chính người lớn đã dạy cho ta có tình cảm ! Người lớn không dạy thì ta sẽ không có tình cảm.
Đó là đáp án của tôi !
Kính !
Gia Bảo
03-04-2016, 09:45 PM
_ "Tình cảm do đâu sinh ra ?"
Theo em, tình cảm do tương tác với xã hội sinh ra, nếu là loài vật thì tương tác với đồng loại mà sinh ra. Nếu ta sống một mình trên trái đất này thì sẽ không sinh ra tình cảm.
Kính !
gaiden
03-04-2016, 09:53 PM
Cám ơn quý đạo hữu đã nhiệt tình tham gia.
Hầu hết các đạo hữu đều cho đáp án đúng là phải NHẪN (-NHỤC), đây là độ thứ 3 trong Lục độ _ Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh Tấn, Thiền định, Trí Tuệ.
Đặc biệt có đ/h Liên tử cho đáp án là BỐ THÍ. Đây là ý kiến hay, vì khi Nhẫn nhục thì trong ta hình như có cái gì đó không thỏa, ta gượng gạo bỏ đi trong khi lòng còn ấm ức. Riêng với ý kiến BỐ THÍ thì ta sẽ nghe thanh thản hơn, nghe vui trong bụng hơn. Có phải vậy không các bạn ?
Xin nhắc lại trong câu hỏi có nói là "Trong sinh hoạt bình thường", chớ không nói những trường hợp khác như "Thầy Trò vấn đáp, Huynh đệ giúp đở xây dựng nhau, ....v...v...
-----------------
Và đây là câu hỏi hôm nay :
Thưa các đạo hữu, con người (hay con vật) ai cũng có tình cảm (buồn vui thương ghét,.....), nhưng có khi nào chúng ta thắc mắc :
_ Tình cảm do đâu sinh ra ?
Nào chúng ta hãy động não xem.
Kính !
Thưa chị, có phải tình cảm con người do tập nhiễm sinh ra hay không ?!
Kính !
Thanh Trúc
03-05-2016, 07:44 AM
Thưa chị, có phải tình cảm con người do tập nhiễm sinh ra hay không ?!
Kính !
Chào chị gaiden !
Cám ơn chị đã trả lời, câu hỏi của chị chính là đáp án mà Thanh Trúc mong chờ, nó đã đúc kết những ý tưởng của các bạn trên. Nghĩa là các bạn khác cũng có đúng phần nào.
Chữ "tập nhiễm" nó bao gồm "tập khí phiền não" và "tập quán lành".
Với "Tập khí phiền não" (yêu điên cuồng, nóng giận quá khích, ...v...v...) thì người tu Phật phải quán sát và tỉnh táo, không để bị đắm sâu, làm mất an ổn trong cuộc sống.
Với "tập quán lành" (lòng thương người _ lòng trắc ẩn, tính tàm quý _ hỗ thẹn khi làm điều sai trái, ...v...v...) thì cần duy trì cho đến khi nào thấy TẤT CẢ CHÚNG ĐỀU LÀ TẬP ĐẾ (trong Tứ Diệu Đế : Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế).
____________
Và đây là vấn đề được đặt ra cho ngày hôm nay :
_ Là Phật tử bình thường, giả sử bạn trúng số độc đắc, thì bạn nghĩ sao ?
Đồng nghĩa với :
_ Bạn nghĩ gì khi bạn được một số tiền lớn "từ trên trời rơi xuống" ?
Kính !
chimsese
03-05-2016, 10:59 AM
____________
Và đây là vấn đề được đặt ra cho ngày hôm nay :
_ Là Phật tử bình thường, giả sử bạn trúng số độc đắc, thì bạn nghĩ sao ?
Đồng nghĩa với :
_ Bạn nghĩ gì khi bạn được một số tiền lớn "từ trên trời rơi xuống" ?
Kính !
Dạ, nếu trời cho em cái may mắn ấy, thì trước tiên em sẽ ngắt ra 30% để bố thí, giúp người khôn khó (tất cả những trường hợp mà em biết) và cúng chùa. 70% còn lại em sẽ tạo cơ sở kinh doanh vừa với khả năng, và trong cuộc sống sau đó em cũng sẽ vẫn tiếp tục bố thí cúng chùa đều đặn.
Đó là tâm nguỵên của em.
tinhnghiep
03-05-2016, 04:43 PM
Còn em. nếu trời cho em trúng 10 tờ đặc biệt là 15 tỉ, trừ thuế 1,5 tỉ còn 13,5 tỉ; em sẻ ngắt ra 70% tức là 9 tỉ 450 triệu để cúng chùa và bố thí. Em chỉ còn lại 4 tỉ không 5 triệu để chi tiêu cá nhân và gia đình mà thôi.
homeless
03-05-2016, 05:00 PM
hê ...hê ...! Tui thích câu này đây!
Nếu tui trúng 15 tỉ, tui sẽ cúng chùa và bố thí hết 100% ; rồi sau đó, tui sẽ ngữa nón ra xin từng 10 ngàn tiền lẻ của bà con cô bác (chỉ cần 10 người là ngày hôm đó doanh thu có lãi rồi) để ăn bửa trưa + bửa chiều. Sống không tài sản gì hết phẻ hơn, (tiền người ta cho ăn ngon hơn tiền rút ngân hàng).
Thiện Tâm
03-05-2016, 05:26 PM
Bất luận bạn nào trúng số, nhà chùa cũng đều có thu nhập, chỉ có điều không biết chùa nào may mắn tọa lạc gần các bạn mà thôi !
Hic híc !
duyngudocton
03-05-2016, 06:18 PM
hê ...hê ...! Tui thích câu này đây!
Nếu tui trúng 15 tỉ, tui sẽ cúng chùa và bố thí hết 100% ; rồi sau đó, tui sẽ ngữa nón ra xin từng 10 ngàn tiền lẻ của bà con cô bác (chỉ cần 10 người là ngày hôm đó doanh thu có lãi rồi) để ăn bửa trưa + bửa chiều. Sống không tài sản gì hết phẻ hơn, (tiền người ta cho ăn ngon hơn tiền rút ngân hàng).
Cái lão này khôn quá trời !
Cả đời lão không hề mua một tờ vé số, mà bây giờ nói chuyện trúng cặp 10, hứa nếu trúng thì sẽ bố thí cúng dường 100%. Hứa cúng dường khoản tiền mà mình biết chắc sẽ không bao giờ có thì ai mà không hứa được !
Trên đời, sao lại có cái loại người "thích ăn của người" đến như thế ?
Thanh Trúc
03-06-2016, 07:26 AM
_ Là Phật tử bình thường, giả sử bạn trúng số độc đắc, thì bạn nghĩ sao ?
Đồng nghĩa với :
_ Bạn nghĩ gì khi bạn được một số tiền lớn "từ trên trời rơi xuống" ?
Kính !
Cám ơn các bạn đã thành thật khai báo :cool:
Thực ra Thanh Trúc hỏi "bạn nghĩ sao ?", "bạn nghĩ gì ?", chứ không hỏi "bạn sẽ tiêu xài khoản tiền ấy như thế nào ?"
Chữ "tiền" mà Thanh Trúc hỏi là chữ "TÀI" trong "Sắc Tài Danh Thực Thùy" là "Ngũ Dục Lạc" trong Kinh Phật (5 cái thích khoái của người đời : 1. Sắc: Gái đẹp hay hot boy _ 2. Tài : Tiền bạc, tài sản _ 3. Danh : Danh tiếng, Địa vị xã hội _ 4. Thực : Ẫm thực, thích ăn uống ngon _ 5. Thùy : Ngủ nghỉ nhiều).
Người Phật tử chân chính, khi vô tình được một khoản tiền lớn thì rất lo, không phải lo sợ mất mát cướp giật, mà lo sợ bị TỔN ĐỨC. Khi ta không tìm, mà một khoản tiền lớn đến với ta, thì đúng là phước tiền kiếp của ta đó; nhưng nếu không khéo thì sẽ bị tiền bạc làm cho trở thành hư hỏng (đã có nhiều tấm gương đương sự trở nên hư hỏng sau khi có được một số tiền lớn _ trúng số hoặc tiền đền bù mấy mẫu đất của ông bà để lại, ...... )
Câu trả lời mà Thanh Trúc mong đợi là: "CẢNH GIÁC CAO ĐỘ"
Các bạn ơi ! Đức Phật cũng đã có ví dụ về những giọt mật từ trên trời rơi xuống này, và Thanh Trúc đã từng đăng :
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/348-Th%E1%BA%ADt-ra-C%E1%BB%B1c-L%E1%BA%A1c-l%C3%A0-%E1%BB%9F-%C4%91%C3%A2u-!!!?p=7899&viewfull=1#post7899
kính mời các bạn, các chú, các bác xem lại.
Những giọt mật này ẫn dụ cho Ngũ dục lạc (đã nói trên) nó làm cho hành giả xao lảng việc tu hành, thậm chí còn có thể sa đọa. Kính !
_________________
Và đây là vấn đề đặt ra cho hôm nay :
_ Bạn nghĩ gì khi mình tu hành rất chăm chỉ (có thể nói là tinh tấn nữa), mà luôn gặp phải những chuyện không như ý _ nghịch cảnh, xui rủi, ......?
Kính !
Mây trắng
03-06-2016, 09:27 AM
_ Bạn nghĩ gì khi mình tu hành rất chăm chỉ (có thể nói là tinh tấn nữa), mà luôn gặp phải những chuyện không như ý _ nghịch cảnh, xui rủi, ......?
Kính !
Con biết thân con phận lạc loài
Cam đành chấp nhận chuyện bi ai
Đòi phen ngậm đắng xem là ngọt
Lắm lúc miệng cười, dạ đắng cay.
Dạ đắng lòng cay, con khóc thầm
Trách Trời sao lại quá cao thâm ?
Đọa đày con trẻ trong dòng biếc
Muốn lắm khi mô thoát kiếp tằm.
dieunghiem
03-06-2016, 05:04 PM
Con biết thân con phận lạc loài
Cam đành chấp nhận chuyện bi ai
Đòi phen ngậm đắng xem là ngọt
Lắm lúc miệng cười, dạ đắng cay.
Dạ đắng lòng cay, con khóc thầm
Trách Trời sao lại quá cao thâm ?
Đọa đày con trẻ trong dòng biếc
Muốn lắm khi mô thoát kiếp tằm.
Nghiệp chướng giăng giăng kín cổng Trời
Làm sao có được phút thảnh thơi ?!
Ai kia nếu muốn không phiền não
Mây trắng tan đi, hết một đời !
nguoidien
03-06-2016, 05:28 PM
Nghiệp chướng giăng giăng kín cổng Trời
Làm sao có được phút thảnh thơi ?!
Ai kia nếu muốn không phiền não
Mây trắng tan đi, hết một đời !
Cái lão bà Diệu Nghiêm này ! Bà có chán sống thì cứ chết đi, cớ sao lại xúi người ta "chít" ?. Mây trắng mà tan đi thì còn gì là Mây nữa ?
Nghiệp xưa gieo tạo quá nhiều,
Cho nên nay mới tiêu điều vườn Xuân
Ai ơi trả nghiệp nên mừng
Cớ sao phiền não tưng bừng thế kia ?
Thanh Trúc
03-07-2016, 07:06 AM
http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/maytrang_zpscc2xsbak.jpg
Dạ, Thanh Trúc rất vui khi mục Hỏi & Đáp của chúng ta nay có được những vần thơ nhẹ nhàng sâu lắng.
Và đạo vị nhất là bài của d/h nguoidien :
Nghiệp xưa gieo tạo quá nhiều,
Cho nên nay mới tiêu điều vườn Xuân
Ai ơi trả nghiệp nên mừng
Cớ sao phiền não tưng bừng thế kia ?
Bài này đã đáp đúng vào câu hỏi (mà Thanh Trúc đã nêu)
Người đời sống là liên tục gieo tạo nghiệp, người tu Phật là người muốn trả hết nợ cũ, và khi bạn đã tỏ rõ quyết tâm "lội ngược dòng sinh tử" thì ác nghiệp quá khứ đáng lẻ "còn ngủ Đông" lại bị đánh thức bởi quyết tâm của ta, cho nên mới có hiện tượng càng tinh tấn bao nhiêu thì càng gặp trở ngại bấy nhiêu.
Nếu bạn an nhiên được mà thưởng thức vị đắng của nghịch cảnh, thì bạn đã vô tình có được Công Đức lớn, lớn còn hơn công đức Bố thí Phóng sanh, lớn còn hơn công đức do Trì Giới Thiền Định mà có.
Kính !
Thanh Trúc
03-07-2016, 08:33 AM
Kính thưa quý đạo hữu !
Và đây là vấn đề của hôm nay :
_ Tịnh Độ Tông thì dứt khoát là đạo Phật rồi, nhưng ngày nay ta gặp rất nhiều Môn Phái cũng tự xưng là Phật đạo, là Phật tử chúng ta căn cứ vào đâu để nhận định rằng : đó không phải là Phật đạo mà đích thị là Ngoại Đạo ?
(Họ cũng thờ Phật và Bồ tát, cũng sử dụng ngôn từ Phật giáo, cũng trích dẫn Kinh sách Phật, cũng niệm Phật hiệu, cũng cho rằng đích đến là Giải thoát, là thành Phật, ....)
Câu hỏi đồng nghĩa :
_ Đâu là điểm then chốt để Phật tử phân biệt Ngoại Đạo hay Phật đạo ?
Kính !
sonha
03-07-2016, 08:54 AM
Kính chị Thanh Trúc !
Câu này khó quá, nếu đã :
"(Họ cũng thờ Phật và Bồ tát, cũng sử dụng ngôn từ Phật giáo, cũng trích dẫn Kinh sách Phật, cũng niệm Phật hiệu, cũng cho rằng đích đến là Giải thoát, là thành Phật, ....)"
thì em chịu thôi, không có cách nào phân biệt được.
Kính !
nguoidien
03-07-2016, 09:03 AM
Ồ ! có gì khó chứ !
Ở trên trán họ có dấu hiệu như vầy nè :
http://nld.vcmedia.vn/FC9ccccccccccccK6tcccccccccc/Image/2013/04/wenn20271779_a1d93.jpg
homeless
03-07-2016, 09:41 AM
Ồ ! có gì khó chứ !
Ở trên trán họ có dấu hiệu như vầy nè :
http://nld.vcmedia.vn/FC9ccccccccccccK6tcccccccccc/Image/2013/04/wenn20271779_a1d93.jpg
Thằng cha này điên nặng !
Không phải cái dấu đó mà là chữ Phật trên trán như vầy nè :
http://i774.photobucket.com/albums/yy28/thanhtruc13/thaychuaquay_zpsmj3h4ubm.jpg
Nguyên Chiếu
03-07-2016, 11:27 AM
............... nhưng ngày nay ta gặp rất nhiều Môn Phái cũng tự xưng là Phật đạo, là Phật tử chúng ta căn cứ vào đâu để nhận định rằng : đó không phải là Phật đạo mà đích thị là Ngoại Đạo ?[/B][
Câu hỏi đồng nghĩa :
_ Đâu là điểm then chốt để Phật tử phân biệt Ngoại Đạo hay Phật đạo ?
[/FONT]
Nguyên Chiếu nghĩ như vầy:
Để phân biệt Đạo Phật và Ngoại Đạo thì : Đạo Phật là Vô Ngã, Ngoại đạo là Đại Ngã.
Kính
Hoàng Mai
03-07-2016, 05:30 PM
Nguyên Chiếu nghĩ như vầy:
Để phân biệt Đạo Phật và Ngoại Đạo thì : Đạo Phật là Vô Ngã, Ngoại đạo là Đại Ngã.
Kính
Kính anh Nguyên Chiếu !
Em cũng có ý định trả lời như anh đã trả lời, nhưng em nghĩ lại : Nói về Đại Ngã chỉ có Đạo Bà La Môn bên Ấn độ mà thôi, còn rất nhiều kiểu Ngoại Đạo khác (Thiên đạo, Thần đạo chẳng hạn) họ không nói đến Đại Ngã, không vì lý do đó mà họ không phải là Ngoại Đạo.
Như hôm trước đã có thành viên nguoidienhocphat (trong một bài ở diễn đàn cũ cũng có nhắc đến _ thoáng qua về _ Vô Ngã). Tóm lại là nhóm của nguoidienhocphat có dạy Vô ngã, không dạy Đại ngã, nhưng thực chất vẫn là Ngoại Đạo :
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/223-Nh%E1%BA%ADt-k%C3%BD-l%C3%A0m-%C4%91%E1%BA%A1o?p=4284&viewfull=1#post4284
Nguyên Chiếu
03-07-2016, 09:30 PM
Kính anh Nguyên Chiếu !
Em cũng có ý định trả lời như anh đã trả lời, nhưng em nghĩ lại : Nói về Đại Ngã chỉ có Đạo Bà La Môn bên Ấn độ mà thôi, còn rất nhiều kiểu Ngoại Đạo khác (Thiên đạo, Thần đạo chẳng hạn) họ không nói đến Đại Ngã, không vì lý do đó mà họ không phải là Ngoại Đạo.
Như hôm trước đã có thành viên nguoidienhocphat (trong một bài ở diễn đàn cũ cũng có nhắc đến _ thoáng qua về _ Vô Ngã). Tóm lại là nhóm của nguoidienhocphat có dạy Vô ngã, không dạy Đại ngã, nhưng thực chất vẫn là Ngoại Đạo :
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/223-Nh%E1%BA%ADt-k%C3%BD-l%C3%A0m-%C4%91%E1%BA%A1o?p=4284&viewfull=1#post4284
Cám ơn đạo hữu Hoàng Mai đã chú ý và quan tâm, tuy nhiên Ng chiếu lúc đầu nghĩ chữ Đại là thể hiện sự Chấp.
Như vậy thì câu trả lời của Ng chiếu hiện nay là:
Đạo Phật là Vô Ngã và Ngoại Đạo là Hữu Ngã
Đạo Phật là Giác Ngộ và Ngoại Đạo là Vô Minh
Kính.
Thanh Trúc
03-08-2016, 07:46 AM
Cám ơn đạo hữu Hoàng Mai đã chú ý và quan tâm, tuy nhiên Ng chiếu lúc đầu nghĩ chữ Đại là thể hiện sự Chấp.
Như vậy thì câu trả lời của Ng chiếu hiện nay là:
Đạo Phật là Vô Ngã và Ngoại Đạo là Hữu Ngã
Đạo Phật là Giác Ngộ và Ngoại Đạo là Vô Minh
Kính.
Kính quý đạo hữu ! Kính anh Nguyên Chiếu !
Câu trả lời của anh chính xác, nhưng câu mà Thanh Trúc mong đợi là :
_ Hoàn toàn tin vào Ý Thức vô minh, tin vào những gì do Ý Thức phóng tưởng vẽ vời, an trụ thỏa mãn trong Ý Thức không hề có ý thoát ra, thì đó là tư tưởng, giáo điều của Ngoại Đạo.
_ Tạm dùng Ý Thức, nhưng sẽ vượt thoát Ý Thức là định hướng của Phật Đạo.
----------
H.t Nhất Hạnh "tin vào những gì do Ý Thức phóng tưởng vẽ vời, an trụ thỏa mãn trong Ý Thức không hề có ý thoát ra", nên tuy Ngài xuất thân trong Đại Thừa Phật giáo, tuy Ngài lập ra một giáo phái Phật, nhưng bản thân Ngài đã lạc vào Tà đạo :
Dĩ Ý Thức luận Ngã
Thị nhân hành Tà đạo
Bất năng kiến Như Lai.
H.t dùng Ý Thức suy lường để viết ra những định đề về Niết Bàn là "Dĩ Ý Thức luận Ngã" đó ! (Chữ Ngã này chúng ta phải hiểu là thay cho chữ Như Lai).
Kết Luận :
Phật Đạo hay Ngoại Đạo khác nhau ở chỗ mê lầm Ý Thức hay không mà thôi !
