Xem phiên bản đầy đủ : Cho con hỏi về Đà La Ni Tạng
gaiden
11-23-2015, 10:48 AM
Kính Ban Quản Trị và quý Trưởng Bối !
Con thấy d/đ chúng ta có chừa một chỗ để đăng Đà La Ni Tạng. Con thấy lâu rồi không có bài, xin cho con được hỏi :
1.) _ Chúng ta đã thiết kế dư chăng ? Nếu dư thì xóa đi chớ để làm chi cho choán chỗ.
2.) _ Đà La Ni Tạng là gì ? Có phải là một Tạng Kinh mới hay không ?
Kính chờ lắng nghe, con xin quý Trưởng Bối hoan hỉ giải đáp cho.
Ngọc Quế
11-24-2015, 06:59 AM
Kính Ban Quản Trị và quý Trưởng Bối !
Con thấy d/đ chúng ta có chừa một chỗ để đăng Đà La Ni Tạng. Con thấy lâu rồi không có bài, xin cho con được hỏi :
1.) _ Chúng ta đã thiết kế dư chăng ? Nếu dư thì xóa đi chớ để làm chi cho choán chỗ.
2.) _ Đà La Ni Tạng là gì ? Có phải là một Tạng Kinh mới hay không ?
Kính chờ lắng nghe, con xin quý Trưởng Bối hoan hỉ giải đáp cho.
Kính chào quý đạo hữu, chào bạn gaiden !
Lâu nay bạn ngở rằng Phật giáo chỉ có 3 Tạng là Kinh, Luật, Luận thôi phải không ?
Không đâu Phật giáo độ sinh có đến 5 Tạng lựn !
Ngoài 3 Tạng Kinh, Luật, Luận hãy còn 2 Tạng nữa là Bát Nhã Tạng và Đà La Ni Tạng mà lâu nay các chùa ở Việt Nam ít biết đến. Cho nên thật là thiếu sót nếu cho rằng toàn bộ Giáo pháp của Phật giáo chỉ có 3 Tạng Kinh, Luật, Luận.
Bạn cũng thấy rồi đó, với "Tân Tăng" bây giờ thấy Kinh thì đa phần "cỗ lỗ xỉ", Luật thì nhiều điều bất cập, cho nên nhiều vị tự nhiên "xem như không có", Luận thì "rắc rối" quá, chỉ đọc một hai trang là cơn buồn ngủ kéo đến rồi, thôi thì "khỏi để mắt đến làm chi !".
3 Tạng này thuộc về Thông giáo, cho nên rất phổ biến.
Bát Nhã Tạng thì một phần là Thông Giáo một phần là Biệt Giáo. Ở Box Bát Nhã Tạng hiện đang đăng Bát Nhã Tâm Kinh và Kinh Kim Cang Bát Nhã; chỉ mới là tượng trưng, chỉ mới là "phần nổi của tảng băng" mà thôi.
Đà La Ni Tạng thuộc về Mật Giáo, Biệt Giáo cho nên hầu như không có gì có thể phơi bày lên "giấy trắng mực đen" cả. Chúng tôi cố tình thiết lập Box Đà La Ni Tạng để nhắc nhở quý Phật tử rằng "Phật Giáo hãy còn cao siêu huỳên diệu lắm, chớ không chỉ Tam Tạng mà hiện nay có vẽ như đã "bất cập" rồi !
Do vì hầu như không có gì có thể trình bày ra được nên câu hỏi của bạn, Ngọc Quế đã di chuỷên về đây, để gọi là giới thiệu đôi nét về một Tạng bí mật.
Ngọc Quế
11-24-2015, 09:34 AM
Đà La Ni Tạng là gì ?
Thông thường nghe nói đến cụm từ Đà La Ni thì chúng ta chỉ nghĩ "đó là câu Thần Chú" mà không biết rằng "câu Thần Chú" chỉ là một con ốc vít trong một cổ máy lớn (Đà La Ni).
Rồi ở đâu đó đã tạm dịch là Tổng Trì, chữ Tổng Trì này cũng chưa nói lên được gì nhiều.
Ngọc Quế thì cũng vô minh như gaiden vậy thôi, nhưng xin tận lực tạm dùng ngôn ngữ để chia sẻ một chút xíu (như một vết trầy xước trên thân cây cỗ thụ) những gì mà Ngọc Quế đã vọng tưởng, rồi thì tùy các bạn muốn nhìn những tư tưởng vụn vằn này như "nắm tơ vò" cũng được.
Chân Như Tâm không phải là một hư không trống rỗng, vắng lặng; mà Chân Như Tâm là một THỂ SỐNG vượt ngoài khái niệm của Ý Thức chúng ta.
Trong khái niệm BA THÂN (Pháp thân, Báo Thân, Hóa thân) thì THỂ SỐNG này chính là BÁO THÂN PHẬT. Khi Pháp Thân là THỂ của Chân Như Tâm, thì Báo Thân là DỤNG của Chân Như Tâm.
Đà La Ni Tạng là một thuộc tính của Báo Thân Phật, là TÍNH THU NHIẾP _ thu nhiếp vạn pháp, thu nhiếp chúng sinh, thu nhiếp phàm trần. Trong TÍNH THU NHIẾP này thì âm ba của mật ngữ (chú) chỉ là một yếu tố nhỏ mà thôi.
Nói cách khác là tất cả chúng sinh (đồng nghĩa với tất cả mê lầm) đều sẽ phải chịu DIỆT TẬN ĐỘ bởi Chân Như Tâm, mà Đà La Ni Tạng là THỂ TRỰC TIẾP LÀM VIỆC ĐÓ (bằng rất nhiều cách _ vô số phương tiện) trong đó Chú, Ấn, Mạn Đà La chỉ là những phương tiện nhỏ.
(Bài này Ngọc Quế đã vọng bàn rất nhiều rồi, các bạn thông cảm cho, nếu có những câu hỏi mà Ngọc Quế làm thinh không thể trả lời được).
Kính !
gaiden
11-24-2015, 08:50 PM
Nói cách khác là tất cả chúng sinh (đồng nghĩa với tất cả mê lầm) đều sẽ phải chịu DIỆT TẬN ĐỘ bởi Chân Như Tâm, mà Đà La Ni Tạng là THỂ TRỰC TIẾP LÀM VIỆC ĐÓ (bằng rất nhiều cách _ vô số phương tiện) trong đó Chú, Ấn, Mạn Đà La chỉ là những phương tiện nhỏ.
Dạ, con cám ơn bác Ngọc Quế đã giải thích, nhưng con chưa hiểu câu này (câu trích dẫn trên). Phải chăng bác nói Chân Như Tâm sẽ "tiêu diệt" hết chúng sanh ? Như thế chúng ta tu theo đạo Phật để làm chi ? để rồi sẽ bị tiêu diệt hay sao ?
Kính !
Ngọc Quế
11-25-2015, 08:35 AM
Dạ, con cám ơn bác Ngọc Quế đã giải thích, nhưng con chưa hiểu câu này (câu trích dẫn trên). Phải chăng bác nói Chân Như Tâm sẽ "tiêu diệt" hết chúng sanh ? Như thế chúng ta tu theo đạo Phật để làm chi ? để rồi sẽ bị tiêu diệt hay sao ?
Kính !
Chào gaiden !
Bây giờ chúng ta "đấu võ mồm" với nhau nhé ! Vì Đà La Ni Tạng chỉ âm thầm "hành động" _ mãi mãi là như thế _ cho đến khi nào "Chúng sinh quốc" không còn, chỉ còn Phật Quốc mà thôi. Lúc bấy giờ là lúc VIÊN MÃN BÁO THÂN.
ĐÀ LA NI TẠNG nhịp nhàng "hành động" có thể nói là "có chương trình" (chớ không tùy tiện), đó là lộ trình "dìu tất cả chúng sinh từ mê đến tỉnh", không hề có lý thuyết suông.
Bạn ơi ! mỗi chúng sinh ví như một cái bọt trên biển Chân Như, cũng chỉ là nước, nhưng ôm lấy một ít không khí bên trong để tạo nên hình nên dáng riêng rẻ (cái to cái nhỏ). Khi bọt vỡ, cái chúng sinh riêng rẻ mất nhưng nước không hề mất, nó trở về với biển.
Chúng ta mê lầm vơ lấy một mớ kiến thức phàm để phình cái bọt lên, khi bọt vỡ tất cả tri kiến - phàm thức "tan hòa" vào hư không, chúng ta trần trụi trong BIỂN GIÁC, đó là chấm dứt một KHỐI LẦM MÊ, chớ nào phải chấm dứt SỰ SỐNG THẬT đâu.
SỰ SỐNG GIẢ thì phải chấm dứt, SỰ SỐNG THẬT phải được hiễn lộ. Đó là ĐỘ SINH thật sự, chớ không phải rao giảng những lý thuyết Tứ Chánh Cần, Bát Chánh Đạo, .....v...v... mà là độ sinh đâu ! Người nói chỉ như cái máy hát, người nghe, nghe xong trả lại Thầy; Giáo lý vừa được tuyên thuyết _ nói hơi quá một chút _ chỉ là trấn an, chỉ là ru ngủ mà thôi.
Những bậc Đại Giác Ngộ thuyết pháp, khi cái Hóa thân nói, thì CÁI SỨC ÂM THẦM CAN THIỆP CỦA BÁO THÂN (Đà La Ni Tạng) hóa giải bớt Nghiệp chướng cho người nghe, khiến cho người nghe được Pháp Nhãn Tịnh, được "thâm nhập Kinh tạng", được "tiếp xúc" với Bản Thể Tâm hoặc là Chân Như Tâm. Đây mới là ĐỘ SINH !
Nước bình thường đã có tính kết dính, bọt xà phòng thì tính kết dính nhiều hơn, làm cho cái bọt bóng khó vỡ hơn. Độ sinh là trung hòa, là hóa giải tính kết dính ấy, làm cho bọt vỡ, bong bóng vỡ; cái còn lại là gì ? Là Bản Thể, Chân Tâm, Thật Tướng của chúng sinh đó, chỉ cái này mới là hạnh phúc miên viễn tột cùng mà đức Thích Ca muốn giới thiệu cho chúng ta.
Bình thường CHẾT là lúc bỏ xác thân tứ đại, Thần Thức thoát ra tìm chỗ đầu thai (nương nhờ) trong 6 cõi. Thành đạo là lúc CÁI Ý THỨC CHẤP NGÃ rã tan, cái SÁNG SUỐT TỘT CÙNG (Hóa thân) hiễn lộ.
Chớ không phải kết quả cuối cùng của hành giả là "mất tiêu cả hồn lẫn xác" (ý nói không còn gì) như bạn đã nghĩ, không mất tiêu hết đâu, cái còn lại là TÍNH GIÁC NGỘ đó.
Mến !
gaiden
11-25-2015, 06:10 PM
Chào gaiden !
Bây giờ chúng ta "đấu võ mồm" với nhau nhé ! Vì Đà La Ni Tạng chỉ âm thầm "hành động" _ mãi mãi là như thế _ cho đến khi nào "Chúng sinh quốc" không còn, chỉ còn Phật Quốc mà thôi. Lúc bấy giờ là lúc VIÊN MÃN BÁO THÂN.
Kính bác Ngọc Quế !
Bác nói: "cho đến khi nào "Chúng sinh quốc" không còn, chỉ còn Phật Quốc mà thôi", xin cho con hỏi :
_ Có phải bác nói đến cái ngày "tận thế", lúc mà Hỏa tai, Thủy tai, Phong tai nổi lên, người ác chết hết, chỉ còn người hiền (phước lớn mạng lớn) thôi, thì gọi là "chỉ còn Phật Quốc mà thôi" có phải như vậy không ?
Kính !
Ngọc Quế
11-26-2015, 07:59 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Bác nói: "cho đến khi nào "Chúng sinh quốc" không còn, chỉ còn Phật Quốc mà thôi", xin cho con hỏi :
_ Có phải bác nói đến cái ngày "tận thế", lúc mà Hỏa tai, Thủy tai, Phong tai nổi lên, người ác chết hết, chỉ còn người hiền (phước lớn mạng lớn) thôi, thì gọi là "chỉ còn Phật Quốc mà thôi" có phải như vậy không ?
Kính !
Chào gaiden !
Không phải vậy đâu, điều bạn nói "Hỏa tai, ...." là chuyện khi Đại Kiếp sắp tận, là chuyện của "thế giới hiện tượng". Hiện tượng của vũ trụ là lần lượt diễn biến từ Thành, Trụ đi đến Hoại, Không.
Nơi "Người ác không có, chỉ toàn người hiền" là cõi Bắc Cu Lư Châu, hoặc là Thiên Đàng, không phải là Phật Quốc.
Mến !
gaiden
11-26-2015, 08:45 AM
Chào gaiden !
Không phải vậy đâu, điều bạn nói "Hỏa tai, ...." là chuyện khi Đại Kiếp sắp tận, là chuyện của "thế giới hiện tượng". Hiện tượng của vũ trụ là lần lượt diễn biến từ Thành, Trụ đi đến Hoại, Không.
Nơi "Người ác không có, chỉ toàn người hiền" là cõi Bắc Cu Lư Châu, hoặc là Thiên Đàng, không phải là Phật Quốc.
Mến !
Kính bác Ngọc Quế !
Vậy thế nào mới là Phật Quốc ?
Kính xin bác hoan hỉ nói rõ.
Ngọc Quế
11-27-2015, 11:41 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Vậy thế nào mới là Phật Quốc ?
Kính xin bác hoan hỉ nói rõ.
Xin chào quý đạo hữu, xin chào t/v gaiden !
Về hiện tướng thì Tây Phương Cực Lạc là một Phật Quốc đó ! Do Phật A Di Đà hóa hiện nên.
Đông Phương thì có đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ngài thị hiện nên cõi Phật Quốc Tịnh Lưu Ly.
Cõi Tây Phương Phật Quốc thì Kinh A Di Đà đã có nói rõ rồi, nhưng nói rõ bằng pháp ẫn dụ. Có vô số chúng sanh được lợi lạc và cũng có không ít những vị dùng vọng tưởng để mơ màng thêm thắc, biến Phật Quốc thành Bồng Lai Tiên Cảnh, cụ thể nhất là "Đại Pháp Sư Khoan Tịnh" đã viết "quyển tiểu thuýêt Tây Phương Cực Lạc Du Ký".
Cho nên Ngọc Quế chỉ có thể trả lời ngắn gọn với gaiden :
_ Phật Quốc là nơi KHÔNG CÓ CHÚNG SINH, nhưng KHÔNG LOẠI TRỪ CHÚNG TA.
Nếu có thể nói thêm một chút thì xin mượn hai câu thơ trong "chữ ký" của Admin :
"Hoa sen chín nở tư bề,
Thầy ơi, Tịnh độ đã về nhân gian !".
Gaiden chỉ cần biết như thế, khi nào đến sẽ hiểu, xin đừng hỏi thêm về Phật Quốc, tránh "đêm dài lắm mộng".
Kính đáp !
gaiden
11-27-2015, 09:59 PM
Chào gaiden !
Những bậc Đại Giác Ngộ thuyết pháp, khi cái Hóa thân nói, thì CÁI SỨC ÂM THẦM CAN THIỆP CỦA BÁO THÂN (Đà La Ni Tạng) hóa giải bớt Nghiệp chướng cho người nghe, khiến cho người nghe được Pháp Nhãn Tịnh, được "thâm nhập Kinh tạng", được "tiếp xúc" với Bản Thể Tâm hoặc là Chân Như Tâm. Đây mới là ĐỘ SINH !
Kính bác Ngọc Quế !
Đoạn văn trên, hình như bác nói đến "tha lực" (âm thầm hóa giải nghiệp chướng cho người nghe). Vậy tự lực của người tu ở đâu ? Sự can thiệp của Đà La Ni Tạng như thế có làm trái luật nhân quả hay không ?
Kính !
Ngọc Quế
11-28-2015, 09:11 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Đoạn văn trên, hình như bác nói đến "tha lực" (âm thầm hóa giải nghiệp chướng cho người nghe). Vậy tự lực của người tu ở đâu ? Sự can thiệp của Đà La Ni Tạng như thế có làm trái luật nhân quả hay không ?
Kính !
Chào gaiden !
Ngọc Quế xin trả lời câu thứ nhì trước :
"Sự can thiệp của Đà La Ni Tạng như thế có làm trái luật nhân quả hay không ?"
Để trả lời câu hỏi này N/Q mời các bạn đọc lại câu chuyện mà bạn Hoàng Mai mới vừa đăng :
_ Có một vị Tỳ kheo bệnh nặng cần phải được bồi dưỡng bằng cháo thịt, cận sự nữ Suppiyā hứa ngày mai sẽ cúng dường món cháo thịt, rủi thay hôm ấy là ngày chay của đạo Bà La Môn, cho nên không mua được thịt tươi, nàng đã lóc thịt đùi nấu cháo dâng cho vị Tỳ kheo bệnh.
Chuỵên đến tai đức Phật, Ngài đích thân đến thăm bệnh người nữ cúng thịt đùi kia :
Hôm sau, khi đến tư gia, đức Phật ân cần thăm hỏi sức khỏe của nữ cận sự Suppiyā thì được biết, nàng đang bị sốt, còn nằm trên giường bệnh chưa ngồi dậy được.
Đức Phật mỉm cười, nói với gia chủ Suppiya:
- Không sao! Ông hãy ẵm bồng phu nhân ra đây để Như Lai thăm hỏi một chút nào!
Khi ông Suppiya ẵm bồng bà vợ quỳ trước mặt đức Phật và chư vị trưởng lão, đức Phật chú tâm nhìn lướt một vòng từ đầu đến chân, nàng Supiyā cảm thấy một nguồn khí ấm áp, tê rần chạy khắp châu thân, cuồn cuộn một năng lượng lạ lùng, chữa trị ngay vết thương và sức khỏe cũng theo đó mà hoàn toàn hồi phục. Cận sự nữ Suppiyā vùng dậy trên tay chồng, quỳ phục bên chân đức Đạo sư, hân hoan, sung sướng thốt lên:
- Ôi! Diệu kỳ thay là ánh mắt của đức Chánh Đẳng Giác! Chỉ cái nhìn lướt qua của ngài mà vết thương của đệ tử được liền lại, cảm giác nó đã đâm da non, và toàn thể thân sắc của đệ tử như trở lại thời còn là con gái.
Ông Suppiya chăm chú nhìn vợ. Ông bán tín, bán nghi chuyện đang xảy ra trước mắt. Cô vợ của ông chợt như trẻ lại mươi tuổi, cả làn da, thân vóc, ánh mắt, nụ cười là của cô tiểu thư Suppiyā thuở còn xuân xanh!
Cả hai quỳ sụp xuống, cảm động đến không thốt nên lời. Sau đó, họ hoan hỷ, phấn chấn, tự tay sớt vật thực thượng vị loại cứng, loại mềm đến đức Phật và chư vị trưởng lão.
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/259-Con-g%C3%A1i-%C4%91%E1%BB%A9c-Ph%E1%BA%ADt?p=5256&viewfull=1#post5256
Câu chuyện này, nếu là những vị "Tân Tăng" _ duy Ý Thức, DUY VẬT _ thì họ sẽ cho là chuyện "thần thoại hóa" của người xưa, chớ làm sao đức Phật chỉ dòm một cái mà chân cẳng người phụ nữ ấy lại có thể lành lặn được như chưa có chuỵên gì xảy ra ! Những vị "Tân Tăng" này lại còn cho rằng "ai tưởng thiệt có chuỵên đó là kẻ Mê tín" nữa.
Thật ra khi một vị Hóa thân Phật khởi nghĩ rằng "cần phải chữa lành cho người tín nữ này" thì Báo Thân Phật _ hay nói rõ hơn là Đà La Ni Tạng đã "hành động" (thực thi). Trong cõi huỹên mộng này thì Đà La Ni Tạng không bất lực trước bất cứ chuyện gì, nhưng thực thi như thế nào thì do Thể Hóa Thân Phật quyết định. Thể Hóa Thân như tia sáng định hướng, Thể Hóa thân QUYẾT chuỵên gì, như thế nào thì Thể Báo Thân (Đà La Ni Tạng) sẽ thực thi như thế ấy.
Tất cả những gì mà ta gọi là Thần Thông, Tam Muội (nó kỳ bí, "phản khoa học" với người bình thường _ kẻ vô minh) chỉ là những "thực thi nho nhỏ" của Đà La Ni Tạng.
Bây giờ ta xét về góc độ Nhân Quả. Người nữ thí chủ kia đã phát tâm rộng lớn, làm được việc phi thường thì đó là Nhân đó, được Phật đến thăm, được phục hồi nhan sắc như gái đôi mươi thì là Quả trước mắt đó, lại còn cái QUẢ to lớn hơn là sự Giác Ngộ trong tương lai nữa (hiện tại chỉ mới là gieo duyên, kết duyên với Chánh pháp Phật).
Gieo Nhân giác ngộ, sẽ hưỡng Quả giác ngộ thì có gì trái luật Nhân Quả đâu.
Mến !
Ngọc Quế
11-29-2015, 08:23 AM
Chào các bạn !
