PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Đạo lạ không được lòng dân



votam
09-15-2015, 06:50 AM
Đạo lạ không được lòng dân

(Xây dựng) - Mới đây, một “đạo lạ” xuất hiện tại một số khu phố, thuộc các phường: Cửa Ông, Cẩm Thịnh, Cẩm Thạch của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đạo này truyền bá vào địa phương không được lòng dân, đang gây bức bối cho bao người.

Ông Quách Đình Dũng, 76 tuổi, nhà ở khu Bình Minh, phường Cẩm Bình sùng sục tìm đến Văn phòng thường trú Báo Xây dựng vùng Đông Bắc bộ, tại Quảng Ninh, đề nghị đưa ra ánh sáng dư luận những hoạt động đi ngược lại luân thường của đạo tràng này, mà gia đình ông là nạn nhân.

Ông Quách Đình Dũng bức xúc cho biết, em ruột ông là Quách Đình Kinh, sinh năm 1955, nhà ở tổ 7, khu Hoàng Thạch, phường Cẩm Thạch, bị bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối, không còn khả năng cứu chữa. Quách Đình Kinh là người em hiếu thảo trong gia đình và là người hàng xóm tốt của khu phố, bạo bệnh ai ai cũng thương xót. Gia đình và khu phố đưa Quách Đình Kinh về nhà tĩnh dưỡng trong những ngày còn lại ngắn ngủi của đời người, với hy vọng bà con lân gia đến thăm hỏi động viên, con cháu phụng dưỡng. Trái với luân thường, người vợ là Đặng Thị Chung cấm cửa, phong tỏa các mối quan hệ gia đình và xã hội. Nhốt người bệnh trong 4 bức tường, đêm ngày nhờ các toán đạo tràng lạ mặt đến tụng kinh, gõ mõ.

Ông Quách Đình Dũng rưng rưng, nhìn em mình liệt giường nghe kinh, không được ăn uống, người gầy da sát xương. Bác sĩ Quách Thị Dung, công tác tại bệnh viện của Bộ Công an là cháu ruột của ông Quách Đình Kinh, xin được truyền cho chú mình chai nước hoa quả, vợ chú nhất quyết không nghe. Đồng đội cũ của ông Quách Đình Kinh hồi chiến đấu ở Trường Sơn, nay phục viên ở mãi tận Hải Phòng, Hải Dương, đến thăm bạn ốm. Nhưng vợ bạn là Đặng Thị Chung cũng một mực từ chối, với lý do con bệnh phải tĩnh tâm, hành đạo.

Đạo lý của người Việt, tử tù còn được bữa cơm no trước giờ hành quyết. Kể chết còn để lại lời trăn trối trước lúc ra đi. “Đạo lạ” này trái luân thường, cách ly người bạo bệnh với gia đình, xã hội. Người chết còn không được tổ chức lễ truy điệu và nghi thức tang lễ cổ truyền của dân tộc.

Phóng viên Báo Xây dựng đã gặp gỡ cán bộ An ninh Văn hóa, Công an thành phố Cẩm Phả, được biết đạo này từ tỉnh Lâm Đồng du nhập vào địa phương hơn 1 năm nay. Đạo tràng không tiến bộ, lễ giáo biến tướng, còn sai tắc lệ đô thị, để xác chết trong nhà đến 48h, có gợi ý nhà hiếu về vật chất.

Đạo lạ này có người gọi là “Hộ liệm Tâm sen”, có người gọi là “Ngọc Phật”, còn có tên là “Đạo A Di Đà”. Một đạo tràng mà không hướng tâm, hướng thiện, đi ngược với luân thường, đang gây bức xúc trong nhân dân, nên chăng thành phố Cẩm Phả cần quan tâm vì sự yên lành xã hội.

Vũ Phong Cầm

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/xa-hoi/dao-la-khong-duoc-long-dan.html

Xin cho con hỏi Quý Thầy Cô có ý kiến gì ? Vì sao lại phải như thế ?

Con xin hết.

Trí Từ
09-15-2015, 09:26 AM
Kính Votam, Trí Từ xin có đôi lời chia sẽ.