Kính giải trình !
Phúc Hạnh
03-08-2016, 09:31 AM
Kính quý đạo hữu ! Kính anh Nguyên Chiếu !
Câu trả lời của anh chính xác, nhưng câu mà Thanh Trúc mong đợi là :
_ Hoàn toàn tin vào Ý Thức vô minh, tin vào những gì do Ý Thức phóng tưởng vẽ vời, an trụ thỏa mãn trong Ý Thức không hề có ý thoát ra, thì đó là tư tưởng, giáo điều của Ngoại Đạo.
_ Tạm dùng Ý Thức, nhưng sẽ vượt thoát Ý Thức là định hướng của Phật Đạo.
----------
H.t Nhất Hạnh "tin vào những gì do Ý Thức phóng tưởng vẽ vời, an trụ thỏa mãn trong Ý Thức không hề có ý thoát ra", nên tuy Ngài xuất thân trong Đại Thừa Phật giáo, tuy Ngài lập ra một giáo phái Phật, nhưng bản thân Ngài đã lạc vào Tà đạo :
Dĩ Ý Thức luận Ngã
Thị nhân hành Tà đạo
Bất năng kiến Như Lai.
H.t dùng Ý Thức suy lường để viết ra những định đề về Niết Bàn là "Dĩ Ý Thức luận Ngã" đó ! (Chữ Ngã này chúng ta phải hiểu là thay cho chữ Như Lai).
Kết Luận :
Phật Đạo hay Ngoại Đạo khác nhau ở chỗ mê lầm Ý Thức hay không mà thôi !
Kính giải trình !
Kính chị Thanh Trúc !
Em có ý kiến :
1. Chị viết "Dĩ Ý Thức luận Ngã
Thị nhân hành Tà đạo
Bất năng kiến Như Lai."
Thưa chị, em đọc thấy trong Kinh Kim Cang :
Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu Ngã
Thị nhân hành Tà đạo
Bất năng kiến Như Lai.
Em thắc mắc, vì sao lại có thêm câu này ? câu này ở đâu ra ?
2. Chuỵên H.t Nhất Hạnh.
Theo em, những điều Sư Ông dạy rất trùng khớp với những lời dạy của đức Lục Tổ Huệ Năng (như đức Lục Tổ đã nói "Phật pháp tại thế gian,.........."), nếu ta cho rằng Sư Ông "lạc vào Tà đạo" thì không lẻ đức Lục Tổ cũng "lạc" luôn hay sao ?
Kính thắc mắc !
Thanh Trúc
03-08-2016, 10:17 AM
Kính chị Thanh Trúc !
Em có ý kiến :
1. Chị viết "Dĩ Ý Thức luận Ngã
Thị nhân hành Tà đạo
Bất năng kiến Như Lai."
Thưa chị, em đọc thấy trong Kinh Kim Cang :
Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu Ngã
Thị nhân hành Tà đạo
Bất năng kiến Như Lai.
Em thắc mắc, vì sao lại có thêm câu này ? câu này ở đâu ra ?
Kính chị Phúc Hạnh !
Câu "Dĩ Ý Thức luận Ngã" là trong một tài liệu cỗ, do một vị "Khai Mật Tạng Vương" phát hiện ra.
Chúng ta nếu "Y Pháp bất y Nhân, Y Nghĩa bất y Ngữ, Y Trí bất y Thức," thì sẽ thấy câu này khai sáng, lợi ích cho chúng ta nhiều lắm.
2. Chuỵên H.t Nhất Hạnh.
Theo em, những điều Sư Ông dạy rất trùng khớp với những lời dạy của đức Lục Tổ Huệ Năng (như đức Lục Tổ đã nói "Phật pháp tại thế gian,.........."), nếu ta cho rằng Sư Ông "lạc vào Tà đạo" thì không lẻ đức Lục Tổ cũng "lạc" luôn hay sao ?
Kính thắc mắc !
Đây là điều mà câu "Dĩ Ý Thức luận Ngã" phát huy tác dụng.
Đức Lục Tổ Huệ Năng nói là do đã thực chứng "Dĩ Trí Bát Nhã luận Ngã" cho nên chính xác. Giả sử một ai đó học thuộc lòng lời Tổ rồi phát biểu lại như là phát kiến của mình, vẫn là Sai vì người lặp lại dùng Ý Thức suy lường cho nên mang ý nghĩa "rờ rẫm", sẽ vô tình có những phát biểu sai lầm "ăn theo" khác. Và tệ hại nhất là người đó tự bít mất lối thoát duy nhất cho mình.
Kính !
Thanh Trúc
03-08-2016, 10:47 AM
Kính quý đạo hữu !
Và đây là nghi vấn cho ngày hôm nay :
_ Ý Thức do đâu sinh ra ?
Xin kính mời quý đạo hữu tham luận.
nguoidien
03-08-2016, 02:44 PM
Kính quý đạo hữu !
Và đây là nghi vấn cho ngày hôm nay :
_ Ý Thức do đâu sinh ra ?
Xin kính mời quý đạo hữu tham luận.
Hồi cha mẹ sinh tui ra, đã có Ý Thức rồi, cho nên hồi đó tui khóc dữ lắm. Hình như ai cũng vậy, cũng đều được cả 2 thứ một lượt, vừa thân xác vừa Ý thức.
Kết luận : Ý Thức do cha mẹ sinh ra !
.
duyngudocton
03-08-2016, 03:47 PM
Hồi cha mẹ sinh tui ra, đã có Ý Thức rồi, cho nên hồi đó tui khóc dữ lắm. Hình như ai cũng vậy, cũng đều được cả 2 thứ một lượt, vừa thân xác vừa Ý thức.
Kết luận : Ý Thức do cha mẹ sinh ra !
.
Không phải đâu là không phải đâu !
Nếu là do cha mẹ sinh ra 2 thứ một lượt, thì khi ông chết lẻ ra cái Ý Thức cũng chết luôn, cớ sao lại có chuỵên luân hồi, chuỵên báo oán; 2 chuỵên này há không phải do Ý Thức chuyền níu đó sao ?
Theo lão phu Ý Thức tự có, hoặc nói là do tự nhiên cũng được.
votichsu
03-08-2016, 04:06 PM
Theo tôi, nếu ta không có Ý Thức thì có khác gì một cỗ máy sinh học, nhưng do đâu mà có Ý Thức ? ắt là có một đấng quyền năng trên cao "thổi hồn" vào cái xác sống nầy, khiến cho ta có Ý Thức.
homeless
03-08-2016, 06:27 PM
_ Ý Thức do đâu sinh ra ?
Không phải đâu là không phải đâu !
Nếu là do cha mẹ sinh ra 2 thứ một lượt, thì khi ông chết lẻ ra cái Ý Thức cũng chết luôn, cớ sao lại có chuỵên luân hồi, chuỵên báo oán; 2 chuỵên này há không phải do Ý Thức chuyền níu đó sao ?
Theo lão phu Ý Thức tự có, hoặc nói là do tự nhiên cũng được.
Cái lão này ngu sao tuỵêt đỉnh thế ? Trong đạo Phật, không cái cái gì tự nhiên hết, cũng không phải "do một đấng quyền năng nào thổi hồn".
Chữ NGU do dâu mà có ? Do VÔ MINH; Ý Thức cũng vậy, do đâu mà có ? Do VÔ MINH.
Chấm hết !
Thanh Trúc
03-09-2016, 07:09 AM
Dạ, con cám ơn các bác !
_ Ý thức không do cha mẹ sinh ra, cha mẹ chỉ sinh ra cái xác thân "vô hồn" thôi, Ý Thức theo Duyên Nghiệp chiêu cảm mà đến nương gá vào cái xác thân trẻ sơ sinh.
_ Ý Thức không do "một đấng quyền năng nào thổi hồn".
_ Ý Thức cũng không do tự nhiên.
_ Ý Thức do vô minh mà có !
Trong Kinh Phật có nhiều ví dụ, nay chúng ta lấy một ví dụ là "dương diệm" mà quan sát: Trời trưa nắng, chúng ta đang lưu thông trên đường và chợt thấy NƯỚC xa xa trên mặt đường. Ủa ! trời không mưa sao lại có nước linh láng thế kia ? Nào phải đâu, chúng ta bị "ảo ảnh thị giác" đấy thôi ! Chớ thật ra không có nước.
Bây giờ có người hỏi "nước kia do đâu mà có ?" Có 2 cách trả lời :
1. Nước không phải là nước, chỉ là thấy lầm, vì nước kia không thật có, không thật có cho nên không thể nói từ trên trời hay từ dưới đất, ......gì cả. Cái không thật có thì không có nguyên nhân sinh ra hay nguyên nhân mất đi gì cả.
2. Do "ảo ảnh thị giác" sinh ra.
Cái "ảo ảnh thị giác" chính là Vô Minh đó !
Chính do Vô Minh mà có tất cả Căn Thân và Thế giới _ Ý căn hay Ý Thức cũng không ngoại lệ.
Thanh Trúc
03-09-2016, 08:46 AM
Kính quý chú bác và các anh chị !
Và đây là nghi vấn của ngày hôm nay :
_ Mỗi ngày 24 giờ, chúng ta sống với Ý Thức bao nhiêu giờ ?
Kính !
Nguyên Chiếu
03-09-2016, 09:26 AM
Và đây là nghi vấn của ngày hôm nay :
_ Mỗi ngày 24 giờ, chúng ta sống với Ý Thức bao nhiêu giờ ?
Ý Thức là do Vô Minh tạo ra thì với câu hỏi trên : Mỗi ngày chúng ta sống với Ý Thức 24 giờ, thậm chí từ vô thỉ đến nay.
Kính
homeless
03-09-2016, 10:06 AM
Hỏng biết cái lão điên nặng có sống với Ý Thức không ?
duyngudocton
03-09-2016, 02:37 PM
Người điên là người lệ thuộc Ý Thức nhiều hơn người không điên.
nguoidien
03-09-2016, 02:49 PM
Hê hê !
Câu hỏi là mỗi ngày quý vị sống với Ý Thức bao nhiêu giờ ? Sao lại đem người điên "lên bàn lạnh" mà "chụp cắt lớp" chi vậy ?
Sao không đem người thực vật ra mà bàn thảo "Hỏng biết người thực vật có còn sống với ý thức hay không ?"
sonha
03-09-2016, 05:19 PM
Dạ, còn con thì thắc mắc: Người nhập định được _ Tiểu Định hoặc Đại Định _ không biết lúc đó có sống với Ý Thức hay không ? (Vì con chưa nhập gì được, ngoại trừ nhập ngủ)
Kính !
Thanh Trúc
03-10-2016, 07:31 AM
Ý Thức là do Vô Minh tạo ra thì với câu hỏi trên : Mỗi ngày chúng ta sống với Ý Thức 24 giờ, thậm chí từ vô thỉ đến nay.
Kính
Cám ơn ơn các đạo hữu đã góp ý !
Anh Nguyên Chiếu đã trả lời chính xác, là con người bình thường chúng ta (tính luôn tất cả những vị Tiên Thần Trời, cho đến những vị Trời ở tầng cao nhất _ Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ) đều sống với Ý Thức 24/24, nghĩa là kể cả lúc ngủ quên, dù có mộng hay không có mộng.
Câu "thậm chí từ vô thỉ đến nay" cũng đúng luôn, vì cụm từ "vô thỉ" chỉ về thời gian, kể từ lúc có thời gian và không gian là đã có Ý Thức, chính Ý Thức đã ấn định thời gian và không gian, không có Ý Thức thì sẽ không có thời gian và không gian.
Trả lời bác homeless : Người điên là người vẫn sống với Ý Thức một cách không kiễm soát.
Chúng ta có thể phân Ý Thức làm 2 dạng : 1. _ Nặng về tình cảm dục vọng là Ý Thức Hướng Hạ, 2. _ Thiên về Lý trí là Ý Thức Hướng Thượng. Hướng Hạ thì sẽ theo nghiệp mà tái sanh vào những cảnh giới thấp, Hướng Thượng thì sẽ theo nghiệp mà tái sanh vào những cảnh giới cao.
Người điên sẽ tái sanh vào 1 trong 5 cõi : Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, Nhân, Tu La; sau khi tái sanh sẽ bình thường chớ không điên tiếp.
Trả lời nguoidien : Người thực vật vẫn đang sống trong Ý Thức mơ màng.
Trả lời bạn sonha : Người nhập định dù là Tiểu Định hay Đại Định cũng vẫn sống trong Ý Thức mơ màng, bất luận hành giả chứng được những môn Thần thông gì ! Vì những Định này chỉ là sự tập trung Ý Thức, chính Ý Thức biến hiện ra những "hiện tượng Thiền" (như xuất hồn, biết quá khứ vị lai, biết tâm ý người khác, ........) cho nên cũng gọi là Tà định.
Còn Chánh Định tức Tam Muội thì khác, người nhập Tam Muội lúc đó tạm thời Ý Thức không hiện hữu, khi ra khỏi Tam Muội _ xuất Chánh Định _ Ý Thức trở lại bình thường với tâm trạng khinh an khoái lạc có khi 1 tháng hoặc đến 3 tháng. Vì tương ưng với Trí Giác nên gọi là Chánh định.
Kính đáp !
______________
Và đây là nghi vấn của ngày hôm nay :
_ Một chúng sinh bình thường thì sống 24/24 với Ý Thức, vậy có ai không sống với Ý Thức hay không ?
Kính nêu !
nguoidien
03-10-2016, 10:26 AM
_ Một chúng sinh bình thường thì sống 24/24 với Ý Thức, vậy có ai không sống với Ý Thức hay không ?
Hề hề ! Câu này dễ ợt :
_ Người máy không có Ý Thức, nó chỉ sống với những phần mềm điều hành mà thôi !
https://pbs.twimg.com/profile_images/596268638107279360/pYxtyrq0.jpg
:cool:
homeless
03-10-2016, 10:42 AM
.
Ha ha ! nguoidien chỉ trả lời được 1 nhân vật, tui trả lời thêm 3 nhân vật nữa nè : người gỗ, con rối, thằng bù nhìn !
http://tapchianhdep.com/wp-content/uploads/2015/12/hinh-anh-nguoi-go-dan-bo-buon-13.jpg
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2010/12/20/Tran-Thi-Thu-Hien2.jpg .http://mixtourist.com.vn/uploads/images/50856208_13468102_31n.jpg
hungmanh
03-10-2016, 10:10 PM
Kính các vị tiền bối !
Theo hungmanh thì Ý Thức gốc vô minh, không vô minh là Giác Ngộ. Người không sống với Ý Thức là bậc Giác Ngộ.
Kính chị Thanh Trúc có đúng như thế không ?
Thanh Trúc
03-11-2016, 07:38 AM
Kính các vị tiền bối !
Theo hungmanh thì Ý Thức gốc vô minh, không vô minh là Giác Ngộ. Người không sống với Ý Thức là bậc Giác Ngộ.
Kính chị Thanh Trúc có đúng như thế không ?
Kính chào quý đạo hữu !
Chắc quý đạo hữu cũng đã nhận ra câu trả lời ngắn gọn mà chính xác của bạn hungmanh.
Đúng thế "Người không sống với Ý Thức vô minh là bậc Giác Ngộ" !
Nhưng ở đây, Thanh Trúc xin cung cấp cho quý đạo hữu một vài chi tiết mà T/T đã được học :
1. Người nhất thời _ có thể là chỉ trong tích tắc, có thể là nhiều phút _ không sống với Ý Thức vô minh gọi là Phần Giác. Đây là trường hợp những vị Tổ sư Thiền Tông ngộ đạo. Nhất thời không sống với Ý Thức là đã nhập vào dòng Thánh rồi (Nhập Lưu), nhưng nếu khoảnh khắc nhất thời ấy được vài phút, hành giả được trải nghiệm sâu trong chứng ngộ thì được xếp vào những quả vị cao hơn.
Còn người dùng Ý Thức suy lường để diễn tả về Chân lý, về Đạo, về Niết Bàn _ nghĩa là vẫn sống 100% với Ý Thức, thì dù có 100 tuổi Hạ, dù có viết được những bộ Thiền Luận vài ngàn trang thì cũng chỉ là người đếm bạc cho Ngân hàng mà thôi !.
2. Bậc Toàn Giác là vị không hề sống với Ý Thức Vô minh tí nào, những Bậc ấy dùng Diệu Quan Sát Trí và Thành Sở Tác Trí mà hoằng pháp độ sinh.
Nói đến điều này để chi ? Để nhắc nhở những "Phật tử lớn" rằng : Có thể quý vị nhiều tuổi Hạ, có thể quý vị có địa vị cao quý, có thể quý vị đã hàng trăm lần chễm chệ trên pháp tòa, có thể quý vị phẫm hạnh tuỵêt vời, có thể quý vị đạt được một vài môn Thần Thông, nhưng khi quý vị hãy còn toàn sống với Ý Thức _ chưa một lần diện kiến chủ nhân Ông _ thì quý vị hãy còn phàm phu 100%.
Ghi chú : Những vị được nhất thời "Diện kiến chủ nhân ông" tuy là điều QUÝ HIẾM, muôn triệu người mới chỉ có một người đến, nhưng đó chỉ là mới "vào cửa đạo" chứ cũng chẳng có gì to tát lắm, nếu cứ thả trôi tháng ngày, thì những tế bào vô minh nó sẽ đan kín trở lại và có thể sa đọa.
Thanh Trúc
03-11-2016, 09:41 AM
Kính quý đạo hữu !
Chúng ta đã mấy ngày suy tư về Ý Thức rồi. Nhưng sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không quay lại, cùng nhau định nghĩa :
_ Ý THỨC LÀ GÌ ?
Kính mời quý đạo hữu góp ý !
tt-002
03-11-2016, 09:55 AM
Kính quý đạo hữu !
Chúng ta đã mấy ngày suy tư về Ý Thức rồi. Nhưng sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không quay lại, cùng nhau định nghĩa :
_ Ý THỨC LÀ GÌ ?
Kính mời quý đạo hữu góp ý !
Tôi xin góp ý :
_ Ý thức là khi chúng ta ăn cơm thì biết chúng ta đang ăn cơm, khi chúng ta đi tản bộ thì biết chúng ta đang đi tản bộ. Nói chung là tỉnh táo nhận biết ta đang làm gì.
Kính góp ý !
nguoidien
03-11-2016, 11:47 AM
Ý THỨC LÀ GÌ ?
Ý Thức là Ý không ngủ, Ý ngủ là ý không còn biết gì xung quanh.
Đúng không các bạn ?
duyngudocton
03-11-2016, 11:58 AM
Xí phang ! Nguoidien nói trật rồi !
Ý thức là ý tỉnh táo, Ý ngủ là Ý người điên !
Hề hề !
Tuấn Kiệt
03-11-2016, 03:33 PM
Kính chị Thanh Trúc và các tiền bối !
Theo em, đạo Phật nói con người có 8 Thức : Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý Thức, Mạt Na thức và A Lại Da thức.
Ý thức là thức thứ sáu, là cái biết của Ý, tức là biết buồn biết vui, ......nói chung là tình cảm và tri thức của chúng ta đều nằm ở Ý Thức.
Em xin hết.
Vô danh
03-11-2016, 03:54 PM
Theo tôi, Ý Thức là TÂM của chúng ta đó, như câu kệ trong Kinh Pháp Cú này :
KINH PHÁP CÚ (Việt, Anh, Pháp) Câu 1
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KinhPhapcu1b_zps0b759ed8.jpg
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/5-Kinh-Ph%C3%A1p-C%C3%BA-%E1%BA%A3nh-h%C3%B3a
“Tâm (Ý thức) dẫn đầu các pháp
Tâm (Ý thức) làm chủ, tâm (Ý thức) tạo tác
Nếu nói hoặc làm với tâm (Ý thức) ô nhiễm,
Khổ não sẽ theo ta
Như xe theo vật kéo”.
Kính !