Hôm nay Ngọc Quế nói thêm về trường hợp của Ngài Lục Tổ Huệ Năng (638-713) mà các bạn ai cũng đều đã biết rõ :
http://www.phathoc.net/userimages/2011/05/03/1/luc%20to%20hue%20nang.jpg
Người bình thường thì sau khi tắt thở, tất cả các tế bào trên cơ thể sẽ từ từ phân hủy (ngoại trừ "đông đá") như thế này :
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/281-Ng%E1%BA%AFm-c%C3%B4-g%C3%A1i-%C4%91%E1%BA%B9p-72-gi%E1%BB%9D-sau-khi-ch%E1%BA%BFt-(T%E1%BB%AD-thi-qu%C3%A1n)&goto=newpost
Đến nay đã hơn 1300 năm (khoảng 1000 năm đầu không hề được bảo quản bằng những phương pháp thủ công) mà cái xác của đức Lục Tổ vẫn ngồi đó. Đây là một sự kiện kỳ đặc phản khoa học (khoa học là cái gì chứ ? có thể nói khoa học cũng như người mù quan sát sự vật chỉ bằng phương pháp sờ mó).
Vì sao Tổ đã lưu nhục thân lại hơn ngàn năm không phân hủy ?
Vì cái Giáo lý Ngài truỳên dạy lại "quá sốc" đối với "con đường Thông Giáo", ví dụ như :TÂM BÌNH HÀ LAO TRÌ GIỚI, HẠNH TRỰC HÀ DỤNG TU THIỀN.
Nói như Tổ là gần như đốn phá tất cả Giáo lý Phật pháp đương thời, nói như Tổ sẽ chịu sự chống đối của hầu hết Chư Tăng Ni Phật tử (nhất là Phật Giáo Nam Truỳên thì 100% không chấp nhận được). Chắc chắn rằng hậu thế sẽ có vô số những vị tu hành "chân chính" lên án rằng "Giáo lý của Ông Huệ Năng không phải là Phật pháp, là Tà đạo!".
Cho nên Tuệ Giác của Ngài quyết định để lại chứng tích rằng Ngài thực sự đắc đạo, rằng điều Ngài thuýêt giảng không phải là một triết thuýêt vu vơ. Khi vị Hóa thân Đại Bồ tát thấy điều nên làm thì thể Báo thân của Đại Bồ tát mà cụ thể là Đà La Ni Tạng đã thực thi điều ấy. Chớ đức Lục Tổ không phải ăn kiêng, uống các thứ thảo dược gì, không cần phải tự ướp xác gì cả. Đà La Ni Tạng đã làm chuyện đó, đã "Kim Cang Hóa" nhục thân của Ngài ngàn năm.
Đôi lời huyễn hoặc nhàn đàm
Kính xin tha thứ lời phàm của con.
NAM MÔ HOAN HỈ TẠNG BỒ TÁT
Ngọc Quế
11-30-2015, 07:15 AM
Kính chào quý đạo hữu, chào bạn gaiden !
Nay N/Q xin trả lời câu hỏi "Vậy tự lực của người tu ở đâu ?".
N/Q không phủ nhận tự lực của người tu, tất cả chúng ta đã và đang cố gắng rất nhiều và sẽ tiếp tục cố gắng mãi mãi cho đến khi Hoàn Toàn Thành Đạo _ đồng nghĩa với Toàn Giác.
Nhưng các bạn ơi ! chúng ta nghiệm thêm xem :
Một con nhện cố hết sức liệu có thể lật lại một tảng đá hay không ? Cố hết sức có thể ngăn dòng nước chảy xuôi được hay không ? _ Không thể chứ gì !
Cũng thế chúng ta thật nhỏ bé biết bao, thật yếu ớt biết bao trước nghiệp chướng đã bao đời tích lủy của chính mình.
Nghiệp lực như những bánh răng (nhông chuỳên) trên một cỗ xe tăng, tự lực như con bọ ngựa. Con bọ ngựa khi cố hết sức có thể ngáng đường không cho chiếc xe tăng tiến tới hay không ?
??????????????
gaiden
12-01-2015, 06:43 AM
Kính chào quý đạo hữu, chào bạn gaiden !
Nay N/Q xin trả lời câu hỏi "Vậy tự lực của người tu ở đâu ?".
N/Q không phủ nhận tự lực của người tu, tất cả chúng ta đã và đang cố gắng rất nhiều và sẽ tiếp tục cố gắng mãi mãi cho đến khi Hoàn Toàn Thành Đạo _ đồng nghĩa với Toàn Giác.
Nhưng các bạn ơi ! chúng ta nghiệm thêm xem :
Một con nhện cố hết sức liệu có thể lật lại một tảng đá hay không ? Cố hết sức có thể ngăn dòng nước chảy xuôi được hay không ? _ Không thể chứ gì !
Cũng thế chúng ta thật nhỏ bé biết bao, thật yếu ớt biết bao trước nghiệp chướng đã bao đời tích lủy của chính mình.
Nghiệp lực như những bánh răng (nhông chuỳên) trên một cỗ xe tăng, tự lực như con bọ ngựa. Con bọ ngựa khi cố hết sức có thể ngáng đường không cho chiếc xe tăng tiến tới hay không ?
??????????????
Kính bác Ngọc Quế !
Há không phải đức Thái Tử Tất Đạt Ta đã nuôi chí lớn, từ bỏ ngai vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, để dấn thân đi tìm đạo hay sao ? Há không phải Ngài đã kiên trì tu học nhiều năm với các đạo sĩ ngoại đạo đương thời, rồi sau đó 6 năm khổ hạnh đến chỉ còn da bọc xương, rồi sau đó mới thành đạo cả đem ánh sáng Chân lý về cho chúng ta, ngày nay vô số người được lợi lạc nhờ vào tự lực phi thường của Ngài. Vì rõ ràng trên đường tìm Chân Lý Tuỵêt Đối, Ngài không hề được sự trợ giúp từ những vị Phật quá khứ hay những vị Chân Sư đã Giác Ngộ nào khác?.
( Chân Lý Phật pháp là do Ngài tự tìm ra.)
Kính thắc mắc !
Ngọc Quế
12-01-2015, 10:06 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Há không phải đức Thái Tử Tất Đạt Ta đã nuôi chí lớn, từ bỏ ngai vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, để dấn thân đi tìm đạo hay sao ? Há không phải Ngài đã kiên trì tu học nhiều năm với các đạo sĩ ngoại đạo đương thời, rồi sau đó 6 năm khổ hạnh đến chỉ còn da bọc xương, rồi sau đó mới thành đạo cả đem ánh sáng Chân lý về cho chúng ta, ngày nay vô số người được lợi lạc nhờ vào tự lực phi thường của Ngài. Vì rõ ràng trên đường tìm Chân Lý Tuỵêt Đối, Ngài không hề được sự trợ giúp từ những vị Phật quá khứ hay những vị Chân Sư đã Giác Ngộ nào khác?.
( Chân Lý Phật pháp là do Ngài tự tìm ra.)
Kính thắc mắc !
Chào gaiden !
Trước khi "hạ phàm" Thái tử đã là một vị Đẳng Giác Đại Bồ tát (Hộ Minh), mà một vị Đại Bồ tát thì có Ngã tướng hay không để làm theo ý mình, để gọi là "Tự Lực" ?
Chỉ là "DIỄN TUỒNG" thôi, mọi việc đã diễn ra theo trình tự như thế để tạm gọi là ĐỘ SINH. Đức Phật vất vả cũng chẳng vất vả gì, đức Phật gian khổ cũng chẳng gian khổ gì, chỉ là chuỵên giỡn Bóng thôi mà ! Trong Kinh Pháp Hoa đức Phật đã có nói "Thiệt ta thành Phật đã lâu xa lắm rồi, chớ đâu có phải bây giờ mới thành đâu !" Diễn lại "vở tuồng Thành Phật Độ Sinh" thì gian khổ gì đâu ?!
Chúng sinh mê thì hành động theo sự lôi kéo của Nghiệp Lực, chớ không có Lực gì để Tự cả !
Bậc Giác thì hành động theo Nguyện Lực, mà Nguỵên Lực thì chịu "sức hút" của Đà La Ni Tạng, chớ Bậc Giác cũng không có tự lực làm cái gì cả.
Mến !
gaiden
12-01-2015, 08:04 PM
Kính chào quý đạo hữu, chào bạn gaiden !
Nay N/Q xin trả lời câu hỏi "Vậy tự lực của người tu ở đâu ?".
N/Q không phủ nhận tự lực của người tu, tất cả chúng ta đã và đang cố gắng rất nhiều và sẽ tiếp tục cố gắng mãi mãi cho đến khi Hoàn Toàn Thành Đạo _ đồng nghĩa với Toàn Giác.
Nhưng các bạn ơi ! chúng ta nghiệm thêm xem :
Một con nhện cố hết sức liệu có thể lật lại một tảng đá hay không ? Cố hết sức có thể ngăn dòng nước chảy xuôi được hay không ? _ Không thể chứ gì !
Cũng thế chúng ta thật nhỏ bé biết bao, thật yếu ớt biết bao trước nghiệp chướng đã bao đời tích lũy của chính mình.
Nghiệp lực như những bánh răng (nhông chuỳên) trên một cỗ xe tăng, tự lực như con bọ ngựa. Con bọ ngựa khi cố hết sức có thể ngáng đường không cho chiếc xe tăng tiến tới hay không ?
??????????????
Kính bác Ngọc Quế !
Phải chăng ý của bác muốn nói rằng "tự lực có cố gắng lắm cũng chẳng làm được trò trống gì!" ? Thế sao chúng ta chẳng buông xuôi luôn, còn phải "đã và đang cố gắng rất nhiều và sẽ tiếp tục cố gắng mãi mãi cho đến khi Hoàn Toàn Thành Đạo _ đồng nghĩa với Toàn Giác." để làm chi, có phải là việc vô ích lắm chăng ? Hình như điều bác nói không được nhất quán ?!
Kính thắc mắc !
Ngọc Quế
12-02-2015, 07:51 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Phải chăng ý của bác muốn nói rằng "tự lực có cố gắng lắm cũng chẳng làm được trò trống gì!" ? Thế sao chúng ta chẳng buông xuôi luôn, còn phải "đã và đang cố gắng rất nhiều và sẽ tiếp tục cố gắng mãi mãi cho đến khi Hoàn Toàn Thành Đạo _ đồng nghĩa với Toàn Giác." để làm chi, có phải là việc vô ích lắm chăng ? Hình như điều bác nói không được nhất quán ?!
Kính thắc mắc !
Kính chào quý đạo hữu, chào gaiden !
Để trả lời câu hỏi của bạn, trước tiên Ngọc Quế xin kính mời tất cả chúng ta cùng đọc lại Kinh Pháp Hoa phẩm Tín Giải nhé :
2.- Thế-Tôn! chúng con hôm nay xin nói thí-dụ để chỉ rõ nghĩa đó.
Thí như có người tuổi thơ bé, bỏ cha chốn đi qua ở lâu nơi nước khác, hoặc mười, hai mươi đến năm mươi năm; người đó tuổi đã lớn lại thêm nghèo cùng khốn khổ, giong ruổi bốn phương để cầu đồ mặc vật ăn, dạo đi lần lần tình cờ về bổn-quốc.
Người cha từ trước đến nay, tìm con không được bèn ở lại tại một thành trong nước đó. Nhà ông giầu lớn của báu vô-lượng, các kho đụn, vàng, bạc, lưu-ly, san-hô, hổ-phách, pha-lê, châu v.v... thảy đều đầy tràn; tôi tớ, thần tá, lại dân rất đông, voi, ngựa, xe cộ bò dê nhiều vô-số. Cho vay thâu vào lời lãi khắp đến nước khác, khách thương buôn bán cũng rất đông nhiều.
Bấy giờ, gã nghèo kia dạo đến các tụ-lạc, trải qua xóm làng, lần hồi đến nơi thành của người cha ở.
Người cha hằng nhớ con, cùng con biệt ly hơn năm mươi năm mà ông vẫn chưa từng đối với người nói việc như thế, chỉ tự suy nghĩ già nua và có nhiều của cải, vàng bạc, trân báu, kho đụn tràn đầy, không có con cái, một mai mà chết mất thời của cải tản thất không người giao phó. Cho nên ân-cần nhớ luôn đến con. Ông lại nghĩ: Nếu ta gặp được con ủy-phó của cải, thản nhiên khoái-lạc không còn sầu lo.
3.- Thưa Thế-Tôn! Bấy giờ gã cùng-tử làm thuê làm mướn lần hồi tình cờ đến nhà người cha bèn đứng lại bên cửa, xa thấy cha ngồi giường sư-tử, ghế báu đỡ chân, các hàng Bà-la-môn, sát-đế-lợi, cư-sĩ đều cung-kính bao quanh. Trên thân ông đó dùng chuổi ngọc chân-châu giá trị nghìn vạn để trang-nghiêm, kẻ lại-dân tôi-tớ tay cầm phất-trần trắng đứng hầu hai bên. Màn báu che trên, những phan đẹp thòng xuống, nước thơm rưới đất, rải các thứ danh hoa, các vật báu chưng bày, phát ra, thâu vào, lấy, cho v.v... có các sự nghiêm sức dường ấy, uy-đức rất tôn-trọng.
Gã cùng-tử thấy cha có thế lực lớn liền sanh lòng lo sợ, hối-hận về việc đến nhà này, nó thầm nghĩ rằng: 'Ông này chắc là vua, hoặc là bậc đồng vua, chẳng phải là chỗ của ta làm thuê mướn được tiền vật.
Chẳng bằng ta qua đến xóm nghèo có chỗ cho ta ra sức dễ được đồ mặc vật ăn, nếu như ta đứng lâu ở đây hoặc rồi họ sẽ bức ngặt ép sai ta làm'. Gã nghĩ như thế rồi, liền chạy mau đi thẳng.
4.- Khi đó, ông Trưởng-giả ngồi nơi tòa sư-tử thấy con bèn nhớ biết, lòng rất vui mừng mà tự nghĩ rằng: 'Của cải kho tàng của ta nay đã có người giao phó rồi, ta thường nghĩ nhớ đứa con này làm sao gặp được, nay bỗng nó tự đến rất vừa chỗ muốn của ta, ta dầu tuổi già có vẫn tham tiếc'. Ông liền sai người hầu cận đuổi gấp theo bắt lại.
Lúc ấy, kẻ sứ-giả chạy mau qua bắt, gã cùng-tử kinh ngạc lớn tiếng kêu oan: 'Tôi không hề xúc phạm, nhân sao lại bị bắt?' Kẻ sứ-giả bắt đó càng gấp cưỡng dắt đem về. Khi đó gã cùng-tử tự nghĩ không tội chi mà bị bắt bớ đây chắc định phải chết, lại càng sợ-sệt mê ngất ngã xuống đất.
Người cha xa thấy vậy bèn nói với kẻ sứ-giả rằng: 'Không cần người đó, chớ cưỡng đem đến, lấy nước lạnh rưới trên mặt cho nó tỉnh lại đừng nói chi với nó'.
Vì sao? Cha biết con mình chí ý hạ-liệt, tự biết mình giầu sang làm khiếp sợ cho con. Biết chắc là con rồi mà dùng phương-tiện chẳng nói với người khác biết là con mình. Kẻ sứ-giả nói với cùng-tử: 'Nay ta thả ngươi đi đâu tùy ý'.
Gã cùng-tử vui mừng được điều chưa từng có, từ dưới đất đứng dậy, qua đến xóm nghèo để tìm cầu sự ăn mặc.
5.- Bấy giờ ông Trưởng-giả toan muốn dụ dẫn người con mà bày chước phương-tiện, mật sai hai người, hình sắc tiều tụy không có uy-đức: 'Hai người nên qua xóm kia từ từ nói với gã cùng-tử, nơi đây có chỗ làm trả giá gấp bội. Gã cùng-tử nếu chịu thời dắt về đây khiến làm. Nếu nó có hỏi muốn sai làm gì? Thời nên nói với nó rằng: 'Thuê người hốt phân, chúng ta hai người cũng cùng ngươi chung nhau làm.' Khi đó hai người sứ liền tìm gã cùng-tử, rồi thuật đủ việc như trên.
5.- Bấy giờ gã cùng-tử trước hỏi lấy giá cả liền đến hốt phân. Người cha thấy con, thương xót và quái lạ. Lại một ngày khác ông ở trong cửa sổ xa thấy con ốm-o tiều-tụy, phân đất bụi-bặm dơ-dáy không sạch. Ông liền cởi chuỗi ngọc, áo tốt mịn-màng cùng đồ trang sức, lại mặc áo thô rách trỉn dơ, bụi đất lấm thân, tay mặt cầm đồ hốt phân, bộ dạng đáng nể sợ, bảo những người làm rằng: 'Các ngươi phải siêng làm việc chớ nên lười nghỉ!' Dùng phương-tiện đó được đến gần người con.
Lúc sau lại bảo con rằng: 'Gã nam-tử này! Ngươi thường làm ở đây đừng lại đi nơi khác, ta sẽ trả thêm giá cho ngươi; những đồ cần dùng như loại bồn, chậu, gạo, bột, muối, dấm, ngươi chớ tự nghi ngại. Cũng có kẻ tớ già hèn hạ, nếu cần ta cấp cho, nên phải an lòng, ta như cha của ngươi chớ có sầu lo'.
Vì sao? Vì ta tuổi tác già lớn mà ngươi thì trẻ mạnh, ngươi thường trong lúc làm việc không lòng dối khi trễ nải giận hờn nói lời thán oán, đều không thấy ngươi có các điều xấu đó như các người làm công khác. Từ ngày nay nhẫn sau như con đẻ của ta. Tức thời Trưởng-giả lại đặt tên cho cùng-tử gọi đó là 'con'.
Khi đó gã cùng-tử, dầu mừng việc tình cờ đó song vẫn còn tự cho mình là khách, là người làm công hèn, vì cớ đó mà trong hai mươi năm thường sai hốt phân, sau đó lòng gã mới lần thể tin ra vào không ngại sợ, nhưng chỗ gã ở cũng vẫn nguyên chỗ cũ.
7.- Thế-Tôn! Bấy giờ Trưởng-giả có bệnh, tự biết mình không bao lâu sẽ chết mới bảo cùng-tử rằng: 'Ta nay rất nhiều vàng bạc, trân, báu, kho đụn tràn đầy, trong đó nhiều ít chỗ đáng xài dùng ngươi phải biết hết đó. Lòng ta như thế, ngươi nên thể theo ý ta.
Vì sao? Nay ta cùng ngươi bèn là không khác, nên gắng dụng tâm chớ để sót mất'.
Khi ấy cùng-tử liền nhận lời bảo-lãnh biết các của vật, vàng, bạc, trân, báu và các kho tàng, mà trọn không có ý mong lấy của đáng chừng bữa ăn, chỗ của gã ở vẫn tại chỗ cũ, tâm chí hạ-liệt cũng chưa bỏ được.
8.- Lại trải qua ít lâu sau, cha biết ý chí con lần đã thông-thái trọn nên chí lớn, tự chê tâm ngày trước. Ðến giờ sắp chết, ông gọi người con đến và hội cả thân tộc, quốc-vương, quan đại-thần, dòng sát-lợi, hàng cư-sĩ, khi đã nhóm xong, ông liền tự tuyên rằng: 'Các ngài nên rõ, người này là con ta, của ta sinh ra, ngày trước trong thành nọ, bỏ ta trốn đi, nổi trôi khổ sở, hơn năm mươi năm, nó vốn tên ấy, còn ta tên ấy. Xưa ta ở tại thành này lòng lo lắng tìm kiếm, bỗng ở nơi đây gặp được nó. Nó thực là con ta, ta thực là cha nó. Nay ta có tất cả bao nhiêu của cải, đều là của con ta có, trước đây của cải cho ra thâu vào, con ta đây coi biết.'
Thế-Tôn! Khi đó gả cùng-tử nghe cha nói như thế, liền rất vui mừng được điều chưa từng có, mà nghĩ rằng: 'Ta vốn không có lòng mong cầu, nay kho tàng báu này tự nhiên mà đến'.
http://www.dharmasite.net/Unicode1/KinhPhapHoa2.htm#6
Theo các bạn, thành quả của hơn 20 năm cật lực làm công đã đem lại cho người cùng tử một gia tài kếch xù chăng ?
Mến !
gaiden
12-03-2015, 07:00 AM
Theo các bạn, thành quả của hơn 20 năm cật lực làm công đã đem lại cho người cùng tử một gia tài kếch xù chăng ?
Mến !
Dạ ! đừng nói 20 mươi năm, dẫu làm thuê (ở đợ) 100 năm cũng không thể có được cái gia tài của ông Trưởng Giả đó được.
Có phải người làm công thì đừng bao giờ mơ trở thành Trưởng giả, người làm công có gắng lắm thì cũng chỉ là "dã tràng se cát biển Đông" hay không ?
Kính !
Ngọc Quế
12-03-2015, 11:01 AM
Dạ ! đừng nói 20 mươi năm, dẫu làm thuê (ở đợ) 100 năm cũng không thể có được cái gia tài của ông Trưởng Giả đó được.
Có phải người làm công thì đừng bao giờ mơ trở thành Trưởng giả, người làm công có gắng lắm thì cũng chỉ là "dã tràng se cát biển Đông" hay không ?
Kính !
