Xem phiên bản đầy đủ : Cùng tìm hiểu Như Lai Thiền
Ngọc Quế
05-24-2015, 10:37 AM
Kính lạy Chư vị Đại Giác Ngộ !
Con vốn không biết gì hết, nhưng thấy có một bài hình như không đúng, gây bức xúc cho các bạn của con, cho nên con không không quản ngại "tài sơ trí siễn" xin "góp nhặt hoa vàng" kết tràng hoa cúng dường chư Phật vị lai :
Như Lai Thiền (Thiền Tiểu Thừa)
(Dành cho những người có một tinh thần khoa học cao không tin vào những điều huyền bí viển vong, vốn là một người rất nhân hậu và có rất nhiều phước báu điển hình: Họ kiếm tiền rất dể mà không cần lừa dối ai chỉ dựa vào sự nhân hậu của họ mà thôi).
Vì tự mình đi tìm chân lý nên họ thường gặp rất nhiều trở ngaị và phản ứng phụ khi tu tập. Vì quá tự tin, họ sẽ bị thế giới vô hình lừa dối họ bằng cách:
- Cầm chân họ lại, không cho họ tiến tu mà họ không hề hay biết! Như:
* Tạo những linh ảnh rất đẹp để họ ngắm nhìn mà quên mục đích chính của mình là tu giải thoát.
* Báo mộng và nhất là dùng giấc mộng để lung lạc niềm tin của họ.
* Tạo những sự việc gần đúng với luận đoán của họ để họ tăng bản ngã lên và quên mục đích chính là giải thoát.
* Tập hợp những người lạ lại rồi tuyên xưng họ là Thầy này, Thánh kia.
- Họ rất lanh lợi trong đời sống hằng ngày nhưng lại rất ngay thơ trong đời sống tu hành. Thật ra chúng ta nên làm ngược lại thì đúng hơn.
Vì kết quả của việc tu tập một cách sai lầm chỉ xảy ra cho họ sau một thời gian rất lâu (từ 6 tới 12 năm): Nên họ không cách gì mà biết được. Quả thật là phức tạp.
Kính quý Trưởng Bối, quý Phật tử thành viên !
Người viết bài trên chỉ nhận xét căn cứ vào một hai hành giả tự xưng tu Như Lai Thiền rồi phê phán. Người viết bài đó không hiểu gì về Như Lai Thiền.
Để tránh tình trạng những người chỉ rờ đuôi voi rồi nói "con voi như cây chổi", Ngọc Quế xin được phép trình bày với tất cả sự hiểu biết hạn hẹp của mình.
_ Như Lai Thiền là gì ?
_ Như Lai Thiền là môn Thiền đã từng được Phật Thích Ca truyền dạy cho chư Tăng.
_ Vậy còn Tổ Sư Thiền thì sao ?
_ Cũng từ Phật Thích Ca _ là Sơ Tổ _ đời đời tương truyền đến nay hầu như mất dấu _ chỉ còn Tông phái, chứ không còn TÂM ẤN.
_ Như Lai Thiền (NLT) và Tổ Sư Thiền (TST) khác biệt ra sao ?
_ NLT thuộc Thông Giáo (dạy chung cho mọi người) có bài bản thứ lớp (Giáo Án) hẳn hoi, gọi là Viên Giáo (cách dạy tròn đủ) cũng được.
TST thuộc Biệt Giáo _ Giáo ngoại biệt truyền _ không có bài bản thứ lớp gì cả.
_ Đức Phật Thích Ca có dạy Biệt Giáo hay không ?
_ Có, câu chuyện "Niêm Hoa Vi Tiếu" (Phật truyền Tâm ấn cho Ngài Đại Ca Diếp), và câu chuyện Ngài Bàn Đặc (quá dốt đến độ Phật dạy 2 từ "chổi - quét" mà cũng quên tới quên lui) là 2 dẫn chứng Phật TC có dạy Biệt Giáo.
Ngọc Quế
05-24-2015, 10:50 AM
_ NLT thuộc Thông Giáo (dạy chung cho mọi người) có bài bản thứ lớp (Giáo Án) hẳn hoi, gọi là Viên Giáo (cách dạy tròn đủ) cũng được.
Vâng ! Ngọc Quế xin mạn phép trình bày những điều được học lóm, kính xin chư vị Đại Giác Ngộ thương tình dạy dỗ sửa sai lại.
Cùng các bạn : những lời thô thiển của Ngọc Quế chỉ có thể dùng để tham khảo, chứ không thể thay thế một vị Thầy, xin các bạn đừng tự ý ngồi Thiền mà không có bậc Chân sư bên cạnh, khi hiện tượng huyền bí xảy ra không biết thưa hỏi ai thì có thể điên loạn, lạc đường Tà, "tẩu hỏa nhập ma" không ai cứu nổi.
1. Thiền là gì ? (Như Lai Thiền)
Thiền định là phương pháp khóa căn trần (mắt, tai, mủi, lưỡi, thân, ý _ hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, cảm thọ, vọng tưởng) chận đứng cái sống thô, để cho cái sống vi tế bên trong được hiễn lộ (được gọi là hiện tượng Thiền) có thể là đau nhức, ngứa ngái cùng khắp, cũng có thể là những hiện tượng huyền bí khó hiểu.
Tại sao phải cho nó hiễn lộ ?
_ Các bạn có đồng ý với Ngọc Quế rằng "Tu là Giải Nghiệp" hay không ?
Nghiệp nó nằm ở đâu ?
_ Chìm sâu trong Mạt Na Thức, cũng gọi là Ý thức, Nghiệp Thức, Thức thứ bảy.
Nếu nó nằm im trong đó làm sao mà giải ?!
_ Thiền chính là phương pháp hữu hiệu nhất để mời dụ nó ra, nhận biết, hóa giải Nghiệp Thức (ngoài ra hãy còn nhiều cách khác).
Khi Nghiệp Thức đã được hóa giải hết thì Thức không còn là Thức nữa mà là Bình Đẳng Tánh Trí.
Nếu có điều kiện các bạn hãy đọc lại chuyện Ngài Milarepa Con người siêu việt, một hành giả đã dùng Thiền Định mà giải sạch Nghiệp Thức, thực chứng Bình Đẳng Tánh Trí.
Ngọc Quế
05-24-2015, 10:55 AM
Kính bác Ngọc Quế !
1._ Há không phải Thiền là để định Tâm hay sao ?
2._ Xin bác nói sơ về những cách trừ nghiệp khác là những cách nào ?
Kính !
1.
Vâng ! Thiền là để định tâm, nhưng định tâm để làm gì cơ chứ ?
Để thành công trong cuộc sống như những khóa Thiền ở Tây phương hiện nay chăng ?
Sao chúng ta thấy gần quá như vậy ?
Mục đích của định tâm là để giải bớt nghiệp chướng, có giải nghiệp thì trí tuệ mới phát sinh, với sự góp sức của công hạnh vẹn toàn thì "lưỡi gươm" trí tuệ mới đủ bén mà cắt đứt mọi phiền não nghiệp chướng.
Chớ không phải định tâm để đi sâu vào những huyền bí, xuất hồn xuất vía, trừ ma trục quỷ, hay cao hơn nữa là để đắc các môn thần thông. Không, những điều đó không phải là mục đích tu thiền của Phật đạo.
Mục đích tu thiền của Phật đạo là để hóa giải nghiệp chướng cho trí tuệ được rực sáng đến khôn cùng _ là sự Giác Ngộ.
2.
Phật pháp có rất nhiều pháp môn phương tiện để trừ nghiệp, có những người vì hoàn cảnh (bất khả kháng) không thể tu Thiền được như bà hoàng hậu Vi Đề Hi thì Phật dạy cho pháp môn niệm Phật.
Một ông lão đã trăm tuổi xin xuất gia thì không thể xếp chân ngồi thiền thẳng lưng được thì Phật dạy tu cách khác (biệt giáo).
Rồi những câu Thần chú _ thí dụ như Thất Phật Diệt Tội Chơn Ngôn,.....v....v..._ những ấn quyết, những Mạn Đà La (Pháp tràng) cũng nhằm mục đích GIẢI NGHIỆP.
Ngọc Quế
05-24-2015, 11:07 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Như vậy "Sự cần thiết của Thiền Định trong đạo Phật như thế nào ? Người tu Phật có thể không tu Thiền Định hay không ?"
Kính !
Chào các bạn !
Thiền định thật là cần thiết cho người tu Phật, nhưng không phải là "độc đạo" con đường duy nhất để đến được Chân lý giải thoát.
_ Người chuyên trì niệm Phật cũng có thể từ từ mà thành đạo được vậy, chỉ phải cái tội "sau khi được vãng sanh, phải nhập thai trong hoa sen vài kiếp" (mỗi kiếp bằng 16 triệu 8 trăm ngàn năm của chúng ta) tùy theo nghiệp chướng mang theo nặng hay nhẹ.
_ Đức Lục Tổ Huệ Năng chỉ đứng đạp chày giả gạo suông trong 8 tháng mà cũng Ngộ được Đạo.
_ Ngài Bhusuku chỉ trì tụng chân ngôn (thần chú) Văn Thù trong một đêm mà lọt vào cửa Phật được đấy thôi :
Bhusuku, thầy tu giải đãi
Dưới thời kỳ trị vì của vua Devapala . Bảy trăm đồ chúng Đại tu viện Nalanda được cung cấp đầy đử các vật thực , y phục , thuốc men và những thứ cần thiết khác . Trong số tăng chúng này có một ông hoàng cũng theo tu học . Ngài tu viện trưởng thường lấy làm hài lòng về sự tiến bộ trong việc tu học của tăng chúng . Tuy nhiên , trong khi các bạn đồng môn tu tập nghiêm túc . Vị tu sĩ vốn dòng hoàng tộc chỉ lo ăn ngủ và đi dạo chơi loanh quanh chẳng làm gì .
Theo nội qui của tu viện , mỗi tu sĩ đều phải luân phiên tụng niệm những bài kinh mà họ đã học thuộc từ trước . Nhưng Bhusuku không hề nhớ một đoạn kinh nào , lại thường trễ nãi trong viêc công phu . Tu viện trưởng bèn cảnh cáo Bhusuku và bảo rằng nếu ông còn vi phạm Thiền qui thì sẽ bị trục xuất .
Bhusuku không nhận lỗi lầm lại còn chống chế : “ Bạch thầy ! . Tôi nào có phạm lỗi gì . Nếu bị đuổi thì thật là điều bất công . Lý do đơn giản chỉ là tôi không phải người nhai lại như con vẹt ” . Tuy nhiên , ngài tu viện trưởng vẫn kiên quyết Nếu Bhusuku còn tái phạm sẽ bị trục xuất ngay . Sự giải đãi của Bhusuku từ lâu đã bị các tăng chúng phê phán . Nên lần này họ rất mong đợi cái giây phút mà Bhusuku nhận lãnh hình phạt .
Một đêm trước khi đến thời công phu của Bhusuku . Ngài tu viện trưởng đến chỗ của Bhusuku khuyên bảo : “ Lâu nay ngươi ăn ngủ quá nhiều , lẽ ra ngươi phải tinh tấn tu tập mới là điều tốt . Nếu ngươi không thể học thuộc kinh để cầu nguyện . Buộc lòng ta phải bị trục xuất ra khỏi thiền môn . Nhưng ta sẽ giúp ngươi lần cuối . Đêm nay ngươi nên trì tụng chân ngôn Văn-thù . Thần chú của vị Bồ Tát Đại trí và không được ngủ nghỉ . Nói xong , ngài truyền Mật pháp Văn Thù thiền định cho Bhusuku .
Sau khi ngài viện trưởng lui về , Bhusuku cột cổ áo lên trần nhà để khỏi bị ngã và để khỏi ngủ quên . Bhusuku khởi sự trì chú Văn-thù suốt đêm . Đến gần sáng liêu phòng của ông tràn ngập ánh hào quang rưc rỡ . Bồ Tát Đại trí Văn-thù Sư lợi hiện ra hỏi :
“ Mục đích cầu nguyện của ngươi là gì ? ” . “ Ngày mai đến lượt công phu của tôi nhưng tôi không thuộc dòng kinh nào . Vì vậy tôi trì chú này để mong được Bồ Tát cứu giúp ” .
“ Ngươi không nhận ra ta ? ” . “ Thưa , thật sự tôi không nhận biết ngài là ai ” . “ Ta chính là Văn-thù ” . “ Cúi xin Bồ tát ban cho tôi trí huệ thiện xảo của ngài ” . “ Ta chấp nhận . Vậy , ngày mai ngươi cứ thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ của mình ” . Nói xong , Bồ Tát Văn thù biến mất .
Sáng hôm sau , đến lượt Bhusuku hành lễ . Theo lệ thường đức vua Devapala cùng quần thần và dân chúng mang hương hoa đến để dâng cúng trong buổi lễ . Mọi người đều thấp thỏm chờ xem sự thất thố của ông tăng , ngày thường vốn tỏ ra giải đãi . Khi Bhusuku đến nơi , sư yêu cầu mọi người mang đến cho sư chiếc lọng cái để che đầu rồi bước lên pháp tòa một cách hoàn toàn tự tin .
Khi sư vừa nhớm chân bước , toàn thân tự nhiên bay bổng và phát ra ánh sáng . Đồng thời cửa chánh điện tự động khép lại . Khiến mọi người đều rúng động tinh thần . Sư quay hỏi đức vua : “ Các ngươi muốn ta đọc kinh nhật tụng hay muốn nghe ta thuyết pháp ? ” . Các nhà thông thái , đức vua cùng quần thần nghe sư hỏi như thế liền bật cười . Vua phán : “ Thói quen ăn uống , ngủ nghỉ của đại sư thật lạ thường . Quả nhân cho rằng ngài nên đọc bài kinh riêng của ngài ” . Bhusuku liền đọc một hơi mười phẩm trong bộ kinh Con đường giác ngộ ( Boddhicanjavatra ) . Khi đọc xong, toàn thân bay bổng giữa không trung .
Mọi người tung hoa tán thán công đức của sư . Họ bảo nhau : “ Đây không phải là một Bhusuku giải đãi , lười biếng , ham ăn , mê ngủ . Đây chính là một vị thánh tăng . Chúng ta nên tôn vinh ngài làm tu viện trưởng ” . Nhưng Bhusuku từ chối lời đề nghị. Sư cúng dường những thứ mình có cho tu viện . Rồi bỏ đi lang thang đến thành phố khác .
Đến Dhokiri , một thành phố có hai trăm năm chục ngàn hộ dân cư . Sư tự làm cho mình một thanh gươm bằng gỗ . Bên ngoài mạ vàng trông giống như một bảo kiếm thực sự . Sư đến hoàng thành xin được làm lính canh . Vua đồng ý và trả cho ngài tám đồng tiền vàng mỗi ngày . Vào thời ấy , số tiền lương này rất có giá trị và ngài lưu lại cung điện này suốt mười hai năm . Mặc dù ở địa vị lính canh nhưng Bhusuku vẫn luôn luôn tu tập .
Bấy giờ trời đã vào thu , cũng là lúc dân chúng trong vùng đón mừng lễ hội Đại mẫu Umadevi . Nên Bhusuku cùng các đồng liêu đi tuần canh để giữ gìn trật tự . Một hôm đám lính canh đang lau chùi vũ khí . Một người trong bọn họ phát hiện ra vũ khí của Bhusuku nay có tên là Shantideva dường như được làm bằng gỗ . Họ trình tấu mối nghi ngờ của họ lên nhà vua .
Nhà vua cho vời Shantideva đến và ra lệnh : “ Tên lính canh kia ! . Hãy đưa gươm của ngươi cho ta xem ” . “ Tâu bệ hạ , điều này rất nguy hiểm ” . “ Hãy làm theo lệnh của ta . Ta sẽ chịu trách nhiệm nếu có điều gì xảy ra ” . Cuối cùng Santideva đành phải tuân lệnh . Ngài nói : “ Vậy xin bệ hạ và tất cả mọi người hãy dùng tay che một con mắt ” .
Mọi người lấy làm lạ nhưng đều nghe theo . Santideva đưa tay tuốt gươm . Tức thì , một luồng ánh sáng rực rỡ chói lòa phát ra từ thanh kiếm . Làm cho tất cả mọi người có mặt ở đó đều mù đi một mắt . Bọn họ kinh hãi , khóc lóc quì xuống trước Santideva cầu xin ngài tha tội . Santideva dùng tay xoa nhẹ lên mắt họ , lập tức họ trông thấy như cũ . Nhà vua lấy làm cảm kích , thỉnh cầu ngài ở lại hoàng cung làm quốc sư . Nhưng một lần nữa nhà sư chối từ địa vị cao quí ấy và giã từ xứ Dhokiri để đi đến trú ngụ tại một hang động xa xôi hẻo lánh trên một dãy núi cao .
Một hôm , những người đốn củi bắt gặp ngài đang giết những con nai để ăn thịt . Nên về tâu lại với nhà vua . Lấy làm ngạc nhiên , vua cùng một số quân hầu đến nơi Santideva trú ngụ để tìm hiểu sự tình . Đức vua hỏi : “ Ngài là bậc đạo hạnh , cớ sao lại còn ra tay sát hại chúng sinh ? ” . “ Ta không phải là kẻ hàng thịt . Ta chỉ chữa bệnh cho chúng mà thôi ” . Nói xong , sư mở cửa hang . Bầy thú chạy ùa ra ngoài nắng ấm , trông chúng to lớn gấp bội những con nai bình thường . Chúng chạy nhảy tung tăng khắp nơi rồi biến mất sau dãy đồi .
Sư quay lại bảo : “ Các ngươi nên hiểu rằng , tất cả những gì các ngươi thấy biết . Cảm thọ cũng chỉ là mộng huyễn và ảo tưởng . Các pháp không có tự thể . Nếu các ngươi thông đạt lý ấy thì được giải thoát ” . Và Santideva cất tiếng hát :
Con thú mà ta giết lấy thịt ,
Không hề hiện hữu trên thế gian này .
Không hề đến cũng không hề đi ,
Cũng như các hiện tượng khác .
Thực tướng của người săn và con mồi là gì ? ,
Than ôi ! ;
Các ngươi thật tội nghiệp ;
Nên gọi ta là ông sư giải đãi .
Santideva làm lễ quy y cho nhà vua và đoàn tùy tùng . Dạy phép thiền định và truyền cho họ chân ngôn Văn-thù .
http://dobatnhi.wordpress.com/2011/1...nhan-an-do-11/
Ngọc Quế
05-24-2015, 11:17 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Cái " bài bản thứ lớp của thiền" (hay còn gọi là Giáo án đó) là như thế nào ?
Bác có thể chia sẻ với mọi người được không ?
Cám ơn bạn đã hỏi !
Trước tiên chúng ta hãy nói về :
CÁC ĐIỀU KIỆN HỔ TRỢ :
Không phải nói "tui muốn ngồi thiền" liền ngồi (bất kể ở đâu)
1. Phải phát Bồ Đề Tâm , nếu không có Thầy _ chưa từng thề trong lễ quy y _ hành giả phải quỳ trước bàn thờ Phật vái nguyện :"Con thành tâm phát nguyện chỉ tu theo Phật đạo không tu theo ngoại đạo tà ma. Con quyết tu cho đến thành Chánh Giác _Vô thượng Chánh đẳng Chánh Giác _ chứ không phải chỉ Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi là đủ. Con nguyện cùng tất cả chúng sanh đều thành Phật đạo (chớ không phải chỉ một mình con thành đạo)"
2. Chọn vị trí thích hợp .
Phật có dạy những người muốn quán "Bạch Cốt", quán "Tử Thi" thì nên đến nghĩa địa, gò mả.
Nhưng người tu thiền nên tránh xa những nơi đó, lại nữa gần nhà vệ sinh, trong nhà bếp, trong phòng ngủ (có sinh hoạt vợ chồng), nơi chợ cá, lò giết mổ, trong phòng bệnh, gần nhà xác ....v...v...đều không thích hợp cho Thiền giả (vì ồn ào, có nhiều mùi uế tạp).
Trong vườn tràm, vườn cây khuynh diệp, vườn Tùng, Bách, Trắc thì được (cây khuynh diệp, bạch đàn thì những vị Thần Biển ưa lui tới; Tùng Bách Trắc, cây Ngọc Lan thì những vị Thần Núi thích đến. Chư Thần đến thì Ma quỷ tránh xa. Ma quỷ đến thì khó ngồi, ngồi thiền không có kết quả.
Trong vườn nhà không nên trồng những loại hoa có mùi thơm nồng và hắc (hoa sen hoa quỳnh thì được), nên có chỗ thờ Phật trang nghiêm sạch sẽ, ngồi thiền trước bàn Phật rất tốt, nếu trời nóng nực có thể để quạt điện (với sức gió vừa phải), nếu vẫn nóng nực có thể ra hành lang, nếu ngồi trên sân thượng phải có mái che sương (nếu sân thượng thường có gió mạnh thì phải che chắn). Khi ngồi thiền có thể thắp nhang trầm (nhang tẩm dầu thơm thì không được), đốt lò trầm nếu có thể.
.......
Ngọc Quế
05-24-2015, 11:44 AM
Kính bác Ngọc-Quế !
Thưa bác ! các vị Thần Biển - Thần Núi thích những loại cây mà bác kể trên mà đến - hay các cây đó có liên quan đến sự sống của các vị đó vậy ? xin bác dạy cho con được biết thêm - vì vấn đề nầy từ hồi nào đến giờ con mới được nghe - thì ra chổ ngồi tu tập quan trọng như vậy .
Vâng, Đúng vậy !
Những vị Thần Biển thì thích mùi cây Khuynh diệp, Thần Núi thì thích những cây Tùng, Bách, Trắc và có thể "tạm trú" ở đó để chơi hay để nghe Kinh (nếu chúng ta có tụng hay mở Audio tụng Kinh mỗi ngày).
3. Sự sạch sẽ :
Đây là điều kiện hỗ trợ thứ ba (theo Ngọc Quế), nên nhớ những bài nầy viết riêng cho hàng cư sĩ sơ cơ chúng ta (chứ không viết cho Chư Tăng Ni vì những vị ấy đã có Thầy, có Giáo Hội dạy cặn kẻ rồi).
Nên tắm rửa sạch sẽ trước giờ ngồi thiền, sau những giờ lao động thường chúng ta đổ mồ hôi, bụi bám làm bít lỗ chân lông, nên tắm rửa sạch sẽ (nhớ đánh răng nạo lưỡi nữa), phụ nữ ở nhà thì vương mùi hành tỏi, mùi thức ăn, điều này sẽ thu hút các loài ngạ quỷ nó đến nó liếm.
Nếu không thể tắm nước lạnh thì pha nước ấm mà tắm, Ngọc Quế có biết một vị lớn tuổi mà một ngày tắm 2 lần bằng nước lạnh (sáng và chiều) kể cả những sáng mùa Đông, nhưng nhớ không để cơ thể tiếp xúc đột ngột với nước lạnh, mà nên uống một hớp nước lạnh trước, kế đó thong thả xối nước từ dưới chân lần lên đùi, bụng ngực vai, sau cùng mới lên tới đầu, như vậy mới không bị nhiễm lạnh, nếu tắm được vài lần như thế này thì "nghe cũng ghiền" cứ đến "cử" là thèm tắm, vì sau đó cơ thể toát hơi ấm ra nghe sảng khoái dễ chịu lắm _ một sự kích thích sức đề kháng của cơ thể chăng ? (Người này ít bịnh vặt).