Thanh Trúc
03-12-2016, 07:45 AM
Tôi xin góp ý :
_ Ý thức là khi chúng ta ăn cơm thì biết chúng ta đang ăn cơm, khi chúng ta đi tản bộ thì biết chúng ta đang đi tản bộ. Nói chung là tỉnh táo nhận biết ta đang làm gì.
Kính góp ý !
Kính chú tt-002 !
Cái định nghĩa về Ý THỨC của chú sao giống với tư tưởng "Niết bàn là ở đây" hoặc "Now and here" (Bây giờ và ở đây) của trường phái Nhất Hạnh quá ?
Kính chị Thanh Trúc và các tiền bối !
Theo em, đạo Phật nói con người có 8 Thức : Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý Thức, Mạt Na thức và A Lại Da thức.
Ý thức là thức thứ sáu, là cái biết của Ý, tức là biết buồn biết vui, ......nói chung là tình cảm và tri thức của chúng ta đều nằm ở Ý Thức.
Bạn Tuấn Kiệt trả lời cũng đúng, nhưng chưa đúng lắm theo tinh thần từ đầu đến giờ của chủ đề này. Cái Ý Thức mà chúng ta đang bàn là toàn thể thế giới nội tâm của một kẻ phàm phu như TA. (Chớ không riêng gì Thức thứ 6).
Theo tôi, Ý Thức là TÂM của chúng ta đó, như câu kệ trong Kinh Pháp Cú này :
“Tâm (Ý thức) dẫn đầu các pháp
Tâm (Ý thức) làm chủ, tâm (Ý thức) tạo tác
Nếu nói hoặc làm với tâm (Ý thức) ô nhiễm,
Khổ não sẽ theo ta
Như xe theo vật kéo”.
Chú vodanh đã đúng, nhưng sẽ rõ nghĩa hơn khi viết "Theo tôi, Ý Thức là TÂM THỨC của chúng ta đó."
Bởi sau khi nói bài kệ trên một thời gian _ nhiều năm, đức Phật dạy tiếp (trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm) rằng : Tất cả những Tâm Thức ấy đều không phải thực là Tâm của Ta ! Khi chúng ta nhận nó là Tâm của ta thì chúng ta sẽ theo nó mà "rong chơi" 6 cõi.
Đây là CÁI LẦM VĨ ĐẠI NHẤT CỦA PHẬT TỬ !
Kết luận :
Ý Thức là CÁI BIẾT bên trong (nội tâm) do tập nghiệp "kết tủa" mà có ra. Cái Biết này nương vào xác thân tứ đại, chi phối tứ đại (ra lệnh), nhưng không tự chủ (chịu sự chi phối của nhiều thứ); không phải thực là TA, hay Bản Thể Tâm của Ta.
Kính góp ý !
Thanh Trúc
03-12-2016, 10:12 AM
Và bây giờ chúng ta cùng ôn lại nhé :
1. Người hoàn toàn sống với Ý Thức, đạo Phật gọi là gì ?
2. Người không hoàn toàn sống với Ý Thức, đạo Phật gọi là gì ?
3. Người hoàn toàn không sống với Ý Thức, đạo Phật gọi là gì ?
4. Người hoàn toàn không sống với Ý Thức, thì sống với cái gì ?
Kính mời quý đạo hữu !
Và bây giờ chúng ta cùng ôn lại nhé :
1. Người hoàn toàn sống với Ý Thức, đạo Phật gọi là gì ?
2. Người không hoàn toàn sống với Ý Thức, đạo Phật gọi là gì ?
3. Người hoàn toàn không sống với Ý Thức, đạo Phật gọi là gì ?
4. Người hoàn toàn không sống với Ý Thức, thì sống với cái gì ?
Kính mời quý đạo hữu !
Kính chào chị Thanh Trúc ! Em xin trả bài :
1. Kẻ vô minh.
2. Bậc giác ngộ.
3. Bậc Đại Giác Ngộ.
4. Trí giác.
nguoidien
03-12-2016, 03:58 PM
Kính chào chị Thanh Trúc ! Em xin trả bài :
1. Kẻ vô minh.
2. Bậc giác ngộ.
3. Bậc Đại Giác Ngộ.
4. Trí giác.
Eo ôi ! Cô bé hái hoa bắt bướm này trả bài cũng hay đáo để. Ta cũng nghĩ như cô, nhưng hồi nảy giờ mãi hái dừa nên trả lời chậm hơn bé một tí xíu.
Cô bé uống nước dừa không, ta gửi i-meo cho một trái !
duyngudocton
03-12-2016, 06:21 PM
Hừm !
Cái lão điên này ! Cô bé vivi nói sai 2 điều, mà lão cũng nói theo, không biết mắc cở, này nhé :
1. Chúng sinh vô minh.
4. Trí Tuệ Bát Nhã.
(Câu 2, câu 3 thì không có ý kiến, có lẻ đúng như vậy)
homeless
03-12-2016, 09:17 PM
Và bây giờ chúng ta cùng ôn lại nhé :
1. Người hoàn toàn sống với Ý Thức, đạo Phật gọi là gì ?
2. Người không hoàn toàn sống với Ý Thức, đạo Phật gọi là gì ?
3. Người hoàn toàn không sống với Ý Thức, đạo Phật gọi là gì ?
4. Người hoàn toàn không sống với Ý Thức, thì sống với cái gì ?
Kính mời quý đạo hữu !
Các lão đều sai, chỉ có tui là đúng thôi !
Câu 1 : Kẻ Phàm phu
Câu 2 : Người Giác Ngộ.
Câu 3 : Phật _ Budha.
Câu 4 : Bốn Trí : Thành Sở Tác Trí, Diệu Quan Sát Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Đại Viên Cảnh Trí.
Hê hê.....!
Thanh Trúc
03-13-2016, 08:01 AM
Kính mừng quý đạo hữu đã trả lời chính xác !
Dạ, Thanh Trúc xin được nêu vấn đề tiếp :
_ Là một chúng sinh vô minh những đã quy y theo Phật, nếu chúng ta thực tâm mong cầu Giác ngộ thì phải làm sao ?
(Xin quý đạo hữu đừng liệt kê hết Giáo lý Phật pháp ra, mà nên cô đọng lại chỉ trong vài từ ngắn gọn mà hàm chứa tất cả).
Kính nêu !
socnho
03-13-2016, 09:45 AM
Kính mừng quý đạo hữu đã trả lời chính xác !
Dạ, Thanh Trúc xin được nêu vấn đề tiếp :
_ Là một chúng sinh vô minh những đã quy y theo Phật, nếu chúng ta thực tâm mong cầu Giác ngộ thì phải làm sao ?
(Xin quý đạo hữu đừng liệt kê hết Giáo lý Phật pháp ra, mà nên cô đọng lại chỉ trong vài từ ngắn gọn mà hàm chứa tất cả).
Kính nêu !
Dạ, theo socnho thì chúng ta nên làm hết những gì trong Kinh có nói !
Kính
socnho
homeless
03-13-2016, 10:28 AM
_ Là một chúng sinh vô minh những đã quy y theo Phật, nếu chúng ta thực tâm mong cầu Giác ngộ thì phải làm sao ?
_ Buông xả tất cả.
(như tui vầy nè, bỏ hết ra gầm cầu mà ở ! Khoái tỉ..)
duyngudocton
03-13-2016, 11:46 AM
_ Buông xả tất cả.
(như tui vầy nè, bỏ hết ra gầm cầu mà ở ! Khoái tỉ..)
Lão "vô gia cư" này ! Tui muốn xin cái "con lép" (lép top) của lão, vậy lão có buông xả không ?
Còn về câu hỏi của T/T thì cứ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT là ngắn gọn nhất !
.
nguoidien
03-13-2016, 07:13 PM
Lão "vô gia cư" này ! Tui muốn xin cái "con lép" (lép top) của lão, vậy lão có buông xả không ?
Còn về câu hỏi của T/T thì cứ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT là ngắn gọn nhất !
.
Nói buông xả, phải biết buông cái gì xả cái gì ? Những cái gì không nên buông không nên xả ? Chớ đâu phải buông xả tất cả.
Còn cái lão Ngu (như con bò) kia ! Niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT thì chỉ được Vãng Sanh, chứ ai nói với lão là niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT thì sẽ Giác Ngộ ?. Vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thì còn phải vô "lò hấp giải nghiệp" (cũng giống như phòng giảm áp của mấy người nhái _ thợ lặn sâu) nhập thai 1 trong 9 phẩm Sen, nếu nhằm Hạ phẩm Hạ sanh thì phải ngâm tẩm (giống như ướp hương sen) có khi đến 12 tiểu kiếp. Chứ có ai vừa được Vãng Sanh là Giác Ngộ liền đâu !
Hè...hè! Bửa trước lão gieo nhân "nắn gân" tui, bửa ni thì thọ quả không được kêu nhé !
Nguyên Chiếu
03-13-2016, 09:15 PM
Dạ, Thanh Trúc xin được nêu vấn đề tiếp :
_ Là một chúng sinh vô minh những đã quy y theo Phật, nếu chúng ta thực tâm mong cầu Giác ngộ thì phải làm sao ?
Nguyên Chiếu nghĩ là: Học đi đôi với Hành.
Kính.
Thành Tâm
03-13-2016, 09:40 PM
Kính mừng quý đạo hữu đã trả lời chính xác !
Dạ, Thanh Trúc xin được nêu vấn đề tiếp :
_ Là một chúng sinh vô minh những đã quy y theo Phật, nếu chúng ta thực tâm mong cầu Giác ngộ thì phải làm sao ?
(Xin quý đạo hữu đừng liệt kê hết Giáo lý Phật pháp ra, mà nên cô đọng lại chỉ trong vài từ ngắn gọn mà hàm chứa tất cả).
Kính nêu !
Thành Tâm xin trả lời
Thành Tâm làm theo lời được dậy như sau :
"TIN PHÁP HUỸÊN
CẦU VÔ SANH
PHÁ SẠCH CHẤP
THỪƠNG HÀNH THIỆN "
dieunghiem
03-13-2016, 10:11 PM
Kính mừng quý đạo hữu đã trả lời chính xác !
Dạ, Thanh Trúc xin được nêu vấn đề tiếp :
_ Là một chúng sinh vô minh những đã quy y theo Phật, nếu chúng ta thực tâm mong cầu Giác ngộ thì phải làm sao ?
(Xin quý đạo hữu đừng liệt kê hết Giáo lý Phật pháp ra, mà nên cô đọng lại chỉ trong vài từ ngắn gọn mà hàm chứa tất cả).
Kính nêu !
Chào Thanh Trúc ! Theo lão hủ thì đáp án là TRỪ PHÀM.
Xin góp ý !
Thanh Trúc
03-14-2016, 07:21 AM
Thành Tâm xin trả lời
Thành Tâm làm theo lời được dậy như sau :
"TIN PHÁP HUỸÊN
CẦU VÔ SANH
PHÁ SẠCH CHẤP
THỪƠNG HÀNH THIỆN "
Wow ! quả là bội thu !
Kính quý đạo hữu, Thanh Trúc chỉ mong chờ 3 Từ PHÁ SẠCH CHẤP thôi. Nhưng được đạo hữu Thành Tâm ban tặng "trọn bộ" 4 điều "cần dán lên trán". Xin thành thật tri ân đạo hữu Thành Tâm nhiều lắm, 4 cụm từ này gồm hết công phu tu hành của một Phật tử, quá đầy đủ, không thiếu sót gì cả.
Quả vậy, nói "Buông xả tất cả" thì còn thiếu sót, nói TRỪ PHÀM cũng không phải đặc trung của đạo Phật. "Trừ phàm thì thành Thánh" điều này chính xác, nhưng chữ Thánh bao gồm luôn Tiên, Trời, Thần, Phật; cho nên hãy còn chung chung lắm.
Tất cả Phật tử chúng ta, dầu cho có trải nghiệm "một lần thấy Phật" hay chưa, đều phải Học và Hành 4 điều này mãi mãi cho đến đến khi HOÀN TOÀN THÀNH ĐẠO.
Giáo lý Nguyên Thủy nói "Nghiêm trì Giới Luật, Tinh tấn công phu, ...." có tác dụng Trừ Phàm rất hay, nhưng đồng thời có luôn "tác dụng phụ không mong muốn" là cố chấp giáo điều giống như con diều được làm bằng giấy dầu (vật liệu nặng) không thể bay cao được.
Các Giáo Lý Đại Thừa nói VẠN PHÁP ĐỀU LÀ HUYỄN, điều này phá cái chấp CÁI GÌ CŨNG THIỆT của Nguyên Thủy, giúp hành giả có thể bay cao, nhưng có "tác dụng phụ không mong muốn" là một số hành giả "đi hỏng mặt đất", lưng tưng bất định.
Cụm từ THƯỜNG HÀNH THIỆN không còn là chấp nữa, mà giống như sợi dây nhợ giữ thăng bằng cho diều bay lượn trên bầu trời cao, không có sợi nhợ này thì "diều nó băng" (đâm đầu xuống).
Kính cám ơn quý đạo hữu !
Thanh Trúc
03-14-2016, 08:49 AM
Kính quý đạo hữu !
Hôm nay chúng ta lại có vấn đề mới cần thảo luận :
_ Thế nào là CẦU VÔ SANH ?
Kính gợi ý !
nguoidien
03-14-2016, 10:17 AM
Kính quý đạo hữu !
Hôm nay chúng ta lại có vấn đề mới cần thảo luận :
_ Thế nào là CẦU VÔ SANH ?
Kính gợi ý !
Dễ ợt !
Vô là không, sanh là sống. Cầu vô sanh là cầu không sống nữa. Cầu không sống nữa là xin được chết. Chuỵên này các ban hộ niệm cũng thường làm, Khi bệnh nhân bị cơn bệnh hành hạ, Bác sĩ đã bó tay, mà cứ dằn vật không chết được.
Hi...hi...!
duyngudocton
03-14-2016, 03:38 PM
Dễ ợt !
Vô là không, sanh là sống. Cầu vô sanh là cầu không sống nữa. Cầu không sống nữa là xin được chết. Chuỵên này các ban hộ niệm cũng thường làm, Khi bệnh nhân bị cơn bệnh hành hạ, Bác sĩ đã bó tay, mà cứ dằn vật không chết được.
Hi...hi...!
Cái lão điên này ! Cầu vô sanh là những Phật tử quá ngán ngẩm phải còng lưng ra nuôi baby, nên xin THÔI ĐẺ để nhẹ gánh mà tu học.
Có vậy mà không biết.
dieunghiem
03-14-2016, 04:29 PM
Kính quý đạo hữu !
Hôm nay chúng ta lại có vấn đề mới cần thảo luận :
_ Thế nào là CẦU VÔ SANH ?
Kính gợi ý !
Chúng ta khổ vì "tâm viên ý mã", tâm ý của chúng ta cứ luôn sanh sôi nảy nở, không bao giờ ngưng. Cầu vô sanh là mong muốn biển êm gió lặng, cầu vô sanh là mong tịnh được tâm, tâm có tịnh thì trí mới sáng, huệ phát sinh, có câu :
_ Nước lập lờ, ánh trăng nhấp nhoáng
Trăng lu mờ vì áng đám mây
Làm cho nước đứng mây tan
Tự nhiên ảnh hiện thiền quang sáng ngời.
Xin góp ý !
Thanh Trúc
03-15-2016, 07:25 AM
Chúng ta khổ vì "tâm viên ý mã", tâm ý của chúng ta cứ luôn sanh sôi nảy nở, không bao giờ ngưng. Cầu vô sanh là mong muốn biển êm gió lặng, cầu vô sanh là mong tịnh được tâm, tâm có tịnh thì trí mới sáng, huệ phát sinh, có câu :
_ Nước lập lờ, ánh trăng nhấp nhoáng
Trăng lu mờ vì áng đám mây
Làm cho nước đứng mây tan
Tự nhiên ảnh hiện thiền quang sáng ngời.
Xin góp ý !
Cám ơn ba vị trưởng bối đã cho câu trả lời !
Rất tiếc cả ba vị đều không nói được ý nghĩa của cụm từ CẦU VÔ SANH.
Riêng câu trả lời của sư bà Diệu Nghiêm chỉ là nói "cầu cho Tâm ý đừng lăng xăng như khỉ vượn" đây là mong muốn định được tâm, ý này cũng hay nhưng cũng còn trùng khớp với Ngoại Đạo.
Thưa quý đạo hữu ! Vô Sanh là gì ? Cái gì Vô Sanh ?
Kính thưa ! Đó là Bản Thể Tâm của ta đó ! Cái "bộ mặt thật của ta" xưa nay đó ! Bản Thể Tâm thì không có ai hay cái gì sanh ra nó, nên gọi là Vô Sanh.
Nếu đã là Bản Thể Tâm của ta thì ta còn cầu gì nữa ?
Xin thưa ! Tất cả chúng ta đều đang sống với cái Tâm giả _ Tâm Thức, cái Ý Thức Vô Minh _. Cái này nó đã huân kết từ xa xưa lắm, nó dính khắn nơi ta như nhọ nồi nghìn năm (rất khó tẩy rửa). Chúng ta đối đáp với nhau đây, toàn dùng Tâm Ý thức cả. Chính cái Tâm Thức này bám luýên với những phóng ảnh của nó làm cho dòng Sanh Tử Luân Hồi chuỳên níu nhau lên lên xuống xuống hầu như bất tận.
Bây giờ Tâm Thức này quá đau khổ, quá ngán ngẩm, quá chán chường, quá lúng túng với những sợi tơ của chính nó (như con tằm nhả tơ tự quấn mình); nó muốn thoát ra, nó muốn được giải thoát, nó hướng tâm đến sự Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi. Nó muốn thôi, không Sinh Tử nữa. Đó là CẦU VÔ SANH !
Nó, Tâm Thức được dạy rằng : nó không bền, nó đầy mâu thuẫn, nó là nguyên nhân của khổ đau triên miên, nên nó hướng tâm đến CÁI CHÂN THẬT NHẤT, CÁI BỀN VỮNG NHẤT, CÁI KHÔNG KHỔ ĐAU VĨNH VIỄN, cái đó là CÁI CHÂN TÂM VÔ SANH. Đó là CẦU VÔ SANH.
CẦU VÔ SANH là cầu cho cái Ý Thức giả tạm vô minh này NÓ RƠI RỤNG.
Thanh Trúc kính xin quý đạo hữu tham khảo thêm "Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh" do bác nguoiaolam triễn khai :
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/96-H%E1%BB%8Fi-v%E1%BB%81-quot-Hoa-khai-ki%E1%BA%BFn-Ph%E1%BA%ADt-ng%E1%BB%99-v%C3%B4-sanh-quot
Kính !
Thanh Trúc
03-15-2016, 03:51 PM
Kính quý đạo hữu !
Xin quý vị cho biết ý kiến về : TIN PHÁP HUYỄN
_ Thế nào là TIN PHÁP HUYỄN ?
Kính !
Nguyên Chiếu
03-15-2016, 04:37 PM
_ Thế nào là TIN PHÁP HUYỄN ?
Nguyên Chiếu trả lời : tức là TIN PHÁP LÀ HUỸÊN không thật có.
Kính
homeless
03-15-2016, 05:41 PM
Kính quý đạo hữu !
Xin quý vị cho biết ý kiến về : TIN PHÁP HUYỄN
_ Thế nào là TIN PHÁP HUYỄN ?
Kính !
TIN PHÁP HUỸÊN là "Có cái gì, lì xì cái đó !" (Ngoại trừ "con lép" và cái thân mạng, 2 cái này tui tin là KHÔNG phải HUỸÊN).
Hề ....hề...!
Thanh Trúc
03-16-2016, 07:58 AM
Nguyên Chiếu trả lời : tức là TIN PHÁP LÀ HUỸÊN không thật có.
Kính
Kính quý đạo hữu !