Chào gaiden !
Ngọc Quế không nói "người làm công không thể trở thành vị Trưởng giả", nhưng trên nghĩa bóng : Cái Ý Thức Chấp Ngã chỉ có thể GIEO DUYÊN GIÁC NGỘ, chỉ cần bày tỏ thiện chí quyết tâm "lột xác" thì Đà La Ni Tạng (Ông Trưởng giả) sẽ tiếp nhận và giúp cho điều đó trở nên hiện thực.
Điều Ngọc Quế muốn nói là "tự lực" của kẻ mê chỉ là tượng trưng, chứ kẻ mê thường nhầm lẫn đúng và sai, thường không biết "đường đi lối về", nên nếu không được sự nhiếp thu của Đà La Ni Tạng thì chỉ như "con kiến bò quanh miệng chén" (làm tất cả để lên Thiên đường, một thời gian lại lộn quanh trở xuống các đường ác) mà thôi.
Ngày xưa đức Phật vì nương những chúng sinh quá yếu kém nên tạm dùng Nhân Thiên Thừa. Ngày nay đa số chư Tăng Ni nếu chân thật tu hành (không hư hỏng) thì "ôm cứng" Nhân Thiên Thừa để bảo đảm được "thăng Thiên", rồi ra rao giảng "tất cả phải nhờ vào Tự Lực, đừng trông chờ vào Tha Lực, không hề có Tha Lực đâu, Ông tu ông đắc, Bà tu bà đắc, Phật không có giúp được cho ai đâu !", những Tăng Ni này biết quá ít về đạo Phật.
Sao lại không giúp ? Bạn lội bộ từ tỉnh này qua tỉnh khác, bạn nghĩ rằng chỉ nhờ đôi chân dẻo dai của mình sao ?, bạn không hề nghĩ "do đâu mà hành trình của mình được suông sẻ, bạn không hề biết có những người âm thầm đón bắt dẹp hết những bọn cướp đường, bọn trấn lột, bọn lường gạt, bọn quấy rối, ...v...v....
gaiden
12-04-2015, 06:59 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Phải chăng khi ta cầu nguỵên điều gì thì :
1. Nếu điều ta mong cầu được giúp, phải chăng là do Đà La Ni Tạng thỏa nguyện cho ta (chớ không có Thần Thánh nào can thiệp ban phước giáng họa) ?
2. Nếu điều ta mong cầu không được thỏa, phải chăng Đà La Ni Tạng bất lực ?
3. Phải chăng Đà La Ni Tạng không có lỗ tai, nhưng nghe biết hết ?
Kính thắc mắc.
Ngọc Quế
12-04-2015, 12:16 PM
Kính bác Ngọc Quế !
Phải chăng khi ta cầu nguỵên điều gì thì :
1. Nếu điều ta mong cầu được giúp, phải chăng là do Đà La Ni Tạng thỏa nguyện cho ta (chớ không có Thần Thánh nào can thiệp ban phước giáng họa) ?
2. Nếu điều ta mong cầu không được thỏa, phải chăng Đà La Ni Tạng bất lực ?
3. Phải chăng Đà La Ni Tạng không có lỗ tai, nhưng nghe biết hết ?
Kính thắc mắc.
Chào quý bạn, chào bạn gaiden !
Bữa nay Ngọc Quế cũng xin trả lời câu thứ ba trước :
"3. Phải chăng Đà La Ni Tạng không có lỗ tai, nhưng nghe biết hết ?"
Thưa bạn, đúng vậy, nhưng chưa đúng lắm.
Chúng ta ngăn cách với Chân Lý (Chân Như Tâm), nhưng Chân Như Tâm thì chưa bao giờ lìa xa chúng ta, cho dẫu chúng ta đang ở dưới "9 tầng Địa Ngục". Nói Chân Như Tâm là nói chung, để cho chúng ta hiễu rõ hơn đức Phật đã tách riêng ra 3 thể tính. Một là Pháp Thân, thể vắng lặng, trùm khắp, bao quát. Hai là Báo Thân, thể Động, gồm 2 dụng An Bày và Thu Nhiếp (Đà La Ni Tạng). Ba là Hóa Thân, thể Sáng Suốt, Soi Sáng (Tuệ Bát Nhã).
Soi Sáng, Biết Hết là tính của thể Hóa Thân.
Thể Hóa Thân biết hết (thông suốt) mọi tâm niệm, ý định, mong cầu của tất cả chúng lầm mê (ngay khi vừa khởi niệm).
Với Ý thức Chấp Ngã mê lầm, chúng ta thấy có mình riêng, Chư Thần Thánh Bậc Giác Ngộ riêng, nên chúng ta cầu xin.
Nào hay đâu cái Ý thức Chấp Ngã mê lầm đó chỉ là một tế bào trên cơ thể Chân Như, nó nào có cái sống độc lập riêng rẻ, mà nó là một chi tiết nhỏ trên cái chung cùng ấy. Vì là chung cùng nên khi nó niệm điều gì thì lập tức "vang vọng" đến Chân Như Tâm mà cụ thể là Diệu Quan Sát Trí, (Trí Bát Nhã _ thể Hóa Thân).
Ví dụ như muỗi cắn trên lưng, ta liền biết, vì tất cả tế bào là thân thể ta. Giả sử có 3 con muỗi đồng thời chích 3 chỗ khác nhau, ta vẫn đồng thời biết cả ba vị trí. Bậc Toàn Giác (Chân Như Tâm) cũng thế, nếu có 1 tỉ chúng sinh đồng thời khởi niệm, thì Diệu Quan Sát Trí vẫn biết rành rõ 1 tỉ niệm ấy có những sai biệt gì. Vì với Chân Như Tâm thì Chúng sinh chẳng phải là cái gì riêng khác để mà không biết !
Nên nói Chân Như Tâm cũng là Bản Thể Tâm của chúng ta !
Ngọc Quế
12-05-2015, 07:38 AM
Chào quý đạo hữu, chào gaiden !
Hôm nay Ngọc Quế xin trả lời 2 câu 1 & 2 :
"1. Nếu điều ta mong cầu được giúp, phải chăng là do Đà La Ni Tạng thỏa nguyện cho ta (chớ không có Thần Thánh nào can thiệp ban phước giáng họa) ?
2. Nếu điều ta mong cầu không được thỏa, phải chăng Đà La Ni Tạng bất lực ?"
Thỏa nguyện hay không tùy thuộc nhiều yếu tố _ DUYÊN.
1._ Sự Chân Thành _ Thành Tâm, vì có thành tâm mới tạo nên một "xung điện" đủ, để gởi tín hiệu đi. Còn những câu nói chơi nói đùa, nói mà không tin thì "lời nói gió bay".
2._ Thuận theo Nhân Quả.
a). _ Khi chúng ta gặp nạn, chúng ta cầu cứu đức Quán Thế Âm (chẳng hạn) mà Ác nghiệp của ta đã chín mùi rồi thì chỉ còn phải thuận theo "vô thường" mà thôi.
b). _ Khi chúng ta gặp nạn, chúng ta cầu cứu đức Quán Thế Âm (chẳng hạn) mà Ác nghiệp của ta chưa thật sự chín mùi, chúng ta thỉnh thoảng có gieo tạo phước đức công đức, hoặc đã từng có kết duyên với vị Giác Ngộ, kết duyên với Chánh Pháp Phật; với một số thiện nghiệp ít ỏi kia, chúng ta được cứu, được thỏa nguyện.
Mến !
gaiden
12-05-2015, 04:31 PM
Chào quý đạo hữu, chào gaiden !
Hôm nay Ngọc Quế xin trả lời 2 câu 1 & 2 :
Thỏa nguyện hay không tùy thuộc nhiều yếu tố _ DUYÊN.
1._ Sự Chân Thành _ Thành Tâm, vì có thành tâm mới tạo nên một "xung điện" đủ, để gởi tín hiệu đi. Còn những câu nói chơi nói đùa, nói mà không tin thì "lời nói gió bay".
2._ Thuận theo Nhân Quả.
a). _ Khi chúng ta gặp nạn, chúng ta cầu cứu đức Quán Thế Âm (chẳng hạn) mà Ác nghiệp của ta đã chín mùi rồi thì chỉ còn phải thuận theo "vô thường" mà thôi.
b). _ Khi chúng ta gặp nạn, chúng ta cầu cứu đức Quán Thế Âm (chẳng hạn) mà Ác nghiệp của ta chưa thật sự chín mùi, chúng ta thỉnh thoảng có gieo tạo phước đức công đức, hoặc đã từng có kết duyên với vị Giác Ngộ, kết duyên với Chánh Pháp Phật; với một số thiện nghiệp ít ỏi kia, chúng ta được cứu, được thỏa nguyện.
Mến !
Kính bác Ngọc Quế, bài trên con thấy nói về Nhân Quả, mà Nhân Quả thì đúng là như vậy, chớ con không thấy chỗ nào có "bàn tay" của Đà La Ni Tạng "thò vào" cả!
?????????????????
Ngọc Quế
12-06-2015, 07:48 AM
Kính bác Ngọc Quế, bài trên con thấy nói về Nhân Quả, mà Nhân Quả thì đúng là như vậy, chớ con không thấy chỗ nào có "bàn tay" của Đà La Ni Tạng "thò vào" cả!
?????????????????
Chào gaiden ! Có đó, điều chúng ta không thấy, chưa thấy sao vội kết luận là không có ?
Thông thường xưa nay chúng ta tin Nhân Quả nhưng không hề biết cái nguyên ủy sâu xa, cơ cấu hình thành Nhân Quả như thế nào, và ông bà xưa đã tạm lý giải rằng "mỗi người, ở hai bên vai có 2 vị Thần ghi chép tất cả những việc ta làm, căn cứ vào đó mà sẽ có thưởng phạt về sau". Điều này cũng có lợi là khiến cho mọi người hạn chế làm điều ác, tích cực làm điều thiện, nhưng chỉ là "biện pháp tình thế".
Người thời nay tin khoa học, không tin có 2 ông Thiện ông Ác lẻo đẻo theo ta suốt cuộc đời (2 ông đó không có việc gì khác mà chỉ ghi ghi ghi cả đời thì chán chết).
Thực ra Đà La Ni Tạng là nguyên nhân sâu xa khiến hình thành nên Luật Nhân Quả !
Chính Đà La Ni Tạng đã khiến cho mọi vật thể hữu hình đều có "cái bóng", "cái bóng" này là là hào quang của mỗi cá thể, từ những vị Hóa thân Phật, Hóa thân Đại Bồ tát, cho đến tất cả chúng sinh khác kể cả những loài "bò bay máy cựa". Người thường (nhục nhãn) không thấy được "cái bóng" này, chỉ Thần nhãn, Thiên nhãn mới thấy được mà thôi.
(Ngọc Quế thì không có thấy hào quang, đây là chia sẻ lại lời dạy của Sư Phụ)
Hào quang của Hóa thân những bậc Đại Giác Ngộ thì vàng sáng chói có thể chiếu xa bao nhiêu cũng được, hào quang chư Thiên thì từ màu xanh dương đến sáng trắng tầm ảnh hưởng xa không nhiều, hào quang chư Thần thì có màu đỏ rực lửa, người thì vàng lợt có thể pha trộn nhiều màu tùy theo thực trạng. Cái loài Quỷ thì đỏ bầm, Yêu Tinh thì xanh lá; súc sinh thì xám, Địa ngục thì đen.
Lại nữa hào quang của người lành thiện thì thẳng thớm, kẻ xấu ác bệnh hoạn thì run rẩy đứt khúc, ...v....v...
gaiden
12-06-2015, 08:15 AM
Dạ, hào quang thì trong Kinh có nói, nhưng con vẫn chưa hiểu hào quang đã làm gì đối với Luật Nhân Quả ?
Kính !
Ngọc Quế
12-07-2015, 07:45 AM
Dạ, hào quang thì trong Kinh có nói, nhưng con vẫn chưa hiểu hào quang đã làm gì đối với Luật Nhân Quả ?
Kính !
Chào các bạn, chào gaiden !
Một cơn bão hình thành bởi nhiều những cơn gió nhẹ, khi chúng hội tụ quá nhiều với nhau thì thành bão, có sức tàn phá kinh hồn; bầu trời đen kịt mây là do những đám mây nhỏ đùn cục lại với nhau và rồi nhiều chuyện tệ hại xảy ra.
Một người nhiều ác nghiệp thì có "cái bóng" xám xịt đen đúa run rẩy hoặc đứt khúc, hào quang ác này thì chiêu cảm (tương thích) với những chuyện ác sắp xảy ra. Khi nhiều người có hào quang xấu ác đến với nhau thì chiêu cảm cái kết quả tồi tệ như rớt máy bay, chìm tàu,...v...v...điều này gọi là cộng nghiệp. Khi cộng nghiệp đến với đa số người có "cái bóng" đen đủi thì một vài người nhiều thiện nghiệp (có cái bóng còn thẳng thớm, ửng sáng) sẽ gặp cơ may mà sống sót. Cái may mắn ấy là do thiện nghiệp chiêu cảm.
Từ trường của thanh nam châm thì 2 cực cùng tên đẩy nhau (Bắc với Bắc, Nam với Nam), 2 cực khác tên thì hút vào với nhau (Bắc với Nam hay Nam với Bắc). Còn những "cái bóng" thì ngược lại, những hào quang sáng (thiện) thì chiêu cảm chuyện lành, xua đẩy chuyện ác; hào quang tối (ác) thì chiêu cảm chuyện dữ, né tránh chuyện lành.
Điều này khiến cho có những người gặp tai nạn "bất đắc kỳ tử" (ta thường gọi là xui xẻo), có những người thoát chết hy hữu (ta thường gọi là may mắn). Thực ra không có gì xui xẻo hay may mắn mà thiện nghiệp (hào quang sáng) xua đuổi, né tránh chuyện ác; ác nghiệp (hào quang tối) chiêu cảm, bị hút vào những chuyện không hay.
Một đầu đạn đồng tuy vô tình nhưng không vô cảm, đường bay của nó bị ảnh hưởng bởi lực vô hình (cái bóng của ta) mà trúng đích hoặc là chệch đi một chút tùy theo thiện nghiệp hay ác nghiệp của ta.
Thiện nghiệp hay ác nghiệp của ta, người bình thường không ai thấy, nhưng những vị Giác Ngộ, những người có Thần nhãn, Thiên nhãn thì vừa gặp ta họ đã thấy luôn "cái bóng" của ta. "Cái bóng" của ta nó tố cáo tất cả những việc thiện hay ác mà ta đã làm (kể cả trong ý nghĩ _ ý nghĩ cũng tạo nên xung điện).
Hình thành "Cái bóng" ấy là một chi tiết trong TÍNH AN BÀY (có thể ví như sự "lập trình" trong điện toán) của Đà La Ni Tạng.
Mến !
gaiden
12-07-2015, 05:06 PM
Dạ kính cám ơn bác Ngọc Quế đã giải thích bình dị mà thấu đáo, giờ thì con mới hiểu câu :
"Thực ra Đà La Ni Tạng là nguyên nhân sâu xa khiến hình thành nên Luật Nhân Quả !"
Theo như bác nói, phải chăng "cái bóng" (hào quang) chính là điện từ của mỗi người ?
Khi "cái bóng" đã hình thành, ta có thể thay đổi nó từ xám xịt thành ra sáng sủa được hay không ? Nếu được thì phải làm làm sao ? Vị Giác Ngộ có thể thay đổi dùm cho ta được hay không ? (Để ta đở phải gặp những chuyện xui rủi xảy đến cho mình).
Kính !
Ngọc Quế
12-08-2015, 08:04 AM
Dạ kính cám ơn bác Ngọc Quế đã giải thích bình dị mà thấu đáo, giờ thì con mới hiểu câu :
"Thực ra Đà La Ni Tạng là nguyên nhân sâu xa khiến hình thành nên Luật Nhân Quả !"
Theo như bác nói, phải chăng "cái bóng" (hào quang) chính là điện từ của mỗi người ?
Vâng, có thể gọi như vậy cũng được, nhưng:
1. _ Ngày nay khoa học đã nghiên cứu chế tạo máy đo sóng điện từ ở dạng thô, còn hào quang chư vị Giác Ngộ thì "vô phương" không có máy móc nào ghi nhận được.
2. _ "Cái bóng" này không chỉ riêng các vật thể sống (6 giống hữu tình : Thiên, Nhân, Tu La, ....v....v....) mà các vật thể vô tri (kim loại, đất, đá, .....v...v...) cũng đều có "bóng".
Khi "cái bóng" đã hình thành, ta có thể thay đổi nó từ xám xịt thành ra sáng sủa được hay không ? Nếu được thì phải làm làm sao ? Vị Giác Ngộ có thể thay đổi dùm cho ta được hay không ? (Để ta đở phải gặp những chuyện xui rủi xảy đến cho mình).
Vì nó vẫn là "pháp hữu vi' nên thay đổi được. Có 2 cách để thay đổi :
1. _ Tự lực
Chúng ta tu hành là tích cực làm việc này, để thay đổi hình dáng màu sắc của "cái bóng" từ đen đúa trở nên sáng sủa. Những việc chúng ta thường làm hằng ngày như Phóng sanh, Bố thí, Lục độ, Vạn hạnh, ...v ..v....đều là việc làm Thiện nghiệp để cải thiện hóa giải Ác nghiệp.
2. _ Tha Lực
Bằng vào cầu nguyện, niệm chú, cúng dường bậc Giác, ta có thể được Đà La Ni Tạng giúp thay đổi "cái bóng" của mình.
gaiden
12-08-2015, 09:26 AM
Vâng, có thể gọi như vậy cũng được, nhưng:
1. _ Ngày nay khoa học đã nghiên cứu chế tạo máy đo sóng điện từ ở dạng thô, còn hào quang chư vị Giác Ngộ thì "vô phương" không có máy móc nào ghi nhận được.
2. _ "Cái bóng" này không chỉ riêng các vật thể sống (6 giống hữu tình : Thiên, Nhân, Tu La, ....v....v....) mà các vật thể vô tri (kim loại, đất, đá, .....v...v...) cũng đều có "bóng".
Vì nó vẫn là "pháp hữu vi' nên thay đổi được. Có 2 cách để thay đổi :
1. _ Tự lực
Chúng ta tu hành là tích cực làm việc này, để thay đổi hình dáng màu sắc của "cái bóng" từ đen đúa trở nên sáng sủa. Những việc chúng ta thường làm hằng ngày như Phóng sanh, Bố thí, Lục độ, Vạn hạnh, ...v ..v....đều là việc làm Thiện nghiệp để cải thiện hóa giải Ác nghiệp.
2. _ Tha Lực
Bằng vào cầu nguyện, niệm chú, cúng dường bậc Giác, ta có thể được Đà La Ni Tạng giúp thay đổi "cái bóng" của mình.
Dạ bác cho con hỏi :
_ Chúng ta cúng chùa, cúng dường Tam Bảo, cúng dường bậc Giác Ngộ để cầu hóa giải Ác Nghiệp. Vậy việc này có thể xem là "hối lộ" bề trên để được tai qua nạn khỏi hay không ?
Kính thắc mắc.
Ngọc Quế
12-09-2015, 09:18 AM
Dạ bác cho con hỏi :
_ Chúng ta cúng chùa, cúng dường Tam Bảo, cúng dường bậc Giác Ngộ để cầu hóa giải Ác Nghiệp. Vậy việc này có thể xem là "hối lộ" bề trên để được tai qua nạn khỏi hay không ?
Kính thắc mắc.
Trước khi trả lời câu hỏi của bạn gaiden, Ngọc Quế xin mời các bạn đọc lại bài này :
Quyên Góp Mạnh Mẽ Để Giáo Hoá Và Giải Nạn Cho Người Khác
Bằng trí huệ ngời sáng, Ngài thường cảm nhận được linh kiến về các sự việc sắp tới của người đối diện; nên những gì Ngài dạy bảo đều hàm chứa một thông điệp bí mật cùng phương thức giải quyết từ lòng từ bi vô lượng và sự cứu độ. Ngài thường khích lệ môn đồ đóng góp, cúng dường tài chính mạnh mẽ để giúp họ có cơ hội tạo phước báu, hầu giải nghiệp đời này, hoặc tạo công đức đời sau. Thường tự chế diễu mình là kẻ hành khất lớn (Big Beggar), Ngài thị hiện giáo hoá môn đồ thực hiện đức khiêm cung và xả mình thực hành pháp cúng dường, bố thí.
Mới đây, khi đang hướng dẫn đệ tử thực hành phóng sanh tại bờ biển Berkley, Ngài đột nhiên gọi một đệ tử thân cận và bảo phải cúng dường ngay một số tịnh tài tại chỗ. Số tiền không nhỏ, và ngay tại bờ biển nên vị này làm sao chuẩn bị nổi. Nhưng do lòng thành và sự tin tưởng tuyệt đối vào Minh Sư của mình, vị này quay ra mượn bạn bè chung quanh. Kỳ diệu thay, cuối cùng số tiền vay được cộng với số tiền còn lại trong ví lại ra đúng số Ngài đã hỏi.
