cát bụi
05-24-2015, 09:39 PM
TU PHẬT NHƯNG THÀNH TIÊN
Tôi kể bạn nghe chuyện này, đây là niềm ray rức trong tôi, vì đã không giúp gì được cho nhân-vật chính trong câu chuyện :
Lúc bấy giờ tôi đang học lớp 7, đầu niên-khóa, giờ sinh-ngữ Anh văn, chúng tôi há hốc mồm vì lần đầu gặp cô, vị nữ giáo-sư Anh-văn “không giống ai”. Với mái tóc cắt ngang củn-cởn (như tóc bé gái), với khuôn mặt không hề trang điểm chút nào, với sóng mủi nhô lên hơi gảy, với chiếc áo dài màu lam “xổ eo” xùng-xình, cô giáo đã gây ấn-tượng mạnh cho tôi không phải vì lập-dị mà vì quá giãn-dị.
Lần hồi qua những giờ dạy học chúng tôi ai cũng cãm mến cô vì sự hiền lành dễ thương và trong sáng, nghe đâu cô là đệ-tử của quý Thượng-tọa ở Sàí-gòn, cô ăn chay trường, thường hay xem nghe giảng những kinh điển Đại-thừa, Cô là điễn-hình một Phật tử thuần-thành ngoan-đạo, có lẽ cô đã có một phần ảnh-hưởng trong quyết-định dấn thân sâu vào trong Phật pháp của tôi ngày ấy.
Một thời gian sau, tôi được gặp lại cô giáo thân-yêu của mình năm nào. Vẫn mái tóc ngắn củn-cởn ấy, nhưng cô đã thay đổi rất nhiều trong cuộc sống. Cùng với sự thay-đổi chính-trị của cả miền Nam, nơi cô đã có một cuộc cách-mạng lớn, cuộc đời cô đã sang trang khác. Cô không còn mặc áo dài đứng trên bục giảng nữa, mà cô bận bộ đồ “xá-xiú” bất kỳ, cô thường xuất-hiện trong chợ với giỏ “bánh ít” được đậy kín, người lạ không biết cô đi bán bánh vì cô không rao hàng (có khi họ còn nghĩ : “hãy coi chừng cái bà nầy, không chừng bả có thể chôm đồ của mình”), cô chỉ tìm đến những học-sinh cũ, nài họ mua giùm một chục bánh, có lẽ cô đã phải phấn-đấu rất nhiều, vượt qua những ngại-ngùng để đi bán dạo giỏ “bánh ít”, nhưng cô vẫn chưa thực sự nhập vai .
Để tìm hiểu nhân-vật đứng trong hậu-trường chỉ đạo cho cô, tôi đã tìm đến nơi cô ở. Thật ngoài sức tưởng-tượng, nơi đó là một căn nhà xưa có lẽ đã trên trăm tuổi, nhà ba gian, thềm ba cấp, lợp ngói âm-dương, điều đáng nói là khi chưa bước lên thềm, tôi đã nghe xộc lên mũi, những mùi phân gà phân dơi, mùi ẩm thấp.
Ngày xưa khi còn là một cậu học trò tôi đã từng đến nơi cô ở, nó sạch sẽ, bóng loáng, ngăn nắp trên mức bình thường, đến độ khi được mời ngồi tôi đã ngập-ngừng vì sợ làm dơ ghế của cô. Ngày nay tôi cũng ngập-ngừng không biết nên đăt đít vào đâu, khi những cái lồng gà có mặt khắp nơi, trên nền nhà loang lổ, trên ghế dài, trên ván ngựa….Mặc dầu ba bộ cửa chính xộc-xệch đã mở toang, nhưng tôi vẫn cãm thấy ngột-ngạt tối-tăm, có lẻ vì cây cối ngoài vườn rậm rạp chăng? Hay vì không mở cửa sổ ?. Một vài con dơi quạ xẹt ngang trước mặt, thì ra trên đầu tôi là cả một “vương-quốc” dơi, chúng lập làng, lập xóm trên trần nhà đã long vữa.
Từ trong buồng vọng ra một giọng nữ, xưng “chị em” với cô giáo , trong khi cô giáo vẫn lăng xăng cho mèo ăn, cho chó ăn, cho gà ăn (đây là những con gà đã được phóng-sinh, nhưng để giữ mạng cho chúng, cô phải đã nhốt riêng mỗi con một cái rọ).