Câu này có 2 vấn đề nhắc nhở chúng ta :
1. VẠN PHÁP LÀ HƯ HUYỄN.
Chúng ta xem Kinh sách Đại Thừa hầu hết chỉ xoay quanh một chữ HUYỄN, nghĩa là không có gì thực có. Từ cái bàn cái ghế, cho đến vũ trụ vạn hữu, tất cả chỉ như bóng trăng đáy nước, thấy vậy nhưng không ai lặn xuống bắt được vầng trăng dưới đáy nước bao giờ. Điều này thật là khó tin với Ý Thức quen cân đong đo đếm của thời đại @ này.
Tin sao được khi ta vấp cục đá cũng đau điếng, ta va đầu vào cột đèn cũng "thấy mấy ông trời". Thử hỏi "Cái gì đau ?" chúng ta trả lời chắc "như đinh đóng cột" rằng "Cái chân đau, cái đầu đau!". Chúng ta nào có biết đâu, cái chân không hề biết đau, cái đầu không hề biết đau, mà chính là CÁI Ý THỨC mê lầm biết đau.
Tất cả các pháp khác cũng vậy, chúng ta chỉ thấy biết bề nổi, phần thô; chứ không biết thực chất của các pháp. Những Bậc Đại Giác Ngộ là người biết rõ THỰC CHẤT này, đem dạy cho chúng ta một mảng của Sự Thật. Đó là muôn pháp đều GIẢ HIỆN mà thôi ! Đừng có chạy theo ảo ảnh mà la sướng la khổ nữa, chúng không có giá trị gì đâu.
2. TIN là chưa biết chắc.
Kinh sách Phật giáo nhằm định hướng cho chúng ta KHÔNG MÊ LẦM HUYỄN pháp nữa. Chư Tổ xưa có những vị thực chứng Như Huyễn Tam Muội, Thần Thông Du Hí Tam Muội, ..... các Ngài có những hành động lời nói vượt lẻ thường tình, nhằm nhắc nhở chúng ta KHÔNG CÓ GÌ THẬT; các Ngài nói hay làm đều do THỰC CHỨNG.
Chúng ta những kẻ phàm phu vô minh, may mắn đọc được những chuỵên tích ấy và chúng ta TIN thật, ấy là chúng ta cũng có phước đức lớn đó. Nhưng mọi chuyện hãy dừng lại ở chữ TIN, không nên bắt chước nói theo làm theo. Một kẻ phàm phu vô minh như chúng ta mà NÓI NHƯ TỔ (trong khi công phu tu hành thì chẳng có gì) thì có khác nào chạy bộ giữa đường cao tốc. :p
(Ở Diễn đàn Phật pháp Online chúng ta đã gặp những "cao thủ" này rồi).
Chúng ta TIN CÁC PHÁP VỐN HUYỄN chứ chúng ta CHƯA THỰC CHỨNG điều này, vậy nên hãy thận trọng lời nói và hành động, tránh hành sự lỗ mãng.
Kính !
Nguyên Chiếu
03-16-2016, 12:41 PM
Chúng ta TIN CÁC PHÁP VỐN HUYỄN chứ chúng ta CHƯA THỰC CHỨNG điều này, vậy nên hãy thận trọng lời nói và hành động, tránh hành sự lỗ mãng.
Kính !
Chào Đh Thanh Trúc, vậy Ng Chiếu xin hỏi đạo hữu Thanh Trúc đã Thực Chứng chưa ạ ? Và lời nhận định của Đạo hữu với H/Thượng Nhất Hạnh nên hay không nên ?
Kính.
Ngọc Quế
03-16-2016, 04:04 PM
Chào Đh Thanh Trúc, vậy Ng Chiếu xin hỏi đạo hữu Thanh Trúc đã Thực Chứng chưa ạ ? Và lời nhận định của Đạo hữu với H/Thượng Nhất Hạnh nên hay không nên ?
Kính.
Chào đạo hữu Nguyên Chiếu !
Giả sử bạn đi xe máy vào một con đường lạ, con đường này là ngỏ cụt. Bạn trở đầu xe chạy ra, thấy một đoàn người đang hăm hở tiến vào. Bạn có nên la lên với mọi người rằng hãy quanh đầu xe trở ra hay không ? Mọi người bị mất hứng, họ "ném đá" bạn với tất cả ngôn từ.
Trong trường hợp này, "việc gì có lợi cho người thì làm" dù cho có phải bị "ném đá". Còn câu phát biểu trên của Thanh Trúc cũng vì lợi ích cho mọi người mà nói, chứ không vì sự an toàn cá nhân.
Diễn đàn hoan nghinh tinh thần vì đạo lý của Thanh Trúc !
Nguyên Chiếu
03-16-2016, 04:56 PM
Chào đạo hữu Nguyên Chiếu !
Giả sử bạn đi xe máy vào một con đường lạ, con đường này là ngỏ cụt. Bạn trở đầu xe chạy ra, thấy một đoàn người đang hăm hở tiến vào. Bạn có nên la lên với mọi người rằng hãy quanh đầu xe trở ra hay không ? Mọi người bị mất hứng, họ "ném đá" bạn với tất cả ngôn từ.
Trong trường hợp này, "việc gì có lợi cho người thì làm" dù cho có phải bị "ném đá". Còn câu phát biểu trên của Thanh Trúc cũng vì lợi ích cho mọi người mà nói, chứ không vì sự an toàn cá nhân.
Diễn đàn hoan nghinh tinh thần vì đạo lý của Thanh Trúc !
Cám ơn bác Ngọc Quế đã góp ý, Con nghĩ rằng người Phật tử cần phải có tính trung trực, thấy cái sai thì phải nói, điều đó rất hoan nghinh.
Nhưng chúng ta cũng đang tập tễnh vào đạo, có thể nhiều đạo hữu vào rất lâu, hiểu biết nhiều. Nhưng thật tình trong diễn đàn mình có 5 tầng giáo lý, thì cho dù nói thế nào thì nó cũng thuộc vào giáo lý nhân thiên thừa, điều đó cũng đúng nhưng chưa đủ cho một người học đạo cầu giải thoát, và sau đó từ từ ngộ đạo rồi tiếp tục thấy con đường chánh pháp mà đi.
Về đạo hữu Thanh Trúc đi trên con đường chánh pháp hay đi vào đường cụt thì chúng ta chỉ là suy lường, nên theo con tạm thời không bàn đến chuỵên đúng sai của những trường như vậy đó nữa mà hãy chuyên tâm tu học theo tinh thần Văn Tư Tu. Hơn nữa, đạo Phật có quy luật nhân quả mà ,nếu ai mà đi vào đường cụt thì âu đó cũng là nghiệp duyên kiếp trước vậy.
Chủ đề này Con cũng xin tạm dừng tại đây, chúc bác thân tâm thường an lạc.
Kính
Thanh Trúc
03-16-2016, 08:03 PM
Kính anh Nguyên Chiếu !
Thế gian chúng ta vẫn thường hay có "thái độ khôn ngoan" : Ai biểu mày ngu cho mày chết ! Mắc gì tao phải vất vả giúp mày đã mất thời gian, công sức mà lại còn bị hiểu lầm nữa.
Thưa, đó không phải là cách hành xử của Thanh Trúc.
Với Thanh Trúc, mình đã thọ ân của chư Tiền bối, thì mình có nghĩa vụ đền đáp lại cho quý đạo hữu, cho dù là có hơi vất vả, nhưng nếu chỉ rong chơi, "ai chết mặc ai" thì liệu có phải là một Phật tử chân chính hay không ?
___________
Và đây là vấn đề được đề nghị cho buổi thảo luận ngày mai :
_ Là một Phật tử, khi gặp trở ngại thì chúng ta thối lui hay bình thản bước tới (trung thành với chí nguyện ban đầu) ?
Kính !
homeless
03-17-2016, 07:20 AM
_ Là một Phật tử, khi gặp trở ngại thì chúng ta thối lui hay bình thản bước tới (trung thành với chí nguyện ban đầu) ?
Kính !
hề hề ...:
"Trường đồ tri mã lực" (đường xa mới biết sức ngựa _ bền).
duyngudocton
03-17-2016, 07:45 AM
hề hề ...:
"Trường đồ tri mã lực" (đường xa mới biết sức ngựa _ bền).
Phê phán chỉ cực thân
nguoidien
03-17-2016, 10:23 AM
Phê phán chỉ cực thân
Loài súc sinh, lúc nào nó cũng chỉ nghĩ :lánh cái cực thân, tìm cái khỏe thân.
Hãy xem chữ ký của nó, thể hiện CÁI TÔI quá lớn !
dieunghiem
03-17-2016, 04:27 PM
_ Là một Phật tử, khi gặp trở ngại thì chúng ta thối lui hay bình thản bước tới (trung thành với chí nguyện ban đầu) ?
Kính !
1. Sao gọi là BÁO OÁN HẠNH?- Người tu hành khi gặp cảnh khổ nên tự nghĩ như vầy: Ta từ bao kiếp trước buông lung không học, bỏ gốc theo ngọn, trôi giạt theo vật chất, nặng lòng thương ghét, gây hại không cùng. Đời này tuy ta không phạm lỗi, nhưng nghiệp dù gieo từ trước nay kết trái chín, điều ấy nào phải do trời hoặc người tạo ra đâu, vậy ta đành nhẫn nhục chịu khổ, đừng nên oán trách.
Kinh nói: gặp khổ không buồn.
Vì sao vậy? Vì thấu suốt (luật nhân quả) vậy. Khi tâm niệm ấy phát ra ấy là ứng hợp với lý. Mượn oán mà hành đạo nên nói là hạnh trả oán.
2. Hai là TÙY DUYÊN HẠNH.
Chúng sanh đều do duyên nghiệp mà chuyển thành, chẳng có cái tôi. Mọi nỗi khổ vui đều do nhân duyên sanh. Nếu nay được quả báo tốt hưởng đủ vinh dự, ấy là do nhân lành thuở trước cảm nên, nay mới được vậy. Hễ duyên hết thì lại hoàn không, mừng vui nỗi gì ? Được mất gì đều tùy theo duyên, nhưng tâm người không vì vậy mà được thêm hoặc bớt mất gì.
Nếu thấu đáo được vậy thì gió vui chẳng động, lặng lẽ mà thuận đạo, nên nói là hạnh tùy thuận theo duyên nghiệp vậy
3. Ba là VÔ SỞ CẦU HẠNH.
Người đời mãi đắm mê, việc gì cũng tham trước, thế gọi là cầu Bậc trí ngộ lẽ chân, chuyển ngược thế tục, nên an tâm trụ ở vô vi, thân hình tùy nghi mà vận chuyển. Muôn vật đều là không có gì vui mà cầu được.
Hễ có công đức thì liền có hắc ám đuổi theo. Ở lâu trong ba cõi khác nào như trong nhà lửa. Có thân có khổ, được gì mà vui? Thông suốt được vậy ắt buông hết sự vật, dứt tướng, chẳng cầu.
Kinh nói : “Còn cầu còn khổ. Hết cầu mới được vui” .
Xét biết không cầu mới thực là đạo hạnh nên nói là hạnh không cầu mong
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/351-THI%E1%BB%80N-LU%E1%BA%ACN-Daisetz-Teitaro-Suzuki?p=8739&viewfull=1#post8739
Thanh Trúc
03-18-2016, 07:56 AM
1. Sao gọi là BÁO OÁN HẠNH?- Người tu hành khi gặp cảnh khổ nên tự nghĩ như vầy: Ta từ bao kiếp trước buông lung không học, bỏ gốc theo ngọn, trôi giạt theo vật chất, nặng lòng thương ghét, gây hại không cùng. Đời này tuy ta không phạm lỗi, nhưng nghiệp dù gieo từ trước nay kết trái chín, điều ấy nào phải do trời hoặc người tạo ra đâu, vậy ta đành nhẫn nhục chịu khổ, đừng nên oán trách.
Kinh nói: gặp khổ không buồn.
Vì sao vậy? Vì thấu suốt (luật nhân quả) vậy. Khi tâm niệm ấy phát ra ấy là ứng hợp với lý. Mượn oán mà hành đạo nên nói là hạnh trả oán.
2. Hai là TÙY DUYÊN HẠNH.
Chúng sanh đều do duyên nghiệp mà chuyển thành, chẳng có cái tôi. Mọi nỗi khổ vui đều do nhân duyên sanh. Nếu nay được quả báo tốt hưởng đủ vinh dự, ấy là do nhân lành thuở trước cảm nên, nay mới được vậy. Hễ duyên hết thì lại hoàn không, mừng vui nỗi gì ? Được mất gì đều tùy theo duyên, nhưng tâm người không vì vậy mà được thêm hoặc bớt mất gì.
Nếu thấu đáo được vậy thì gió vui chẳng động, lặng lẽ mà thuận đạo, nên nói là hạnh tùy thuận theo duyên nghiệp vậy
3. Ba là VÔ SỞ CẦU HẠNH.
Người đời mãi đắm mê, việc gì cũng tham trước, thế gọi là cầu Bậc trí ngộ lẽ chân, chuyển ngược thế tục, nên an tâm trụ ở vô vi, thân hình tùy nghi mà vận chuyển. Muôn vật đều là không có gì vui mà cầu được.
Hễ có công đức thì liền có hắc ám đuổi theo. Ở lâu trong ba cõi khác nào như trong nhà lửa. Có thân có khổ, được gì mà vui? Thông suốt được vậy ắt buông hết sự vật, dứt tướng, chẳng cầu.
Kinh nói : “Còn cầu còn khổ. Hết cầu mới được vui” .
Xét biết không cầu mới thực là đạo hạnh nên nói là hạnh không cầu mong
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/351-THI%E1%BB%80N-LU%E1%BA%ACN-Daisetz-Teitaro-Suzuki?p=8739&viewfull=1#post8739
Cám ơn sư bà Diệu Nghiêm, đã cung cấp đúng cái Thanh Trúc cần tìm !
Thực ra Bốn Hạnh này ở trong Truỳên Đăng Lục chứ không phải ông Suzuki viết được như vầy.
Chúng ta thấy ở câu thứ 3 "Ba là VÔ SỞ CẦU HẠNH". có nói :
Hễ có công đức thì liền có hắc ám đuổi theo.
Xin quý đạo hữu, chúng ta hãy lấy câu này để suy tư, xem Tại sao như thế ? Đáng lẻ có Công Đức thì mọi chuyện sẽ trở nên suôn sẻ dễ dàng, chứ sao lại kỳ vậy ?
Kính !
homeless
03-18-2016, 03:28 PM
Chúng ta thấy ở câu thứ 3 "Ba là VÔ SỞ CẦU HẠNH". có nói :
Hễ có công đức thì liền có hắc ám đuổi theo.
Xin quý đạo hữu, chúng ta hãy lấy câu này để suy tư, xem Tại sao như thế ? Đáng lẻ có Công Đức thì mọi chuyện sẽ trở nên suôn sẻ dễ dàng, chứ sao lại kỳ vậy ?
Kính !
Có gì đâu mà không hiểu, này nhé :
"Công đức là cái quý báu,
như Ai-phone-6,
dấu kỹ chúng rình,
để hở chúng rinh,
nắm chặc thì chúng chặt tay luôn."
Hê...hê..!
nguoidien
03-18-2016, 03:39 PM
.
Cái lão vô gia cư này !
Công đức đâu phải là một món đồ mà người khác có thể "chôm" hay cướp lấy được.
Ngoại trừ ai hồi hướng cho tui thì tui nhận.
Hi...hi!
Thanh Trúc
03-19-2016, 10:48 AM
Kính quý đạo hữu !
Hễ có công đức thì liền có hắc ám đuổi theo.
Đáng lẻ có Công Đức thì mọi chuyện sẽ trở nên suôn sẻ dễ dàng, chứ sao lại kỳ vậy ?
Câu này hơi khó phải không ?
"Có Công Đức thì mọi chuyện sẽ trở nên suôn sẻ dễ dàng" đó là đối với những bậc Thầy (Chơn sư, ....) khi ra hoằng pháp, chính Công Đức tích tập trong quá khứ đã giúp cho vị ấy làm gì cũng suôn sẻ.
Còn "Hễ có công đức thì liền có hắc ám đuổi theo" là Tổ xưa nói với những "học sinh" (như chúng ta).
Phải chăng trong lớp học, nếu bạn có học lực khá, giỏi thì sẽ được Thầy Cô chú ý kêu lên bục để "tra khảo" liên tiếp; còn những "con gà chết" có tra khảo nó thì chỉ mất thời giờ mà thôi, không có nhét vào đầu nó được cái gì cả.
Đạo trường cũng thế, những Chân Phật tử có chí dõng mãnh, đã tích tập được nhiều công đức, mới được thử thách để tiến bộ hơn. Cái mà ở đây dùng chữ là "hắc ám đuổi theo" thực chất là thử thách để tiến bộ.
Chứ những Phật tử quá non kém thì sẽ được vỗ về thương yêu chăm sóc. Những Phật tử này nếu gặp khó khăn thì dễ lui sụt, mất chí nguỵên ban đầu. Cho nên đạo trường không bao giờ thử thách những học trò quá non yếu.
Kính quý đạo hữu " Chỉ những khúc gỗ trăm năm nghìn năm, mới được ăn búa, ăn đục, ăn chàng để trở thành pho tượng quý báu, sẽ được trang trọng để lên bàn thờ. Còn cây chuối, cây bần (thân mềm xốp rỗng) có ai chạm trổ làm tượng thờ bao giờ ?!
Hãy xem những "hắc ám đuổi theo" như khúc gỗ bị đục đẻo chạm khắc để trưởng thành. Nghĩ như thế chúng ta sẽ sẵn lòng tiếp nhận những nghịch cảnh đến với mình, xem chúng là thử thách cần phải vượt lên, trải qua.
Kính !
hoatihon
03-20-2016, 07:21 AM
Kính quý đạo hữu ! Kính chị Thanh Trúc !
Hoatihon thì có thêm một cách lý giải khác :
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/giay%20cu%202_zpsydrufcsg.jpg
Đây là một trang giấy cũ ố vàng, bây giờ có thêm một vài đốm vàng cũng không có gì là "hắc ám"
Còn tiếp theo đây là hình ảnh một trang giấy trắng đã bị hoen ố bởi 4 vết "hắc ám liền theo" :
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/giay%20dom_zpsfawgpwxv.jpg
Chúng sinh vô minh ví như trang giấy ố vàng, chúng ta lặn hụp trong biển khổ đến trơ lỳ, bản thân những hắc ám chính là cuộc sống của chúng ta, cho nên chúng ta không xem nó là hắc ám nữa.
Còn khi chúng ta dốc lòng hướng Phật, thì được gột sạch hàng ngày, khi tờ giấy tương đối trắng, tức là tu hành đã có chút đỉnh công đức, thì những hắc ám còn sót lại hiện lên rất rõ.
Hoatihon xin góp ý như thế để chúng ta rộng đường suy tư.
Kính !
Thanh Trúc
03-20-2016, 08:38 PM
Kính cám ơn chị Hoatihon đã góp thêm một ý hay !
Tiếp theo đây là một bài ôn tập tương đối dễ cho ngày mai :
_ Cái mà Ngoại đạo gọi là Linh Hồn, thì cái đó giáo lý nhà Phật gọi là gì ?
Xin mời quý đạo hữu góp ý !
vietlong
03-21-2016, 06:34 AM
Kính cám ơn chị Hoatihon đã góp thêm một ý hay !
Tiếp theo đây là một bài ôn tập tương đối dễ cho ngày mai :
_ Cái mà Ngoại đạo gọi là Linh Hồn, thì cái đó giáo lý nhà Phật gọi là gì ?
Xin mời quý đạo hữu góp ý !
Dạ, theo em thì đạo Phật cũng gọi là linh hồn. Trong nhiều bài giảng mà em đã được nghe hòa thượng Tịnh Không giảng, ông nói cái linh hồn thì sống mãi không chết, về Tây phương Cực Lạc thì sẽ được ở đó tu mãi cho đến khi thành Phật.