Sau khi Tôn Giả trở lại Tây Tạng, vị này đi khám bệnh và được biết mình có bướu độc phải giải phẫu. Gia đình gọi qua Tây Tạng thỉnh ý Ngài và được phán rằng vị cư sĩ này sẽ bình yên vì nghiệp xấu này đã được hoá giải qua hành năng và thiện ý trước đó của họ cùng sự gia trì trực tiếp của Tôn Giả.
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/52-Ti%E1%BB%83u-s%E1%BB%AD-%C4%91%E1%BB%A9c-Orgyen-Kusum-Lingpa/page3
Ngài Orgyen-Kusum-Lingpa là một vị Đại Giác Ngộ, khi nhìn một người, Ngài nhìn thấy một bệnh nan y do tích tập nghiệp xấu (qua "cái bóng") _ một bướu độc cần phải giải phẩu ngay. Và lập tức không đợi đệ tử phát tâm cúng dường, Ngài đã hỏi, đã yêu cầu một khoản tiền. Khi người đệ tử ấy toàn tâm tin tưởng (đã vay mượn cho đủ số) cúng dường, cái nghiệp xấu ác nơi "cái bóng" của đệ tử đã được hóa giải.
Có thể nói cái ác nghiệp của đệ tử đã được công đức lớn của sư phụ hóa giải, hay nói khác đi là bậc Đại Giác Ngộ đã lãnh nghiệp thay cho đệ tử.
Cũng có thể nói trường hợp này gọi là "nghịch bố thí", tức là bậc Đại Giác Ngộ tạo duyên để bố thí công đức, phước đức, sự bình an cho đệ tử.
Chuyện này cũng minh chứng LỰC GIA TRÌ từ thể Báo thân của vị Đại Giác Ngộ _ Đà La Ni Tạng.
........
gaiden
12-09-2015, 05:26 PM
Trước khi trả lời câu hỏi của bạn gaiden, Ngọc Quế xin mời các bạn đọc lại bài này :
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/52-Ti%E1%BB%83u-s%E1%BB%AD-%C4%91%E1%BB%A9c-Orgyen-Kusum-Lingpa/page3
Ngài Orgyen-Kusum-Lingpa là một vị Đại Giác Ngộ, khi nhìn một người, Ngài nhìn thấy một bệnh nan y do tích tập nghiệp xấu (qua "cái bóng") _ một bướu độc cần phải giải phẩu ngay. Và lập tức không đợi đệ tử phát tâm cúng dường, Ngài đã hỏi, đã yêu cầu một khoản tiền. Khi người đệ tử ấy toàn tâm tin tưởng (đã vay mượn cho đủ số) cúng dường, cái nghiệp xấu ác nơi "cái bóng" của đệ tử đã được hóa giải.
Có thể nói cái ác nghiệp của đệ tử đã được công đức lớn của sư phụ hóa giải, hay nói khác đi là bậc Đại Giác Ngộ đã lãnh nghiệp thay cho đệ tử.
Cũng có thể nói trường hợp này gọi là "nghịch bố thí", tức là bậc Đại Giác Ngộ tạo duyên để bố thí công đức, phước đức, sự bình an cho đệ tử.
Chuyện này cũng minh chứng LỰC GIA TRÌ từ thể Báo thân của vị Đại Giác Ngộ _ Đà La Ni Tạng.
........
"hay nói khác đi là bậc Đại Giác Ngộ đã lãnh nghiệp thay cho đệ tử."
Kính bác Ngọc Quế ! Con cám ơn bác đã kiên nhẫn giải thích cho kẻ ngu muội như con, nhưng con vẫn còn thắc mắc :
_ Làm sao "người này ăn mà người kia no" ? Làm sao người này gieo tạo ác nghiệp mà không phải trả quả ?
_ Khi Ngài Orgyen-Kusum-Lingpa lãnh nghiệp thay cho đệ tử, cục bướu độc của đệ tử có "chạy" qua người của Ngài hay không ?
_ Con nghe quý Thầy giảng "Tội ai làm nấy lãnh, không hề có ai lãnh thế nghiệp ác cho ai được, Vì chính đức Phật cũng không thể lãnh cái ác nghiệp của 500 người cùng họ Thích (có bà con với Phật)".
Kính xin bác hoan hỉ giải đáp.
Ngọc Quế
12-10-2015, 08:12 AM
"hay nói khác đi là bậc Đại Giác Ngộ đã lãnh nghiệp thay cho đệ tử."
Kính bác Ngọc Quế ! Con cám ơn bác đã kiên nhẫn giải thích cho kẻ ngu muội như con, nhưng con vẫn còn thắc mắc :
_ Làm sao "người này ăn mà người kia no" ? Làm sao người này gieo tạo ác nghiệp mà không phải trả quả ?
_ Khi Ngài Orgyen-Kusum-Lingpa lãnh nghiệp thay cho đệ tử, cục bướu độc của đệ tử có "chạy" qua người của Ngài hay không ?
_ Con nghe quý Thầy giảng "Tội ai làm nấy lãnh, không hề có ai lãnh thế nghiệp ác cho ai được, Vì chính đức Phật cũng không thể lãnh cái ác nghiệp của 500 người cùng họ Thích (có bà con với Phật)".
Kính xin bác hoan hỉ giải đáp.
Chào quý đạo hữu, chào bạn gaiden !
1. _ Làm sao "người này ăn mà người kia no" ?
Ở bài trước Ngọc Quế có nói "Với bậc Đại Giác Ngộ thì chúng sinh Mê và vị Đại Giác Ngộ KHÔNG HAI. Do vì KHÔNG HAI nên "cái miệng ăn làm cho cái bao tử được no" là chuyện bình thường, phải không bạn ?!
2. _ Làm sao người này gieo tạo ác nghiệp (trong quá khứ, hình thành nên hào quang xấu) mà không phải trả quả ?
Sự phát tâm tín hướng đối với vị Giác Ngộ, vị Đại Giác Ngộ là điều tối quan trọng để gieo duyên với Chánh Pháp Phật. Đôi khi cái mà chúng ta cúng dường chỉ như hạt tiêu hạt mè (chỉ là tượng trưng, chỉ là gieo duyên) mà cái Quả chúng ta nhận được lại rất là lớn :
Trong thành Vương Xá, có một lão bà rất nghèo khổ, đã không có bà con thân quyến lại không có nhà cửa gì cả. Sáng sớm, đi lang thang từ ngõ Đông sang ngõ Tây. Chiều tối, thì ngủ vất vưỡng ở bất cứ nơi nào. Một hôm bà mang bệnh trầm trọng, nằm quỵ trên gò đất chờ chết. Lúc ấy gặp gia nhơn của một nhà giàu nọ đem nước cơm đi đổ, bà lão bị đói khát hoành hành vội vơ lấy mảnh ngói bể hứng lớp nước bầy nhầy để uống cho đỡ đói.
Ngài Ma-ha Ca-Diếp cố tình "đi bát" (khất thực) đến với bà lão, bà nhìn thấy Ngài liền phát tâm kính ngưỡng, cũng muốn cúng dường, nhưng nghĩ mình chẳng có gì, Ngài Ca Diếp mở lời "Bà có thể cúng dường nhà sư chỗ nước cơm ấy không ?" Bà lão hoan hỉ ra mặt, không ngờ chút nước cơm lại có thể là vật thực cúng dường, bà trịnh trọng dâng hết cho Ngài Ca Diếp. Ngài thọ nhận lễ vật và chú nguyện hồi hướng.
Hôm ấy, bà mạng chung và nhờ vào phước báo cúng dường đến một vị Giác Ngộ, nên liền sanh lên cõi trời Đao-Lợi thành một Thiên nữ xinh đẹp. Thiên nữ đã nhớ lại tiền kiếp nên liền từ cõi Trời bay xuống rải Thiên hoa phủ đầy cái xác bà lão hãy còn nằm cong queo ven rừng, rồi hóa phép đất bồi lên thành gò mả.
http://i1279.photobucket.com/albums/y521/muc_dong/Ngai%20ca%20diep%20va%20ba%20lao%20an%20may_zpskcy ac9rq.jpg
Như thế đấy ! sự cúng dường của một chúng sinh mê chỉ là tạo Duyên lành, vật chất chỉ là tượng trưng cho lòng thành. Nhờ Duyên ấy làm Nhân, Đà La Ni Tạng đã trao đổi lại cái Thiện Nghiệp to lớn cho đương sự. Điều này vẫn là Nhân Quả (có đi có lại) chớ không phải là "Phi Nhân Quả".
Ngọc Quế
12-11-2015, 08:12 AM
_ Khi Ngài Orgyen-Kusum-Lingpa lãnh nghiệp thay cho đệ tử, cục bướu độc của đệ tử có "chạy" qua người của Ngài hay không ?
Kính chào quý đạo hữu, chào bạn gaiden !
Để trả lời câu hỏi này của bạn, trước tiên xin mời các bạn xem lại chuyện Ngài Milarepa bị đầu độc :
Bấy giờ bệnh tình của Milarepa đã trở thành hiển nhiên. Nghe thế, vị Geshe (vị chủ mưu "đánh" thuốc độc) vội vàng mang theo một miếng thịt nhỏ và một ít bia làm lễ vật viếng ông. Ông ta nói với Milarepa bằng một giọng giảo hoạt nhất:
“Ồ, Jetsun Milarepa thật là một người thánh thiện,” ông ta ôn tồn nói, “thật sự ngài bị bệnh không trầm trọng lắm. Nhưng hiển nhiên, bệnh của ngài đã chia rẽ các đệ tử của ngài. Hay là, nếu bệnh của ngài có thể chuyển được, xin ngài hãy chuyển nó sang một người như tôi đây, chẳng hạn. Nhưng dĩ nhiên, ngài không thể làm được, như thế làm thế nào?”
Milarepa mỉm cười và nhẹ nhàng đáp:
“Thực ra tôi không cần phải mang bệnh này, nhưng tôi đã chọn làm như thế này có lẽ ngài đã biết. Thông thường bệnh của một hành giả Du già khác hẳn bệnh của một thường nhân, mặc dù nó vẫn có vẻ là một tai họa. Nhưng trong trường hợp của tôi, nó là một ân huệ. Tôi có thể chuyển được nếu cần thiết phải làm thế, nhưng giờ đây chẳng có gì cần thiết cả.”
Vị Geshe nghĩ rằng Milarepa đã nghi ngờ ông ta đầu độc, nhưng không có bằng chứng để chứng minh. Chắc chắn ông ta không tin Milarepa có phép thần thông chuyển được bệnh. Vì thế ông ta quyết khích thêm Milarepa:
“Ôi, Jetsun, tôi muốn biết nguyên nhân bệnh của ngài. Nếu là do ma quỉ giảo quyệt gây ra thì phải trừ tà ma mới được. Nếu chỉ là do dạ dày ngài bị đảo lộn thì phải đặt nó lại nguyên vị. Nhưng tôi không biết làm sao giúp ngài. Nếu ngài có thể chuyển nó được, xin cứ chuyển nó sang tôi.”
Milarepa đáp:
“Nếu một người nào đó bị ác quỉ ám ảnh, thì ác quỉ đó là Vị kỷ. Con quỉ này là nguyên nhân gây bệnh cho tôi. Con quỉ này không thể đuổi trừ bằng bùa phép và bệnh này cũng không thể chữa được. Nếu tôi chuyển nó sang ngài thì ngài sẽ không chịu đựng nổi, dù chỉ một phút thôi. Vì thế tôi sẽ không chuyển đâu.”
Vị Geshe tự nghĩ thầm: “Ha! Hắn không chịu chuyển sang cho ta vì hắn không có năng lực đó. Hắn giả vờ bảo rằng hắn không muốn.” Vì thế, ông ta nói:
“Xin ngài cứ chuyển bệnh sang tôi đi!”
Milarepa đáp:
“Hay lắm! Tôi sẽ chuyển nhưng không phải sang ngài mà sang cánh cửa kia, và ngài sẽ thấy sức mạnh của nó.”
Lập tức cánh cửa kêu răn rắc như rên rỉ than van. Nó rúng động, rung chuyển dường như gỗ cửa muốn vỡ đôi, trong lúc đó Milarepa dường như hết đau đớn.
“Đây chỉ là ảo ảnh, một hình thức của thuật thôi miên,” vị Geshe nghĩ, vì thế ông ta nói:
“Kỳ diệu quá! Bây giờ xin ngài hãy chuyển nó sang tôi.”
Milarepa đáp:
“Được, vì ngài quá cố chấp, tôi phải cho ngài biết một chút đau đớn xem sao.” Rồi ông thu hồi sức mạnh làm vỡ cửa, chỉ chuyển một nửa sức mạnh ấy vào người vị Geshe và hỏi ông ta có đau lắm không.
Vị Geshe trong cơn đau đớn hãi hùng như thế khiến ông ta hầu như hoàn toàn suy nhược, và đó chỉ là một nửa sự đau đớn mà Milarepa đã chịu đựng. Ông ta tràn ngập hối hận trong lòng và cúi đầu xuống dưới chân Milarepa kêu khóc
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/51-Milarepa-_-Con-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-si%C3%AAu-vi%E1%BB%87t?p=1567&viewfull=1#post1567
Đây là chuyện đã thực sự xảy ra, chớ không phải hậu thế "Thần Thánh hóa" sư phụ của mình mà viết như thế.
Khi một vị Hóa Thân có ý định mang lấy biểu tướng của ác nghiệp thì biểu tướng ấy chỉ hiễn thị một phần nào trên thân xác tứ đại của vị Hóa Thân chớ không hiễn thị trọn vẹn "như nó phải thế".
Dĩ nhiên vẫn là Sức mạnh của Thể Báo Thân _ tức Đà La Ni Tạng _ thực thi. Biểu tướng ấy nếu không phải nhục thân của vị Đại Giác Ngộ mang, mà chuyển sang người bình thường thì nó sẽ hiễn thị trọn vẹn (khủng khiếp hơn nhiều).
Cũng thế, khi Ngài Orgyen-Kusum-Lingpa lãnh nghiệp thay cho đệ tử thì "cục bướu độc" (trên cơ thể đệ tử) chỉ hiễn thị là một đau đớn nhỏ (kèm theo sự giảm tuổi thọ) nơi nhục thân của Ngài. Ví dụ :
Một cổ máy 5 tấn đặt trên ghe nhỏ (của chúng ta) thì khẫm ghe, làm chìm ghe; nhưng khi cổ máy ấy đặt trên chiếc Hàng Không Mẫu hạm thì chẳng sao cả. Những bậc Đại Giác Ngộ ví như chiếc Hàng Không Mẫu Hạm, các Ngài có sức chịu đựng biệt nghiệp Ác hay cộng nghiệp Ác của chúng sinh mê, do vì Công đức của các Ngài quá lớn; dĩ nhiên cũng rất vất vả (gây đau đớn) cho nhục thân các Ngài. (Điều này là thuận theo luật Nhân Quả)
Đây gọi là SỰ LÃNH NGHIỆP THAY CHO CHÚNG ĐỆ TỬ (những người đã gieo duyên Tín Hướng).
Điều này, những vị Tăng Ni chỉ "tu cái miệng" thì không thể nào thông cảm nổi !
Ngọc Quế
12-12-2015, 07:39 AM
"hay nói khác đi là bậc Đại Giác Ngộ đã lãnh nghiệp thay cho đệ tử."
.....
......
......
_ Con nghe quý Thầy giảng "Tội ai làm nấy lãnh, không hề có ai lãnh thế nghiệp ác cho ai được, Vì chính đức Phật cũng không thể lãnh cái ác nghiệp của 500 người cùng họ Thích (có bà con với Phật)".
Kính xin bác hoan hỉ giải đáp.
Kính chào quý đạo hữu, chào bạn gaiden !
Phát ngôn như trên là những vị vì cơm áo mà xuất gia, đó là những vị có đầu óc DUY VẬT. Dĩ nhiên những vị này cuối cùng (vô lượng kiếp vị lai) rồi cũng sẽ BỂ NÁT (Giác Ngộ), nhưng hiện tại họ là sứ giả của Thiên Ma (chứ không phải là Như Lai sứ giả). Cha con nhà Thiên Ma rất sợ "bể nát" vì với họ "bể nát" tức là "chấm hết", cho nên họ thường rao giảng về Nhân Thiên đạo.
Đối với vị Đại Giác Ngộ, chuyện sống chết của một chúng sinh vô minh, chỉ là chuyện "thay áo" (cởi cái áo này mặc vào cái áo kia) chớ không có gì quan trọng lắm; quan trọng là những ai phát tâm tín hướng, phát Bồ Đề Tâm, với những chúng sinh này bậc Giác rất quý, cần giữ gìn Duyên Tín Hướng của họ cho nên Bậc Giác mới "phương tiện độ sinh" bằng cách trợ giúp cho nó một chút.
500 trăm người bà con của đức Phật vốn là những sống buông thả, sống trôi lăn theo ngũ dục, bây giờ cứu họ để họ tiếp tục cuộc sống "vô ích", sống gieo tạo nghiệp thì đâu có cần thiết mà chuyện giải tỏa oan khiên giữa họ và vua Tỳ Lưu Ly quan trọng hơn. Khi trả bớt một nghiệp ác, thì họ "nhẹ" đi một chút cũng tốt chứ sao.
Chớ không phải một vị Đại Giác Ngộ không thể cứu sống chúng sinh, chuyện cứu sống chúng sinh thì những vị Thiên Ma đều có thể làm được, thì sao Phật lại không làm được chứ ?! Nhưng cứu để họ tiếp tục tu hành theo Chánh Pháp thì mới có ý nghĩa, còn cứu để họ tiếp tục gây tạo tội thì cứu để làm gì ?!
gaiden
12-13-2015, 07:04 AM
Dĩ nhiên những vị này cuối cùng (vô lượng kiếp vị lai) rồi cũng sẽ BỂ NÁT (Giác Ngộ), nhưng hiện tại họ là sứ giả của Thiên Ma (chứ không phải là Như Lai sứ giả). Cha con nhà Thiên Ma rất sợ "bể nát" vì với họ "bể nát" tức là "chấm hết", cho nên họ thường rao giảng về Nhân Thiên đạo.
Kính bác Ngọc Quế !
Con thấy trên đời đã có nhiều vị xem "cái chết nhẹ tựa lông hồng", có nhiều vị nuôi ý nghĩ "sanh ký tử quy", có nhiều vị không hề sợ "bể nát"; vậy những vị đó là Tăng Ni chân chánh, là Phật tử chân chánh chăng ?
Kính thắc mắc !
Ngọc Quế
12-13-2015, 11:24 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Con thấy trên đời đã có nhiều vị xem "cái chết nhẹ tựa lông hồng", có nhiều vị nuôi ý nghĩ "sanh ký tử quy", có nhiều vị không hề sợ "bể nát"; vậy những vị đó là Tăng Ni chân chánh, là Phật tử chân chánh chăng ?
Kính thắc mắc !
Chào gaiden, không phải vậy đâu !
Những vị có máu A Tu La thường họ không sợ chết, sẵn sàng chiến đấu "chết bỏ". Họ không phải là Phật tử chân chính hay Tăng Ni chân chính gì cả. Mà bởi vì họ kiên cố chấp Ngã _ một ý tưởng, lý tưởng đã hình thành trong đầu và ý tưởng, lý tưởng đó là mạng sống của họ; họ có thể chết, nhưng ý tưởng, lý tưởng thì quyết bảo vệ đến cùng.
Cụm từ "bể nát" mà Ngọc Quế nói là nói cái KIÊN CỐ CHẤP NGÃ đã bị "phân mảnh" như vầy :
http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/Toi2_zps26f4a22a.jpg
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/96-H%E1%BB%8Fi-v%E1%BB%81-quot-Hoa-khai-ki%E1%BA%BFn-Ph%E1%BA%ADt-ng%E1%BB%99-v%C3%B4-sanh-quot?p=2300&viewfull=1#post2300
chớ không phải nói bể nát cái xác thân tứ đại rỗng tuếch, hư huyễn này :
http://i1279.photobucket.com/albums/y521/muc_dong/be%20dau%202_zpsutdhlcja.jpg
Mến !
gaiden
12-14-2015, 07:11 AM
Dạ con cám ơn bác Ngọc Quế !
Xin cho con hỏi tiếp.
Con có nghe quý Thầy kể lại câu chuyện (hình như là tiền thân của đức Phật).
Từ vô lượng kiếp về trước (thời Phật quá khứ) có một thanh niên vì bất hiếu với mẹ nên khi chết phải bị đọa vào Địa ngục. Tại nơi ấy chàng A (tạm gọi như thế đi) phải đi chân trần trên mặt đất nóng bỏng, kéo cỗ xe nặng nề lên dốc đứng, hể ngừng lại nghỉ thở một phút giây thì liền bị quỷ sứ đét roi vào lưng, cây roi ấy lại có gai nhọn nữa, máu chảy đầm đìa rất thê thảm. Nơi đó cũng có nhiều tội nhân khác cũng phải chịu hình phạt tương tự, mà họ lại là người gầy ốm, già cả, tay chân run rẩy (có muốn cầm bát cơm ăn cũng còn khó hà huống chi kéo xe nặng) những người ấy té lên té xuống rất là tội nghiệp. Chàng A xúc động can ngăn quỷ sứ xin đừng đánh họ nữa mà hãy đánh chàng A, đừng bắt họ kéo xe nặng "để đó tui kéo cho !". Rồi chàng A phát nguyện : "Xin cho con lãnh hết những tội lỗi của những người này, xin hãy hành phạt một mình con !". Kỳ diệu thay, lời vừa thốt xong, tất cả tội nhân đều biến mất (đi đầu thai hết rồi) và bản thân chàng A cũng thoát ra khỏi cảnh Địa Ngục.