À! Thì ra vị sư-phụ “khả-kính” của cô giáo mình đây rồi, có lẽ vị “sư-phụ” nầy đang bịnh nằm liệt giường cũng nên. Qua những mẫu đối-thoại ngắn của họ, tôi hiểu ra rằng vị sư-phụ nầy rất dốt về kinh điển Đại-thừa, trong khi cha của sư-phụ (cũng đang nằm ho-hen trên chiếc giường bố đằng kia) lại là một Phật tử đáng thương, ông có biết chút đỉnh Phật pháp, ông không đồng tình với những hiểu biết lệch-lạc của con gái, nhưng ông không dủ trình độ giải-thích, chỉ rõ những điểm sai trái và định-hướng lại cho con gái. (Nói thì nói vậy, chứ bản lảnh như ngài Duy-Ma-Cật cũng chưa chắc gặp ai cũng có thể “sửa lưng và nâng cấp” được, mỗi người còn có cái duyên nghiệp riêng).
Vị “sư-phụ” nầy, nghe đâu là một nữ thư-ký nơi “toà hành-chánh tỉnh” của chế-độ củ, không hiểu duyên-nợ làm sao mà cô giáo của tôi (một Phật-tử đã từng được xem, nghe giáo-lý Đại-thừa) lại gặp và tin đến như thế. Phải nói là cô đã dũng cảm bỏ cả cuộc đời và sự-nghiệp, danh-dự và tự ái để phụng-sự cho sư-phụ và gia-đình của sư-phụ. Đối với cô bây giờ những lời giảng của quý Thượng-Tọa chỉ là lý-thuyết suông, mà cô chỉ thích “một gang thực-hành hơn là một tràng lý-thuyết”. Có lẽ việc làm của cô bây giờ so với bà Tôn-Bất-Nhị trong truyện “Thất chơn nhơn-quả”, không thua kém tí nào, (cũng có thể sư-phụ của cô là hậu thân của bà Tôn-Bất-Nhị cũng nên).
Riêng phần tôi, sau khi biết rõ cô đã lạc vào ngoại-đạo, tôi cũng có ý muốn lôi kéo cô trở về với chánh-pháp, nhưng tôi không có thần-thông, không có hạnh tốt, không có đức lớn nên đành chịu giương mắt nhìn cô giáo thân yêu của mình “thăng Thiên” (chớ không phải sa-đọa).
Nhưng như bài trên đã nói chư Thiên cũng phải chịu Tam-Tai, cũng vẫn còn sinh-tử luân-hồi, cho nên đây là điều đáng buồn, đáng tiếc cho một người Phật tử định “trồng cây sung nhưng vun nhằm cây ngái”.
Ngở rằng mình tu Phật nhưng rốt cuộc lại thành Tiên, chuyện này rất thường xảy ra, chớ không phải hiếm hoi gì.
Tôi kể bạn nghe chuyện này, đây là niềm ray rức trong tôi, vì đã không giúp gì được cho nhân-vật chính trong câu chuyện :
Lúc bấy giờ tôi đang học lớp 7, đầu niên-khóa, giờ sinh-ngữ Anh văn, chúng tôi há hốc mồm vì lần đầu gặp cô, vị nữ giáo-sư Anh-văn “không giống ai”. Với mái tóc cắt ngang củn-cởn (như tóc bé gái), với khuôn mặt không hề trang điểm chút nào, với sóng mủi nhô lên hơi gảy, với chiếc áo dài màu lam “xổ eo” xùng-xình, cô giáo đã gây ấn-tượng mạnh cho tôi không phải vì lập-dị mà vì quá giãn-dị.
Lần hồi qua những giờ dạy học chúng tôi ai cũng cãm mến cô vì sự hiền lành dễ thương và trong sáng, nghe đâu cô là đệ-tử của quý Thượng-tọa ở Sàí-gòn, cô ăn chay trường, thường hay xem nghe giảng những kinh điển Đại-thừa, Cô là điễn-hình một Phật tử thuần-thành ngoan-đạo, có lẽ cô đã có một phần ảnh-hưởng trong quyết-định dấn thân sâu vào trong Phật pháp của tôi ngày ấy.
Một thời gian sau, tôi được gặp lại cô giáo thân-yêu của mình năm nào. Vẫn mái tóc ngắn củn-cởn ấy, nhưng cô đã thay đổi rất nhiều trong cuộc sống. Cùng với sự thay-đổi chính-trị của cả miền Nam, nơi cô đã có một cuộc cách-mạng lớn, cuộc đời cô đã sang trang khác. Cô không còn mặc áo dài đứng trên bục giảng nữa, mà cô bận bộ đồ “xá-xiú” bất kỳ, cô thường xuất-hiện trong chợ với giỏ “bánh ít” được đậy kín, người lạ không biết cô đi bán bánh vì cô không rao hàng (có khi họ còn nghĩ : “hãy coi chừng cái bà nầy, không chừng bả có thể chôm đồ của mình”), cô chỉ tìm đến những học-sinh cũ, nài họ mua giùm một chục bánh, có lẽ cô đã phải phấn-đấu rất nhiều, vượt qua những ngại-ngùng để đi bán dạo giỏ “bánh ít”, nhưng cô vẫn chưa thực sự nhập vai .