Kính !
nguoidien
03-21-2016, 09:21 AM
Dạ, theo em thì đạo Phật cũng gọi là linh hồn. Trong nhiều bài giảng mà em đã được nghe hòa thượng Tịnh Không giảng, ông nói cái linh hồn thì sống mãi không chết, về Tây phương Cực Lạc thì sẽ được ở đó tu mãi cho đến khi thành Phật.
Kính !
Tui đã điên mà còn có người điên hơn tui nữa. Đó là cái ông H.t này ! Vietlong chú mày coi thử cách nói của H.t có giống y chang như đạo Thiên Chú nói "về với Chúa sống đời đời !" hay không ? Cái ông này ổng giảng giáo lý Ngoại đạo chứ đâu có phải giảng Phật đạo đâu !
Gia Bảo
03-21-2016, 10:07 AM
Kính cám ơn chị Hoatihon đã góp thêm một ý hay !
Tiếp theo đây là một bài ôn tập tương đối dễ cho ngày mai :
_ Cái mà Ngoại đạo gọi là Linh Hồn, thì cái đó giáo lý nhà Phật gọi là gì ?
Xin mời quý đạo hữu góp ý !
Dạ theo em thì cái linh hồn mà Ngoại đạo nói đó chính là cái Ý Thức trong đạo Phật, có phải thế không hở chị Thanh Trúc ?
Thanh Trúc
03-21-2016, 04:35 PM
_ Cái mà Ngoại đạo gọi là Linh Hồn, thì cái đó giáo lý nhà Phật gọi là gì ?
Dạ theo em thì cái linh hồn mà Ngoại đạo nói đó chính là cái Ý Thức trong đạo Phật, có phải thế không hở chị Thanh Trúc ?
Kính chào quý bạn, đây là điểu tương đối đơn giản nhưng thật là hệ trọng mà thậm chí một vị lãnh đạo một Tông phái Phật giáo vẫn chưa phân biệt được, thì các bạn có nói sai theo cũng là chuỵên bình thường.
Em Gia Bảo trả lời cũng hơi đúng, nhưng chưa chính xác. Câu trả lời chính xác phải là :
_ Cái mà Ngoại đạo gọi là Linh Hồn, thì cái đó giáo lý nhà Phật gọi là THẦN THỨC.
Và chúng ta lại có 2 vấn đề cần phải nghiên cứu:
1. Tại sao đạo Phật không xài từ Linh Hồn mà chỉ dùng từ THẦN THỨC ?
2. THẦN THỨC và Ý THỨC khác nhau ra làm sao ?
Xin mời các bạn cùng tham khảo !
votichsu
03-21-2016, 09:57 PM
_ Cái mà Ngoại đạo gọi là Linh Hồn, thì cái đó giáo lý nhà Phật gọi là gì ?
Kính chào quý bạn, đây là điểu tương đối đơn giản nhưng thật là hệ trọng mà thậm chí một vị lãnh đạo một Tông phái Phật giáo vẫn chưa phân biệt được, thì các bạn có nói sai theo cũng là chuỵên bình thường.
Em Gia Bảo trả lời cũng hơi đúng, nhưng chưa chính xác. Câu trả lời chính xác phải là :
_ Cái mà Ngoại đạo gọi là Linh Hồn, thì cái đó giáo lý nhà Phật gọi là THẦN THỨC.
Và chúng ta lại có 2 vấn đề cần phải nghiên cứu:
1. Tại sao đạo Phật không xài từ Linh Hồn mà chỉ dùng từ THẦN THỨC ?
2. THẦN THỨC và Ý THỨC khác nhau ra làm sao ?
Xin mời các bạn cùng tham khảo !
1. _ Vì cho rằng : Linh Hồn thì "nguyên một cục", bất biến qua mọi nẽo luân hồi, dù có lên trời hay xuống địa ngục, linh hồn vẫn là nó. Còn Thần Thức thì như "đám mây trời", thiên biến vạn hóa, thậm chí tan rả vào hư không ! Cho nên đạo Phật không xài từ Linh Hồn mà chỉ dùng từ Thần Thức nhằm nhắc nhở rằng NÓ KHÔNG THỰC HỮU.
Còn câu 2 em không biết điểm khác nhau giữa Thần Thức và Ý thức.
Kính !
Thanh Trúc
03-22-2016, 07:53 AM
1. Tại sao đạo Phật không xài từ Linh Hồn mà chỉ dùng từ THẦN THỨC ?
1. _ Vì cho rằng : Linh Hồn thì "nguyên một cục", bất biến qua mọi nẽo luân hồi, dù có lên trời hay xuống địa ngục, linh hồn vẫn là nó. Còn Thần Thức thì như "đám mây trời", thiên biến vạn hóa, thậm chí tan rả vào hư không ! Cho nên đạo Phật không xài từ Linh Hồn mà chỉ dùng từ Thần Thức nhằm nhắc nhở rằng NÓ KHÔNG THỰC HỮU.
Còn câu 2 em không biết điểm khác nhau giữa Thần Thức và Ý thức.
Kính !
Chào quý đạo hữu ! Chào bạn votichsu !
Bạn tự nhận mình là "vô tích sự", nhưng bạn đã trả lời được câu 1 này là bạn đã không còn là "vô tích sự" nữa rồi ! Bạn đã có kiến thức cơ bản để không sinh tử luân hồi. Còn ai kia có danh xưng là Đại lão Hòa thượng hay Pháp Sư gì gì đó mà không hiểu điều này thì hãy còn là Ngoại đạo (hãy còn theo linh hồn mà lưu lạc 6 cõi).
--------------
Về câu số 2 :
2. THẦN THỨC và Ý THỨC khác nhau ra làm sao ?
Theo Giáo lý Phật : Ý Thức là cái lầm giả kết 5 UẪN (Sắc Thọ Tưởng Hành Thức) để gọi là Ta hay Tôi.
Khi một cái thân tứ đại đã đến thời kỳ ngưng hoạt động, thì Ý Thức không còn nương tựa nơi cái xác thân (Sắc Uẫn) ấy nữa, nó bơ vơ, chong chênh, nó theo gió nghiệp bay đi, đi tìm một chỗ nương gá khác _ cái thân khác.
Ở thời điểm chong chênh bất định ấy, Ý Thức được gọi là Thần Thức. Thần Thức là cái Ý Thức đang tìm đường chuyển kiếp, do vì đã không còn dính líu đến cái xác nằm kia nên nó rất linh hoạt di động tùy ý, không ngăn ngại tường vách gì cả.
Kết luận :
Thần Thức là cái Ý Thức tạm thời không có Sắc Uẫn, đang chong chênh giữa Nghiệp phong cho đến khi tìm được chỗ an trú mới _ một xác thân _ một con chó con vừa chào đời chẳng hạn.
Sau khi có chỗ "chui vào", Thần thức không còn linh hoạt nữa, nó trở lại là Ý Thức vô minh, trì trệ, tối tăm.
Kính !
Thanh Trúc
03-22-2016, 04:48 PM
Kính quý đạo hữu !
Chúng ta đều đã được học câu này trong Kinh Pháp Cú :
Đây là lời đức Thích Ca khi thành đạo, tâm sinh hoan hỷ mà nói ra. Sau này có lần nhân Ngài A-nan hỏi nên Phật nói lại lời đó:
"Ta lang thang trong vòng luân hồi qua bao kiếp sống, tìm mãi mà không gặp kẻ làm nhà. Đau khổ thay kiếp sống cứ tái diễn mãi! Hỡi kẻ làm nhà! Nay Ta gặp được ngươi rồi. Ngươi không thể làm nhà nữa. Cột và đòn tay của ngươi đều gãy cả, nóc và xà nhà của ngươi đã vụn tan rồi. Ta đã chứng đắc Niết-bàn, bao nhiêu dục ái đều dứt sạch".
Câu 153 _ KINH PHÁP CÚ (Việt, Anh, Pháp)
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KinhPhapcu153_zps30c2fc46.jpg
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/5-Kinh-Ph%C3%A1p-C%C3%BA-%E1%BA%A3nh-h%C3%B3a?p=1036&viewfull=1#post1036
Câu 154 _ KINH PHÁP CÚ (Việt, Anh, Pháp)
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KinhPhapcu154_zps58a1ae73.jpg
Theo các bạn, cụm từ "Kẻ làm nhà" đã được đức Phật dùng để ám chỉ điều gì ?
Kính mời các bạn góp ý !
duyngudocton
03-22-2016, 05:06 PM
Kính quý đạo hữu !
Chúng ta đều đã được học câu này trong Kinh Pháp Cú :
Đây là lời đức Thích Ca khi thành đạo, tâm sinh hoan hỷ mà nói ra. Sau này có lần nhân Ngài A-nan hỏi nên Phật nói lại lời đó:
"Ta lang thang trong vòng luân hồi qua bao kiếp sống, tìm mãi mà không gặp kẻ làm nhà. Đau khổ thay kiếp sống cứ tái diễn mãi! Hỡi kẻ làm nhà! Nay Ta gặp được ngươi rồi. Ngươi không thể làm nhà nữa. Cột và đòn tay của ngươi đều gãy cả, nóc và xà nhà của ngươi đã vụn tan rồi. Ta đã chứng đắc Niết-bàn, bao nhiêu dục ái đều dứt sạch".
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/5-Kinh-Ph%C3%A1p-C%C3%BA-%E1%BA%A3nh-h%C3%B3a?p=1036&viewfull=1#post1036
Theo các bạn, cụm từ "Kẻ làm nhà" đã được đức Phật dùng để ám chỉ điều gì ?
Kính mời các bạn góp ý !
Hê hê ! Kẻ làm nhà chính là duyngudocton chứ còn ai vô đây nữa !
homeless
03-22-2016, 09:32 PM
Kinh Pháp Hoa nói "Ngôi nhà lửa", những chỗ khác nói "ngôi nhà Tam giới"; thử hỏi "ngôi nhà Tam giới do ai kiến tạo nên ?" Há không phải do những "cái ngu trùng điệp" tạo thành hay sao ?
Đúng rồi ! đúng rồi ! chính cái "ngu chồng chất ngu" đã kiến tạo nên ngôi nhà lửa Tam giới !
Tuấn Kiệt
03-22-2016, 09:38 PM
Theo con, Tham Sân Si đã kiến tạo nên ngôi nhà lửa Tam giới !
Thanh Trúc
03-23-2016, 07:49 AM
Kính cám ơn những ý kiến đóng góp làm cho vấn đề dần rõ nét của các bạn.
Theo các bạn, cụm từ "Kẻ làm nhà" đã được đức Phật dùng để ám chỉ điều gì ?
Thanh Trúc xin phép diễn giải vấn đề cho sáng ý rõ nghĩa ra :
Ngay khi thành đạo đức Thế Tôn đã buộc miệng "Đã từ lâu chúng ta cứ mãi luẫn quẫn trong vòng Sanh Tử Luân Hồi, mà không tìm ra nguyên nhân của căn bệnh trầm kha này. Mãi đến bây giờ thì ta đã rõ : Chính nó, thủ phạm đã thêu dệt nên tấn tuồng mộng ảo "không có hồi kết" này, chính nó _ cái Ý Thức Mê lầm _ đã kiến tạo nên "ngôi nhà lửa Tam giới". Bây giờ ta gọi ngươi _ cái Ý Thức mê lầm _ là "kẻ làm nhà", vì chỉ có ngươi, cho không phải ai khác đã kéo dài cái tấn tuồng Sinh tử, đã kiến tạo, thêu dệt nên đủ thứ chuyện trên đời.
Kết luận :
Đức Phật đã gọi CÁI Ý THỨC MÊ LẦM là "kẻ làm nhà" !
Các bạn có đồng ý như thế không ?
Kính !
Thanh Trúc
03-23-2016, 11:03 AM
Kính quý đạo hữu !
Chúng ta đã biết đức Phật gọi Ý THỨC VÔ MINH là "kẻ làm nhà". Vậy, chúng ta nên có thái độ nào đối với "kẻ làm nhà" này :
1. "Ký hợp đồng" nhờ kiến tạo cho ta một Công viên, một Thủy Cung, một Thiên Đường, ....v...v....?
2. mời "kẻ làm nhà" ngồi ghế thượng khách, hoặc đặt lên bàn thờ ?
3. Đối xử bình thường, không quá tôn trọng, cũng không khinh dễ ?
4. ...................?
Kính !
nguoidien
03-23-2016, 03:42 PM
Kính quý đạo hữu !
Chúng ta đã biết đức Phật gọi Ý THỨC VÔ MINH là "kẻ làm nhà". Vậy, chúng ta nên có thái độ nào đối với "kẻ làm nhà" này :
1. "Ký hợp đồng" nhờ kiến tạo cho ta một Công viên, một Thủy Cung, một Thiên Đường, ....v...v....?
2. mời "kẻ làm nhà" ngồi ghế thượng khách, hoặc đặt lên bàn thờ ?
3. Đối xử bình thường, không quá tôn trọng, cũng không khinh dễ ?
4. ...................?
Kính !
Nếu là tui, thì tui chọn phương án 4 :
4. Đóng gói, bỏ vô phi thuỳên, bắn vào không gian, không cần thu hồi lại :
http://l.f29.img.vnexpress.net/2013/01/31/sam-1359600153_500x0.jpg
http://l.f29.img.vnexpress.net/2013/01/31/sam-2-1359600153_500x0.jpg
homeless
03-23-2016, 05:01 PM
Nếu là tui, thì tui chọn phương án 4 :
4. Đóng gói, bỏ vô phi thuỳên, bắn vào không gian, không cần thu hồi lại :
http://l.f29.img.vnexpress.net/2013/01/31/sam-2-1359600153_500x0.jpg
Đến bi giờ tui mới biết chính xác "Cái Ý Thức của lão đã bị bắn vào không gian bao la vô tận rùi !" Hèn chi mà lão chẳng tưng tửng, ngây ngây.
Thanh Trúc
03-24-2016, 07:38 AM
Cám ơn nguoidien đã góp một ý rất mới !
Thói thường, chúng ta "tôn thờ" Ý Thức, và những sản phẩm của Ý Thức lần lượt "lên ngôi", làm cho trần gian ngày càng dấn sâu vào "ngỏ cụt".
Học Phật là từng bước khách quan nhận ra bản chất của Ý Thức để không làm nô lệ cho nó nữa. Không nô lệ cho nó nữa là ta đã được tự do, ta đã được giải phóng. Nguoidien đã ví von "bỏ Ý Thức lên phi thuỳên, bắn vào không gian. không cần thu hồi !".
Ý tưởng này rất hay, nhưng thực hành thì không dễ, vì Ý Thức đã tráo con khỉ vào phi thuỳên, và bay vào không gian vô tận là một vật thế thân. Ý Thức vẫn còn đây, vẫn ở lại thống trị thế gian này !
Kính !
Thanh Trúc
03-25-2016, 08:09 AM
Kính quý đạo hữu !
Trong Kinh Pháp Cú có câu :
113. Sống trăm năm mà không thấy pháp vô thường sanh diệt[86], chẳng bằng sống chỉ một ngày mà được thấy pháp sanh diệt vô thường.
http://thuvienhoasen.org/p15a13534/kinh-phap-cu-dhammapada-loi-vang-phat-day
KINH PHÁP CÚ (Việt, Anh, Pháp)_ Câu 113
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KinhPhapcu113_zpsf1150913.jpg
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/5-Kinh-Ph%C3%A1p-C%C3%BA-%E1%BA%A3nh-h%C3%B3a?p=753&viewfull=1#post753.
Ở chỗ khác chúng ta được đọc thành 4 câu kệ như vầy :
Nhược nhơn sanh bách tuế,
Bất kiến sanh diệt pháp:
Bất như sanh nhứt nhựt,
Nhi đắc kiến liễu chi.
Có nghĩa:
Nếu người sống trăm tuổi,
Chẳng thấy pháp sanh diệt:
Không bằng sống một ngày,
Mà được thấy rõ vậy.
Thưa quý hữu, cả ba cách trình bày trên đều nói rằng "Pháp Sanh Diệt" là pháp rất quan trọng mà người Phật tử cần phải biết, phải thấy rõ. Vậy theo các vị "Pháp Sanh Diệt là pháp gì ra sao ?" (mà một Phật tử thà sống một ngày mà thấy rõ pháp này còn hơn sống 100 năm mà không thấy biết điều này)
Theo các vị "Pháp Sanh Diệt" là pháp gì ? ra sao, mà quan trọng thế ?
Kính !
Tuấn Kiệt
03-25-2016, 04:56 PM
Dạ, theo em PHÁP SANH DIỆT là pháp Nhân Duyên : Do Nhân này Duyên này mà pháp ấy sanh ra; do Nhân này Duyên này mà pháp ấy diệt đi !
Kính !
Thanh Trúc
03-26-2016, 08:18 AM
Dạ, theo em PHÁP SANH DIỆT là pháp Nhân Duyên : Do Nhân này Duyên này mà pháp ấy sanh ra; do Nhân này Duyên này mà pháp ấy diệt đi !
Kính !
Kính quý đạo hữu ! Chào em Tuấn Kiệt !
Pháp Nhân Duyên tuy cũng là Pháp Sanh Diệt, nhưng nếu chỉ là Pháp Nhân Duyên thì Kinh đã không nói :
Nếu người sống trăm tuổi,
Chẳng thấy Pháp Sanh Diệt:
Không bằng sống một ngày,
Mà được thấy rõ vậy.
Vì sao ?
Các bạn ơi ! Lòng ta tức Ý Thức của ta thì luôn sinh sinh hóa hóa, và cũng lập tức Diệt khi vừa mới Sinh. Điều này thường thì chúng ta không để ý đến, chúng ta cứ tưởng lầm rằng Ý Thức của chúng ta là một cái gì chắc thiệt, miên viễn với thời gian. Rồi những sản phẫm sinh ra từ Ý Thức là những cái gì hay ho quý báu, nào có dè đâu tất cả chỉ là "ảo ảnh trong sương mù", là "bóng trăng đáy nước", là "mây vương đầu núi" !
Điều này quan trọng vô cùng, Hãy xem Ngài Thần Quang khi chưa thấy rõ Pháp Sanh Diệt này thì hãy còn là một chúng sinh vô minh. Khi nhận ra Ý Thức của mình chỉ là Pháp Sanh Diệt thì liền dự vào dòng Thánh, đặt tiền đề cho ngôi Nhị Tổ :
"Thần Quang đoạn tý"
http://i1327.photobucket.com/albums/u676/Mucdong7/huekha11_zpscf97ff17.jpg
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/74-Th%E1%BA%A7n-Quang-%C4%91o%E1%BA%A1n-t%C3%BD-quot-(Nh%E1%BB%8B-T%E1%BB%95-Hu%E1%BB%87-Kh%E1%BA%A3-ch%E1%BA%B7t-tay)/page2
Kính !
Thanh Trúc
03-26-2016, 05:02 PM
Kính Quý đạo hữu !
Và đây là vấn đề để suy tư cho ngày mai :
Ai, cái gì là chủ nhân ông của vũ trụ vô minh này ?
Kính !
nguoidien
03-27-2016, 07:00 AM
Kính Quý đạo hữu !
Và đây là vấn đề để suy tư cho ngày mai :
Ai, cái gì là chủ nhân ông của vũ trụ vô minh này ?
Kính !
Nếu Thanh Trúc hỏi "Ai là chủ nhân Ông của cõi Phật Quốc ?" thì tui chịu thua.
Còn hỏi "Ai là chủ nhân Ông của vũ trụ vô minh thì "dễ ợt". Còn ai vô đây nữa, nếu không phải là Thượng đế, là Chúa Trời _ người đã sáng tạo nên vũ trụ nhân sinh. ?! Chính nguoidien là một cái "móng chân út" của Ông ấy đó !
Hi....hi...!
duyngudocton
03-27-2016, 11:01 AM
Nếu Thanh Trúc hỏi "Ai là chủ nhân Ông của cõi Phật Quốc ?" thì tui chịu thua.