Quần áo ngồi thiền, nếu có điều kiện thì nên sắm riêng vài bộ bằng vải thoáng mát để thay đổi (bộ đồ lam của cư sĩ đó), đồ "bà ba" hay pijama cũng được, (đồ "bà ba" thì phải mở dây lưng trước khi ngồi thiền, pijama thì thun quần không nên chật), không nên mặc quần tây, nếu "lở đường" (không thể thay đồ) thì phải mở móc quần, kéo dây kéo (fermeture) xuống cho thoãi mái.
Khi chọn màu vải nhớ chọn màu lam, vàng lợt hay trắng, tránh màu đỏ tươi, màu đen, không chọn những hoa văn sặc sỡ. Màu đà của chư vị Lạt Ma, màu vàng tươi của chư Tăng chúng ta cũng không nên dùng.
Nếu thời tiết lạnh, người ít đổ mồ hôi thì tối đa là một tuần phải bỏ bộ đồ đó ra giặt, bình quân là ba ngày, còn người ra mồ hôi ướt áo thì phải mỗi ngày thay một bộ .
Chỗ ngồi phải sạch sẽ, không có sâu bọ kiến mối, phải có tọa cụ (cái gối ngồi) dày từ 5 đến 10 phân (2 inch đến 4 inch) để có thể ngồi được lâu và cách điện với nền gạch, nếu "lở đường" thì kiếm giấy carton cũng được.
Xin mời các bạn tham khảo thêm :
http://tranhphat.com.vn/n/tin-tuc/phuong-phap-ngoi-thien-ht-thich-thanh-tu
.....
Ngọc Quế
05-24-2015, 12:24 PM
Kính bác Ngọc Quế !
Phụ nữ chúng con thì mỗi tháng bị "trời hành" mấy ngày, như vậy những ngày đó chúng con không nên ngồi thiền chăng ?
Kính !
Chào hoatihon !
Sự đều đặn trong thiền định rất quan trọng vì cơ thể chúng ta có nhịp sinh học, nếu giữ đều đặn thì mới tiến bộ tốt được.
Cho nên con gái vẫn phải ngồi thiền đúng giờ, chỉ cần vệ sinh kỹ là được.
Hôm nay N/Q xin trình bày về ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ thứ 4.
4. Sự ĐỀU ĐẶN :
Các bạn cũng biết rồi đó, khi nấu cơm thì chúng ta nấu liên tục cho đến cơm sôi, cạn nước rồi để lửa riu riu cho tới chín. Nếu chúng ta nhắc nồi cơm xuống khi chưa sôi nhiều lần thì cơm sẽ “sình” _ không bao giờ chín nữa.
Cũng thế, ngồi thiền thì ngày nào cũng phải đều đặn như thế _ dù nắng dù mưa hay trong người cảm cảm, đau mình nhức mẩy, cũng phải cứ “đến hẹn lại lên”. Hạn chế tối đa sự ngắt khoảng.
Vì thế chúng ta phải suy nghĩ kỹ, chọn thời điểm phù hợp nhất với cuộc sống bận bịu của chúng để lên lịch ngồi thiền.
Trong một ngày 24 giờ thì thích hợp nhất cho nhịp sinh học của chúng ta trong việc ngồi thiền là 4 thời khắc Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu.
Giờ Tý nhắm lúc nửa đêm tức từ 11 giờ đêm (hay 23 giờ) đến 1 giờ sáng, giờ Ngọ là từ 11 giờ trưa cho đến 13 giờ (hay còn gọi là 1 giờ chiều), giờ Mẹo là lúc “ông mặt trời” thức giấc tức từ 5 đến 7 giờ sáng, Giờ Dậu là giờ “gà lên chuồng” tức từ 5 đến 7 giờ chiều (hay nói khác đi là từ 17 giờ đến 19 giờ).
Tuy nhiên chỉ có những tu sĩ ở trên non cao động vắng hay những vị sư nhập thất mới có thể thiền định đúng vào những giờ đã nói trên, còn hoàn cảnh chúng ta thì không cho phép.
Nên nhớ khi ăn no không được ngồi thiền (ít nhất phải 3 tiếng đồng hồ sau, cơm đã tiêu thì ngồi mới được, nếu ăn no mà ngồi liền thì hơi thở sẽ không thông ngồi không có kết quả gì mà lại thêm bịnh đau bao tử nữa), bụng quá đói cũng không nên (vì ngồi mà cái bụng nó cứ kêu ọt ọt, rồi cứ mơ tưởng đến sự được ăn riết thì “thuyền - bè cái nỗi gì ?”), trong trường hợp này bạn nên pha một ly sữa hay là ăn một cái bánh lót dạ rồi hẵn ngồi.
Vì thế chọn giờ cho phù hợp với hoàn cảnh sống của mỗi người là cả một sự cân nhắc.
Cư sĩ chúng ta thường bận bịu, vì thế N/Q đề nghị nên chọn từ 10 đến 11 giờ đêm (tức là 22 đến 23 giờ). Nếu chọn giờ Tý thì có thể chúng ta sẽ bị thiếu ngủ, “lâu ngày chày tháng” cố gắng, chúng ta sẽ có cảm giác như “đi trên mây” (không tốt cho việc lái xe hơi)
Nếu có thể thì ngồi thêm buổi sáng từ 5 đến 6 giờ, như vậy chúng ta mỗi ngày hành thiền được 2 giờ.
Đã chọn rồi thì cố gắng giữ đúng, giả sử hôm đó bạn có tham dự thiền tập thể (đột xuất _ không thường xuyên) từ 19 giờ đến 20 giờ thì cũng không thể thay thế cử 22 đến 23 giờ của chúng ta.
Ngọc Quế
05-25-2015, 05:59 PM
Kính bác Ngọc Quế !
Giả sử có người vì kế sinh nhai mà ngày nào cũng phải 11 giờ khuya mới về đến nhà thì sao ?
Kính !
Xin chào và cám ơn bạn đã hỏi !
Cho N/Q được hỏi lại "Người ấy có thường hay say rượu (bia) hay không ?, người ấy có làm nghề hầu rượu hay không ?"
Nếu có, thì trong 2 chỉ được chọn một mà thôi.
Hoặc là người ấy kiếm nghề khác, hoặc là người ấy đừng mơ tới chuyện ngồi thiền nữa.
Nếu không say (dù có uống rượu bia) _ tức là luôn tỉnh táo _ hành xử luôn chừng mực _ thì chỉ cần nghỉ ngơi và ăn nhẹ trong khoảng từ 20 phút đến 30 phút là có thể ngồi thiền được, giờ Tí rất tốt. Dù có thức khuya nhưng sáng cũng nên dậy sớm _ không nên ngủ bù đến 9 - 10 giờ sáng _ mà chỉ ngủ bù sau bửa ăn trưa.
ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ thứ 5 :
5. Vấn đề nghề nghiệp :
Các bạn ơi ! Vấn đề nghề nghiệp rất quan trọng với người Phật tử thì lại càng quan trọng hơn với người muốn tu thiền định. Ở đây có 2 chọn lựa, một là bạn chuyển đổi nghề, hai là bạn đừng nghĩ đến chuyện tu thiền định.
* _ Những nghề nghiệp có liên quan đến SÁT SINH.
_ Nếu bạn mở nhà hàng hải sản thì nên động não tìm mặt hàng khác, loại bỏ từ "hải sản" ra khỏi thực đơn, vì nói đến hải sản là nói đến "tươi, sống" _ khách hàng không chấp nhận mình bán tôm cua đông lạnh bao giờ.
_ Nghề "mua sống bán sống" _ ta thường gọi là "lái" (lái heo, lái gà, lái trâu bò) _ nghề "mua sống bán chết" (giết mổ) đều không nên cả. Vừa mang nghiệp sát, vừa làm thương tổn đến lòng từ bi (ta phải vô cảm với những đau đớn của con vật ta mới làm được những nghề đó).
_ Nghề săn thú, đánh bắt cá.
*_ Những nghề nghiệp xấu, trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến Games (xấu), cá độ, cờ bạc, đánh đề, ma túy, vủ khí ta đều tìm cách chuyển đổi qua những nghề lương thiện.
* _ Những nghề GIAN DỐI _ quảng cáo sai sự thật _ viết bài đơm đặt .....Nghề Luật Sư nếu bạn đã lỡ chọn thì chỉ nên lảnh bào chửa cho những thân chủ mà bạn biết chắc là oan ức, tuyệt đối không lảnh bào chửa cho những vụ mà bạn biết rõ là SAI TRÁI, khi phát hiện sai trái thì hủy hợp đồng ngay....
* _ .....
Các bạn đừng nghĩ rằng "tui sẽ trích lợi nhuận ra để cúng chùa, làm việc thiện" là hết tội.
Khi lương tâm của bạn cứ mãi thấp thỏm, áy náy thì làm sao mà yên tâm ngồi thiền được.
Ngọc Quế
05-26-2015, 05:12 PM
ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ thứ 6
6. Vấn đề sinh hoạt, giải trí :
Nếu bạn là vận động viên thì chỉ nên dùng hết sức khi tập luyện, còn ngoài ra phải từ tốn khoan thai, không có gì phải bộp chộp vội vàng cả, điều này là sự chuẫn bị tốt cho buổi ngồi thiền (có thể xem là "thiền trong cuộc sống" cũng được).
Nếu bạn là nhà thơ (hay nhà văn) thỉ phải xua đuổi "tứ thơ" ra khỏi đầu óc trước giờ ngồi thiền khoảng nửa tiếng đồng hồ, những công việc nghệ thuật khác cũng cần 20 phút thư giản trước giờ ngồi thiền.
Hàng ngày không chơi Games, xem phim sex, phim hành động, phim kinh dị, ....., những thứ này sẽ làm hỏng buổi ngồi thiền của chúng ta.
Không chơi nhạc kích động, nhảy hip hop, .....
Không ăn hành, tỏi sống trước buổi ngồi thiền (nén, kiệu cũng thế).
Nếu không thật sự cần thiết, không dùng các loại thuốc có chất an thần.
Ngọc Quế
05-26-2015, 05:21 PM
Cùng các bạn ! Hôm nay Ngọc Quế xin trình bày về HẠ THỦ CÔNG PHU các bạn nhé !
II. HẠ THỦ CÔNG PHU
(Xin nhắc lại, bạn nào có Thầy mà Thầy bảo khác với lời Ngọc Quế nói thì các bạn hãy vâng lời Thầy của mình, vì mỗi người có căn cơ hoàn cảnh khác nhau, vị Thầy trực tiếp biết rõ về bạn, còn ở đây chỉ trình bày "chung chung" mà thôi.)
A. Điều thân :
_ Ít nhất bạn nên có 15 phút thư giản trước giờ ngồi thiền.
_ Trước bàn Phật, hay ngồi thiền tập thể thì hướng ngồi không do mình quyết định.
_ Khi ngồi riêng lẻ các bạn nên ngồi xoay mặt về hướng Bắc. (Khi bạn dùng tay mặt chỉ hướng Đông _ hướng mặt trời mọc _, tay trái chỉ hướng Tây _ hướng mặt trời lặn _ , thì hướng phía trước mặt bạn là hướng Bắc đó, sau lưng bạn là hướng Nam). Hướng Bắc thuận với chiều đi của từ tường trái đất dễ tịnh, định.
_ Không ngồi trực tiếp xuống nền xi măng hay gạch, mà phải có lót chiếu, thùng giấy hoặc tọa cụ.
_ Nếu ngồi kiết già được thì tốt nhất (hai lòng bàn chân lật ngữa lên như cách ngồi theo hình tượng Phật Thích Ca), vì cơ thể được "căng" ra buộc xương sống lưng phải thẳng, nhưng với người mới thì vì chưa quen cơ nên gây đau đớn.
Người lớn tuổi không nên cố ngồi kiết già, ngồi bán già cũng được (chân mặt dưới, chân trái lên trên).
_ Hai bàn tay để ngữa trên đôi chân cũng tay mặt dưới tay trái trên, các ngón thẳng, hai đầu ngón tay cái khẻ chạm vào nhau.
_ Khẻ nghiêng người qua trái, qua phải vài lần để ổn định cơ bắp.
_ Mắt nhắm vừa (lim dim, khép hờ).
_ Nếu chỗ có nhiều muỗi thì nên giăng mùng.
_ Không nên ngồi chỗ cheo leo gành đá, chỗ có gió lớn,...
Các bạn tham khảo thêm :
http://tranhphat.com.vn/n/tin-tuc/phuong-phap-ngoi-thien-ht-thich-thanh-tu
Ngọc Quế
05-26-2015, 05:38 PM
Kính bác Ngọc Quế !
Chocon có từng nghe ngồi thiền phải cong lưỡi lên "ổ gà" (đóc giọng), mà sao bác không nói tới ?
Kính !
Cám ơn bạn đã hỏi !
Theo Ngọc Quế thì đây là một môn pháp của Tiên gia (ý đồ mong cầu trường sanh), vì khi cong lưỡi lên ổ gà hành giả để cho nước miếng tự nhiên rịn ra (họ gọi là nước cam lồ) rồi nuốt xuống, phương pháp nầy được họ dẫn chứng bằng một câu nguyện (thứ 5) trong Thập Nhị đại Nguyện của Đức Quán Thế Âm :
Quán Âm Thập Nhị Nguyện
1. Nam mô hiệu viên thông, danh tự tại, Quán Âm Như Lai quảng phát hoằng thệ nguyện.
2. Nam mô nhứt niệm tâm vô quái ngại, Quán Âm Như Lai thường cư Nam Hải nguyện.
3. Nam mô trụ Ta Bà, U Minh giới, Quán Âm Như Lai tầm thinh cứu khổ nguyện.
4. Nam mô hàng tà ma trừ yêu quái, Quán Âm Như Lai năng trừ nguy hiểm nguyện.
5. Nam mô thanh tịnh bình, thùy dương liễu, Quán Âm Như Lai cam lồ sái tâm nguyện.
6. Nam mô đại từ bi, năng hỷ xả, Quán Âm Như Lai thường hành bình đẳng nguyện.
7. Nam mô trú dạ tuần vô tổn hoại, Quán Âm Như Lai thệ diệt tam đồ nguyện.
8. Nam mô vọng Nam nham, cầu lễ bái, Quán Âm Như Lai gìa tỏa giải thoát nguyện.
9. Nam mô tạo Pháp thuyền, du khổ hải, Quán Âm Như Lai độ tận chúng sanh nguyện.
10. Nam mô tiền tràng phan, hậu bảo cái, Quán Âm Như Lai tiếp dẫn Tây Phương nguyện.
11. Nam mô Vô Lượng Thọ Phật cảnh giới, Quán Âm Như Lai Di Ðà thọ ký nguyện.
12. Nam mô đoan nghiêm thân, vô tỷ toại, Quán Âm Như Lai quả tu thập nhị nguyện.
-----------
Tuy Chính danh Như Lai Thiền không có kiêng kỵ gì Ngoại đạo, Chính danh Như Lai Thiền có thể phương tiện tạm dùng các pháp môn _ chỉ tạm dùng để đối trị _ nhưng không dính mắc với pháp môn nào cả, để tiến mãi lần lên đến CHÁNH ĐỊNH (Tam Muội).
Để giữ gìn sức khỏe, các bạn có thể tập thể dục, tập yoga, giữ gìn Tinh, Khí Thần; nhưng Phật đạo không gọi nước miếng là nước Cam lồ, không gọi Tinh Khí là Đan dược, Thiền Phật Đạo không quan trọng mấy thứ này.
hoatihon
05-27-2015, 09:29 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Bác nói :
"Xin nhắc lại, bạn nào có Thầy mà Thầy bảo khác với lời Ngọc Quế nói thì các bạn hãy vâng lời Thầy của mình, vì mỗi người có căn cơ hoàn cảnh khác nhau, vị Thầy trực tiếp biết rõ về bạn, còn ở đây chỉ trình bày "chung chung" mà thôi."
Mà có một vị Thầy bảo chúng con ngồi như thế này :
https://i.ytimg.com/vi/_DMLcZLl1Bo/mqdefault.jpg
Vậy thì con có nên vâng lời chăng ?
Kính !
Ngọc Quế
05-27-2015, 09:34 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Bác nói :
Mà có một vị Thầy bảo chúng con ngồi như thế này :
https://i.ytimg.com/vi/_DMLcZLl1Bo/mqdefault.jpg
Vậy thì con có nên vâng lời chăng ?
Kính !
Xin chào bạn hoatihon !
Ngọc Quế thấy trên ảnh đã có ghi 3 từ "pháp soi hồn". Nhà Phật không bao giờ xem cái Ý thức "trôi nổi như mây trời" là một thực thể, không bao giờ gọi nó là "Hồn", chỉ có đám tà ma ngoại đạo mới gọi Ý Thức là Hồn, Linh Hồn mà thôi. (Gọi là Hồn vì nhận nó là "phần tâm linh trường tồn" của ta).
Thực hành theo phương pháp nầy, người không có duyên sẽ bị nhức đầu dẫn đến điên loạn, người có duyên với Ngoại đạo sẽ "BỊ ÉP" xuất hồn xuất vía, đây là cách xuất hồn không tự nhiên (giống như "vú ép" chuối xanh).
Theo Như Lai Thiền, nếu bạn kiếp trước đã từng tu theo Ngoại đạo thì giai đoạn đầu sau khi nhập thiền bạn cũng sẽ được "xuất hồn" (Ý Thức thoát ly ra khỏi cơ thể tứ đại) một cách tự nhiên mà không cần phải bịt 3 ngón tay chận các yếu huyệt gì cả.
Nhưng Như Lai Thiền không cho phép bạn đam mê bất kỳ một hiện tượng huyền bí nào, đam mê thì vô tình bị "rơi rớt" (lạc đường tà) mà bạn vẫn lầm tưởng rằng mình đang tiến bộ nhanh trong Phật đạo. Một bằng chứng là đã có người vì ham mê "xuất hồn, xuất vía" mà quanh lộn trở lại "làm đệ tử" của Thiên Ma (Phật pháp không rành mà Ma pháp thì giỏi).
Nếu bạn chỉ đơn thuần là một Phật tử (không tu thiền định chi cả) chỉ tuân theo thập thiện thôi :
Bất sát sinh (zh. 不殺生, sa. pāṇāṭipātā paṭivirati)
Bất thâu đạo (zh. 不偷盜, sa. adattādānādvirati), tức là không trộm cắp, hay nói chính xác hơn: “Không nhận đồ vật người không cho”;
Bất tà dâm (zh. 不邪婬, sa. kāmamithyācārādvirati)
Bất vọng ngữ (zh. 不妄語, sa. mṛṣāvādātvirati), nghĩa là không nói xằng, nói bậy, phù phiếm;
Bất lưỡng thiệt (zh. 不兩舌, sa. paisunyātvirati), không nói hai lời;
Bất ác khẩu (zh. 不惡口, sa. pāruṣyātprativirati), không nói xấu người, không nói lời ác hại;
Bất ỷ ngữ (zh. 不綺語, sa. saṃbinnapralāpātprativirati), không dùng lời thêu dệt không đâu;
Bất tham dục (zh. 不貪欲, sa. abhidhyāyāḥprativirati);
Bất sân khuể (zh. 不慎恚, sa. vyāpādātprativirati), không giận dữ, sân hận,
Bất tà kiến (zh. 不邪見, sa. mithyādṛṣṭi-prativirati), không ôm ấp những ý niệm, kiến giải sai lầm.
Nếu bạn chỉ tu hành theo Thập Thiện (mười điều lành) thôi thì khi bỏ xác thân này bạn liền được sanh lên các cõi Trời (mà Trời thì tự nhiên có thần thông _ không phải tu luyện cực khổ gì cả).
Trong Kinh cũng có kể lại chuyện một bà lão ăn mày vừa xin được bát nước cơm (người ta chắt nước để cho cơm đừng nhão), thấy Ngài Ma Ha Ca Diếp ôm bát đi khất thực ngang qua, bà sinh lòng kính ngưỡng, nghĩ rằng "đời mình sao khổ quá ? trước sau gì cũng chết, thôi thì hôm nay dâng cúng phần vật thực này cho Chư Tăng để cầu mong một chút phước báo, kiếp sau không khổ nữa".
Ngài Đại Ca Diếp chú nguyện trước khi dùng nước cơm ấy, còn bà thì hôm sau nằm cù co mà chết đói.
Mọi người xúm lại bàn nhau khiêng xác chết vô rừng bỏ, thì có những vị Thiên nữ từ trên Trời bay xuống, đi nhiễu quanh xác chết, rồi có một vị chỉ tay một cái, đất đùn lên, xác chết chìm xuống, lập tức thành một ngôi mộ hoàn chỉnh.
Vị Thiên nữ ấy chính là bà lão ăn mày ngày hôm qua.
Còn luyện, tu hành theo cách của Ông Lương sĩ Hằng (người trong hình của Hoatihon đã đăng) thì cố gắng lắm cũng chỉ sanh lên tầng Trời thấp nhất mà thôi.
Như vậy nếu Hoatihon giữ được Thập Thiện thì không cần luyện gì cả cũng sẽ được sanh lên các tầng Trời cao hơn cái "Ông Thầy LSH" đó thì lẻ ra Ổng phải gọi Hoatihon là Thầy.
Như thế Hoatihon có cần thiết phải nghe theo lời của một người chỉ đáng là "đệ tử" của mình hay không?
Thành Tâm
06-01-2015, 11:18 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Đối với những cư sĩ , cuộc sống vợ chồng có ảnh hưởng đến việc tu Thiền không ạ ?
Thành Tâm kính !
Ngọc Quế
06-01-2015, 05:15 PM
Kính bác Ngọc Quế !
Đối với những cư sĩ , cuộc sống vợ chồng có ảnh hưởng đến việc tu Thiền không ạ ?
Thành Tâm kính !
Chào Thành Tâm, cám ơn đã hỏi.
Nếu bạn tu theo Nguyên Thủy thì người cư sĩ chỉ hộ đạo cho quý Sư tu Thiền mà thôi, chứ cư sĩ nào có thuỳên bè gì.
Nhưng bạn hãy tìm đọc "Milarepar con người siêu việt" sẽ thấy, Ngài Marpa _ sư phụ của Milarepa _ là người cư sĩ có vợ và một con gái (lúc đó đã lớn). Vậy mà Ngài Marpa đã dạy Thiền cho Milarepa từ một người nhiều sát nghiệp (trước đó M đã học phép phù thủy, hóa giông bảo lủ lụt giết chết cả nhà người chú, làm vạ lây đến bao nhiêu mùa màng chuột kiến dế) được thành đạo hoàn toàn chỉ trong một kiếp sống vài mươi năm.