- Theo như bài viết trên của bạn ta có thể thấy đây là hệ luỵ sai lầm của những tín đồ Phật giáo đã không học giáo lý, không nghe giảng giải kinh điển như một học sinh phải đến trường lớp.
- Theo như thông tin này là đạo tràng này đang thực hiện nghi thức hộ niệm mà ở Đà Lạt có 1 ông sư xây hẳng một khuôn viên chỉ dành hộ niệm chờ chết, giáo hội Phật giáo tỉnh và các giảng sư cũng lên tiếng phê phán cách làm thiển cận, sai lầm này.
- Cách đây khoảng 4 tháng báo chỉ đưa thông tin về việc Niệm Phật thôi là khỏi bện và báo chí Tuổi Trẻ đã đem sự vụ này hỏi ý kiến của Văn phòng giáo hội Phật giáo cũng như vài vị Hoà Thượng, Thượng Toạ thì ý kiến chung được đáp lại rằng: Ngay cả chúng tôi bị bệnh cũng đi bệnh viện chữa chứ làm gì có chuỵên niệm Phật thôi là hết.
- Bây giờ không cần nói gì về tâm linh, chỉ nói về mặt cư xử,giao tiếp xã hội hằng ngày. Khi chúng ta buồn mà được sự quan tâm, hỏi thăm của bạn bè người thân thì chúng ta phần nào cũng nguôi ngoai, khi chúng ta bệnh tật, đi bác sỉ cho uống thuốc hoặc nặng hơn phải mổ thì sau đó hết bệnh là chuỵên bình thường. Hoặc khi bác sỉ bó tay trả về thì ngay lúc cuối đời này được người thân an ủi bên cạnh cũng thấy thật ấm lòng đúng không !!! Vậy mà phương pháp hộ niệm sai lầm từ sự hiểu biết truỳên bá của một số người mê tín đã đẩy đến tính trạng trên và tạo ra một làn sóng mê tín thật đau lòng cho những người mang danh Phật tử.
- Nói về phương thức hộ niệm thì bây giờ các Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức cùng các vị Ni sư đã giảng giải với 1 ý nghĩa chung và Trí Từ xin được trích đoạn rút ngắn như sau:
* Hộ niệm bây giờ xin các vị hãy hộ niệm cho Người Sống. Vì người sắp ra đi cơ thể suy tàn, các cơ quan đã gần tê liệt, hoạt động kém đi thì lúc này ngồi bên mở băng tụng niệm, hoặc ngân nga ê a tụng chú, tụng kinh thì có ích gì. Trước khi người này bệnh nặng như vậy thì không khuyên họ tiếp cận Phật pháp, làm điều thiện lành để giời phút ra đi có chút hàng trang lên đường về cõi thiện lành.
* Bây giờ các vị đừng tụng niệm kinh mà hãy nên mời một giảng sư đến giảng về sự vô thường, hay về lý nhân quả chẳng hạn để người nghe cũng như người nằm đờ đẩn đó có nghe được cũng dể hiểu hơn là nghe kinh chưa được diễn giải hết mà khi tụng kinh thì tụng nhanh, tụng ngân nga thì chỉ như một nghệ sỉ đi hát mà thôi.

Vài lời chia sẽ ở mức độ hiểu biết của Trí Từ, xin được đóng góp !!!

Nguyên Chiếu
09-15-2015, 09:49 AM
Đạo lạ không được lòng dân

(Xây dựng) - Mới đây, một “đạo lạ” xuất hiện tại một số khu phố, thuộc các phường: Cửa Ông, Cẩm Thịnh, Cẩm Thạch của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đạo này truyền bá vào địa phương không được lòng dân, đang gây bức bối cho bao người.

Ông Quách Đình Dũng, 76 tuổi, nhà ở khu Bình Minh, phường Cẩm Bình sùng sục tìm đến Văn phòng thường trú Báo Xây dựng vùng Đông Bắc bộ, tại Quảng Ninh, đề nghị đưa ra ánh sáng dư luận những hoạt động đi ngược lại luân thường của đạo tràng này, mà gia đình ông là nạn nhân.