Còn hỏi "Ai là chủ nhân Ông của vũ trụ vô minh thì "dễ ợt". Còn ai vô đây nữa, nếu không phải là Thượng đế, là Chúa Trời _ người đã sáng tạo nên vũ trụ nhân sinh. ?! Chính nguoidien là một cái "móng chân út" của Ông ấy đó !
Hi....hi...!
Vinh dự vô cùng hén ! Được làm "cái móng chân út" của Thượng đế thật là vinh hạnh, nguoidien rang them vài nấc nữa là lên đến nọn cây dừa rồi !
Kẻ hèn này xin ngả nón chào "cái móng chân út" !
Hic....hic !
Thanh Trúc
03-28-2016, 07:21 AM
Ai, cái gì là chủ nhân ông của vũ trụ vô minh này ?
Nếu Thanh Trúc hỏi "Ai là chủ nhân Ông của cõi Phật Quốc ?" thì tui chịu thua.
Còn hỏi "Ai là chủ nhân Ông của vũ trụ vô minh thì "dễ ợt". Còn ai vô đây nữa, nếu không phải là Thượng đế, là Chúa Trời _ người đã sáng tạo nên vũ trụ nhân sinh. ?! Chính nguoidien là một cái "móng chân út" của Ông ấy đó !
Hi....hi...!
Vâng, thói thường chúng ta quy kết cho Ông Trời đã làm nên tất cả, từ củ khoai con sâu con bướm cho đến núi cao sông rộng, trời trăng những vì tinh tú, tất cả đều do ông Trời tạo ra. Câu trả lời thật là đơn giản (khỏi phải động não gì).
Nếu điều này là đúng thì đạo Phật có mặt ở thế gian là chuyện dư thừa hay sao ?
Xin thưa, đức Phật nhằm đánh thức giấc mơ muôn thuở này mà ra giảng đạo. Tất cả chỉ là giấc mơ dài của Ý THỨC mà thôi. Chính Ý Thức đã kiến tạo nên các Tầng Trời, các tầng Địa Ngục, ...v....v.....
Không có Ý THỨC VÔ MINH thì không có tất cả cảnh trời trăng mây nước, ngoại cảnh chỉ là do Thức biến mà thôi.
Cũng như người nằm ngủ thấy chiêm bao, tất cả cảnh vật, nhơn vật trong mơ đều do Ý Thức của đương sự mơ màng tưởng tượng ra cả, chớ không có cảnh nào là thật sự có cả.
Những vị Đại Giác Ngộ trong đạo Phật là những người biết rất rõ điều này, cho nên có vô lượng Thần Thông Du Hí Tam Muội, cho nên có thể đem cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới nhét vào hạt cải mà mọi nhân vật trên thế giới vẫn không hề cảm thấy chật chội bức bối gì cả.
Kết luận :
Vũ Trụ Vô Minh (hay Pháp Giới Chúng sinh) đều do Ý Thức BIẾN HIỆN cả !
Kính !
Thanh Trúc
03-29-2016, 07:09 AM
Kính quý đạo hữu thành viên !
Tiếp theo đây là vấn đề để suy tư hôm nay :
1. _ Là một Phật tử bình thường, chúng ta có thể làm chủ Ý Thức được hay không ? Tại sao ?
2. _ Nếu không làm chủ Ý Thức được thì ta làm sao ? Ngoan ngoản tuân theo mọi mệnh lệnh từ Ý Thức hay sao ?
Kính !
nguoidien
03-29-2016, 09:20 AM
Kính quý đạo hữu thành viên !
Tiếp theo đây là vấn đề để suy tư hôm nay :
1. _ Là một Phật tử bình thường, chúng ta có thể làm chủ Ý Thức được hay không ? Tại sao ?
Được chứ ! Ví dụ như Ý Thức của tui nó muốn leo lên cao (để ngoái nhìn xuống, thấy thiên hạ đều ở ......dưới đít của mình) và tui đã đồng ý, thế là Ý thức ra lệnh cho cái chân cái tay hoàn thành ý nguỵên. Kết quả là tui đang ở đây (ở trên đầu thiên hạ) thích nhỉ !
Kết luận : Tui có thể làm chủ ý thức, tui có cho phép hay khuýên khích, nó mới hoạt động theo chìu hướng mà tôi muốn. Tại sao hả ? Tại vì tui là CHỦ, chủ bảo thì Tớ phải nghe lời !
2. _ Nếu không làm chủ Ý Thức được thì ta làm sao ? Ngoan ngoản tuân theo mọi mệnh lệnh từ Ý Thức hay sao ?
Nhưng mà đôi khi Nó (Ý thức) cũng không nghe lời tui. Thí dụ như tui thường không ưa "cái thằng cha" duyngudocton, tui dặn lòng là "hể gặp nó ở đâu là tui lấy kim chích cho nó xì như cái bong bóng mất hơi, cho nó xẹp lép như con tép, cho nó khỏi huyênh hoang".
Admin bảo tui "Không nên đem lòng sân hận đố kỵ đối với một ai, vì là như vậy sẽ nặng bụng, chết sẽ không đi đầu thai được, trái lại hãy thương yêu giúp đở, nói lời ôn hòa với người mà ta không ưa, mới đúng là một Phật tử ngoan hiền."
Tui công nhận Admin nói đúng, nhưng tui không thể ra lệnh cho Ý thức của tui, hãy thương yêu chăm sóc cho con cóc này được, trên đời tôi chúa ghét những kẻ ba xạo.
Ôi ! tui ghét cay ghét đắng nó mà cứ phải gặp hoài, cách của tui là khi thấy nó bên Đông, tôi liền đi qua bên Tây, hắn đi đường lớn thì tui đi đường nhỏ, hắn đi trên mặt đất thì tui đi trên ngọn cây.
Kết luận :
Những lúc không làm chủ được Ý thức thì tui "lãng chiến" (nghĩa là né đi).
duyngudocton
03-29-2016, 11:09 AM
Kính quý đạo hữu thành viên !
Tiếp theo đây là vấn đề để suy tư hôm nay :
1. _ Là một Phật tử bình thường, chúng ta có thể làm chủ Ý Thức được hay không ? Tại sao ?
2. _ Nếu không làm chủ Ý Thức được thì ta làm sao ? Ngoan ngoản tuân theo mọi mệnh lệnh từ Ý Thức hay sao ?
Kính !
1. Được ! Ví dụ Ý Thức của tui thì luôn muốn "tôi là số 1" (I am number One _ duy ngã độc tôn) mà tui bắt nó phải sửa lại "duy ngu độc tôn", mà hổm rày Nó đã khép nép vâng lệnh tui đấy thôi.
2. Nhưng đôi khi nó không nghe theo tui, ví dụ "tui muốn bỏ qua cho nguoidien : người ta đã điên rồi thì mình còn hơn thua với người điên té ra mình còn điên hơn hay sao ?". Nghĩ thì nghĩ vậy nhưng tui cũng đang đi kiếm cây sào dài, tọt cho nó rớt như mít rụng, nằm rên ư ử mới vừa cái bụng của tui.
Nếu "thằng chả" nằm một đống thì tui sẽ khởi lòng thương xót và không còn giận hờn gì nữa.
Kết luận :
Khi ghét ai thì ta phải trả thù, sau khi trả được thù lòng ta sẽ nhẹ nhỏm và HẾT GHÉT. Tui gọi cách này là "nặn mủ" mủ ra được rồi thì mụt ghẻ mới lành. (Còn cứ để mủ ở dưới da thì .....còn lâu ghẻ mới lành).
Hi....hi....!
Thanh Trúc
03-30-2016, 07:24 AM
Được chứ ! Ví dụ như Ý Thức của tui nó muốn leo lên cao (để ngoái nhìn xuống, thấy thiên hạ đều ở ......dưới đít của mình) và tui đã đồng ý, thế là Ý thức ra lệnh cho cái chân cái tay hoàn thành ý nguỵên. Kết quả là tui đang ở đây (ở trên đầu thiên hạ) thích nhỉ !
Kết luận : Tui có thể làm chủ ý thức, tui có cho phép hay khuýên khích, nó mới hoạt động theo chìu hướng mà tôi muốn. Tại sao hả ? Tại vì tui là CHỦ, chủ bảo thì Tớ phải nghe lời !
Kính chú nguoidien !
Chúng ta thường hay nhầm lẫn "Tui ra lệnh cho Ý Thức !" để tưởng rằng mình đã đứng ngoài Ý Thức, mình làm chủ Ý Thức. Thực chất "cái tui ra lệnh" cũng là Ý Thức mà thôi.
Ôi ! Cái Ý Thức nó đã thiên biến vạn hóa ra căn thân và thế giới được, thì tại sao nó lại không thể phân hóa làm 2 thể : Ý Thức hướng thượng và Ý thức hướng hạ ?.
Với một số chúng sinh hạ đẳng, Ý Thức chỉ biết "gom cho mình" sống ích kỹ, sống thuận theo ham muốn dục vọng riêng tư, tạo thành cái sống của 4 đường ác (Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, Tu La).
Với một số chúng sinh tiến hóa hơn, Ý thức muốn vươn thoát chính mình, sống vì Tưởng nhiều hơn sống vì Tình; Ý Thức bèn biến tấu ra một thể "Hướng Thượng", cái này nhà Phật gọi là CÁI TRÍ (Trí Tuệ Phàm).
Trí Tuệ Phàm vẫn là cái sống của Ý Thức, nhưng muốn vượt thoát chính mình.
Tất cả những chuyện gọi là TU HÀNH, thực ra là vun bồi phát triễn CÁI TRÍ TUỆ PHÀM, nhà Phật tạm dùng nó để lần từng bước vô hiệu hóa CÁI Ý THỨC HƯỚNG HẠ. (thí dụ như tuân thủ lịch ngồi Thiền để Ý Thức bớt bay nhảy).
Kết luận :
Phật tử còn vô minh thì KHÔNG CÓ AI LÀM CHỦ ĐƯỢC Ý THỨC. Tạm thời phải dùng TRÍ TUỆ PHÀM để an bớt động tính của Ý Thức. Vì sao ? Vì NGHIỆP THỨC QUÁ SÂU DÀY.
Chỉ có bậc Đại Giác Ngộ, vị không sống bằng Ý Thức mê lầm, mà sống bằng 4 Trí : Diệu Quan Sát Trí, Thành Sở Tác Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Nhất Thiết Chủng Trí (Đại Viên Cảnh Trí), mới được gọi là ĐÃ LÀM CHỦ Ý THỨC.
Thanh Trúc
03-31-2016, 07:50 AM
2. _ Nếu không làm chủ Ý Thức được thì ta làm sao ? Ngoan ngoản tuân theo mọi mệnh lệnh từ Ý Thức hay sao ?
Kính !
Kính quý đạo hữu !
Chúng ta hầu như ai cũng đã từng trải nghiệm :
Có những chuyện mà ta đã dặn lòng rất kỹ là CHỚ PHẠM, nhưng khi đụng chuyện thì ta không kềm chế được mình, Ý thức nó "nắm dây vàm", nó lôi sệt ta phải hành xử theo nó muốn; cái đó gọi là NGHIỆP THỨC. Từ những chuyện nhỏ nhặt như "đập muỗi" (có những người hể nghe tiếng vo ve hay thấy bóng con muỗi thì gần như là phản xạ tự nhiên : đập chết con muỗi đó!), đến những chuyện lớn như Dâm Nộ Si, .....v....v.... Trước NGHIỆP LỰC chúng ta trở nên ngoan ngoản thảm hại.
Đạo Phật đã bày cho ta làm nhiều công đức khác (như tụng Kinh, Cầu nguyện, Sám Hối, Trì Chú, .....) để "giảm áp" dần Nghiệp Lực, nói chung là NHỜ THA LỰC từ BIỂN GIÁC (mà đại diện là Pháp môn Tịnh Độ).
Phật Giáo Nguyên Thủy cho rằng chỉ có Tự Lực là đủ để vượt lên chính mình _ họ cho rằng cầu tha lực là ủy mị yếu hèn _ vì đa phần những vị này nhiều Thiện Nghiệp, ít Ác Nghiệp. Phật Giáo Nguyên thủy có biết đâu số người chỉ bằng vào tự lực mà vươn thoát được sự khống chế của Nghiệp Lực (như họ) chỉ "đếm được trên đầu ngón tay" mà thôi !
Kết luận :
Để vươn thoát Ý Thức (hay sự khống chế của Nghiệp Lực) chúng ta cần phải nhờ đến THA LỰC từ Chư vị Đại Giác Ngộ (Phật A Di Đà chẳng hạn), từ Mật lực Đà La Ni Tạng (Trì Chú chẳng hạn).
Kính !
....
....
Trước NGHIỆP LỰC chúng ta trở nên ngoan ngoản thảm hại.
Đạo Phật đã bày cho ta làm nhiều công đức khác (như tụng Kinh, Cầu nguyện, Sám Hối, Trì Chú, .....) để "giảm áp" dần Nghiệp Lực, nói chung là NHỜ THA LỰC từ BIỂN GIÁC (mà đại diện là Pháp môn Tịnh Độ).
.....
Kính chị Thanh Trúc !
Em cám ơn chị đã gỡ dùm cho em "nhiều nút thắt", nhưng em để ý thấy hình như chị nói "Chúng ta hoàn toàn "bó tay" trước nghiệp lực _ ngoài cách nhờ tha lực từ chư Phật". Như vậy Phật tử cứ "tụng Kinh, Cầu nguyện, Sám Hối, Trì Chú, ....." mãi hay sao ?
Có cách gì khác hơn để Phật tử có thể "bứng tận gốc" nghiệp lực _ nghiệp thức _ được hay không ? Chúng ta có thể làm được gì để góp phần hóa giải nghiệp thức, mà không mang mặc cảm là ủy mị yếu hèn ?
Kính !
Thanh Trúc
04-02-2016, 05:25 PM
Kính chị Thanh Trúc !
Em cám ơn chị đã gỡ dùm cho em "nhiều nút thắt", nhưng em để ý thấy hình như chị nói "Chúng ta hoàn toàn "bó tay" trước nghiệp lực _ ngoài cách nhờ tha lực từ chư Phật". Như vậy Phật tử cứ "tụng Kinh, Cầu nguyện, Sám Hối, Trì Chú, ....." mãi hay sao ?
Có cách gì khác hơn để Phật tử có thể "bứng tận gốc" nghiệp lực _ nghiệp thức _ được hay không ? Chúng ta có thể làm được gì để góp phần hóa giải nghiệp thức, mà không mang mặc cảm là ủy mị yếu hèn ?
Kính !
Kính chị vivi !
Để đối trị Nghiệp Lực thì chúng ta phải dùng Nguyện Lực (giống như là "chữa mẹo" vậy).
Khi hành giả phát nguyện TẬN ĐỘ CHÚNG SINH thì không cần biết Nghiệp chướng cá nhân của mình nó dày hay mõng bao nhiêu, nó đều trở thành là "chuyện nhỏ" rồi. Vì tất cả nghiệp chướng của chúng sinh ta còn phát tâm TẬN ĐỘ thì nghiệp cá nhân của mình có là bao ?!
Một người dám phát nguyện TẬN ĐỘ CHÚNG SINH thì sao có thể xem là ủy mị yếu hèn được ?!
Kính !
Kính chị vivi !
Để đối trị Nghiệp Lực thì chúng ta phải dùng Nguyện Lực (giống như là "chữa mẹo" vậy).
Khi hành giả phát nguyện TẬN ĐỘ CHÚNG SINH thì không cần biết Nghiệp chướng cá nhân của mình nó dày hay mõng bao nhiêu, nó đều trở thành là "chuyện nhỏ" rồi. Vì tất cả nghiệp chướng của chúng sinh ta còn phát tâm TẬN ĐỘ thì nghiệp cá nhân của mình có là bao ?!
Một người dám phát nguyện TẬN ĐỘ CHÚNG SINH thì sao có thể xem là ủy mị yếu hèn được ?!
Kính !
Kính cám ơn chị Thanh Trúc ! Nhưng em cạn nghĩ "Ốc không mang nổi mình ốc thì làm sao dám nghĩ đến cỏng ai ?".
Người tu theo đạo Phật là chúng sinh vô minh, nghiệp chướng cùng mình, gở hoài chẳng biết đến bao giờ xong, có đâu lại dám "đại ngôn" cứu độ chúng sinh, mà lại là "tận độ" nữa chứ !
Liệu khi phát nguyện như thế chúng ta có bị lỗi KHÔNG TỰ LƯỢNG SỨC MÌNH hay không ?
Kính !
Thanh Trúc
04-04-2016, 07:40 AM
Kính cám ơn chị Thanh Trúc ! Nhưng em cạn nghĩ "Ốc không mang nổi mình ốc thì làm sao dám nghĩ đến cỏng ai ?".
Người tu theo đạo Phật là chúng sinh vô minh, nghiệp chướng cùng mình, gở hoài chẳng biết đến bao giờ xong, có đâu lại dám "đại ngôn" cứu độ chúng sinh, mà lại là "tận độ" nữa chứ !
Liệu khi phát nguyện như thế chúng ta có bị lỗi KHÔNG TỰ LƯỢNG SỨC MÌNH hay không ?
Kính !
Kính chị vivi !
1. _ Phát nguyện là lời hứa với Chư Phật, chư vị Đại Giác Ngộ, với sự linh thiêng bao trùm vũ trụ rằng :"Từ nay về sau con sẽ toàn tâm toàn ý sống cho mục đích này (TẬN ĐỘ CHÚNG SINH)". Đó là định hướng tự đặt ra cho toàn bộ cuộc sống mãi mãi cùng tận kiếp vị lai của hành giả.
Không phải là chuyện "một sớm một chiều", cho nên hành giả không phải lo hiện nay mình hãy còn vô minh, hãy còn nhiều nghiệp chướng, lo cho mình còn chưa xong, có đâu lại lo cho "thiên hạ" được.
Đây là tự đặt mục tiêu hành động, và ta sẽ trung thành với mục tiêu ấy, chớ không phải là việc ta sẽ làm được gì hay chưa thể làm được gì.
2. _ Nghiệp chướng cá nhân và cộng nghiệp của chúng sinh thực ra CHỈ LÀ MỘT. Khi hành giả độ xong chúng sinh thì cũng đồng thời đã tận độ nghiệp thức riêng mình.
Những phàm tâm và nghiệp lực của mình, nếu hành giả chạy theo nó để độ, thì càng theo nó càng thêm kiên cố. Cũng như chàng hiệp sĩ Đông Ki Sốt chiến đấu với cái cối xay gió vậy, sẽ không bao giờ có chuyện chàng ta chiến thắng được cái cối xay gió.
http://image.tin247.com/bongdaso/080618081426-402-690.jpg
3. _ Chúng sinh là gì ? Là cơn mê của chúng ta đó, vì có ta mơ màng mới có cảnh vật trong mơ. Một vị TOÀN GIÁC là vị ấy đã độ xong tất cả MÊ LẦM, thì cảnh vật trong mơ há có còn sót lại một chút gì trong cảnh thực hay sao ?! NẾU CÒN SÓT (chúng sinh) LÀ CHƯA TOÀN GIÁC.
Kính !
Những phàm tâm và nghiệp lực của mình, nếu hành giả chạy theo nó để độ, thì càng theo nó càng thêm kiên cố. Cũng như chàng hiệp sĩ Đông Ki Sốt chiến đấu với cái cối xay gió vậy, sẽ không bao giờ có chuyện chàng ta chiến thắng được cái cối xay gió.
http://image.tin247.com/bongdaso/080618081426-402-690.jpg
Cám ơn chị Thanh Trúc ! Nhưng em cảm thấy nghi ngờ câu này :
Há không phải những vị A La Hán là những vị "các lậu đã tận" "bao nhiêu dục ái đều dứt sạch" phàm tâm và nghiệp lực đã hết hay sao :
Câu 154 _ KINH PHÁP CÚ (Việt, Anh, Pháp)
http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KinhPhapcu154_zps58a1ae73.jpg
mà bây giờ chị lại cho rằng "chúng ta càng chiến đấu càng làm cho nó trở nên kiên cố" ?