Ở bên Tàu, Ngài Bàng Uẫn cư sĩ luôn cả vợ và 2 con (một trai một gái) đều có thể tùy ý bỏ xác, những vị này mới đúng nghĩa là "thâu thần tịch diệt" (Ngày nay quý vị tôn trưởng thường được môn đồ pháp quyến dùng cụm từ "thâu thần tịch diệt" để thổi phồng sư phụ, nhưng thực chất là BỊ "Quỷ Vô thường" mời đi.)
Tuy nhiên cũng cần nhắc, người tu Thiền nghiêm chỉnh thì có Chư Thần đến bảo vệ (xua đuổi tà ma, quỷ quái, ly mị,...), cho nên cần giữ sạch sẽ cá nhân (như bài trước đã nói), chỗ ngồi Thiền phải thanh tịnh (không thể ngồi Thiền trong mùng mà vợ chồng thường ăn ở với nhau). Nên có thời gian cách ly (không quan hệ trước giờ ngồi Thiền, sau khi xả Thiền), nên kiêng cử chuỵên phòng the những ngày Lễ Vía. (Nếu không kiêng cử những điều trên thì Chư Thần không hộ pháp cho mình nữa).
Mến !
Thế Hùng
06-03-2015, 11:04 AM
Cùng các bạn ! Hôm nay Ngọc Quế xin trình bày về HẠ THỦ CÔNG PHU các bạn nhé !
II. HẠ THỦ CÔNG PHU
(Xin nhắc lại, bạn nào có Thầy mà Thầy bảo khác với lời Ngọc Quế nói thì các bạn hãy vâng lời Thầy của mình, vì mỗi người có căn cơ hoàn cảnh khác nhau, vị Thầy trực tiếp biết rõ về bạn, còn ở đây chỉ trình bày "chung chung" mà thôi.)
A. Điều thân :
_ Ít nhất bạn nên có 15 phút thư giản trước giờ ngồi thiền.
_ Trước bàn Phật, hay ngồi thiền tập thể thì hướng ngồi không do mình quyết định.
_ Khi ngồi riêng lẻ các bạn nên ngồi xoay mặt về hướng Bắc. (Khi bạn dùng tay mặt chỉ hướng Đông _ hướng mặt trời mọc _, tay trái chỉ hướng Tây _ hướng mặt trời lặn _ , thì hướng phía trước mặt bạn là hướng Bắc đó, sau lưng bạn là hướng Nam). Hướng Bắc thuận với chiều đi của từ tường trái đất dễ tịnh, định.
_ Không ngồi trực tiếp xuống nền xi măng hay gạch, mà phải có lót chiếu, thùng giấy hoặc tọa cụ.
_ Nếu ngồi kiết già được thì tốt nhất (hai lòng bàn chân lật ngữa lên như cách ngồi theo hình tượng Phật Thích Ca), vì cơ thể được "căng" ra buộc xương sống lưng phải thẳng, nhưng với người mới thì vì chưa quen cơ nên gây đau đớn.
Người lớn tuổi không nên cố ngồi kiết già, ngồi bán già cũng được (chân mặt dưới, chân trái lên trên).
_ Hai bàn tay để ngữa trên đôi chân cũng tay mặt dưới tay trái trên, các ngón thẳng, hai đầu ngón tay cái khẻ chạm vào nhau.
_ Khẻ nghiêng người qua trái, qua phải vài lần để ổn định cơ bắp.
_ Mắt nhắm vừa (lim dim, khép hờ).
_ Nếu chỗ có nhiều muỗi thì nên giăng mùng.
_ Không nên ngồi chỗ cheo leo gành đá, chỗ có gió lớn,...
Các bạn tham khảo thêm :
http://tranhphat.com.vn/n/tin-tuc/phuong-phap-ngoi-thien-ht-thich-thanh-tu
Kính bác Ngọc Quế xin cho con hỏi :
_ "Có phải hướng Bắc là hướng duy nhất thích hợp cho việc ngồi thiền ???"
Kính xin bác chỉ dạy.
Ngọc Quế
06-03-2015, 05:12 PM
Kính bác Ngọc Quế xin cho con hỏi :
_ "Có phải hướng Bắc là hướng duy nhất thích hợp cho việc ngồi thiền ???"
Kính xin bác chỉ dạy.
Xin chào bạn Thế Hùng !
Không như bạn đã nói, hướng Bắc không phải là hướng duy nhất thích hợp cho việc ngồi thiền.
Khi mức định tâm của hành giả đã tạm đủ, những bậc Chân sư sẽ khuyên hành giả nên ngồi xoay mặt về hướng Đông _ hướng mặt trời mọc _ để hành giả sớm đón nhận những tia sáng Trí Tuệ (phát sinh trí tuệ).
Nếu hành giả cứ mãi hôn trầm (ngủ gục) thì phải tạm xoay mặt về hướng Tây _ là hướng "động" _ để đối trị bệnh ngủ gục, đồng thời phải làm thêm công đức khác như phóng sanh chim cá, ....
Tóm lại, bậc Chân Sư là người quyết định hành giả nên ngồi xoay mặt về hướng nào.
-------------
Nhân đây N/Q xin trình bày tiếp về chuyện ĐIỀU THÂN các bạn nhé !
Thường thì hành giả thắp hương (nhang _ nên dùng nhang trầm) để đo thời gian, người mới nên dùng nhang dài 4 tấc (2 gang tay) thôi, sau nầy ngồi giỏi thì dùng nhang dài 5 tấc để làm chừng mực (tàn nhang thì xả thiền). Hoặc dùng đồng hồ cũng được (để khỏi phải thắp loại nhang tẫm dầu thơm) Đối với hành giả Nhập Định được thì thời gian không hạn chế (tùy).
Đối với hành giả có Hiện tượng thiền (sẽ có bài viết riêng về Hiện tượng Thiền) hay Mật pháp thì phải xả thiền đúng giờ _ không nên ham hố. Loại này nhất thiết phải gần Thầy, bạn _ không nên lên "non cao động vắng" ngồi một mình.
Sau những động tác nhúc nhích thân cho ổn định, chúng ta ngồi ngay ngắn chắp tay niệm 3 Danh Hiệu Phật, mỗi danh hiệu 3 lần. Tùy các bạn, các bạn có thể niệm :
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
NAM MÔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
NAM MÔ ĐƯƠNG LAI HẠ SANH DI LẶC TÔN PHẬT.
hoặc niệm :
NAM MÔ A ĐỀ TỐI THƯỢNG TỐI THẮNG PHẬT.
NAM MÔ ĐẠI NHẬT NHƯ LAI.
NAM MÔ LIÊN HOA SANH NHƯ LAI.
nhưng Ngọc Quế đề nghị :
NAM MÔ ĐỊNH QUANG PHẬT.
NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH NHƯ LAI.
NAM MÔ CHƯ LONG THẦN HỘ PHÁP, HỘ PHÁP BỒ TÁT MA HA TÁT.
vì tuy chư Phật đồng một THỂ nhưng mỗi danh hiệu có DỤNG ĐỘ khác nhau, được áp dụng vào mỗi thời điểm khác nhau.
Niệm Phật xong, bạn để tay trở lại vị trí mặc định (ngửa tay, chồng lên nhau, ngón cái khẻ chạm), ngồi thẳng lưng _ chớ không ển ngực _ rồi bắt đầu đếm hơi thở (điều tức).
Chuyện ĐIỀU TỨC sẽ có bài riêng, bây giờ chúng ta nói qua chuyện XẢ THIỀN các bạn nhé !
XẢ THIỀN (Ở link bài trước Thầy Thích Thanh Từ có hướng dẫn rất kỹ, N/Q xin bổ sung):
Ngồi quen thì chúng ta sẽ cảm nhận được thời điểm xả thiền, thường là lúc tàn nhang.
Tâm trí chúng ta từ từ trở về THỰC TẠI, muốn xả thiền chúng ta không nên đột ngột đứng dậy mà phải nhúc nhích cử động từ TẾ (nhỏ nhiệm) đến THÔ (mạnh), phải theo thứ lớp sau đây bạn nhé !.
Nghiêng người qua trái, qua phải, nhún vai, xoa mặt, mắt rồi dùng hai bàn tay xoa vào nhau _ ma sát _ cho nóng lên (nhân điện), rồi háp vào đôi mắt vuốt nhẹ ra hai bên vài lần, dùng các đầu ngón tay của hai bàn tay đồng thời miết nhẹ lên mi mắt, lên chân mày, lên trán, lên cơ mặt (bắt từ giữa mặt miết ra hai bên), xoa hai vành tai.
Cũng đồng thời dùng hai tay ém, miết trên da đầu từ trước ra sau như người vuốt tóc.
Lại xoa tay cho nóng, xoa bóp lòng bàn chân, mu bàn chân, mắt cá chân, bắp chuối chân, ống quyển, đầu gối, đùi.
Lại xoa hai tay cho nóng rồi áp vào sau lưng chỗ hai trái thận (vài lần), khẻ xoa bóp.
Lại xoa bụng, xoa ngực cho máu huyết lưu thông, tự xoa bóp 2 vai.
Dùng tay mặt xoa bóp cho tay trái, dùng tay trái xoa bóp cho tay mặt.
Vươn vai, ưởn người rồi mới từ từ đứng dậy.
Những chi tiết trên, Ngọc Quế viết theo trình tự, thứ lớp đó xin các bạn chú ý. Sau nầy khi quen rồi các bạn sẽ phản ứng tự nhiên theo nhu cầu của cơ bắp mà không nhất thiết phải theo trình tự nầy nữa.
Nếu bạn xả thiền vào lúc nửa đêm thì không nên nằm xuống ngủ liền, mà phải đứng dậy đi uống nước hay là làm chuyện gì đó (thư giản) từ 10 đến 15 phút mới được nằm xuống ngủ. (Tránh tình trạng còn SAY THIỀN rồi lại "xuất hồn" trong khi ngủ).
Không nên rửa mắt bằng nước lạnh cho tỉnh (chỉ rửa mắt bằng nhân điện thôi).
Nếu bạn bắt đầu buổi thiền lúc 4 hay 5 giờ sáng thì khi súc miệng cũng không nên rửa mắt (sau này sẽ mờ mắt).
Ngồi thiền giờ này, khi xả thiền phải thức luôn, nên tập thể dục hay xem Kinh, không nên ngủ trở lại, nếu không sẽ ĐẦN (NGU lần lần).
Ngọc Quế
06-04-2015, 10:05 AM
Thưa các bạn !
Hôm nay chúng ta bàn tiếp vấn đề điều tức nhé !
B. ĐIỀU TỨC :
(Phần này chỉ dành cho Phật tử sơ cơ)
Nói đến ĐIỀU TỨC là nói đến HƠi THỞ. Vấn đề hơi thở cũng quan trọng trong Như Lai Thiền nhưng không quá quan trọng như Tiên Đạo (họ thường thở sâu _ thở bụng) hay Yoga (thở bụng 4 thời).
Với NHƯ LAI THIỀN chúng ta vẫn thở tự nhiên _ không gượng ép gò bó gì cả. Sau khi niệm Phật xong chúng ta bắt đầu ĐẾM HƠI THỞ.
Một chu kỳ THỞ VÀO rồi THỞ RA đếm thầm trong trí là 1, chu kỳ sau lại đếm 2, cứ như thế cho đến 100, rồi trở lại đếm 1, 2, 3, ....cho đến 100 (lần thứ 2), cứ như thế 4 lần tức 400 hơi thở, sau khi đếm được đến 400 mà cảm thấy mệt mõi hay loạn động thì ngưng, xả thiền.
Như người thích hợp, cảm thấy mình có thể đếm tiếp nữa thì được đếm thêm.
Quan trọng là đếm không lộn, nếu chưa đủ 400 mà bổng nhiên im bặt, quên đếm hay đếm lộn thì phải bỏ (không tính) ta phải quay lại đếm từ 1 của 100 đầu tiên, LÀM LẠI TỪ ĐẦU.
Nếu làm lại đến lần thứ 3 mà vẫn lộn thì thôi, xả thiền, hôm sau làm lại.
Người có thiện căn, nhẹ nghiệp thì cũng chỉ nên đếm tối đa 1000 hơi thở thôi (không nên hơn) rồi xả thiền, còn tối thiểu _ ít nhất _ là 400 hơi thở.
Người nhẹ nghiệp thì sau 1 tuần lễ là định tâm được, trung bình là 2 tuần, người chậm phải mất 3 tuần lễ.
hoatihon
06-05-2015, 08:49 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Cho con hỏi "Thế nào là ĐỊNH TÂM được ?"
Kính !
Ngọc Quế
06-05-2015, 08:51 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Cho con hỏi "Thế nào là ĐỊNH TÂM được ?"
Kính !
Chào hoatihon !
"Định tâm" là lúc bạn đã làm chủ được vọng tưởng lăng xăng.
Ví dụ như bạn đang ở một nơi thật ồn ào náo nhiệt mà bạn vẫn có thể lắng nghe và đếm hơi thở không sai sót.
Lại nữa, những chuyện rối rắm xảy đến cho bạn, chuyện trong cơ quan chẳng hạn, bạn nói "thôi, mình không nghĩ đến chuyện này nữa !" thì lập tức bạn "cắt đuôi" ngay, tư tưởng của bạn không còn lan man, vấn vương chuyện ấy nữa.
Mục đồng
06-05-2015, 08:54 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Nếu sau 3 tuần lễ mà con vẫn chưa định được tâm thì con phải làm sao ?
Xin bác chỉ dạy.
Kính !
Ngọc Quế
06-05-2015, 09:11 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Nếu sau 3 tuần lễ mà con vẫn chưa định được tâm thì con phải làm sao ?
Xin bác chỉ dạy.
Kính !
Chào Mục đồng !
Nếu sau 3 tuần lễ mà hành giả vẫn chưa định tâm được thì người nầy thuộc loại "súp be" (super) rồi, vậy hãy ngồi thêm 3 tuần nữa.
Nếu sau khi đã "nhân đôi nổ lực" mà vẫn loạn động, loạn tưởng thì hành giả phải tự quán xét tìm lỗi của mình, "trong suốt 1 tháng rưỡi vừa qua chúng ta đã sai chỗ nào ?" và cố gắng khắc phục.
Đồng thời phải phát lồ sám hối, phải tích cực phóng sanh, làm mọi công hạnh khác.
Ngày xưa, khi Ngài Milarepa bị sư phụ "đày đọa" (mục đích để M nhẹ nghiệp sát), hằng ngày M phải cỏng những tảng đá nặng (như ảnh minh hoạ) đến độ cái lưng bị lở loét, có vòi, chính sư mẫu cũng bất nhẫn, chịu không nỗi bà đã ăn cắp ấn tín của Tổ Marpa đưa cho Milarepa xúi Mi trốn đi tìm đến đại sư huynh, nói dối là "Thầy nhờ đại sư huynh dạy cho ngồi thiền".
http://images.tienphong.vn/Uploaded/Images/6/f17/6f1747f9c710a8625e8003f6e45ed681.jpg
Nhưng mặc cho mọi nổ lực thiền định của Mi, "mèo vẫn hoàn mèo", cả hai huynh đệ đành phải khăn gói về Thầy "thọ phạt".
Milarepa phải tiếp tục xây nhà đá cho đến khi nhẹ nghiệp sát rồi mới ngồi thiền được.
Gia Bảo
06-05-2015, 09:16 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Con là Phật tử mới, xin được phép hỏi : "Có thể nào bác chỉ cho chúng con "cách thở sâu của Tiên đạo, Yoga, ....sai ở chỗ nào" hay không ?
Kính !
Ngọc Quế
06-05-2015, 09:20 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Con là Phật tử mới, xin được phép hỏi : "Có thể nào bác chỉ cho chúng con "cách thở sâu của Tiên đạo, Yoga, ....sai ở chỗ nào" hay không ?
Kính !
Chào Gia Bảo !
Cách thở sâu của Tiên đạo, của Yoga không sai, rất tốt cho sức khỏe, có thể kết thánh thai, có thể mở huyệt, chuyển luân xa, v....v.... nhưng cụ thể nhất là khỏe mạnh, ít bệnh, trường thọ.
Nhưng bạn ơi ! Định hướng của Như Lai Thiền là quyết đi đến thành đạo hoàn toàn, quyết không vì những "hoa thơm cỏ lạ" ven đường mà xao lảng mục đích tiến tu. Điều này buộc hành giả phải xả bỏ tất cả mọi ham muốn vẩn vơ tủn mủn trên đường đi.
Hình như đâu đó có câu "Phật pháp ưng xả, hà huống phi pháp".
Tu Như Lai Thiền nếu hành giả có thấy Phật Thích Ca hiện đến tuyên bố "Ta chứng minh cho con, nay con đã đắc quả" thì hành giả vẫn thản nhiên hành thiền như thường lệ _ xem như "gió thoảng ngoài tai" _ hà huống chi chuyện trường thọ, chuyện thần thông.
Hành Như Lai Thiền vốn đã có rất nhiều chướng ngại phải vượt qua, sao ta còn phải rước thêm những nguy hiễm (như uất nghẹn, ngộp hơi, đau bao tử, hệ đối giao cảm bị kích ứng làm chậm nhịp tim, rối loạn nhịp tim ......) do thở sâu mà chi nữa cho thêm rối rắm.
choconxauxi
06-05-2015, 09:24 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Khi con chú ý đếm hơi thở thì hơi thở của con bị chậm lại, bây giờ con phải làm sao ?
Kính !
Ngọc Quế
06-05-2015, 09:27 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Khi con chú ý đếm hơi thở thì hơi thở của con bị chậm lại, bây giờ con phải làm sao ?
Kính !
Chào chocon !
Theo N/Q trường hợp trên là do chocon quá chú ý khi dụng công, hành giả dùng ý chí tập trung tư tưởng quyết không để thất bại (đếm nhầm). Sự căng thẳng trong tư tưởng đã tác động đến hệ thần kinh đối giao cảm, không phải chỉ hơi thở chậm lại mà nhịp tim cũng chậm lại đó.
Sự căng thẳng do quá chú ý hay sự bôn ba, nóng vội, có tâm sự bất an, đều làm cho hơi thở không điều hòa, khi mau khi chậm, điều này hứa hẹn bệnh tim và phổi.
Với trường hợp của chocon thì phải học câu :
_ "cứ từ từ rồi cháo cũng nhừ !",
_ "thất bại là mẹ thành công",
_ "ai nên khôn mà chẳng khốn một vài lần".
Hãy thư giản, buông xả khi dụng công.
Giả sử là "bệnh bất trị", ta không thể tiếp tục ngồi thiền được cũng chẳng sao.
Hãy nhớ khi xưa đức Lục Tổ tuy chỉ đứng đạp chày giả gạo _ không hề có một giờ ngồi thiền _ mà vẫn định được tâm, ngộ được đạo đó thôi.
Gia Bảo
06-05-2015, 09:30 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Khi con ngồi thì nghe khô cổ, húng hắng ho ngồi không yên, lại nữa lưng đau, đôi chân tê buốt vậy con phải làm sao ?
Kính !
Ngọc Quế
06-05-2015, 09:41 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Khi con ngồi thì nghe khô cổ, húng hắng ho
Đối với trường hợp "KHÔ CỔ, HÚNG HẮNG HO" thì Gia Bảo hãy thử cách này nhé !
Sau khi niệm Phật xong hãy ngồi ngay ngắn nuốt hơi 9 lần :
_ Từ từ hít vào vừa đủ _ ngưng thở _ nuốt hơi "cái ọt" tưởng như hơi xuống tận dạ dày (dạ dày nằm ở ngang với những rẻ xương sườn dưới cùng _ xương ức _) nếu có nước miếng thì cũng đồng thời nuốt luôn.
_ Nuốt thật thong thả, vừa đủ số 9 lần (kể cả nam hay nữ cũng vậy) dư hay thiếu đều có hại.
_ Sau vài tuần lễ thì bệnh sẽ dứt, bệnh hết thì phương pháp đối trị này cũng ngưng dứt (nếu tiếp tục sẽ có hại).
_ Mấy ngày đầu, âm thanh "cái ọt" này chỉ có mình mình nghe, nhưng về sau càng ngày càng lớn. (Âm thanh "cái ọt" này có thể "cực đại" đến mức : người ở trên lầu 1 nuốt hơi, người ở tầng trệt vẫn nghe rõ mồn một).
_ Không bệnh (khô cổ, húng hắng ho) thì không được áp dụng cách nầy.
_ Nếu sau 4 tuần lễ mà không hết thì nên đi bác sĩ.
ngồi không yên, lại nữa lưng đau, đôi chân tê buốt vậy con phải làm sao ?
Đau lưng, tê buốt đôi chân :
Sau buổi ngồi thiền :
_ Dùng hai bàn tay chà xát vào nhau cho nóng lên rồi chà mạnh lên chỗ đau nhức.
_ Vuốt từ trên xuống dưới.
_ Nhớ chà thật mạnh lên chỗ đau nhức (chà cho đến rát da, chà qua loa thì không hiệu quả).
_ Phải kiên nhẫn làm hàng tháng mới hết.
choconxauxi
06-09-2015, 08:05 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Sau khi định được tâm là chúng ta đã Nhập Thiền rồi chăng ?
Kính !
Ngọc Quế
06-09-2015, 08:11 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Sau khi định được tâm là chúng ta đã Nhập Thiền rồi chăng ?
Kính !
Chào chocon và các bạn !
Chưa đâu !
Định tâm là chúng ta đã tạm làm chủ một phần của dòng tư tưởng cứ lan man từ bé đến giờ.
Bây giờ chúng ta chuyển qua giai đoạn kế tiếp, giai đoạn DỨT TƯ TƯỞNG, hay cũng có thể xem là giai đoạn ĐIỀU TÂM cũng được. (Cũng xin xác định chữ TÂM này là VỌNG TÂM, chứ không phải CHÂN TÂM _ là cái mà chúng ta đang tìm.)
C. DỨT TƯ TƯỞNG (ĐIỀU TÂM) :
Muốn dứt tư tưởng ta vẫn đếm hơi thở như trước, nhưng đếm chừng vài chục hơi mà thôi, rồi thừa lúc tư tưởng đang dõi theo hơi thở, đột nhiên ta ngưng đếm, tâm tư buông thả như thuyền bỏ lái, như gió trong không, chẳng trụ vào CÓ, chẳng trụ vào KHÔNG.
Thân thể tựa như người ngủ ngồi, lúc đó người khác dòm vào khó mà nhận biết ta đang ngủ hay đang thức.
Hơi thở vẫn đều đặn song không đếm như trước nữa, cố giữ tình trạng ấy cho đến khi nào thân thể quá mõi, không thể ngồi được nữa mới nghỉ, càng lâu càng tốt (tối thiểu 1 giờ, tối đa 2 giờ).
Trong khi ngồi dứt tư tưởng, không phải ai cũng giữ được mãi tình trạng yên lặng, rỗng không.
Độ sau một chặp, thỉnh thoảng cũng có những tư tưởng thoáng qua, nhưng nếu ta dụng tâm yên lặng thì ta biết ngay là "có tư tưởng thoáng đến".