Ông Quách Đình Dũng bức xúc cho biết, em ruột ông là Quách Đình Kinh, sinh năm 1955, nhà ở tổ 7, khu Hoàng Thạch, phường Cẩm Thạch, bị bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối, không còn khả năng cứu chữa. Quách Đình Kinh là người em hiếu thảo trong gia đình và là người hàng xóm tốt của khu phố, bạo bệnh ai ai cũng thương xót. Gia đình và khu phố đưa Quách Đình Kinh về nhà tĩnh dưỡng trong những ngày còn lại ngắn ngủi của đời người, với hy vọng bà con lân gia đến thăm hỏi động viên, con cháu phụng dưỡng. Trái với luân thường, người vợ là Đặng Thị Chung cấm cửa, phong tỏa các mối quan hệ gia đình và xã hội. Nhốt người bệnh trong 4 bức tường, đêm ngày nhờ các toán đạo tràng lạ mặt đến tụng kinh, gõ mõ.

Ông Quách Đình Dũng rưng rưng, nhìn em mình liệt giường nghe kinh, không được ăn uống, người gầy da sát xương. Bác sĩ Quách Thị Dung, công tác tại bệnh viện của Bộ Công an là cháu ruột của ông Quách Đình Kinh, xin được truyền cho chú mình chai nước hoa quả, vợ chú nhất quyết không nghe. Đồng đội cũ của ông Quách Đình Kinh hồi chiến đấu ở Trường Sơn, nay phục viên ở mãi tận Hải Phòng, Hải Dương, đến thăm bạn ốm. Nhưng vợ bạn là Đặng Thị Chung cũng một mực từ chối, với lý do con bệnh phải tĩnh tâm, hành đạo.

Đạo lý của người Việt, tử tù còn được bữa cơm no trước giờ hành quyết. Kể chết còn để lại lời trăn trối trước lúc ra đi. “Đạo lạ” này trái luân thường, cách ly người bạo bệnh với gia đình, xã hội. Người chết còn không được tổ chức lễ truy điệu và nghi thức tang lễ cổ truyền của dân tộc.

Phóng viên Báo Xây dựng đã gặp gỡ cán bộ An ninh Văn hóa, Công an thành phố Cẩm Phả, được biết đạo này từ tỉnh Lâm Đồng du nhập vào địa phương hơn 1 năm nay. Đạo tràng không tiến bộ, lễ giáo biến tướng, còn sai tắc lệ đô thị, để xác chết trong nhà đến 48h, có gợi ý nhà hiếu về vật chất.

Đạo lạ này có người gọi là “Hộ liệm Tâm sen”, có người gọi là “Ngọc Phật”, còn có tên là “Đạo A Di Đà”. Một đạo tràng mà không hướng tâm, hướng thiện, đi ngược với luân thường, đang gây bức xúc trong nhân dân, nên chăng thành phố Cẩm Phả cần quan tâm vì sự yên lành xã hội.

Vũ Phong Cầm

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/xa-hoi/dao-la-khong-duoc-long-dan.html

Xin cho con hỏi Quý Thầy Cô có ý kiến gì ? Vì sao lại phải như thế ?

Con xin hết.

Chào các đạo hữu,

Ng-Chiếu có ý kiến này một chút:

Hộ niệm là phương pháp giúp cho người trước lúc lâm chung an tĩnh tinh thần, tâm không bị dao động, nhất tâm hướng về cõi Phật.

Bên cạnh đó Hộ niệm giúp cho thân nhân, người thân, và tất cả chúng sanh nghe được danh hiệu Phật mà phát tâm tu học.

Nguyên Chiếu phản đối việc không cho người thân thăm hỏi hay không cho chăm sóc người bệnh, nhưng khi người bệnh trong tình trạng nặng thì người thân chỉ nhìn thăm, không nên hỏi nhiều hay khóc lóc làm cho người bệnh quyến luyến, tâm tham ái hiện lên thì sẽ không tốt cho lúc lâm chung.

Xin các đạo hữu hãy có cách nhìn đúng về Hộ niệm và hãy có phương pháp Hộ niệm cho đúng với tinh thần đạo pháp và đạo lý.

Kính.

nguoidienhocphat
09-15-2015, 09:56 AM
A di đà Phật!
Thật tán thán bài viết Nguyên chiếu. Thực hư như thế nào cũng khó phân biệt nên dễ sanh hiểu lầm. Thôi thì ta hãy làm đúng và quán xét nhân duyên. Thường những ca hộ niệm phải hội đủ rất nhiều duyên mới thành công. Người nhà phải hiểu rõ việc hộ niệm, khi hiểu rồi thì hộ niệm mới có kết quả suông sẽ. A di đà Phật!