Nguyên Chiếu
02-27-2016, 03:38 PM
Nhân dịp đầu năm, dạo quanh thành phố , hầu như chùa nào cũng tổ chức lễ cầu an cho các Phật tử và những người có nhu cầu cầu an cho gia đình và bản thân.
Đạo Phật là đạo chủ trương tự chủ, tự giác, không có ai có thể cứu giúp cho mình nếu mình tạo ác, chỉ có thể chuyển hóa tự thân bằng những lời sám hối, những hành động thiện, từ sự giác ngộ chính mình và từ đó thân tâm mình mới an lạc được.
Ngay cả đức Phật cũng tuyên bố rằng: Ta chẳng ban phước hay giáng họa cho một ai hết ngoại trừ chính họ tạo ra. Nói như vậy không có nghĩa là không nói đến sự gia hộ của chư Phật, Bồ tát, mà chư Phật và Bồ tát sẽ luôn luôn bên chúng ta, sẵn sàng giúp đỡ chúng ta nếu chúng ta từ bỏ tham sân si, một lòng quy kính Tam bảo, thề trọn đời bất thối tâm vì sự giác ngộ bản thân và tất cả chúng sanh.
Lễ cầu an là một phương pháp đưa người vô minh về với giác ngộ, về mặc Đạo lý: cầu an là hình thức để người Phật tử đọc tụng Kinh điển, học thuộc lời Kinh, những lời giáo huấn của chư Phật, Bồ tát để thực hành chuyển đổi bản tánh tham sân si của mình, thay vào đó là những đức tính đầy tinh thần từ bi, trí tuệ.
Về mặc đời sống: Cầu an là hình thức thể hiện tình cảm của người con đối với cha mẹ, của người chồng đối với vợ, của người cha đối với con, của người anh đối với người em, của con người đối với con người.
Cầu an là hướng cái tốt đẹp, cái an vui đến với người thân, bạn bè, đồng bào.....mong rằng trong một năm sẽ có nhiều điều vui đến với họ, nhưng đau khổ sẽ tiêu tan và đó chính là tấm lòng của Bồ tát đạo được thể hiện qua Tứ hoằng thệ nguyện độ:
1. Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ—Tức là Nguyện giải thoát vô số chúng sinh.
2. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn —Tức là Nguyện đoạn tuyệt với vô vàn phiền não
3. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học —Tức là Nguyện tu học Phật pháp nhiều vô lượng
4. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành —Tức là Nguyện đạt thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác
Thật là cao quý và nhân văn nếu tinh thần cầu an đúng với tôn chỉ như vậy. Nhưng tiếc thay hiện nay tinh thần cầu an đã bị lu mờ, bị cuốn theo những tham vọng đời thường đầy vô minh và vô vọng. Có nhiều người cầu an một lúc đến 3 chùa, tìm đến chùa nào linh ứng thì cầu an, chùa nào không linh thì không cầu an, làm như vậy vô tình làm lãng phí tiền tài,vật chất, thời gian, làm cho đường xá bị nghẽn, các Thầy tuyên sớ thậm chí khan cả tiếng, khi tuyên sớ xong mệt cả người .
Hiện nay, vì sự tham lam quá đáng của thí chủ, vì chưa học Phật Pháp đúng cách của nhiều người đã làm cho Lễ Cầu An đầu năm trở thành nghi lễ không được trang nghiêm và thành kính. Thiết nghĩ rằng, chúng ta là những người con Phật, khi chưa đủ sự tin tưởng của bản thân để tự tin một tương lai phía trước cần một tâm lý vững trãi, an tâm trên cuộc sống tìm về với chính mình thì hãy thực hành nghi lễ Cầu An đúng với tinh thần Phật Giáo.
Tùy bút.
Đạo Phật là đạo chủ trương tự chủ, tự giác, không có ai có thể cứu giúp cho mình nếu mình tạo ác, chỉ có thể chuyển hóa tự thân bằng những lời sám hối, những hành động thiện, từ sự giác ngộ chính mình và từ đó thân tâm mình mới an lạc được.
Ngay cả đức Phật cũng tuyên bố rằng: Ta chẳng ban phước hay giáng họa cho một ai hết ngoại trừ chính họ tạo ra. Nói như vậy không có nghĩa là không nói đến sự gia hộ của chư Phật, Bồ tát, mà chư Phật và Bồ tát sẽ luôn luôn bên chúng ta, sẵn sàng giúp đỡ chúng ta nếu chúng ta từ bỏ tham sân si, một lòng quy kính Tam bảo, thề trọn đời bất thối tâm vì sự giác ngộ bản thân và tất cả chúng sanh.
Lễ cầu an là một phương pháp đưa người vô minh về với giác ngộ, về mặc Đạo lý: cầu an là hình thức để người Phật tử đọc tụng Kinh điển, học thuộc lời Kinh, những lời giáo huấn của chư Phật, Bồ tát để thực hành chuyển đổi bản tánh tham sân si của mình, thay vào đó là những đức tính đầy tinh thần từ bi, trí tuệ.
Về mặc đời sống: Cầu an là hình thức thể hiện tình cảm của người con đối với cha mẹ, của người chồng đối với vợ, của người cha đối với con, của người anh đối với người em, của con người đối với con người.
Cầu an là hướng cái tốt đẹp, cái an vui đến với người thân, bạn bè, đồng bào.....mong rằng trong một năm sẽ có nhiều điều vui đến với họ, nhưng đau khổ sẽ tiêu tan và đó chính là tấm lòng của Bồ tát đạo được thể hiện qua Tứ hoằng thệ nguyện độ:
1. Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ—Tức là Nguyện giải thoát vô số chúng sinh.
2. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn —Tức là Nguyện đoạn tuyệt với vô vàn phiền não
3. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học —Tức là Nguyện tu học Phật pháp nhiều vô lượng
4. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành —Tức là Nguyện đạt thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác
Thật là cao quý và nhân văn nếu tinh thần cầu an đúng với tôn chỉ như vậy. Nhưng tiếc thay hiện nay tinh thần cầu an đã bị lu mờ, bị cuốn theo những tham vọng đời thường đầy vô minh và vô vọng. Có nhiều người cầu an một lúc đến 3 chùa, tìm đến chùa nào linh ứng thì cầu an, chùa nào không linh thì không cầu an, làm như vậy vô tình làm lãng phí tiền tài,vật chất, thời gian, làm cho đường xá bị nghẽn, các Thầy tuyên sớ thậm chí khan cả tiếng, khi tuyên sớ xong mệt cả người .
Hiện nay, vì sự tham lam quá đáng của thí chủ, vì chưa học Phật Pháp đúng cách của nhiều người đã làm cho Lễ Cầu An đầu năm trở thành nghi lễ không được trang nghiêm và thành kính. Thiết nghĩ rằng, chúng ta là những người con Phật, khi chưa đủ sự tin tưởng của bản thân để tự tin một tương lai phía trước cần một tâm lý vững trãi, an tâm trên cuộc sống tìm về với chính mình thì hãy thực hành nghi lễ Cầu An đúng với tinh thần Phật Giáo.
Tùy bút.