Kính thắc mắc !
Thanh Trúc
04-05-2016, 08:29 AM
Cám ơn chị Thanh Trúc ! Nhưng em cảm thấy nghi ngờ câu này :
Há không phải những vị A La Hán là những vị "các lậu đã tận" "bao nhiêu dục ái đều dứt sạch" phàm tâm và nghiệp lực đã hết hay sao :
mà bây giờ chị lại cho rằng "chúng ta càng chiến đấu càng làm cho nó trở nên kiên cố" ?
Kính thắc mắc !
Kính chào chị vivi !
Thưa chị, câu hỏi của chị liên quan đến 2 vấn đề khác nhau, em xin trả lời riêng :
1. _ Đối với những vị A La Hán, tuy nói rằng các lậu đã tận nhưng thực chất chưa giải quyết tận căn bản Nghiệp thức (đạo Phật gọi là vi tế hoặc). Vì sao ? Vì tất cả những vị A La Hán đều còn thấy trần gian đầy nhũng nhiễu, chỉ Niết Bàn mới là nơi an lạc hạnh phúc vĩnh hằng, cho nên hầu hết những vị A La Hán đều lần lượt nhập Niết Bàn cả.
Cái thấy cuộc đời giả tạm này là đáng chán, cái thấy ấy là cái thấy chưa thông suốt. Vì cuộc đời giả tạm này chỉ là cõi do Ý Thức (Nghiệp thức) biến hiện (chớ không thật có). Nếu những vị A La Hán kia còn có cái thấy chưa bình đẳng giữa cõi Sinh Tử và cõi Niết Bàn tức là hãy còn lậu hoặc của Nghiệp thức.
Bởi cớ sao ? Bởi người tu Phật thường chỉ muốn tìm an lạc hạnh phúc, bây giờ tìm được an lạc hạnh phúc thật sự thì các Ngài đã thỏa mãn, không còn mong muốn gì hơn, nhập Niết Bàn là cánh cửa duy nhất chờ đón các Ngài. (Cái cõi vô minh này nó có còn trói buộc vô lượng chúng sinh oằn oại trong đó cũng không có làm cho các Ngài mất an ổn được nữa). Nào có dè đâu, chúng sinh còn đau khổ trong biển sinh tử là do Tàng Thức (cũng là Ý Thức) của vị A La hán kia hãy còn mầm móng : lậu chưa tận (như hạt cỏ còn nằm lẫn trong đất).
-----------
2. _ Câu trích dẫn từ Kinh Pháp Cú trên là nói sự thành tựu của đức Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh giác.
Xem những chuyện tiền thân của Đức Phật, chúng ta đều thấy, đức Thích Ca đã vô lượng vô số kiếp hy sinh tất cả (kể cả thân mạng) vì mưu đồ no ấm hạnh phúc cho mọi người. Cho nên sự thành tựu của Ngài là do Nguyện Độ Sinh từ quá khứ lâu xa trải qua vô lượng kiếp, chớ không phải chỉ do chiến đấu với phàm tâm phiền não trong 49 ngày hay trong 10 năm gian khổ cầu đạo.
Kính !
Thanh Mai
04-05-2016, 10:10 AM
Chúng em cám ơn chị Thanh Trúc nhìu lắm !
Tuấn Kiệt
04-07-2016, 08:00 AM
Ai, cái gì là chủ nhân ông của vũ trụ vô minh này ?
Vâng, thói thường chúng ta quy kết cho Ông Trời đã làm nên tất cả, từ củ khoai con sâu con bướm cho đến núi cao sông rộng, trời trăng những vì tinh tú, tất cả đều do ông Trời tạo ra. Câu trả lời thật là đơn giản (khỏi phải động não gì).
Nếu điều này là đúng thì đạo Phật có mặt ở thế gian là chuyện dư thừa hay sao ?
Xin thưa, đức Phật nhằm đánh thức giấc mơ muôn thuở này mà ra giảng đạo. Tất cả chỉ là giấc mơ dài của Ý THỨC mà thôi. Chính Ý Thức đã kiến tạo nên các Tầng Trời, các tầng Địa Ngục, ...v....v.....
Không có Ý THỨC VÔ MINH thì không có tất cả cảnh trời trăng mây nước, ngoại cảnh chỉ là do Thức biến mà thôi.
Cũng như người nằm ngủ thấy chiêm bao, tất cả cảnh vật, nhơn vật trong mơ đều do Ý Thức của đương sự mơ màng tưởng tượng ra cả, chớ không có cảnh nào là thật sự có cả.
Những vị Đại Giác Ngộ trong đạo Phật là những người biết rất rõ điều này, cho nên có vô lượng Thần Thông Du Hí Tam Muội, cho nên có thể đem cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới nhét vào hạt cải mà mọi nhân vật trên thế giới vẫn không hề cảm thấy chật chội bức bối gì cả.
Kết luận :
Vũ Trụ Vô Minh (hay Pháp Giới Chúng sinh) đều do Ý Thức BIẾN HIỆN cả !
Kính !
Kính chị Thanh Trúc ! Em thuộc vào loại "ngu lâu khó đào tạo".
Nếu nói vũ trụ này nó tự có như thế, hay nói do Thượng đế tạo ra thì em dễ tin, dễ chấp nhận hơn. Còn nói "do Ý Thức biến hiện" thì quả thật em không thể nào hiểu nỗi.
Ý Thức là một cái gì vô hình trừu tượng, còn vũ trụ là cái hữu hình chắc thiệt. Làm sao một cái vô hình trừu tượng lại có thể là tác nhân chính sinh ra một cái hữu hình chắc thiệt (lại còn quá ư vĩ đại nữa) ???
Em thiệt không thể tin điều này, em nghĩ điều chị nói chỉ là một giả thuyết mà thôi.
Có phải thế không hở chị ?
Kính !
Thanh Trúc
04-08-2016, 07:38 AM
Kính chị Thanh Trúc ! Em thuộc vào loại "ngu lâu khó đào tạo".
Nếu nói vũ trụ này nó tự có như thế, hay nói do Thượng đế tạo ra thì em dễ tin, dễ chấp nhận hơn. Còn nói "do Ý Thức biến hiện" thì quả thật em không thể nào hiểu nỗi.
Chào Tuấn Kiệt !
Hiện giờ, dù em tin ai _ Thượng Đế hay Phật _ cũng đều dùng cái Ý Thức mê lầm này, hay nói rõ hơn là cái tri thức hạn lượng này; em hiểu nỗi chuyện gì hay không hiểu nỗi chuyện gì cũng đều dùng cái tri thức hạn lượng của em làm thước đo. Thế thì chuyện em Tin chưa chắc đã thật sự đáng tin, chuyện em hiểu chưa chắc đã đúng, có phải thế không nào ?
Cái Tri thức phàm phu là cái mà em mới tích lũy vài mươi năm, thì liệu nó đã biết được gì nhiều nhõi lắm đâu ! Đây chính là nguyên nhân ngày xưa đức Phật cũng thường hay gạt qua một bên những câu hỏi về pháp giới, về vũ trụ của chư Tăng Ni Phật tử thời đó. Vì đức Phật luôn chỉ nói khi "đúng thời tiết nhân duyên". Điều đức Phật dạy là những phương tiện pháp dựa trên cái TRÍ TUỆ BÁT NHÃ tuyệt đúng. Cho nên chuyện Ý Thức biến hiện ra Tam Thiên Thế Giới là chuyện em hãy tạm tin cho đến khi THỰC CHỨNG BIẾT điều đó.
Tiết lộ điều khó tin này với chúng ta là Chư Phật muốn chúng ta đừng quá tin vào Ý THỨC _ CÁI BIẾT HỮU HẠN cho nên thường sai lầm.
Ý Thức là một cái gì vô hình trừu tượng, còn vũ trụ là cái hữu hình chắc thiệt. Làm sao một cái vô hình trừu tượng lại có thể là tác nhân chính sinh ra một cái hữu hình chắc thiệt (lại còn quá ư vĩ đại nữa) ???
Em thiệt không thể tin điều này, em nghĩ điều chị nói chỉ là một giả thuyết mà thôi.
Có phải thế không hở chị ?
Kính !
Em ơi ! Những tín hiệu số, sóng điện từ là những cái "vô hình trừu tượng" đúng không nào ?! Ấy vậy mà nó có thể làm được nhiều "chuyện động trời" như làm cho nổ tung cả trái đất này ("cái hữu hình chắc thiệt"), điều này Thanh Trúc khỏi phải dẫn chứng vì những ứng dụng của tín hiệu số và sóng điện từ thì đã tràn ngập cuộc sống hiện tại rồi, chắc em thừa biết rồi phải không ?
Mến !
tâm trì
07-20-2017, 09:04 PM
mục này hay quá mà sao gián đoạn lâu thế này
Tuấn Kiệt
07-21-2017, 07:21 AM
Kính chị Thanh Trúc và quý Phật tử truy cập !
Thời gian qua T/Kiệt đang "tiêu hóa" những "phát kiến" của chị Thanh Trúc, đến bây giờ vẫn chưa cảm thấy thật hiểu, nay có nhắc nhở của thành viên tâm trì em xin nói thật điều em còn thắc mắc, xin chị nếu có thể thì "bung" luôn cho em và các bạn có cái để suy tư :
Những vị Đại Giác Ngộ trong đạo Phật là những người biết rất rõ điều này, cho nên có vô lượng Thần Thông Du Hí Tam Muội, cho nên có thể đem cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới nhét vào hạt cải mà mọi nhân vật trên thế giới vẫn không hề cảm thấy chật chội bức bối gì cả.
Chuyện này là sao ? Chị có nói "quá" hay không ?
Kính !
Tuấn Kiệt.
Thanh Trúc
07-22-2017, 09:49 AM
Kính chị Thanh Trúc và quý Phật tử truy cập !
Thời gian qua T/Kiệt đang "tiêu hóa" những "phát kiến" của chị Thanh Trúc, đến bây giờ vẫn chưa cảm thấy thật hiểu, nay có nhắc nhở của thành viên tâm trì em xin nói thật điều em còn thắc mắc, xin chị nếu có thể thì "bung" luôn cho em và các bạn có cái để suy tư :
cho nên có thể đem cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới nhét vào hạt cải mà mọi nhân vật trên thế giới vẫn không hề cảm thấy chật chội bức bối gì cả.
Chuyện này là sao ? Chị có nói "quá" hay không ?
Kính !
Tuấn Kiệt.
Cám ơn Tuấn Kiệt và tâm trì !
Thanh Trúc không có nói "quá" đâu, quý bạn chắc còn nhớ trong Kinh Hoa Nghiêm :
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/679-Kinh-Hoa-Nghi%C3%AAm-(v%C4%83n-t%E1%BB%B1)?p=21581&viewfull=1#post21581
Vô-lượng vô-số núi Tu-Di
Đều đem để vào một sợi lông,
Một thế-giới để vào tất cả
Tất cả thế-giới để vào một,
Thể tướng thế-giới vẫn như cũ.
Lại nữa trong Kinh Duy Ma Cật có nói :
Lúc ấy ông Duy Ma Cật tâm nghĩ rằng : “Ta sẽ không rời chỗ ngồi mà tiếp lấy cõi nước Diệu Hỷ, núi, sông, khe, hang, ao hồ, biển lớn, nguồn suối, các núi Thiết vi, Tu di, và nhựt nguyệt, tinh tú, các cung điện của Thiên, Long, quỉ thần, Phạm Thiên cùng các hàng Bồ Tát, Thanh Văn, thành ấp, tụ lạc, trai gái lớn nhỏ, cho đến Vô Động Như Lai và cây Bồ Đề, hoa sen quí có thể làm Phật sự trong mười phương, ba đường thềm báu từ cõi Diêm Phù Đề đến cõi trời Đạo Lợi, do thềm báu này chư Thiên đi xuống để làm lễ cung kính đức Vô Động Như Lai và nghe thọ kinh pháp; người ở cõi Diêm Phù Đề cũng lên thềm báu đó mà đi lên cõi trời Đạo Lợi để ra mắt chư Thiên kia. Cõi nước Diệu Hỷ thành tựu công đức vô lượng như thế, trên đến trời Sắc Cứu Cánh, dưới đến thủy tế, dùng tay bên hữu chấn lấy rất nhanh như cái bàn tròn của người thợ gốm, rối đem về cõi Ta bà này cũng như đặng cái tràng hoa, để đưa cho đại chúng xem”. Ông suy nghĩ như vậy rồi liền nhập tam muội (chánh định) hiện sức thần thông lấy tay bên hữu chấn lấy cõi nước Diệu Hỷ để vào cõi Ta bà này. Các Bồ Tát và chúng Thanh Văn cùng các Thiên, nhơn có thần thông đều cất tiếng thưa rằng :
- Dạ ! Bạch Thế Tôn ! Ai đem con đi, xin Thế Tôn cứu hộ cho.
Phật Bất Động nói :
- Không phải Ta làm, đó là thần lực của ông Duy Ma Cật làm như thế.
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/336-Kinh-Duy-Ma-C%E1%BA%ADt-ch%E1%BB%AF-H%C3%A1n-H%C3%A1n-Vi%E1%BB%87t-Vi%E1%BB%87t-d%E1%BB%8Bch/page33
Mến !
Tuấn Kiệt
07-22-2017, 03:47 PM
Dạ, Cám ơn chị Thanh Trúc đã trả lời.
Nhưng chị ơi ! chị cho phép em nghi ngờ :
_ Có khi nào Kinh nói như một ẫn ngữ mà chúng ta phải động não, chứ không phải thật có những chuyện ấy đã từng xảy ra ?
Kính !
Tuấn Kiệt.
Thanh Trúc
07-23-2017, 07:54 AM
Dạ, Cám ơn chị Thanh Trúc đã trả lời.
Nhưng chị ơi ! chị cho phép em nghi ngờ :
_ Có khi nào Kinh nói như một ẫn ngữ mà chúng ta phải động não, chứ không phải thật có những chuyện ấy đã từng xảy ra ?
Kính !
Tuấn Kiệt.
Chào Tuấn Kiệt !
Cám ơn em đã thành thật hỏi.
Đây là điều mà hầu hết những "cái đầu óc duy ý chí" của chúng ta đều nghĩ như thế ! Em đã đọc câu chuyện 55. Tursi về nhà do chị Thanh Mai đăng sáng hôm qua chưa ?!:
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/649-S%C6%B0-T%E1%BB%AD-Tuy%E1%BA%BFt-B%E1%BB%9Dm-Xanh-(The-Snow-Lion%E2%80%99s-turquoise-mane-Surya-Das)?p=22751&viewfull=1#post22751
Tursi _ một người con gái đơn giản, thuần phát, chỉ có đức TIN TRỌN VẸN, nàng không hề đặt vấn đề gì hết (vì đặt vấn đề là chúng ta dùng Ý Thức so đo biện biệt để tìm cái "PHI Ý THỨC". Làm sao tìm được ?!). Vậy mà chỉ sau 3 năm, người con gái nhút nhát ấy đã có thể chủ động nhập Diệt Tận Định vào Niết Bàn (A La Hán quả).
Đạo Phật không dạy chúng ta Cuồng tín hay Mê tín, nhưng đạo Phật cũng khuyên chúng ta đừng quá tin vào Ý Thức _ một tập hợp những hiểu biết SAI TỪ CĂN BẢN _.
Há không phải ở thế kỷ 19, chúng ta đã kiên quyết rằng "con người không thể nào "bơi" lơ lững trong không gian, như cá trong nước" hay sao ? Bây giờ, ai cũng biết rằng "trong môi trường Chân Không thì mọi vật thể đều như không có trọng lượng".
Nhắc đến điều này, T/T chỉ muốn nói rằng "Cái Hiểu Biết _ Trí Khôn _ của chúng ta chỉ là Cái Ngu Từng Bực".
Điều mà Ngài Duy Ma Cật thực hiện được, chỉ là "Trong Mơ làm chuyện Mộng" thì có gì là không thể hở em ?!
Mến !
tâm trì
07-23-2017, 04:23 PM
Đối với Tâm trì thì đây là bài học mới chứ không phải ôn. Đạo hữu T/T cố gắng giảng giải thêm cho mọi người cùng học. Rất ngưỡng mộ Thanh Trúc.
Tuấn Kiệt
07-23-2017, 08:27 PM
Chào Tuấn Kiệt !
..............
Điều mà Ngài Duy Ma Cật thực hiện được, chỉ là "Trong Mơ làm chuyện Mộng" thì có gì là không thể hở em ?!
Mến !
Kính chị Thanh Trúc !
Đọc câu phát biểu trên của chị, em thật là hụt hẩng, Ngài Duy Ma Cật là một nhân vật có thực vào thời Phật Thích Ca (Phật Thích Ca cũng là một "nhân vật lịch sử"). Như thế, sao chị không nói là "Trong THỰC làm chuyện Mộng" mà lại nói là "Trong Mơ làm chuyện Mộng" ?
Kính !
Tuấn Kiệt.
Thanh Trúc
07-24-2017, 08:21 AM
Kính chị Thanh Trúc !
Đọc câu phát biểu trên của chị, em thật là hụt hẩng, Ngài Duy Ma Cật là một nhân vật có thực vào thời Phật Thích Ca (Phật Thích Ca cũng là một "nhân vật lịch sử"). Như thế, sao chị không nói là "Trong THỰC làm chuyện Mộng" mà lại nói là "Trong Mơ làm chuyện Mộng" ?
Kính !
Tuấn Kiệt.
Tuấn Kiệt mến !
Tất cả chúng ta đều thấy cõi đời này là THỰC, vì thấy THỰC cho nên mới có tranh giành hơn thua, vì thấy THỰC cho nên mới có chiến tranh, vì thấy THỰC cho nên mới có đau khổ triền miên, vì thấy THỰC cho nên mới có cầu mong cảnh an nhàn sung sướng, vì thấy THỰC cho nên mới có cầu mong vĩnh viễn thoát khỏi khổ đau. Đây là nguyên do các học thuyết, các tôn giáo ra đời.
Khi đức Sa Môn Cồ Đàm TOÀN GIÁC _ thành Phật _ Ngài cũng muốn chỉ cho mọi người cùng Giác Ngộ như mình (để đừng gào khóc đau khổ nữa). Nhưng....màng Mê từ vô lượng kiếp đã trùm phủ, đã đóng khối, đã che chắn hầu hết Trí Giác của chúng ta, khiến cho nhất thời, bậc Đại Giác Ngộ không thể nói ra SỰ THẬT _ ĐIỀU CHỨNG BIẾT CỦA ĐỨC PHẬT .
Nên Bậc Đại Giác Ngộ đành phải PHƯƠNG TIỆN THUYẾT : Nhân Thiên Thừa (làm lành lánh dữ để hưởng quả báo lành) Tiểu Thừa (con đường Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi đắc Niết Bàn an lạc), Pháp môn Tịnh Độ (dùng ĐỨC TIN để thoát cảnh khổ, về cảnh Cực Lạc).
Đây có phải là CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI mà Đức Phật muốn truyền trao hay không ? Thưa chưa phải ! Vì với những vị Đại Giác Ngộ thì :
Tất cả các pháp hữu vi,
Đều như mộng huyễn có gì thiệt đâu ! (Kinh Kim Cang)
Đây là CÁI THẤY của những vị Đại Giác Ngộ, mà chúng ta thì không thể nào mường tượng tin hiểu được _ trừ khi chúng ta thực chứng NHƯ HUYỄN TAM MUỘI.
(Đó, anh tâm trì thấy không ?! T/T không hề "phát kiến" cái gì mới, mà chỉ là ôn lại Kinh Kim Cang mà thôi !)