Con muốn hỏi, chuyện giả tưởng ấy có nên tin hay không ? Nếu ta tin, có bị xem là mê tín hay không ? Liệu Đà La Ni Tạng có "thò tay" vào những chuyện tương tự như thế hay không ?
Kính !
Ngọc Quế
12-14-2015, 11:57 AM
Dạ con cám ơn bác Ngọc Quế !
Xin cho con hỏi tiếp.
Con có nghe quý Thầy kể lại câu chuyện (hình như là tiền thân của đức Phật).
Từ vô lượng kiếp về trước (thời Phật quá khứ) có một thanh niên vì bất hiếu với mẹ nên khi chết phải bị đọa vào Địa ngục. Tại nơi ấy chàng A (tạm gọi như thế đi) phải đi chân trần trên mặt đất nóng bỏng, kéo cỗ xe nặng nề lên dốc đứng, hể ngừng lại nghỉ thở một phút giây thì liền bị quỷ sứ đét roi vào lưng, cây roi ấy lại có gai nhọn nữa, máu chảy đầm đìa rất thê thảm. Nơi đó cũng có nhiều tội nhân khác cũng phải chịu hình phạt tương tự, mà họ lại là người gầy ốm, già cả, tay chân run rẩy (có muốn cầm bát cơm ăn cũng còn khó hà huống chi kéo xe nặng) những người ấy té lên té xuống rất là tội nghiệp. Chàng A xúc động can ngăn quỷ sứ xin đừng đánh họ nữa mà hãy đánh chàng A, đừng bắt họ kéo xe nặng "để đó tui kéo cho !". Rồi chàng A phát nguyện : "Xin cho con lãnh hết những tội lỗi của những người này, xin hãy hành phạt một mình con !". Kỳ diệu thay, lời vừa thốt xong, tất cả tội nhân đều biến mất (đi đầu thai hết rồi) và bản thân chàng A cũng thoát ra khỏi cảnh Địa Ngục.
Con muốn hỏi, chuyện giả tưởng ấy có nên tin hay không ? Nếu ta tin, có bị xem là mê tín hay không ? Liệu Đà La Ni Tạng có "thò tay" vào những chuyện tương tự như thế hay không ?
Kính !
Chào bạn gaiden !
Câu chuyện ấy nhằm dạy cho ta rằng :
"Khi một người quên mình chỉ nghĩ đến giúp đở cho người khác thì có công đức rất lớn!"
Vì sao có công đức lớn ? Vì hành động này là "một bước" phá Ngã Chấp. Kẻ ích kỷ, chỉ nghĩ đến ta, cuộc sống của ta, quyền lợi của ta, thì sẽ mãi mãi "ôm cái ta" ấy mà trôi lăn trong lục đạo.
Cho nên bạn hãy tin rằng PHÁ NGÃ CHẤP, PHÁ PHÁP CHẤP LÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẠO PHẬT.
Còn câu chuyện trên chỉ nhằm chuyển tải lời khuyên dạy HÃY HƯỚNG CHÚNG SINH, đây là viên đá đầu tiên để xây nền móng "tòa nhà Giác Ngộ".
Về cụm từ "giả tưởng" mà bạn đã dùng riêng cho câu chuyện này, thì e rằng còn có điều "khập khiển" trong suy nghĩ.
Vì sao ? Vì thiệt tình mà nói, với đạo Phật (trên tinh thần PHÁ PHÁP CHẤP) thì "đâu có gì thiệt đâu", vạn pháp duy tâm tạo : tất cả nhà cửa núi sông cây cảnh đều chỉ là "phóng ảnh" của Ý thức mà thôi ! Khi chúng ta còn mê thì tất cả đều thiệt có, cũng như người nằm chiêm bao thì thấy thiệt có kẻ đang dí đuổi sau lưng mình, nào dè đâu "kẻ dí đuổi" ấy chính do ta tưởng tượng, phóng chiếu ra.
Câu chuyện mà bạn gọi là "giả tưởng", thiệt ra cũng đồng giá trị như "mấy ngàn năm văn hiến" của chúng ta vậy.
Có một Thiền sư đã nói :
"Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không !"
........
hoatihon
12-14-2015, 07:48 PM
Chàng A xúc động can ngăn quỷ sứ xin đừng đánh họ nữa mà hãy đánh chàng A, đừng bắt họ kéo xe nặng "để đó tui kéo cho !". Rồi chàng A phát nguyện : "Xin cho con lãnh hết những tội lỗi của những người này, xin hãy hành phạt một mình con !". Kỳ diệu thay, lời vừa thốt xong, tất cả tội nhân đều biến mất (đi đầu thai hết rồi) và bản thân chàng A cũng thoát ra khỏi cảnh Địa Ngục.
Gánh lấy đau khổ.
http://i1279.photobucket.com/albums/y521/muc_dong/ganh%20lay%20dau%20kho_zps3ikicqqp.jpg
Ngọc Quế
12-15-2015, 07:45 AM
Con muốn hỏi, chuyện giả tưởng ấy có nên tin hay không ? Nếu ta tin, có bị xem là mê tín hay không ?
Chào các bạn !
Đa số trong chúng ta đều tin đức Phật Thích Ca là "nhân vật lịch sử" nghĩa là THIỆT CÓ, rồi cũng thiệt có Tịnh Phạn Vương, thiệt có Hoàng Hậu Ma Da, thiệt có công chúa Da Du Đà la, .......v...v...
Chúng ta nào hay đâu, tất cả nhân vật lịch sử đều chỉ "thoáng hiện trong mơ", chẳng có gì thiệt cả, 2.600 năm chẳng là cái gì cả, giả sử cái vũ trụ này từ ngày hình thành đến nay là 1 tỷ năm thì cũng thế, chỉ là thời gian giả tưởng, nó cũng chẳng lâu dài gì hơn thời gian "khảy móng tay".
Vì lầm mê những cảnh trong mơ (đã vừa nói đoạn trên) là thật, để làm chuẩn so sánh với "câu chuyện chàng A", mà chúng ta gọi câu chuyện chàng A là hư cấu !
Đức Phật có ví dụ "dùng củi đốt củi" để rồi "tro tàn gió bay"; đây là Dĩ huyễn độ huyễn.
Mật Tông Tây Tạng có pháp quán tưởng Yidam (Bổn tôn):
http://www.buddhaweekly.com/wp-content/uploads/2013/06/Buddha-Weekly-1Green-tara-meditation-deity-yidam-protector-om-tare-tuttare-ture-svaha.jpg
Là những hình tượng mà ta tự chọn, khi quán tưởng thuần thục thì hình tượng giả tưởng ấy trở nên thật hiễn linh, và là phương tiện đưa hành giả "hội ngộ" Chân Như Tâm.
Như vậy, Ngọc Quế xin định nghĩa lại cụm từ "Mê tín" và "Chánh tín" :
_ Mê tín là tin những gì làm cho ta ngày càng u mê trong vòng Sanh Tử Luân Hồi !
_ Chánh tín là tin những gì giúp cho hành giả đi đến Giác Ngộ, vĩnh viễn thoát Luân Hồi trong Sanh Tử !
Mến !
Ngọc Quế
12-16-2015, 11:56 AM
Liệu Đà La Ni Tạng có "thò tay" vào những chuyện tương tự như thế hay không ?
Chào quý bạn, chào gaiden !
Kinh Kim Cang có câu "Như Lai giả thị chư pháp như nghĩa", N/Q xin cắt nghĩa "cương" như thế này :
Tất cả các pháp _ đồng nghĩa với "tất cả hiện tượng, sự vật" _ đều có cái gốc là Chân Như Tâm.
Nói như vậy hơi khó hiểu phải không các bạn ?
Xin mượn ví dụ này : mọi vật quanh ta đều là nguyên tử hết, mà nguyên tử thực chất là Không, cái Có trong nguyên tử là gì ? là NĂNG LƯỢNG !
Có Năng Lượng là có tất cả vũ trụ vạn hữu, Không Năng Lượng thì cũng không có vũ trụ vạn hữu.
Năng Lượng chính là sự sống của vũ trụ, là Bản thể của Sự Vật, là Sức Mạnh của Thể Báo Thân, có tiềm tàng trong tất cả mọi CÁI CÓ trong đó có chúng sinh.
Chúng sinh từ Không đến tạm Có, có bao giờ sống mà không có Năng Lượng không ? Nếu có cái gì tác động, chi phối được Năng Lượng này thì đó chính là Đà La Ni Tạng.
Thế đấy, Đà La Ni Tạng có mặt khắp nơi, trong mọi sự vật, tác động chi phối, điều hướng cho tất thảy chúng sinh để dìu chúng sinh từ Mê đến Giác, đây là "lập trình" viên mãn của Chân Như, chứ không chỉ "thò tay vào" rồi rút tay ra (như bạn tưởng).
Kính đáp !
gaiden
12-17-2015, 06:55 AM
Thế đấy, Đà La Ni Tạng có mặt khắp nơi, trong mọi sự vật, tác động chi phối, điều hướng cho tất thảy chúng sinh để dìu chúng sinh từ Mê đến Giác, đây là "lập trình" viên mãn của Chân Như, chứ không chỉ "thò tay vào" rồi rút tay ra (như bạn tưởng).
Kính đáp !
Kính bác Ngọc Quế !
Con vẫn chưa hiểu: Làm làm sao mà bao nhiêu chúng sinh tội khổ đang bị hành hình, bổng chốc được siêu sinh hết ?
Đà La Ni Tạng đã làm gì ? Can thiệp vào Nhân Quả được sao ?
Kính !
Ngọc Quế
12-17-2015, 10:08 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Con vẫn chưa hiểu: Làm làm sao mà bao nhiêu chúng sinh tội khổ đang bị hành hình, bổng chốc được siêu sinh hết ?
Đà La Ni Tạng đã làm gì ? Can thiệp vào Nhân Quả được sao ?
Kính !
Chào gaiden !
Bài trước Ngọc Quế có nói rồi, chính Đà La Ni Tạng là nguyên nhân của vầng hào quang (cái bóng) "ăn theo" mỗi cá thể.
Những tội nhân dưới Địa Ngục đều có "cái bóng" đen đục mờ câm.
Khi chàng A phát tâm CHỊU KHỔ THAY cho mọi người, quả là dũng cảm ghê gớm, lòng thương người (Bi Mẫn) đã dâng trào đến đỉnh điểm, điều này đã làm cho "cái bóng" của chàng A PHÁT SÁNG. Sự phát sáng này nó "tự động" có thể nói là do "lập trình" THU NHIẾP CHÚNG SINH của Đà La Ni Tạng.
Khi một người trong căn phòng tối "phát sáng" thì những người cùng phòng đương nhiên được sáng lây, có phải thế không, bạn nhỏ ?!
Người có hào quang sáng thì cảnh tối tăm (Địa Ngục) tự mất.
Sáu cõi (ba đường) chỉ là hiệu ứng bởi tâm ta. Tâm xấu ác thì hiệu ứng ra cảnh tai nạn khủng khiếp, hình phạt, tối tăm, đau khổ. Tâm lành thiện (hào quang sáng) thì phóng ảnh là cảnh an nhàn tốt đẹp.
Đây là "lập trình" THU NHIẾP CHÚNG SINH của Đà La Ni Tạng đã như thế.
Mến !
gaiden
12-18-2015, 08:06 AM
Kính bác Ngọc Quế ! Xin tha lỗi cho con nhiều chuyện.
_ Thưa bác, những bài trước bác đã nói chàng A hay bậc Giác Ngộ tự nguyện lãnh nghiệp thay thì người được lãnh nghiệp thoát nạn cũng như cất được gánh nặng nghìn cân trên lưng.
Thưa bác, vậy khi một người không thật tâm tu hành, đã mượn áo cà sa để kêu gọi mọi người cúng dường tịnh tài và vị giả tu ấy không phải vất vả mưu sinh nữa mà trở nên sung túc béo tròn. Xin cho con hỏi, người giả tu ấy có lãnh nghiệp thay cho Phật tử hay không ? Phật tử có được thay đổi "vầng hào quang" xấu ác của mình hay không ?
Kính !
Ngọc Quế
12-18-2015, 09:58 AM
Kính bác Ngọc Quế ! Xin tha lỗi cho con nhiều chuyện.
_ Thưa bác, những bài trước bác đã nói chàng A hay bậc Giác Ngộ tự nguyện lãnh nghiệp thay thì người được lãnh nghiệp thoát nạn cũng như cất được gánh nặng nghìn cân trên lưng.
Thưa bác, vậy khi một người không thật tâm tu hành, đã mượn áo cà sa để kêu gọi mọi người cúng dường tịnh tài và vị giả tu ấy không phải vất vả mưu sinh nữa mà trở nên sung túc béo tròn. Xin cho con hỏi, người giả tu ấy có lãnh nghiệp thay cho Phật tử hay không ? Phật tử có được thay đổi "vầng hào quang" xấu ác của mình hay không ?
Kính !
Cám ơn bạn gaiden đã hỏi !
Trước tiên xin mời các bạn đọc lại trích đoạn này trong Kinh Vị Tằng Hữu Thuýêt Nhân Duyên :
Khi ấy, vua Ba Tư Nặc và bà Đại Phu nhân hễ lúc ra vào đi đến, cũng thường sai bốn người sức lực rất mạnh tên là Phiến Đề La; sai bốn người này khiêng kiệu cho Hoàng hậu. Hoàng hậu ngồi trên kiệu bằng thất bảo để ở ngoài Tinh xá Kỳ Hoàn, bảo các người Huỳnh môn canh gác, các người Huỳnh môn giao lại cho bốn người Phiến Đề La còn mình thì đến chỗ Phật nghe pháp. Bọn Phiến Đề La đều nằm dưới kệ ngủ mê không hay chi cả, lúc đó có kẻ hung nhân trộm lấy ngọc ma ni châu trên kiệu báu của hoàng hậu.
Khi ấy, các người Huỳnh môn tạm ra xem kiệu nhưng không thấy bảo châu, trong lòng kinh hãi sợ Hoàng hậu quở trách, liền bảo bốn người Thạch nữ rằng: "Ta sai các ngươi coi chừng kiệu cớ sao trộm lấy ngọc bảo châu". Trong bốn người thưa rằng: "Thật chúng tôi không thấy". Huỳnh môn nổi giận lấy roi đánh các người Thạch nữ đau nhức thấu xương, trong đó có một người Thạch nữ biết mình không có trộm mà chịu oan bèn bỏ tuôn chạy xen vào Tinh xá la to kêu oan. Mọi người nghe nhưng không biết việc chi.
Phật bảo A Nan: "Ngươi hãy đi đến chỗ các người Huỳnh môn kia, bảo đừng đánh oan cho người vô tội. Vì sao thế? Vì bốn người Thạch nữ ấy chính là thầy đời trước của Hoàng hậu. Chúng đã là kẻ vô tội, vì sao bị đánh đập; đó là tự gây nhân duyên nghiệp ác cho đời sau". Bấy giờ Hoàng hậu nghe Phật nói lời ấy rồi, liền đứng dậy cung kỉnh chắp tay bạch Phật rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Như lời Thế Tôn nói té ra bốn người Thạch nữ khiêng kiệu cho con đây, chính là thầy đời trước của con. Nhưng vì con mê muội nên không rõ, cúi xin Thế Tôn giải bày những nhân duyên ấy, cho các người trong hội đây đều được nghe biết?". Phật bảo: "Hoàng hậu kêu các người Thạch nữ đến trước Thế Tôn để Ta nghiệm xét chỗ hư thật".
Hoàng hậu vâng mạng liền sai Huỳnh môn bắt hết đem đến; khi ấy bốn người Thạch nữ vừa trông thấy Phật cúi đầu rơi lụy, quỳ gối chắp tay, Bạch Thế Tôn rằng: Thật con không có trộm lấy ngọc châu, nhưng không biết vì lẽ gì bắt oan tội ấy, đánh đập làm thân thể con tan nát". Đức Thế Tôn đáp: "Tội nghiệp nhân duyên tự thân mình gây tạo ra, chớ không phải cha mẹ làm tội".
Bấy giờ, cả chúng Bồ Tát vô lượng ức người, ở trên hư không trong tâm đều vui mừng, rải các hoa hương tươi đẹp vô cùng, để xông sạch các uế trược trần lao cho chúng sanh. Thiên vương ở cõi trời Tự Tại cũng rất vui mừng, ở trên không và ngàn ức chúng đều hết lòng cung kính rải các diệu y; các trời Phạm Thiên lặng lẽ, lấy làm quý lạ, đồng nhất tâm tự quy. Các vị Tiên nữ tư dung tươi đẹp vô cùng, đánh các thứ kỹ nhạc, trăm ức triệu người cũng lại làm lễ. Cả thảy đều diễn ra những lời tuồng như quyến thuộc của Đức Thế Tôn ngồi khắp cõi Phật. Những hào quang tỏa đều chiếu các cõi; bao nhiêu triệu ức thân, bao nhiêu hào quang nhu nhuyến, bao nhiêu pháp giới không có chỗ nào mà không thông suốt cả, Đức Như Lai là bậc chí chơn, mỗi một chân lông phóng ra một tia hào quang. Hào quang ấy sáng tỏ diệt hết những trần cấu của chúng sanh, những bụi trần ở các cõi nước, còn có thể đếm số được mà số người trong chúng hội đây không thể đếm được.
Có khi thấy thân Phật, các tướng nhiệm mầu mà cũng như thấy các vị Chuyển Luân đi lại các nước làm những việc cao thượng, rất tốt tuyệt vời, hoặc có người thấy các vị Thánh nhân, hoặc thấy các vị Đại Thần lớn ở cõi trời Đâu Suất hiện xuống mẫu thai, rồi lại sanh ra; tuy ở trong thai cũng hiện ra vô số ức cõi nước, hễ Ngài sanh ra chỗ nào thì chỗ ấy hiện thành cõi Phật. Cái bổn nguyện của bậc Đại sư là vì chúng sanh mà phải xuất gia tu thành Phật đạo, thành bậc tối Chánh Giác, vận chuyển pháp luân, hiện ra các cõi Phật, vô số ức cõi vì cũng như thầy huyễn sư, học giỏi nghề chú thuật, tùy theo thọ mạng đến đâu hiện ra vô số pháp; chỗ trí tuệ tu học của Đức Thế Tôn cũng như vậy.
Là vì chúng sanh nên phải xuất gia, ở trong cảnh rỗng rang vắng lặng, vẫn là vô tướng, các pháp bình đẳng, cũng như hư không; giáo giới của Phật rất lợi ích. Vốn ở trong chỗ không mà hiện ra chỗ có, rất nhiệm mầu. Phật đi đến chỗ nào thì chỗ ấy được yên ổn, đó đều là tự nhiên thương xót chúng sanh; nên nói ra kinh điển là tướng của tất cả pháp nhưng thấy cái tướng của tất cả pháp đều bình đẳng đệ nhất vô tướng, các nghĩa của Thế Tôn theo chỗ Thánh huệ của Ngài, đều bỏ các hình tướng hữu tướng và vô tưởng, rõ các hình tướng đều bình đẳng, mau được thành tựu ngồi ở trước mọi người diễn ra những tiếng tăm như vậy, triệu ức vô cùng lời nhân từ hòa nhã, ở đời thì hàng phục các loài ma Thiên nữ.
Do Ngài biết trong chúng hội chí chơn vắng lặng, như mặt trăng sáng tỏ, chiếu diễn ra bao nhiêu phẩm; thời các hàng Phật tử tu tập theo, sự nghiệp của bậc Đại thừa thì cần nêu ra làm các công quân sự nghiệp cho mọi nhà, để ai nấy được thấy điềm lành đem đến, trong tâm rất vui mừng, Thánh huệ của bậc Đại nhân, ca tụng vang rền từ trên trời rơi xuống; những người làm lành hay làm ác đến khi thọ báo cũng có khổ có vui, như vang dội tiếng, cũng như tham lợi hiện tiền tâm làm việc tà siểm, không biết có đời sau, nhiều kiếp chịu khổ. Vả luận ác từ nơi tâm sanh ra, trở lại hại mình, cũng sắt sanh ra sét, sét tự tiêu mòn hình thể của sắt.
Bấy giờ, vua lại vòng tay bạch Phật: "Bạch Đức Thế Tôn, từ trước đến nay, thuyết pháp đều có nhân duyên. Nay bốn người Thạch nữ đây, bổn nguyện đời trước có nhân duyên gì? Xin Phật vì con và đại chúng giải nói để khai ngộ cho kẻ mờ ám được hiểu, thêm nhiều lợi ích và mọi người được nhờ cậy".
Ngọc Quế
12-18-2015, 10:04 AM
Phật bảo vua rằng: "Muốn nghe rất hay, hãy để lòng lóng nghe Ta vì ngươi chỉ vẻ nói cho".