Ta liền thở ra một hơi dài, tư tưởng sẽ theo luồng hơi thở ấy mà đi mất.
Nếu tư tưởng lảng vảng đến mãi _ đã thở ra dài rồi mà không dứt hẵn _ thì ta lắng nghe hơi thở ra vào mà đếm lại (sổ tức).
Độ vài chục hơi thở, nếu định tâm được thì ta liền ngưng dứt để vào tịnh lại như trước.
cát bụi
06-10-2015, 05:01 PM
Kính bác Ngọc-Quế !
Vào độ ấy. Đột nhiên con ... hihi! vẫn thở ....nhưng con không để ý mình thở mạnh hay yếu ra sao, mà con ngưng nghỉ tưởng, như phi hành gia lửng lờ trong vũ trụ. Không có thời gian lệ thuột, nên không còn ý niệm về sáng, tối. Nhưng con mắc kẹt vào cái " Không còn gì ".
Thưa bác ; tuy rằng trạng thái " tâm con thích cái Không " đó, nó rất nhẹ nhàng " như không có thân,tâm gì nữa, nhưng nghe lời bác dạy con vội vàng " lập biên bản " nó tại đây liền để cầu " Xin bác cứu con ! " vì con đã lỡ trụ chấp vào " Không " rồi .
Con xin tri ân bác .
Kính !
cát bụi
Ngọc Quế
06-10-2015, 05:06 PM
Kính bác Ngọc-Quế !
Vào độ ấy. Đột nhiên con ... hihi! vẫn thở ....nhưng con không để ý mình thở mạnh hay yếu ra sao, mà con ngưng nghỉ tưởng, như phi hành gia lửng lờ trong vũ trụ. Không có thời gian lệ thuột, nên không còn ý niệm về sáng, tối. Nhưng con mắc kẹt vào cái " Không còn gì ".
Thưa bác ; tuy rằng trạng thái " tâm con thích cái Không " đó, nó rất nhẹ nhàng " như không có thân,tâm gì nữa, nhưng nghe lời bác dạy con vội vàng " lập biên bản " nó tại đây liền để cầu " Xin bác cứu con ! " vì con đã lỡ trụ chấp vào " Không " rồi .
Con xin tri ân bác .
Kính !
cát bụi
cát bụi mến !
Theo N/Q, người học Phật tu thiền phải là người trí _ Trí đây là sự nhạy bén để hiểu Phật pháp, chứ không phải là người học nhiều, bằng cấp nhiều _ nếu bạn quá yếu về Phật pháp thì chỉ nên tu các pháp môn khác _ như niệm Phật chẳng hạn _ chớ không nên tu thiền, ngoại trừ trường hợp bạn có duyên may được gặp và thụ huấn với một vị Giác Ngộ (bậc Chân Sư suốt thông thiền pháp).
Bởi Giáo lý Phật pháp sao mà linh động quá ! Khi nói CÓ, khi nói KHÔNG, khi nói CHẲNG CÓ - CHẲNG KHÔNG làm ta lúng túng, không biết phải hành xử như thế nào, làm sao mới đúng đây ?
Thực ra thiền pháp của Phật giáo là phương tiện "dụng cái CÓ để đưa ta về cái KHÔNG".
CÓ là gì ? Là khẳng định mình là CHÚNG SINH VÔ MINH, mình đang "lún lầy" trong NGHIỆP CHƯỚNG; Phật pháp là con đường DUY NHẤT xóa sạnh tận gốc nghiệp chướng, để đưa ta đến Giác Ngộ hoàn toàn; Thiền định môn là một trong nhiều phương tiện có thể giúp ta đạt thành sở nguyện.
Bước đầu tu thiền, học Phật mà nói KHÔNG thì sẽ không đi đến đâu, sẽ chỉ là "con két nói triết lý" mà thôi. (Đây là bệnh của thành viên nguyenviettri)
Sẵn đây N/Q xin nói luôn _ một hiện tượng vừa xuất hiện trên Diễn đàn chúng ta _ 2 bài viết của thành viên Pháp Luân Công _ để may ra có thể giúp ích gì cho các bạn trẻ.
Tất cả các pháp môn của Ngoại đạo _ trong đó có nhiều nhóm mang hình thức Phật giáo, cũng thờ Phật, cũng cất chùa, cũng gia nhập Giáo Hội Phật giáo Thống Nhất, cũng mở miệng ra là A Di Đà Phật _ nhưng "chiếc áo không làm nên thầy tu" _ khác với Phật giáo ở chỗ họ từ CÓ đi đến CÓ.
Pháp Luân Công là gì ? Là một pháp "Khí công Dưỡng Sinh" phát xuất từ Trung Quốc.
Những người đến với nhóm nầy đa số đều từ CÓ bệnh, rồi sau đó thấy CÓ khí lực, CÓ những điều huyền bí, CÓ luyện công, cuối cùng sẽ là CÓ chứng Ma pháp.
Ở Việt Nam ta có một nhóm "Khí công Dưỡng Sinh" khác, có gốc từ Mật Tông Tây Tạng, nhóm này theo thiễn kiến của N/Q, họ dụng CÓ để dìu hành giả tiến lên chỗ KHÔNG.
Cho nên cát bụi không có gì phải lo lắng, giai đoạn này hành giả phải giữ yên cái Không đó để có thể Nhập Thiền.
cát bụi
06-10-2015, 05:11 PM
Bác Ngọc-Quế kính !
ngoại trừ trường hợp bạn có duyên may được gặp và thụ huấn với một vị Giác Ngộ (bậc Chân Sư suốt thông thiền pháp).
Kính thưa bác ! Lời bác dạy thì con thấy rất đúng, nhưng nếu biết mình không có trí mà không ráng cố gắng tu học thì lại càng tệ hơn, cho nên con vẫn mong được bác xót thương từ bi giảng dạy những gì mà con không hiểu trong Thiền Pháp nhe bác !.
Cho nên cát bụi không có gì phải lo lắng, giai đoạn này hành giả phải giữ yên cái Không đó để có thể Nhập Thiền.
Thưa bác ! xin cho con được trình bày về nghĩa " Không " của con là : Do con quán sát thấy từ nhỏ 1 chút xíu như con kiến dẩn đến các con vật lớn, và luôn cả bản thân con cùng với núi, sông, trời, biển v.v... đều do nhiều yếu tố tạm bợ hợp thành tướng đó, cho nên con nói "Không" là các tướng đó "Không" có gì đúng thật là nó.
Thấy như vậy thì con buông cả cái quán xét nơi con, vì tâm con dựa vào cảnh nên mới có quán xét nầy. Đến đây thì cái âm thanh nói thầm trong tâm con + luôn cả ngoại cảnh giống như không còn bóng dáng [ tuy là con vẫn ăn, vẫn nói, sinh hoạt vẫn bình thường] . Nhưng trong tâm con lại thấy thích và chấp cứng nơi chỗ "Không Còn Gì " nầy đó !
Con xin tri ân bác, và con rất vui mừng khi có dịp trình bày chỗ Không nầy, để bác hiểu rõ mà dạy thêm cho con .
Kính!
cát bụi.
Gia Bảo
06-10-2015, 05:24 PM
Kính bác Ngọc Quế !
Khi con ngồi định tâm (dứt tư tưởng) chợt nghe trong người rung chuyển, một chập sau tay con tự nhiên bắt ấn (không phải do con cố ý) rồi nó tùy tiện múa như không phải tay của con nữa.
Con không biết "có thể là Ma nhập hay sắp lên đồng lên cốt gì đây chăng ?" nên con ngưng không cho nó cử động nữa, con liền nghe có một ngoại lực chu chuyển trong con.
Kính xin bác chỉ dạy !
Ngọc Quế
06-10-2015, 05:37 PM
Kính bác Ngọc Quế !
Khi con ngồi định tâm (dứt tư tưởng) chợt nghe trong người rung chuyển, một chập sau tay con tự nhiên bắt ấn (không phải do con cố ý) rồi nó tùy tiện múa như không phải tay của con nữa.
Con không biết "có thể là Ma nhập hay sắp lên đồng lên cốt gì đây chăng ?" nên con ngưng không cho nó cử động nữa, con liền nghe có một ngoại lực chu chuyển trong con.
Kính xin bác chỉ dạy !
Xin chào người bạn trẻ Gia Bảo !
Gia Bảo vẫn tỉnh táo nhận định vấn đề, muốn ngưng liền ngưng, muốn giảm liền giảm thì không phải bị Thần Thánh hay Ma Quỷ nhập. Vì những thứ đó nhập vào thì ta hoàn toàn bất lực, chừng nào họ xuất ra thì ta mới tỉnh lại được, sau khi tỉnh lại có thể ta không nhớ gì về chuyện đã xảy ra.
Cái ngoại lực xâm nhập vào cơ thể Gia Bảo đó, chỉ là "sức mạnh của vũ trụ pháp giới" chúng ta gọi là "Mật pháp" (MẬT vì mọi người trên thế gian hầu hết đều không biết đến nó). Điều này chứng tỏ bạn có căn cơ Mật Giáo, thuộc Đà La Ni Tạng.
Phật pháp độ sinh không chỉ có 3 Tạng (Kinh, Luật, Luận) mà có đến 5 Tạng lận, còn 2 Tạng nữa là Bát Nhã Tạng và Đà La Ni tạng. Hai Tạng này ít người biết đến (chỉ xuất hiện trên thế gian một ít văn bản phơn phớt) chỉ những bậc tu chứng cao cở như Ngài Khai Mật Tạng Vương Orient Kusum Lingpa mới phát hiện ra _ giới thiệu lại cho chúng ta.
Mật Pháp là một tác dụng nhỏ của Đà La Ni Tạng, có tính cải thiện toàn bộ Nghiệp thức của hành giả.
"Sức mạnh của vũ trụ" này không phải chỉ riêng đệ tử Phật được thừa đương, mà những ai có căn duyên đều có thể tiếp thọ. Có điều chỉ duy Phật giáo là dụng Mật lực để đi đến Giải Thoát Hoàn Toàn (có thể nói là mở huyệt Thiện), còn Ta Ma Ngoại đạo thì lợi dụng Mật lực để tăng trưởng BẢN NGÃ (có thể nói là mở huyệt Ác).
Đã như vầy thì nhất thiết bạn phải có Bậc Suốt Thông Huyền Pháp chỉ dạy, chứ không thể tự mò mẫm tìm hiểu qua sách vở nữa ("tẩu hỏa - nhập Ma" thì không ai cứu nỗi nữa).
Khi còn thiếu duyên để được gặp, học trực tiếp với Bậc Suốt Thông Huyền Pháp thì bạn hãy chửng lại, làm mọi công đức khác, tu các Hạnh khác, chứ đừng vội tin tu theo nhóm Vũ Trụ Huyền Bí (vì nhóm này "vâng lệnh Thiên đình"), nhóm Thanh Hải....và nhiều nhóm khác _ những nhóm nhập nhằng rằng "Chúa, Thượng đế hay Phật cũng đều như nhau".
Tuấn Kiệt
06-11-2015, 05:25 PM
Kính bác Ngọc Quế ! May mắn cho con được đọc bài này, xin bác cho con hỏi :
Khi con dứt tư tưởng thì con nghe như có mấy con gì bò bò _ di chuyển _ trên mặt, gây ngứa khó chịu lắm, buộc phải gải.
Mà lạ lắm ! khi con mở mắt ra thì hết ngứa ngay.
Con không biết loài sâu bọ hay ký sinh trùng nào quấy phá con đây ?
Xin bác dạy con phải làm sao ?
Kính !
Ngọc Quế
06-11-2015, 05:29 PM
Kính bác Ngọc Quế ! May mắn cho con được đọc bài này, xin bác cho con hỏi :
Khi con dứt tư tưởng thì con nghe như có mấy con gì bò bò _ di chuyển _ trên mặt, gây ngứa khó chịu lắm, buộc phải gải.
Mà lạ lắm ! khi con mở mắt ra thì hết ngứa ngay.
Con không biết loài sâu bọ hay ký sinh trùng nào quấy phá con đây ?
Xin bác dạy con phải làm sao ?
Kính !
Chào Tuấn Kiệt !
Chúng ta tu Phật là muốn giải nghiệp phải không ?
Muốn giải nghiệp nên ta nguyện chấp nhận khó khăn, gian khổ, chịu đựng những điều "bất như ý" để sớm được nhẹ nghiệp đúng không ?
"Trôi xuôi theo dòng đời" và "lội ngược dòng sanh tử", hai việc đó việc nào khó hơn ?
"Lội ngược dòng" khó hơn phải không các bạn ?!
Vậy cái trở ngại nhỏ nhít đầu tiên là cảm giác ngứa, sao ta không thể kiên nhẫn chịu đựng được nhỉ ? Không lâu lắm đâu, chỉ vài tuần lễ là qua thôi. Qua được mới nhập thiền được, còn không kiên nhẫn được, cứ giơ tay lên gải hết chỗ này đến chỗ khác thì là LOẠN ĐỘNG, mà loạn động thì cứ như ngồi chơi chứ làm sao nhập thiền được, phải không các bạn ?
Có khi ngồi im lìm chờ mãi mà vẫn chẳng thấy gì, sinh chán nãn rồi bỏ, hà huống chi gải gải liên tục.
(Đây là kinh nghiệm "xương máu" của Ngọc Quế đó ! Cho nên đến bây giờ Ngọc Quế vẫn còn là một kẻ vô minh _ chỉ lý thuyết suông mà thôi _ Kính mong các bạn đừng đi vào "vết xe đã đổ" của Ngọc Quế).
Mến !
Gia Bảo
06-12-2015, 09:19 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Con thiệt là mắc cở khi phải nói chuyện này :
Số là hôm qua, khi con đang ngồi thiền, rồi cái .....khi con tỉnh dậy, thấy ....... thì ra hồi nảy đến giờ mình đã nằm ngủ ngon lành
Trời ơi ! chuyện gì đã xảy ra vậy ? Con không biết con đã nằm xuống hồi nào nữa !
Kính !
Ngọc Quế
06-12-2015, 09:40 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Con thiệt là mắc cở khi phải nói chuyện này :
Số là hôm qua, khi con đang ngồi thiền, rồi cái .....khi con tỉnh dậy, thấy ....... thì ra hồi nảy đến giờ mình đã nằm ngủ ngon lành
Trời ơi ! chuyện gì đã xảy ra vậy ? Con không biết con đã nằm xuống hồi nào nữa !
Kính !
Chào Gia Bảo !
Với người không có Mật pháp thì đây là trường hợp "trôi xuôi theo dòng sanh tử".
Còn với người mà Mật pháp đang chu chuyển trong người thì đây là một giai đoạn, một "khúc quanh có thể có". Không sao đâu, chừng một tuần lễ là qua thôi.
Khoa học ngày nay chỉ biết những người bị bệnh bẫm sinh, những quái thai dị tật là do gene bị lỗi hay đột biến :
http://www.diendanphatphaponline.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6295&d=1343869020
http://www.diendanphatphaponline.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6294&d=1343868984
nhưng khoa học ngày nay do vì không biết nguyên nhân sâu xa của vấn đề _ chỉ là do Nhân Quả mà thôi _ nên vẫn chưa có cách khắc phục.
Với người có Mật pháp thì ngủ trong cơn thiền là một hình thức tích cực sửa những "gene bị lỗi", sau chừng khoảng một tuần lễ ngủ khi đến giờ thiền thì sức khỏe của hành giả khá hơn _ nghiệp chướng được giải tỏa nhiều, không có gì đáng ngại.
Còn người không có Mật pháp mà hôn trầm _ ngủ gục _ thì không tốt. Nếu có người trực thiền thì chỉ một hơi thở nhẹ thổi bên tai là hành giả giật mình tỉnh ngay.
Thiền tập thể như phái Tào động thì họ dùng cây bảng đập vào vai người ngủ gục, nhưng nếu trong đám thiền sinh mà có người đang nhập thiền thì âm thanh của cây bảng đập vào kẻ kia sẽ làm ảnh hưởng đến cơn thiền của người này. Thước bảng chỉ được dùng tới khi trong thiền đường không có ai nhập thiền được cả.
http://www.diendanphatphaponline.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6296&d=1343870427
Thiện Tâm
06-13-2015, 08:44 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Như con bệnh loạn tưởng hơi bị nhiều, con không tập trung đếm hơi thở được (cứ bị lộn mãi). Có người bày cho con vẽ một chấm đen trên vách hay thắp một cây nhang rồi chăm chú nhìn vào đốm lửa.
Kính bác, liệu con có thể thực hành theo phương pháp đó hay không ?
Kính !
cát bụi
06-13-2015, 08:49 AM
Kính bác Ngọc-Quế và chị Thiện Tâm !
Thưa; trước đây cát bụi cũng chấm một chấm đen " để tập trung tư tưởng" thì có thành quả tốt ... nhưng coi chừng hư con mắt! Vì nhìn chấm đen một hồi lâu thì nó phát sáng, và sau đó nó di chuyển ra khỏi vị trí, lúc đó bangtam không còn cần điểm đen trên tấm giấy nữa, vì ngày hay đêm nó đều xuất hiện, dù là lúc đó bangtam đang làm việc gì cũng thấy nó. Nhưng đến khi cát bụi đã rảnh rổi quay lại định tâm thì nó cũng lại phát sáng chói, rồi lơ lửng giữa không trung, nhưng một hồi thì nó đến gần con mắt, làm cho cát bụi bị "lé" hồi nào không hay.
Thấy thị giác của mình đã sẵn yếu, mà tập trung bằng cách nầy coi bộ không ổn, nên bangtam bõ.
Tuy rằng bt đã bõ cách nầy khá lâu, nhưng qua mấy năm rồi thỉnh thoảng nó vẫn xuất hiện một đốm sáng lơ lửng trước mắt.
Còn chuyện cb gặp một chấm đen bằng hột đậu trắng trước khi tập cách trên, cho đến bây giờ là một việc khác. Hột đậu trắng đen thui nầy luôn luôn nằm trên sách, hay dưới đất. Nó cũng di chuyển, nhưng chỉ qua phía bên tay trái mà thôi. Cái nầy y học gọi là Binlađen đó hihi!
Thưa; vài hàng con kính trình bày, xin bác Ngọc-Quế chỉ dạy thêm cho chúng con.
Kính
cát bụi
Ngọc Quế
06-13-2015, 08:52 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Như con bệnh loạn tưởng hơi bị nhiều, con không tập trung đếm hơi thở được (cứ bị lộn mãi). Có người bày cho con vẽ một chấm đen trên vách hay thắp một cây nhang rồi chăm chú nhìn vào đốm lửa.
Kính bác, liệu con có thể thực hành theo phương pháp đó hay không ?
Kính !
Có vài quyển sách dạy về thiền định, hướng dẫn người ta bằng cách này (làm cho catbui cũng xém bị "mang kính đen ra đường" )
Làm cách này vẫn được, song không tránh khỏi bệnh chóng mặt, mờ mắt sau khi định được tâm.
Có người quán ánh sáng trước mặt, hay tưởng tượng một hình ảnh Phật để định tâm. Sau này sẽ bị hồi hộp, đau tim và nhức đầu.
Mến !
cát bụi
06-13-2015, 08:55 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Ngoài cảm giác "ngứa thiệt là ngứa" trên mặt, con còn bị thêm đau lưng, nhức xương, nhức gân đủ thứ, mà hể con mở mắt ra _ cũng đồng nghĩa là chịu thua _ thì cái đau nhức, cái ngứa ngáy nó tan biến đi đâu mất. Còn hể con nhắm mắt restar lại _ thì những thứ không mong muốn ấy cũng đồng thời tái phát.
Kính bác, vậy con phải làm sao để ngồi được yên đây ?
Kính
cát bụi
Ngọc Quế
06-13-2015, 08:57 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Ngoài cảm giác "ngứa thiệt là ngứa" trên mặt, con còn bị thêm đau lưng, nhức xương, nhức gân đủ thứ, mà hể con mở mắt ra _ cũng đồng nghĩa là chịu thua _ thì cái đau nhức, cái ngứa ngáy nó tan biến đi đâu mất. Còn hể con nhắm mắt restar lại _ thì những thứ không mong muốn ấy cũng đồng thời tái phát.
Kính bác, vậy con phải làm sao để ngồi được yên đây ?
Kính
cát bụi
Chào cát bụi !
Cái bệnh LOẠN ĐỘNG của bạn là do SÁT NGHIỆP quá nặng (hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp) trong kiếp quá khứ làm thành chướng ngại.
Ngọc Quế có ý kiến như vầy : BẠN NÊN TÍCH CỰC PHÓNG SANH để giảm nhẹ SÁT NGHIỆP.
Bạn có thể làm thêm :
_ Trong khi sổ tức, lúc hơi thở ra, hãy nhìn theo sóng mủi tưởng như thấy được hơi thở ấy là một luồng khói trắng, từ lổ mủi lan tỏa xuống đến ngực rồi tan nhẹ ra.
Hãy để tư tưởng theo dõi luồng hơi trắng ấy, thả nhẹ tư tưởng tan theo.
*. Có khi không thấy được luồng hơi trắng nói trên, mà chú ý thấy những bợn trắng xoay tròn khi tan khi tụ trước mặt, phía dưới lổ mủi. Trong trường hợp nầy, luồng hơi hay bợn trắng ấy tự có, chớ không phải do tưởng tượng hay quán tưởng mà sinh ra.
Ghi chú : Đây chỉ là pháp tạm đối trị, người KHÔNG BỊ LOẠN ĐỘNG THÌ KHÔNG DÙNG.
Mến !
Thiện Tâm
06-14-2015, 10:18 AM
Thưa bác, hàng ngày con không thích coi phim ảnh, phim kinh dị lại càng không. Ấy vậy mà khi con ngồi công phu thì ....có những hình ảnh ghê rợn, những âm thanh "sởn tóc gáy" xuất hiện, làm cho con sợ muốn chết.
Thưa bác, con phải làm sao ?
Kính !
Ngọc Quế
06-14-2015, 10:22 AM
Thưa bác, hàng ngày con không thích coi phim ảnh, phim kinh dị lại càng không. Ấy vậy mà khi con ngồi công phu thì ....có những hình ảnh ghê rợn, những âm thanh "sởn tóc gáy" xuất hiện, làm cho con sợ muốn chết.
Thưa bác, con phải làm sao ?
Kính !
Chào Thiện Tâm và các bạn !
Theo Ngọc Quế thì đây là cái đám âm binh, nó tới nó phá cho vui.
Hôm trước Ngọc Quế có nói sơ qua về SẠCH SẼ rồi đó !
Nơi mình ngồi thiền phải sạch sẽ (bao gồm luôn không có mùi hành tỏi), quần áo phải sạch sẽ, phải đánh răng súc miệng (không để còn mùi đồ ăn), không ngồi nơi có âm khí (có người vô tình cất nhà ngay trên mộ của người xưa,....).
Sự thờ phượng trong nhà phải trang nghiêm, không ô uế,........
Nếu nhà bạn gần lò giết mổ thì .....chỉ có nước DỌN NHÀ đi chỗ khác mà ở.