Mến !
tâm trì
07-24-2017, 02:44 PM
tâm trì có phân vân không hiểu nhờ các đạo hữu giúp đỡ nhé:
"Thức" trong giáo lý ngũ uẩn. "Thức" trong 12 nhân duyên và "Thức" trong duy thức ý nghĩa giống hay khác nhau. Quý Đạo hữu phân tích cho mình kỷ càng một chút nhé.
nguoidien
07-25-2017, 07:26 AM
tâm trì có phân vân không hiểu nhờ các đạo hữu giúp đỡ nhé:
"Thức" trong giáo lý ngũ uẩn. "Thức" trong 12 nhân duyên và "Thức" trong duy thức ý nghĩa giống hay khác nhau. Quý Đạo hữu phân tích cho mình kỷ càng một chút nhé.
He.....he !
Cái này dễ mà !
Ngủ thì không biết gì hết.
Thức thì thấy nghe hay biết mọi điều.
Đúng không các bạn ? :cool:
tâm trì
07-25-2017, 09:27 AM
He.....he !
Cái này dễ mà !
Ngủ thì không biết gì hết.
Thức thì thấy nghe hay biết mọi điều.
Đúng không các bạn ? :cool:
nguoidien ơi ngủ mà biết mình ngủ, thức mà chẳng biết mình thức...hehe vậy mới mệt chứ. mà nguoidien không giúp cho người ta với à?
colaihi
07-25-2017, 11:13 AM
tâm trì có phân vân không hiểu nhờ các đạo hữu giúp đỡ nhé:
"Thức" trong giáo lý ngũ uẩn. "Thức" trong 12 nhân duyên và "Thức" trong duy thức ý nghĩa giống hay khác nhau. Quý Đạo hữu phân tích cho mình kỷ càng một chút nhé.
Chào tâm trì !
Bạn có thể gõ Google để hỏi riêng rẻ về 3 vấn đề đó.
Ở đây "lão bà nhiều chuyện" xin thưa :
Ngũ uẩn, đã có vị tiền bối nào đó (quên rồi) thiết kế bức ảnh này :
14
(bạn chịu khó bấm vào ảnh để xem hình to lên rõ hơn nhé !)
Thức là CÁI BIẾT, nói rõ hơn là Cái Biết có điều kiện, tức là cái TRÍ KHÔN của chúng ta đó. Ban đầu chúng ta chưa biết gì, lần tựa theo tháng ngày, qua tiếp xúc với ngoại cảnh, với xã hội chúng ta biết nhiều hơn lên. Còn uống lộn thuốc thì CÁI KHÔN này trở thành CÁI NGU NGƠ.
(Như cái lão trèo cây dừa gõ máy tính kia vậy !)
......
tâm trì
07-25-2017, 02:07 PM
cảm ơn colaihi. Chỉ giải thích đơn thuần nghĩa Hán Việt thôi thì như bạn nói là đúng rồi. tâm trì cũng đã tìm hiểu nhưng vẫn vẫn còn láng máng chưa tự tin lắm nên muốn xin các bạn góp ý để được hiểu rỏ ràng hơn mà.
Tuấn Kiệt
07-25-2017, 06:36 PM
Chào tâm trì !
.....
Thức là CÁI BIẾT, nói rõ hơn là Cái Biết có điều kiện, tức là cái TRÍ KHÔN của chúng ta đó. Ban đầu chúng ta chưa biết gì, lần tựa theo tháng ngày, qua tiếp xúc với ngoại cảnh, với xã hội chúng ta biết nhiều hơn lên. Còn uống lộn thuốc thì CÁI KHÔN này trở thành CÁI NGU NGƠ.
Cám ơn "lão bà bà" !
Lão bà gọi Thức là Cái Biết có điều kiện, ắt là còn có "cái biết vô điều kiện" ở đâu đó nữa phải không ?
Kính !
Tuấn Kiệt
colaihi
07-26-2017, 09:07 AM
Cám ơn "lão bà bà" !
Lão bà gọi Thức là Cái Biết có điều kiện, ắt là còn có "cái biết vô điều kiện" ở đâu đó nữa phải không ?
Kính !
Tuấn Kiệt
Đúng vậy, Tuấn Kiệt !
Trong Pháp Giới, tất cả mọi thứ, từ nhỏ như siêu vi trùng, đến to lớn như cả dãy Ngân Hà cũng đều "có Thành tất có Hoại". Cái Biết mà do tiếp xúc học hỏi mới có, thì cũng sẽ "phân hủy" mà thôi. Nhưng không có nghĩa cuộc sống này không hề có Chân Như. Có đó ! Đó là Cái Nhất Thiết Chủng Trí _ Sự Hiểu Biết Vô Cùng Tận _ mà những Bậc Đại Giác Ngộ dùng được.
Đây mới thật là CÁI BIẾT VÔ ĐIỀU KIỆN _ tự Thông Suốt _ Trí Giác Ngộ của Như Lai. Là điều mà mọi Phật tử nên hướng đến.
Mến !
colaihi
07-27-2017, 08:16 AM
Chào các bạn !
Về câu hỏi của bạn tâm trì, lão hủ hãy còn nợ, hôm nay xin trả nợ tiếp đây.
Vấn đề THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN :
Đối với những đệ tử Phật, có căn cơ quán sát nhân duyên, thì Phật dạy 12 nhân duyên phát khởi ra luân hồi, để các đệ tử ấy tu tập theo và chứng quả Duyên giác.
Mười hai nhân duyên của luân hồi là một dây chuyền liên tục, chuyền từ khâu này đến khâu khác, trong một đời cũng như trong nhiều đời. Mười hai nhân duyên ấy là vô minh duyên ra hành, hành duyên ra thức, thức duyên ra danh sắc, danh sắc duyên ra lục nhập, lục nhập duyên ra xúc, xúc duyên ra thọ, thọ duyên ra ái, ái duyên ra thủ, thủ duyên ra hữu, hữu duyên ra sinh, sinh duyên ra lão tử.
Cần nhận rõ hành tướng của các nhân duyên, hiểu rõ sự tác động của nhân duyên này đối với sự phát sinh của nhân duyên khác, dùng phép quán duyên khởi, diệt trừ những khâu chính trong dây chuyền 12 nhân duyên, để đi đến chứng được đạo quả của Duyên giác thừa.
1. Vô minh: Vô minh là không sáng suốt, là mề lầm, không nhận được bản tính duyên khởi chân thật. Do vô minh, nên không biết tất cả sự vật, dầu thân, dầu cảnh, dầu sinh, dầu diệt, dầu năng, dầu sở, dầu có, dầu không, đều do nhân duyên hội họp mà giả dối sinh ra, do nhân duyên tan rã mà giả dối mất đi, đều theo nhân duyên mà chuyển biến như huyễn, như hóa, không có thật thể. Chính vì không biết như thế, nên lầm nhận thật có cái ta, thật có cái thân, thật có hoàn cảnh, rồi do sự đối đãi giữa thân tâm và cảnh giới, phát khởi ra những tâm niệm sinh diệt chuyển biến không ngừng.
2. Hành: Hành, chính là cái tâm niệm sinh diệt chuyển biến không ngừng ấy, nó làm cho chúng sanh nhận lầm có cái tâm riêng, cái ta riêng của mình, chủ trương gây các nghiệp, rồi về sau chịu quả báo.
3. Thức: Tâm niệm sinh diệt tiếp tục ấy, theo nghiệp báo duyên ra cái thức tâm của mỗi đời, chịu cái thân và cái cảnh của loài này hoặc loài khác.
4. Danh sắc: Các thức theo nghiệp báo duyên sinh ra danh sắc. Sắc, bao gồm những cái có hình tướng, như thân và cảnh; Danh, bao gồm nhwnxgc ái không có hình tướng, như cái sự hay biết, nói một cách khác, là thức tâm thuộc nghiệp nào, thì hiện ra thâm tâm và cảnh giới của nghiệp ấy.
5. Lục nhập: Thân tâm đối với cảnh giới thì duyên khởi ra các sự lãnh nạp nơi 6 giác quan, nhãn căn lãnh nạp sắc trần, nhĩ căn lãnh nạp thanh trần, tỷ căn lãnh nạp hương trần, thiệt căn lãnh nạp vị trần, thân căn lãnh nạp xúc trần và ý căn lãnh nạp pháp trần.
6. Xúc: Do những lãnh nạp như thế, mà các trần ảnh hưởng đến tâm hay biết sinh ra quan hệ với nhau, nên gọi là xúc.
7. Thọ: Do những quan hệ giữa tâm và cảnh như thế, nên sinh ra các thọ là khổ thọ, lạc thọ, hỷ thọ, ưu thọ và xả thọ.
8. Ái: Do các thọ đó, mà sinh lòng ưa ghét, đối với lạc thọ, hỷ thọ thì ưa, đối với khổ thọ, ưu thọ thì ghét và đã có ưa ghét thì tâm gắn bó với thân, với cảnh, hơn bao giờ hết.
9. Thủ: Do tâm gắn bó với thân, với cảnh nên không thấy được sự thật như huyễn, như hóa, mà còn kết hợp được những ảnh tượng rời rạc đã nhận được nơi hiện tại, thành những sự tướng có định, rồi từ đó chấp mọi sự vật đều có thật, sự chấp trước như thế, gọi là thủ.
10. Hữu: Do tâm chấp trước, nên những sự vật như huyễn như hóa lại biến thành thật có, có thân, có cảnh, có người, có ta, có gây nghiệp, có chịu báo, có sống và có chết, cái có như thế, tức là hữu.
11. Sinh: Có sống, tức là có sinh, nói một cách khác, là do không rõ đạo lý duyên khởi như huyễn, không có tự tánh, nên nhận lầm thật có sinh sống.
12. Lão tử: Lão tử là già rồi chết. Do có sinh sống, nên có già, rồi có chết.
Mười hai nhân duyên là một dây chuyền liên tục, chuyền từ khâu này đến khâu khác trong nhiều đời. Do có vô minh qua hành ở các đời quá khứ nên duyên khởi ra thức tâm của đời này. Thức tâm ấy, theo nghiệp báo duyên sinh ra danh sắc, danh sắc duyên sinh ra lục thập, lục thập duyên sinh ra xúc, xúc duyên sinh ra thọ. Thức, danh sắc, lục nhập, xúc và thọ, đều là cái quả báo dị thục của các nghiệp, đã gây ra từ trước.
Khi tâm chúng sanh chịu cái quả báo đó, thì do sự đối đãi giữa thân và cảnh lại sinh ra những điều ưa ghét, đó là ái. Rồi do có ưa ghét, mà gắn bó với thân và cảnh, chấp là thật có, không biết thân tâm và cảnh giới đều duyên khởi như huyễn, đó là thủ. Do có chấp trước, nên mọi sự vật, vốn là huyễn hóa, lại biến thành thật có, thân cũng có, cảnh cũng có, ý thức phân biệt cũng có, mình cũng có, người cũng có, rồi từ đó, sinh ra có gây nghiệp và có chịu báo.
Đã có gây nghiệp và đã có chịu báo, thì khi hết thân này, nghiệp báo sẽ dẫn dắt vào một thân khác trong vị lai, đó là sanh, mà đã có sanh thì nhất định có lão tử.
Đây là bài PHẬT HỌC THƯỜNG THỨC do đạo hữu Tâm Minh Lê Đình Thám viết :
https://thuvienhoasen.org/a7793/thap-nhi-nhan-duyen
Theo lão hủ, chữ THỨC ở đây cùng với chữ THỨC trong Ngũ Uẩn hay trong cụm từ DUY THỨC đều là một.
Kính đáp !
tâm trì
07-27-2017, 10:47 AM
cảm ơn nhiều colaihi. Luôn tiện xin nhắn Thanh Trúc đừng để trương mục bị gián đoạn.
Tuấn Kiệt
07-29-2017, 07:26 AM
Đúng vậy, Tuấn Kiệt !
Trong Pháp Giới, tất cả mọi thứ, từ nhỏ như siêu vi trùng, đến to lớn như cả dãy Ngân Hà cũng đều "có Thành tất có Hoại". Cái Biết mà do tiếp xúc học hỏi mới có, thì cũng sẽ "phân hủy" mà thôi. Nhưng không có nghĩa cuộc sống này không hề có Chân Như. Có đó ! Đó là Cái Nhất Thiết Chủng Trí _ Sự Hiểu Biết Vô Cùng Tận _ mà những Bậc Đại Giác Ngộ dùng được.
Đây mới thật là CÁI BIẾT VÔ ĐIỀU KIỆN _ tự Thông Suốt _ Trí Giác Ngộ của Như Lai. Là điều mà mọi Phật tử nên hướng đến.
Mến !
Cám ơn "lão bà bà" ! Theo như bà bà nói :
"Đây mới thật là CÁI BIẾT VÔ ĐIỀU KIỆN _ tự Thông Suốt _ Trí Giác Ngộ của Như Lai. Là điều mà mọi Phật tử nên hướng đến."
Con thắc mắc :
Nếu đã "hướng đến" tức là chúng ta chưa có, chúng ta phải tu, phải hành trăm thứ chuyện, mới có được CÁI BIẾT VÔ ĐIỀU KIỆN ấy.
Vậy là NÓ đã có điều kiện rồi ! Điều kiện là PHẢI TU.
Con thật chưa hiểu chỗ này, kính xin "bà bà" nói rõ.
Kính !
Tuấn Kiệt.
colaihi
07-29-2017, 05:40 PM
Cám ơn "lão bà bà" ! Theo như bà bà nói :
"Đây mới thật là CÁI BIẾT VÔ ĐIỀU KIỆN _ tự Thông Suốt _ Trí Giác Ngộ của Như Lai. Là điều mà mọi Phật tử nên hướng đến."
Con thắc mắc :
Nếu đã "hướng đến" tức là chúng ta chưa có, chúng ta phải tu, phải hành trăm thứ chuyện, mới có được CÁI BIẾT VÔ ĐIỀU KIỆN ấy.
Vậy là NÓ đã có điều kiện rồi ! Điều kiện là PHẢI TU.
Con thật chưa hiểu chỗ này, kính xin "bà bà" nói rõ.
Kính !
Tuấn Kiệt.
Chào Tuấn Kiệt ! Lão hủ nói "Vô điều kiện" tức là "Hạt châu búi tóc" _ mình có sẵn trên đầu rồi _ mình không phải đi tìm nó ở Tây phương hay Đông phương gì cả (còn cái TRÍ KHÔN thì phải học hỏi, kinh nghiệm mới có được)
Còn PHẢI TU là để nhận biết và sử dụng CÁI BIẾT UYÊN NGUYÊN ấy, là chuyện LÀM THÊM, không phải là điều kiện để CÓ.
Mến !
tâm trì
08-14-2017, 11:45 AM
Các bậc tiền bối cho tâm trì hỏi chút:
nghiệp thức đi đầu thai để sinh ra con người mới, nhưng con người càng ngày càng tăng, vậy nghiệp thức ở đâu ra nhiều vậy?
Ngọc Quế
08-14-2017, 04:21 PM
Các bậc tiền bối cho tâm trì hỏi chút:
nghiệp thức đi đầu thai để sinh ra con người mới, nhưng con người càng ngày càng tăng, vậy nghiệp thức ở đâu ra nhiều vậy?
Chào tâm trì !
Với cái thấy của những vị Đại Giác Ngộ :
"Chúng sinh nào có chúng sinh gì,
chỉ là ảnh hiện nhất thì lăng xăng"
Bạn đã bao giờ nằm mơ thấy có người dí theo sau lưng chưa ? Giả sử không phải 1 người mà là rất đông chạy theo sau, vậy 2 trường hợp này có khác nhau không ? (1 người và nhiều người). Chỉ là do tâm thức của bạn thấy ra thôi, chứ không có thật, thì 1 hay nhiều cũng thế mà thôi !
Mến !
tâm trì
08-14-2017, 08:19 PM
chào bác Ngọc Quế.
Cảm ơn bác đã chia sẽ, nhưng tâm trì muốn hỏi là:
Ở đây tt mới chỉ nêu về con người thôi mà chưa nói về các loài động vật, qua giáo lý LUÂN HỒI trong nhà Phật chúng ta thấy rằng con người chúng ta sau khi chết nghiệp thức sẽ đi đầu thai trong lục đạo, đúng thế không ạ ? Nhưng tt thấy mọi loài chúng sanh số lượng càng ngày càng tăng lên vậy thì nghiệp thức này do đâu mà có nhiều vì chúng sanh tăng mà. tt nghỉ nếu chúng sanh tăng như thế thì kiếp sau nếu trở lại làm người thì ta trở thành nhiều người hay sao ?
gaiden
08-15-2017, 10:06 AM
chào bác Ngọc Quế.
Cảm ơn bác đã chia sẽ, nhưng tâm trì muốn hỏi là:
Ở đây tt mới chỉ nêu về con người thôi mà chưa nói về các loài động vật, qua giáo lý LUÂN HỒI trong nhà Phật chúng ta thấy rằng con người chúng ta sau khi chết nghiệp thức sẽ đi đầu thai trong lục đạo, đúng thế không ạ ? Nhưng tt thấy mọi loài chúng sanh số lượng càng ngày càng tăng lên vậy thì nghiệp thức này do đâu mà có nhiều vì chúng sanh tăng mà. tt nghỉ nếu chúng sanh tăng như thế thì kiếp sau nếu trở lại làm người thì ta trở thành nhiều người hay sao ?
Hi...hi...! Chào anh tâm trì !
Có phải theo anh thì dân số con người ngày càng tăng, mà không biết những thần thức "mới" ở đâu ra hay không ?
Hi ....hi ....! Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh lên đó anh ạ !
Anh không thấy người bây giờ đa phần là hung ác, dâm dật, bất trị, "ngu lâu khó đào tạo" hay sao ?
Hi....hi....!
homeless
08-15-2017, 05:32 PM
chào bác Ngọc Quế.
Cảm ơn bác đã chia sẽ, nhưng tâm trì muốn hỏi là:
Ở đây tt mới chỉ nêu về con người thôi mà chưa nói về các loài động vật, qua giáo lý LUÂN HỒI trong nhà Phật chúng ta thấy rằng con người chúng ta sau khi chết nghiệp thức sẽ đi đầu thai trong lục đạo, đúng thế không ạ ? Nhưng tt thấy mọi loài chúng sanh số lượng càng ngày càng tăng lên vậy thì nghiệp thức này do đâu mà có nhiều vì chúng sanh tăng mà. tt nghỉ nếu chúng sanh tăng như thế thì kiếp sau nếu trở lại làm người thì ta trở thành nhiều người hay sao ?
Xin lỗi, tâm trì ít đọc Kinh sách quá !
Đức Phật Thích Ca là Giáo Chủ một Tam Thiên Đại Thiên Thế giới (tức là 1.000.000.000 _ MỘT TỶ THẾ GIỚI) có tên là cõi Ta Bà. Nói nôm na là dòm lên Trời (trong đêm không trăng) tất cả các vì sao hiện có mà con người phát hiện ra được, đều nằm trong cõi Ta Bà này cả. Tâm trì thấy nó bao la vô cùng hay không ?
Số lượng con người trên quả địa cầu này khỏang 7 tỷ, nhưng số lượng chúng sanh mà tần số quang học của mắt người không thấy được (như Ma Quỷ, Thần Tiên) có thể lên đến hàng 100 tỷ. Đó là chỉ nói những chúng sinh sống nương theo một quả địa cầu này mà thôi. Nếu tính cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới (số lượng những vì sao mà kính thiên văn không đếm xuể) thì số chúng sinh trong một Tam Thiên Đại Thiên Thế giới sẽ kinh khủng đến mức nào ?!
Nhưng theo Kinh Phật thì trong Pháp Giới bao la có VÔ LƯỢNG PHẬT SÁT VI TRẦN SỐ THẾ GIỚI khác ngoài cõi Ta Bà. Như thế số lượng thần thức của chúng sinh sẽ là một con số mà giả sử tâm trì cầm cây bút viết số 100 rồi cứ viết thêm những số 0 tiếp theo sau, viết cả đời cũng không hết, cũng không đủ diễn tả.
Tâm trì hãy tạm biết như thế !
Powered by vBulletin® Version 4.2.3 Beta 3 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.