Phật lại nghĩ rằng: "Trong Chánh pháp của Ta có các thầy Tỳ - kheo, lời nói, việc làm, không giống nhau, ý nghĩ miệng nói trái nhau. Song cũng xuất gia học đạo, hoặc vì lợi dưỡng, tiền tài ẩm thực; hoặc vì tiếng khen và muốn đông nhiều bà con; hoặc có người nhàm chán pháp vì Vua sai khiến mà đi xuất gia học đạo; chớ không có tâm cầu ba pháp môn giải thoát để khỏi cái khổ trong ba cõi; đem tâm bất tịnh thọ cúng dường; không biết rằng đời sau nhiều kiếp chịu khổ đền bù nợ trước; vì những lẽ ấy đâu không nói sao được".
Phật bảo vua rằng: "Ta nhớ hồi quá khứ từ vô số kiếp có một nước lớn tên là Bùi Phiến Xà, có một nữ nhân tên là Đề Vi cũng là giòng giống Bà-la-môn; chồng chết ở góa, nhà rất giàu mà không con cái, lại không cha mẹ, côi cút quạnh hiu không ai nhờ cậy. Theo phép Bà-la-môn: nếu việc chi không được như ý liền sanh ra sự thiêu thân".
Các thầy Bà-la-môn thường thường rủ nhau đi đến nhà Đề Vi mà giáo hóa rằng: "Các việc khổ đời nay đâu không bởi tội nghiệp đời trước của ngươi. Sao gọi là tội? Nghĩa là bởi không cung kỉnh các thầy Bà-la-môn; không hiếu thuận cha mẹ, chồng con; lại không có từ tâm nuôi dưỡng con cái; những tội như thế nên đời nay côi quạnh chịu khổ. Ngươi nay nếu không tu phước cho hết tội thì đời sau chịu khổ đến nỗi đọa vào địa ngục; đương khi đó làm sao ăn năn cho kịp".
Bà Đề Vi hỏi rằng: "Phải làm phước gì được hết tội cho ư?".
Các thầy Bà-la-môn nói rằng: "Muốn hết tội có hai cách. Một là: người tội nhẹ thì tự tay gội đầu, lấy nước thơm tắm gội rồi vào trong Thiên Miếu sám hối từ tạ với trời Na La Diên; thỉnh đủ một trăm thầy Bà-la-môn thiết đãi ăn uống, ăn uống xong rồi lại dùng một trăm con bò cái mới đẻ con mà dâng cúng cho các thầy Bà-la-môn vậy sau sẽ hết tội. Sở dĩ vì sao? Vì các thầy Bà-la-môn là người tịnh tu phạm hạnh, không ăn tửu nhục, hành, tỏi... ngũ vị tân, chỉ dùng sữa bò để làm thức ăn, khiến nhà thí chủ đàn việt hết tội sanh phước, đời đời sanh ra sở nguyện tùng tâm.
Như người nay tội nặng phải lấy tất cả đồ quý báu chỗ có trong nhà mà cúng thí cho năm trăm thầy Bà-la-môn. Các thầy Bà-la-môn đặng của cúng thí rồi sẽ vì đó mà chú nguyện khiến cho đời sau thường đặng giàu to. Hai là: người nào muốn hết tội nặng thì nên đến bên sông Hằng, chất củi tự thiêu; các thầy Bà-la-môn sẽ lại chú nguyện, khiến cho đời trước người chỗ tạo tất cả tội nặng nhẹ, đồng thời tiêu hết, đời sau sanh ra không còn cái khổ sống lâu không lường, khoái lạc không cùng, cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái vui vầy sum họp".
Khi ấy bà Đề Vi liền ưng thuận, theo quyết định nhất tâm sẽ tự thiêu thân, bèn sai tôi tớ trong nhà đem mười cỗ xe vào trong núi đốn củi để làm phép thiêu thân.
Khi bấy giờ, trong nước có một vị Đạo nhân tên là Bát Đề Bà tinh tấn trì giới, đa văn trí huệ thường đem từ tâm giáo hóa thiên hạ khiến ai ai cũng cải tà quy chánh, bỏ dữ làm lành. Ngài nghe đồn bà Đề Vi muốn tự thiêu thân sanh lòng thương xót, đi đến chỗ kia hỏi bà Đề Vi rằng: "Sắm sẵn củi lửa muốn làm việc gì?".
Bà Đề Vi đáp rằng: "Muốn tự thiêu thân để diệt hết tội khổ". Biện Tài nói rằng: "Tội nghiệp đời trước tùy theo tinh thần không theo với thân, thiêu thân chịu khổ mà nào được hết tội".
Luận như người họa phúc từ tâm mà có; hễ tâm niệm thiện, hưởng cái quả báo thiện; hễ tâm niệm ác, thì chịu cái quả báo ác, tâm niệm khổ vui, thì chịu cái quả báo khổ vui. Ví như người chết đói thời làm quỷ đói; người chết khổ não thì chịu cái quả báo khổ não; người chết hoan hỷ thì chịu cái quả báo hoan hỷ; an ổn khoái lạc quả báo cũng như vậy. Ngươi nay làm sao ở trong vòng khổ não, mà muốn hết tội, mong được cái quả báo lành. Rất là vô lý? Thôi! Đừng làm tốt hơn!
Lại này nữa Đề Vi, như người bệnh khổ trong khi bị khổ ép bức, nếu có người ác đi đến chỗ đó mắng nhiếc người bệnh, rồi lấy tay xách lỗ tai. Vậy đối với ý ngươi nghĩ sao? Người bệnh lúc ấy, dù có thiện tâm, nhưng khỏi buồn giận chăng?".
Đề Vi đáp rằng:"Người bệnh khổ kia lúc chưa thấy ai, còn ôm lòng buồn rầu, huống chi bị xách lỗ tai, mà hòng không giận".
Biện Tài đáp rằng: "Người nay cũng như vậy. Vì tội đời trước nên nay phải cùng khổ quạnh hiu thường ôm lòng lo buồn, lại muốn đốt thân, lìa khỏi sự buồn khổ, đâu có thể được ư? Ví như người bệnh khổ, bị người mắng nhiếc thì càng thêm khổ não, trăm ngàn vạn bội. Huống chi là khi thiêu thân, lửa dữ bốc cháy, thân thể cháy tiêu, trong khi hơi thở chưa dứt, tâm chưa hư hoại; đương khi thân tâm bị đốt đó, thần thức chưa lìa, cho nên chịu khổ não tâm buồn phiền muộn, từ đó mạng chung, sanh trong địa ngục, chịu cái khổ trong địa ngục, càng thêm thảm kịch, gấp trăm ngàn vạn phần cầu ra không khỏi; huống chi là muốn thiêu thân để cầu lìa hết khổ?!
Lại nữa này Đề Vi, thí như con trâu kéo xe nhàm chán sự mệt nhọc, muốn phá cho hư xe nhưng xe trước nếu hoại thì xe kết sau đó lại tròng ách vào cổ, vì tội trâu chưa hết. Ngươi nay cũng lại như vậy. Dù cho thiêu hoại trăm ngàn muôn thân, song tội nghiệp nhân duyên tiếp nhau không dứt. Ví như những người ở trong địa ngục A Tỳ bị thiêu đốt, trong một ngày tám muôn lần chết, tám muôn lần sống, trải qua một kiếp rồi, tội kia mới hết. Huống chi ngươi nay mà đốt thân một lần, mà muốn cầu hết tội, đâu lý đặng ư?".
Khi bấy giờ, Biện Tài mỗi món nhân duyên vì nói Chánh pháp. Đề Vi nữ nhân, tâm ý mở tỏ, liền đổi chí nguyện hết nghĩ thiêu thân, thưa với ông Biện Tài rằng: "Vậy con phải làm phương pháp gì mới hết tội?". Ông Biện Tài đáp rằng: "Tâm trước tạo ác ví như đám mây che phủ mặt trăng tâm sau khởi thiện, thì cũng như cây đuốc sáng, làm cho tiêu hết bóng tối. Ngươi nay may có cái ý muốn hết tội, thì sẽ có phương tiện, nay có thể khiến cho ngươi, không tốn một đồng tiền, nhẫn đến không bị một chút khổ, diệt hết tội khổ, hiện đời được yên ổn, đời sau sanh ra chỗ nào, thì thiện nguyện tùng tâm".
Ngọc Quế
12-18-2015, 10:14 AM
.............
.............
.............
.............
Khi bấy giờ, trong nước bỗng gặp gạo mắc, nhân dân đói khát, khi đó có năm vị Tỳ - kheo, lười biếng giải đãi, không tham học hỏi giáo lý, kinh luật, lại không chuyên tu, trì giới, tinh tấn, nên người đời khinh dể không cúng dường, nghèo cùng khốn khổ không có kế gì sống được. Năm người bàn rằng: "Vả luận người ta mưu sống, tùy thời thay đổi hình dạng, mạng người rất chí trọng, không lẽ chịu chết". Mỗi người đều đi xin, sắm được tọa cụ, giường dây, tìm chỗ đồng trống quét dọn sạch sẽ, rải hoa, treo tràng phan rực rỡ y theo thứ lớp mà ngồi; ngoài thân giả bộ như thiên tướng, trong tâm thì tà trược. Người đời trông thấy đó tưởng là Thánh nhân, đem đến cúng dường trăm thứ đồ ăn uống, xúm lại cúng dường; thế là năm người no đủ có dư.
Khi bấy giờ, bà Đề Vi nghe việc ấy rồi liền sai người dọ hỏi. Người đi dọ tin rồi về thưa rằng: "Có năm vị Thánh nhân ngồi riêng trong núi, người ta xúm lại hầu hạ như hầu hạ vị Thiên thần".
Đề Vi nghe rồi, trong tâm rất hoan hỷ, mà tự mừng rằng:"Nguyện ta đã mãn vậy". Đoạn sáng mai sai người sắm sửa bảo xa, hương hoa kỹ nhạc, trăm thứ thức ăn đi đến chỗ năm thầy Tỳ - kheo.
Đề Vi đến đó rồi làm lễ hỏi han, thiết đãi cúng dường; ăn uống xong. Đề Vi và quyến thuộc cung kính chắp tay thưa với năm thầy Tỳ - kheo rằng: "Đức thầy rất lớn, bậc Vô thượng phước điền chúng sanh nhờ cậy, không dám tự khinh; theo ý ngu kẻ Đệ tử này muốn thỉnh Tôn linh, quang lâm đến bần xá, để tỏ chút lòng thành cúi xin thương xót, giúp kẻ quần sanh; đệ tử cũng có vườn cây thanh tịnh, suối trong ao tắm, đẹp đẽ tươi sáng".
Bà Đề Vi và cả quyến thuộc, cúi đầu đôi ba lần cầu thỉnh. Khi ấy năm thầy Tỳ - kheo biết bà chí thành mới hứa chịu đó. Đề Vi hoan hỷ từ tạ trở về nhà, sai người chưng dọn xe báu, đến rước năm thầy Tỳ - kheo về nhà để cúng dường. Nữ nhân Đề Vi có vườn cây tốt đẹp, cách nhà không bao xa. Miếng vườn kia vuông vức được mười mẫu, trong đó có suối trong, ao tắm hoa thơm quả lạ, lại có những thứ chim rất đẹp như là: chim Giao tịnh, chim Oan ương; ở trong phòng kia dựng lập phòng nhà, xây đắp bằng bảy báu, trong phòng nhà kia sắm đủ giường nằm chiếu nệm và những tọa cụ tốt đẹp, thơm sạch bậc nhất, rồi mời thầy Tỳ - kheo về ở trong đó. Nữ nhân Đề Vi trọn đời cung cấp phụng sự, mùa nào thức nấy đồ ăn uống, thuốc thang cúng dường hầu hạ không sái thời giờ.
Khi ấy, năm thầy Tỳ - kheo đã được chủ nhân ân hậu cúng dường, an ổn sung sướng mà tự nghĩ rằng: "Có gì yên ổn cho bằng. Luận như người sanh ra ở đời phải dùng đủ thứ phương thế tìm kiếm tiền của để giúp cơn nghèo ngặt; tuy đặng như ý nhưng cũng không bằng bọn chúng ta, đã chẳng nhọc thân mà lại được hưởng phước lộc, đâu không nhờ sức trí huệ đó hay sao?"(1)
Năm thầy Tỳ - kheo kia xét thấy chủ nhân hết lòng trọng đãi, mới cùng nhau bàn rằng:"Tuy đặng chủ nhân tùy nghi cúng dường mỗi ngày giàu to nhưng tính đến năm nghèo như cái năm đói rét, thì không có thể giúp cho người được giàu vui; vậy bọn ta phải ra phương tiện để tìm kiếm tiền của, dành dụm thời sau mà hưởng cái sự vui ngũ dục".
Bàn như thế rồi, liền cùng nhau thay đổi, sai một người đi dạo trong các làng xóm, rao nói với các người, xướng cái lời như thế này:
"Bốn thầy Tỳ - kheo kia, yên ở một chỗ vắng lặng giữ gìn giới cấm dứt hẳn rượu thịt, không ăn hành tỏi đáng bậc phạm hạnh; tu thiền chỉ quán chứng nghiệp vô lậu; tu hành không bao lâu sẽ thành quả A la hán, thật là bậc Vô thượng phước điền trong thiên hạ".
Những người nghe lời ấy rồi, đua nhau xúm lại mang đến đủ thứ tiền tài ẩm thực, cung kính cúng dường, như thế nhiều năm. Còn nữ nhân Đề Vi một lòng kính tin, cứ việc tùy nghi cúng dường hoan hỷ không chán. Mãn kiếp trọn đời được sanh lên cõi trời Hóa Lạc.
Còn năm vị Tỳ - kheo kia, chuyên làm việc xảo ngụy, vì tâm tà trược, nên khi phước hết mạng chung, sanh vào đại ngục; tám nghìn ức kiếp chịu cái quả báo rất khổ. Tội địa ngục hết rồi phải chịu thân ngạ quỷ, ly mỵ, vọng lượng, lần lựa như thế trải qua tám nghìn kiếp; tội ngạ quỷ hết rồi, lại chịu cái thân lục súc sanh, để đền trả của cúng dường đời trước cho chủ nhân.
Nhân duyên nghiệp báo, hoặc làm lạc đà, lừa, trâu, ngựa, tùy theo chủ nhân chỗ thọ phước gì thì thường đem sức mạnh để đền trả cho chủ nhân, lần lựa như thế cũng đến tám nghìn đời; tội súc sanh hết rồi tuy đặng thân người, nhưng các căn ám độn, nam cũng không phải nam, nữ cũng không phải nữ, gọi đó là Thạch nữ: Từ đây sắp về sau, trải qua trong tám nghìn năm, thường đem sức mạnh đền trả cho chủ nhân, đến nay chưa hết.
Phật bảo vua rằng: "Đề Vi khi đó là Hoàng hậu đây vậy. Ông Biện Tài khi đó là Mục Liên đây vậy. Còn năm thầy Tỳ - kheo, tức là năm người bọn Phiến Đề La theo hầu hạ khiêng kiệu cho bà Hoàng hậu hôm nay đây".
Vua bạch Phật rằng: "Theo như lời của Đức Thế Tôn nói thì nhơn có năm người, mà nay thì chỉ thấy có bốn người khiêng kiệu còn một người nữa ở chỗ nào.
Phật bảo vua rằng: "Còn một người nữa, người ấy thường ở trong cung quét dọn cầu xí, tức là người đổ phân đó vậy".
Hoàng hậu nghe rồi rùng mỉnh rởn ốc, ôm lòng kinh sợ, liền đứng dậy làm lễ Phật, đứng hầu chắp tay mà bạch Phật rằng: "Thưa Đức Thế Tôn! Như lời của Đức Thế Tôn nói, té ra bọn Phiến Đề la là nhân duyên thầy của con đời trước, lòng con thiệt rất lo sợ, sợ là sợ phạm tội nghịch. Sở dĩ vì sao? Vì luận người là bậc thầy, thì phải cung kỉnh đầu đội lễ bái mới phải lẽ vậy. Mà nay trở lại sai khiêng kiệu không khác gì trâu ngựa. Vì nhân duyên đó nên lòng con rất lo sợ, cúi xin Phật thương xót dạy con sám hối".
Ngọc Quế
12-19-2015, 07:41 AM
Thưa bác, vậy khi một người không thật tâm tu hành, đã mượn áo cà sa để kêu gọi mọi người cúng dường tịnh tài và vị giả tu ấy không phải vất vả mưu sinh nữa mà trở nên sung túc béo tròn. Xin cho con hỏi, người giả tu ấy có lãnh nghiệp thay cho Phật tử hay không ? Phật tử có được thay đổi "vầng hào quang" xấu ác của mình hay không ?
"Còn năm vị Tỳ - kheo kia, chuyên làm việc xảo ngụy, vì tâm tà trược, nên khi phước hết mạng chung, sanh vào đại ngục; tám nghìn ức kiếp chịu cái quả báo rất khổ. Tội địa ngục hết rồi phải chịu thân ngạ quỷ, ly mỵ, vọng lượng, lần lựa như thế trải qua tám nghìn kiếp; tội ngạ quỷ hết rồi, lại chịu cái thân lục súc sanh, để đền trả của cúng dường đời trước cho chủ nhân.
Nhân duyên nghiệp báo, hoặc làm lạc đà, lừa, trâu, ngựa, tùy theo chủ nhân chỗ thọ phước gì thì thường đem sức mạnh để đền trả cho chủ nhân, lần lựa như thế cũng đến tám nghìn đời; tội súc sanh hết rồi tuy đặng thân người, nhưng các căn ám độn, nam cũng không phải nam, nữ cũng không phải nữ, gọi đó là Thạch nữ: Từ đây sắp về sau, trải qua trong tám nghìn năm, thường đem sức mạnh đền trả cho chủ nhân, đến nay chưa hết".
Đọc đoạn này rồi thì gaiden không phải thắc mắc nữa "người giả tu ấy có lãnh nghiệp thay cho Phật tử hay không ? " chứ gì !
Còn kết quả của người cúng dường là gì ?
Còn nữ nhân Đề Vi một lòng kính tin, cứ việc tùy nghi cúng dường hoan hỷ không chán. Mãn kiếp trọn đời được sanh lên cõi trời Hóa Lạc.
............
...........
...........
Phật bảo Hoàng hậu rằng: "Bởi Hoàng hậu có phước đức, vốn không có tội lỗi cớ sao nghi sợ. Chúng sanh tánh khác, hạnh nghiệp không giống nhau, làm lành thì hưởng phước, làm ác thọ tai ương. Hoàng hậu đời trước nhất tâm thanh tịnh tin ưa làm phước, nhân duyên phước đức như thế, bởi bao nhiêu đời trước sanh ra thường gặp Minh sư, tin thọ lời giáo huấn, gặp lành làm lành gặp phước làm phước, cho đến ngày nay hưởng phước tự nhiên gặp Phật ra đời, là vì nhờ phước đức nhân duyên đời trước. Lại nghe Chánh pháp như thuyết tu hành, do nhân duyên đó nên không có tội lỗi chi.
Thưa bạn gaiden ! Tất cả việc lành thiện mà ta làm (kể cả trong ý nghĩ) cũng đều làm thay đổi vầng hào quang xấu ác thành ra sáng sủa để dệt nên thiện quả cho ta, điều đó thì chắn chắn như vậy.
Các bạn cũng thấy rồi đó, tịnh tài của tín chủ cúng dường nó mang theo nghiệp tội lớn nhỏ của tín chủ nếu là bậc Chân tu thì rất cẫn trọng trong việc nhận cúng dường (Bát cơm tín chủ biết bao công, đức hạnh đầy vơi tự xét lòng) ngoại trừ bậc Đại Giác Ngộ muốn LÃNH NGHIỆP THAY cho Phật tử.
Ngọc Quế xin kính mời các bạn đọc lại chuyện này trong Truyện cổ Phật Giáo :
Thời Phật tại thế, trong hàng đệ tử có nhóm Lục quần Tỷ khiêu thường hay khen chê thức ăn do tín thí cúng dàng. Một hôm, vì muốn cảnh tỉnh sáu vị Tỷ khiêu ấy, nhân lúc họ đang đứng trên bờ sông, Phật dạy Tôn giả A Nan đem y cà sa của Ngài ra giặt.
Tôn giả A Nan vâng lời mang cà sa xuống sông. Nhưng kỳ lạ thay, khi bỏ chiếc y xuống nước thì nó không chìm, cứ nổi lên. A Nan tìm đủ mọi cách, thậm chí lấy đá tảng đè lên nhưng cà sa vẫn không chịu chìm. Thấy lạ, Tôn giả A Nan liền hỏi Phật nguyên do. Phật dạy: “Hãy đi lấy hạt cơm còn dính trong bình bát bỏ lên xem sao”. A Nan liền đi lấy một hạt cơm còn sót lại trong bình bát bỏ lên chiếc y, quả nhiên cà sa từ từ chìm xuống nước.
Nhóm Lục quần Tỷ khiêu vô cùng ngạc nhiên trước hiện tượng lạ lùng này, liền hỏi Phật nguyên nhân. Phật đáp: "Mỗi hạt cơm của tín thí cúng dàng nặng như núi Tu Di. Do đó, nếu thọ nhận của cúng dàng mà không tu hành đắc đạo thì sẽ mang nợ…”.
Từ đó về sau, sáu vị Tỷ khiêu này không còn khen chê ngon dở.