Cuối cùng là phải học thuộc lòng những Danh Hiệu Trừ Tà sau đây, để khi hữu dụng đọc nhanh mà không vấp váp :
1. Nam Mô U Minh Giáo Chủ, cứu nạn bổn tôn, cứu vạn minh đồ, Đại Thánh Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát.
2. Nam Mô Phật Mẫu Chuẫn Đề Vương Bồ Tát
3. Nam Mô Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát.
4. Nam Mô cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát.
5. Nam Mô Oai Âm Vương Bồ Tát.
6. Nam Mô Chư Long Thần Hộ Pháp, Hộ Pháp Bồ Tát Ma Ha Tát.
Bạn cầu cứu đến những vị này thì tụi nó sẽ "chạy tét" !
Ngọc Quế
06-14-2015, 10:25 AM
Thưa các bạn, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Giai đoạn NHẬP THIỀN nhé !
D. NHẬP THIỀN (hay Chính Danh Thiền Định) :
Thưa các bạn, các giai đoạn mà chúng ta đã bàn qua chỉ là phần dạo đầu của người sơ học muốn tu Thiền. Sau khi tập trung tư tưởng đếm hơi thở, Dứt tư tưởng (nhưng vẫn thở đều, chứ không phải ngưng thở) một thời gian, hành giả sẽ lần nhập Thiền định.
Kể từ khi Nhập Thiền trở đi mới gọi là Nhập Môn, còn mang tiếng ngồi thiền mà không nhập thiền được thì chỉ là "ngồi chơi" mà thôi, hành giả vẫn còn là kẻ "đi lòng vòng bên ngoài thiền đường".
Các môn thiền khác _ Thiền Minh Sát (Vipasana), Thiền Chỉ Quán, Thiền theo Lục Diệu Pháp Môn .... đều hơi giống nhau về trạng thái Nhập Thiền. Kể từ khi Nhập Thiền được thì Thiền Sinh mới thực biết "thế nào là Thiền định ?!".
Nhập Thiền là lúc CÁI SỐNG CỦA TA HÒA TAN VỚI VŨ TRỤ, mơ mơ tỉnh tỉnh, biết người biết mình mà vẫn thông, không phải mơ hồ lý thuyết suông nữa.
Trong cơn thiền, các cõi lần mở, sức nhập thiền càng cao, cảnh hiện càng rõ ràng.
Thường thấy, đều đặn hay không là bởi nơi ta cả...
Kể chung các môn thiền, từ đây huyền bí lần hiện ra, tâm tư cảm thông vũ trụ, lưỡi đã nếm được mùi Tiên vị Thánh; Đạo lý cụ thể lần, ta dần dần thực biết là mặn ngọt hay nồng đượm.
Từ đó Huệ Tâm, Huệ Nhãn lần tỏ sáng, ta biết việc phải tránh, ta rõ việc nên làm, Giới Luật Phật giáo ta không phải cố gắng gượng ép mà giữ được tròn đủ cả (như đức Lục Tổ đã nói "Tâm bình hà lao trì giới, Hạnh trực hà dụng tu thiền").
Ngọc Quế
06-14-2015, 10:30 AM
Cùng các bạn !
Thực ra trong Thiền có nhiều điều "không nên nói" vì sẽ ảnh hưởng có khi không tốt cho thiền sinh, cho nên tài liệu "phổ biến được" rất hạn chế, nhưng Ngọc Quế cũng cố gắng "chôm" một bài thơ diễn tả cảm giác khi nhập thiền của một vị ẪN SĨ, hy vọng là có thể làm hành trang cho chúng ta :
http://www.diendanphatphaponline.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6300&d=1344264863
Thiện Tâm
06-14-2015, 10:37 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Tất cả mọi hành giả đều nhập thiền giống nhau hết hay là mỗi người mỗi kiểu ?
Nhập thiền có phân biệt Chánh hay Tà gì không ?
Xin bác giải thích thêm cho chúng con được rõ.
Kính !
Ngọc Quế
06-14-2015, 10:45 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Tất cả mọi hành giả đều nhập thiền giống nhau hết hay là mỗi người mỗi kiểu ?
(1).
Bài trên là mới nói khái quát, chung chung, đi vào chi tiết thì "thiên hình vạn trạng", nhiêu khê lắm.
Hành giả thì mỗi người mỗi tiền duyên căn kiếp khác nhau, cho nên khi nhập thiền thì cũng mỗi người mỗi khác. Ta có thể tạm phân ra làm 5 nhóm căn cơ :
Căn cơ Phàm phu Thiền là những người bản chất hiền lành, ôn hòa, biết kính trên nhường dưới, ưa những điều thanh cao tốt đẹp.
Căn cơ Ngoại đạo Thiền thường là những người nóng nảy, háo thắng, không chịu thua ai, dầu là một lời nói, tính ích kỹ hơi nhiều.
Căn cơ Tiểu Thừa Thiền là những người bản chất dễ thuận hợp với môi trường tu hành trang nghiêm, thanh tịnh. Khi đọc những Giới điều của đạo Phật, họ cảm thấy "chuyện này không có gì là khó lắm, chỉ cần cố gắng một chút là giữ được thôi".
Căn cơ Đại Thừa Thiền là những vị khi đọc Kinh sách Bát nhã thấy dễ nhớ dễ tiếp cận, Định Tâm hơi yếu.
Căn cơ Tối Thượng Thừa, là những vị nghe Giáo Lý Bát Nhã cảm thấy như "cá gặp nước", như "tìm lại được nhà mình".
Nhập thiền có phân biệt Chánh hay Tà gì không ?
(2).CHÁNH & TÀ THIỀN :
Mặc dầu Như Lai Thiền dung chứa tất cả Chánh và Tà, nhưng chỉ tạm dụng Tà để hướng hành giả trở về Chánh _ hay nói khác đi là giúp hành giả "vượt lên chính mình" _ cho nên thật là cần thiết phải phân định rõ chỗ này.
Thế nào là TÀ thiền ?
Tất cả các thiền pháp chìu theo ý thích của ta, dùng ý chí của ta chế ngự ngoại cảnh, đạt các môn thần thông, "xuất hồn xuất vía", làm những chuyện phi thường "cứu nhân độ thế".
Nói chung là TĂNG TRƯỞNG BẢN NGÃ. _ dẫu là đem cái "tiểu ngã" về cho hòa nhập cùng "Đại ngã" . Bởi cớ sao nhà Phật gọi chuyện này là Tà ? Vì Tiểu ngã và Đại Ngã là 2 cái CÓ (HỮU VI) dầu có hòa nhập vẫn là CÓ, mà có đối đải thì dòng Sinh Tử Luân Hồi vẫn còn triền miên bất tận.
Có người bảo "Ta chứng được Tâm" (trường hợp nguyenviettri, ...v...v...) hay "Tâm chứng được Ta", thì vẫn là Tà Thiền. Vì sao ? Vì "Ta chứng" tức là có Ngã Tướng (có điểm tựa của pháp riêng rẻ). Dầu "Ta chứng Tâm" hay Tâm chứng Ta" thì cũng thế _ còn thấy CÓ HAI là còn Vô minh đó _ còn Vô minh thì không thể là Chánh Thiền được.
Thế nào là Chánh Thiền ?
Chánh Thiền có 2 mốc được xác định :
1/ Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi _ Quả Vô Sanh _ A La Hán quả (phần Giác).
2/ Toàn Giác _ thực chứng MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA (trí Đại Bát Nhã).
Phúc Hạnh
06-15-2015, 08:37 PM
Kính bác Ngọc Quế !
Xin cho con được hỏi :
Nhập được ĐẠI ĐỊNH có phải là CHÁNH THIỀN hay không ?
Kính !
Ngọc Quế
06-15-2015, 08:43 PM
Kính bác Ngọc Quế !
Xin cho con được hỏi :
Nhập được ĐẠI ĐỊNH có phải là CHÁNH THIỀN hay không ?
Kính !
Chào người bạn mới !
Vâng ! chuyện Chánh và Tà hãy còn nhiều điều cần biết thêm.
Đại Định là gì ?
Là hành giả Nhập Định sâu, cả tuần lễ trở lên (có khi cả tháng), những vị A La Hán cũng thường dùng Đại Định _ nhập định 7 ngày _ bóp chết căn trần, để nhập Diệt Tận Định (nhập Niết Bàn).
Nhưng không vì thế mà ta có thể khẳng định rằng Đại định là Chánh Thiền, bởi Ngoại đạo cũng có những vị nhập Đại định được.
Ngày xưa trước giai đoạn 6 năm khổ hạnh, Đức Phật Thích Ca cũng từng tham học qua với các vị Thầy Ngoại đạo tại Ấn độ, và chỉ trong một thời gian ngắn đức Phật đã nhập được đến những tầng thiền mà vị Đạo trưởng ấy tâm đắc. Vì chưa thỏa mãn đức Phật từ giả vị thầy này ra đi tìm vị khác (mặc dầu Thầy đã đề nghị "hãy ở lại, cùng cai quản đồ chúng"). Đến vị khác (trình độ tu chứng cao hơn vị trước) đức Phật cũng thành tựu những tầng thiền như thầy dễ dàng, đức Bổn Sư lại ra đi, cứ như thế đến Đệ Bát Định là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định Ngài cũng học từ Ngoại Đạo. Không thỏa mãn Phật mới tách ra tu khổ hạnh (solo).
Trong 9 bậc Định là :
Sơ thiền định.
Nhị thiền định.
Tam thiền định.
Tứ thiền định.
Không vô biên xứ định.
Thức vô biên xứ định.
Vô sở hữu xứ định.
Phi tưởng phi phi tưởng xứ định.
Diệt tận định.
thì đức Phật đã thành tựu hết tám.
Phật lại bảo A-nan: “Khi chưa thành Phật, ta có thị hiện vào pháp ngoại đạo của Uất-đầu-lam-phất tu học Bốn thiền, Tám định, thọ nhận và thực hành giáo pháp của ông ấy. Từ khi thành Phật đến nay, ta chê trách pháp của ông ấy; dần dần khuyến khích, dắt dẫn cho mọi người đều được vào đạo Phật, mà Tu-bạt-đà là người sau chót. Như Lai dùng ngọn đuốc trí tuệ lớn để đốt cháy ngọn cờ tà kiến như lá cỏ khô bị ném vào giữa ngọn lửa lớn.
http://hoavouu.com/D_1-2_2-57_4-2023...448_14-2_15-2/
Chỉ có Diệt Tận Định là đặc trưng Chánh pháp Phật, nhưng khi thành đạo dưới cội Bồ Đề đức Phật đã không kinh qua môn Định này, mà chỉ trước khi nhập Đại Niết Bàn đức Phật mới hiễn thị lần lượt nhập xuất 9 bậc Thiền định này 3 vòng.
http://hoavouu.com/D_1-2_2-57_4-2023...448_14-2_15-2/
Như thế chuyện Chánh và Tà cũng hãy còn nhiều điều cần phải nói.
Có khi thầy Tà mà trò không Tà _ Như Phật Thích Ca (trò) và ông Uất Đầu Lam Phất (thầy).
Có khi thầy Chánh mà trò không Chánh _ như Phật Thích Ca và ông Đề Bà Đạt Đa; như Đức Ngủ Tổ Hoằng Nhẫn và Ngài Thượng Tọa Thần Tú.
Lại nữa chúng ta cũng cần phải biết thêm rằng :
_ TRONG CHÍNH ĐẠO (đạo của bậc Đại Giác Ngộ) THÌ MUÔN PHƯƠNG TIỆN (kể cả Tà pháp) VẪN KHÔNG NGOÀI CHÂN LÝ.
_ TRONG TÀ ĐẠO (đạo của Thiên Ma Ba Tuần) THÌ DÙ MẶC ÁO GIỐNG NHƯ PHẬT, RAO GIẢNG NHỮNG LỜI PHẬT NÓI, CŨNG CHỈ LÀ TRÒ XÍ GẠT NGƯỜI (để chiêu mộ đồ chúng).
Phân biệt mà không có gì để phân biệt, gồm tất cả mà không có gì cả là CHÍNH THIỀN NHƯ LAI.
Ngọc Tuấn
06-16-2015, 08:41 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Phật lại bảo A-nan: “Khi chưa thành Phật, ta có thị hiện vào pháp ngoại đạo của Uất-đầu-lam-phất tu học Bốn thiền, Tám định, thọ nhận và thực hành giáo pháp của ông ấy. Từ khi thành Phật đến nay, ta chê trách pháp của ông ấy; dần dần khuyến khích, dắt dẫn cho mọi người đều được vào đạo Phật, mà Tu-bạt-đà là người sau chót. Như Lai dùng ngọn đuốc trí tuệ lớn để đốt cháy ngọn cờ tà kiến như lá cỏ khô bị ném vào giữa ngọn lửa lớn.
http://hoavouu.com/D_1-2_2-57_4-2023...448_14-2_15-2/
Con chưa hiểu vì sao Phật lại quở Ông Uất Đầu Lam Phất ?
(Theo bác nói thì ông đã nhập đến đệ bát định kia mà)
Kính !
Ngọc Quế
06-16-2015, 09:31 AM
Kính bác Ngọc Quế !
http://hoavouu.com/D_1-2_2-57_4-2023...448_14-2_15-2/
Con chưa hiểu vì sao Phật lại quở Ông Uất Đầu Lam Phất ?
(Theo bác nói thì ông đã nhập đến đệ bát định kia mà)
Kính !
Chào Ngọc Tuấn !
Phật thương nên Phật mới quở, chớ Phật không còn Ngã chấp để mà hơn thua với ai.
Vì sao thương ? Vì với ngoại đạo thì thiền định và thần thông là tất cả, họ có thể từ bỏ mạng sống nhưng không thể từ bỏ thần thông và thiền định _ là phương tiện duy nhất để bảo lưu và phát triễn thần thông _ điều này là mầm mống họa hoạn về sau :
Chuyện xảy ra sau khi Phật nhập Đại Niết Bàn, ông Uất Đầu Lam Phất chứng được ngũ thông _ đệ bát định _ đến đi qua lại trong hư không (Thần Túc Thông) làm cho Vua nước Ma Kiệt Đà rất tôn kính, thỉnh ông vào cung dùng ngọ mỗi ngày, lại cho ông được phép ra vào trong cung không cần mệnh lệnh.
Một hôm vua có việc đi tuần du bên ngoài, dặn dò người cung nữ trưởng nhóm phi tần phải thay vua tiếp đón Ông Uất đầu Lam Phất thật chu đáo, phải tôn kính cung phụng ông _ như đối với vua vậy.
Vị nữ quan thừa Thánh chỉ, khi đại tiên đến thì mời ngồi, trà rượu đầy đủ, lại sai các cung nữ khác ca múa nhạc, còn mình thì đích thân dâng rượu, ông Uất Đầu Lam Phất ngất ngây vì cảm giác đế vương, lại thêm những đụng chạm vô tình với tuyệt thế giai nhân, tâm ô nhiễm khởi lên, lòng xao xuyến lâng lâng khiến ông bị mất thần thông. Ăn uống no say xong rồi, nói lời từ tạ nhưng ông không bay lên hư không được nữa, đành phải đi bộ về. :onion46:
Ông Uất Đầu Lam Phất đi bộ từ vương cung về đến nơi ông ta thường ngồi nhập định hàng ngày, lòng ân hận lo lắng rối bời.
Sao hôm nay chim chóc kêu hót vang trời như thế ? Lại thêm khỉ khò vượn hú, mang tát, hổ gầm mọi âm thanh huyên náo làm ông không định tâm để nhập thiền được nữa, ông sanh tâm sân hận và phát lời thề ác :
Ta quyết hóa thành con chồn dữ, nhưng thân có cánh như chim, bắt hết các loài khác, thân ta to ba ngàn dặm, hai cánh mỗi bên rộng một ngàn năm trăm dặm, khi vào rừng thì bắt hết tất cả các loài trong rừng, lặn vào nước bắt hết các loài cá trạnh ở dưới nước.
(Huyền Trang _ Đại Đường Tây vực ký)
Vì lời thề ác đó sau này ông thác sinh thành một quái thú khủng long, giống như loài "Chồn bay" bây giờ.
http://www.vncreatures.net/forumpic/C_variegatus.jpg
Như Lai Thiền không lấy huyền bí thần thông làm cứu cánh, mà lấy Tuệ Giác Tuyệt Đối làm đích đến.
Đây là chỗ khác biệt giữa Chánh và Tà Thiền
choconxauxi
06-17-2015, 09:04 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Có lần sau buổi ngồi thiền, ba con lấy giấy bút ra cắm cúi viết (cả đời ông ít khi cầm bút).
Con lén xem thì thấy Ông ghi như vầy :
_ Người đàn bà bận áo đen, bên vai trái, nói "mọi chuyện không có gì đáng lo".
_ Đốm sáng từ xa bay lại, xẹt qua, xẹt lại rồi vụt tắt.
Kính bác chuyện này là như thế nào ?
Kính !
Ngọc Quế
06-17-2015, 09:13 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Có lần sau buổi ngồi thiền, ba con lấy giấy bút ra cắm cúi viết (cả đời ông ít khi cầm bút).
Con lén xem thì thấy Ông ghi như vầy :
_ Người đàn bà bận áo đen, bên vai trái, nói "mọi chuyện không có gì đáng lo".
_ Đốm sáng từ xa bay lại, xẹt qua, xẹt lại rồi vụt tắt.
Kính bác chuyện này là như thế nào ?
Kính !
Chào các bạn, chào choconxauxi !
Theo Ngọc Quế, thì ông cụ là người có căn cơ Phàm Phu Thiền _ mà ở trên đã nói _ đó.
Gọi là Phàm Phu vì môn thiền này không đưa ta đến Quả Thánh Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi được, có giỏi cho lắm cũng chỉ như ông Uất Đầu Lam Phất mà bài trên vừa nói đó thôi.
Hiện cảnh Phàm Phu Thiền :
Với căn cơ Phàm Phu Thiền thì khi những hành giả đã Nhập Thiền được từ 1 tiếng rưởi đổ lên (trên 90 phút) thì mỗi lần hiện cảnh đại loại vẫn giống nhau. Hiện cảnh không phải mục đích tu Thiền, không phải chứng đắc gì, song biết rõ để không lầm nó cũng có ích vì do đó mà an vui hơn, yên ổn hơn để càng bền chí vững tín tâm trên con đường vạn dặm đi đến Giải thoát Sinh Tử Luân Hồi.
a. Cảnh thường hiện :
Những cảnh trời, mây, trăng, sao, núi, rừng, cây cối, ....v....v... thấy lúc gần lúc xa, có khi lần lượt kéo qua như hoạt cảnh (ảnh động).
b. Vật thường hiện :
Thấy người nam hay người nữ hiền hòa, hoặc các loài ma quỷ hình dạng quái dị........
Hoặc ta tự thấy thân thể mình tan rả ra, chỉ còn lại 1 bộ xương, hay nhiều biến tấu khác..............
Hoặc ta thấy một thân ta khác ngồi đối diện, hoặc ngồi sau lưng ta, hoặc ngồi 2 bên ta, ....
Có khi thấy thân ta chỉ còn nửa khúc trên, không có phần dưới, hoặc ngược lại, .....
Có khi thấy thân ta lớn thật lớn, hoặc nhỏ xíu như ngón tay.......
c. Âm thanh :
Ta nghe như có tiếng dế kêu suốt ngày bên tai, hoặc bị bùng tai trong chốc lát.
Những tiếng kêu ấy tự trong ta phát ra, bổng chốc im mất.
Chung quanh mình có nhiều tiếng động, tiếng kêu dồn dập......
d. Ánh sáng :
Thấy từng đóm sáng trước mặt, thấy đủ màu như lượn sóng, ......
Có khi thấy mặt trời từ bên trái rọi sang, có lúc từ sau lưng hay bên phải chiếu vào, đôi khi từ đỉnh đầu sáng ra.
e. Luồng lửa :
Thân thể lúc ngồi im nghe được những luồng lửa, phát xuất từ quanh rún, đốt xương sống sau lưng, bên vai, trước ngực hoặc từ giữa chặn mày, ....
Những luồng lửa ấy châu lưu toàn thân, có khi gom lại một chỗ làm cho có cảm giác nóng muốn phỏng da.....
f. Tính tình :
Trong cuộc sống thường nhật, hành giả trở nên hay quên, cũng nhờ tính dễ quên này hành giả trở nên phóng khoáng hơn trong giao tiếp.
Trong người cảm thấy nhẹ nhàng, miệng ít thèm ăn, đôi khi còn cảm nhận được những hoạt động của nội tạng.
Do công phu đều đặn hay không, hiện cảnh nhiều hay ít, thường xuyên hay không thường xuyên, "thiên hình vạn trạng", song đó không phải là những trở ngại, chỉ là định lực ngày càng tiến bộ thêm lên mà thôi.
Quan trọng là hành giả phải biết tất cả chỉ là ảo cảnh do Ý Thức biến hiện, chứ không có gì là thật, cứ tự nhiên, khách quan, không cần để ý, với thời gian, khi hành giả "lên cấp" thì nó sẽ chuỷên qua chuỵên khác (có thể mất 7 tháng mới qua).
Mến !
cát bụi
06-18-2015, 08:05 AM
Kính bác Ngọc-Quế và các bậc Tiền-Bối!
Con quá ngu si, nhưng con biết chắc chắn do tâm con tha thiết một lòng cầu Phật cứu độ, nên Đức Phật đã cho con được gặp bác và các bậc Tiền-Bối để chỉ dạy cho con.
Nên nay con xin thưa qua những điều mà từ lâu con thường gặp, là con cũng hay nghe tiếng " dế " kêu hai bên lổ tai nhưng mỗi lần nghe chỉ một bên[ là lúc thức như đi, đứng, nằm, ngồi, còn ngủ thì hết] mà con biết âm thanh nầy "ở trong đầu" con thôi.
Còn con thấy thân con bị to lớn như cái núi, đến nỗi con phải mở mắt ra liền, thì thấy như vầy chỉ trong lúc con ngồi thôi, chớ đi đứng thì không có.
Và rồi con có nghe tiếng ruột, gan, tim trong bụng con rất lớn, mà người ngồi kế bên không có nghe 1 chút xíu nào hết.
Kính xin Tiền-Bối chỉ dạy cho con, vì trước những điều trên thì thường là con không để ý tới các tướng đó nữa, mặc dù con vẫn còn nghe, vẫn còn thấy như vậy, thì con có sai hay không? Con xin tri ân bác.
Kính
Ngọc Quế
06-18-2015, 08:16 AM
Kính bác Ngọc-Quế và các bậc Tiền-Bối!
Con quá ngu si, nhưng con biết chắc chắn do tâm con tha thiết một lòng cầu Phật cứu độ, nên Đức Phật đã cho con được gặp bác và các bậc Tiền-Bối để chỉ dạy cho con.
Nên nay con xin thưa qua những điều mà từ lâu con thường gặp, là con cũng hay nghe tiếng " dế " kêu hai bên lổ tai nhưng mỗi lần nghe chỉ một bên[ là lúc thức như đi, đứng, nằm, ngồi, còn ngủ thì hết] mà con biết âm thanh nầy "ở trong đầu" con thôi.
