Nguyên Chiếu
09-19-2015, 08:51 AM
"……….
Noi gương đức Mục Kiền Liên
Nguyện làm con thảo
Lòng càng áo não
Nhớ nghĩa thân sinh……"
Mùa Vu Lan đã qua, nhưng những câu sám này làm cho chúng ta nhớ đến hình ảnh Ông bà, Cha mẹ của mình nhiều hơn. Là một người con, người cháu chúng ta phải hiếu thảo với Ông bà, cha mẹ, nhưng làm cách nào báo hiếu cho mẹ đó chính là điều trăn trở của mỗi người .
Đối với cư sĩ, chữ Hiếu được thể hiện qua sự hiếu hạnh, hiếu dưỡng và hiếu tâm, còn với Tu sĩ có thêm phần hiếu đạo.
Có những người nghĩ rằng tặng cho cha me nhiều đồ vật, mua nhiều thức ăn ngon, sắm nhiều tiện nghi là đã báo hiếu cho cha mẹ……nhưng theo giáo lý của nhà Phật, những cái đó là cái hiếu giả hợp, nó không đem lại sự hạnh phúc thật sự cho cha mẹ và cũng không phải là Hiếu mà đức Phật muốn hàng đệ tử của Ngài nên làm.
Hiếu gồm có ba dạng cơ bản : Hạ hiếu, Trung hiếu và Đại hiếu
-Hạ hiếu là người Phật tử thọ tam quy ngũ giới, hành thập thiện nghiệp, sống tốt đạo, đẹp đời.
-Trung hiếu là ngoài hạ hiếu ra, chúng ta phải hướng cha mẹ có niềm tin Phật Pháp, hành và trì theo giáo Pháp để được giải thoát khỏi luân hồi.
- Trong cõi Ta Bà này, khi bắt đầu tìm hiểu giáo lý Phật, tôi thấy rằng chỉ có Đức Phật Thích Ca, người là một người con rất có hiếu với cha mẹ, hay còn gọi là đại đại hiếu. Người đã hoàn toàn giác ngộ, nhận ra mọi cái trên trần gian này là Vô thường, Khổ, Không và Vô ngã, biết được nguồn gốc của của luân hồi, tìm ra con đường giải thoát sự đau khổ, đã phổ độ cho gia đình và chúng sanh…. Ngoài đức Phật ra, người thứ hai được gọi là đại hiếu đó chính là Ngài Đại Hiếu Mục Kiền Liên, sau khi Ngài tu tập và đã giác ngộ, Ngài thấy mẹ mình bị đau khổ, liền tìm cách một mình giải cứu mẹ. Đó là hai tấm gương sáng về Đại hiếu.
Là một người Phật tử, trong cuộc sống đầy chướng ngại này, chúng ta nhất thiết phải hiểu rõ giáo Pháp, có niềm tin sâu về nhân quả, có định lực tốt để vượt qua những ma chướng trong cuộc sống này. Bên cạnh chăm sóc, nghe lời cha mẹ , thì chúng ta một lòng hướng cha mẹ về với chánh pháp và đó cũng là cách báo hiếu công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của Ông bà, cha mẹ của chúng ta, chứ không phải là những vật chất, hạnh phúc giả tạm trong dòng đời vô thường này.
Kinh dạy rằng:
“……..Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào lòng tin .
Đối với cha mẹ theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới.
Đối với cha mẹ xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào bố thí.
Đối với cha mẹ theo ác tuệ, khuyến khích hướng dẫn, an trú vào trí tuệ. Như
vậy là làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha….”
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 2, phẩm Tăng thăng bằng, phần Đất )
Tùy bút.
Noi gương đức Mục Kiền Liên
Nguyện làm con thảo
Lòng càng áo não
Nhớ nghĩa thân sinh……"
Mùa Vu Lan đã qua, nhưng những câu sám này làm cho chúng ta nhớ đến hình ảnh Ông bà, Cha mẹ của mình nhiều hơn. Là một người con, người cháu chúng ta phải hiếu thảo với Ông bà, cha mẹ, nhưng làm cách nào báo hiếu cho mẹ đó chính là điều trăn trở của mỗi người .
Đối với cư sĩ, chữ Hiếu được thể hiện qua sự hiếu hạnh, hiếu dưỡng và hiếu tâm, còn với Tu sĩ có thêm phần hiếu đạo.
Có những người nghĩ rằng tặng cho cha me nhiều đồ vật, mua nhiều thức ăn ngon, sắm nhiều tiện nghi là đã báo hiếu cho cha mẹ……nhưng theo giáo lý của nhà Phật, những cái đó là cái hiếu giả hợp, nó không đem lại sự hạnh phúc thật sự cho cha mẹ và cũng không phải là Hiếu mà đức Phật muốn hàng đệ tử của Ngài nên làm.
Hiếu gồm có ba dạng cơ bản : Hạ hiếu, Trung hiếu và Đại hiếu
-Hạ hiếu là người Phật tử thọ tam quy ngũ giới, hành thập thiện nghiệp, sống tốt đạo, đẹp đời.
-Trung hiếu là ngoài hạ hiếu ra, chúng ta phải hướng cha mẹ có niềm tin Phật Pháp, hành và trì theo giáo Pháp để được giải thoát khỏi luân hồi.
- Trong cõi Ta Bà này, khi bắt đầu tìm hiểu giáo lý Phật, tôi thấy rằng chỉ có Đức Phật Thích Ca, người là một người con rất có hiếu với cha mẹ, hay còn gọi là đại đại hiếu. Người đã hoàn toàn giác ngộ, nhận ra mọi cái trên trần gian này là Vô thường, Khổ, Không và Vô ngã, biết được nguồn gốc của của luân hồi, tìm ra con đường giải thoát sự đau khổ, đã phổ độ cho gia đình và chúng sanh…. Ngoài đức Phật ra, người thứ hai được gọi là đại hiếu đó chính là Ngài Đại Hiếu Mục Kiền Liên, sau khi Ngài tu tập và đã giác ngộ, Ngài thấy mẹ mình bị đau khổ, liền tìm cách một mình giải cứu mẹ. Đó là hai tấm gương sáng về Đại hiếu.
Là một người Phật tử, trong cuộc sống đầy chướng ngại này, chúng ta nhất thiết phải hiểu rõ giáo Pháp, có niềm tin sâu về nhân quả, có định lực tốt để vượt qua những ma chướng trong cuộc sống này. Bên cạnh chăm sóc, nghe lời cha mẹ , thì chúng ta một lòng hướng cha mẹ về với chánh pháp và đó cũng là cách báo hiếu công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của Ông bà, cha mẹ của chúng ta, chứ không phải là những vật chất, hạnh phúc giả tạm trong dòng đời vô thường này.
Kinh dạy rằng:
“……..Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào lòng tin .
Đối với cha mẹ theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới.
Đối với cha mẹ xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào bố thí.
Đối với cha mẹ theo ác tuệ, khuyến khích hướng dẫn, an trú vào trí tuệ. Như
vậy là làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha….”
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 2, phẩm Tăng thăng bằng, phần Đất )
Tùy bút.