Ngọc Quế
12-20-2015, 08:36 AM
Kính thưa quý đạo hữu !
Sẵn đang nói về LÃNH NGHIỆP THAY, có một vấn đề mà bạn gaiden không nghĩ tới, không hỏi; vậy Ngọc Quế xin mạn phép hỏi bạn gaiden và quý bạn:
_ Những Phật tử có duyên may được gặp, theo học với vị Đại Giác Ngộ mà thấy vị Đại Giác Ngộ có hành động BẤT THƯỜNG gây bất mãn cho bạn, thì bạn sẽ phản ứng ra sao ?
1. Nghỉ tu, sống buông thả ?
2. Quay lại nói xấu Thầy ?
3. Không theo vị ấy nữa, đi tìm Thầy khác ?
gaiden
12-20-2015, 11:51 AM
Kính thưa quý đạo hữu !
Sẵn đang nói về LÃNH NGHIỆP THAY, có một vấn đề mà bạn gaiden không nghĩ tới, không hỏi; vậy Ngọc Quế xin mạn phép hỏi bạn gaiden và quý bạn:
_ Những Phật tử có duyên may được gặp, theo học với vị Đại Giác Ngộ mà thấy vị Đại Giác Ngộ có hành động BẤT THƯỜNG gây bất mãn cho bạn, thì bạn sẽ phản ứng ra sao ?
1. Nghỉ tu, sống buông thả ?
2. Quay lại nói xấu Thầy ?
3. Không theo vị ấy nữa, đi tìm Thầy khác ?
Kính bác Ngọc Quế !
Thưa, con không có (chưa có) duyên may gặp được vị Đại Giác Ngộ. Nếu con có đại duyên được gặp thì con sẽ "đội lên đầu" sẵn sàng vượt qua mọi chướng ngại để đi theo Ngài, làm những gì Ngài dạy. Con không nghĩ rằng một vị Đại Giác Ngộ lại có thể làm trái ngược với Kinh sách Phật, cho nên với 3 câu hỏi trên con thật khó trả lời.
Kính !
hoangtri
12-21-2015, 07:05 AM
Kính thưa quý đạo hữu !
Sẵn đang nói về LÃNH NGHIỆP THAY, có một vấn đề mà bạn gaiden không nghĩ tới, không hỏi; vậy Ngọc Quế xin mạn phép hỏi bạn gaiden và quý bạn:
_ Những Phật tử có duyên may được gặp, theo học với vị Đại Giác Ngộ mà thấy vị Đại Giác Ngộ có hành động BẤT THƯỜNG gây bất mãn cho bạn, thì bạn sẽ phản ứng ra sao ?
1. Nghỉ tu, sống buông thả ?
2. Quay lại nói xấu Thầy ?
3. Không theo vị ấy nữa, đi tìm Thầy khác ?
Kính bác Ngọc Quế ! Kính các trưởng bối, kính bạn gaiden !
Con xin đóng góp một câu chuyện có thật _ sử sách ghi chép đầy đủ :
Định Mệnh của Mila Thopaga (Milarepa) là một thứ định mệnh Đại Hạnh, nhưng quá khốc liệt khắt khe. Cuối cùng Mila Thopaga đã gặp được Đạo sư định mệnh của mình: Đại Dịch giả Marpa, tổ sư khai sáng tông phái Bkarh-gyudpa của Phật giáo Tây Tạng. Sau tám lần được bậc Đạo sư ném tận cùng đáy sâu hố thẳm tuyệt vọng, Mila Thopaga đã được thanh thần tẩy thể, gột sạch ác nghiệp và thọ lãnh tất cả những Giáo lý Tối mật của tông phái này
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/51-Milarepa-_-Con-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-si%C3%AAu-vi%E1%BB%87t
Milarepa (Mi) một phù thủy đã làm phép giông bảo để trả thù (bị gia đình người chú sang đoạt gia tài và đối xử bất công) hậu quả của giông bảo là mùa màng mất trắng, gia súc và nhiều loại "phi cầm tẩu thú" bị cuốn trôi. Sau đó Mi hối hận không luỵên pháp thuật nữa mà đi tìm Chánh Pháp Phật giáo. May mắn thay, Mi được mách bảo về Ngài Marpa _ một Đại Sư đã lặn lội qua Ấn độ để thụ giáo với Ngài Tilopa _ một vị Tổ Mật Tông.
Ngài Marpa thu nhận Mi nhưng không dạy gì hết, không cho dự thính những buổi thuyết giảng đạo lý Phật pháp, lại còn bị "đì", bắt vác đá xây nhà, trải bao nhọc nhằn gian khổ mới hoàn thành được căn nhà đá, thì lại bị Sư Phụ bắt tháo dở ra làm lại (vì một lý do bâng quơ nào đó) rất nhiều lần, đến độ tấm lưng thường vác đá nặng đã lở lói, sinh dòi mà vẫn chưa thôi được.
Chính bà vợ (trợ lý) của Ngài Marpa còn không hiểu nổi, vì sao một bậc Giác Ngộ lại tàn ác đối xử bất công với Mi đến thế ?
Kính quý đạo hữu ! Chúng ta thường nghĩ rằng đạo Phật rất Từ Bi, rất Công Bằng; vậy mà vị Đại sư này có công bằng từ bi gì đâu ?! Chúng ta được dạy rằng học Phật thì không Sân, mà vị Đạo sư này hở ra là đấm là đá là quát tháo ầm ầm. Vậy vị Đạo Sư này có đạo lý gì đâu ?!
Nhưng cuối cùng, Mi lại thành tựu vĩ đại : THÀNH ĐẠO HOÀN TOÀN TRONG HIỆN KIẾP
caydendau
12-22-2015, 07:56 AM
Kính quý trưởng bối ! Kính bác Ngọc Quế !
Con không thể trả lời trực tiếp (vì nơi đó không cho con trả lời) nên con đành đăng bài ở đây :
Kính thưa quý đạo hữu !
Sẵn đang nói về LÃNH NGHIỆP THAY, có một vấn đề mà bạn gaiden không nghĩ tới, không hỏi; vậy Ngọc Quế xin mạn phép hỏi bạn gaiden và quý bạn:
_ Những Phật tử có duyên may được gặp, theo học với vị Đại Giác Ngộ mà thấy vị Đại Giác Ngộ có hành động BẤT THƯỜNG gây bất mãn cho bạn, thì bạn sẽ phản ứng ra sao ?
1. Nghỉ tu, sống buông thả ?
2. Quay lại nói xấu Thầy ?
3. Không theo vị ấy nữa, đi tìm Thầy khác ?
Trong 84 vị Đại Thành Tựu đã có câu chuyện này :
"Đại sư thứ 31: Dengipa - Nô lệ chốn lầu xanh
Niềm hạnh phúc vĩ đại
Khỏe như ngựa, voi, sâu như đại dương
Chân lý như con khỉ, như trẻ thơ,
như chữ viết trên dòng nước
Sự bất khả phân như dòng sông,
như mặt trời, như y dược
Sự thành tựu như búi tóc,
như con mắt, như bánh xe
Truyền thuyết
Dengipa vốn là giáo sĩ bà-la-môn của triều đình Pataliputra. Do nghiệp duyên đời trước, Đức vua Indrapala và Dengipa quyết định cùng nhau đi tu. Họ tìm đến chân sư Luipa và được sư truyền cho tâm pháp.
Theo truyền thống, họ phải có một vật gì đó để cúng dường cho sư Luipa, nhưng họ chẳng mang theo gì, và cuối cùng họ đi tới quyết định cúng dường bản thân.
Sư Luipa dẫn họ đến Orissa, kế đó đi bảy ngày nữa thì đến Japantipur. Đến một lầu xanh, sư Luipa hỏi người gác cửa: “Chủ nhân của người có cần mua nô lệ không?”
Tức thì, một giọng nói từ trong vang ra: “Giá bao nhiêu?”
“Một trăm lượng vàng.”
Cuộc ngã giá đã xong, nhưng với hai điều kiện. Một là người bà-la-môn phải được ngủ một mình, hai là sau khi làm đủ công lao động, người bà-la-môn phải được trả tự do.
Sư Luipa để người bà-la-môn ở lại.
Kẻ nô lệ người bà-la-môn kia luôn luôn làm hài lòng nữ chủ nhân và được mọi người quí mến. Một ngày nọ, sau khi ông ta làm xong công việc, người chủ quên sai người mang thức ăn đến, ông bèn đi ra vườn nơi ông thường nghỉ ngơi sau khi làm việc.
Người chủ chợt nhớ ra, vội sai các người làm khác đem thức ăn đến cho ông và họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy mười lăm thiếu nữ đẹp đang phục vụ ông và thân ông phát ánh hào quang chói lọi.
Nữ chủ nhân được báo tin chuyện lạ, bà lấy làm áy náy, bèn đến nói rằng: “Tôi thật là càn quấy vì đã đối xử với ngài như một kẻ nô lệ suốt 12 năm nay. Quả thật tôi có mắt như mù, cầu xin ngài từ bi tha thứ và cho phép tôi được hầu hạ ngài như bậc thầy.”
Dengipa không chấp nhận lời thỉnh cầu này, nhưng ngài truyền pháp cho bà ta và nhân dân thành Japantipur, rồi vân du nơi khác".
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/105-84-v%E1%BB%8B-%C4%90%E1%BA%A1i-Th%C3%A0nh-T%E1%BB%B1u?p=2941&viewfull=1#post2941
Dạ theo con, thì nếu ta có duyên may gặp Bậc Giác Ngộ thì những nghịch duyên, nghịch cảnh đến với ta đều là thử thách, chúng ta phải kiên trì, chớ dùng Ý Thức Phàm phu của mình mà so đo thiệt hơn phải trái.
Dạ, ý con chỉ có bao nhiêu đó.
(nếu người nô lệ kia mà so đo thiệt hơn phải trái thì đã không thành đạo).
Kính góp ý !
Ngọc Quế di chuỷên bài viết từ GLTT về đây !
cunconmocoi
12-23-2015, 08:15 AM
Kính thưa quý đạo hữu !
Sẵn đang nói về LÃNH NGHIỆP THAY, có một vấn đề mà bạn gaiden không nghĩ tới, không hỏi; vậy Ngọc Quế xin mạn phép hỏi bạn gaiden và quý bạn:
_ Những Phật tử có duyên may được gặp, theo học với vị Đại Giác Ngộ mà thấy vị Đại Giác Ngộ có hành động BẤT THƯỜNG gây bất mãn cho bạn, thì bạn sẽ phản ứng ra sao ?
1. Nghỉ tu, sống buông thả ?
2. Quay lại nói xấu Thầy ?
3. Không theo vị ấy nữa, đi tìm Thầy khác ?
Dạ, kính bác Ngọc Quế và các vị trưởng bối !
Cunconmocoi cũng xin góp một bài để gọi là trả lời :
Hiện Thân Kim Cang Phẫn Nộ
Các môn đồ thân cận thường kinh nghiệm được điều này. Đại Sư không ngừng hoằng pháp cứu độ trong mọi thời khắc hoàn cảnh. Tới địa phương nào, Ngài thường ra lệnh các môn đồ đưa đi mua sắm. Vào tiệm nào Ngài cũng tìm một người để gây gổ và có khi đánh cả họ. Điểm đặc biệt là không bao giờ những người bị la mắng hay đánh vào tay, chân lại phản ứng hay tỏ bất mãn lại Ngài. Vừa quay sang mắng người bán hàng rầm rĩ, Ngài đã quay lại nhìn các học trò đi theo đang rất ái ngại, và nở nụ cười thản nhiên như xem đó là một trò đùa. Sau nhiều lần các môn đồ mới hiểu được rằng từng hành năng thuận nghịch của Ngài cũng để tạo quan hệ với kẻ hữu duyên cầu Ngài có thể độ cho họ.
Có lần một nữ bạn đạo đến gần để cúng dường vật gì đó cho Lama Sang, chợt Ngài vung tay đánh mạnh vào đầu và chửi mắng lớn bằng tiếng Tây Tạng. Chị này cùng đại chúng đều sợ hãi, không hiểu vì lý do gì. Sau đó Ngài quay sang tiếp tục giảng Pháp bình thường, coi như đã quên việc xảy ra. Suốt ngày hôm đó, tôi rất bồn chồn, lo lắng vì ái ngại cho chị bạn này nhưng không dám hỏi, phải chờ đến chiều khi hầu cơm Ngài mới nhờ vị thông dịch giúp hỏi Ngài chi tiết. Lama Sang ôn tồn dạy rằng Ngài không đánh mắng người học trò đó mà Ngài đã cứu chị. Theo Lama Sang, vì nghiệp lực đời trước và sự yếu đuối của mình, chị đang bị con ma dục vọng, đố kỵ và cao ngạo xâm nhập, Ngài đã thị hiện Kim Cang Lực Sĩ đánh đuổi, hàng phục con ma này cho chị. Sau này, quả là do lòng thành và ý nguyện thanh tịnh tu Pháp, hiện chị đã là một hành giả tu tập nghiêm chỉnh và làm nhiều công đức hỗ trợ việc đạo, xiển dương giáo Pháp.
Một lần vào cuối năm 2004, tại Berkley, California, Ngài dẫn một số môn đồ thân thiết vào một tiệm bán chim. Qua đoạn nói về tiền thân của Ngài đã từng là chim thì chúng ta có thể hiểu được lòng yêu mến của Ngài với loài chim. Trong khi đang đứng chọn mua một số chim con để tặng cho các đệ tử thân thiết, khi người bán hàng đang quỳ xuống đất để bắt và chuyển những con chim từ lồng lớn ở tiệm vào lồng nhỏ để chúng tôi mang về, đột nhiên Ngài đổi nét mặt giận dữ, đập mạnh lên đầu người bán chim. Trong lúc Alberto, Peter, có mặt đang sửng sốt thì đột ngột người Mỹ này đứng lên chắp tay và cúi đầu xin lỗi Ngài. Không nói một lời, Ngài lẳng lặng quay đi. Đến lúc trả tiền, người bị đánh mới hỏi chúng tôi phải chăng Ngài là vị Lạt Ma cao cấp của Tây Tạng.
Trong cơn ngạc nhiên của chúng tôi, anh này cho biết anh là một Yogi đã nhiều năm tu tập tên là Boddhi, đã từng theo học nhiều nơi, nhiều thầy, nhưng tu mãi vẫn không thấy tiến. Anh tin rằng do nhân duyên tốt đời trước anh được gặp Ngài, và cú đánh trên đầu này là cái đập kim cang trí huệ của bậc đại giác với lòng từ bi đã đập vỡ vô minh, cao ngạo để hướng dẫn anh về trí huệ bổn nguyên của tính giác. Sau đó anh xin địa chỉ liên lạc để được tiếp tục theo học cùng Ngài.
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/52-Ti%E1%BB%83u-s%E1%BB%AD-%C4%91%E1%BB%A9c-Orgyen-Kusum-Lingpa?p=1280&viewfull=1#post1280
Theo con, đã là một vị Đại Giác Ngộ thì chỉ sống vì lợi ích cho chúng sinh, nếu vị ấy hành xử mà ta thấy hợp lý hợp lẻ, ta kính trọng, ấy là các Ngài vì thương chúng sinh yếu kém mà "thuận hành", nếu vị ấy hành xử không theo những chấp nhất của ta, không thuận theo Kinh sách, ấy là Các Ngài "NGHỊCH HÀNH" để độ sinh, chớ nào phải các Ngài sống buông tuồng theo cảm tính nhất thời đâu.
Kính, ý của con là như vậy !
Ngọc Quế
12-25-2015, 08:02 AM
Cám ơn các bạn hoangtri, caydendau và cunconmocoi đã đăng những câu chuyện nghịch hành nhằm mục đích độ sinh.
Trong đó chuyện Milarepa "bị đì" nhằm mục đích giải Ác nghiệp, tuy chúng ta không đọc thấy những chi tiết rằng Ngài Marpa lãnh nghiệp thay cho đệ tử, nhưng thật ra Ngài Marpa đã vất vả rất nhiều để âm thầm chăm sóc cho đệ tử _ những điều này trong quyển sách "Milarepa _ Con người siêu việt" có nói.
Chuyện "Nô lệ chốn lầu xanh" Ngài Luipa cũng đã nghịch hành để thành toàn cho đệ tử và chi tiết "lãnh nghiệp thay" cũng ẫn khuất đâu đó.
Không có vị Đại Giác Ngộ nào bỏ bê, không âm thầm theo dõi và hỗ trợ khi cần thiết giúp đệ tử vượt qua những chướng ngại trên bước hành trì giáo pháp cả. Có điều các Ngài không "ra mặt" để cho đệ tử phải cố gắng hết sức mình, và hậu thế, những kẻ vô minh như chúng ta lại lầm tưởng rằng do TƯ LỰC của hành giả mà được thành tựu.
Như Ngài Orgyen Kusum Lingpa thì giai đoạn bị Trung Cộng bỏ tù chính là thời gian ngài lãnh nghiệp thay cho chúng sinh, Ngài đã vui lòng nhận lãnh quả xấu của chúng sinh, lúc đó Ngài đã có thần thông, có thể ra khỏi tù dễ dàng. Nhờ lãnh nghiệp thay trước (như người tích lũy công đức trong "kho") mà sau này Ngài mới có dư để ban phát san sẻ cho mọi người.
Cám ơn các bạn đã trả lời, nhưng câu hỏi đề ra vẫn chưa có lời đáp cụ thể, Ngọc Quế xin hỏi lại :
Giả sử bạn được gặp vị Đại Giác Ngộ, mà vị ấy lại có những hành vi "gây sốc" _ bất thường, không đúng như bạn mong muốn _ thì bạn làm sao ?
Thanh Trúc
12-26-2015, 07:52 AM
Cám ơn các bạn đã trả lời, nhưng câu hỏi đề ra vẫn chưa có lời đáp cụ thể, Ngọc Quế xin hỏi lại :
Giả sử bạn được gặp vị Đại Giác Ngộ, mà vị ấy lại có những hành vi "gây sốc" _ bất thường, không đúng như bạn mong muốn _ thì bạn làm sao ?
Dạ ! Kính bác Ngọc Quế !
Trước hết con xin thưa :
Chúng con mong muốn gì ?
_ Chúng con mong muốn, bậc Giác Ngộ phải như thế này, như thế kia.... thì ra chúng con muốn bậc Giác Ngộ phải rập khuôn với những phóng ảnh từ ý thức phàm phu vô minh của mình. Rồi khi chúng con dùng nhục nhãn nhìn thấy những hiện tượng xảy ra quanh vị Giác Ngộ không giống như điều chúng con mong đợi tưởng tượng, thì chúng con hoang mang, đâm ra nghi ngờ niềm tin trước đây của mình, rằng có thể trước đây mình đã lầm khi đặt niềm tin nơi một vị "không giống như mình đã tưởng".
Làm sao chúng con có thể dùng Ý thức Phàm phu để đo lường bậc Giác Ngộ ?! Chúng con thật bậy bạ vô cùng !
Bây giờ bác hỏi "Phải làm sao ?" thì chúng con có biết làm sao hơn là XIN SÁM HỐI !
Kính trả lời !
Ngọc Quế
12-27-2015, 07:06 AM
Dạ ! Kính bác Ngọc Quế !
Trước hết con xin thưa :
Chúng con mong muốn gì ?
_ Chúng con mong muốn, bậc Giác Ngộ phải như thế này, như thế kia.... thì ra chúng con muốn bậc Giác Ngộ phải rập khuôn với những phóng ảnh từ ý thức phàm phu vô minh của mình. Rồi khi chúng con dùng nhục nhãn nhìn thấy những hiện tượng xảy ra quanh vị Giác Ngộ không giống như điều chúng con mong đợi tưởng tượng, thì chúng con hoang mang, đâm ra nghi ngờ niềm tin trước đây của mình, rằng có thể trước đây mình đã lầm khi đặt niềm tin nơi một vị "không giống như mình đã tưởng".
Làm sao chúng con có thể dùng Ý thức Phàm phu để đo lường bậc Giác Ngộ ?! Chúng con thật bậy bạ vô cùng !
Bây giờ bác hỏi "Phải làm sao ?" thì chúng con có biết làm sao hơn là XIN SÁM HỐI !
Kính trả lời !
Chào các bạn, cám ơn Thanh Trúc !
Điều Thanh Trúc trả lời chính là điều mà Ngọc Quế muốn nhắc nhở chúng ta, chỉ 3 từ : XIN SÁM HỐI !
Một điều không thể chối cãi là "Chúng ta thảy đều còn vô minh !" Chúng ta luôn sống và nhìn sự vật bằng Ý Thức Phàm Phu, mà Ý Thức Phàm Phu thì còn nhiều chấp nhất nơi Ta và nơi Vạn Pháp. Nếu hoàn toàn tin vào Ý mình thì dễ sai lầm khi phán đoán sự việc, nhất là những ai đã có duyên may trực tiếp tu học với bậc Đại Giác Ngộ.
Kính !
gaiden
12-28-2015, 06:47 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Theo con được biết, có một giáo phái Ngoại Đạo nói rằng :"Vị Giáo chủ của họ xuống trần là để chịu tội thay cho Giáo dân, nhờ vậy chúng ta mới có thể về nơi "quê cha đất tổ".