Còn con thấy thân con bị to lớn như cái núi, đến nỗi con phải mở mắt ra liền, thì thấy như vầy chỉ trong lúc con ngồi thôi, chớ đi đứng thì không có.
Và rồi con có nghe tiếng ruột, gan, tim trong bụng con rất lớn, mà người ngồi kế bên không có nghe 1 chút xíu nào hết.
Kính xin Tiền-Bối chỉ dạy cho con, vì trước những điều trên thì thường là con không để ý tới các tướng đó nữa, mặc dù con vẫn còn nghe, vẫn còn thấy như vậy, thì con có sai hay không? Con xin tri ân bác.
Kính
Chào cát bụi !
Ngọc Quế đã nói là khi tu Thiền thì có nhiều "hiện tượng Thiền" bạn không cần để ý đến nó.
(Tiếng dế kêu bên tai, cũng có thể là dấu hiệu thận yếu)
Quan trọng là công phu đều đặn thì một thời gian sau bạn sẽ vượt qua để đến giai đoạn Tiểu Thừa Thiền.
Để Ngọc Quế minh họa về CÁC TẦNG THIỀN trong NHƯ LAI THIỀN cho các bạn có ý niệm chính xác :
http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/Cac%20tang%20thien_zpsiibvcpfo.jpg
Theo biểu đồ trên, dù các bạn có căn cơ Phàm Phu Thiền hay là căn cơ Ngoại Đạo Thiền, chúng ta cũng đều phải tiến lên Tiểu thừa Thiền, tức là từ Động về Tịnh, từ "muôn sai ngàn biệt" đến "lặng lẽ yên bình".
Một điều cần biết là nếu bạn đang ở vào giai đoạn Phàm Phu Thiền, bạn không nhất thiết phải trải qua giai đoạn Ngoại Đạo Thiền mà có thể chuyển thẳng lên Tiểu Thừa Thiền.
Mến !
choconxauxi
06-19-2015, 08:38 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Còn như mẹ của con, khi bà ngồi thiền trước bàn Phật, thì..... con nghe có lúc bà cười sằng sặc, hoặc cười kiểu khác, có lúc bà khóc rưng rức, có lúc nghiến răng trèo trẹo, ......v...v....
Con nghi ngờ bà bị Ma nhập, nhưng lạ một điều là trong sinh hoạt thường nhật, con thấy bà có vẻ tinh tấn hơn, nhứt là không để trể giờ ngồi thiền, và không có biểu hiện gì khác lạ sau buổi ngồi thiền.
Xin bác giải thích cho con được rõ.
Kính !
Ngọc Quế
06-19-2015, 08:48 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Còn như mẹ của con, khi bà ngồi thiền trước bàn Phật, thì..... con nghe có lúc bà cười sằng sặc, hoặc cười kiểu khác, có lúc bà khóc rưng rức, có lúc nghiến răng trèo trẹo, ......v...v....
Con nghi ngờ bà bị Ma nhập, nhưng lạ một điều là trong sinh hoạt thường nhật, con thấy bà có vẻ tinh tấn hơn, nhứt là không để trể giờ ngồi thiền, và không có biểu hiện gì khác lạ sau buổi ngồi thiền.
Xin bác giải thích cho con được rõ.
Kính !
Chào chocon !
Trường hợp của bà cụ chưa có gì đáng ngại, chúng ta mỗi người một căn cơ khác nhau thì khi bắt đầu ngồi thiền, nếu khóa được căn trần thì cái sống tiềm ẫn của nghiệp thức từ kiếp trước chợt hiện về trước tiên.
Điều chocon vừa kể chứng tỏ bà đã từng ở cõi A Tu La, nói về căn cơ thì đây là trường hợp căn cơ Ngoại Đạo Thiền đó !
Nếu bà cụ gặp nhóm ông Lương sĩ Hằng thì bà cụ dễ, mau xuất hồn xuất vía hơn người khác. Nếu bà cụ gặp nhóm "Vũ trụ huyền bí" thì cũng mau có kết quả, vì là thích hợp.
Nhưng tu theo Như Lai Thiền thì phải biết đây là bước đầu học Phật, cũng như trước khi nhận một học sinh thì bao giờ học sinh ấy cũng được "test" _ trắc nghiệm _ để xác nhận lại trình độ. Với Như Lai Thiền, đây chỉ là bài Ôn lại, bài trắc nghiệm.
Quan trọng là hành giả cần phải PHÁT TÂM BỒ ĐỀ, chuyện thần thông (sẽ có) hay "xuất hồn xuất vía" chỉ là chuyện làm TĂNG TRƯỞNG NGÃ CHẤP mà thôi. Cũng như người bệnh được cho uống sữa, phải biết giai đoạn uống sữa chỉ là nhất thời, đừng vì mê uống sữa mà từ chối cơm (thức ăn cứng) khi cơ thể đã hơi khỏe hơn. (Những thần thông, huỳên bí dụ cho SỮA).
HÃY NHỚ CÂU CHUYỆN ÔNG UẤT ĐẦU LAM PHẤT ĐÃ KỂ Ở TRÊN.
Ngọc Tuấn
06-20-2015, 07:28 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Con cứ nghe nói "xuất hồn" con hơi thắc mắc "không biết xuất hồn là như thế nào ?"
Có thể nào bác nói rõ hơn về hiện trạng xuất hồn, được hay không ?
Con không được dạy tu thiền, nhưng con cũng bắt chước "ngồi đại" (không hiểu tại sao tự nhiên con thấy thích)
Rồi có vài lần khi con nằm xuống ngủ thì con thấy con rong chơi bên ngoài, có khi gần nhà, có khi xa nhà. Con không biết đó là chiêm bao hay là xuất hồn nữa ? Nên con đánh bạo hỏi bác, xin bác cho lời khuyên.
Kính cám ơn trước.
Ngọc Quế
06-20-2015, 07:59 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Con cứ nghe nói "xuất hồn" con hơi thắc mắc "không biết xuất hồn là như thế nào ?"
Có thể nào bác nói rõ hơn về hiện trạng xuất hồn, được hay không ? (1)
Con không được dạy tu thiền, nhưng con cũng bắt chước "ngồi đại" (không hiểu tại sao tự nhiên con thấy thích)
Rồi có vài lần khi con nằm xuống ngủ thì con thấy con rong chơi bên ngoài, có khi gần nhà, có khi xa nhà. Con không biết đó là chiêm bao hay là xuất hồn nữa ?(2) Nên con đánh bạo hỏi bác, xin bác cho lời khuyên.
Kính cám ơn trước.
Chào các bạn và Ngọc Tuấn !
Chuyện xuất hồn là chuyện huyền bí trong cõi người, đa phần những người xuất hồn được đều có căn cơ Ngoại đạo thiền (N/q dùng từ "đa phần" vì còn có những người thuộc "Bất Định chủng tánh" nếu gặp tà sư thì cũng xuất hồn được, hai nữa gặp những bậc "suốt thông huyền pháp" cũng dễ xuất hồn). Bài này trả lời câu hỏi (1) trước :
(1) Hiện trạng xuất hồn :
Hành giả Nhập Thiền đều đặn từ 90 phút trở lên bổng nhiên thân thể khác lạ :
a)._ Cảm thấy có một sức mạnh vô hình chạy theo đường trôn ốc từ phía dưới cơ thể lên đỉnh đầu.
b)._ Người choáng váng như kẻ say rượu quá chén.
c)._ Thình lình ngộp thở như kẻ rớt xuống nước (Cũng có thể không cảm thấy "ngộp" hay ít "ngộp" khi đã say thiền mới xuất).
d)._ Bổng nhiên thấy mình đang ở một chỗ khác, lúc ấy tự biết mình đã thoát khỏi thân xác thường ngày, cách chỗ ngồi thiền chừng 200 mét trở lên.
e)._ Cảnh vật quanh ta lúc đó không được sáng sủa lắm.
f)._ Người mới xuất hồn thì không làm chủ được điểm đến.
i)._ Dạo chơi một chút thì giật mình tỉnh hẵn cơn thiền, mà không hiểu mình đã nhập về thân xác tứ đại này bằng cách nào.
g)._ Nếu không có gì trở ngại và ngồi thiền đều đặn thì kể từ đó mỗi buổi ngồi thiền đều có xuất hồn.
h)._ Lần đầu đi gần, sau dần đi xa.
k)._ Lần đầu đi thấp, sau dần đi cao.
l)._ Về sau, khi đã thành thục thì chỉ cần nhập thiền 5 phút là xuất hồn ngay được.
Nên nhớ tuy Xuất hồn được làm cho ta cảm nhận được cái sống huyền bí, gây thích thú khiến ta tinh tấn hơn lên, nhưng xuất hồn không phải là đích của người tu Phật.
Nếu hành giả MÊ ĐẮM chuyện này, không XÃ TÂM cứ mãi luẫn quẫn với chuyện xuất hồn và các thần thông khác thì hành giả không phải là Phật tử nữa mà là MA TỬ.
Ngọc Quế
06-20-2015, 08:05 AM
Chào các bạn !
(2)
Có người vì công phu ngồi thiền quá ít (do kém sức khỏe hay do ngoại cảnh phá rối), vừa công phu mới tịnh đã chịu không nỗi nữa xã thiền, lại nằm xuống ngủ liền (không giải lao, thư giản 15'), trạng thái tịnh vẫn còn "dư hương" nên đã xuất hồn.
(Trẻ em _ có tiền duyên _ dưới 12 tuổi cũng thường có thể vô tình xuất hồn khi ngủ _ nhưng không đi đâu xa _ sáng dậy quên hết, trường hợp này không tính).
Còn hành giả có ngồi Thiền, đôi khi ta phân vân "Xuất hồn hay chiêm bao đây ?". Lần nhận xét rõ ràng và phân biệt như sau :
_ Thấy chiêm bao thì lộn xộn, mù mờ.
_ Xuất hồn thì rõ ràng, rành mạch. Lúc đó ta có thể suy nghĩ kiểm tra "Ta tên gì ? Gia cảnh ? Nhà cửa ra sao ? Ta đang đi trên con đường nào đây ? Cảnh vật có giống y như khi tỉnh ta đã thấy hay không ?" Đây là nhà ông A, đây là rạp hát, kia là Nhà Văn Hóa mà ta thường đến,.....v...v...
Lại nữa hành giả cũng biết rõ là mình đang ngồi thiền hay "nằm thiền" ở trong buồng, lúc đó là mấy giờ, ta sẽ đến thăm nhà một người bạn ở ..... thử xem sao. Vừa nghĩ ta đã đến đó ngay, thấy bạn ta đang ngủ, vợ bạn đang pha cà phê, con bạn hãy còn thức học bài, .........Hôm sau ta đến nhà bạn khéo léo hỏi thăm để xác định lại xem điều ta đã thấy có đúng y như vậy hay không ! Nếu phù hợp với những điều ta đã thấy thì đúng là ta đã xuất hồn.
Nhưng đó là người mới lần đầu xuất hồn, còn đối với bậc khá hơn _ thường xuất hồn _ thì thấy biết rõ ràng lắm. Đi được lên các tầng Trời, xuống các cõi Âm, tìm gặp bà con, khỏi còn nghi ngờ chi nữa.
Cũng có trường hợp vừa nằm ngủ thì xuất hồn, một chập sau thì chiêm bao lộn xộn. Đó là do công phu còn kém, phải một thời gian sau mới không bị lộn xộn như vậy nữa.
Nên nhớ là ngoại trừ Thầy mình ra, hành giả không được nói với ai, rằng "mình xuất hồn được", sau này nếu có được thêm gì (thần thông chẳng hạn) cũng không được nói ra là "tui làm được việc này, việc kia". Vì thứ nhất là tổn đức, sẽ có thể mất, thứ hai là sẽ có nhiều rắc rối phiền phức về sau.
Hãy cứ âm thầm, thản nhiên với mọi hiện tượng, xem như những bông hoa đẹp phe phẩy khoe sắc bên vệ đường, chúng ta vẫn thản nhiên tiến bước.
phuctoan
06-21-2015, 07:31 AM
Xin kính chào bác Ngọc Quế !
Như vậy theo ngữ nghĩa Thiền còn gọi là Như Lai Thiền. Còn thiền là gì? một câu hỏi của ai đó đang đọc topic này với những dụng tâm khác nhau, mục đích khác nhau. Vậy cái gì gọi là Thiền? Thiết nghĩ, dùng văn tự mà nói những điều như là Niết Bàn, Thiền ĐỊnh (tam muội) mà ko phải là bậc cao nhân tu hành đã lâu, ắt sẽ chỉ là những từ ngữ cạn cợt. Phần này, mình nghĩ chỉ comment thế thôi. Rất mong bậc Thiện Hữu Tri thức và các Tôn Giả mở lòng từ bi, viết thêm cho mọi người cùng hiểu rõ.
Ngọc Quế
06-21-2015, 07:51 AM
Xin kính chào bác Ngọc Quế !
Như vậy theo ngữ nghĩa Thiền còn gọi là Như Lai Thiền. Còn thiền là gì? một câu hỏi của ai đó đang đọc topic này với những dụng tâm khác nhau, mục đích khác nhau. Vậy cái gì gọi là Thiền? Thiết nghĩ, dùng văn tự mà nói những điều như là Niết Bàn, Thiền ĐỊnh (tam muội) mà ko phải là bậc cao nhân tu hành đã lâu, ắt sẽ chỉ là những từ ngữ cạn cợt. Phần này, mình nghĩ chỉ comment thế thôi. Rất mong bậc Thiện Hữu Tri thức và các Tôn Giả mở lòng từ bi, viết thêm cho mọi người cùng hiểu rõ.
Chào bạn phuctoan !
Chắc có lẻ bạn đã đọc hết từ bà́i đầu đến bài này rồi, mà vẫn chưa nắm vấn đề. Đó là do lỗi của Ngọc Quế. Bây giờ Ngọc Quế xin trình bày trở lại rõ ràng hơn, nếu bạn vẫn không hiểu thì N/Q đành "cho qua", vì để hiểu một TỪ trong Phật pháp có khi cả đời mới hiểu được, chứ không phải chỉ "đọc sách rồi nói theo"
(1)
Như vậy theo ngữ nghĩa Thiền còn gọi là Như Lai Thiền.
Câu này sai ! (Xin lỗi nhé !) Vì thiền rất đa dạng, không phải thiền gì cũng là Như Lai Thiền.
THIỀN LÀ GÌ ?
_ Là tập trung tư tưởng để khóa căn trần (lục căn lục trần _ nghĩa là luôn cả sự chuyền níu của dòng tư tưởng) cho cái sống tiềm ẫn (bên trong) hiễn lộ ra.
Như thế này có phải là Thiền hay không ?
http://dongcam.vn/wp-content/uploads/2013/03/giaophainaoday.gif
http://sieuthigiamcan.vn//data/items/1051/ngoi-thien-giam-can.jpg
http://www.tuthienducmen.com/Uploads/Image/BeDam/Dam-thien-1.jpg
http://healthplus.vn/Images/Uploaded/Share/2015/03/05/meditationwithoutmoving.jpg
Thưa không, không phải, tư thế ngồi thì có nhưng tâm ý lan man đủ thứ chuyện thì không phải là ngồi thiền.
Ngọc Quế
06-21-2015, 08:13 AM
Như thế này có phải là Thiền Phật Giáo hay không ?
http://a9.vietbao.vn/images/vn955/the-gioi-giai-tri/55241690-1247647413-mai-khoi-1.jpg
https://i.ytimg.com/vi/o1bml9lxgrY/mqdefault.jpg
https://i.ytimg.com/vi/8WHIj40zfHk/hqdefault.jpg
https://thaita.files.wordpress.com/2013/08/vovi30010a.jpg?w=640
Thưa, ngồi như vầy vẫn là thiền đó, nhưng chỉ đơn thuần là Ngoại Đạo Thiền mà thôi.
Mỗi kiểu ngồi nhằm luyện một môn huyền bí, đây là tác ý muốn thành "siêu nhân" (superman). Tư tưởng này PHI PHẬT GIÁO, vĩnh viễn không thoát ly Sinh Tử Luân Hồi được.
THIỀN PHẬT GIÁO THÌ SAO ?
_ Căn bản Thiề̉n Phật Giáo là thoát Sinh Tử Luân Hồi.
_ Phần nâng cao là đưa hành giả đến Toàn Giác.
THẾ NÀO LÀ NHƯ LAI THIỀN ?
_ Như Lai Thiền là môn Thiền Phật giáo mở rộng, dung chứa cả Phàm Phu Thiền và Ngoại Đạo Thiền (nếu hành giả thuộc loại căn cơ này), nhưng mục đích là giúp hành giả HOÀN TOÀN THÀNH ĐẠO.
CHÍNH DANH NHƯ LAI THIỀN thì sao ?
Là Như Lai Thiền thực sự được sự CHỨNG MINH & HỘ TRÌ bởi Bậc Đại Giác Ngộ và Chư Long Thần Hộ Pháp.
Trên mạng Ngọc Quế thấy có ông Pháp Tạng, ông Di Như tự xưng dạy Như Lai Thiền nhưng thực chất 2 ông này chỉ là "kẻ trộm áo vua" (từ bây giờ gọi là "hàng nhái" "hàng giả" mọi người tin họ vì họ có thần thông).
Cho nên chữ Như Lai Thiền "rất mắc", mà Chính Danh Như Lai Thiền còn "mắc" hơn, chứ không thể xô bồ xô bộn "cá mè một lứa" được.
Ngọc Quế
06-23-2015, 06:16 PM
Xin kính chào bác Ngọc Quế !
Như vậy theo ngữ nghĩa Thiền còn gọi là Như Lai Thiền. Còn thiền là gì? một câu hỏi của ai đó đang đọc topic này với những dụng tâm khác nhau, mục đích khác nhau. Vậy cái gì gọi là Thiền? Thiết nghĩ, dùng văn tự mà nói những điều như là Niết Bàn(2), Thiền ĐỊnh (tam muội) (3) mà ko phải là bậc cao nhân tu hành đã lâu, ắt sẽ chỉ là những từ ngữ cạn cợt. Phần này, mình nghĩ chỉ comment thế thôi. Rất mong bậc Thiện Hữu Tri thức và các Tôn Giả mở lòng từ bi, viết thêm cho mọi người cùng hiểu rõ.
Chào các bạn !
Hôm nay chúng ta tìm hiểu sơ qua về Niết Bàn nhé !
(2)
* ._ Niết Bàn là gì ?
_ Là chỗ về (chỗ đến) của những vị A La Hán và bực Duyên Giác (Bích Chi Phật) _ chỉ những vị A La Hán và Duyên Giác thôi, ngoài ra không có ai khác nữa. Nhập Niết Bàn cũng gọi là thực chứng quả Vô Sanh.
_ Khi hành giả đắc quả Vô Sanh, thì vẫn còn DƯ SINH _ cái sống phàm với cõi ô trược này _ Vào phút cuối, hành giả nhập Diệt Tận Định mới chính thức VÀO NIẾT BÀN.
_ Nhập Niết Bàn nghĩa là hoàn toàn cắt đứt mọi quan hệ xưa nay với cõi nhiểu nhương này để sống cái sống THẬT (Tự do, tự tại, hạnh phúc tuyệt đối), không bao giờ tái sanh hay đầu thai lại vào lục đạo luân hồi nữa.
http://i172.photobucket.com/albums/w4/nonamerestore/niet%20ban_zps7wfedasd.jpg
_ Các bạn có thấy chăng, trong hình vẽ minh họa trên : Niết Bàn "tách" qua một bên _ không có đường lên - xuống nào nữa.
* ._ Muốn biết Niết Bàn (NB) ra sao, chúng ta hỏi vị A La Hán chăng ?
_ Thưa không, vì khi chưa nhập NB thì vị A La Hán cũng chưa biết rõ NB như thế nào, khi đã nhập NB thì Vị A La Hán đã không trở lại để nói với chúng ta "Niết Bàn ra sao ?"
* ._ Vậy ta làm thế nào mà biết ?
_ Căn cứ vào Giáo Lý Phật pháp (rất nhiều điều Phật đã nói mà ta không hiểu ra)
* ._ Đức Phật có nhập Niết Bàn hay không ?
_ Thưa không ! Phật không nhập Niết Bàn mà nhập Đại Niết Bàn.
* ._ Đại Niết Bàn ra sao ?
_ Nếu biết "Pháp thân Phật đấy là tam giới _ Báo thể người đây suốt vạn hòa" thì cũng phải biết rằng Đại Niết Bàn không lìa Chúng sinh giới. Bằng chứng là khi Phật Thích Ca chuẫn bị nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì Phật Đa Bảo (đã nhập Đại Niết Bàn) liền đến chứng minh. Phật KHÔNG NHẬP DIỆT hẵn như những vị A La Hán.
Ngọc Quế mạn phép phân biệt Niết Bàn và Đại Niết Bàn để chúng ta đừng bao giờ phát ngôn "Phật Thích Ca cũng nhập Niết Bàn như những vị A La Hán !"
Ngọc Quế
06-24-2015, 05:03 PM
Như vậy theo ngữ nghĩa Thiền còn gọi là Như Lai Thiền. Còn thiền là gì? một câu hỏi của ai đó đang đọc topic này với những dụng tâm khác nhau, mục đích khác nhau. Vậy cái gì gọi là Thiền? Thiết nghĩ, dùng văn tự mà nói những điều như là Niết Bàn, Thiền ĐỊnh (tam muội) (3)mà ko phải là bậc cao nhân tu hành đã lâu, ắt sẽ chỉ là những từ ngữ cạn cợt. Phần này, mình nghĩ chỉ comment thế thôi. Rất mong bậc Thiện Hữu Tri thức và các Tôn Giả mở lòng từ bi, viết thêm cho mọi người cùng hiểu rõ
Chào các bạn ! hôm nay chúng ta lại lang thang ra ngoài chủ đề một lần nữa các bạn nhé !
(3)
"Thiền ĐỊnh (tam muội)"
Bạn Phúc Toàn hiểu lầm rằng Thiền định cũng là Tam muội, cho nên bạn đã mở ngoặc đơn đưa thêm từ Tam muội vào sau chữ Thiền định. (Điều này có khi một vị Thượng Tọa cũng còn lầm).
* _ Thiền định là gì ?
http://www.globallightminds.com/wp-content/uploads/2011/12/Deepak-Osho.jpg
_ Là ngồi thiền, nhiếp tâm, dứt tư tưởng, nhập định.
Tất cả những bước này hãy còn là Tà Định.
* _ Chánh Định _ hay Tam Muội _ là gì ?
_ Là một trạng thái Tâm chứng đặc biệt, có thể nói lúc đó hành giả đã đặt một chân vào Phật Quốc, cũng được ví von gọi là "ăn cơm Hương Tích", hay "nếm hương vị đề hồ". Vì một chữ không thể diễn dịch trọn nghĩa nên chư Tổ xưa vẫn hay để nguyên Phạn văn là Tam Muội (Samadhi). Đó là một cái sống "trung chuỷên" giữa Vô minh và Đại Giác Ngộ.