Để tìm hiểu nhân-vật đứng trong hậu-trường chỉ đạo cho cô, tôi đã tìm đến nơi cô ở. Thật ngoài sức tưởng-tượng, nơi đó là một căn nhà xưa có lẽ đã trên trăm tuổi, nhà ba gian, thềm ba cấp, lợp ngói âm-dương, điều đáng nói là khi chưa bước lên thềm, tôi đã nghe xộc lên mũi, những mùi phân gà phân dơi, mùi ẩm thấp.
Ngày xưa khi còn là một cậu học trò tôi đã từng đến nơi cô ở, nó sạch sẽ, bóng loáng, ngăn nắp trên mức bình thường, đến độ khi được mời ngồi tôi đã ngập-ngừng vì sợ làm dơ ghế của cô. Ngày nay tôi cũng ngập-ngừng không biết nên đăt đít vào đâu, khi những cái lồng gà có mặt khắp nơi, trên nền nhà loang lổ, trên ghế dài, trên ván ngựa….Mặc dầu ba bộ cửa chính xộc-xệch đã mở toang, nhưng tôi vẫn cãm thấy ngột-ngạt tối-tăm, có lẻ vì cây cối ngoài vườn rậm rạp chăng? Hay vì không mở cửa sổ ?. Một vài con dơi quạ xẹt ngang trước mặt, thì ra trên đầu tôi là cả một “vương-quốc” dơi, chúng lập làng, lập xóm trên trần nhà đã long vữa.
Từ trong buồng vọng ra một giọng nữ, xưng “chị em” với cô giáo , trong khi cô giáo vẫn lăng xăng cho mèo ăn, cho chó ăn, cho gà ăn (đây là những con gà đã được phóng-sinh, nhưng để giữ mạng cho chúng, cô phải đã nhốt riêng mỗi con một cái rọ).
À! Thì ra vị sư-phụ “khả-kính” của cô giáo mình đây rồi, có lẽ vị “sư-phụ” nầy đang bịnh nằm liệt giường cũng nên. Qua những mẫu đối-thoại ngắn của họ, tôi hiểu ra rằng vị sư-phụ nầy rất dốt về kinh điển Đại-thừa, trong khi cha của sư-phụ (cũng đang nằm ho-hen trên chiếc giường bố đằng kia) lại là một Phật tử đáng thương, ông có biết chút đỉnh Phật pháp, ông không đồng tình với những hiểu biết lệch-lạc của con gái, nhưng ông không dủ trình độ giải-thích, chỉ rõ những điểm sai trái và định-hướng lại cho con gái. (Nói thì nói vậy, chứ bản lảnh như ngài Duy-Ma-Cật cũng chưa chắc gặp ai cũng có thể “sửa lưng và nâng cấp” được, mỗi người còn có cái duyên nghiệp riêng).
Vị “sư-phụ” nầy, nghe đâu là một nữ thư-ký nơi “toà hành-chánh tỉnh” của chế-độ củ, không hiểu duyên-nợ làm sao mà cô giáo của tôi (một Phật-tử đã từng được xem, nghe giáo-lý Đại-thừa) lại gặp và tin đến như thế. Phải nói là cô đã dũng cảm bỏ cả cuộc đời và sự-nghiệp, danh-dự và tự ái để phụng-sự cho sư-phụ và gia-đình của sư-phụ. Đối với cô bây giờ những lời giảng của quý Thượng-Tọa chỉ là lý-thuyết suông, mà cô chỉ thích “một gang thực-hành hơn là một tràng lý-thuyết”. Có lẽ việc làm của cô bây giờ so với bà Tôn-Bất-Nhị trong truyện “Thất chơn nhơn-quả”, không thua kém tí nào, (cũng có thể sư-phụ của cô là hậu thân của bà Tôn-Bất-Nhị cũng nên).
Riêng phần tôi, sau khi biết rõ cô đã lạc vào ngoại-đạo, tôi cũng có ý muốn lôi kéo cô trở về với chánh-pháp, nhưng tôi không có thần-thông, không có hạnh tốt, không có đức lớn nên đành chịu giương mắt nhìn cô giáo thân yêu của mình “thăng Thiên” (chớ không phải sa-đọa).
Nhưng như bài trên đã nói chư Thiên cũng phải chịu Tam-Tai, cũng vẫn còn sinh-tử luân-hồi, cho nên đây là điều đáng buồn, đáng tiếc cho một người Phật tử định “trồng cây sung nhưng vun nhằm cây ngái”.
Ngở rằng mình tu Phật nhưng rốt cuộc lại thành Tiên, chuyện này rất thường xảy ra, chớ không phải hiếm hoi gì.