Kính bác, con thấy chúng ta tu theo đạo Phật mà sao cũng có vẻ "Thần quyền" giống như thế ?
Vậy đạo Phật và Ngoại đạo đâu có gì khác nhau ?!
Kính thắc mắc !
Ngọc Quế
12-29-2015, 08:19 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Theo con được biết, có một giáo phái Ngoại Đạo nói rằng :"Vị Giáo chủ của họ xuống trần là để chịu tội thay cho Giáo dân, nhờ vậy chúng ta mới có thể về nơi "quê cha đất tổ".
Kính bác, con thấy chúng ta tu theo đạo Phật mà sao cũng có vẻ "Thần quyền" giống như thế ?
Vậy đạo Phật và Ngoại đạo đâu có gì khác nhau ?!
Kính thắc mắc !
Cám ơn gaiden đã hỏi !
Tất cả các giáo phái Ngoại Đạo đều lầm Bản Ngã cho nên còn sinh tử luân hồi _ cho dẫu tuổi thọ trên các cảnh Trời cả hàng tỉ năm (so với cõi người).
Chỉ duy nhất đạo Phật là dạy VÔ NGÃ, người chứng VÔ NGÃ thì được gọi là đã thoát Sinh Tử Luân Hồi.
Ngoại Đạo thì hãy còn thấy thiệt có "Linh Hồn", thiệt có cảnh Trời, cho nên gọi là còn LẦM.
Phật giáo thì không thế, vị Đại Giác Ngộ không thấy có MÌNH giác ngộ riêng rẻ với chúng sinh mê lầm.
"Nhược Bồ tát hữu Ngã tướng, Nhân tướng, Chúng sanh tướng, Thọ giả tướng tức phi Bồ tát" (Kinh Kim Cang : Nếu Bồ tát mà còn có thấy Ta Người Chúng sinh Thọ giả riêng khác thì chẳng phải là Bồ tát).
Khi Bồ tát thị hiện Bi Mẫn (tức nguỵên lãnh nghiệp thay cho chúng sinh) thì Nghiệp chướng của chúng sinh là nghiệp chướng của Bồ tát như cái "bình thông nhau" :
http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/binh%20thong%20nhau_zpsfkqjykie.jpg
Trong trường hợp này khóa K đã mở nên Nghiệp chướng của chúng sinh được "sớt" qua vị Giác Ngộ.
Vị Giác Ngộ chỉ khởi lòng Bi Nguyện, Đà La Ni Tạng thi hành (mở khóa K). Ở đây không có CÁI NGÃ của vị Giác Ngộ.
Mến !
Phúc Hạnh
12-13-2018, 07:29 AM
Kính Quý đạo hữu, kính Quý Trưởng bối, kính anh Gia Bảo !
Phúc Hạnh có điều muốn hỏi, không biết có lạc đề hay không ? Nếu có, mong quý vị hoan hỉ.
Dạ, con xin hỏi :
Tiếng chuông Thiên Ấn !
https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/47684137_303140353651127_6378673647476801536_n.jpg ?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeF4sMd9Jse4Xd1EDLcd97hh_MFxa7KkQDwDsLO2c QLqmF6J4-kZaev2tur_D_vmOaq_dec8LiTNlIxp-PFiiqru5CNXSabFX2VHCft-wQWkMA&_nc_ht=scontent-hkg3-1.xx&oh=8f33a77a0d692589bbf56db52461c76c&oe=5C979685
Dạ con thắc mắc câu 2 :
DÒNG NƯỚC TRÀ GIANG ĐÀ NGƯNG CHẢY, HAI HÀNG MÊ NGỘ ĐỆ TỬ XÓT BƠ VƠ.
DÒNG NƯỚC TRÀ GIANG ĐÀ NGƯNG CHẢY ý muốn nói điều gì ? Có thật là nước sông Trà đã ngưng chảy hay không ?
HAI HÀNG MÊ NGỘ ĐỆ TỬ XÓT BƠ VƠ, đệ tử Mê thì đau xót (như Ngài A Nan) đã đành, đệ tử Ngộ mà cũng đau xót hay sao ?
Kính !
colaihi
12-13-2018, 10:32 AM
Kính Quý đạo hữu, kính Quý Trưởng bối, kính anh Gia Bảo !
Phúc Hạnh có điều muốn hỏi, không biết có lạc đề hay không ? Nếu có, mong quý vị hoan hỉ.
Dạ, con xin hỏi :
....
Dạ con thắc mắc câu 2 :
DÒNG NƯỚC TRÀ GIANG ĐÀ NGƯNG CHẢY, HAI HÀNG MÊ NGỘ ĐỆ TỬ XÓT BƠ VƠ.
DÒNG NƯỚC TRÀ GIANG ĐÀ NGƯNG CHẢY ý muốn nói điều gì ? Có thật là nước sông Trà đã ngưng chảy hay không ?
HAI HÀNG MÊ NGỘ ĐỆ TỬ XÓT BƠ VƠ, đệ tử Mê thì đau xót (như Ngài A Nan) đã đành, đệ tử Ngộ mà cũng đau xót hay sao ?
Kính !
Trà Giang ngưng chảy hồi nào ?
Mà sao em bậu nao nao tấc lòng ?!
Câu này "DÒNG NƯỚC TRÀ GIANG ĐÀ NGƯNG CHẢY" ý nói :
Hóa thân của Bậc Đại Giác Ngộ khi đã không còn, thì Chánh pháp Phật phải tạm ngưng ngang đây sao ?
Không phải đâu ! Bậc Giác đã nói trước : "Khi Hóa Thân đã không còn, thì Báo Thân hành động". Thể Hóa Thân chỉ là tuyên thuyết, chỉ là soi sáng, khi Giáo lý đã được tuyên thuyết đầy đủ rồi, thì thể Hóa thân tạm lánh đi để cho chúng ta tiêu hóa những chén cơm Hương Tích ấy.
Một cái bóng mặt trời trong thau nước mất đi, không có nghĩa là mặt trời trên không đã không còn nữa !
Giả sử đến thời kỳ HOẠI của Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, ấy là "Dòng đi của Vũ trụ Giả Huyễn này PHẢI NHƯ THẾ"
chứ "CHÂN NHƯ MUÔN THUỞ CHÂN NHƯ",
chẳng qua "Dòng đi Chánh Pháp đến giờ sang trang !"
nguoidien
12-13-2018, 10:44 AM
HAI HÀNG MÊ NGỘ ĐỆ TỬ XÓT BƠ VƠ, đệ tử Mê thì đau xót (như Ngài A Nan) đã đành, đệ tử Ngộ mà cũng đau xót hay sao ?
Kính !
Chào con gái Phúc Hạnh !
Ngày xưa Ngài Xá Lợi Phất _ Trí Tuệ bậc nhất trong số chư Tỳ Kheo đã đắc quả A La Hán _ mà còn đau xót không nở nhìn Phật nhập Đại Niết bàn, nên đã nhập Niết Bàn trước. Hà huống chi những đệ tử "hơi ngồ NGỘ" thì bảo sao không XÓT BƠ VƠ !
:p:p:p
Tuấn Kiệt
12-14-2018, 08:40 AM
Trà Giang ngưng chảy hồi nào ?
Mà sao em bậu nao nao tấc lòng ?!
Câu này "DÒNG NƯỚC TRÀ GIANG ĐÀ NGƯNG CHẢY" ý nói :
Hóa thân của Bậc Đại Giác Ngộ khi đã không còn, thì Chánh pháp Phật phải tạm ngưng ngang đây sao ?
Không phải đâu ! Bậc Giác đã nói trước : "Khi Hóa Thân đã không còn, thì Báo Thân hành động". Thể Hóa Thân chỉ là tuyên thuyết, chỉ là soi sáng, khi Giáo lý đã được tuyên thuyết đầy đủ rồi, thì thể Hóa thân tạm lánh đi để cho chúng ta tiêu hóa những chén cơm Hương Tích ấy.
Một cái bóng mặt trời trong thau nước mất đi, không có nghĩa là mặt trời trên không đã không còn nữa !
Giả sử đến thời kỳ HOẠI của Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, ấy là "Dòng đi của Vũ trụ Giả Huyễn này PHẢI NHƯ THẾ"
chứ "CHÂN NHƯ MUÔN THUỞ CHÂN NHƯ",
chẳng qua "Dòng đi Chánh Pháp đến giờ sang trang !"
Dạ, con cám ơn "bà bà" và bác nguoidien ! Nhưng lòng con hãy còn lợn cợn :
Con có nghe nói trong tương lai, sẽ có lúc Kinh sách Phật lần lượt mất hết (vì không còn Tăng Ni chân chánh nữa ?) người ta chỉ còn sót lại một câu nói đầu môi NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, phải chăng lúc đó là lúc "Nước Trà Giang đà ngưng chảy" ?
Con kính chờ nghe các Tiền Bối giải thích thêm !
homeless
12-14-2018, 09:43 AM
Dạ, con cám ơn "bà bà" và bác nguoidien ! Nhưng lòng con hãy còn lợn cợn :
Con có nghe nói trong tương lai, sẽ có lúc Kinh sách Phật lần lượt mất hết (vì không còn Tăng Ni chân chánh nữa ?) người ta chỉ còn sót lại một câu nói đầu môi NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, phải chăng lúc đó là lúc "Nước Trà Giang đà ngưng chảy" ?
Con kính chờ nghe các Tiền Bối giải thích thêm !
Chào Tuấn Kiệt và quý đạo hữu !
"người ta chỉ còn sót lại một câu nói đầu môi NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"
Ôi ! đây là chuyện buồn đời mạt thế, biết làm sao hơn, khi mà lòng chúng ta đã ngày càng sa đọa theo vật chất.
Nhưng con trai không phải băn khoăn nhiều, bởi lòng người MẠT (như mây đen giăng kín bầu trời), chứ Phật pháp thì luôn bao trùm pháp giới, dụng độ sinh của Thể Báo thân thì không bao giờ ngưng nghỉ (như ánh sáng mặt trời luôn soi chiếu và sưỡi ấm muôn loài).
Vũ trụ có từng chu kỳ biến thiên, Phật pháp có khi hiện khi ẫn, dù hiện dù ẫn vẫn một bề THU NHIẾP chúng sinh. Khi hiện thì dùng ngôn ngữ của cõi ấy, khi ẫn thì dụng Mật Lực Đà La Ni.
Bạn có nhớ chăng, Kinh (A Di Đà) có nói "Trong gió thoảng vang lời Kinh Bát Nhã, tiếng lá khua xào xạc nhạc Diệu Âm"
Mến !
Gia Bảo
12-14-2018, 05:01 PM
Chào Tuấn Kiệt và quý đạo hữu !
"người ta chỉ còn sót lại một câu nói đầu môi NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"
Ôi ! đây là chuyện buồn đời mạt thế, biết làm sao hơn, khi mà lòng chúng ta đã ngày càng sa đọa theo vật chất.
Nhưng con trai không phải băn khoăn nhiều, bởi lòng người MẠT (như mây đen giăng kín bầu trời), chứ Phật pháp thì luôn bao trùm pháp giới, dụng độ sinh của Thể Báo thân thì không bao giờ ngưng nghỉ (như ánh sáng mặt trời luôn soi chiếu và sưỡi ấm muôn loài).
Vũ trụ có từng chu kỳ biến thiên, Phật pháp có khi hiện khi ẫn, dù hiện dù ẫn vẫn một bề THU NHIẾP chúng sinh. Khi hiện thì dùng ngôn ngữ của cõi ấy, khi ẫn thì dụng Mật Lực Đà La Ni.
Bạn có nhớ chăng, Kinh (A Di Đà) có nói "Trong gió thoảng vang lời Kinh Bát Nhã, tiếng lá khua xào xạc nhạc Diệu Âm"
Mến !
Kính quý Tiền Bối ! Câu này :
"Trong gió thoảng vang lời Kinh Bát Nhã, tiếng lá khua xào xạc nhạc Diệu Âm"
phải chăng điều này chỉ là sự phóng tưởng của thi nhân, chứ Phật pháp thì "đã lánh xa xa hút, chẳng thể tìm thấy bóng Chân Như !" ?
Kính !
Ngọc Quế
12-15-2018, 07:46 AM
Kính quý Tiền Bối ! Câu này :
"Trong gió thoảng vang lời Kinh Bát Nhã, tiếng lá khua xào xạc nhạc Diệu Âm"
phải chăng điều này chỉ là sự phóng tưởng của thi nhân, chứ Phật pháp thì "đã lánh xa xa hút, chẳng thể tìm thấy bóng Chân Như !" ?
Kính !
Kính Quý Chân Phật tử ! Kính Gia Bảo !
Đến đây có lẻ chúng ta đã lan man ra khỏi chủ đề rồi, nhưng không sao, NQ kính đề nghị Ban ĐH sau này cắt ra, di chuyển đến box phù hợp.
Vâng, câu này có thể là sự phóng tưởng của thi nhân ! Nhưng vẫn chứa một phần sự thật mà chúng ta chưa biết tới, xin mời các bạn, chúng ta sẽ từ từ có câu trả lời, bạn Gia Bảo hãy kiên nhẫn chờ đợi một tí nhé !
------------
Một công thức chung cho người học Phật là "SẠCH PHÀM THÌ THÀNH THÁNH". Vậy, Theo các bạn có bao nhiêu cách để sạch Phàm ? Những cách gì kể ra.
Xin kính mời góp ý !
votichsu
12-15-2018, 08:06 AM
Một công thức chung cho người học Phật là "SẠCH PHÀM THÌ THÀNH THÁNH". Vậy, Theo các bạn có bao nhiêu cách để sạch Phàm ? Những cách gì kể ra.
Xin kính mời góp ý !
Dạ, kính bác Ngọc Quế !
Mặc dầu đạo Phật có rất nhiều cách để trừ phàm, nhưng theo con tâm đắc thì Lục độ (Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí Tuệ) là những cách trừ phàm hữu hiệu nhất.
Kính !
uudam
12-15-2018, 08:27 AM
Dạ, kính bác Ngọc Quế !
Mặc dầu đạo Phật có rất nhiều cách để trừ phàm, nhưng theo con tâm đắc thì Lục độ (Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí Tuệ) là những cách trừ phàm hữu hiệu nhất.
Kính !
Dạ theo con, chúng ta có vô lượng phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn để đối trị. Kinh thường hay nói Phật pháp 8 vạn 4 nghìn pháp môn (Con không biết nhiều, nên không thể kể ra).
Kính !
minhdinh
12-15-2018, 09:00 AM
Một công thức chung cho người học Phật là "SẠCH PHÀM THÌ THÀNH THÁNH". Vậy, Theo các bạn có bao nhiêu cách để sạch Phàm ? Những cách gì kể ra.
Xin kính mời góp ý !
Kính quý trưởng bối ! Con nhớ đã từng đọc : Một hôm đức Phật ngồi dưới một gốc cây bên bìa rừng, Ngài bốc một nắm lá rừng rồi hỏi chúng đệ tử "Lá trong tay của ta nhiều, hay lá trong rừng nhiều ?". Chư vị đệ tử trả lời "Dạ, lá trong tay rất ít so với lá của rừng già này". Đức Phật nói "Phật pháp như lá của rừng vô biên, những điều mà ta đã dạy cho các vị chỉ mới như lá trong tay này !"
Phật pháp đều vì trừ phàm cho chúng ta mà có ra, vô số Kinh điển, vô lượng pháp môn cũng chỉ duy một mục đích đó !
Kính !
Ngọc Quế
12-15-2018, 10:30 AM
Ngọc Quế xin cám ơn sự hồi đáp tích cực của các bạn !
Thực ra vô lượng pháp môn mà đức Phật đã dạy hay chưa dạy _ nhiều như lá của rừng vô biên _ vẫn chỉ như phần nổi của tảng băng trôi. Phần ẫn dưới mặt nước của tảng băng là gì ?
https://agilebreakfast.vn/wp-content/uploads/sites/2/2016/03/iceberg-300x300.jpg
Các bạn chỉ mới trả lời, diễn tả khối lượng Phật pháp mà chư Phật có thể dùng để diễn giải cho chúng sinh vô minh nghe, học và dùng nó để TRỪ PHÀM. Nhưng đó chỉ là "phần nổi của tảng băng".
Thực ra Phật pháp hãy còn cách khác để TRỪ SẠCH PHÀM cho chúng sinh mà không dùng tới ngôn ngữ, văn tự, khái niệm chi cả. Đó là MẬT LỰC ĐÀ LA NI TẠNG !
MẬT LỰC ĐÀ LA NI TẠNG xuất phát từ Thể Báo Thân Chư Phật, luôn âm thầm hóa độ chúng sinh, không lời nói, không giải thích nhưng tác dụng thẳng vào khối Nghiệp Lực của Vô Minh, nhằm bào mòn hóa giải chúng.
MẬT LỰC ĐÀ LA NI TẠNG tuy vô hình nhưng có thể chỉnh sửa - an bày - thu nhiếp tất cả HỮU HÌNH, làm cho Vô Minh Quốc trở thành Phật Quốc. Đây là cách TRỪ PHÀM hữu hiệu nhất, ĐỘ SINH hữu hiệu nhất.
Các bạn hẵn đã đọc qua Phẩm Phật Hương Tích (trong Kinh Duy Ma Cật), cõi Phật ấy dùng mùi hương thơm để làm Phật sự, để độ sinh. Mùi hương ấy là dụng độ của MẬT LỰC ĐÀ LA NI TẠNG đó ! Tiếng thuyết pháp trên cõi Tây Phương Tịnh Độ có thể phát ra từ những hàng cây báu, từ chim quý, kể cả không từ đâu, đều là do MẬT LỰC ĐÀ LA NI TẠNG cả.
Cho nên câu "Trong gió thoảng vang lời Kinh Bát Nhã, tiếng lá khua xào xạc nhạc Diệu Âm" không hẵn điều này chỉ là sự phóng tưởng của thi nhân.
Phúc Hạnh
12-15-2018, 03:57 PM
Thực ra Phật pháp hãy còn cách khác để TRỪ SẠCH PHÀM cho chúng sinh mà không dùng tới ngôn ngữ, văn tự, khái niệm chi cả. Đó là MẬT LỰC ĐÀ LA NI TẠNG !
MẬT LỰC ĐÀ LA NI TẠNG xuất phát từ Thể Báo Thân Chư Phật, luôn âm thầm hóa độ chúng sinh, không lời nói, không giải thích nhưng tác dụng thẳng vào khối Nghiệp Lực của Vô Minh, nhằm bào mòn hóa giải chúng.
MẬT LỰC ĐÀ LA NI TẠNG tuy vô hình nhưng có thể chỉnh sửa - an bày - thu nhiếp tất cả HỮU HÌNH, làm cho Vô Minh Quốc trở thành Phật Quốc. Đây là cách TRỪ PHÀM hữu hiệu nhất, ĐỘ SINH hữu hiệu nhất.
Các bạn hẵn đã đọc qua Phẩm Phật Hương Tích (trong Kinh Duy Ma Cật), cõi Phật ấy dùng mùi hương thơm để làm Phật sự, để độ sinh. Mùi hương ấy là dụng độ của MẬT LỰC ĐÀ LA NI TẠNG đó ! Tiếng thuyết pháp trên cõi Tây Phương Tịnh Độ có thể phát ra từ những hàng cây báu, từ chim quý, kể cả không từ đâu, đều là do MẬT LỰC ĐÀ LA NI TẠNG cả.
Cho nên câu "Trong gió thoảng vang lời Kinh Bát Nhã, tiếng lá khua xào xạc nhạc Diệu Âm" không hẵn điều này chỉ là sự phóng tưởng của thi nhân.
Dạ bác Ngọc Quế cho con hỏi :
- Kinh Kim Cang nói "Hết thảy các pháp hữu vi, đều như mộng huyễn có gì thiệt đâu, .....". Vậy MẬT LỰC ĐÀ LA NI TẠNG có "như mộng huyễn" hay không ? Nếu cũng "như mộng huyễn" thì làm sao có khả năng thay đổi diệt trừ những mộng huyễn khác ?
Kính !
Ngọc Quế
12-16-2018, 08:28 AM
Dạ bác Ngọc Quế cho con hỏi :
- Kinh Kim Cang nói "Hết thảy các pháp hữu vi, đều như mộng huyễn có gì thiệt đâu, .....". Vậy MẬT LỰC ĐÀ LA NI TẠNG có "như mộng huyễn" hay không ? Nếu cũng "như mộng huyễn" thì làm sao có khả năng thay đổi diệt trừ những mộng huyễn khác ?
Kính !
Chào Quý Chân Phật tử, chào Phúc Hạnh !
Con gái nói đúng đó ! Một thế lực nào của Vô Minh "như mộng huyễn" thì không thể nào can thiệp can thiệp hóa giải, diệt tận độ các pháp hữu vi "như mộng huyễn" khác !
Còn MẬT LỰC ĐÀ LA NI TẠNG thì không phải pháp hữu vi, cho nên không "như mộng huyễn"; không phải là sản phẩm của Vô Minh, cho nên có thể giải quyết được Vô Minh.
MẬT LỰC ĐÀ LA NI TẠNG là dụng độ của Thể Báo Thân Chư Phật, vốn từ NHƯ nên chẳng Huyễn tí nào.
Powered by vBulletin® Version 4.2.3 Beta 3 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.