Thường thì những vị Giác Ngộ chỉ nhập Tam Muội một khoảng thời gian nhất định (rồi sau đó quay lại _ return _ cõi tạm, cõi mộng huỹên này).
Những vị A La Hán nếu có chứng đắc Tam Muội, thì chỉ duy một môn THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG TAM MUỘI mà thôi (chớ không có nhiều). Những vị Đại Bồ tát mới lần lượt chứng nhiều môn Tam Muội (vô lượng pháp môn Tam Muội).
Đó là sự an ổn trong Chân Lý thường còn, là cảnh giới "bất nhị" (không có đối đải Thiện Ác, Phải trái, Động tịnh, Thanh trược, .....). Thấy rõ vạn pháp không có thật tướng, không sanh cũng không diệt, không thường cũng không đoạn, .....
Kinh Duy Ma Cật nói "Trí Tuệ là Tịnh độ của Bồ tát, khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh được Chánh định sinh sang nước đó".
Chúng ta phải làm sao để được Chánh Định" ?
Muốn Chánh Định hay nói khác đi là muốn thực chứng các pháp Tam Muội thì phải xả bỏ Thiền Định để hành Lục độ Ba La Mật, không nên tham đắm Thiền định, vì Thiền là còn tướng, làm ngăn chận bước tiến của hành giả trên đường về với Chân Lý Tuyệt Đối.
Hành giả còn bị ràng buộc bởi Thiền Định thì không cách nào vượt thoát tu tiến lên Tuyệt đối được.
"Nếu mình bị trói mà mở trói cho người khác thì không thể được, mình không bị trói thì mở trói cho người khác được _ Vì thế Bồ tát không nên khởi sự ràng buộc"
"Sao gọi là ràng buộc, sao gọi là Giải Thoát ?
_ Tham đắm nơi thiền vị là Bồ tát bị ràng buộc, dùng phương tiện thọ sanh là Bồ tát được Giải Thoát." _ Kinh Duy Ma Cật.
Tóm lại Chánh định là KHÔNG THIỀN ĐỊNH, Thiền Định là KHÔNG CHÁNH ĐỊNH.
Tam muội hãy còn nhiều môn khác nữa, nhưng căn bản để được các pháp môn Tam Muội là ĐI VÀO NHỮNG NẼO ĐƯỜNG PHÙ SA HÀNH LỤC ĐỘ BA LA MẬT (làm tất cả mà không vì ưa thích, không thấy có mình làm, đối tượng để làm) chớ không phải "ngồi một chỗ" (trú trong Thiền Định) mà được.
Chỉ những vị Bồ tát từ bực Bất Thối (địa thứ 7) trở lên mới lần lượt chứng các pháp môn Tam Muội.
(Tam muội không phải là điều mà một kẻ phàm phu sơ cơ có thể vọng tưởng đến được.)
gaiden
06-26-2015, 10:40 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Con thường không mở quạt khi ngồi thiền, nhưng sao thỉnh thoảng con nghe có luồng gió mát mát hai bên vai ?
Con không biết chuyện gì, kính xin bác chỉ dạy.
socnho
06-26-2015, 11:13 AM
Kính bác Ngọc-Quế!
Con thì không có mát ở trên vai như chị gaiden, nhưng mà con mát ở trên đỉnh đầu đó! mát dể chịu, chứ không phải mát lạnh. Còn trong miệng con tuôn ra nước miếng dịu ngọt, làm cho con ít khi khát nước lắm! Có khi từ sáng đến chiều tối con chỉ hớp có vài ngụm cà-phê thôi, mà cũng không khát nước. Kính xin bác dạy cho con.
Kính !
socnho
Ngọc Quế
06-26-2015, 11:42 AM
Chào gaiden !
Chuyện ấy tốt chứ không sao cả, khi ta định tâm thì cơ thể nhạy cảm hơn lúc bình thường.
Điều gaiden cảm nhận được đó là vì có chư Thần đến ủng hộ mình, hãy yên chí ngồi, không có gì quan ngại. Có Thần hộ pháp thì Ma Quỷ nào dám đến chứ ! (mấy ổng đập nát đầu chứ không có hiền đâu)
Vì thế cho nên ở bài trước N/Q có khuyên hành giả phải sạch sẽ từ trong người đến ngoại cảnh, nếu cơ thể ta dơ, môi trường tanh hôi thì chỉ có ma quỷ nó đến mà thôi (Thần không ưa đến chỗ đó). Ma quỷ đến thì làm cho nôn nao khó ngồi yên được.
* _ Khi nào bạn nghe lạnh toàn thân (lạnh như là nước đá) đó là QUỶ (chúa Quỷ) đến.
* _ Hai bên hông mà nghe như có gió lay động là loài Yêu Tinh nó đến.
* _ Nếu sau lưng hay dưới bàn chân mà nghe lạnh, đó là Ngạ Quỷ đến. (loài này đói khát và không có thế lực như QUỶ (chúa Quỷ).
Khi Ma Quỷ đến thì niệm danh hiệu trừ Tà nào mà bạn nhớ :
1. Nam Mô Phật Mẫu Chuẫn Đề Vương Bồ Tát
2. Nam Mô cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát.
3. Nam Mô Oai Âm Vương Bồ Tát.
4. Nam Mô Chư Long Thần Hộ Pháp, Hộ Pháp Bồ Tát Ma Ha Tát.
Xong có thể đứng dậy đi thắp nhang trầm hay là xông trầm lên.
Trên bàn thờ mình cúng những bông hoa trái cây. chư Thần thích đến mà Ma Quỷ không ưa.
Còn trên hai vai như có gió mát _ có thể là từ nửa lưng trở lên đến đầu _ là Thần đến.
(Riêng trường hợp của socnho thì có lẻ socba hay socme đang cầm nhánh cây quơ quơ trên đầu) :)
Ngọc Tuấn
06-27-2015, 11:31 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Khi con ngồi mơ mơ tỉnh tỉnh, thỉnh thoảng có tư tưởng thoáng đến _ con không để ý đến chúng, song không hề bị khuấy động. Không biết có phải con đã nhập thiền được rồi hay không ?
Xin bác chỉ dạy.
Ngọc Quế
06-27-2015, 11:48 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Khi con ngồi mơ mơ tỉnh tỉnh, thỉnh thoảng có tư tưởng thoáng đến _ con không để ý đến chúng, song không hề bị khuấy động. Không biết có phải con đã nhập thiền được rồi hay không ?
Xin bác chỉ dạy.
Chào Ngọc Tuấn !
Trước đây Ngọc Quế đã có nói về Nhập Thiền rồi (bài 47) :
Thưa các bạn, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Giai đoạn NHẬP THIỀN nhé !
D. NHẬP THIỀN (hay Chính Danh Thiền Định) :
Thưa các bạn, các giai đoạn mà chúng ta đã bàn qua chỉ là phần dạo đầu của người sơ học muốn tu Thiền. Sau khi tập trung tư tưởng đếm hơi thở, Dứt tư tưởng (nhưng vẫn thở đều, chứ không phải ngưng thở) một thời gian, hành giả sẽ lần nhập Thiền định.
Kể từ khi Nhập Thiền trở đi mới gọi là Nhập Môn, còn mang tiếng ngồi thiền mà không nhập thiền được thì chỉ là "ngồi chơi" mà thôi, hành giả vẫn còn là kẻ "đi lòng vòng bên ngoài thiền đường".
Các môn thiền khác _ Thiền Minh Sát (Vipasana), Thiền Chỉ Quán, Thiền theo Lục Diệu Pháp Môn .... đều hơi giống nhau về trạng thái Nhập Thiền. Kể từ khi Nhập Thiền được thì Thiền Sinh mới thực biết "thế nào là Thiền định ?!".
Nhập Thiền là lúc CÁI SỐNG CỦA TA HÒA TAN VỚI VŨ TRỤ, mơ mơ tỉnh tỉnh, biết người biết mình mà vẫn thông, không phải mơ hồ lý thuyết suông nữa.
Trong cơn thiền, các cõi lần mở, sức nhập thiền càng cao, cảnh hiện càng rõ ràng.
Thường thấy, đều đặn hay không là bởi nơi ta cả...
Kể chung các môn thiền, từ đây huyền bí lần hiện ra, tâm tư cảm thông vũ trụ, lưỡi đã nếm được mùi Tiên vị Thánh; Đạo lý cụ thể lần, ta dần dần thực biết là mặn ngọt hay nồng đượm.
Từ đó Huệ Tâm, Huệ Nhãn lần tỏ sáng, ta biết việc phải tránh, ta rõ việc nên làm, Giới Luật Phật giáo ta không phải cố gắng gượng ép mà giữ được tròn đủ cả (như đức Lục Tổ đã nói "Tâm bình hà lao trì giới, Hạnh trực hà dụng tu thiền").
http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php?12-C%C3%B9ng-t%C3%ACm-hi%E1%BB%83u-Nh%C6%B0-Lai-Thi%E1%BB%81n&p=1142&viewfull=1#post1142
Nay nhân câu hỏi của N/T, Ngọc Quế xin bổ sung thêm về "Phân biệt Nhập Thiền và Hôn Trầm".
NHẬP THIỀN :
Khi ta dứt tư tưởng để nhập vào yên lặng, bổng nhiên thấy trong người khác lạ, thân thể nhẹ nhàng hẵn lên, người mơ mơ tỉnh tỉnh.
Cũng có khi thấy người lâng lâng từ dưới lưng lên đỉnh đầu, rồi toàn thân nhẹ nhàng hẵn cùng trạng thái nửa mê nửa tỉnh.
Tạm gọi là mê vì cảm giác chung quanh đều thay đổi mới lạ, có lúc không biết là ngồi trong nhà hay ngoài sân, ban đêm hay ban ngày, nhưng cũng là tỉnh, vì khi ấy ta biết là ta đang ngồi thiền, nếu có tiếng động mạnh hay có người lớn tiếng ta đều nghe rõ ràng nhưng nghe qua rồi quên, chứ không vì sự nghe ấy mà tán loạn, sinh tâm phân biệt.
Giữa cơn nhẹ nhàng vô phân biệt ấy là ta đã Nhập Thiền rồi.
Ghi nhớ : Người Nhập Thiền thì có tác ý xả thiền, rồi người từ từ tỉnh lại, vẫn ngồi ngay ngắn, nghe trong người khoẻ khoắn.
HÔN TRẦM :
Còn trường hợp của Ngọc Tuấn có lẻ là Hôn trầm : "ngồi im lìm mơ mơ tỉnh tỉnh, thỉnh thoảng có tư tưởng thoáng đến _ song không hề bị khuấy động."
Rõ rệt nhất là một chặp sau hoặc là có tiếng động bên ngoài ta bổng giật mình choàng tỉnh hẵn.
Ngọc Tuấn nhớ lại xem "Có phải sau khi tỉnh lại, bạn thấy mình đang ngồi khòm lưng chăng ?"
Thế là ta đã "Nhập ngủ", hay còn gọi là HÔN TRẦM.
Nên nhớ ngồi mà không biết gì, nghe tiếng động giật mình choàng tỉnh là HÔN TRẦM.
Mến !
cát bụi
06-28-2015, 11:05 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Có phải ai cũng nhập thiền một kiểu như bác đã nói ở trên hay không ?
Kính !
Ngọc Quế
06-28-2015, 11:17 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Có phải ai cũng nhập thiền một kiểu như bác đã nói ở trên hay không ?
Kính !
Chào cát bụi !
Không phải ai cũng nhập thiền như thế.
Người căn cơ Phàm Phu Thiền thì khi có những hiện tượng lạ (thấy ánh sáng, đốm sáng, thấy người khác, nghe âm thanh thế này thế khác ..........(như bài trên đã nói) thì được xem là đã nhập thiền. Khoảng thời gian có những hiện tượng này, nếu hành giả không tham đắm và hành trì đều đặn thì 7 tháng sau (ít nhất) sẽ mất, mất để tiến lên giai đoạn 2 (giai đoạn Ngoại đạo thiền hoặc là giai đoạn Tiểu Thừa Thiền).
Người căn cơ Ngoại đạo thiền thì khi xuất hồn được, được tính là đã nhập thiền. Nếu không tham đắm và hành trì đều đặn thì 7 tháng sau (điều kiện tốt nhất) sẽ chuyển qua giai đoạn 2 (Tiểu Thừa Thiền _ nghĩa là không còn xuất hồn nữa).
Thiền sư P.T (xin lỗi không dẫn chứng trang web của vị này) vì tham đắm xuất hồn và thần thông mà dừng đứng ở Ngoại đạo thiền cho đến ngày lâm chung, không hề tiến lên được Tiểu Thừa thiền. Lên được Tiểu thừa Thiền mới thực sự là Thiền của Phật giáo.
Diễn giải về Nhập Thiền như bài trên (đã nói) là giai đoạn Tiểu Thừa Thiền đó.
Người có căn cơ Đại Thừa, hay hành giả đang ở vào giai đoạn Đại Thừa Thiền thì khi nhập thiền không được tịch tịnh, tỉnh biết như Tiểu Thừa thiền, mà mơ màng thực sự hay nói cho đúng hơn là trạng thái Mê Thần. Nhưng khác với hôn trầm là hành giả sau cơn thiền thì từ từ trở về thực tại chớ không hoảng hốt, giật mình.
Có những trường hợp Người có duyên với Mật pháp thì ngủ vùi khi đến giờ thiền _ trong khoảng một tuần lễ _ cũng được xem là đã nhập thiền.
Nói chung Nhập Thiền là thời điểm cải tạo Nghiệp chướng tích cực nhất. Còn hàng ngày dầu chúng ta tích cực làm thiện, gieo tạo nghiệp thiện, hiệu quả giải nghiệp không mau chóng. Chỉ có nhập thiền là tích cực giải nghiệp mà thôi.
gaiden
06-29-2015, 04:57 PM
Kính bác Ngọc Quế !
Sao trong bài trên con không thấy bác nói đến trường hợp "Tối Thượng Thừa nhập thiền như thế nào ?"
Kính !
Ngọc Quế
06-30-2015, 11:33 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Sao trong bài trên con không thấy bác nói đến trường hợp "Tối Thượng Thừa nhập thiền như thế nào ?"
Kính !
Xin chào bạn gaiden !
Ngọc Quế chỉ học lỏm từ một quyển sách cỗ, nhưng bị mất trang cuối, cho nên không biết Tối Thượng Thừa nhập thiền như thế nào (để mà trả lời cho bạn), nhưng cũng xin trích dẫn một đoạn Kinh văn mời các bạn tham khảo :
Kinh Duy-ma-cật Sở Thuyết
Cưu-ma-la-thập dịch Hán
HT. Thích Huệ Hưng dịch Việt
III. PHẨM ĐỆ TỬ
XÁ LỢI PHẤT
Lúc bấy giờ, Trưởng giả Duy Ma Cật nghĩ thầm rằng:
- Nay ta bịnh nằm ở giường, Thế Tôn là đấng Đại từ, lẽ đâu không đoái lòng thương xót !
Phật đã biết ý ông, liền bảo Xá Lợi Phất rằng:
- Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.
Xá Lợi Phất bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Vì sao? - Nhớ lại trước kia, con từng ở trong rừng ngồi yên lặng (tọa thiền) dưới gốc cây, khi ấy ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng: "Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Bất tất ngồi sững đó mới là ngồi yên lặng. Vả chăng ngồi yên lặng là ở trong ba cõi mà không hiện thân ý, mới là ngồi yên lặng; không khởi diệt tận định mà hiện các oai nghi, mới là ngồi yên lặng; không rời đạo pháp mà hiện các việc phàm phu, mới là ngồi yên lặng; tâm không trụ trong cũng không ở ngoài mới là ngồi yên lặng; đối với các kiến chấp không động mà tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo mới là ngồi yên lặng, không đoạn phiền não mà vào Niết bàn mới là ngồi yên lặng. Nếu ngồi được như thế là chỗ Phật ấn khả (chứng nhận) vậy".
Bạch Thế Tôn, lúc ấy con nghe nói những lời đó rồi, im lặng không trả lời đặng, nên con không dám đến thăm bịnh ông.
http://www.buddhismtoday.com/viet/ki...chhuehung3.htm
Thế Hùng
07-01-2015, 07:38 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Xin cho con hỏi :
Vì sao Tiểu Thừa Thiền khi nhập thiền thì tịch tỉnh , tỉnh biết , còn căn cơ Đại Thừa Thiền khi nhập thiền thì "Mê thần" (không biết gì hết )?
Đáng lẻ Tiểu Thừa tĩnh biết một thì Đại thừa phải tỉnh táo 2 hay 3 chứ ?
Không biết con hỏi như vậy có được không ? Nếu không , xin bác hoan hỉ bỏ quá cho.
Kính !
Ngọc Quế
07-01-2015, 03:39 PM
Kính bác Ngọc Quế !
Xin cho con hỏi :
Vì sao Tiểu Thừa Thiền khi nhập thiền thì tịch tỉnh , tỉnh biết , còn căn cơ Đại Thừa Thiền khi nhập thiền thì "Mê thần" (không biết gì hết )?
Đáng lẻ Tiểu Thừa tĩnh biết một thì Đại thừa phải tỉnh táo 2 hay 3 chứ ?
Không biết con hỏi như vậy có được không ? Nếu không , xin bác hoan hỉ bỏ quá cho.
Kính !
Ồh ! Chào Thế Hùng !
Chuyện này thì trong "tài liệu cỗ" không có nói tới.
Tuy nhiên bạn đã hỏi thì Ngọc Quế cũng xin thưa (theo sự vọng tưởng của mình):
_ "Chỉ Tịnh lánh động" là còn ngăn ngại. là chưa thông suốt, cho nên con đường Đại Thừa được mở ra, mở ra để giúp hành giả "vượt qua, vượt qua đến bờ bên kia". Cũng như SÓNG và NƯỚC, Đại Thừa muốn chỉ cho Phật tử biết SÓNG đó là NƯỚC đó, NƯỚC đó là SÓNG đó, đổi Tướng nhưng không đổi Thể.
Cho nên Đại Thừa không chủ trương xuất thế mà là "nhập thế độ sinh", chuyện giúp chúng sinh bên ngoài chỉ là việc làm tượng trưng, quan trọng là chúng sinh tâm bên trong, phải tận độ "chúng sinh tâm" bên trong (vi tế hoặc) mới thành Chánh Giác.
Tương tác với chúng sinh bên ngoài, mượn chúng sinh bên ngoài làm phương tiện để diệt sạch mê lầm bên trong là Chính Danh Đại Thừa.
Không còn ngăn ngại với mọi hiện tướng thế gian mới là Đại, thấu suốt bản chất mọi hiện tượng đều hư huyễn mới là Đại, chữ Đại trong Đại Thừa không có nghĩa là lớn hơn mà là sâu sắc hơn.
Vì thế Đại Thừa nói (Lục Tổ Huệ Năng) :
Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác
Ly thế mịch Bồ đề
Cáp như tầm thố giác.
Phật pháp có trong tất cả mọi hiện tượng Động hay là Tịnh, Thiện hay là Ác, Thanh hay là Trược.
Hãy nương theo (quán sát) vạn pháp mà Giác Ngộ.
Chui vào chỗ tịch tịnh, cắt đứt mọi quan hệ thế gian để tìm Đạo lớn,
khác nào tìm sừng thỏ.
Cũng ý đó Luận Bảo Vương Tam Muội nói :
10 ĐIỀU TÂM NIỆM
1- Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không tật bệnh, vì không tật bệnh thì tham dục dễ sanh.
2- Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kiêu sa nổi dậy.
3- Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
4- Sự nghiệp đừng mong không bị chông gai chướng ngại, vì không bị chông gai thì chí nguyện không kiên cường.
5- Làm việc đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng thị thường kiêu ngạo.
6- Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.
7- Với người đừng mong tất cả thuận chiều theo ý mình, vì được thuận chiều ý mình thì tất sanh tự kiêu.
8- Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đáp trả là thi ân mà có mưu đồ.
9- Thấy lợi đừng nhúng tay, vì nhúng tay thì hắc ám tâm trí.
10- Oan ức không cần bày tỏ (biện bạch), vì bày tỏ là hèn nhát mà oán thù kéo dài ra.
Bởi vậy, Phật Đà thiết lập Chánh Pháp, lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai gốc làm giải thoát, lấy ma quân làm đạo bạn, lấy khó khăn làm sự tác thành, lấy bạn tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy kẻ chống nghịch làm người giao du, lấy sự thi ân như đôi dép bỏ, lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm đà tiến thủ. Thế nên, ở trong chướng ngại mà vượt qua tất cả.
Đức Thế Tôn được giác ngộ chính trong mọi sự chướng ngại, Ương quật hành hung, Đề Bà khuấy phá, mà Phật Đà giáo hóa cho thành đạo tất cả. Như vậy há không phải sự tác nghịch là sự tác thành mà sự khuấy phá là sự giúp đỡ cho ta.
Ngày nay những người học đạo, trước hết không dấn mình vào mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại xáp tới thì không thể nào đối phó. Chánh Pháp chí thượng vì vậy mà mất cả, đáng tiếc đáng hận biết bao.
Vì đi vào "vạn nẽo đường phù sa" cho nên hành giả đâu có trong trắng như tờ giấy, mà cũng "lấm bụi trần" như sáu loại chúng sinh. Mà lấm lem bụi trần thì đâu có tịch tịnh, tỉnh biết được nữa. Mê thần là hiệu ứng tất nhiên để tiêu hóa nhiễm ô của 6 cõi.
(Hỏng biết có phải như vậy không nữa ? :o )
Ngọc Tuấn
07-02-2015, 06:26 PM
Kính bác Ngọc Quế !
Con thắc mắc (Theo như bác nói) :
_ Vậy người có căn cơ Đại Thừa có cần ngồi Thiền hay không ?
Kính !
Ngọc Quế
07-03-2015, 09:10 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Con thắc mắc (Theo như bác nói) :
_ Vậy người có căn cơ Đại Thừa có cần ngồi Thiền hay không ?
Kính !
Ngọc Tuấn mến !
Người có căn cơ Đại Thừa là người đã từng phát Bồ Đề tâm trong kiếp quá khứ, hôm nay tái sanh để đi tiếp chặng đường còn dở dang trong quá khứ.
"Đi tiếp chặng đường còn dở dang trong quá khứ" có nghĩa là hành giả sẽ mãi mãi làm mọi công đức để vun bồi cội Giác, đã phát tâm vì chúng sinh làm tất cả sao lại chừa ra chuyện ngồi thiền ?
Chỉ có điều hành giả căn cơ Đại Thừa ngồi thiền như "đến bữa phải ăn cơm", chứ không như Ngoại đạo (có một mục đích để ngồi thiền), không như Tiểu Thừa (có một tiêu chí _ quyết tu đến Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi).
Người có căn cơ Đại Thừa là người tâm nguyện :
"Tương thử thân tâm phụng trần sát,
thị tắc danh vi báo Phật ân"
(Xin nguyện đem thân này, tâm này phụng sự cho vô lượng vô số chúng sanh, mãi mãi cho đến chúng sanh thành Phật hết.
Đó là báo đáp ơn chư Phật)
chimsese
07-03-2015, 09:57 AM
Thưa bác Ngọc Quế !
Con thấy bác đề cập đầy đủ mọi khía cạnh của vấn đề Như Lai Thiền, nhưng con có điều thắc mắc chưa thấy bác nói tới :
_ Hành giả ngồi theo Như Lai Thiền có buộc phải ăn chay trường hay không ?
_ Hành giả ngồi theo Như Lai Thiền có được có vợ con hay không ?
Xin bác chỉ dạy.
Ngọc Quế
07-04-2015, 08:22 AM
Thưa bác Ngọc Quế !
Con thấy bác đề cập đầy đủ mọi khía cạnh của vấn đề Như Lai Thiền, nhưng con có điều thắc mắc chưa thấy bác nói tới :
_ Hành giả ngồi theo Như Lai Thiền có buộc phải ăn chay trường hay không ?(1)
_ Hành giả ngồi theo Như Lai Thiền có được có vợ con hay không ?(2)
Xin bác chỉ dạy.
Xin chào chimsese !
1.)
Ngày xưa đức Phật đã cho phép Tăng đoàn _ trong đó có rất nhiều vị A La Hán _ được ăn "ngủ tịnh nhục" (5 thứ thịt được phép ăn) :
a) Thịt ăn mà không thấy người giết.
b) Thịt ăn mà mình không nghe tiếng con vật bị giết kêu.
c) Thịt ăn mà mình không nghi ngờ người ta vì mình mà giết.
d) Thịt con thú tự chết.
đ) Thịt con thú khác ăn còn dư
Nếu Ngọc Quế nhớ không lầm thì đã có lần Đề Bà Đạt Đa _ kẻ phản đồ trong Phật giáo _ đã thưa thỉnh với Đức Phật "Xin Thế Tôn hãy đặt ra giới điều : TẤT CẢ CHƯ TĂNG PHẢI ĂN CHAY TRƯỜNG _ không được ăn thịt". Và đức Phật đã từ chối.
Như thế ăn mặn vẫn tu Phật được, vẫn ngồi thiền được; tuy nhiên tuyệt đối không được sát sanh, không được xúi người giết, không được vui khi thấy giết sinh mạng, bất kể là con gì, cọp beo hay rắn rết bò cạp.
Thiện Tâm
07-04-2015, 08:28 AM
Kính thưa bác Ngọc Quế ! Bác dạy cũng đúng, nhưng mà ăn chay thì tốt cho cơ thể hơn.
Ăn chay thì máu chúng ta được lọc, không còn ô trược, cơ thể mình thanh khiết thì bề trên thích hơn.
Về nghiệp sát thì chẳng những chúng ta không trực tiếp mà còn không gián tiếp giết hại sinh mạng muôn loài luôn.
Kính !
Ngọc Quế
07-04-2015, 08:37 AM
Kính thưa bác Ngọc Quế ! Bác dạy cũng đúng, nhưng mà ăn chay thì tốt cho cơ thể hơn.
Chào Thiện Tâm !
Bạn trẻ ơi, ở đây N/Q trả lời câu hỏi của bạn chimsese : "Hành giả ngồi theo Như Lai Thiền có buộc phải ăn chay trường hay không ?"
Và câu trả lời của N/Q là "không buộc phải ăn chay trường".
Chớ không phải bạn chimsese hỏi "Chúng ta nên ăn cái gì tốt cho sức khỏe ?"
Ăn chay trường được thì cũng tốt cho sức khỏe, nhưng với điều kiện phải ăn đầy đủ các chất dinh dưỡ̉ng, có những bạn vì điều kiện không thuận tiện mà chỉ cứ hết tương đến chao _ giống như tu khổ hạnh _ thì cũng chả tốt cho sức khỏe đâu.
Ăn chay thì máu chúng ta được lọc, không còn ô trược, cơ thể mình thanh khiết
Đây là quan điểm "khử trược lưu thanh" của Tiên đạo, không phải của Phật đạo. Người Phật tử chúng ta thường không phân biệt "cái nào là Phật đạo, lập luận nào là của Tiên gia" dẫn đến hiểu lầm , đồng hóa tư tưởng của Tiên đạo thành giáo lý Phật đạo.
Con dê chỉ ăn hoa lá đó nhưng dê vẫn là dê, con bò ăn chay trường hơn ai hết nhưng có bao giờ bạn thấy những con bò đực chọi nhau vì giành "gái" chưa ?, thậm chí không vì giành cái gì, nhưng con này nhìn con kia "thấy ghét" là "chơi luôn".
thì bề trên thích hơn.
"bề trên" là những ai ? Là những vị Thiên Tiên đó ! Nếu bạn ưa thích những vị Trời thì bạn chỉ cần tu Ngoại Đạo thiền, không cần phải tu Như Lai Thiền.
Về nghiệp sát thì chẳng những chúng ta không trực tiếp mà còn không gián tiếp giết hại sinh mạng muôn loài luôn.
Khi chúng ta có ghẻ, chúng ta có xức alcool hay không ? Xức alcool là trực tiếp giết những con cái ghẻ và vi trùng đó. Hằng ngày chúng ta nấu nướng (dẫu là đồ chay) bạn có biết rằng bạn đã trực tiếp sát sinh hay không ? Lý do :
"Phật quán nhứt bát thủy
Bát vạn tứ thiên trùng
Nhược bất niệm thử chú
Như thực chúng sinh nhục"
(Phật thấy trong một bát nước
có tám vạn bốn nghìn sinh vật
Nếu không niệm chú này
có khác nào chúng ta ăn thịt chúng sinh)
Như thế ăn chay chỉ là trợ duyên cho người sơ cơ có chỗ dựa cho tâm hồn, nhắc nhở rằng ta đang cố gắng tập tu (N/Q đã từng nghe "hôm nay tao ăn chay, tạm tha cho mầy đó, hôm khác mầy chết với "bố" nghe "con" !)
Ăn chay không phải là điều kiện tối cần thiết cho người tu Như Lai Thiền.
Đức Tâm
07-05-2015, 08:32 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Con đã từng nghe một vị Thượng Tọa giảng rằng :
_ Khi xưa đức Thế Tôn mới mở đạo, tà ma Ngoại đạo rất nhiều, đệ tử Phật còn yếu, cho nên đức Phật tạm chấp nhận cho chư Tăng ăn Ngũ̉ Tịnh Nhục (NTN), ngày nay chỉ còn Phật giáo Nguyên Thủy là còn ăn NTN, các Tông phái Đại Thừa đều tiến lên "ăn chay trường" hết trơn, nếu chúng ta vẫn còn ăn NTN là không đúng với tinh thần Đại thừa.
Có vị Thầy còn nói "Tu thiền mà còn ăn mặn, thì không làm sao có kết quả tốt đẹp được"
Xin bác cho ý kiến.
Ngọc Quế
07-05-2015, 08:42 AM
Kính bác Ngọc Quế !
Con đã từng nghe một vị Thượng Tọa giảng rằng :
_ Khi xưa đức Thế Tôn mới mở đạo, tà ma Ngoại đạo rất nhiều, đệ tử Phật còn yếu, cho nên đức Phật tạm chấp nhận cho chư Tăng ăn Ngũ̉ Tịnh Nhục (NTN), ngày nay chỉ còn Phật giáo Nguyên Thủy là còn ăn NTN, các Tông phái Đại Thừa đều tiến lên "ăn chay trường" hết trơn, nếu chúng ta vẫn còn ăn NTN là không đúng với tinh thần Đại thừa.
Theo bạn Đức Tâm, Đức Lục Tổ Huệ Năng thuộc Đại Thừa hay Tiểu Thừa ?!
Không ai có thể nói đức Lục Tổ theo Tiểu Thừa cả ! Nhưng sau 16 năm sống chung lộn với đám thợ săn _ dĩ nhiên Ngài ăn mặn _ nhưng Ngài đã tiến bộ từ một người vừa Ngộ Đạo lên một vị Bồ tát có đủ Thần Thông và Tam Muội.
_ Các vị Lạt Ma Tây Tạng thuộc Đại Thừa hay Tiểu Thừa ?! Khộng ai có thể nói các vị Lạt Ma theo Phật giáo Nguyên Thủy cả ! Nhưng các Tu viện, Học viện ở Tây Tạng đều lấy lúa mạch và thịt bò Yak làm thức ăn thường xuyên để chống chịu với thời tiết khắc nghiệt.
Có vị Thầy còn nói "Tu thiền mà còn ăn mặn, thì không làm sao có kết quả tốt đẹp được"
Xin bác cho ý kiến.
Muốn biết ăn mặn tu Thiền có kết quả hay không, xin mời bạn đọc lại câu chuyện Ngài Luipa (một trong 84 vị Tổ Mật Tông Ấn Độ) :
Thuở nọ , tại đảo quốc Tích Lan ( Sri Lanka ) . Sau khi quốc vương băng hà , theo truyền thống . Thái tử thứ nhất sẽ kế vị vua cha . Nhưng các quan thiên văn xét thấy muốn đất nước được an bình cần phải trao ngôi báu cho người con thứ . Vì vậy , vị hoàng tử trẻ tuổi nghiễm nhiên thành người trị vì cả vương quốc Tích Lan .
Mặc dù sống trong cảnh lộng lẫy xa hoa , được cung phụng đầy đủ các món ngon vật lạ . Nhưng vị vua trẻ vẫn cảm thấy chán chường quyền lực và sự giàu sang . Xét cho cùng nhà vua chẳng được gì thêm ngoài hai thứ ấy . Thế là niềm khao khát duy nhất của ngài là thoát khỏi cảnh ràng buộc này .
Rủi thay , trong lần đầu bỏ trốn . Nhà vua trẻ bị bắt lại và bị xiềng chặt vào chiếc ngai bằng sợi xích vàng . Sau nhờ đút lót cho lính canh . Nhà vua lại thoát ra khỏi hoàng cung cùng một người hầu . Ngài đã tưởng thưởng một cách hào phóng cho người hầu cận trung thành trước khi rời bỏ Tích Lan ; để tìm đến Ramesvaram, nơi đức vua Rama đang trị vì . Tại đây , ngài đổi chiếc vương miện bằng vàng để lấy một bộ da dê và đổi bộ vương phục quí giá để lấy một bộ quần áo rách nát . Kể từ đó , ngài trở thành một đạo sĩ du phương .
Vị đạo sĩ vốn là cựu vương . Thân tướng oai nghiêm đẹp đẽ nên không mấy khó khăn trong việc khất thực độ thân . Du hành khắp xứ Ấn độ , đến một hôm tình cờ ngài đặt chân đến vùng Phật tích Vajrasana . Nơi xưa kia thái tử Tất-đạt-đa tu thành chánh quản . Tại đây , ngài được gặp các nữ Du-già hành giả ( Dakini ) truyền cho tâm pháp . Rời Vajrasana , ngài đến Pataliputra ( thành Hoa thị ) . Kinh đô của vua nằm ven bờ song Hằng . Ban ngày ngài đi khất thực , đêm về nghỉ ngơi nơi mộ địa .
Bữa nọ , khi đi khất thực ngài tình cờ dừng chân trước ngưỡng cửa của một thanh lâu . Chính nghiệp lực của ngài đã dun rủi đưa đến sự kỳ ngộ này . Một cô kỹ nữ lầu xanh trong tiền kiếp từng là một Dakini . Chăm chú nhìn vị đạo sĩ một hồi lâu rồi thốt lên rằng : “ Các căn của ông quả khá thanh tịnh . Chỉ hiềm nỗi tính kiêu mạn vi tế về dòng dõi hoàng tộc vẫn còn phảng phất trong ông ” . Nói xong , cô đổ một ít cháo ôi thiu vào bình bát của ngài .
Đi được một quãng , vị đạo sĩ trút thứ cháo lỏng bỏng đã hôi thối không còn ăn được xuống rãnh nước ở ven đường . Cô gái nhìn thấy vậy bèn quát lên một cách giận dữ : “ Làm thế nào ông có thể đạt đến Niết-bàn . Khi tâm còn phân biệt sự dơ sạch của thức ăn ? ” . Nghe lời trách mắng như thế , vị đạo sĩ cảm thấy xấu hổ . Chợt nhận ra rằng ngài chưa hoàn toàn dứt trừ hết các phiền não trong tâm . Thế là , ngài nhận thức được : Tâm suy lường phân biệt làm trở ngại chính khiến ngài khó đạt tới Phật tính .
Ngài liền đi về phía sông Hằng , liên tục thiền quán ròng rã suốt 12 năm để diệt vọng niệm phân biệt và các kiến chấp . Hằng ngày , ngài đi quanh bờ biển lượm các ruột cá ngư dân vứt bỏ rải rác . Pháp tu của ngài là : “ Vận tâm quán tưởng thứ ruột cá tanh hôi tởm lợm trở thành một tiên dược thanh khiết ” . Ngài quán chiếu các pháp thế gian chỉ do duyên hợp và bản chất của chúng chỉ là sự rỗng không .
Bởi hạnh tu ấy , nhân dân quanh vùng gọi ngài là Luipa nghĩa là : “ Người ăn ruột cá ” . Sau 12 năm tinh cần tu luyện , ngài Luipa đã chứng đắc thần thông và giác ngộ . Ngài trở thành một vị Guru nổi tiếng và trong các truyền thuyết về Darikapa và Dengipa cũng có nhắc đến ngài .
Tuấn Kiệt
07-06-2015, 07:24 AM
Kính bác Ngọc Quế ! mặc dù bác đã nói lên một sự thật, nhưng ......con vẫn nghe nó ....làm sao ấy.
Quả thật con thấy lòng bất nhẫn khi nhìn con bò và nghĩ rằng nó sẽ chết, nó sẽ bị tùng xẻo, để cho chư Tăng được sống.
Ngọc Quế
07-06-2015, 08:12 AM
Kính bác Ngọc Quế ! mặc dù bác đã nói lên một sự thật, nhưng ......con vẫn nghe nó ....làm sao ấy.
Quả thật con thấy lòng bất nhẫn khi nhìn con bò và nghĩ rằng nó sẽ chết, nó sẽ bị tùng xẻo, để cho chư Tăng được sống.
Chào Tuấn Kiệt !
Bởi xứ Tây Tạng rất khắc nghiệt, đất canh tác rất ít, thậm chí có thể nói là "người chết không có đất chôn thây" (họ phải xẻ tử thi ra cho chim kên kên ăn).
Cho nên chư Tăng trước khi ăn đều chú nguyện cho những chúng sanh đã mãn phần và nhắc nhở mình rằng "ăn chỉ là món thuốc để tạm nuôi sống cái thân tứ đại để mà tu", người tu là người thọ ân chúng sanh rất nặng, nếu dễ duôi với chính mình (không tinh tấn) thì tội nặng hơn người thường.
Người không thọ ân chúng sanh, muốn cười cứ cười "thả ga", muốn xem tivi ca múa nhạc gì cũng không có lỗi gì với ai hết.
Người thọ ân chúng sanh KHÔNG CHO PHÉP MÌNH sống buông thả, sống theo ý mình thích (xem ca múa nhạc , .....v...v...).
(Giống như người có món nợ 50 triệu _ lơ lửng trên đầu _ thì chi tiêu trong mức tối thiểu _ không dám hoang phí _ để trả nợ.).
Theo đúng nghĩa, một vị Tăng thì không có gì là của mình cả, cái thân xác này là của chúng sinh, ngày nào còn sống, nó phải phụng sự chúng sinh, phụng sự đạo pháp (thật lòng đấy nhé ! chớ không nên dùng chiêu bài này để làm bảng hiệu, để nói trên "đầu môi chót lưỡi" để khuýên dụ "tiền công đức", càng nhận nhiều thì càng đọa lâu nơi kiếp bàng sanh).
Người thật sự vì đạo pháp thì những phương tiện tạm sống qua ngày chỉ là trợ duyên, không đáng kể; người tu hành nghiêm chỉnh, có công đức lớn thì "những trợ duyên" này được chia sẻ công đức ấy, mà nhẹ bớt nghiệp chướng (cho kiếp lai sinh).
Người ăn của đàn na tín thí mà dung dưỡng phàm tâm, không tinh tấn tu hành thì dù "cây kim cọng cỏ" (nhận của đàn na) cũng là món nợ (không tiêu hóa được).
Mến !
Ngọc Quế
07-07-2015, 07:17 AM
Thưa bác Ngọc Quế !
Con thấy bác đề cập đầy đủ mọi khía cạnh của vấn đề Như Lai Thiền, nhưng con có điều thắc mắc chưa thấy bác nói tới :
_ Hành giả ngồi theo Như Lai Thiền có buộc phải ăn chay trường hay không ? (1)
_ Hành giả ngồi theo Như Lai Thiền có được có vợ con hay không ?(2)
Xin bác chỉ dạy.
Chào chimsese !
Hôm nay Ngọc Quế xin trả lời câu kế nhé :
(2)
_ Hành giả tu Như Lai Thiền KHÔNG BUỘC phải sống độc cư _ được phép có vợ con.
Tuy nhiên "sinh hoạt vợ chồng" phải sau giờ ngồi thiền ít nhất là một giờ (không được trước).
Ngày xưa Đại Sư Marpa _ Thầy của Milarepa _ vẫn có vợ và một con gái đấy thôi.
Bàng Uẫn cư sĩ ở bên Tàu vẫn có vợ và 2 con một trai một gái, và cả gia đình đều đắc đạo :
Bàng Long Uẩn
Đời Đường bên Trung Hoa có gia đình ông Bàng Long Uẩn là cư sĩ tại gia mà tu đến được chỗ sanh tử tự tại. Ông trước theo Nho học, sau nghiên cứu Phật thấy thích thú, ông tìm đến tham vấn các Thiền sư. Ban đầu, ông đến hỏi Thiền sư Hy-Thiên Thạch-Đầu :
_ "Người không cùng muôn pháp làm bạn là người gì ?".
Thiền sư Hy Thiên liền bụm miệng ông. Ngay đấy ông được ngộ. Sau ông đến tham vấn Mã Tổ Đạo Nhất, cũng đem câu ấy ra hỏi . Mã Tổ đáp :
_ "Ông hớp một ngụm cạn hết sông Tây-Giang, ta sẽ vì ông nói !".
Trong gia đình ông có cả thảy bốn người, ngoài hai ông bà còn có một người con trai và một người con gái tên là Linh Chiếu. Ông cất nhà gần chân núi, mỗi ngày chẻ tre đan sáo cho cô con gái gánh ra chợ bán. Gia đình ông sống đạm bạc qua ngày để tu hành.
Một hôm, nhân lúc thừa nhàn ông nói:
- Nan nan nan, thập tạ du ma thọ thượng thang ! ( Khó khó khó, mười tạ dầu mè trên cây vuốt )
Bà vợ ông đáp:
- Dị dị dị, bách thảo thượng đầu Tổ sư ý ! ( Dễ dễ dễ, trên đầu trăm cỏ ý Tổ sư !)
Cô con gái Linh Chiếu thì đáp:
- Dã bất dị, dã bất nan, cơ lai khiết phạn, khốn lai thùy !" (Cũng chẳng dễ, cũng chẳng khó, đói đến thì ăn, mệt thì ngủ )
***
Lúc về già, một hôm, ông lên bộ ván ngựa giữa nhà ngồi chuẩn bị tịch, ông bảo cô con gái:
- Con ra sân xem đúng ngọ vô cho cha hay !
Cô Linh Chiếu ra xem trở vào thưa :
- Thưa cha ! Đã gần đúng ngọ, nhưng mặt trời bị nguyệt thực, cha ra xem!
Ông liền ra sân xem trở vào thì thấy cô Linh Chiếu lên ngựa giữa ngồi kiết già tịch, Ông nói :
- Con gái ta lanh lợi quá !
Sau đó, ông lo mai táng cho cô con gái xong. Ông báo tin cho thân hữu xa gần hay là ông sắp tịch ! ... Hôm ấy bạn bè ông tụ hội lại rất đông, ông nằm gối đầu trên đầu gối của người bạn ông là Châu Mục Công, rồi nhắm mắt thị tịch !
Khi bà vợ ông chạy ra đồng báo tin cho người con trai hay, bà bảo:
- Con ơi ! Ông già vô tri và con bé ngu si đã bỏ mình đi rồi !
Người con trai nghe vậy thưa :
- Vậy hả mẹ ?
Rồi liền đứng thẳng mà tịch !
Bà nói:
- Thằng ngu si này cũng đi nữa ?
Thế rồi bà lo mai táng cho người con trai xong liền lên núi thị tịch ! ...
socnho
07-07-2015, 07:24 AM
Kính thưa bác Ngọc-Quế!
Thưa bác theo con nghĩ thì những vị nầy vẫn sống với vợ con, hoặc chồng con, nhưng quyết định họ không còn chuyện ái ân như trước đó nữa
Họ vẫn xưng hô theo ngôi thứ trong gia đình bình thường, nhưng không có phân biệt gì nữa, mà là bạn đạo hữu thôi.
Thưa bác con nói như vầy có đúng không? xin bác chỉ dạy cho con .
Kính
Ngọc Quế
07-07-2015, 07:27 AM
Kính thưa bác Ngọc-Quế!
Thưa bác theo con nghĩ thì những vị nầy vẫn sống với vợ con, hoặc chồng con, nhưng quyết định họ không còn chuyện ái ân như trước đó nữa
Họ vẫn xưng hô theo ngôi thứ trong gia đình bình thường, nhưng không có phân biệt gì nữa, mà là bạn đạo hữu thôi.
Thưa bác con nói như vầy có đúng không? xin bác chỉ dạy cho con .
Kính
Socnho mến !
Chuyện ái ân của Tổ Marpa với vợ, Kinh sách không có ghi, nhưng Ngọc Quế biết chắc là đã có "ngủ chung" vì đã có một con gái ruột.
Chuyện ái ân của Ngài Bàng Uẫn cũng thế, Kinh sách không ghi nhưng Ngài cũng đã có 2 con _ một trai một gái.
Còn socnho hỏi "họ không còn chuyện ái ân như trước đó nữa" thì N/Q xin trả lời :
_ Ngọc Quế không phải là 2 vị đó nên không biết, socnho để dành câu này để hôm nào có rảnh đi kiếm mấy vị ấy mà hỏi nhé !
Mến !
tinhnghiep
07-07-2015, 07:40 AM
Chẳng có mà cũng chẳng không như Thích Tôn trước khi xuất gia ngài cũng có hạ sanh tôn giả La Hầu La mà Thích Tôn từ khi sanh ra đã là Phật,việc chứng thánh đạo dưới cội Bồ Đề chỉ là thị hiện phương tiện độ sanh thôi.Nếu nói ái ân không thể làm phương tiện độ sinh tức nói pháp Phật có hạn lượng.Các bậc thánh chỉ người là giả say để mà độ cho nhưng kẻ say thế dục như chúng ta thôi.A Di Đà Phật
Powered by vBulletin® Version 4.2.3 Beta 3 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.